20230819 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Hội luận Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin
Vào ngày
28/4/2023, bà Nazila Ghanea, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn
giáo hay Niềm tin, cùng một số báo cáo viên đặc biệt khác, đã gửi thư tố giác đến
nhà nước Việt Nam. Lá thư tố giác việc nhà nước Việt Nam đe dọa, bắt giữ tùy
tiện, và cấm xuất cảnh những người tìm cách tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo và
Tín ngưỡng Đông Nam Á, và cũng nhắc tới “các hành vi đe dọa hoặc trả thù với
bất kỳ cá nhân hoặc người bảo vệ nhân quyền nào tìm cách hợp tác với LHQ, các đại
diện và cơ chế của tổ chức này trong lĩnh vực nhân quyền, và các đại diện ngoại
giao nước ngoài”.
Nhân
Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin (22/8
hàng năm), BPSOS sẽ tổ chức một cuộc hội luận đặc biệt với bà Nazila Ghanea để
các cộng đồng tôn giáo trong nước có cơ hội trình bày trực tiếp về thực trạng
đàn áp tôn giáo họ đang phải đối diện.
Buổi hội
luận sẽ bắt đầu lúc 8 giờ tối (giờ Việt Nam) ngày Chủ nhật 20/8/2023 (9am EDT,
giờ miền Đông Hoa Kỳ).
Chương
trình sẽ được phát trực tiếp tại:
https://www.facebook.com/events/1043951593197228/
Chiến
thắng pháp lý của Thánh Thất Cao Đài Mountain View là chiến thắng chung của
người Việt trong thế giới tự do trước Nghị Quyết 36
Yếu tố “cấu kết” cho phép luật RICO trừng phạt những kẻ núp trong bóng tối “ném đá giấu tay”
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 17
tháng 8, 2023
Phán quyết của toà
án Texas ở Dallas ngày 16 tháng 8, 2023 đã bẻ gãy một mũi nhọn hết sức hung
hiểm của Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sau khi giải thể Hội
Thánh của Đạo Cao Đài, Đảng Cộng Sản ra quyết định dựng lên một chi phái đóng
giả làm hội thánh của Đạo Cao Đài, được điều hành bởi “Hội đồng chưởng quản và
một số chức sắc tương đối có uy tín nhất trí với chủ trương của Đảng, Nhà
Nước…”. Xem tài liệu “mật” ngày 30 tháng 9, 1996 của Ban Dân Vận, Ban
Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2019/08/Huong-Dan-319-1996.pdf
Ghi chú: Nhiều tài liệu
liên quan khác của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có thể truy cập tại
đây:
https://dvov.org/the-real-cao-dai/
Kết quả là một chi
phái Cao Đài hoàn toàn mới được ra đời và ra mắt năm 1997. Chúng tôi gọi họ là
“Chi Phái 1997” để phân biệt với Đạo Cao Đài, được hình thành năm 1926.
Nhà nước Việt Nam đã
sử dụng Chi Phái 1997: (1) làm công cụ để khống chế và khuất phục tín đồ Cao
Đài ở Việt Nam, (2) đánh lừa quốc tế là tôn giáo Cao Đài được tự do hoạt động.
Với sự bảo kê của đảng và nhà nước cộng sản, trong 10 năm sau đó chi phái này chiếm luôn danh xưng của tôn giáo Cao Đài và được nhà nước trao quyền sở hữu Toà Thánh và tất cả cơ ngơi của Hội Thánh Đạo Cao Đài trước đây. Kế đến, họ cưỡng chiếm hầu hết số hơn 300 thánh thất Cao Đài, thường bằng bạo lực và với sự hợp lực của công an và chính quyền địa phương. Các hành vi tội phạm của Chi Phái 1997 đối với tín đồ Cao Đài ở Việt Nam được đúc kết trong tài liệu:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2018/09/1997-SectChi-Ph%c3%a1i-12SEPAUG2018.pdf
Hình 1 –
Bản chụp lại từ trang web của Chi Phái 1997: https://caodai.com.vn/vn/news-detail/hoi-thanh-cong-nhan-chuc-viec-hai-ngoai.html
Năm
2010, Chi Phái 1997 bắt đầu kế hoạch xâm nhập để khống chế khối tín đồ Cao Đài
ở hải ngoại. Bản tin ngày 25 tháng 11, 2010 của họ viết: “… đồng đạo hải ngoại
đã bắt đầu tự động trở về phục tùng Hội Thánh, còn Nhà Nước CHXHCNVN qua Ban
Tôn Giáo Chính Phủ có thể xem như đã thành công thi hành Nghị quyết 36… Tóm
lại, đây là một biến cố rất quan trọng trong lịch sử Cao Đài Tòa Thánh Tây
Ninh.”
Năm
2011, họ thành lập Ban Đại Diện tại hải ngoại đặt trụ sở ở ngay Orange County,
California và do Ông Trần Quang Cảnh làm trưởng ban. Ông ta lập ra một tổ chức
phi lợi nhuận lấy tên là Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại và rồi lấy danh nghĩa
của tổ chức này để đăng ký danh xưng toàn đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ --- làm
thương hiệu riêng cho tổ chức. Đơn đăng ký ghi rằng tổ chức này trực thuộc Chi
Phái 1997.
Tháng 2 năm 2015, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cấp quyền sở hữu thương
hiệu tạm thời cho Chi Phái 1997. Tạm thời vì còn một số thủ tục giấy tờ chưa
hoàn tất.
