20230808 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Cơ hội
để giúp ngay hàng trăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan sắp lên đường định cư
Người
có lòng, dù ở đâu, cũng có thể tiếp tay
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 6
tháng 8, 2023
Trước
cuối năm nay hàng trăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan sẽ lên đường định cư Hoa Kỳ,
Canada, Úc, Tân Tây Lan và một số quốc gia Phương Tây. Thành quả này có được là
do suốt 2 năm qua BPSOS đã nỗ lực vận động chính phủ của các quốc gia đệ tam và
Cao Uỷ Tị Nạn LHQ (CUTN/LHQ) ưu tiên định cư những người Việt đã có quy chế tị
nạn ở Thái Lan. Công cuộc vận động này đã được giải thích trong một bài trước
(đường link được ghi lại ở cuối bài).
Tôi kêu gọi các nhà hảo tâm trong cộng đồng Việt hải ngoại hãy giúp cho số đồng bào sắp đến tự do này vượt qua chướng ngại cuối cùng: Đóng tiền phạt cư trú bất hợp pháp để không phải đi tù. Họ hoàn toàn được các chính phủ nhận định cư lo toan mọi mặt, ngoại trừ khoản tiền phạt này.
Hình 1 – Qua kết nối của BPSOS, Cô Thanh Tâm đến thăm gia
đình Ông Thạch Soong vừa tái định cư ở Portland, Oregon, ngày 3/12/2022. Một
cựu luật sư của BPSOS đã gây quỹ hơn 4000 USD để đóng tiền phạt cho gia đình 8
người này. (ảnh Thanh Tâm)
Tiền phạt cư trú bất hợp pháp
Dù có quy chế tị nạn của LHQ, các đồng bào này vẫn bị chính phủ
Thái Lan xem là cư trú bất hợp pháp và phải đóng phạt lên đến 20.000 Baht,
tương đương khoảng 625 USD, mỗi đầu người. Nếu không trả thì phải đi tù ở trại
giam của Sở Di Trú (IDC) lên đến 40 ngày. Trẻ em dưới 14 tuổi không bị phạt
nhưng nếu cả cha và mẹ cùng đi tù thì cũng phải đi tù theo. Toà án Thái Lan có
thẩm quyền bớt 50% nhưng không nhất thiết.
Hiện nay, riêng ở Hoa Kỳ đã có nhiều nhóm sẵn sàng bảo lãnh người
tị nạn qua chương trình Welcome Corps, trong đó có hơn 60 nhóm đã ghi danh với
BPSOS. Trong khi chương trình Welcome Corps chưa áp dụng và chưa biết đến khi
nào mới áp dụng, thì đây là cơ hội để quý vị giúp đỡ một cách vô cùng ý nghĩa
và ngay cho hàng trăm đồng tị nạn thoát tình cảnh trớ trêu: phải đi tù cả gia
đình rồi mới đến được tự do.
Đặc biệt, bất kỳ ai có lòng dù ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể giúp
số đồng bào này. Chúng tôi sẽ nỗi kết quý vị hảo tâm với từng gia đình tị nạn
đang cần sự giúp đỡ.
Cách
giúp đỡ
Trước
đến giờ BPSOS chỉ gây quỹ để bảo vệ pháp lý cho những đồng bào cần sự can thiệp
về quy chế tị nạn hoặc khi bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ, giúp đỡ và bảo vệ khẩn
cấp cho các cá nhân gặp nguy hiểm cận kề, và những công việc hết sức cần thiết
nhưng không ai khác làm và không có nguồn tài trợ nào ngoài các đóng góp của
đồng hương.
Để giúp
đồng bào tị nạn về các mặt khác, chúng tôi kết nối họ trực tiếp với các nhà hảo
tâm sẵn sàng góp của góp công, như chương trình phát thuốc miễn phí, phân phát
gạo và thực phẩm, tài trợ bệnh viện phí, tổ chức mừng Giáng Sinh hàng năm cho
nhiều trăm trẻ em…
Theo chủ
trương đó, chúng tôi không gây quỹ để giúp đóng tiền phạt mà sẽ kết nối các
mạnh thường quân trực tiếp với những gia đình tị nạn đang cần được giúp đỡ tài
chánh.
Chúng
tôi sẽ trực tiếp thông tin đến số hơn 60 nhóm ở Hoa Kỳ đã ghi danh với BPSOS để
tham gia Welcome Corps về cơ hội giúp đồng bào tị nạn định cư với khoản tiền bỏ
ra ít hơn nhiều, và không phải qua các thủ tục nhiêu khê. Những nhóm khác hoặc
nhà hảo tâm muốn giúp đỡ, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Đồng bào tị nạn cần sự giúp đỡ đóng tiền phạt xin liên lạc với Mục Sư Jordan Smith: Jordan.Smith@pspfoundation.org.
Hình 2 -- Chương
trình tủ thuốc miễn phí của Hội Tương Trợ Tị Nạn với sự yểm trợ tài chánh của
các mạnh thường quân qua kết nối của BPSOS. Xem thêm: https://www.facebook.com/tuongtrotinan
Dạy Anh Văn và định
hướng hội nhập
Từ nhiều năm qua,
BPSOS có chương trình dạy Anh Văn trực tuyến cho những đồng bào chuẩn bị định
cư cũng như dẫn nhập họ về đời sống nơi quốc gia sẽ đến để bớt bỡ ngỡ và sớm
hội nhập. Với số người tị nạn sắp lên đường định cư tăng vọt, chúng tôi cần
thêm người tình nguyện dạy Anh Văn.
Thầy dạy Anh Văn
thực ra đóng nhiều vai trò khác nữa, như là người tư vấn tâm lý, là người bạn
để tâm sự, là cánh cửa sổ mở ra thế giới bên ngoài.
Những ai có thể tình
nguyện dạy Anh Văn xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Uỷ lạo và hỗ trợ
đồng bào tị nạn mới định cư
BPSOS sẽ thường
xuyên thông báo số đồng bào tị nạn sắp đến các thành phố nào ở quốc gia nào để
những cá nhân và tổ chức ở địa phương có thể tình nguyện uỷ lạo và hỗ trợ họ
trong thời gian đầu bỡ ngỡ. Tuy họ được các tổ chức chuyên nghiệp do chính phủ
tài trợ giúp tái định cư, vẫn không gì bằng có điểm tựa tinh thần từ chính đồng
bào ruột thịt.
Chẳng hạn, mới đây
tôi đến thăm gia đình 2 vợ chồng trẻ người Thượng với các con nhỏ ở Edmonton,
Canada thì mới biết là người vợ không biết đọc, biết viết. Nếu có ai trong cộng
đồng địa phương nhín thì giờ để đến nhà dạy đọc vỡ lòng cho cô ấy thì đáng quý
biết bao.
Những ai, không nhất thiết ở Hoa Kỳ, có lòng muốn giúp xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Hình 3 -- Chủ nhân tiệm ăn Do Thái phát thực phẩm cho người lớn và
kem tươi cho trẻ em tị nạn, do BPSOS phối hợp tổ chức
Hồ sơ thí điểm
Dưới đây là trường hợp mà BPSOS vừa nhận được hôm qua, đang cần
được giúp tổng cộng 1,250 USD để gia đình 4 người không phải đi tù.
Chị S., 32 tuổi, cùng chồng và 2 người con, 9 và 14 tuổi, quê quán
ở Xã Phu Kha, Huyện Than Uyên, Tỉnh Lai Châu, Việt Nam, đã được Cao Uỷ Tị Nạn
LHQ công nhận tư cách tị nạn và được chính phủ Úc nhận tái định cư. Cả gia đình
đã hoàn tất thủ tục chích ngừa, chỉ còn chờ chuyến bay. Họ chưa được thông báo
sẽ đến thành phố nào ở Úc. Họ sẽ bị giam lên đến 40 ngày nếu không có tiền đóng
phạt cho thời gian 5 năm cư trú bất hợp pháp ở Thái Lan.
Năm 2009 người con trai đầu của chị S., lúc ấy lên 5, bị bịnh
nặng. Vợ chồng chị tìm đến các thầy pháp ở trong làng để chữa trị theo truyền
thống từ bao đời của người Hmong nhưng bịnh ngày thêm nặng. Họ đưa cháu đi bệnh
viện ở tỉnh cũng vô hiệu. Năm 2015, họ tìm đến một vị mục sư Tin Lành ở làng
bên để xin cầu nguyện chữa lành. Sau 3 buổi cầu nguyện, con trai của họ khỏi
bệnh hoàn toàn! Từ đó họ tin Chúa và theo đạo Tin Lành.
Cũng từ đó chính quyền địa phương đến tận nhà để ép họ bỏ đạo. Họ
huy động cha mẹ, bà con họ hàng gây áp lực. Hai vợ chồng chị S. nhất định không
bỏ đạo. Có lần người chồng bị công an tra tấn gần chết nhưng vẫn quyết tâm theo
Chúa. Cuối năm 2019, công an ra hạn chót nếu không bỏ đạo thì người chồng sẽ
phải đi tù. Cùng đường, cả gia đình chị S. vội vàng bỏ làng xóm, quê hương đi
đường rừng xuyên qua Lào và đến Thái Lan tháng 1 năm 2020.
