Friday, January 28, 2022

20220128 An Loc Chien Su 1972 Phan 22

20220109 An Loc Chien Su 1972 Phan 22


South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

https://www.loc.gov/collections/general-maps/

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:geography+and+map+division

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:american+memory

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:catalog

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

Xom Ruong-6331-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

164/ 421
10- 4 KHÔNG QUÂN VIỆT & MỸ PHỐI HỢP, TIẾP TẾ “THẢ DÙ” CHO CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC:

Từ nghìn xưa cho đến ngày nay, vấn đề Tiếp Vận cho một đoàn quân tấn công, hay tiếp tế cho một cứ điểm trong tư thế phòng thủ, luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của Chiến Trường.

Về mặt trận An Lộc, việc tiếp tế bằng đường bộ hoàn toàn bị bế tắc ngay từ lúc đầu khi khởi phát trận chiến. Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã khống chế Quốc Lộ 13, từ An Lộc qua khỏi Quận Chơn Thành đến Ấp Bầu Bàng, bằng một lực lượng cấp Sư Đoàn, đóng chốt được bảo vệ bởi pháo binh tầm xa có tọa độ sẵn, và một hệ thống phòng không dày đặc, (các loại cao xạ 12 ly 7, 37 ly, hoả tiễn cầm tay SA-7) kể cả các chiến xa phòng không cơ động.

Vì không thể tiếp tế được bằng đường bộ, nên phía Việt Nam Cộng Hoà phải nghĩ đến phương cách tiếp tế bằng trực thăng Chinook, rồi đến việc tiếp tế bằng cách thả dù, do các vận tải cơ C.119 và C.123 của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, lần hồi đến các vận tải cơ hiện đại C.130 của Không Lực Hoa Kỳ.

Biết bao máu xương và mạng sống của các Anh Hùng Không Quân Việt Mỹ đã đổ ra trong lúc thi hành các phi vụ “tiếp tế thả dù” cho Quân Dân An Lộc trong suốt thời gian chiến trận đựợc kể từ sau ngày 08 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972.

Chiếu theo Bản ước tính của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tại An Lộc, có khoảng 15,000 Quân Lính và thường dân Việt Nam Cộng Hoà, còn kẹt lại trong vòng lửa đạn giao tranh.

Nhu cầu tiếp tế cho 15,000 Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà, theo các chuyên viên tiếp vận Việt & Mỹ, thì mỗi ngày cần phải có khoảng 200 TẤN tiếp liệu, gồm đạn dược, thuốc men, lương khô, nước uống, xăng dầu, cùng nhiều thứ linh tinh khác. Danh sách được liệt kê như sau:

 140 tấn đạn dược đủ loại, nặng nhất là đạn pháo binh

 36 tấn lương khô và gạọ

 20 tấn nước lọc để uống

 4 tấn y dược và một số linh tinh khác.

Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, được sự tận tình phối hợp của Không Quân Hoa Kỳ, đã cố gắng thực hiện công tác tiếp tế đầy khó khăn và gian truân nầy, xuyên qua nhiều thời kỳ và những giai đoạn “nóng bỏng” của chiến trận.

A- Thời kỳ sơ khởi: Khi Cộng quân chưa biết phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tiếp tế bằng cách nào…Trong khi hệ thống phòng không của địch cũng chưa hoàn tất.

* Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, sử dụng Phi Đoàn 237 Chinook, phối hợp với Phi Đoàn 362 Chinook của Hoa kỳ, đã thực hiện đổ được 42 chuyến hàng tiếp liệu (mỗi chuyến tiếp tế được 3 tấn đồ tiếp liệu cho mỗi ngày).

Việc tiếp tế bằng Chinook trong vài ngày đầu được thuận lợi và trôi chảy. Tổng cộng tiếp tế cho Quân Dân trú phòng, tất cả được 137 tấn hàng, mặc dù chưa đạt được chỉ tiêu như mong muốn, nhưng cũng đủ dùng.