Đầu năm 2018, văn phòng luật sư do BPSOS thuê để theo dõi mọi hành
vi của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ phát hiện việc làm của Ông Cảnh. Tháng 5 năm
2018, Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View ở Dallas, Texas khiếu nại và yêu cầu
Bộ Thương Mại huỷ quyền sở hữu thương hiệu của Chi Phái 1997.
Đây là quyết định quan trọng để bảo vệ đạo; bằng không, các tín đồ
Cao Đài và các thánh thất Cao Đài ở Hoa Kỳ, và ở tất cả các quốc gia có hiệp
ước về thương hiệu với Hoa Kỳ, phải tùng phục Chi Phái 1997 nếu tiếp tục dùng
danh xưng của tôn giáo mình.
Tháng 7 năm 2019, Bộ Thương Mại quyết định huỷ quyền sở hữu thương
hiệu. Kế hoạch chiếm danh xưng toàn đạo thất bại.
Bước đầu trong kế hoạch 3 bước, được BPSOS cùng với một số tín đồ Cao Đài đề ra đầu năm 2018, để vô hiệu hoá Chi Phái 1997 đã thành công.
Hình 2 -- Chi Phái 1997 bị huỷ quyền sở hữu danh xưng Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Đổ Toà Thánh Tây Ninh làm thương hiệu riêng, chụp từ trang mạng của US
Patent and Trademark Office
Bước 2: Chứng minh Chi Phái 1997 không là Đạo Cao Đài
Chi Phái 1997 bị huỷ thương hiệu vì lý do đơn giản: khai gian bị
lộ.
Khi đăng ký thương hiệu, Ông Trần Quang Cảnh khai rằng Chi Phái
1997 là Hội Thánh chính danh và chính thức của Đạo Cao Đài và họ đã sử dụng
danh xưng của tôn giáo Cao Đài từ năm 1946.
Trong đơn khiếu nại, Thánh Thất Mountain View chứng minh được rằng
Ông Cảnh, người chính thức đại diện Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ, đã khai gian vì Đạo
Cao Đài được hình thành năm 1926, nghĩa là 71 năm trước khi đảng và nhà nước
Cộng Sản Việt Nam dựng lên Chi Phái 1997, và ngay chính Thánh Thất Mountain
View cũng đã sử dụng danh xưng chung của toàn đạo trước đó.
Khi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ phán quyết huỷ quyền sở hữu thương hiệu
thì chính là khẳng định Chi Phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài. Điều này giúp
cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, nhiều chính
quyền Phương Tây, một số cơ quan LHQ và rất nhiều các tổ chức nhân quyền quốc
tế nhìn ra sự thật. Các báo cáo của họ sau đó đã gọi chi phái do nhà nước Việt
Nam dựng lên năm 1997 là Chi Phái 1997, chứ không lẫn lộn họ với Đạo Cao Đài nữa.
Bước 3: Chứng minh Chi Phái 1997 là tổ chức tội phạm
Bước này được hoàn tất nhờ phán quyết lịch sử của toà án Texas ở
Dallas ngày 16 tháng 8, 2023.
Vụ kiện này được dựa trên 2 căn cứ pháp lý liên đới với nhau: (1)
hành vi tội phạm chiếu theo luật RICO và (2) hành vi phỉ báng của một người có
dấu hiệu à nhân sự của Chi Phái 1997.
Luật RICO, viết tắt của Racketeer Influenced and Corrupt
Organizations, được Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành năm 1970. Nôm na, đó là luật chống
băng đảng mafia và các đầu đảng tội phạm. Trước khi có luật này, cánh tay pháp
lý của Hoa Kỳ không vươn đến được các băng đảng mafia đặt bản doanh ở ngoài Hoa
Kỳ. Với luật RICO, nạn nhân của băng đảng mafia có quyền kiện dân sự ngay cả
những tổ chức hoạt động ở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, miễn là:
1. Có yếu tố cấu kết giữa băng đảng mafia và những phần tử
khác
2. Có hành vi tội phạm hình sự được liệt kê trong luật RICO,
như gian lận bằng phương tiện bưu chính (mail fraud) hoặc viễn thông (wire
fraud), tống tiền, ảnh hưởng hay đe doạ nhân chứng, v.v.
3. Tái diễn hành vi tội phạm từ 2 lần trở lên
4. Gây thiệt hại cho người hoặc tổ chức ở Hoa Kỳ
Trong vụ kiện kể trên, Chi Phái 1997 là băng đảng mafia cấu kết
với chính Ông Nguyễn Thành Tám là thủ lãnh của băng đảng, với Ban Đại Diện tại
hải ngoại của Chi Phái 1997 do Ông Trần Quang Cảnh làm trưởng ban ở Orange
County, và với trang web “Hội Thánh Phục Quyền” được điều hành từ San Jose. Họ
đã gian lận bằng phương tiện viễn thông (wire fraud) khi nộp các chứng cứ giả
cho Bộ Thương Mại qua email và qua internet. Đây là lần thứ hai băng đảng mafia
chiếm dụng hoặc toan tính chiếm dụng danh xưng của Đạo Cao Đài. Lần thứ nhất là
năm 2007 khi nhà nước Việt Nam cho họ đổi tên từ một chi phái sang thành Hội
Thánh của Đạo Cao Đài. Lần thứ hai là khi Ông Cảnh đăng ký thương hiệu.
Việc khai gian với chính phủ Hoa Kỳ đã gây thiệt hại trực tiếp cho
nguyên đơn: tổn phí luật sư để khiếu nại huỷ quyền sở thương hiệu của Chi Phái
1997 là 124,000 USD. Số tiền này được ứng trước từ Quỹ Pháp Lý Cho Công Lý
(Legal Justice Fund) của BPSOS và mới được hoàn trả một phần.
