Monday, April 25, 2022

20220425 An Loc Chien Su 1972 Phan 36

 20220419 An Loc Chien Su 1972 Phan 36

 

390/ 421

PHẦN IV

BÁO CHÍ, THƯ VÀ ĐIỆN THƯ CỦA QUÝ ĐỘC GIẢ XA GẦN:

Được ghi nhận sau ấn bản phát hành lần thứ nhất vào ngày 29 tháng 03 năm 2007, về việc đóng góp ý kiến cho sự TU CHỈNH Ấn Bản lần thứ nhì:

I. BÁO CHÍ:

* NHẬT BÁO NGƯỜI VIỆT (Số phát hành ngày Thứ Tư 06 tháng 06 năm 2007 Nam California, số 7852. Ký Giả: Nguyễn Huy).

ĐỀ TÀI: GIỚI THIỆU CUỒN CHIẾN SỬ “CHIẾN THẮNG AN LỘC 72”

(Trang Cựu Chiến Binh NGƯỜI VIỆT ONLINE).

Trang Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hoà / Người Việt vừa nhận được cuốn chiến sử về trận đánh An Lộc “Chiến thắng An Lộc 1972” của nhiều tác giả gồm Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Trung Tá Trần Văn Tính, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh , Đại Úy Lê Hoàng Ân, Bà Lê Thị Kim Liễu Đại Học Rice, Houston,Texas, tất cả nằm trong ban biên soạn, soạn thảo nên cuốn chiến sử nầy.

Sách dày trên 500 trang, dự trù sẽ được dịch ra Anh ngữ và Pháp ngữ, gồm có ba phần, phần một gồm nhiều chương mô tả trận chiến An Lộc, phần hai, phân tách và lượng giá, trong đó có 8 trang so sánh Trận An Lộc với Trận Điện Biên Phủ và phần ba, phụ lục với các bài viết của các quân nhân tham dự trận đánh và thường dân trực tiếp chứng kiến trận An Lộc.

Nhà văn sử học Trần Đại Sỹ nhận định về cuốn sách như sau: Trong quá trình lịch sử anh hùng của Việt Nam, từng đã có những bộ chiến sử được viết sau trận đánh của chính người tham dự, nay vẫn còn lưu truyền, như vào thời Đông A, nhà Trần, ba cuộc Bình Mông, các anh hùng đã cùng nhau soạn bộ “Trùng Hưng Thực Lục”, sách còn vẽ hình các anh hùng để tuyên dương Huân Công (1257-1285). Cuốn khác là “Lam Sơn Thực Lục”, tường thuật lại cuộc cách mạng Áo Vải giành lại độc lập, thuật lại các trận đánh giữa dân quân Việt Nam và quân Minh (1418-1428). Bây giờ sau 34 năm, trận An Lộc được chép thành Sử, đầy đủ, trung thực như một bản tuyên dương các chiến sĩ đã nằm xuống trong trận đánh, đã ra đi sau trận đánh, và hiện vẫn còn tại thế. CHIẾN THẮNG AN LỘC xứng đáng là tập sử nối theo Trùng Hưng Thực Lục cho chúng ta đọc, cho hậu thế đọc.

Trong “Lời phi lộ” của Ban Biên Soạn, có đoạn: “Chúng tôi muốn vinh danh chiến sĩ các cấp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, vinh danh trận chiến thắng An Lộc, với tất cả những chiến sĩ tham chiến thuộc các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cùng những Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long, đã sát cánh bên nhau chiến đấu trong trận chiến thắng vĩ đại này, để cho những người đang còn sống,

390/ 421

cũng như những người đã hy sinh cho đại nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, có quyền ngẩng đầu lên, và hãnh diện mang tên “Người lính và người công dân Việt Nam Cộng Hoà”.

