20240311 Cap nhat 20170716 An Loc Chien Su 1972 P08
Sunday, July 16, 2017
20170716 An Lộc
Chiến Sử 1972-Phần 08
[02]
Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)
https://www.youtube.com/watch?v=OdK8MorHxvs&t=57s
[01]
93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác Giả
https://www.youtube.com/watch?v=KqY-_FgrexM&t=413s
https://www.youtube.com/watch?v=86yEb-jtHdg&t=825s
https://www.youtube.com/watch?v=gJnj2Vfsr94&t=266s
https://www.youtube.com/watch?v=OAjsn2x7MJM&t=166s
https://www.youtube.com/watch?v=pfzJCSc9oV0&t=170s
https://www.youtube.com/watch?v=IMmgGoEXy50&t=145s
https://www.youtube.com/watch?v=foIuBEMOpM4&t=361s
https://www.youtube.com/watch?v=KlAtNbSxBMg&t=302s
Tống
lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm
https://www.youtube.com/watch?v=iYs3t60w5ag
http://www.txdevildog.com/map-vietnam-war/
CHƯƠNG
4
1. MỞ MÀN TRẬN CHIẾN AN LỘC
Tất cả các cánh quân của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đều dồn về An Lộc: Công Trường 5 từ mặt Bắc đánh xuống, Công Trường Bình Long và Công Trường 9 ép sát hai mặt Đông Tây, Công Trường 7 chận phía Nam, vừa thiết lập các “Chốt” khóa dọc trên Quốc Lộ 13, vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu giáp ranh Tỉnh Bình Long và Tỉnh Tây Ninh, như căn cứ Hoả Lực Tống Lê Chân (14 cây số Tây Nam An Lộc). Ngoài những đại đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt, lực lượng địch còn có thêm 2 Trung Đoàn Địa Phương biệt lập (Q.761 và 101), trong trận chiến này.
Quân địch đang bủa lưới bao vây An Lộc đã tạo nhiều áp lực liên tục cho quân trú phòng. Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải đối đầu với một quân số địch đông hơn gấp nhiều lần, với hơn một trăm chiến xa và các Sư Đoàn Pháo và hoả tiễn đủ loại.
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (khoảng 2450 Chiến Binh) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, (quân số 550), được trực thăng vận đến tăng viện; Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cùng với Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hoà từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Vùng 4 Chiến thuật), quân số khoảng 12,000 chiến binh, được điều động đến Lai Khê để khai thông Quốc Lộ 13, mục đích giải vây An Lộc.
2. MẶT
TRẬN AN LỘC
CUỘC
BAO VÂY, PHÁO KÍCH và TẤN CÔNG CỦA CỘNG QUÂN VÀO CÁC MẶT ĐÔNG, TÂY, NAM, BẮC
TỈNH LỴ BÌNH LONG.
Sau
khi căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê rút lui, toàn bộ mặt phía Bắc An Lộc bị bỏ trống,
vòng đai phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà lần lần bị thu hẹp về trong
chu vi Thị Trấn An Lộc.
Tướng
Lê văn Hưng đã nhận biết địch đang di chuyển quân bủa vây tứ phía:
§ Mặt
Bắc đang bị áp lực của Công Trường 5
§ Mặt
Đông đang bị áp lực của Công Trường Bình Long
§ Mặt
Tây đang bị áp lực của Công Trường 9
§ Mặt
Nam có Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt
Riêng mặt phía Nam mặc dù chưa trực tiếp phát hiện, nhưng căn cứ vào sự chạm trán giữa đoàn quân giải toả của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, và cái chết của Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại vùng Quận Chơn Thành Xã Tàu Ô, (18 cây số Nam An Lộc) đã chứng minh là phía Nam cũng đã có đơn vị cấp Sư Đoàn của địch, hình thành tuyến phục kích ngăn chận viện quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phát xuất từ căn cứ Lai Khê hướng về An Lộc. (xem sơ đồ số 5).