Thực ra, băng đảng mafia này còn vi phạm nhiều tội hình sự khác
chiếu theo luật RICO nhưng vụ kiện chỉ tập trung vào tội wire fraud vì nó rất
hiển nhiên: Chính Bộ Thương Mại Hoa Kỳ xác nhận rằng băng đảng mafia này đã
khai gian, dẫn đến quyết định huỷ việc đăng ký thương hiệu.
Kết luận
Chi Phái 1997, để thực hiện Nghị Quyết 36 của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, đã mở văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ làm bàn đạp nhằm xâm nhập, khuynh loát
và khống chế các tìn đồ và nhiều thánh thất Cao Đải trên nước Mỹ. Họ tưởng đó
là khôn ngoan nhưng vô hình trung tự đặt mình vào phạm vi của luật pháp Hoa Kỳ,
trong đó có luật RICO.
Một nhóm nhỏ các tín đồ Cao Đài đã thành công trong việc phơi bày
bản chất của Chi Phái 1997 chẳng qua là một tổ chức tội phạm theo định nghĩa
của luật liên bang Hoa Kỳ. Thành quả này mang nhiều ý nghĩa:
1.
Quốc tế sẽ hiểu rõ thêm bản chất băng đảng tội phạm của Chi
Phái 1997.
2.
Từ nay, mọi người có thể, một cách rất chính đáng, gọi Chi
Phái 1997 là tổ chức tội phạm; Ông Nguyễn Thành Tám, giáo chủ của Chi Phái
1997, là thủ lãnh tội phạm; các chức sắc của Chi Phái 1997 ở trong và ngoài
Việt Nam là phần tử tội phạm cao cấp; và các cơ sở của họ là hang ổ tội phạm.
3.
Các nguyên đơn có thể chuyển thông tin và yêu cầu cho cơ
quan công lực Hoa Kỳ điều tra hình sự: Điểm lợi hại của luật RICO là cho phép
các thông tin thu thập qua vụ kiện dân sự được dùng để điều tra hình sự băng
đảng tội phạm và các kẻ đồng loã.
4.
Các tổ chức nhân quyền có thể yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ chế
tài các thủ lãnh và thành viên cao cấp của băng đảng mafia chiếu theo luật hiện
hành, và ở các quốc gia khác cũng có biện pháp chế tài tương tự.
5.
Các tôn giáo khác và cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói
chung hiểu cách theo dõi và trừng phạt kẻ thực hiện Nghị Quyết 36 mà dẫm đạp
lên luật pháp quốc gia sở tại.
Trong
những bài kế tiếp tôi sẽ trình bày khía cạnh “phỉ báng” của vụ kiện và cách
chúng tôi kết “phỉ báng” vào với luật RICO.
Thông
tin liên quan:
Chi Phái
Cao Đài 1997: hoàn toàn bị khống chế ở hải ngoại
Bảo vệ
thành công danh hiệu đạo, Thông Cáo Báo Chí
https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1478-2019-08-12-21-23-06.html
Tài liệu
văn khố liên quan Chi Phái 1997 do BPSOS thu thập: https://dvov.org/the-real-cao-dai/
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Ông Cao Hà Trực: 4 năm 7 tháng từ ngày cưỡng chế Vườn rau Lộc
Hưng
Hải Di Nguyễn
Nhân ngày 22/8, Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành
vì Tôn giáo hay Niềm tin (International Day Commemorating the Victims of Acts
of Violence Based on Religion or Belief), BPSOS sẽ có hai buổi hội luận về vấn
đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Một trong những chủ đề được nhắc tới tại sự kiện sẽ là vụ cưỡng
chế Vườn rau Lộc Hưng tháng 1/2019. Ông Cao Hà Trực và các cư dân khác của Vườn
rau Lộc Hưng đã bắt đầu khiếu kiện từ năm 1999.
Ngày 14/8/2023, tôi phỏng vấn ông Cao Hà Trực, nhìn lại 4 năm 7 tháng từ ngày Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế.
Vườn rau Lộc Hưng
Ông Cao Hà Trực sinh năm 1971, thuộc “thế hệ thứ ba của người di
cư từ miền Bắc vào miền Nam, sống từ năm 1954… và lập nghiệp tại Vườn rau Lộc
Hưng.”
Ông cho biết “Khi Bắc 54 chúng tôi chạy chế độ cộng sản vào miền
Nam, chúng tôi vào đây được Hội Thừa sai Paris, lúc bây giờ là bên quản lý
ruộng đất của bên tôn giáo, cấp chúng tôi đất để chúng tôi an cư lập nghiệp.”
Vườn rau Lộc Hưng ở phường 6, quận Tân Bình. Cư dân sống bằng trồng rau, và “hình thành nên nhà thờ và nhiều nhà nguyện, trong đó có Đài Đức Mẹ, gọi là Họ Mông Triệu.”
Theo lời ông, họ đã sống ở
đó từ năm 1954, và từ năm 1976 bắt đầu đóng thuế theo chủ trương nhà nước, “có
biên lai đóng thuế và sổ thuế”. Tuy nhiên, đến năm 1999, khi ông và nhiều người
khác đi kê khai nhà, đất theo nghị định mới, họ lại không được nhà nước công
nhận cơ sở pháp lý.
Bà con Vườn rau Lộc Hưng
bắt đầu đi kiện từ năm 1999.