Nay muốn rời Thái
Lan để đến tự do, họ sẽ phải đóng số tiền phạt là 40,000 Baht. Nếu không có
tiền đóng phạt, cả gia đình sẽ phải vào trại giam của sở di trú (IDC) ở tù lên
đến 40 ngày để “trừ nợ”.
Tiền giúp cho gia
đình chị S., xin chuyển về tài khoản của một người sẵn sàng giúp chuyển:
Kasikorn
Bank
Account
number: 088-881-7212
Name:
Wongsakorn Prasert
SWIFT
code: KASITHBK
Phone:
0613170668
Email: learnplusm4work@gmail.com
Chị S. sẽ xác nhận
khi nhận được sự trợ giúp và sẽ gửi lời cảm ơn trực tiếp.
Nếu cần thêm thông
tin, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org
Bài liên quan:
Muốn giúp đồng bào
tị nạn định cư, không phải chờ chương trình Welcome Corps và không cần gây quỹ
Hình 4 – Mục Sư Jordan Smith và các thiện nguyện viên
tại buổi phát quà Giáng Sinh cho 800 trẻ em tị nạn, ngày 19/12/2022
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Dân
Biểu Canada Tom Kmiec: Sẽ kêu gọi đồng viện trong Quốc Hội cùng lên tiếng về
các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan
Kế
hoạch vận động mở lại chương trình định cư nhân đạo cho các cựu thuyền nhân
Mạch
Sống, ngày 5 tháng 8, 2023
Tại buổi
họp ngày 4 tháng 8 với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch
BPSOS, và Nha Sĩ Hoàng Đình Trí, đương kim Chủ Tịch Hội Người Việt Edmonton,
Dân Biểu Đảng Bảo Thủ Tom Kmiec, đại diện một địa hạt cử tri ở Thành Phố
Calgaray và cũng là Bộ Trưởng “Đối Lập” về Di Dân, Tị Nạn và Quốc Tịch, cho
biết Ông sẽ vận động các dân biểu quen biết để cùng lên tiếng kêu gọi chính phủ
Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo dành cho các cựu thuyền nhân Việt
Nam vẫn còn lưu lạc trong tình trạng không quy chế ở Thái Lan.
Trong
gần một tiếng đồng hồ trao đổi, Ông Kmiec đặt nhiều câu hỏi và ghi chú cặn kẽ
thông tin bối cảnh dẫn đến tình trạng những cựu thuyền nhân này vẫn còn kẹt lại
ở Thái Lan 11 năm sau khi chương trình nhân đạo được chính phủ Canada thiết lập
đặc biệt cho họ.
Ts. Thắng chia sẻ kết quả sơ khởi của cuộc điều tra của BPSOS:
“Trong số 108 người đã được tái định cư vào Canada, chúng tôi đến nay nhận diện
13 trường hợp gồm gần 40 cá nhân với dấu hiệu di dân gian lận; họ đã lấy mất
chỗ của các thuyền nhân xứng đáng.”
Chương trình định cư nhân đạo của Canada, do Bộ Trưởng Di Trú, Tị
Nạn và Quốc Tịch Jason Kenney lúc bấy giờ thiết lập, là chương trình đặc biệt
và tạm thời nhằm định cư nhân đạo các cựu thuyền nhân lưu lạc ở Thái Lan với
điều kiện họ đến Thái Lan từ Việt Nam trong khoảng 1984-1991 và hoàn toàn không
quy chế hợp pháp.
“Nghĩa là họ đang sống bất hợp pháp ở Thái Lan, không hề được cấp
giấy tờ hợp pháp ở Việt Nam, và không có quy chế tị nạn,” Ts. Thắng giải thích.
“Nghĩa là họ ở không được, về không được, và đi cũng không được.”
Cuối năm 2012, Ts. Lê Duy Cấn, trong tư cách Uỷ Viên Ngoại Vụ, đã thay mặt Liên Hội Người Việt Canada ký bản ghi nhớ với chính phủ về chương trình này. Đây là chương trình nhân đạo đặc biệt vì không đòi hỏi quy chế tị nạn của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ và cũng không phải qua cuộc phỏng vấn quy chế tị nạn với nhân viên di trú Canada.
Hình 1 -- Nha Sĩ Hoàng Đình Trí, DB Tom Kmiec và Ts.
Nguyễn Đình Thắng tại Hội Người Việt Edmonton, ngày 4/8/2023 (ảnh BPSOS)
Theo Ts. Thắng, các trường hợp gian lận bao gồm những người chưa
hề là thuyền nhân, những thuyền nhân đã hồi hương và có giấy tờ hợp pháp ở Việt
Nam, và kể cả một số người có quốc tịch Campuchia chứ không phải Việt Nam.
Nha Sĩ Trí chia sẻ kinh nghiệm là trong thời gian chương trình
định cư nhân đạo này đang diễn tiến, trong vai trò Phó Chủ Tịch Liên Hội Người
Việt Canada, Ông đã nhiều lần yêu cầu nhưng không hề nhận được từ những người
thực hiện chương trình thông tin về các hồ sơ được đưa vào Canada.
“Ngay chính tôi cũng ở trong nhóm bảo trợ một gia đình cựu thuyền
nhân đến Edmonton nhưng rồi không nghe tăm hơi gì về họ cho đến khi chính phủ
Canada liên lạc để theo dõi thì mới vỡ nhẽ họ đã đến Toronto nhiều tháng trước
mà chúng tôi không hay biết”, Ông Trí chia sẻ với Dân Biểu Kmiec.
Ts. Thắng chia sẻ là biết rõ một trường hợp chắc chắn gian lận đã
được một nhóm 5 người bảo trợ về Edmonton:
“Họ cho đến nay vẫn chưa được gặp mặt cặp vợ chồng mà họ bảo trợ.
Người chồng sau khi hồi hương từ Thái Lan đã du học Ấn Độ 3 năm, nghĩa là có
passport Việt Nam và do đó không nằm trong tiêu chuẩn định cư theo chương trình
nhân đạo của Canada. Còn người vợ chỉ là ăn theo.”
DB Kmiec tỏ ra quan tâm về số người không chỉ di dân gian lận mà
còn từng thuộc về một tổ chức có thành viên đã bị án tù ở Hoa Kỳ, Thái Lan, và
Philippines vì liên quan đến các hoạt động khủng bố, theo như thông tin từ cuộc
điều tra của BPSOS.
“Yếu tố an ninh quốc gia có lẽ đã thúc đẩy cơ quan hữu trách của
Canada khởi động lại cuộc điều tra đã bị trùm mền trong nhiều năm qua,” Ts.
Thắng nói và gợi ý DB Kmiec theo dõi và đôn đốc cuộc điều tra này.
Cơ quan hữu trách ấy là Immigration, Refugees and Citizenship
Canada (IRCC).
Về hệ quả của sự gian lận trong di dân, DB Kmiec cảnh giác rằng
những hồ sơ bị cơ quan điều tra xác nhận là có gian lận thì sẽ bị trục xuất
khỏi Canada; Ông Kmiec bày tỏ sự đồng lòng với chính sách ấy.
Tuy nhiên, Nha Sĩ Trí nhấn mạnh rằng Ông quan tâm đến giải quyết
tình cảnh của các cựu thuyền nhân kẹt lại chứ không nghĩ đến việc phải trục
xuất những người đã đến Canada dù là có gian lận.
Ts. Thắng nhắc nhở DB Kmiec: “Ngay cả những người nhập cư bất hợp
pháp vẫn được bảo vệ bởi Công Ước Quốc Tế về Tư Cách Tị Nạn mà Canada là quốc
gia thành viên.”
Ts.
Thắng giải thích rằng nạn nhân bị đàn áp phải thoát thân bằng mọi cách, kể cả
cách bất hợp pháp và nhắc nhở, “Đó là chưa kể Canada là quốc gia thành viên của
Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn cho nên không thể gửi bất kỳ ai về nơi họ sẽ bị
tra tấn, nếu họ
chứng
minh được sẽ bị tra tấn.”
DB Kmiec
tỏ ra được thuyết phục nhưng cảnh giác rằng tỉ lệ cứu xét đơn xin tị nạn ở
Canada chỉ là 60% được công nhận quy chế tị nạn và giới chức quyết định quy chế
tị nạn ít thiện cảm với những ai đã nhập cư Canada một cách gian lận.
Ts.
Thắng kêu gọi sự cảm thông cho những người nói thật: “Khả tín là yếu tố quyết
định trong lời khai xin tị nạn. Khi bị điều tra, nếu người di dân gian lận khai
thật thì xem như họ chứng tỏ được sự chân thành. Chính phủ Canada chỉ nên khắt
khe với những ai tiếp tục chống chế, bao che cho đường dây gian lận vì như vậy
là cố tình phạm tội chứ không phải miễn cưỡng vì ở thế đường cùng,”
Dân biểu
Kmiec cho biết việc vận động mở lại chương trình định cư nhân đạo sẽ không dễ.
