Từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 04 năm
1972, địch mở màn bằng các trận đánh dương Đông kích Tây dọc trên Quốc Lộ 22,
phía Bắc Tỉnh Tây Ninh. Địch tung vào trận chiến đơn vị C.30 B, gồm 2 Trung
Đoàn (Trung Đoàn 24 Địa Phương và Trung Đoàn 271 tân lập), 2 Tiểu Đoàn Đặc
Công, và một đơn vị Thiết Giáp (gồm 6 chiếc M.41 và M.113, chiến lợi phẩm chiếm
được của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà), được tăng cường thêm 1 Tiểu Đoàn súng cối
và phòng không 12 ly 7. Mục đích là để tạo thế NGHI BINH cầm chân Sư Đoàn 25 Bộ
Binh Việt Nam Cộng Hoà đang có trách nhiệm bảo vệ các Tỉnh/Tiểu Khu: Tây Ninh,
Hậu Nghĩa và Long An. Thật sự Tây Ninh chỉ là DIỆN, BÌNH LONG (An Lộc) mới thực
là ĐIỂM.
Mặt trận An Lộc được khởi diễn vào
chiều ngày 04 tháng 04 năm 1972 khi CT. 5 xuất phát từ vùng phía Bắc Biên Giới
Cambodia, xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, tấn công Quận Lỵ Lộc Ninh
thuộc Tỉnh Bình Long (30 cây số Bắc An Lộc) rồi tiếp đến tấn công vào Tỉnh Lỵ
Bình Long vào những ngày kế tiếp.
Trận chiến An Lộc năm 1972 đã được
tượng hình từ năm 1971. Sau những cuộc Hành Quân có tên Toàn Thắng của Quân Khu
III, do cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí phát động, dự định đổ quân lên Kratié (một Tỉnh
cực Bắc, cạnh bên dòng sông Cửu Long của nước Cambodia), để tiêu diệt Cục “R“,
bản doanh đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nơi đây cũng là căn cứ tiếp
liệu quan trọng cho các Công Truờng quân chính quy Bắc Việt CT. 5, CT. 7, CT.9,
đang hoạt động và trú ẩn trong các khu đồn điền cao su rộng lớn (Chup, Đam Be,
Mi Mốt), nằm dọc theo Quốc Lộ số 7, trên lãnh thổ Cambodia.
Tướng Đỗ Cao Trí đã dồn ép và rượt
đuổi Cục “R” đang đặt bản doanh tại Đồn Điền cao su Mi Mốt buộc phải rút chạy về
Kratié.
Nhưng không may,
Tướng Đỗ Cao Trí bị tử nạn đột ngột, vì chiếc máy bay của Ông bị nổ tung trên
không, khi vừa mới cất cánh từ Bộ Chỉ Huy tiền phương của Quân Đoàn (Tỉnh Tây
Ninh), bay ra thanh sát mặt trận tại chiến trường ngoại biên. Cái chết đầy bí ẩn
này cho đến bây giờ cũng không ai biết đích xác do từ nguyên động lực nào đã
gây ra tai nạn tử vong cho một “Danh Tướng” kỳ tài Đỗ Cao Trí.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, đang
giữ chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, được Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định thay thế Vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba, quyết
tâm chống Cộng và đầy lòng yêu nước đó.
Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, để
bảo toàn lực lượng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh buộc lòng có quyết định cho lệnh
rút quân ra khỏi vùng lãnh thổ Cambodia về nội địa Việt Nam Cộng Hoà.
Cuộc lui quân được Cộng quân biết
trước do nguồn tin cao cấp mật báo (?), chúng cấp thời tổ chức một trận địa phục
kích trong khu rừng đồn điền cao su Đam Be, và phía Nam Quận lỵ Snoul, dọc theo
Quốc Lộ 13, trên lãnh thổ Cambodia, gây cho đoàn quân triệt thoái thiệt hại khá
nặng.
Sau cùng, cuộc lui quân cũng được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971.