“Đến năm 2001, họ có quyết
định… thu hồi đất của chúng tôi để làm dự án xây nhà cao tầng. Họ lấy đất của
chúng tôi, họ nói họ giao lại cho bưu điện, bởi vì họ nói đất của chúng tôi là
đất thuộc bưu điện.”
Ông nói “Trên thực tế đến
bây giờ, chúng tôi chưa bao giờ thấy tờ giấy nào nói Bưu chính Viễn thông có
chủ quyền trên đất của chúng tôi, theo như cơ quan nhà nước nói.”
Nhìn lại ngày cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng
Theo ông Cao Hà Trực cho biết, ngày 1/1/2018, bà con giáo xứ Lộc
Hưng nhận được thông báo “cưỡng chế xây dựng nhà trái phép”.
Ngày 4/1 và 8/1/2019, nhà nước Việt Nam đưa lực lượng tới cưỡng
chế đất và đập phá 503 căn nhà. Chỉ riêng nhà thờ và Đài Đức Mẹ được giữ
nguyên.
“Họ đưa khoảng sáu xe ủi trở lên, để họ ủi… họ đập bình địa nhà
cửa của chúng tôi, cũng như ruộng đất, hoa màu của chúng tôi đã sử dụng từ năm
1954 đến nay. Họ không cần biết bà con sống thế nào trên mảnh đất đó, hoặc nhà
ở thế nào, họ ủi bình địa. Họ cướp tài sản của chúng tôi, họ lấy, đến bây giờ
họ cũng không trả lại.”
Những người có nhà ở đó và chống đối cưỡng chế, như ông Cao Hà
Trực, đã bị trùm bao đen và bắt đi từ 5 giờ sáng. Những người phản đối bị nắm
đầu kéo tóc, bị đánh đập, trấn áp.
“Họ ủi bình địa, san bằng 48.000 mét vuông đất. Những gì ở trên mảnh đất, họ ủi sạch hết. Và đồ đạc thì họ lấy, họ chở đi đâu tôi không biết. Ngoài ra, khi họ ủi bình địa xong, có những sắt thép chúng tôi có, họ để cho cái bang, hàng trăm hàng ngàn cái bang, mang xe tới, tự nhiên hốt đồ của chúng tôi, hôi của… Vô đông như kiến, ai muốn lấy gì thì lấy, cướp tài sản của chúng tôi. Chính quyền cho phép họ lấy, chính quyền không can thiệp gì hết.”
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fda1fc26d-2f65-4e70-8aaa-f26e30840df0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692373928&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce3-f40001018d00&sig=RzGafiOjvqxjptwfbA_Rkg--~D
Các hình
ảnh lấy từ trang Facebook Vườn rau Lộc Hưng.
4 năm 7
tháng vừa qua
Theo ông
Cao Hà Trực cho biết, nhà cầm quyền đã gây khó khăn từ năm 2010.
“Từ ngày
xưa cho tới năm 2010, chúng tôi vẫn trồng rau, trồng trọt. Nhưng khi chúng tôi
đi khiếu kiện, chúng tôi không biết ý đồ của nhà cầm quyền như thế nào, họ đã
để nước mưa các nơi đổ dồn về cánh đồng của chúng tôi, cứ mỗi lần mưa là ngập
lụt. Chính quyền không giải quyết và không có cách cải thiện. Vì vậy chúng tôi
bị chết hết rau củ quả, chúng tôi không canh tác được.”
Những
gia đình ở phần đất cao hơn vẫn có thể trồng rau, còn những nhà khác phải
chuyển sang nuôi gia súc hoặc cho thuê nhà.
Đến
tháng 1/2019, nhà cầm quyền đến cưỡng chế đất, phá nát 503 căn nhà, san bằng
48.000 mét vuông đất, và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của hơn 100 gia đình.
“Khi nhà
nước ủi sập bình địa, có ba vấn đề xảy ra. Thứ nhất, họ phải đi thuê nhà.” Bà
con ở Vườn rau Lộc Hưng bị đẩy khỏi “nơi chôn nhau cắt rốn” và bị tách khỏi nhà
thờ và giáo xứ.
“Thứ
hai, họ bị mất việc làm.”
Nhiều người phải chuyển sang sống bằng nghề phụ hồ, hoặc làm giúp
việc. “Như tôi phải chạy xe ôm. Bởi vì tuổi như chúng tôi, không biết nghề gì
mới hết, ngoài ra phải đi khiếu kiện, nên chúng tôi chỉ còn cách là chạy xe ôm
để kiếm sống qua ngày.”
Vấn đề thứ ba, theo ông Cao Hà Trực, là về tinh thần.
“Sau khi họ cưỡng chế, tối hôm đó có một anh bị khủng hoảng thần
kinh, anh mang dao đâm vợ. Cuối cùng phải kêu bệnh viện đưa đi để chữa trị.
Tinh thần anh ấy nay đã tạm ổn, nhưng lâu lâu thời tiết nóng, anh ấy lại lên
cơn lại. Theo tôi biết có hai người [bị khủng hoảng tâm thần], đó là một trường
hợp như vậy.”
Đã bắt đầu từ năm 1999, ông Cao Hà Trực cùng khoảng 100 gia đình
tiếp tục khiếu kiện sau vụ cưỡng chế năm 2019—khi đi kiện gần, có khoảng 40, 50
người, khi đi xa như Hà Nội, khoảng 10 người trở xuống—nhưng đến nay vẫn “chưa
thấy gì sáng sủa”.
“Chính sách của nhà nước là, trên đổ dưới, dưới đổ trên, họ đá
bóng. Họ không có cơ quan nào giải quyết theo luật định.”