TRẬN AN LỘC năm 1972

Tỉnh Bình Long với Thị Trấn An Lộc như là một Tỉnh Hành Chánh, chứ không phải là một căn cứ Quân Sự, không có đủ tầm vóc chống đỡ được một “Trận Địa Chiến cấp Quân Đoàn”

- Sau 18 năm từ ngày chiến thắng Điện Biên Phủ , khi Việt Minh đã chiếm lĩnh toàn thể miền Bắc, đã hình thành một chế độ miền Bắc lấy tên là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Các lãnh tụ miền Bắc lúc nào cũng còn tham vọng xăm lăng và thôn tính miền Nam của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà, điển hình qua Trận Tết Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, sau cùng là Tháng Tư Đen năm 1975.

- An Lộc là thị trấn của một Tỉnh Lỵ , gồm có 3 Quận/Chi Khu, Quận Lộc Ninh ở phía Bắc, Quận Châu Thành An Lộc (Tỉnh/Tiểu Khu) ở trung tâm và Quận Chơn Thành ở phía Nam, tất cả đều nằm dọc theo trục Quốc Lộ 13, chạy dài từ phía Bắc giáp với Cambodia, Nam giáp ranh với Tỉnh Bình Dương, Tây giáp ranh Tỉnh Tây Ninh và Đông giáp ranh với Tỉnh Phước Long Việt Nam Cộng Hoà.

- Thị trấn An Lộc có chiều dài khoảng 2 cây số, và chiều ngang khoảng hơn 1 cây số rưỡi. Tính trung bình khoảng 4 cây số vuông. Xung quanh An Lộc, còn có những cao thế: Sân bay Quản Lợi ở phía Đông, Đồi Gió và Đồi 169 ở phía Tây Nam, đồi 100 và Đồi Đồng Long ở phía Tây Bắc và chính Bắc. Đó là những cao điểm vây xung quanh Thị Trấn An Lộc, mà quân Cộng Sản đã chiếm được trong giai đoạn sơ khởi, để khống chế, và biến Thị Trấn An Lộc như khu lòng chảo (khoảng 30 lần nhỏ hơn Điện Biên Phủ).

- Cộng quân xem An Lộc như một vị trí tối quan trọng cho nhu cầu Chính Trị lẫn Quân sự, để ra mắt cái chính phủ bù nhìn có cái tên là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dùng An Lộc làm bàn đạp, tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn của Việt Nam Cộng Hoà, nhất là giành ưu thế trên bàn hội nghị Ba Lê vào năm 1972, đang đến hồi kết thúc.

- Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà xem An Lộc như một vị trí chiến lược tối quan trọng, vì chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn có 98 cây số, nếu để bị thất thủ thì chỉ trong vòng vài giờ sau, Chiến Xa và Bộ Binh Cộng Sản chiếm cứ Thủ Đô của Việt Nam Cộng Hoà, và sẽ kết thúc luôn trận chiến giữa Chính Quyền Cộng Sản Miền Bắc và Chính Quyền Quốc Gia Miền Nam. Vì vậy bằng mọi giá, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà phải chặn địch ngay trước cửa ngõ Thủ Đô chống đỡ mọi cuộc tấn công qui mô (trận địa chiến cấp Quân Đoàn của quân Cộng Sản Bắc Việt).

Trong toàn Tỉnh chỉ có hai hầm có thể được xem là vững chắc, chịu nổi sức công phá của đạn Pháo Binh địch. Đó là hầm Chỉ Huy của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 BB/ Việt Nam Cộng Hoà của Tướng Lê văn Hưng tại Trại Đỗ Cao Trí, và hầm của Tiểu Khu Bình Long ở về phía Tây Nam của Tỉnh Lỵ, còn vòng đai xung quanh Thành Phố, thì chưa có một giao thông hào, hay hầm hố cá nhân nào hết. Tất cả đều có, chỉ sau khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, biết được quân địch chọn yếu điểm An Lộc làm nơi thư hùng sinh tử của Quân Lực đôi bên. Có thể nói An Lộc là mục tiêu do phía Cộng Sản Bắc Việt chọn lựa để tấn chiếm, còn Quân Lực Việt Nam

391/ 421

Cộng Hoà, bị bắt buộc chấp nhận trận quyết chiến, và tất cả Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long tại Thị Xã An Lộc đều quyết tâm chiến đấu, trong tư thế nhiều kém khuyết (không Pháo, Không Tăng, không đủ đạn dược và lương thực nuôi lính nuôi dân).

