20230829 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về chiến thắng pháp lý ngày
16/8/2023?
Hải Di Nguyễn
Ngày 16/8/2023 vừa qua, Tòa án Texas ở Dallas, Hoa Kỳ đã đưa ra
phán quyết rằng chi phái Cao Đài 1997, do nhà nước Việt Nam lập nên, là tổ chức
tội phạm theo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organisations (RICO).
Vậy các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về phán quyết này?
Vì sao chi phái Cao Đài 1997 bị xem là tổ chức tội phạm?
Bà Lê Thị Kẹt (tín đồ đạo Cao Đài 1926) bị nhóm chi phái 1997 và côn đồ hành hung.
Bia mộ của tín đồ Cao Đài 1926 bị đập phá (ảnh chụp tháng 4/2018).
Các tín đồ Cao Đài 1926 cầu nguyện ngày 14/4/2015 trên nền Thánh
thất Tuy San đã bị san bằng.
Đạo Cao Đài có từ năm 1926, với tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ.
Năm 1997, nhà nước Việt Nam thành lập chi phái Cao Đài Tây Ninh,
với tên đạo chính thức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, và từ năm
2007 đổi thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Gọi tắt là chi
phái 1997.
Ngày 21/8/2023, Chánh trị sự Nguyễn Xuân Mai tại Hương đạo Tân
Hạnh ở Vĩnh Long nói chi phái 1997 “chiếm dụng danh xưng” và “đàn áp sách nhiễu
các tín đồ đạo Cao Đài 1926 trong lúc đang thực hành sinh hoạt tôn giáo”.
Chánh trị sự Bùi Văn Quan, Trưởng Ban Quản trị Thánh thất Mountain
View tại Dallas, cho biết ngày 23/8:
“[Chi phái 1997] đánh đập tín đồ nguyên thủy, khủng bố những cuộc
hành lễ… họ lấy thánh tượng quăng xuống đất, ngăn cản đám xác, tuần cửu, Tiểu
- Đại tường, bắt buộc phải làm theo họ, không cho chôn quan tài ở nghĩa
trang Thái Bình, là nơi chôn cất dành cho tín đồ đã có từ trước...”
Ông nói chi phái 1997 cũng dùng internet để “phỉ báng, chụp mũ,
gây chia rẽ nội bộ tôn giáo và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ” và “dùng
điện thoại gởi tin nhắn phỉ báng, hăm dọa, bịa đặt hoàn toàn sai sự thật”.
Ông Dương Xuân Lương, Đạo hữu đạo Cao Đài 1926 và người thành lập
Khối Nhơn Sanh, nói ngày 22/8:
“Chi phái 1997 là công cụ của nhà nước Việt Nam lập ra để tiêu
diệt đạo Cao Đài 1926.”
Trong một bài viết trước đã đăng trên Mạch Sống, ông Dương Xuân
Lương đã giải thích một trong những khác biệt là đạo Cao Đài 1926 “có một
phương tiện thông công với Thượng Đế, đó là Cơ bút tại Bát Quái Đài. Chi phái
97 hoàn toàn cắt đứt với Thượng Đế, hay nói rõ hơn, Thượng Đế của chi phái 97
là Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Ông giải thích “Điểm then chốt nhất, dễ phân biệt nhất là họ không
dùng Cơ bút mà dùng quan chức cộng sản bắc ghế ngồi trong đền thánh đó để chứng
kiến cho họ bắt banh, nhận phái, hay quyết định để họ lên chức hay không được
lên chức.”
Âm mưu chiếm đạo Cao Đài trên toàn thế giới
Năm 2014, ông Trần Quang Cảnh, đại diện của chi phái 1997 ở Hoa
Kỳ, âm thầm đăng ký danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ làm thương hiệu riêng, và
được cấp giấy tạm thời từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ năm 2015.