Ông đã giải thích về lịch sử của Vườn rau Lộc Hưng, nói về Hội Thừa
sai Paris, và nhắc đến Hiến pháp 1980, quy định “nguyên cư, nguyên căn, ai ở
đâu, người đó ở đó.” Ông cũng giải thích Vườn rau Lộc Hưng đã được “sử dụng ổn
định, lâu năm, không tranh chấp” và lẽ ra phải được nhà nước xác nhận cơ sở
pháp lý.
Tuy nhiên, họ chỉ “nói nhăng nói cuội” và “nói ngang nói ngược”.
“Ngay cả ông Phó Chủ tịch Thành phố là ông Nguyễn Văn Đua, khi tiếp chúng tôi,
cũng nói đất là đất của nhà nước, sau năm 1975 đương nhiên đất đai là của nhà
nước hết.”
Ông Cao Hà Trực cho biết cho tới nay vẫn chưa được đền
bù.
Còn những người nghèo ở Vườn rau Lộc Hưng?
Ông Cao Hà Trực cho biết Giáo xứ Lộc Hưng cũng giúp đỡ cưu mang
người nghèo và những người bị bỏ rơi ngoài xã hội, đặc biệt là thương phế binh
VNCH, “người ta gọi là người nghèo không ai dám đụng đến”.
Theo lời ông, các Cha của Dòng Chúa Cứu Thế lập nên chương trình
tri ân cho các thương phế binh VNCH và tìm được khoảng 7.000 ông sống rải rác
khắp nơi từ vỹ tuyến 17.
“Sau khi Cha Giám tỉnh của Dòng Chúa Cứu Thế được đổi đi, chương
trình tri ân thương phế binh không còn được hoạt động ở Dòng Chúa Cứu Thế nữa,
và các ông phải tiếp tục lang thang.”
Dòng Chúa Cứu Thế đưa 15-16 ông vào cánh đồng ở, và nuôi các ông.
Các Cha vẫn tìm cách này cách khác để hỗ trợ và tặng quà cho các thương phế binh
khác, còn những người được đưa vào cánh đồng là “những ông quá ngặt nghèo,
không thể đi về đâu được”.
Ông Cao Hà Trực cho biết “Sau khi nhà nước cưỡng chế, nhà nước đã
đẩy các ông ra ngoài, và các ông sống lây lất ngoài xã hội bây giờ.”
Hiện nay
Ông Cao Hà Trực trước Đài Đức Mẹ của Vườn rau Lộc Hưng
(2023).
Ông Cao Hà Trực vẫn tiếp tục đi kiện, tiếp tục lên tiếng, hy vọng
sẽ có ngày mọi chuyện được giải quyết thỏa đáng.
Thế nhưng hôm nay, 4 năm 7 tháng từ ngày Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế, và 24 năm từ lúc bắt đầu vụ kiện, mọi thứ đều vẫn mù mờ.
Historic
win for victims of religious persecution: Vietnam’s government-created Cao Dai
Sect and its suspected agent to pay $3.4 million to their victims
For
Immediate Press Release
Contact: bpsos@bpsos.org
August
16, 2023
Today,
the District Court of Dallas, Texas found that the Cao Dai sect created by the
Vietnamese government in 1997, and its leader, Mr. Nguyen Thanh Tam, have
“engaged in activities of which affect interstate or foreign commerce, and
directly conducted such enterprise’s affairs through a pattern of racketeering
activity, in violation of 18 U.S.C. § 1962(c), the Racketeer Influenced and Corrupt
Organizations Act.”
The RICO Act was passed by the U.S. Congress in 1970 to prosecute
the Mafia and organized crime bosses.
According to the ruling, the “1997 Sect” and its leader are
jointly and severally liable to plaintiffs for $50,000 in actual damages
and $150,000 in treble damages as stipulated by
RICO.
In addition, a resident of Louisville, Kentucky that many Cao Dai
followers in Vietnam believe to be a sect member was ordered to pay $3,195,000
in actual damages to the plaintiffs for defamation.
In 1997, the communist regime in Vietnam created a new Cao Dai
Sect to impersonate the Cao Dai Church, which it abolished a few years earlier.
The government transferred to this sect all religious facilities it confiscated
from the Cao Dai Church. Sect members, with the support of the police, then
proceeded to seize, often by force, some 300 Cao Dai temples.
“Of the
more than 300 Cao Dai temples in Vietnam, all but approximately 15 have been
seized by the government-sponsored 1997 Sect during the previous two decades.
In November, authorities in Long An Province allegedly set fire to a storeroom
on a farm owned by Sub-dignitary Hua Phi, which he believed was an act of
retaliation for meeting with U.S. diplomats in Ho Chi Minh City. Between April
20 and June 30, the 1997 Sect demolished at least 15 graves at Cuc Lac Thai
Binh Cemetery belonging to independent Cao Dai followers whose families refused
to join the 1997 Sect.”
US Commission on International Religious Freedom’s report
for the year 2018
The government
has shrewdly used this new sect as an instrument to suppress Cao Dai followers
who resist government control while making the international community believe
that the Cao Dai religion is thriving.
“Many
current occupants of the Cao Dai Religion’s ‘Holy See’ and temples are
practically thugs who harass, intimidate, and beat up Cao Dai followers for
defying their dominance,” Dr. Nguyen Dinh Thang, CEO and President of BPSOS,
explained.
To
extend its dominance over Cao Dai followers in the U.S., in 2011 the 1997 Sect
established an Overseas Representative Office in Orange County, California. In
2015 this office was granted temporary trademark registration of the Cao Dai
Religion’s official name by the U.S. Patent and Trademark Office.