Cộng quân quyết định mở cuộc tổng công kích 1972, được chọn lựa vào lúc biết chắc được rằng Quân Lực Đồng Minh của Việt Nam Cộng Hoà phải rút đi hết, theo cái gọi là “Việt Nam Hoá chiến tranh”. Vào thời điểm đó, tất cả các đơn vị Bộ Binh Hoa Kỳ và đồng minh đã rút ra khỏi Việt Nam, về phía Lực Lượng Hoa Kỳ chỉ còn chừa lại các toán Cố Vấn Mỹ cho các đơn vị tác chiến Việt Nam Cộng Hoà từ cấp Liên Đoàn, Trung Đoàn trở lên, và một lực lượng Không Quân tối tân hùng hậu. Trong thời gian chiến trận diễn ra, chính các Cố Vấn này đã tích cực giúp đỡ các cấp Chỉ Huy Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong việc “không yểm”, nhất là những phi vụ B.52 và những chiếc C.130 có gắn Đại Bác 105 ly, được điều khiển bằng điện tử (Radar), để tiêu diệt chiến xa địch.

Tại An Lộc không có tổ chức cấp Trung Đoàn, để dùng làm lực lượng phản kích như Điện Biên phủ, vì quân trú phòng quá ít, so với lực lượng tấn công. Tuy nhiên, trong cuộc tấn kích lần thứ tư, vào đêm 09 rạng 10 tháng 05 năm 1972 do Công trường 9 Cộng Sản Bắc Việt chủ động, đã phá vỡ được tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà, và đang chĩa mũi dùi vào thẳng Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Tướng Hưng liền cấp tốc điều động được một lực lượng 3 Tiểu Đoàn (Dù, Biệt Động Quân và Bộ Binh) về kịp lúc, và chặn đứng được hướng tiến công của địch, vào ban đêm, và đến khi trời vừa hừng sáng, thì đồng loạt phản kích, đẩy lui được các Trung Đoàn bộ chiến và Tiểu Đoàn Chiến Xa địch ra khỏi vòng đai phòng thủ của Thị Trấn (vị trí cũ của Trung Đoàn 7 /SĐ5/BB/ VNCH, khi truớc).

Cũng cùng với tư tưỏng chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp, nghĩa là điều nghiên thật kỹ, thấy chắc ăn mới đánh, chuẩn bị chưa xong thì chưa đánh. Tướng Cộng Sản Trấn văn Trà, đã bỏ mất cơ hội chiến thắng Trận An Lộc, mặc dù Tướng Trà được sở Chỉ huy chỉ đạo Chiến Dịch cắt cử Tưóng Hoàng Cầm (Tham Mưu Trưởng) từ căn cứ Mimốt đích thân đến hối thúc Tướng Trà (Tư Lệnh Chiến Trường), nên tiếp tục tiến công đánh thẳng vào An lộc ngay sau khi vừa chiếm xong Lộc Ninh (07 tháng 04 năm 1972).

Thật sự, nếu trong vòng từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 11 tháng 04 năm 1972, khi Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà chưa được đổ quân vào An Lộc để án ngữ và phòng thủ tuyến mặt Bắc, thì với lực lượng rải mỏng cấp Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, trong tay lại không có loại vủ khí chống chiến xa (M.72), thì đã bị lực lượng cấp Sư Đoàn của Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, được tăng cường thêm Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54 và PT.76. An Lộc đã thất thủ, và Tướng Lê văn Hưng đã rút chốt lựu đạn tự tử rồi.