Ông đã cùng Nha Sĩ Trí và Ts. Thắng bàn luận kế hoạch vận động bao gồm:
·
Ts. Thắng, trong tư cách Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS,
và Nha Sĩ Trí, trong tư cách cựu Phó Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Canada, đồng
gửi văn thư trực tiếp cho IRCC yêu cầu mở lại chương trình định cư nhân đạo
dành cho các cựu thuyền nhân ở Thái Lan
·
DB Kmiec sẽ dựa vào đó để theo dõi và đôn đốc IRCC trả lời
·
DB Kmiec sẽ vận động các đồng viện trong Quốc Hội, đặc biệt
những vị ở trong tỉnh bang Alberta, cùng lên tiếng với chính phủ Canada của Thủ
Tướng Justin Trudeau
Điều quan trọng không kém, theo DB Kmiec, là truy ra giới chức nào
và bộ phận nào của IRCC trước đây đã thực hiện chương trình định cư nhân đạo
dành cho các cựu thuyền nhân để tìm hiểu xem tại sao lại để lọt những hồ sơ
gian lận, nhất là có thể có thành phần liên quan hoạt động khủng bố.
“Không ai trong IRCC muốn nhận lỗi về mình,” DB Kmiec nói. “Do đó trước hết phải truy xem ai, bộ phận nào có trách nhiệm, và điều này không đơn giản.”
Hình 2
-- Thỉnh nguyện thư đang luân lưu kêu gọi mở lại chương trình định cư nhân đạo
cho các cựu thuyền nhân còn kẹt ở Thái Lan
Trong
cuộc phỏng vấn với đài CBC tháng 10 năm 2019, Ts. Thắng cũng nói đến điều này, rằng
không thể bỏ qua cho cơ quan chính phủ đảm trách thực hiện chương trình này vì
chính họ đã chểnh mảng để lọt những thành phần gian lận.
“Đây có
thể là yếu tố làm khựng lại cuộc điều tra của IRCC cho đến gần đây,” Ts. Thắng
nhận xét.
DB Kmiec
cho biết là trước đây Ông là nhân viên lập pháp cho Bộ Trưởng Jason Kenney,
người thiết lập chương trình định cư nhân đạo kể trên. DB Kmiec cũng biết Ts.
Lê Duy Cấn, người đã thay mặt Liên Hội Người Việt ký bản ghi nhớ với chính phủ
Canada về chương trình này.
Được
biết, văn phòng của DB Kmiec gần đây nhận được thư riêng của Ts. Cấn bày tỏ sự
ủng hộ thỉnh nguyện thư đang được luân lưu để lấy chữ ký:
https://www.change.org/p/immigration-fraud
Bài liên
quan:
Cập nhật
thông tin về vận động mở lại chương trình định cư nhân đạo của Canada
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Anh Vừ Bá Súa: mất điện và kế sinh nhai vì theo đạo
Hải Di Nguyễn
“Vừ Bá Súa sinh ra hai đứa con, cứ sinh ra là con nó mất, cứ sinh
ra là con nó mất,” anh Lý Phi nói. Vì trong gia đình có chị dâu “đã tin Chúa
lâu năm” nên “lúc bắt đầu có em bé [thứ ba] trong bụng, hai vợ chồng [Vừ Bá
Súa] đã cầu nguyện, nếu đứa con sinh ra và không mất, hai vợ chồng sẽ theo
Chúa.”
Được đứa con khỏe mạnh, hai vợ chồng anh Vừ Bá Súa quyết định bỏ
phong tục tập quán, bỏ bàn thờ truyền thống H’mông, và theo đạo Tin lành.
Thế nhưng từ đó cuộc sống hai vợ chồng trở nên vô cùng khó khăn –
liên tục bị chính quyền địa phương đàn áp, bị ép bỏ đạo – và đến cuối năm 2022,
gia đình phải sang Thái Lan xin tỵ nạn.
Tôi phỏng vấn anh Vừ Bá Súa ngày 1/8/2023, qua người thông dịch là anh Lý Phi, cũng là người H’mông đang sống tại Thái Lan.
Anh Vừ Bá Súa (trái) cùng với anh Ma A Dình (cũng là người H'mông
tỵ nạn tại Thái Lan) và ông Stephen Schneck (thuộc Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do
Tôn giáo Quốc tế) tại SEAFORB năm 2022.
Gia đình bị ép trả lại bò
Anh Vừ Bá Súa sinh năm 1995, là người H’mông, trước đây sống ở bản
Huồi Mũ, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Vợ là Và Y Sài, sinh năm 1999.
Gia đình theo nghề nông và là hộ nghèo, được địa phương cấp một
con bò.
Sau khi sinh được đứa con như ý vào tháng 4/2022, hai vợ chồng bỏ
phong tục tập quán H’mông và theo đạo Tin lành, tham gia Hội thánh Tin lành
Việt Nam miền Bắc. Dù đây là hội thánh được nhà nước công nhận, anh Vừ Bá Súa
cho biết công an xã và ban quản lý bản nhiều lần gọi anh lên làm việc, nhiều
lần ép bỏ đạo, và đòi lại con bò.
Anh Lý Phi nói “Họ ép em Vừ Bá Súa đi bắt [con bò], em Vừ Bá Súa
không chịu đi, họ cũng dẫn em Vừ Bá Súa đến nơi thả bò nhưng bắt không được…
Đến ngày 18/6, họ dọa cả gia đình em Vừ Bá Súa là nếu không đi bắt con bò, họ
bắt được, họ sẽ tính hết mọi chi phí họ đi bắt con bò.”
Thế là gia đình phải tự đi bắt bò trả lại địa phương.
“Ngày 14/8/2022, gia đình em Vừ Bá Súa đi hái trái cây của làng
trên rừng, khu rừng nhà nước đã giao cho em Vừ Bá Súa quản lý… cả trưởng bản và
bí thư chi bộ, các ban ngành, ban quản lý tới cướp.”
Anh Vừ Bá Súa nói những người “tới cướp” trái cây là Vừ Và Xênh
(bí thư Mặt trận), Vừ Nỏ Trông (trưởng bản), và Vừ Bá Bi (công an viên).
Anh Lý Phi nói “Họ nói là do gia đình không chịu bỏ niềm tin tôn
giáo, dù đi làm cái gì, họ sẽ ngăn chặn hết.”
Bị cắt điện
Theo bản kiến nghị của anh Vừ Bá Súa ngày 25/8/2022, ngày
11/6/2022 ông Mùa Bá Kỷ, trưởng Công an xã, nói anh “theo đạo là chống lại
chính quyền và phá hoại sự đoàn kết phong tục tập quán của dân tộc H’mông” và
“nếu như tôi không bỏ đạo thì tôi phải rời khỏi nơi này.”
Ngày 12/7/2022, gia đình anh Vừ Bá Súa bị cắt điện. Theo lời anh,
anh hỏi người quản lý điện là ông Lầu Bá Của và nhận được câu trả lời là ông
Của “được sự chỉ đạo của chủ tịch huyện và xã cho phép cắt.”
Gia đình phải sang dùng điện nhà chị dâu.
Tháng 8 anh Vừ Bá Súa làm đơn kiến nghị gửi khắp nơi, gửi công an
và ban tôn giáo tỉnh Nghệ An, gửi ban tôn giáo chính phủ, gửi Hội thánh Tin
Lành Việt Nam miền Bắc… nhưng đến tháng 9 mới được công an huyện mời lên làm
việc và không giải quyết.
Tình
trạng “vô tổ quốc” của đứa bé
Không
chỉ vậy, anh Vừ Bá Súa cho biết là chính quyền địa phương nhiều lần từ chối cấp
giấy khai sinh cho con anh.
“Tháng 5
đi làm không được, tháng 7, tháng 8 đi làm cũng không được.”
Trong
một bài viết đã đăng trên tờ Diễn Đàn Thế Kỷ và
gần đây đăng lại trên Mạch Sống, tác giả Song Chi viết:
“Đảng và
nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng
người H’mông ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia.
Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính
sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách
khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi
khỏi làng hay bắt bỏ tù.
[…] Việc
từ chối hộ khẩu và giấy tờ tùy thân đã được chính quyền một số tỉnh ở Việt Nam
sử dụng như một biện pháp trừng phạt đối với các thành viên của các tôn giáo
không được công nhận hoặc các nhà thờ bị cấm. Trong hai thập kỷ, người H’mông ở
các tiểu khu này không được đăng ký hộ khẩu, và do đó, không thể có được thẻ
căn cước, là bằng chứng chính về quốc tịch Việt Nam; nói cách khác, họ là những
người “vô quốc tịch, vô tổ quốc” trên chính đất nước của mình và bị từ chối
những quyền cơ bản nhất của công dân, không thể tiếp cận các dịch vụ cơ bản như
chăm sóc sức khỏe và giáo dục.”