Tướng Hưng nhận thấy lực lượng Cộng quân bủa vây bằng những đơn vị lớn, cấp Quân Đoàn, trong khi phía lực lượng phòng thủ chỉ mới có:
§ Trung
Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang hoạt động trong vùng trách nhiệm chu vi, 3
cây số phía Đông (phi trường Quản Lợi); và 4 cây số phía Tây An Lộc, được lệnh
thu quân về trấn thủ mặt phía Tây thành phố.
§ Liên
Đoàn 3 Biệt Động Quân, được trực thăng vận từ Tây Ninh đổ xuống An Lộc ngay
trong buổi chiều ngày 06, và suốt ngày 07 tháng 04 năm 1972 trấn giữ mặt phía
Bắc và phía Đông thành phố.
§ Bộ
Chỉ Huy (nặng) Sư Đoàn, do Chuẩn Tướng Lê văn Hưng chỉ huy, và Đại Đội 5 Trinh
Sát trấn cứ điểm Thành Đỗ Cao Trí.
§ Lực
Lượng diện địa Tiểu Khu Bình Long (Địa Phương Quân) cộng chung khoảng 400 tay
súng phòng thủ mặt phía Nam.
Tổng cộng quân số phòng thủ, ở giai đoạn đầu, có khoảng 3,200 chiến binh Việt Nam Cộng Hoà.
Chiếu theo “Bản điều nghiên của địch” (lúc thiết kế trận đánh), về lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chỉ có: Bộ Chỉ Huy nhẹ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh và khoảng 500 quân thuộc lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long, với lực lượng vòng ngoài có Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, quân số khoảng 1,500.
Địch quân lượng định tương quan lực lượng đôi bên quá chênh lệch (Quân Cộng Sản Bắc Việt: Trên 4 Sư Đoàn (CT). Việt Nam Cộng Hoà: 6 Tiểu Đoàn, nên Trung Ương Đảng Bộ Cộng Sản Hà Nội, tưởng là “dễ nuốt”, và đã huyênh hoang tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội cũng như ra lệnh cho thuộc cấp phải chiếm cho bằng được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972.
Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân có 3 Tiểu Đoàn: 31, 36, và 52, được Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ định trấn thủ trên một tuyến dài hơn 4 cây số, từ phía Bắc kéo dài đến phía Đông An Lộc, (chỉ với 2 Tiểu Đoàn 31 và 52, còn Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân phải đảm trách lập tuyến phục kích án ngữ, cách Thị Xã An Lộc 1 cây số về hướng Đông, trên lộ trình từ phi trường Quản Lợi dẫn vào An Lộc).
Trung
Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh trách nhiệm phòng thủ phía Tây và một phần phía
Nam, với 2 Tiểu Đoàn còn nguyên vẹn; 1 Tiểu Đoàn khác đã bị thương vong hết 2
đại đội trong những ngày đầu giao tranh với Công Trường Bình Long và một thành
phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt tại phía Đông, vùng phi trường Quản
Lợi (3 cây số Đông An Lộc).
Các
đơn vị Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long (không đủ quân số), có trách
nhiệm trấn thủ tuyến phía Nam An Lộc.
Trong
tuần lễ từ 06 đến 12 tháng 04 năm 1972, Cộng quân gửi tiền sát viên pháo binh
xâm nhập những cao điểm xung quanh Tỉnh lỵ, để quan sát và điều chỉnh các “toạ
độ tiên liệu” như: Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình
Long, các bãi đáp trực thăng, các ngã tư đường, và một vài địa điểm khác v.v.
Nhận
thấy lực lượng quân phòng thủ còn quá yếu so với quân địch, Tướng Hưng mật điện
về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 xin thêm quân tăng viện cấp thời trước khi Cộng quân
mở màn cuộc tấn công “rất gần kề”.
Đơn vị
được Tướng Hưng xin tăng viện là Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 cơ hữu, do Đại Tá
Mạch văn Trường chỉ huy.