- Quân số của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, ở vào thời điểm cao nhất:

a/ Quân số phòng thủ tại thị trấn có 14 Tiểu Đoàn, khoảng 7,200 quân, gồm có Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 BB, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (550 Quân = 1 Tiểu Đoàn), và Tiểu khu Bình Long có khoảng 2 Tiểu Đoàn gồm: Địa Phương Quân + 1 Đại Đội Cảnh Sát Dã

392/ 421

Chiến, vàì Trung Đội Nghĩa Quân + Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn Việt Nam Cộng Hoà.

b/ - Quân tăng viện, 12,000 quân Bộ Chiến của Sư Đoàn 21/BB/QĐ IV và Trung đoàn 15 của Sư Đoàn 9 + Đoàn Thiết Vận Xa cơ giới của Sư Đoàn 21 BB và Thiết Đoàn 9 của Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Phải công nhận, phía Quân đội Cộng Sản Bắc Việt đã chuẩn bị và điều nghiên khá thận trọng, kể cả huấn luyện cho Công Trường 5 và Công Trường 9 thực tập lối tác chiến trong thành phố. Nhất là giữ được bí mật mục tiêu (ĐIỂM = An Lộc) ,cho đến giờ phút chót. Và tin tưởng rằng sẽ chiếm được An Lộc như trở bàn tay, nhưng thực tế lại thua đậm và thua đau trước sự kiên cường chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, với lực lượng ít hơn mình đến trên 4 lần.

(Trích trong Quyển Chiến Thắng An Lộc năm 1972 do nhóm Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Tiểu Bang Texas).

Quí Độc Giả, Chiến Hữu nào, nếu muốn có cuốn sách nầy, xin liên lạc với:

Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, Chủ Biên, 7042 Thistle Hill Way , Austin Texas 78754. Điện Thoại: (512) 278 -1729. E-Mail: ngocanh586@yahoo.com

Theo Ban Biên Soạn thì “Các ấn bản phát hành, sẽ được gửi tặng đến tất cả các Chiến Hữu và Quí vị có công gửi bài vở và tài liệu đóng góp để hình thành Quyển Sử liệu nầy”.

Quyển sách dự trù sẽ được phiên dịch ra Anh Ngữ, khi điều kiện cho phép, để gửi tặng cho các Thư Viện và những Trường Đại Hoc tại Hoa Kỳ và trên Thế Giới nơi có số đông người Việt cư ngụ để cho con cháu chúng ta tham khảo, để cho chúng không quên Nước Việt Nam nói chung, và trận chiến An Lộc oai hùng nói riêng. Đồng thời để cho toàn Thế Giới thực sự hiểu rõ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu dũng mãnh ra sao trong trận chiến này.

“Tất cả những Ấn Bản đều để tặng, chứ không có bày bán tại các nhà sách. Việc ấn Loát cũng như phổ biến, đều do sự tự nguyện của nhóm Anh Em Quân Nhân tại Texas và các Mạnh Thường Quân trong hàng ngũ Quốc Gia đảm trách và hỗ trợ”.

393/ 421

THƯ: CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN BẢO TRỊ

(Gửi Ngày 04 Tháng 07 năm 2007)

Huntington Beach, Ngày 04 -07 -2007

Mến Gửi Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh,

Tôi đã nhận được cuốn “Chiến Thắng An Lộc 1972” của Trung Tá gửi tặng cách đây 1 tuần. Rất cám ơn Trung Tá đã đáp ứng mau lẹ tình “Huynh Đệ Chi Binh” ước mong của tôi. Tôi đã say mê đọc hết quyển sách, và thấy quyển trên hơn hẳn nhiều cuốn sách khác viết về “An Lộc 72”.

Sách trên trình bày diễn tiến trận đánh rõ ràng, đầy đủ chi tiết, có đầu (Trận Lộc Ninh) có đuôi (Trận Tầu Ô, Xa Cam), có “After Action Report”, có phần bình luận khách quan, có nhiều bản đồ hình ảnh (rất cần thiết cho 1 cuốn Quân Sử), và những thắc mắc Lịch Sử (Kratié, Snoul, Quản Lợi).