Người
theo đạo trong khu vực
Theo anh
Vừ Bá Súa cho biết, anh ruột của anh bị “cắt luôn ngành giáo viên của anh ấy,
anh ấy đã dạy được 25 năm” vì vợ theo đạo Tin lành.
Anh Lý
Phi giải thích, gia đình người anh không bị cắt điện vì chỉ vợ theo đạo Tin
lành còn chồng vẫn theo phong tục tập quán H’mông, trong khi cả hai vợ chồng Vừ
Bá Súa đều theo đạo.
Điện
cắt, bò mất, giấy khai sinh cho con không được lấy, đơn kiến nghị chẳng được
trả lời, anh Vừ Bá Súa thấy cuộc sống càng ngày càng khó khăn, không còn đường sống,
và càng lo sợ khi ba tín đồ đạo Tin lành khác trong huyện Kỳ Sơn – Xồng Bá
Thông, Xồng Nhìa Chùa, Vừ Bá Mai – bị bắt vào tù.
Theo RFA Tiếng Việt đưa tin ngày 26/10/2022, “Bà Xồng Y Dờ, vợ của ông Vừ Bá Mai ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho RFA biết, gia đình bà theo đạo Tin Lành từ năm ngoái nên bị chính quyền làm khó, tịch thu trâu, lợn và lấy ruộng của bà cho dân làng vào trồng lúa. Sau đó bắt chồng bà với lý do “ăn trộm lúa”.”
Cuộc sống hiện nay
Ngày 1/11/2022, anh Vừ Bá Súa cùng vợ con,
theo hai đường khác nhau, sang Thái Lan xin tỵ nạn. Cùng tháng 11, anh đi dự
Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of
Religion or Belief, hay SEAFORB) tại Bali, Indonesia để kể câu chuyện của mình.
Anh Lý Phi nói “Em Vừ Bá Súa bảo là cuộc sống
hiện nay rất là khó khăn, không biết phải làm gì. Hiện tại thì không có giấy tờ
hợp pháp nên không đi làm được, rất sợ bị bắt.”
Anh nói thêm “Vừa không biết tiếng, mắt thì
cũng không sáng, chỉ thấy gần gần, đi xin việc cũng rất khó.”
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan"
của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để
theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các
chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Mon, Aug 7 at 10:51 AM
Mời đọc bài viết để thấy tại sao LM Nguyễn Hữu Lễ ...Hú
Vía.
Người đọc có thể cũng bị...Hú Vía giống LM Lễ !?
TÔI BỊ...HÚ VÍA!
Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ
Posted by GLN
Các bạn thân mến,
Không biết là các bạn có hiểu cái nghĩa của 2 chữ “ HÚ VÍA” như tôi hiểu
không, nên tôi nghĩ là cần có sự giải thích.
Thực tình mà nói, tôi cũng chẳng biết nguồn gốc của 2 chữ “ HÚ VÍA’ bắt nguồn
từ đâu, hoặc đến từ một điển tích gì, nhưng ở địa phương tôi,
người ta nói ” HÚ VÍA” để bày tỏ tâm trạng vui mừng vì mình
vừa thoát qua một tai nạn, hoặc một điều gì mà mình rất sợ là sẽ xảy ra, nhưng
cuối cùng lại không xảy ra.
Nói thật với các bạn, mấy ngày qua tôi mất ăn mất ngủ vì một cơn ám ảnh từ trên
trời rơi xuống! Ít khi nào tôi bị như vậy.
Số là năm nay nước New Zealand, nơi tôi đang sống, cùng với nước Úc ở kế bên
đứng ra tổ chức GIẢI VÔ ĐỊCH TÚC CẦU THẾ GIỚI CỦA NỮ GIỚI, tiếng Anh viết
tắt là WWC ( WOMEN WORLD CUP), gồm có 32 đội tuyển trên thế giới tham dự, trong
đó có đội tuyển nữ Việt Nam.
Tôi không biết nhiều về thành tích của đội bóng đá nữ của Việt Nam. Chỉ nhớ
mang máng là, cách nay một hai năm gì đó, có lần đội tuyển nữ Việt Nam thắng
giải chung kết vùng Đông Nam Á, hình như ở Thái Lan, nếu tôi không lầm. Dĩ
nhiên thắng giải chung kết thì rất đáng mừng, dù vậy trong các cuộc tranh tài
thể thao thì thắng, thua là chuyện bình thường.
Nhưng điều bất thường và đáng nói ở đây là để ăn mừng chiến thắng lần đó, đảng
và nhà nước ta đã trưng bày cho bàng dân thiên hạ trong cầu trường hai
thứ quý báu của ta là chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và ...
“cái ấy ” của con gái Việt Nam.
Đám con gái Việt Nam (cổ động viên) có mặt hôm đó, trong cơn say men chiến
thắng đã thừa thắng xông lên và anh dũng ...tuột quần áo ra, cô nào cô nấy trần
truồng như nhộng, tay cầm ảnh bác Hồ kính yêu, chạy như điên, miệng la hét ỏm
tỏi như những người đang bị động kinh. Cảnh đó đã được các du-tuýp-bơ thu
hình và phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
Tôi ngồi xem cảnh đó trên mạng và tự hỏi: Việt Nam dưới chế độ cộng sản bây giờ
người dân ăn mừng chiến thắng đá banh thế này sao? Tôi chưa thấy và chưa nghe
nói dân tộc nào trên thế giới , kể cả những dân tộc sống trong rừng và những
dân tộc man di mọi rợ nhất trên hành tinh!
Rồi có tin đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam qua New Zealand tham dự WWC vào tháng
7 năm 2023. Tôi chợt nhớ lại chuyện “ bày hàng” ở Thái Lan năm nào và bắt
đầu lo lắng.
Mấy người VN thân cận với tôi ở Auckland cho biết lúc này trên mạng đang quảng
cáo đội tuyển bóng đá nữ VN rầm rộ lắm. Họ còn nói một số Việt kiều ở NZ đang
rao bán cờ đỏ sao vàng, nón đỏ sao vàng,. Khăn quàng đỏ sao vàng...và các khẩu
hiện vận động cho đội tuyển VN ghê lắm, kể cả băng mang trên trán: VIỆT NAM VÔ
ĐỊCH... Tôi nghe để mà nghe, không quan tâm gì, cho tới hôm qua khi tôi nhận
được cú điện thoại của anh bạn bên Mỹ.
Anh bạn nói một số người VN ở Mỹ làm rùm beng cái vụ đội tuyển bóng đá nữ VN
qua dự giải WWC tại New Zealand. Họ nói trong trận ra quân gặp đội tuyển
Mỹ vào ngày 22 tháng 7 trong giải vô địch bóng đá nữ thế giới, đội tuyển VN sẽ
làm cho thế giới nể phục bằng cách...đè bẹp đội...đế quốc Mỹ.
Anh bạn còn nói, những người cổ động cho đội tuyển VN cho biết, chỉ cần HOÀ với
đội Mỹ thôi, cũng được coi như THẮNG, và tất cả cô gái VN trong sân bóng
sẽ...cởi truồng! Điều anh bạn nói làm tôi lo sợ.
Thật tình mà nói, vì là người VN, tôi cũng muốn cho đội VN thắng. Nhưng nếu chỉ
vì thắng một trận banh mà cái Văn Hoá của dân tộc, sự “Kính Cổng Cao Tường” của
người con gái bị “bóng đá” vất bỏ đi thì không thể được. Tôi không muốn
đàn bà con gái VN tại New Zealand “ khoe hàng ” trước mặt bàng quan thiên
hạ tại sân vận động Eden Park ở Auckland và trước vô số kính truyền hình
trong sân bóng trong ngày thi đấu.
Rồi trận đụng độ giữa hai đội tuyển Mỹ và Việt Nam đã xảy ra lúc 1:00pm hôm
nay, Thứ Bảy 22.7.2023 tại sân vận động Eden Park ở Auckland, trước 41
ngàn khán giả . Tôi ngồi nhà theo dõi trên truyền hình.
NHẬN XÉT:
1. Cầu thủ VN nhỏ con quá so với cầu thủ Mỹ, trông như con chuột đấu với con
thỏ.
2. Cầu thủ VN chơi xấu quá, ngay phút đầu một cầu thủ Mỹ nằm dãy đành đạch như
con cá lóc bị đập đầu. Phải khiêng băng-ca vào. Sau đó VN bị phạt liên tục, kể
cả 1 lần phạt đền.
3. Suốt 90 phút, đội VN không có một màn tấn công nào
Tiếng còi kết thúc trận đấu vừa vang lên cách đây 15 phút, tôi ngồi vào bàn
phiếm ngay.