Không trình của các phi cơ Việt Mỹ lấy từ Nam lên Bắc, và hạ cánh tại ngay các bãi trống trong thị trấn hay trong vòng 2 cây số phía Nam An Lộc (dọc theo Quốc Lộ 13).

Cho đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, khi đoàn Chinook thuộc Phi Đoàn 237 Việt Nam Cộng Hoà vừa đáp xuống bãi đáp, pháo của Cộng Quân liền khai hoả, chiếc phi cơ đầu tiên do Phi Đoàn Trưởng Thiếu Tá Nguyễn Văn Hữu điều khiển bị trúng một quả 130 ly, phi cơ bị hoàn toàn hư hại cùng toàn thể phi hành đoàn đều “Tử Thương”, vài chiếc khác bị trúng miểng pháo. Việc tiếp tế được tiếp tục duy trì cho đến ngày hôm sau. Cường độ pháo kích càng lúc càng được gia tăng vào đoàn trực thăng Chinook. Mỗi khi nghe tiếng trực thăng, Đề Lô (cán binh quan sát điều chỉnh cho pháo binh tác xạ) của Cộng Sản chỉ điểm gọi pháo. Cộng quân còn thiết trí các giàn cao xạ 12 ly 7, khoảng 4 cây số Nam An Lộc để chận bắn đoàn Chinook tiếp tế, kết quả nhiều chiếc bị trúng đạn ..

Như vậy là Cộng quân biết được “hướng bay” của đoàn Chinook mang đồ tiếp tế đến cho Quân Dân An Lộc, nên huy động cả pháo tập lẫn phòng không, để ngăn chận không trình tiếp tế cho Quân Dân An Lộc. Thêm nhiều chiếc Chinook của Không Quân Việt Mỹ bị trúng đạn phòng không và miểng pháo. Vì lẽ đó, việc dùng các trực thăng Chinook để tiếp tế cho An Lộc không thể tiếp tục được nữa, và được đình chỉ.

B- Thời kỳ Cộng quân thiết lập xong hàng rào hoả lực phòng không, kể cả tăng cường Trung Đoàn cơ giới phòng không di động số 271 có thiết trí các khẩu đại liên phòng không 12 ly 7 và 37 ly.

Không Lực Việt Nam Cộng Hoà quyết định thay thế các Chinook tiếp tế bằng phương cách “thả dù”, do các vận tải cơ C.119 và C.123 thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ phi trường Tân Sơn Nhứt (Sư Đoàn 5 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà). Bay vào lúc ban ngày, ở cao độ 5,000 bộ.

Liên tiếp 3 ngày, kể từ ngày 14 tháng 04 năm 1972, có tất cả 27 vận tải cơ của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà thả dù được 135 tấn tiếp liệu, nhưng quân phòng thủ chỉ nhận được có 37 tấn mà thôi, cộng với 6 bành dù khi vừa chạm đất thì phát nổ!!, số còn lại đã bay lạc ra ngoài vùng địch kiểm soát.

Qua đến ngày 17 tháng 04 năm 1972, trong đoàn sáu chiếc C.119 và C.123 thả dù, tất cả sáu chiếc đều bị trúng đạn phòng không của địch, chiếc C.123 dẫn đầu bị nổ tung trên bầu trời An Lộc, cả phi hành đoàn đều bị tử vong, trong đó có con chim đầu đàn của Phi Đoàn là Trung Tá Nguyễn Thế Thân.

Công tác thả dù bằng các vận tải cơ C.119 và C.123 buộc phải tạm đình chỉ. Bộ Tư Lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, phải nghiên cứu lại độ cao cho các chuyến bay thả dù sao cho tương đối được an toàn cho phi hành đoàn và cho phi cơ, bằng cách bay ở cao độ 7,000 bộ.