Sách được mở đầu bằng mội bài giới thiệu của Nhà Văn chuyên về Lịch Sử Việt Nam Trần Đại Sỹ, nổi tiếng với những bộ “Anh Hùng Lĩnh Nam, Anh Hùng Đông A, Anh Hùng Lam Sơn”, và được kết thúc bằng Bài “Chân Dung Người Lính VNCH” của Nguyễn Thị Thảo An, việc sắp xếp này đã đặt cuốn sách vào một vị trí đặc biệt trong dòng Chiến Sử của Dân Tộc. Nếu cuốn sách được tái bản, và để cuốn sách có thêm giá trị hơn nữa, tôi thấy chúng ta nên:

1/ Ngay từ đầu cuốn sách có phần nói về Bình Long (Lịch Sử, Địa Lý) như đoạn “Địa Lý Tỉnh Bình Long, trong Hồi ký xuất sắc của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (Trang 265)..

2/ Những Bản Đồ nhoà nhẹt (số 2 và số 6, …) nên vẽ lại cho rõ ràng, những hình ảnh đen tối (Trang 60…) nên được thay thế hoặc bỏ đi.

3/ Khi so sánh Trận An Lộc và Trận Điện Biên Phủ, cần có 1 sơ đồ về Điện Biên Phủ ,và khi viết về Verdun nên cước chú nơi, năm, ai đánh ai. Vì nhiều người, nhất là các bạn trẻ, không có nhiều hiểu biết về trận mạc xa xưa.

4/ Lưu tâm đến những nhận xét của các Chiến Hữu và Đọc Giả yêu lính để hoàn chỉnh cuốn sách.

5/ Tham khảo tài liệu VC: cuộc KC chống Mỹ, Hồi ký Trần Văn Trà, Hồi Ký của Hoàng Cầm…

Đọc cuốn sách CT/An Lộc/72, tôi thấy rõ tính cách khiêm nhượng, kết hợp anh em của Trung Tá. Tuy vậy tên tuổi, vóc dáng Nguyễn ngọc Ánh vẫn nổi bật trong sách.

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh thật tốt phúc, được một “thằng em Nguyễn Ngọc Ánh”,

Lúc Sống : Bôn ba nơi chiến trường lửa đạn với mình.

Lúc Chết : Phủ Hoa, Điếu Văn nơi Huyệt Mộ của mình.

Và khi tiêu diêu nơi Cực Lạc, viết sách Vinh Danh cho mình.

Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, tôi thành thực ngợi khen và cám ơn Anh

KÝ TÊN *** Nguyễn Bảo Trị

394/ 421

THƯ: CỦA CHIẾN HỮU THÁI VĂN LẬP (Wichita, KANSAS)

(Gửi Ngày 26 Tháng 06 Năm 2007)

Wichita Ngày 26 Tháng 06 Năm 2007

Kính gửi Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh

Tôi tên: Thái Văn Lập - Số Quân: 71/ 502846

Thuộc Tiểu Đoàn 3 / 31 / Sư Đoàn 21 BB . Lúc mặt trận An Lộc bùng nổ,Tiểu Đoàn của tôi ở tại Tân Khai, giáp với Trung Đoàn 15 / Sư Đoàn 9 BB của Ông Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn.

Tôi bị thương, cụt một Chân Phải, vào Ngày 23 Tháng 03 Năm 1973.

Giải ngũ về đến nay, mới được CON bảo lãnh qua Mỹ hơn 2 năm. Nay đọc Báo thấy giới thiệu sách “Chiến Thắng An Lộc”.

Tôi liền biên thư đến Ông để nhận quyển sách mà nhớ lại Trận Chiến hơn 34 năm về trước.

Thành thật cảm ơn Trung Tá rất nhiều.

Ký tên

Thái Văn Lập.