With the support of BPSOS, the Cao Dai Temple of Mountain View in
Dallas fought back with a petition to cancel the said trademark registration
and successfully demonstrated that the 1997 Sect’s claimed ownership of the Cao
Dai Religion’s name since 1946 was fraudulent. On July 25, 2019, the trademark
registration was cancelled by the US Department of Commerce.
Meanwhile, to derail the Cao Dai Temple of Mountain View’s
petition for trademark cancelation, a suspected agent of the 1997 Sect launched
a vicious smear campaign against this temple, its Board Chair, and a newly
arrived Cao Dai follower who was a long-time victim of religious persecution in
Vietnam.
In August 2019, these three victims filed a lawsuit against the
suspected agent for defamation and against the 1997 Sect and its leader for
wire fraud under RICO.
Today’s historic ruling is the culmination of five long years of
legal battle to prevent the government-created 1997 Sect from stealing the name
and identity of the Cao Dai Religion.
“This legal victory is significant because it reveals the true nature of the 1997 Sect: a criminal organization. It also demonstrates that, using strategic litigation, victims can turn the table on their persecutors,” said Dr. Thang.
Plaintiffs
with Dr. Nguyen Dinh Thang (center) and legal counsel Brian Turner at the
courthouse, August 7, 2023
Chiến
thắng pháp lý lịch sử cho các nạn nhân của sự bách hại tôn giáo
Chi
Phái Cao Đài 1997 ở Việt Nam phải bồi thường thiệt hại 205,000 USD
Chân
tay của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ phải bồi thường 3,195,000 USD
Thông
Cáo Báo Chí
BPSOS,
ngày 16 tháng 8, 2023
Hôm nay,
Toà Án Texas ở Dallas phán quyết rằng Chi Phái Cao Đài do nhà nước Việt Nam
dựng lên năm 1997 là một tổ chức tội phạm chiếu theo luật Racketeer Influenced
and Corrupt Organizations (RICO). Được ban hành năm 1970, đây là luật chống
băng đảng tội phạm bao gổm cả các băng đảng hoạt động ở ngoài Hoa Kỳ nhưng có
hành vi tội phạm ở Hoa Kỳ.
Theo phán quyết, chi phái Cao Đài này cùng với người đứng đầu là Ông Nguyễn Thành Tám phải đồng trách nhiệm bồi thường 50,000 USD thiệt hại, 150,000 USD trừng phạt, và 5,000 USD luật sư phí cho 3 nguyên đơn là Thánh Thất Cao Đài Mountain View ở Dallas, Ông Bùi Văn Quan là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của thánh thất này, và Ông Dương Xuân Lương là một tín đồ Cao Đài từng bị tù đày và bị truy nã ở Việt Nam do tranh đấu bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Hình 1 -- Từ trái: Ông Bùi Văn Quan, Ông Dương Xuân
Lương, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Ông Lê Minh Đạo đại diện Thánh Thất Mountain
View, và Luật sư Brian Turner đại diện các nguyên đơn, tại toà án ngày 7 tháng
8, 2023
“Phán quyết này mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên một tổ
chức tôn giáo hoàn toàn do một nhà nước cộng sản dựng lên bị toà án ở Hoa
Kỳ tuyên bố là tổ chức tội phạm,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ
Tịch BPSOS, giải thích. “Đây là tin mừng cho toàn thể 4 triệu tín đồ Cao Đài bị
tổ chức tội phạm này bách hại trong suốt 25 năm qua.”
Nguồn căn của vụ kiện la do năm 2014 Chi Phái 1997 đăng ký và được
Bộ Thương Mại cấp quyền sở hữu tạm thời danh xưng chính thức của Đạo Cao Đài --
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ -- như thương hiệu riêng của họ. Với sự hỗ trợ về kỹ
thuật và tài chính của BPSOS, tháng 5 năm 2018, Thánh Thất Mountain View ở
Dallas nộp đơn yêu cầu Bộ Thương Mại huỷ thương hiệu.
Tháng 1 năm 2019, Ông Nguyễn Quốc Dũng, người mà nhiều tín đồ Cao
Đài ở trong nước khẳng định là người của nhà nước được cài cắm sang Hoa Kỳ nhằm
gây nhiễu loạn hàng ngũ tín đồ Cao Đài ở hải ngoại, bắt đầu đánh phá nỗ lực này
bằng loạt bài phỉ báng Thánh Thất Mountain View, Ông Quan, Ông Lương, BPSOS và
Ts. Nguyễn Đình Thắng.
Tháng 7, 2019, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố huỷ thương hiệu đã cấp
tạm cho Văn Phòng Đại Diện ở Hải Ngoại của Chi Phái 1997, đặt bản doanh tại
Orange County, California vì Thánh Thất Mountain View chứng minh được là mình
đã sử dụng danh xưng chung của Đạo Cao Đài từ trước khi Chi Phái 1997 được nhà
nước Việt Nam khai sinh năm 1997. Hành vi gian lận này là một tội hình sự dưới
luật RICO.
Toà cũng phán quyết là Ông Nguyễn Quốc Dũng, cư dân Louisville,
Kentucky, phải bồi thường 720,000 USD cho Thánh Thất Mountain View, 925,000 USD
cho Ông Bùi Văn Quan và 1,550,000 USD cho Ông Dương Xuân Lương vì tội phỉ báng.
Ngoài ra, hai Ông Đặng Phước Reng và Phạm Văn Hiến, ở ngay trong
Thánh Thất Mountain View, đồng ý chính thức xin lỗi các nguyên đơn vì đã vô
tình tiếp tay với Nguyễn Quốc Dũng khi chuyển các thông tin mang tính phỉ báng.