Cho đến tháng 04 năm 1972, khi Cộng quân phát động cuộc tiến công xâm lấn
vào lãnh thổ Quân Khu III, tại lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh đã có Liên Đoàn 3 Biệt Động
Quân (là lực lượng trừ bị của Quân Khu 3 rút từ Cambodia về). Liên Đoàn 3 Biệt
Động Quân được trực thăng vận tăng cường cho chiến trường An Lộc vào những ngày
đầu của trận chiến; đã có mặt tại phía Bắc Quận Lộc Ninh khi chiến trận bùng nổ;
Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang trấn giữ tại căn
cứ hoả lực Cầu Cần Lê (15 cây số phía Bắc An Lộc); Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5
Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, sau trận Snoul, chỉnh trang lại hàng ngũ, bổ sung
quân số đầy đủ, được tăng cường cho mặt trân An Lộc, có mang theo trên 2000
súng phóng hoả tiễn cầm tay M.72 (do Hoa Kỳ chế tạo), đơn vị nầy là nguyên động
lực chính xoay chuyển “thế trận”…
Trận Chiến An Lộc được khởi diễn
ngày 04 tháng 04 năm 1972, và được xem như kết thúc vào ngày 07 tháng 07 năm
1972. Được đánh dấu là:
Ngày toàn thắng của Quân Dân Cán
Chính Việt Nam Cộng Hoà tại Tỉnh Bình Long An Lộc sau 93 ngày đêm chiến đấu
không ngừng nghỉ,
Ngày mà cả 4 Công Trường quân Cộng
Sản Bắc Việt bị Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long đánh tan nát; gây kiệt quệ cả
về tinh thần lẫn khả năng tác chiến và buộc phải tức tưởi âm thầm rút lui ra khỏi
trận chiến, với sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như chiến cụ và quân dụng,
Ngày mà toàn thể Quân Dân Cán
Chính Tỉnh Bình Long đón chào vị nguyên thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Đội,
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng phái đoàn cao cấp, đáp trực thăng xuống An Lộc,
để ủy lạo và tưởng thuởng cho những chiến sĩ hữu công, an ủi và thăm hỏi dân
chúng Tỉnh Bình Long, trong lúc vẫn còn đạn pháo kích của Cộng Quân rơi vào
thành phố. Tổng Thống Thiệu và phái đoàn đã xót xa nhìn tận mắt một Thị Xã nhỏ
bé,
với diện tích khoảng 4 cây số
vuông, bị đổ nát bởi trên 200.000 quả đạn pháo đủ loại, vẫn còn loang lổ trên mặt
đất, xen lẫn mùi thuốc súng và mùi hôi thối của xác chết (Người và Vật) đâu đó
xông lên,
Ngày mà tất cả Quý Vị có mặt
trong phái đoàn tháp tùng với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gồm nhiều Tướng Lãnh
Việt, Pháp, vào ủy lạo Chiến Sĩ và Đồng Bào Tỉnh Bình Long, đã chứng kiến tận mắt
chiến tích oai hùng này. Sự chiến đấu kiên trì của Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình
Long đã giáng trả cho đoàn quân xâm lược Cộng Sản Bắc Việt một trận để đời. Kết
quả của trận chiến An Lộc thật là “kỳ diệu”, đã làm đảo ngược những tiên đoán của
các nhà Quân Sự và các giới quan sát Tây Phương đang có mặt tại Sài Gòn trong
thời gian đó. Tướng Vanuxem của Pháp, người từng tham gia trong cuộc chiến Việt
Nam, từng là Tư Lệnh Quân Khu Tả Ngạn Sông Hồng Bắc Việt trước năm 1954, đã ví
trận chiến An Lộc như một Điện Biên Phủ thứ nhì, một trận chiến có tầm quyết định
cho Hoà Đàm Ba Lê (1972), tương tự như Điện Biên Phủ đã quyết định cho Hoà Đàm
Genève năm 1954. Lần này lịch sử đã không tái diễn như trận Điện Biên Phủ, Tướng
Vanuxem phát biểu: “giới quan sát và dư luận Quốc Tế rất đỗi ngạc nhiên trước một
kỳ công to tát của toàn Quân và toàn Dân Việt Nam Cộng Hoà tại An Lộc, là một
chiến tích vĩ đại, điển hình, để nói lên tinh thần chiến đấu hào hùng, kiên cường
bất khuất, bằng quyết tâm chống Cộng Sản, bảo vệ lý tưởng Tự Do Dân Chủ cho Miền
Nam Việt Nam”. Trận chiến An Lộc, một trận chiến lẫy lừng về trình độ tác chiến
phòng ngự, đã đi vào Quân Sử một cách vẻ vang,
Ngày mà vị lãnh đạo Quốc Gia Việt
Nam Cộng Hoà quỳ trước nghĩa trang của Biệt Cách Dù ngậm ngùi cầu nguyện trước
Anh Linh của 68 Chiến Sĩ Biệt Cách Dù và hàng ngàn các chiến sĩ thuộc các Quân
Binh Chủng khác đã bỏ mình vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc,
Ngày mà hai câu thơ của Cô Giáo Pha
được đi vào lịch sử của trận CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972:
AN LỘC ĐỊA SỬ GHI
CHIẾN TÍCH
BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC
VONG THÂN
(1) Tổng hợp tài
liệu tham khảo của:
- “Thiết Giáp! The Battle of An
Lộc, April 1972”, Tác Giả: Trung Tá James H. Willbanks. (Tài liệu này đang được
giảng dạy tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Hoa Kỳ Fort Leavenworth).
- “The Easter Offensive of
1972”, Tác Giả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Do Trung Tâm Quân Sử thuộc Bộ Quốc
Phòng Hoa Kỳ xuất bản năm 1980).
(2) Tổng hợp tài
liệu của :
- “Chiến Sử Trận Bình Long” (Do
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà/Phòng 5/Khối Quân Sử thực hiện),
phát hành năm 1973.
- Tác phẩm “Trung Đoàn 8 Bộ Binh
và Trận Chiến An Lộc (Mùa Hè 1972)”, Tác Giả Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, cựu
Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh (1972), nguyên Tư Lệnh
Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1975).
(Còn tiếp)Trận chiến An Lộc trên
bàn mổ WSAG
Sources
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources
Abbreviations and Terms
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms
Persons
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons
Note on U.S. Covert Actions
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note
Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)
Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)
Document 2
Foreign Relations of the United States,
1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975
2. Minutes of Washington Special
Actions Group Meeting1
Washington, January
29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2
No comments:
Post a Comment