395/ 421

THƯ: CỦA CHIẾN HỮU VŨ ĐÌNH KHOA ( Westminster, CA)

(Gửi Ngày 07 Tháng 06 Năm 2007)

California Ngày 07 Tháng 06 Năm 2007

Kình gửi Chiến Hữu Nguyễn Ngọc Ánh,

Tôi đọc trên Báo NGƯỜI VIỆT ở Quận CAM ngày Thứ Tư 06 Tháng 06 Năm 2007, trong trang “Cựu Chiến Binh VNCH”. Có giới thiệu cuốn Chiến Sử “Chiến Thắng An Lộc” Năm 1972, và việc cuốn sách này sẽ được gửi tặng đến các Chiến Hữu.

Vậy tôi viết thư này xin Chiến Hữu, gửi cho tôi một cuốn, để làm kỷ niệm và nhớ lại những chiến tích oai hùng của QL/VNCH, cũng như cho các con cháu sau nầy đọc. Vì trong Mùa Hè 72, tôi cũng ở trong một Tiểu Đoàn, thuộc Trung Đoàn 46/ Sư Đoàn 25 Bộ Binh, trấn giữ ở Quận Chơn Thành.

Xin thành thật cám ơn Chiến Hữu

Ký tên

VŨ ĐÌNH KHOA

396/ 421

THƯ: CỦA CHIẾN HỮU TRẦN THANH LIÊM (Stanton, CA)

(Gửi Ngày 12 Tháng 06 Năm 2007)

California Ngày 12 Tháng 06 Năm 2007

Kính gửi Huynh Trưởng,

Thưa Huynh Trưởng, tôi tên Trần Thanh Liêm, một chiến sĩ thuộc Đại Đội Trinh Sát, Trung Đoàn 7 / Sư Đoàn 5 Bộ Binh, có tham chiến tại Chiến Trường An Lộc 1972.

Vừa qua tôi có đọc Báo, được biết Huynh Trưởng có ra cuốn sách “Chiến Thắng An Lộc 1972”. Tôi rất thích, và một số bạn trẻ làm chung sở cũng rất muốn đọc để hiểu biết trọn vẹn về mặt trận An Lộc.

Nếu tiện, xin Huynh Trưởng cho Anh Em chúng tôi một cuốn đọc chung, xin cám ơn Huynh Trưởng rất nhiều.

Chào Huynh Trưởng

Ký Tên

TRẦN THANH LIÊM

397/ 421

THƯ: CỦA CHIẾN HỮU NGUYỄN NGƯ (Rogers, ARKANSAS)

(Gửi Ngày 06 Tháng 10 Năm 2007)

Rogers, Ngày 06 Tháng 10 Năm 2007

Thưa Anh,

Đọc được Bản Tin Báo Người Việt, Tôi được biết Quí Anh đã có lòng xuất bản tác phẩm “Chiến Thắng An Lộc 72” (Mà không Bán trên hiệu sách) để vinh danh những chiến thắng của Quân Lực chúng ta, trong Mùa Hè Đỏ lửa 1972. Với tư cách là Chiến Hữu, Tôi rất xúc động với chuyện làm đầy ý nghĩa đó. Và sự quý giá này, đặt để lên biểu tượng về tinh thần bằng cách BIẾU KHÔNG tác phẩm.

Với sự tế nhị mà không diễn tả bằng lời nói thông thường.

Chúng tôi muốn đóng góp, gọi là tiếp sức nhỏ nhoi bằng hiện kim cho Quí Anh, tiếp tục làm chuyện đáng làm nầy được không.

Cảm ơn Anh

Thân Mến

Ký Tên

NGUYỄN NGƯ

398/ 421

THƯ: CỦA CHIẾN HỮU NGUYỄN THẾ TRUYỀN (San Gabriel, CA)

(Gửi Ngày 06 Tháng 07 Năm 2007)

Thưa Chiến Hữu Ngọc Ánh,

Tôi là Nguyễn Thế Truyền, Y Sĩ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 22 Quân Y Sư Đoàn 22 Bộ Binh.