BPSOS đã hỗ trợ tinh thần, kỹ thuật và tài chánh cho cả nỗ lực yêu
cầu huỷ bỏ thương hiệu trước đây và vụ kiện vừa có phán quyết ngày hôm nay.
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Việt
Nam trả lời Báo cáo viên Đặc biệt LHQ, nói Việt Nam “không có người bản địa”
Hải Di
Nguyễn
Ngày 9/8
là Ngày Quốc tế Dân tộc Bản địa Thế giới (International Day of the World’s
Indigenous Peoples).
Trong thư phản hồi của
Việt Nam ngày 27/7/2023 cho thư tố giác của Báo
cáo viên Đặc biệt LHQ ngày 6/9/2022, họ nói Việt Nam không có người bản địa, và
cũng không có cái gọi là người Thượng bản địa (indigenous Montagnards).
Việt Nam cũng phủ nhận có đàn áp người Thượng về vấn đề tôn giáo.
Nhóm Tin lành Buôn
Dhiă cầu nguyện cho các nạn nhân bị bách hại vì lý do tôn giáo
22/8/2022.
Thư tố giác nói gì?
Thư tố giác được ký bởi bà
Nazila Ghanea (Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng), ông
Mumba Malila (Phó trưởng nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện), ông Clement
Nyaletsossi Voule (Báo cáo viên Đặc biệt về quyền tự do hội họp ôn hòa và lập
hội), và ông Fernand de Varennes (Báo cáo viên Đặc biệt về các vấn đề thiểu
số).
Thư nhắc tới cáo buộc rằng
ông Čung Niê, ông Y Thinh Niê, và ông Y Don Niê, ba người Thượng theo đạo Tin
lành, bị đàn áp, bắt giữ tùy tiện, và tra hỏi không có luật sư, khi họ có các
hoạt động cho Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân của hành vi bạo lực liên
quan đến tôn giáo hoặc tín ngưỡng (22/8 hàng năm).
Thư tố giác cũng nói những
hình phạt với ông Čung Niê, ông Y Thinh Niê, và ông Y Don Niê “không phải là
trường hợp cá biệt” và trước đây chính quyền Việt Nam đã “bắt giữ, thẩm vấn, và
đe dọa thành viên các nhóm tôn giáo độc lập khác nhau” khi tưởng niệm ngày này.
Họ nhắc tới một số trường
hợp khác như ông Y Phô Êban, ông Y Siu Loar, ông Y Khen Buondap của các hệ phái
Tin lành; và các tín đồ Cao Đài độc lập.
Việt Nam phản hồi
như thế nào?
Trong thư phản hồi
ngày 27/7, Việt Nam phủ nhận mọi cáo buộc và nói ở Việt Nam “không ai bị bắt giữ
tùy tiện hay trừng phạt vì thực hiện các quyền tự do hợp pháp, bao gồm quyền tự
do tín ngưỡng và tôn giáo, tự do ngôn luận và quan điểm, tự do hội họp và lập
hội.”
Về ba ông Y Cung
Niê, Y Thinh Niê, Y Don Niê, nhà nước Việt Nam cáo buộc họ có “những hoạt động
phức tạp liên quan đến tổ chức FULRO [nguyên văn viết là FURLO]”.
Như đã viết nhiều
lần trên Mạch Sống (trong bài viết về Y Phic H’dok, Y Quynh Buondap, Y Arôn Êban, Y Dú Ksơr…), các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên,
khi bị chính quyền địa phương bắt giữ, đều luôn bị tra hỏi về FULRO và bị cáo
buộc là hoạt động cho FULRO, dù họ đều khẳng định không có.
Thư phản hồi của nhà
nước Việt Nam nói công an địa phương mời ba ông Y Cung Niê, Y Thinh Niê, và Y
Don Niê lên làm việc và đó “là hoạt động bình thường của lực lượng công an Việt
Nam” – “việc mời công dân lên nói chuyện không phải là bắt bớ nên theo luật
không bắt buộc phải có luật sư”.
Phủ nhận đàn áp các
nhóm Cao Đài và Tin lành, thư khẳng định nhà nước Việt Nam “bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân, quyền theo hoặc không theo tôn giáo, bảo
đảm bình đẳng và không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng, và có
luật pháp bảo vệ hoạt động của các tổ chức tôn giáo.”
Việt Nam
có người bản địa không?
Thư phản
hồi nói “ở Việt Nam không có người bản địa, cũng không tồn tại cái gọi là
‘người Thượng bản địa’ (indigenous Montagnards).” Việt Nam nói Việt Nam có 54
sắc tộc cùng sinh sống, và từ “Montagnard” không được công nhận.
Trong phỏng vấn đăng trên
RFA Tiếng Việt ngày 5/7/2023, TS. Nguyễn Văn Huy, nguyên Giáo sư Phụ trách bộ
môn Dân tộc học khu vực Đông Nam Á, Phân khoa Nhân chủng, Dân tộc và Khoa học
Tín ngưỡng, Đại học Denis Diderot, Paris 7 (1995-1999) cho biết:
“Đất
nước mình tuy có lịch sử lâu dài, như người ta hay nói là 4000 năm, nhưng thực
ra rất là mới.