Ở độ cao 5,000 bộ, dù còn bay lạc ra ngoài hơn phân nửa, còn bay ở độ cao 7,000 bộ thì những bành dù bay lạc ra vùng địch còn gia tăng hơn nhiều, có thể nói là mất khoảng 80%.

Đứng trước tình hình gần kề bế tắc, ngày 18 tháng 04 năm 1972, Bộ Tư Lệnh MACV của Hoa Kỳ quyết định cho Không Đoàn vận tải cơ C.130, có hệ thống thả dù rất tối tân, từ cao độ (vị trí phi cơ) đến việc ước tính chiều gió đến điạ điểm (toạ độ) dưới mặt đất, đều được ước tính bằng hệ thống điện tử (Computerized Aerial Drop System), thay thế cho Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, gánh vác trách nhiệm thả dù tiếp tế cho chiến trường An Lộc, bằng các vận tải cơ khổng lồ C.130.

Các Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Khu Bình Long, đảm trách việc liên lạc với phi cơ, chọn địa điểm thả dù, kiểm điểm số lượng hàng nhận được.

Địa điểm thả dù, được các cấp chỉ huy Việt Mỹ đồng thuận chọn “Sân vận động Tỉnh” để trắc nghiệm cho chuyến thả dù đầu tiên của C.130. Sân vận động chỉ rộng có 219 thước vuông. Bước đầu C.130 thả dù vào lúc “ban đêm”, phía dưới “sân vận động” được đốt lửa trong những thùng phuy. Sở dĩ chọn thả dù vào lúc ban đêm là để phòng không của địch không nhìn thấy phi cơ ở đâu mà khai hỏa.

Hai chiếc C.130, bay từ phía Đông Nam (tránh Quôc Lộ 13), ở cao độ 2,000 bộ. Trước khi gần đến mục tiêu, chiếc đi đầu bị trúng đạn phòng không của địch được đặt trên các thiết giáp di động, bị chao đảo, buộc phải bay là xuống thấp còn khoảng 600 bộ, và vội bấm nút thả hàng, trước đầu phi cơ bị phát hoả, và một bộ phận cánh bên phải bị hư hại, sau khi thả hàng, phi cơ được điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm. Còn chiếc thứ hai vội thay đổi hướng bay cố gắng bay đến gần cận mục tiêu và bấm nút thả (release) các kiện hàng, chiếc phi cơ nầy cũng bị phòng không của địch bắn phát hoả một động cơ bên trái, đạn phòng không còn xuyên thủng phi cơ sát hại một sĩ quan cơ khí và một phi công phụ. Còn lại viên phi công chính điều khiển ra khỏi vùng nguy hiểm. Chiếc thứ nhì này chỉ còn có hai động cơ còn hoạt động. Sau đó cả hai C.130 trắc nghiệm nầy được đáp an toàn xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong đêm. Trên hai chiếc C.130 có mang theo 26 tấn hàng tiếp liệu. Các Cố Vấn Mỹ bên dưới báo cáo là khộng nhận được một bành dù nào hết! Không hiểu các bành dù biến đi đâu, có điều biết chắc là không lọt vào tay địch.

Đêm kế tiếp, rút kinh nghiệm của chuyến bay trước, hai C.130 khác tiếp tục thả dù tiếp tế cho Quân Dân An Lộc tại cùng một địa điểm (sân vận động Tỉnh). Lần nầy được thành công mỹ mãn, đã thả được 26 tấn hàng, lọt ngay vào “sân banh”, các giới chức Mỹ và giới tiếp liệu của các đơn vị tử thủ cùng phân phối chia nhau đồng đều cho các đơn vị.

Bước qua ngày 19 tháng 04, hai chiếc C.130 khác lại tiếp tục thả dù tiếp tế, lần này, một C.130 sau khi thả hết các bành dù, bị trúng đạn phòng không của địch, khiến một động cơ phát hoả, và được phi công điều khiển hạ cánh trên vùng 2 cây số cạnh căn cứ Lai Khê, phi cơ bị hư hại khá nặng, nhưng tất cả phi hành đoàn đều được vô sự, được trực thăng bốc về Lai Khê an toàn.