Hôm qua, đọc Báo Người Việt, thấy có bài báo viết về “Chiến Thắng An Lộc”, tôi rất thích muốn có một quyển để đọc, để biết những chiến công của các chiến hữu anh hùng. Nhưng thấy Báo ghi là sẽ không có bán ở các nhà sách, mà chỉ để tặng.

Nếu có thể được, xin chiến hữu Ngọc Ánh gửi cho tôi một quyển, tôi xin cảm tạ vô cùng.

KÝ TÊN

NGUYỄN THẾ TRUYỀN

399/ 421

THƯ: CỦA ÔNG TRẦN XUÂN MÃO, (ST. LOUIS. MO)

(Gửi Ngày 29 tháng 09 Năm 2007)

Kính gửi Ông Nguyễn Ngọc Ánh

Qua Thư Viện địa phương, tôi có được địa chỉ của Ông và các cựu Chiến Sĩ QL/VNCH tại Austin Texas, đã thực hiện cuốn “Chiến Thắng An Lộc 72”

Vậy nếu không có gì trở ngại, tôi và gia đình muốn có được một ấn phẩm “Chiến Thắng An Lộc 72 ”, để đọc lại và lưu giữ.

Chân thành cảm ơn Ông và nhóm thực hiện

Trân Trọng

Ký Tên

Trần Xuân Mão

400/ 421

THƯ CỦA ÔNG TRẦN VĂN THÀNH 82 tuổi (Cựu Trưởng Ty Ngân Khố

Tỉnh Bình Tuy VN, Westminster, CA).

(Gửi Ngày 06 Tháng 06 Năm 2007)

Westminster, Ngày 06 Tháng 06 Năm 2007

Kình thưa Trung Tá,

Trân trọng kính mừng Trung Tá và kính chúc Quý Bửu Quyến được an khang hạnh phúc, và gặp nhiều may mắn trên đất nước tạm dung.

Hôm nay, tại Nhật Báo Người Việt, số 8751, phát hành ngày 06. 06. 07, tại Little Saigon, Nam California, nơi mục giới thiệu tác phẩm “Chiến Thắng An Lộc 1972”.

Tôi đọc thấy tên Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh và nhiều Tác Giả biên soạn quyển Chiến Sử. Mừng quá, nên vội vã viết thư này để tìm biết được Trung Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Bình Tuy, mà tôi đã được phục vụ dưới trướng của Trung Tá.

Qua bao nhiêu năm, từ ngày được đến Mỹ, tôi luôn luôn hỏi thăm Trung Tá, mà tôi đã từng ngưỡng mộ. Đại Tá Trần Bá Thành (Vị Tỉnh Trưởng cuối cùng của Tỉnh Bình Tuy) hứa sẽ hỏi thăm tin tức về Trung Tá, sẽ cho tôi biết.. Nhưng ngày lại ngày, cũng không tìm ra được. Đến nay, may thay tình cờ tôi đọc được bài báo này, và biết đặng tin. Tôi quá vui mừng, và tôi tin chắc là đúng danh tánh của Trung Tá.

Xin Trung Tá cảm thông cho.. Cũng xin Trung Tá miễn chấp, vì quá xúc động nên quýnh quáng viết dòng dài không thứ tự.

Tôi tên là Trần Văn Thành, trước tòng sự tại Ty Hành Chánh (Trưởng Ty là Nguyễn Xuân Vỵ), Phần vụ của tôi là Quyền Chủ Sự Hành Chánh Tổng Quát.

Lúc Trung Tá được về liên Bộ Nội Vụ & Quốc Phòng. Tôi rất ân hận là không được tiễn đưa Trung Tá lên đường. Rồi nghiệp vụ của Trung Tá cũng làm cho tôi mãi mãi về sau, không làm sao đến nhiệm sở của Trung Tá mà thăm nom được; Kính xin Trung Tá miễn thứ, ngoài ý muốn mà tôi canh cánh bên lòng, không làm tròn bổn phận của hạ cấp đối với thầy.