“Hơn
nữa, lịch sử lâu dài đó của Việt Nam thực sự chỉ tập trung ở phía Bắc, xung
quanh sông Hồng. Còn dải đất miền Trung thì mới chỉ được sát nhập vào lãnh thổ
Việt Nam sau này. Thanh Hóa, Nghệ An thì sớm hơn, còn từ Huế trở vào thì mới
nhập vào lãnh thổ Việt Nam mấy trăm năm nay. Miền Nam thì gia nhập trễ nhất, có
những khu vực mới nhập vào từ thế kỉ 19.
“Còn Tây
Nguyên thì thực tế chỉ được "hội nhập" vào lãnh thổ Việt Nam từ đầu
thế kỉ 20. Trước đó thì quyền lực các vương triều phong kiến đối với Tây Nguyên
rất lỏng lẻo, chỉ có tính chất tượng trưng, phủ dụ.
“Thành
ra, nếu mình nói cộng đồng người Thượng ở Tây Nguyên không phải là người bản
địa, hay người Khmer ở Miền Nam, người Chăm ở miền Trung không phải là người
bản địa chỉ là cách nói hồ đồ, khiên cưỡng, không đúng với sự thật.”
TS.
Nguyễn Văn Huy cũng nói:
“Ít nhất
đã từng có hai cơ chế tôn trọng quyền của người bản địa như vậy. […] Sau khi
Chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, ông Bảo Đại đặt ra quy chế "Hoàng
triều Cương thổ", tôn trọng tính tự trị của người bản địa ở Tây Nguyên và
các vùng miền núi phía bắc. […]
“Năm 1956, ở miền Bắc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố
Sắc lệnh số 268/SL ngày 7/1/1956 thành lập Khu Tự trị Việt Bắc. Nội dung của
Sắc lệnh này đã chứng tỏ rất rõ là Việt Nam có người bản địa, dù văn bản này
không nhắc tới khái niệm đó.”
Việt Nam đối xử với người bản địa như thế nào?
Người Thượng thôn K'rèn phản đối cưỡng chế đất làm dự án hồ
Tà Hoét ở Lâm Đồng năm 2023.
Anh Y Quynh Buondap, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công
lý, nói ngày 28/4/2023 “Bản thân tôi nhận thấy người Thượng ở Tây Nguyên chịu
nhiều thiệt thòi, con người bị phân biệt đối xử, đất đai bị chính quyền tước
đoạt, tôn giáo bị đàn áp.”
Anh Y Arôn Êban, người Êđê hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan, nói ngày
19/5/2023 “Mình thờ phượng Chúa, đi nhóm của hội thánh độc lập, nếu chính quyền
phát hiện được, họ mời lên đồn công an tra hỏi, thẩm vấn dù mình không làm gì
cả” và “họ cáo buộc mình tuyên truyền về Tin lành Đêga, xây dựng cơ sở ngầm của
FULRO.”
Thế nhưng khi ghi danh học Kinh Thánh ở Hội thánh Tin lành Miền
nam Việt Nam (được nhà nước Việt Nam công nhận), anh bị từ chối vì bị coi là
“phản động”.
Ngoài chuyện phân biệt đối xử và đàn áp về tôn giáo, người Thượng
cũng bị chiếm đoạt đất.
“Chính quyền hứa là hợp đồng 20 năm hoặc 30 năm hoặc 15 năm sẽ trả
lại cho người dân, nhưng sau giải phóng thì họ trưng dụng các đất đai đó… Người
Kinh từ phía bắc có quyền phát nương làm rẫy, còn những người tại chỗ phát
nương làm rẫy thì bị kiểm lâm và bị chính quyền tịch thu, bắt bỏ tù. Đó là
những vấn đề kỳ thị rất rõ ràng.”
Nhiều người Thượng khi tham gia biểu tình đòi lại đất đai và đòi
tự do tôn giáo bị giam giữ và đánh đập tra tấn.
Ông Y Dú Ksơr, người Êđê từ Phú Yên, nói ngày 26/5/2023 “họ đánh
tôi bằng dùi cui, vào xương sườn, xương sống… Họ cũng đá vào hòn dái, đánh vào
ngực, tát vào miệng… tôi cũng bị gãy răng.”
Ông cũng nói trong
một năm đó, ông bị nhốt trong hầm “tối tăm, mịt mù… Nhốt ở dưới lòng đất, mịt
mù, không thấy mặt trời mặt trăng, giống bị điên khùng luôn… Một hầm chỉ có một
người, không có hai, không có ba. Chỉ ở trong đó, ăn trong đó, kinh khiếp luôn.”
Sau vụ xả súng ngày
11/6
Ngày 11/6/2023 vừa
qua, đã có vụ xả súng tấn công trụ sở công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng, bao gồm công an xã, cán bộ xã, và
người dân. Chánh văn phòng Bộ Công an Đặng Hồng Đức được dẫn lời là “nguyên
nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, một số nghi phạm FULRO [bài gốc viết
là Fulro] lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh
với dân tộc thiểu số.”
Trong một bài viết ngày 13/7, tôi
đã viết về chuyện người Thượng bị ảnh hưởng như thế nào sau vụ xả súng.
Anh Y Phic H’dok,
đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, nói “Việt Nam cần cởi mở và làm
rõ ràng để các báo chí và quốc tế cùng tham gia điều tra làm rõ vụ việc.”
Anh Y Quynh Buondap
cũng nói “tôi hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ có một thái độ tôn trọng hơn và ít
phân biệt đối xử hơn, lắng nghe ý kiến của người Thượng bản địa và lắng nghe
những mong muốn của họ để họ được có quyền nói lên những bức xúc hoặc những vấn
đề họ đang cần giải quyết, phải giải quyết đúng vấn đề nguyện vọng của họ…”
No comments:
Post a Comment