Lễ sanh Lê Hương Muội ở Thánh thất Mountain View ở Dallas, nói
ngày 22/8/2023:
“Ở trong nước họ dùng quyền lực chiếm tòa thánh, các cơ sở đạo, từ
trung ương đến địa phương. Và họ còn muốn chiếm luôn các cơ sở đạo ở hải ngoại
để đồng hóa bằng cách đăng ký độc quyền danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nếu
được Bộ Thương mại Hoa Kỳ chấp thuận, đạo Cao Đài Chơn Truyền không còn danh
xưng chánh thức nữa.”
Nói cách khác, đạo Cao Đài 1926 sẽ phải chịu mất danh xưng không
chỉ ở Hoa Kỳ mà trên toàn thế giới, hoặc “phải theo sự chỉ đạo của [chi phái
1997]” và trở thành “tà đạo”.
Bà nói “Giống như Trung Cộng dùng Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ và nhiều
nước trên thế giới, họ mượn tôn giáo để làm chính trị.”
Ông Dương Xuân Lương nói “[Tháng 5/2018], nhờ tổ chức BPSOS báo
tin, đồng đạo ở Mountain View, kết hợp với Khối Nhơn Sanh với Hội Thánh Em Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đứng lên, yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ hủy giấy phép tạm cho
ông Cảnh.”
Họ khiếu nại với hỗ trợ pháp lý và tài chính của BPSOS, và khiến Bộ Thương mại hủy giấy phép tạm thời vào tháng 7/2019.
Chiến thắng pháp lý ngày 16/8/2023
Ngày 16/8/2023, Tòa án Dallas phán quyết rằng chi phái 1997 của
nhà nước Việt Nam là tổ chức tội phạm theo luật RICO.
Theo phán quyết, chi phái Cao Đài cùng người đứng đầu là ông
Nguyễn Thành Tám phải bồi thường 50,000 USD thiệt hai, 150,000 USD trừng phạt,
và nếu kháng cáo mà thua thì phải bị phạt đóng thêm 5,000 USD luật sư phí
cho ba nguyên đơn là ông Bùi Văn Quan, ông Dương Xuân Lương, và Thánh thất
Mountain View.
Ngoài ra, ông Nguyễn Quốc Dũng, được nhiều người Cao Đài khẳng
định là được nhà nước Việt Nam cài cắm để làm nhiễu loạn cộng đồng đạo Cao Đài
ở Mỹ, phải bồi thường 720,000 USD cho Thánh thất Mountain View, 925,000 USD cho
ông Bùi Văn Quan, và 1,550,000 USD cho ông Dương Xuân Lương vì tội phỉ báng. Đó
là chưa kể số tiền lãi 5% một năm tính từ ngày bị kiện, tổng cộng $452,624.
Kể từ ngày tuyên án, lãi suất hàng năm là 8.25%.
Các tín đồ đạo Cao Đài 1926 nghĩ gì?
Lễ sanh Lê Hương Muội ở Thánh thất Mountain View nói “Tất cả môn
đệ của Đức Chí Tôn… từ trong nước đến hải ngoại, gần như khắp thế giới họ biết
được, đều rất vui mừng. Họ rất cám ơn tổ chức BPSOS và TS. Nguyễn Đình Thắng đã
hỗ trợ.”
Theo bà, phán quyết là “sự kiện lịch sử của đạo Cao Đài” và đã “bẻ
gãy được nghị quyết 36 của cộng sản”, làm “thuận tiện cho việc đấu tranh đòi
công lý cho môn đệ Cao Đài”.
Vụ kiện cũng khiến “quốc tế hiểu rõ bản chất của Cao Đài quốc
doanh, và hiểu Cao Đài quốc doanh không phải là đạo Cao Đài Chơn Truyền của Đức
Chí Tôn, và nhơn sanh hiểu rõ để tránh xa, và trở về nguồn cội.”