KẾT QUẢ:
Đội Tuyển Mỹ, Sau 1 lần đá hụt quả phạt đền, 2 lần đá dội xà ngang còn lại tỷ số
khiêm tốn như sau:
ĐỘI TUYỂN MỸ: 3 - ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM: 0
Không có cô gái Việt Nam nào ...tuột quần.
TÔI BỊ HÚ VÍA!
Auckland. New Zealand
Ngày 22 tháng 7 năm 2023
Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ
Hình Thiên Hạ
Linh mục Ng hữu Lễ sinh 1943 tại Vĩnh Long, tốt nghiệp Trung Học năm 63 và vào Đại Chủng Viện SG học 7 năm cho đến năm 70 được thụ phong Linh Mục ra làm Phó Xứ rồi Chánh Xứ các Họ đạo ở Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre...cho tới đầu năm 76 Linh mục bị cộng sản bắt vì tội chống chế độ và bị đi tù suốt gần 13 năm trong đó 11 năm tại các trại tù miền Bắc có trại trừng giới Quyết Tiến nằm sát biên giới Trung Quốc, thường được gọi là trại Cổng Trời!
Ra tù cuối năm 1988 và mấy tháng sau LM vượt biên qua
trại tị nạn Thái Lan và được Giám mục Denis Browne, Giám mục Giáo Phận Auckland
mời sang Tân Tây Lan ( New Zealand) vào 1990 để phụ trách Công Đồng Công Giáo
Việt Nam tại giáo phận Auckland. Từ năm 1994 ngài được cử làm Linh mục chính xứ
coi sóc giáo dân người Tân Tây Lan.
Nhiều người biết đến Ô, qua vụ vượt ngục 2 lần khô thành
ở trại tù Thanh Cẩm bị bắt lại và đánh đập chết đi sống lại (bởi tên tù trật tự
viên Đ/u Bùi đình Thi).
Muốn chi tiết hơn xin mời các bạn có thể đọc thêm phần bài bên dưới của LM Lễ nói v/v này nha.
MẶT TRÁI CỦA ĐỒNG TIỀN NHỮNG CUỘC GẶP LẠI TRONG NGỠ NGÀNG
VÀ CAY ĐẮNG!
(Lm
Nguyễn Hữu Lễ )
Posted on January 2, 2022 by TamAn
Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ
Như tôi đã nói ở phần trên, với bản chất lưu manh và lừa đảo, người cộng
sản tung ra lời hứa mù mờ “cải tạo tốt được về” như một thứ mồi để dụ dỗ một số
người nhẹ dạ cố gắng cải tạo tốt. Có vài người còn muốn cải tạo “thật tốt!” Mà
cách cải tạo tốt nhất là quên đi mình là ai, để rồi phản bội lại chính mình và
phản bội anh em đồng cảnh. Có người còn đi tới mức tột cùng là giết chết anh em
đồng cảnh tù để lập công với chế độ. Lời hứa mù mờ “cải tạo tốt được về” đó,
theo tôi, là chủ trương thâm độc nhất của chế độ cộng sản VN. Nó đã gây ra bao
nhiêu tác hại, khiến có những kẻ tin vào lời hứa đó đã quay ra hãm hại chính
anh em đồng cảnh của mình.
Những kẻ tin vào lời hứa ấy đã tự đặt mình là kẻ thù của những người anh
em đồng cảnh mà chỉ vài năm trước đây là những người cùng chung chiến tuyến
trong cuộc chiến oai hùng của quân dân miền Nam quyết tâm chống lại bọn quỷ đỏ
tham tàn từ miền Bắc tràn vào đánh cướp miền Nam.
Lúc này vào tù, chúng đã bán linh hồn cho bọn quỷ đỏ, ra tay tiêu diệt
những người anh em trước kia cùng binh chủng, cùng màu áo, cùng đơn vị và có
khi là thượng cấp của mình trong quân đội bại trận miền Nam.
Và như tôi đã nói, sự đau thương và nhục nhã mà tôi đã phải chịu 13 năm
trong ngục tù cộng sản, không phải là cực hình trên thân xác mà tôi đã hứng
chịu, nhưng là tình trạng tuyệt vọng và nhất là khi phải chứng kiến và chịu
đựng sự phản bội một cách ác độc của một vài người trong số tù chính trị miền
Nam.
Cũng từ kinh nghiệm đó cho tôi hiểu biết hơn về lòng dạ con người. Khi
con người lâm vào cảnh túng cùng và không còn được che giấu dưới những bộ y
phục, những huy hiệu, cấp bậc, chức vụ trước kia, họ đã lộ nguyên hình là những
con người. Khi con người sống trong cảnh đói khát và tuyệt vọng trong hơn chục
năm trời, đã cho tôi rút được bài học đắng cay sau đây: “Lòng nhân đạo của con
người có giới hạn, nhưng sự ác độc của loài người thì vô tận, nhất là khi sự ác
độc đó được dung dưỡng và khuyến khích bởi chế độ xấu xa ác độc như chế độ cộng
sản Việt Nam”.
Chính vì có những người đã bán linh hồn cho quỷ đỏ cộng sản để quay lại
hành hạ, đánh đập và giết chết anh em đồng cảnh nên tôi có viết “Không phải bất
cứ ai ở tù chung đều là bạn tù”. Hạng người đó đã tự coi mình là kẻ thù của anh
em đồng cảnh nên sau này có gặp lại nhau cũng rất ngỡ ngàng và cay đắng. Tôi
xin kể hai trường hợp cụ thể sau đây.
TRƯỜNG HỢP THỨ NHẤT NGÀY TÔI GẶP LẠI TRẦN CHIÊU QUAN
Mời xem
YouTube
Năm 1998, lúc đó tôi thường qua lại làm việc bên Mỹ.
Một hôm Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam có tổ chức cuộc nói chuyện với đồng
hương tại một nhà hàng ở khu Thương Xá Eden bên vùng Washington DC và mời tôi
làm diễn giả. Khi bà con đã tới đông và tôi đang đứng trong hành lang với vài
người chờ tới giờ khai mạc thì thấy Anh “Bảy Chà” bước tới, tay quàng cổ một
người đàn ông đi về phía tôi. Tới nơi anh Bảy hỏi tôi:
“Cha Lễ có biết
ai đây không”?
Tôi nhận ra ngay
anh ta mặc dù xa nhau hơn chục năm. Tôi đáp không cần suy nghĩ:
“Có phải Trần
Chiêu Quan không”?
Anh ta gượng cười
một cách bẽn lẽn và thốt lên một câu quá bất ngờ làm tôi sửng sốt:
“Cha Lễ nhận
diện kẻ thù hay thật”!
Câu trả lời của
Trần Chiêu Quan khiến tôi bất ngờ nổi giận. Tôi chỉ tay vào mặt anh ta và gằn
từng tiếng:
“Trần Chiêu
Quan! Anh coi tôi là kẻ thù thì đó là chuyện của anh. Phần tôi, chưa bao giờ
tôi coi anh là kẻ thù của tôi. Anh đừng có giở cái giọng đó ra với tôi ở đây.
Nơi này là nước Mỹ chứ không còn là trại tù Thanh Cẩm nghe anh Quan”.
Sau câu nói đó
của tôi Trần Chiêu Quan tái mặt và lảng đi nơi khác.
Trần Chiêu Quan
là ai?
Anh ta là một
Thiếu tá Không Quân ngày trước. Vào tù Thanh Cẩm anh ta được chỉ định làm Trật
tự sau khi Bùi Đình Thi mất chức. Trần Chiêu Quan làm trật tự không bao lâu thì
được tha về nên chưa có dịp gây thù chuốc oán với các tù nhân trên khu kỷ luật.
Lúc còn trong tù tôi cũng không biết nhiều về thành tích của trật tự Trần Chiêu
Quan. Sau này khi ra tù rồi các anh em bạn tù bên Mỹ cho biết Trần Chiêu Quan
cũng là một trong những tên trật tự rất hắc ám đối với anh em dưới khu tập thể.
Mặc dù tôi không
biết nhiều về Trần Chiêu Quan, nhưng câu nói của anh ta trong lần gặp lại tôi
tại Thương Xá Eden “CHA LỄ NHẬN DIỆN KẺ THÙ HAY THẬT!” tự nó đã tố cáo tâm
địa của anh ta. Câu nói đó cũng vạch ra lằn ranh rõ rệt giữa Trần Chiêu Quan và
các tù nhân khác trong nhà tù Thanh Cẩm.
Dĩ nhiên là không
bao giờ tôi muốn có một cuộc gặp lại loại “bạn tù” như thế.
TRƯỜNG HỢP THỨ
HAI NGÀY TÔI GẶP LẠI BÙI ĐÌNH THI
(BĐT) (đã bị trục
xuất và chết trên một hòn đảo thuộc Mỹ tại Thái Bình Dương??)
Những ai đã theo
dõi toàn bộ Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG chắc đã hiểu vai trò và cách hành xử rất ác
độc của nhân vật Bùi Đình Thi trong chức vụ trật tự được Việt cộng ban cho ở
trại tù Thanh Cẩm. Riêng đối với tôi, con người và tên tuổi của BĐT ghi khắc
vào tâm khảm tôi như là hiện thân của một thứ hung thần ác quỷ, nó in sâu vào
đời tôi như một hình xâm trổ thật lớn và đậm nét, không cách gì có thể tẩy xóa
được.