Trung
Đoàn 8, sau trận Snoul, vừa mới được bổ sung và chấn chỉnh đội ngũ, là Trung
Đoàn duy nhất còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, đóng quân tại cứ
điểm Dầu Tiếng (Đồn điền Michelin cũ của Pháp), thuộc quận Trị Tâm Tỉnh Bình
Dương, đang có trách nhiệm ngăn chận địch từ biên giới Việt Cambodia, theo hành
lang sông Sài Gòn, xâm nhập vào Tỉnh Bình Dương đến Sài Gòn.
Ngay
sau đó, Trung Đoàn 8 Bộ Binh được lệnh tức tốc chuẩn bị và được trực thăng vận
ngay vào trận địa, tại địa điểm đổ quân (khoảng 3 cây số Nam An Lộc). Cuộc đổ
quân được hoàn tất vào trưa ngày 12 tháng 04 năm 1972.
Bộ Chỉ
Huy Trung Đoàn cùng với 2 Tiểu Đoàn được trực thăng vận đổ xuống trước (tại
những “trảng” trống, không mấy thích hợp cho kế hoạch trực thăng vận) vào ngày
11 tháng 04, và tiếp theo ngày 12 tháng 04 đổ tiếp thêm Tiểu Đoàn còn lại và
Đại Đội 8 Trinh Sát.
Tính
đến ngày 12 tháng 04 năm 1972, quân phòng thủ được tăng thêm 2,900 (2,500 quân
của Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh + 400 quân của Chiến Đoàn 52, thuộc
Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ Căn Cứ Hoả Lực Cầu Cần Lê mới rút về
và một số các chiến sĩ từ Lộc Ninh lần lượt về đến An Lộc).
Trung
Đoàn 8 Bộ Binh đổ quân, đợt 1 và đợt 2, đều được Bộ Chì Huy Sư Đoàn 5 khuyến
cáo, khi di chuyển đến tuyến phòng ngự, phải ôm bọc theo vòng đai bên ngoài, từ
Nam lên Bắc, để tránh thiệt hại do pháo của Cộng quân đang “rót” điều chỉnh vào
Thị Xã.
Như
vậy, toàn bộ 2 Trung Đoàn cơ hữu còn lại của Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã có mặt tại
chiến trường An Lộc, (Trung Đoàn 9 đã bị tan rã sau trận Lộc Ninh).
Trung
Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Mạch Văn Trường chỉ huy, được giao
phó trách nhiệm trấn giữ mặt chính Bắc và một phần phía Tây.
Liên
Đoàn 3 Biệt Động Quân (-), do Trung Tá Nguyễn Văn Biết chỉ huy (được thu ngắn
bớt tuyến phòng thủ), lãnh trách nhiệm trấn thủ phía Đông.
Trung
Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Trung Tá Lý Đức Quân chỉ huy, trấn giữ
mặt phía Tây.
Lực
lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Long + thành phần của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc
Sư Đoàn 18 Bộ Binh, chịu trách nhiệm trấn thủ mặt phía Nam.
Như
vậy, mỗi mặt Đông, Tây, Nam, Bắc đều có một lực lượng cấp gần Trung Đoàn trấn
thủ, mạnh nhất là tuyến phòng thủ phía Bắc có Trung Đoàn 8 Bộ Binh với 2,500
chiến binh chủ lực, yếu nhất là tuyến phòng thủ phía Nam của Tiểu Khu Bình Long
(vòng ngoài Địa Phương Quân).
Đúng
như dự liệu của Tướng Hưng, phòng tuyến phía Bắc bị Cộng quân cường kích “tấn
công” mạnh nhất, khi mở màn trận chiến.
(Còn
tiếp).
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/06/20170531-loc-chien-su-1972-p01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html
Trận chiến An Lộc trên
bàn mổ WSAG
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note
Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)
Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)
Foreign Relations of the United
States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975
2. Minutes of Washington Special
Actions Group Meeting1
Washington, January
29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2
No comments:
Post a Comment