Bà Nguyễn Xuân Mai ở Vĩnh Long nói “Vụ kiện này góp phần làm cho
tinh thần của những tín đồ Cao Đài Chơn Truyền ở Việt Nam phấn chấn, vui vẻ và
xét thấy sự thật đã được tòa án phán quyết đúng việc, đúng người. Bên cạnh đó,
vụ kiện còn là nền tảng giúp cho tín đồ đạo Cao Đài Chơn Truyền ở Việt Nam có ý
chí mạnh mẽ, đòi lại cơ ngơi mà chi Phái 1997 đã chiếm dụng và được Nhà nước
Việt Nam chống lưng.”
Phán quyết này sẽ có ảnh hưởng gì?
Ông Dương Xuân Lương cho rằng “Về mặt ngoại giao, sẽ không có một
cường quốc tự do tôn giáo nào muốn giao thiệp với một tổ chức tội phạm như chi
phái 1997. Và chi phái 1997, với tư cách là một tổ chức tội phạm theo luật
RICO, chắc cũng khó có thể mời các vị đại diện của lãnh sự quán như Mỹ, Pháp,
Anh, Đức, Úc, v.v… tham dự các lễ lớn của họ như trước kia.”
Ông nói “Chi phái 1997 đã đi vào các trường đại học” và họ sẽ gửi
kết quả vụ kiện cho các trường đại học.
Không chỉ vậy, đây là lần đầu tiên một chi phái quốc doanh ở Việt
Nam bị kiện theo luật RICO nên, theo ông Dương Xuân Lương, “nó mang giá trị rất
lớn rằng các tôn giáo bạn bị khủng bố, bị ăn cắp ăn cướp ở Việt Nam cũng có thể
nghiên cứu để thực hiện vụ kiện tương tự ở Hoa Kỳ.”
Bài liên
quan:
Chiến
thắng pháp lý của Thánh Thất Cao Đài Mountain View là chiến thắng chung của
người Việt trong thế giới tự do trước Nghị Quyết 36
Chiến
thắng pháp lý lịch sử cho các nạn nhân của sự bách hại tôn giáo
Các câu
hỏi thường gặp về phán quyết với chi phái 1997:
Hội luận về tự do tôn giáo và niềm tin: Hoa Kỳ nên có trừng phạt
kinh tế với Việt Nam
Nhân Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay
Niềm tin (22/8 hàng năm), BPSOS có thêm một buổi hội luận trực tuyến ngày
23/8/2023 về tình hình đàn áp tôn giáo hiện nay ở Việt Nam.
Chủ trì là TS. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của tổ chức BPSOS.
Hình ảnh ông Rashad Hussain (từ trang web của Bộ Ngoại giao
Mỹ).
Phần một của buổi hội luận là với ông Rashad Hussain, Đại sứ Lưu
động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Phần trao đổi riêng với các nhân
chứng bị đàn áp về tôn giáo được bảo mật theo yêu cầu của ông Hussain, và không
phát sóng trực tiếp trên Facebook.
Phần hai, có thể xem trên Facebook, có sự tham gia của ông Grover
Joseph Rees, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Đông Timor và cố vấn thâm niên của BPSOS, và
ông Sean Nelson, Cố vấn Pháp lý Tự do Tôn giáo Toàn cầu cho ADF International
(Alliance Defending Freedom, tổ chức luật sư và luật gia bảo vệ tự do tôn giáo
và nhân quyền quốc tế).
Nhắc đến việc Việt Nam nằm trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt về tự
do tôn giáo, ông Sean Nelson nói hàng trăm ngàn người ở Việt Nam bị bắt giữ,
tra tấn, cầm tù… dù chẳng làm gì bạo lực. “Cái duy nhất họ làm là đòi hỏi được
thực hành đức tin, được tổ chức các buổi thờ phượng, và được thoải mái nói về
đức tin của mình.”