Với vai trò trật
tự được Việt cộng ban cho, BĐT đã trực tiếp giết chết hai bạn tù là các anh
Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn. Cũng chính tên hung thần ác quỷ đó đã hành hạ
tôi đến cùng cực và đẩy tôi tới tình trạng điên loạn khi hắn quyết tâm giết chết
tôi trong tù cộng sản, nhưng số của tôi không chết dưới bàn tay sát nhân của
hắn. Dù vậy Bùi Đình Thi đã để lại trên thân thể tôi thương tật đầy người,
trong những lần hắn hành hạ tôi không bút mực nào có thể diễn tả được, trong
thời gian tôi bị cùm chân trong nhà kỷ luật trại tù Thanh cẩm. Những việc này
tôi đã ghi lại thật chi tiết trong các Chương 7, 8 và 9 của Bút Ký TÔI PHẢI
SỐNG.
Bùi Đình Thi mất
chức Trật Tự trong trại tù Thanh Cẩm vào năm 1981, và đó là một trong hai ngày
hạnh phúc nhất của tôi trong 13 năm tù, chỉ đứng sau ngày tôi được chuyển ra
khỏi trại trừng giới Quyết Tiến còn gọi là trại “Cổng Trời” vào tháng 8 năm
1978. Từ đó tôi quyết tâm gạt ra khỏi tâm trí tôi hình ảnh và tên tuổi của BĐT.
Tôi còn ở tù thêm 7 năm nữa tại miền Bắc.
Sau khi ra tù vào
năm 1988, tôi vượt biên qua Thái Lan và qua định cự cư tại New Zealand vào năm
1990 theo lời mời của Giám mục Denis Browne là Giám mục giáo phận Auckland để
phụ trách Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại giáo phận này.
Trong cuộc sống
mới ở nước tự do này, tôi càng quyết tâm để lại sau lưng tất cả quãng đời u tối
đầy máu và nước mắt của 13 năm tôi sống trong ngục tù cộng sản, trong đó có 3
năm bị cùm chân trong nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm mà trong chương 9 của Bút
ký TÔI PHẢI SỐNG, tôi có viết :
“Nhà kỷ luật của
trại tù Thanh cẩm tự nó đã là địa ngục, khi có thêm trật tự Bùi Đình Thi vào nó
xuống sâu hơn mọi tầng của địa ngục và đã trở thành đáy địa ngục”.
Từ lâu tôi vẫn
nghĩ rằng, Bùi Đình Thi sẽ sống yên ổn suốt đời tại Việt Nam dưới sự che chở và
bảo bọc của chế độ Việt cộng, như là cách chế độ đó thưởng công cho anh ta vì
đã tận tụy hợp tác và tiếp tay với chế độ ác nhân này trong việc hành hạ và
giết chết những người tù chính trị miền Nam nào mà chúng muốn tiêu diệt.
Bất ngờ vào một
ngày của tháng 9 năm 1996, một người bạn tù Thanh Cẩm của tôi là anh Lê Sơn ở
Nam California cho tôi biết Bùi Đình Thi mới qua Mỹ theo diện HO và có người
gặp anh ta đi shop ở Trung Tâm Phúc Lộc Thọ. Người đó còn hỏi được địa chỉ và
số phôn của anh ta. Thời gian đó tôi đang là cha xứ của giáo xứ Saint
Bernadette kiêm Tuyên Úy Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Giáo phận Auckland.
Ngoài nhiệm vụ tôn giáo tôi còn đi làm việc thường xuyên ở Mỹ, Úc , Canada và
một vài nước Âu Châu và nhiều nơi trên thế giới trong vai trò của Chủ Tịch Ủy
Ban Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam. Vì công việc tôi phải di chuyển
nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở Nam California và Washington DC, Hoa Kỳ.
QUÁ KHỨ HIỆN VỀ
Cái tin Bùi Đình
Thi qua Mỹ làm tôi trở nên “bất an” vì từ 15 năm qua, hình ảnh và cái tên Bùi
Đình Thi gần như không còn hiện hữu trong tâm trí tôi. Bây giờ bất ngờ có tin
anh ta xuất hiện tại California khiến tôi bi cú “shock” rất nặng! Toàn bộ bức
tranh địa ngục trần gian của nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm và hình ảnh rất kinh
hoàng của tên hung thần Trật tự Bùi Đình Thi như là một thứ quỷ chúa (Lucifer)
ngự trị trong cái địa ngục đó đột nhiên bừng sống dậy một cách mãnh liệt trong
lòng tôi!
Câu mắng chửi ghê
gớm của người giáo dân BĐT chửi mắng tôi là một linh mục, cách nay đã 15 năm
nhưng lúc nào cũng còn văng vẵng bên tai tôi:
“Đụ mẹ mầy Lễ,
tao giế..ế..ế ..t..t..t mày”.
Thêm vào đó là
cái cảnh anh Đặng Văn Tiếp đang nằm quoằn quoại dưới gót chân của tên ác quỷ
Bùi Đình Thi, khi hắn dậm một cách điên cuồng lên ngực, lên bụng anh Tiếp và
tiếng anh Tiếp kêu to “ Chắc con chết mất Mẹ ơi!” Anh Tiếp đã chết ngay dưới
chân của BĐT sau tiếng kêu đó . Sau đó là hình ảnh của Lâm Thành Văn bị Bùi
Đình Thi bỏ đói ngồi gục đầu chết, trong nhà kỷ luật trại tù Thanh Cẩm. Khi
chết chân của Lâm Thành Văn vẫn còn mang cùm!
Các hình ảnh méo
mó bệnh hoạn đó đang nhảy múa trong đầu tôi lúc bấy giờ.Rồi cái cảnh tôi điên
loạn sau khi bị Bùi Đình Thi hành hạ đến tột cùng trong lần tôi cho thằng Hà
cái áo. Sau những cú đòn ác hiểm của hắn tôi bị ngạt thở vì phổi bị thương quá
nặng không hô hấp được. Lúc đó nằm yên một lúc, tự nhiên cơn đau đớn thái quá
của thể xác cộng với sự suy nhược tinh thần và cơn uất ức làm tôi phát điên
lên. Tôi không còn tự chế mình được nữa, tôi không còn nhớ mình là ai và cũng
chẳng cần biết chung quanh đang có ai. Nằm ngửa trên bệ xi-măng với một chân
dính vào cùm sắt, cổ tôi tắt nghẹn, máu mũi máu miệng trào ra lênh láng và nước
mắt chảy ra giàn giụa. Sự tức giận quá độ đã ném tôi vào cơn điên loạn. Tôi bắt
đầu lăn lộn và giật cái chân bị cùm phát ra tiếng rầm rầm… rầm rầm… rầm rầm…như
con thú đang phá chuồng. Tôi gào thét nguyền rủa vang dội trong buồng: “Bùi
Ðình Thi ơi! Tao thề với mày! Tao thề với mày Bùi Ðình Thi ơi! Sau này tao mà
còn sống, tao sẽ tìm hết mọi cách bắt cho được mày và cả vợ con dòng dõi rắn
độc nhà mày để tự tay tao mổ bụng móc gan cả dòng dõi nhà mày để tao đặt trên
bàn thờ hai anh Ðặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn. Như vậy tao mới hả dạ, Bùi Ðình
Thi ơi! …Bùi Ðình Thi ơi! …Bùi Ðình Thi ơi!…”
Phải một lúc lâu
tôi mới hồi tỉnh lại. Khi đã trở lại bình thường tôi cảm thấy thật hối hận vì
những câu nói gớm ghê độc ác đó của mình. Tôi cảm thấy mình thật sự là một kẻ
yếu đuối, chưa làm chủ được chính mình như đôi khi tôi tưởng.
Nhân dịp viết lại
câu chuyện này, tôi công khai lên tiếng xin lỗi các anh Trịnh Tiếu, Nguyễn Sỹ
Thuyên và cha Nguyễn Công Ðịnh, những người đã chứng kiến sự việc và đã nghe
những lời nguyền rủa độc ác của tôi. Tôi cũng xin lỗi anh Nguyễn Tiến Ðạt, một
tín đồ Công giáo trẻ ở cạnh buồng tôi lúc đó, khi biết tôi bị trận đòn chí tử,
Ðạt gọi sang an ủi tôi và có hỏi:
– Cậu Bảy nghĩ
thế nào? Nếu sau này Bùi Ðình Thi hối cải và xưng tội, liệu Chúa có tha cho anh
ta không?