Công cuộc thả dù ban đêm được thực hiện mỗi lần bằng hai chiếc C.130, được nối tiếp thành công liên tục, cho mãi đến đêm 24 tháng 04 năm 1972, một toán sáu chiếc, và qua đêm 25 tháng 04, thêm một đoàn 12 chiếc C.130, đồng loạt ồ ạt thả dù đổ hàng tiếp tế….Hai lần tập trung này, các phi cơ được lệnh tắt hết đèn hiệu, lấy không trình từ Nam Lên Bắc (khoảng giữa Quốc Lộ 13 và Đồi Gió) để tiến cận đến An Lộc.

Trong chuyến thả dù tiếp tế vào đêm 25 tháng 04, một trong 4 chiếc phi cơ dẫn đầu bị trúng đạn phòng không của địch, mất thăng bằng, rơi cạnh vùng 2 cây số Nam An Lộc, phát nổ, cả phi hành đoàn 8 người đều tử nạn.

Từ sau chuyến thả dù đêm, chiếc C.130 bi trúng đạn phòng không của địch bắn hạ và phát nổ, sát hại tất cả phi hành đoàn, Bộ Tư Lệnh MACV, cho lệnh tạm ngưng những phi vụ thả dù đêm kế tiếp (còn khoảng thêm 10 chuyến thả dù được đình chỉ).

Cho đến ngày 27 tháng 04 năm 1972, Không Lực Hoa Kỳ còn cố gắng thả thêm hai lần nữa, lần nầy, khi nghe tiếng phi cơ trên bầu trời, lập tức một rừng lưới lửa đạn phòng không giăng khắp các hướng vào An Lộc, hằng chục phi cơ bị trúng đạn, vội cất cánh lên cao, thoát ra khỏi vòng lửa đạn…đợt tiếp tế không thành công.

Việc thả dù tiếp tế ban đêm, đến đây được đình chỉ hẳn. Bộ Tư Lệnh MACV thay đổi kế hoạch thả dù vào lúc ban ngày. Các phi cơ C.130 được lệnh bay trên cao độ ngoài tầm sát hại của tất cả các loại súng phòng không của quân Cộng Sản hiện có. Các bành dù được gắn một bộ phận tự động, dù sẽ được bung ra khi gần tới đất (rơi đúng mục tiêu và đồ bên trong các bành dù cũng không bị hư hại).

Những kiện hàng trong các đợt thả dù bằng C.130, đa phần là đạn cá nhân, lương khô và thuốc men, đạn pháo binh thì không cần nữa (vì các khẩu pháo của Quân Lưc Việt Nam Cộng Hoà đều bị pháo binh địch bắn hư hại), còn nước uống, Quân Dân An Lộc dùng nước dưới các ao đầm hay hứng nước từ TRỜI ban cho.

Bắt đầu ngày 03 tháng 05 năm 1972, phương cách thả dù ban ngày này được áp dụng, có tên là HALO (High Altitude, Low Opening). Hai chiếc C.130 bay ở cao độ 9,000 bộ. Kết quả tương đối khả quan, các dù được thu nhận được 80% và không có bành dù nào bị hư hạị.

Những chuyến bay thả dù kế tiếp với nhiều phi cơ C.130 càng lúc càng có hiệu quả cao, được tiếp tục duy trì, cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, ngày mà đoàn quân giải toả từ phía Nam Quốc Lộ 13 bắt tay được với quân tử thủ An Lộc. Tản thương và tiếp tế được tái lập bình thường trên chiến trường An Lộc. Các phi vụ tiếp tế của Không Lực Hoa Kỳ được chấm dứt (1)

170/ 421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220129-loc-chien-su-1972-phan-23.html


No comments:

Post a Comment