Buổi hội luận mở đầu với vấn đề tôn giáo tại Tây Nguyên, đặc biệt
sau vụ xả súng ngày 11/6/2023 tại Đắk Lắk.
Người phát biểu là ông Y Dương Bkrông, người Êđê, tín đồ của Hội
Thánh Đấng Christ Tây Nguyên, và nhà truyền đạo Y Čung Niê, lãnh đạo Hội thánh
buôn Sút M’đưng ở Đắk Lắk, đã có mặt trong hội luận ngày 20/8 với TS. Nazila
Ghanea, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ.
Ông Y
Dương Bkrông nói mình bị công an bắt giữ, tra tấn—ông cũng bị chích thuốc—để ép
cung là đã cung cấp vũ khí cho vụ tấn công ngày 11/6.
Anh Y
Quynh Buondap (đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý), chị H Biap Krong
(nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đang sống ở Thụy Sỹ), và Mục sư A Ga
(Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên) phát biểu về tình hình người Thượng
ở Việt Nam và Thái Lan từ sau vụ xả súng. Trang Mạch Sống đã có bài viết riêng về chủ đề này.
Cựu Đại
sứ Grover Joseph Rees nói, nhà nước Việt Nam vẫn luôn nói Việt Nam không có tù
nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, chỉ có người vi phạm luật pháp Việt
Nam—nhưng lại có luật chống lại mọi thứ ảnh hưởng đến “đoàn kết dân tộc”—“Tôi
làm việc cho Quốc hội, phần lớn công việc của tôi là tổn hại đoàn kết dân tộc,
là chỉ trích khi nhà nước làm gì đó sai.”
Ông cũng
nói Hoa Kỳ nên có trừng phạt kinh tế với Việt Nam.
“Chúng
ta nên nói với nhà nước Việt Nam, cũng như các nhà nước khác như Trung Quốc,
Miến Điện, là các vị sẽ nhận được những thứ tốt đẹp từ Hoa Kỳ khi và chỉ khi
các vị cư xử văn minh, khi và chỉ khi các vị đối xử với chính công dân mình như
con người, có phẩm giá, khi và chỉ khi các vị tuân thủ các cam kết quốc tế đã
ký về các hiệp định nhân quyền.”
Sau phát
biểu của ông Grover Joseph Rees là lá thư của Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith, “bày
tỏ quan ngại sâu sắc về sự đàn áp đang diễn ra với người Thượng tại Việt Nam.”
Buổi hội
luận cũng có người đại diện từ các tôn giáo và cộng đồng khác.
Đại diện cho Phật giáo là Thượng tọa Thích Vĩnh Phước, trụ trì chùa Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Thượng tọa Thích Vĩnh Phước phát biểu về sự đàn áp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất—cụ thể là trường hợp cố Hòa thượng Thích Thanh Tịnh, bị công an Việt Nam tra tấn và làm mù mắt.
Một trong những hình ảnh chiếu trong buổi hội luận: bia mộ bị chi phái Cao Đài 1997 của nhà nước đập phá.
Phát
biểu sau đó là các nhân chứng đã có mặt trong buổi hội luận ngày 20/8: bà Tanya
Nguyễn-Đỗ, lên tiếng thay cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (tức Tịnh Thất Bồng Lai);
ông Cao Hà Trực, nói về vụ cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng năm 2019; và ông Nguyễn
Ngọc Diến, phát biểu và đưa ra hình ảnh bằng chứng về cách chi phái Cao Đài
1997 do nhà nước lập ra đã đàn áp, đánh đập tin đồ theo đạo Cao Đài 1926, thậm
chí đập phá mồ mả người nhà các tín đồ không tuân phục họ.
Chương
trình kết thúc với phần cầu nguyện đa tôn giáo cho các nạn nhân của hành vi bạo
lực dựa trên tôn giáo hay niềm tin.
Theo dõi
buổi hội luận ngày 23/8/2023:
https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/1259754651328078/
No comments:
Post a Comment