Lúc đó vì đang
điên tiết trong cơn tức giận đang sôi lên sùng sục, tôi đã trả lời Ðạt bằng câu
nói nghịch đạo lý và phạm thượng:
– Thằng khốn nạn
đó hả? Nếu Chúa không vướng chân bị đóng đinh vào Thánh giá, Chúa cũng sẽ tống
cho nó một đạp rồi! Ở đó mà tha cho nó! Chắc Ðạt đâu có biết rằng, đã từ lâu
tôi rất hối hận và xấu hổ vì câu trả lời đó. Trong cơn tức giận thái quá tôi đã
thốt lên lời bất xứng như vậy từ cửa miệng của một linh mục. Việc này đã tạo
gương mù gương xấu cho những người chung quanh, trong đó có Ðạt.
Ðáng lẽ ra lúc đó
tôi phải trả lời rằng: “Nếu sau này Bùi Ðình Thi thực sự sám hối, chắc chắn
Chúa sẽ tha thứ. Vì lòng nhân từ của Chúa bao giờ cũng lớn hơn tội lỗi của con
người.”
MỘT VẤN ĐỀ CỦA
LƯƠNG TÂM
Trong mấy ngày
liền tôi không ăn ngủ được, nhớ lại cái cảnh tượng ghê gớm, tôi tự hỏi: “Tôi
phải làm sao đây? Tôi phải làm sao đây?” Lúc đó tôi có cảm giác là oan hồn hai
người anh của tôi bị Bùi Đình Thi giết chết sau vụ vượt ngục bất thành ngày 1
tháng 5 năm 1979 là anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn, hiện về đang kêu gào,
thúc giục tôi phải có một thái độ với tên sát nhân này.
Nhiều anh em cựu
tù Thanh Cẩm biết rõ tội ác của BĐT thúc giục tôi phải có hành động. Có vài
người còn tính tới chuyện lấy mạng của hắn. Một điều tôi không sao hiểu được là
tại sao BĐT lại quyết định làm hồ sơ qua Mỹ theo diện HO, và càng không thể
hiểu được tại sao hắn lại chọn định cư tại California, nơi mà rất đông cựu tù
nhân Thanh Cẩm đang sống và ai cũng biết hành vi tội ác của hắn trong nhà tù
đó!
Sau mấy ngày tôi
trăn trở, suy nghĩ và cầu nguyện xin Chúa cho tôi biết phải hành xử thế nào
trong hoàn cảnh quá sức nghiệt ngã này. Tôi mở sách Kinh Thánh ra đọc để tìm sự
thanh tịnh cho tâm hồn. Tôi tìm đọc những đoạn Chúa Giêsu dạy về sự tha thứ cho
kẻ thù, đặc biệt là ở Phúc Âm Luca đoạn 6 câu 27 như sau: “ Hãy yêu thương kẻ
thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em”.
Tôi nghiền đi
ngẫm lại đoạn Phúc âm này rất nhiều lần…Tôi trăn trở mãi và giằng co rất nhiều
vì đoạn Phúc âm này trong mấy ngày liền. Lúc bấy giờ tôi nghiệm thấy có quãng
cách rất xa giữa việc đọc Lời Chúa và việc đem ra thực hành Lời Chúa. Đọc Lời
Chúa thì dễ còn thực hành Lời Chúa dạy, thật không dễ chút nào. Nhất là khi
Chúa Giêsu dạy tha thứ cho kẻ thù. Mà kẻ thù đó lại là tên hung thần ác quỷ Bùi
Đình Thi, một con người đã cho tôi đủ cơ sở để viết câu này trong Bút Ký TÔI
PHẢI SỐNG: “ Lòng nhân đạo của con người thì có giới hạn nhưng sự ác độc của
con người thì vô tận, nhất là khi sự ác độc đó lại được khuyến khích và cổ vũ
bởi chế độ ác độc như chế độ cộng sản Việt Nam”. Thật khó cho tôi vô cùng! Tôi
cầu nguyện rất nhiều trong mấy ngày đó.
MỘT QUYẾT ĐỊNH
KHÓ KHĂN
Cuối cùng tôi
quyết định tha thứ, vì chỉ có sự tha thứ toàn diện và vô điều kiện mới giải
quyết được vấn đề lương tâm trong lòng tôi trước hoàn cảnh này! Tôi bàn với hai
bạn tù Thanh cẩm người Công giáo là Lê Sơn và Nguyễn Tiến Đạt, về quyết định
tha thứ này.
Chiều tối ngày 8
tháng 9 năm 1996, có Nguyễn Tiến Đạt tại nhà Lê Sơn ở Fullerston, Nam
California, chúng tôi bắt đầu thực hành quyết định tha thứ nói trên. Anh Đạt
cầm điện thoại lên gọi Bùi Đình Thi, sau khi nói chuyện mấy câu, Đạt nói : Anh Thi, có người muốn nói chuyện với anh nè” và trao điện thoại cho tôi. Tôi
cầm điện thoại lên mở lời: “Chào anh Thi, tôi là thằng Nguyễn Hữu Lễ ở trại
Thanh Cẩm ngày trước đang gọi anh đây”. Đầu dây bên kia yên lặng một lúc khá
lâu. Chợt tôi nghe tiếng: “Cha Lễ đó hả Cha?” Tôi quá bất ngờ với lối xưng hô
của Bùi Đình Thi đối với tôi. Câu nói của Bùi Đình Thi khiến cho hai hàng nước
mắt tôi tự nhiên rơi xuống, vì tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi còn nghe được
cái tiếng “CHA” nơi cửa miệng của Bùi Đình Thi nữa nhưng cái câu “ Đụ mẹ mầy Lễ
tao giêt.t.t mày”lúc nào cũng văng vẵng bên tai tôi.
Sau cú điện thoại
này, ý định tha thứ cho Bùi Đình Thi lại càng mạnh hơn trong lòng tôi. Tôi nói
là tôi sẽ đến thăm và anh ta hẹn vào 6 giờ chiều ngày mai.
Hôm sau là ngày 9
tháng 9, năm 1996, tôi đi với Lê Sơn và Nguyễn Tiến Đạt tới gặp Bùi Đình Thi.
Anh Đạt có ẵm theo con gái là cháu Linh, lúc đó khoảng 3 tuổi. Tôi muốn có
người chứng kiến cảnh này, hơn nữa tôi nghĩ rằng phải có hai anh bạn đi bên
cạnh, tôi mới thấy an toàn, vì lúc này tôi vẫn còn rất kinh sợ Bùi Đình Thi. Sự
sợ hãi vẫn còn ám ảnh tôi mãi vì những năm trong nhà kỷ luật trại tù Thanh cẩm,
lúc đó mỗi khi Bùi Đình Thi gọi tới tên tôi là tôi bị sợ đến nỗi són cứt đái ra
quần!
Lúc đó gia đình
Bùi Đình Thi sống trong khu vực nhà của chánh phủ, gồm có nhiều dãy nhà thấp
nằm song song với nhau, chia ra từng căn nhỏ. Giữa hai dãy nhà là lối đi tráng
xi-măng có bề rộng chừng 4 thước. Lối đi này xe hơi không vào được nên chúng
tôi phải đỗ xe ngoài đường cái và đi bộ vào theo địa chỉ anh đã cho. Khi đó
trời đã nhá nhem tối.
Từ xa nhát thấy
Bùi Đình Thi đang ngồi chồm hổm trên đường xi-măng đợi, tôi sợ và lên tiếng dặn
anh Lê Sơn và Đạt lúc nào cũng đi bên cạnh tôi đề phòng có gì bất trắc xảy ra
thì phải can thiệp ngay. Gần đến nơi tôi thấy Bùi Đình Thi mặc áo thun trắng cổ
tròn tay ngắn và quần tây màu đen, áo cho vào quần. Lúc này trông anh ta đã già
đi khá nhiều sau một thời gian lâu không gặp. Nét mặt anh ta đanh lại trông
thật khắc khổ và nét dữ tợn hung ác càng hiện ra rõ ràng hơn. Có lẽ đã đợi lâu
nên anh ta ngồi xuống cho đỡ mõi chân . Đó là lần tôi gặp lại “cố nhân” sau 15
năm.
Lúc đó tôi vẫn sợ
Bùi Đình Thi có thể trong thế bí sẽ làm liều. Biết đâu, trong tay của tên hung
thần ác quỷ này có thủ sẳn con dao hay vũ khí gì để giết người phi tang. Hoặc
nhân cơ hội này anh ta sẽ thực hiện câu nói: “ Đụ mẹ mày Lễ, tao g-i-ế-ê- t-t-t
mày…” năm xưa! Tôi tự trách mình sao mà tôi quá dại dột, đáng lẽ không nên hẹn
trước với Bùi Đình Thi. Tốt nhất là chúng tôi nên tới gặp anh ta một cách bất
ngờ sẽ an toàn hơn vì một con người như Bùi Đình Thi, thì hành động ác nhân nào
mà anh ta chẳng dám làm!
Thấy chúng tôi đi
tới, Bùi Đình Thi đứng lên. Tôi liếc nhìn rất nhanh đôi tay anh ta, thấy không
có vũ khí gì nên tôi yên tâm đưa tay ra bắt tay anh ta. Khi Bùi Đình Thi nắm
bàn tay tôi, bất ngờ và một hiện tượng rất lạ lùng xảy ra!
ẢO GIÁC KINH
HOÀNG
Tôi có cảm giác
như người bị điện giật, làm tôi bị say xẩm mày mặt! Tôi bị hoa mắt, cảnh vật
quay cuồng khi nhìn thấy lờ mờ cánh tay của Bùi Đình Thi nhuộm đầy máu me đỏ
lòm! Máu tươi chảy dài từ cùi chỏ xuống bàn tay của anh ta và rơi từng
giọt…từng giọt… từng giọt…xuống nhuộm đỏ mặt con đường tráng xi-măng. Toàn là
máu tươi! Và đó chính là máu của tôi! Đó chính là máu từ miệng và mũi của tôi
đã trào ra lênh láng trong lần Bùi Đình Thi đánh tôi dập nát một lá phổi, trong
vụ tôi cho thằng Hà cái áo vàng trong nhà Kỷ luật trại tù Thanh Cẩm vào năm
1979!
Bất ngờ cảnh vật
mờ ảo trước mắt và tôi ngất đi không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi bị chao đảo và
ngã ngồi bệt xuống đường. Lê Sơn và Đạt mỗi người kè tôi một bên, nâng tôi lên
và lấy dầu xoa vào mũi và hai bên thái dương cho tôi. Tôi đứng lên ôm lấy vai
anh Lê Sơn một lúc lâu mới hoàn hồn.
Lúc bấy giờ cả 4
người chúng tôi không ai nói lời nào. Khi tôi tỉnh lại, rút khăn tay ra chậm mồ
hôi ướt đẫm áo và trên mặt.
Bùi Đình Thi đưa
chúng tôi vào căn nhà nhỏ và thấp. Lạ một điều là trong nhà tối om chỉ có một
bóng đèn điện dưới bếp. Thấy cảnh tối om tôi lại sợ nên yêu cầu anh ta đưa đèn
lên phòng khách cho sáng. Trong khi đó Bùi Đình Thi bảo bà vợ đưa lên ba ly
nước coca-cola.
Chúng tôi ngồi
xuống chung quanh cái bàn giữa nhà, tôi ngồi đối diện với Bùi Đình Thi, ở giữa
là anh Lê Sơn ẳm bé Linh, còn Đạt thì đứng cầm máy chụp hình. Bùi Đình Thi ngồi
yên lặng khoanh hai tay đặt lên bàn cúi đầu xuống thấp, không bao giờ ngước lên
nhìn thẳng vào tôi. Đây là lần đần tiên tôi ngồi đối diện thật gần với Bùi Đình
Thi, lúc này có dịp nhìn rỏ anh ta từng chi tiết tôi mới nhận thấy hết cấu trúc
của một con người độc ác thể hiện ra trên từng chi tiết trên cơ thể của anh ta.
Tóc anh ta thưa,
mặt dài, xương xẩu và nám đen. Phần trên trán to nhưng thon nhỏ lại ở càm. Hai
gò má nhô lên cao và cái miệng thật là kinh dị. Hai cái môi anh ta không giáp
mí nhau và lúc nào cũng nhơm nhớp nước bọt. Anh ta có thói quen thỉnh thoãng lè
lưỡi liếm hai bên khóe mép. Hai cánh tay gân guốc và dài nhằng của anh đặt trên
mặt bàn, các ngón tay dài gút mắt và bẩn thỉu, đầu các ngón tay có vành đen vì móng
dài chưa cắt, bên trong bám đầy đất cát. Tôi nhớ lại cái bàn tay có những ngón
dài ngoằn dị dạng và kinh tởm đó đã từng nhuộm đẩm máu của tôi và của nhiều
người tù trong tại tù Thanh Cẩm. Có lẽ máu của tôi là nhiều nhất. Bàn tay này
là hình ảnh tiêu biểu của kẻ sát nhân. Đây là con người mà tôi kinh hãi nhất
trong kiếp làm người của tôi, bây giờ đang ngồi yên cúi gầm đầu trước mặt tôi.
Lúc đó vợ của Bùi Đình Thi cũng bước tới đứng sau lưng anh ta.
CUỘC ĐỐI THOẠI
DUY NHẤT
Vì không có
chuyện gì để nói với nhau nên tôi vào đề ngay:
– Anh Thi! Tôi
biết là anh không thể nào quên được những gì anh đa gây ra cho tôi và các anh
em khác trong nhà tù Thanh Cẩm. Tôi đến đây là để tha thứ cho anh rồi. Nhưng,
có một điều tôi muốn hỏi anh: Đây là một thắc mắc lớn đã ám ảnh tôi trong mười
mấy năm qua. Xin anh cho biết tại sao anh quyết tâm giết tôi? Trong khi anh đã
giết chết anh Đặng Văn Tiếp và Lâm Thành Văn, tôi nghĩ bao nhiêu đó anh đã đủ
lập công với chế độ Việt cộng rồi. Giữa tôi với anh không thù không óan, không
hề biết nhau trước khi vào tù. Hơn nữa, tôi là một linh mục còn anh là một giáo
dân, vậy tại sao anh quyết tâm giết tôi”?
Bùi Đình Thi ngồi
yên, cúi gầm đầu một lúc, sau đó ngẩn đầu lên nhưng không nhìn tôi, chỉ nói:
– Thưa Cha, con khó nói lắm.
Tôi trả lời:
– Nếu anh không nói được thì tôi không ép. Nhưng điều thắc mắc này sẽ
theo tôi xuống mồ.
Trong lần đó tôi cũng nói với Bùi Đình Thi là anh phải tới quỳ lạy trước
bàn thờ và di ảnh của anh Đặng Văn Tiếp để xin tha tội. Tôi có cho số điện
thoại của anh Đặng Văn Thụ là em của anh Tiếp ở Maryland. Sau này được biết Bùi
Đình Thi có gọi anh Thụ xin tới nhà để lạy bàn thờ anh Tiếp, nhưng anh Thụ từ
chối và nói: “
Xin hãy để cho hương hồn anh tôi được nghỉ yên!
Chỉ khoảng mười lăm phút sau tôi đứng lên từ giã. Ba ly coca-cola vẫn còn
nguyên không ai động tới. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên và duy nhất giữa tôi
và Bùi Đình Thi. Anh Đạt có đem máy chụp hình theo để chụp hình làm kỷ niệm
trong dịp này, vì tôi muốn có hình đó. Trong hình, một tay tôi bắt tay Bùi Đình
Thi và tay kia quàng cổ anh ta.
Lê Sơn ẵm cháu Linh đứng bìa phải còn vợ BĐT đứng bên trái đang tươi cười
vịn lên vai tôi. Đối với người khác bức hình này rất bình thường, nhưng đối với
tôi đây là một bức hình lịch sử của cuộc đời tôi. Biến cố ngày tôi đến gặp và
tha thứ cho tên sát nhân Bùi Đình Thi, một con người đã quyết tâm giết chết tôi
trong nhà tù cộng sản.
Sau lần đến gặp và tha thứ cho Bùi Đình Thi một cách vô điều kiện đó,
trong lòng tôi mới được thảnh thơi.
Nhân viết lại chuyện này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc tư tưởng sau đây.
Cảnh tôi gặp lại Bùi Đình Thi tại California sau 15 năm, khi mà hoàn cảnh và vị
thế xã hội của hai người đã đổi khác, đã cũng cố thêm cho câu người đời thường
nói “Trái Đất Tròn”. Vì “Trái Đất Tròn” nên mỗi người chúng ta, nhất là những
người hiện đang có quyền thế, phải biết hành xử với những người khác thế nào,
nhất là kẻ đang sa cơ thất thế, để sau này nếu có gặp lại sẽ không có cảnh ngỡ
ngàng, nặng nề cay đắng và khó xử như cảnh Bùi Đình Thi ngồi khoanh tay cúi gầm
đầu trước mặt tôi trong lần tái ngộ.
Phần tôi cũng rất khổ tâm khi phải ngồi đối diện với Bùi Đình Thi, một
con người mà tôi không bao giờ muốn gặp lại. Ước mong rằng, chuyện xảy ra cho
tôi sẽ là bài học cho những người khác, nhất là cho những ai đã theo dõi Bút Ký
TÔI PHẢI SỐNG.
***
Toàn bộ câu chuyện “NGÀY TÔI GẶP LẠI BÙI ĐÌNH THI” tôi có ghi lại ở Video
42/42 trong Sách Nói TÔI PHẢI SỐNG.
Trước khi dứt lời tôi muốn cám ơn cháu Phan Liên một lần nữa vì đã gợi ý
để tôi có dịp trình bày lại toàn bộ bức tranh “Trái Đất Tròn” về hoàn cảnh
trong tù cộng sản và những tình tiết chung quanh mà không mấy người bên ngoài
có dịp để biết.
LM NGUYỄN HỮU LỄ G
No comments:
Post a Comment