Tôi đã là công chức Tỉnh Bình Tuy, từ ngày mới thành lập Tỉnh, đã trải qua tất cả là 12 đời Tỉnh Trưởng .. Duy nhất chỉ có Trung Tá là người tôi quí trọng nhiều hơn hết, bởi cách xử thế và dùng người của Trung Tá, làm lòng tôi vô cùng cảm phục và biết ơn.

Thân phụ lúc còn sống, dặn dò tôi phải tìm gặp Trung Tá bằng mọi cách, để tỏ lòng tri ân với Trung Tá.

Đến đời Đại Tá Trần Bá Thành tôi được bổ nhậm làm Trưởng Ty Ngân Khố Tỉnh Bình Tuy cho đến ngày mất nước.

Kính xin Trung Tá vui lòng xác nhận tin này, và báo lại cho tôi được mừng. Một lần nữa, Kính Trung Tá nhận nơi đây lòng kính mến và biết ơn muôn vàn của tôi.

Kính chúc Trung Tá và Quý Quyến gặp nhiều may mắn

Kính

Ký Tên

TRẦN VĂN THÀNH

401/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA Linh Mục NGUYỄN HỮU TIẾN

(Taiwan=Trung Hoa Dân Quốc); Ngày 01 tháng 10 năm 2007.

Kính gửi: Bác Nguyễn Ngọc Ánh

7042 ThistleHill Way

Austin, TX. 78754

Chân thành cảm ơn Bác đã gửi tặng cuốn sách “Chiến Thắng An Lộc 72” do Bác và nhóm Quân Nhân VNCH tại Texas chủ trương thực hiện.

Cuốn “Chiến Thắng An Lộc 72” là một sử liệu rất có giá trị, vì ngoài những tài liệu tham khảo Việt-Mỹ, sách còn được biên soạn căn cứ vào quyển Nhật ký Hành Quân của Quân Đoàn III, và bởi chính Vị Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân của Tư Lệnh QĐ 3 & QK III đặc trách chiến trường ngoại biên & An Lộc, các cấp Chỉ Huy trực tiếp mặt trận cũng như những nhân chứng có mặt tại An Lộc trong thời gian xảy ra cuộc chiến.

Đặc biệt, mỗi Chương đều có phần Bình Luận trình bày những ưu khuyết điểm trong chiến thuật của cả hai bên tham chiến.

Có thể nói đây là một sử liệu đầy đủ, trung thực và chi tiết nhất từ trước tới nay của trận đánh An Lộc 1972, cho chúng ta và thế hệ mai sau đọc; và để các sử gia tham khảo .

Một lần nữa, xin cám ơn Bác rất nhiều; Kính chúc Bác cùng Quí Vị trong ban Biên Soạn luôn được an vui và mạnh khỏe.

Trân Trọng,

Rev. Nguyễn Hữu Tiến, MEP

402/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA CHÁU KIM ĐỊNH (Pittsburg, CA.)

(Là Bậc Nữ Lưu Thuộc Thế Hệ Thứ Hai)

Wednesday, June 06, 2007

Kính thưa Bác

Cháu là con của Người lính VNCH. Bố Cháu đi tù cải tạo 7 năm,

Cháu rất thích nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam.

Cháu cũng đã được đọc “Cơn Uất Hạ Lào” của Tác Giả Bùi Đức Lạc, “Thép Đen” 4 tập, của Tác Giả Đặng Chí Bình, và nhiều tác phẩm khác có liên quan đến cuộc chiến Việt Nam.

Cháu rất kính phục và ngưỡng mộ các Bác, Cha, Chú đã hy sinh và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, để bảo vệ cho người Dân Miền Nam, trong đó có Cháu được an vui cấp sách đến Trường.

Kính xin các Bác, các Chú, hãy dành thêm thời gian để viết, để truyền lại cho thế hệ mai sau, về sự chiến đấu hào hùng, dũng cảm của Ngưới Lính Việt Nam Cộng Hoà, để trả lại sự thật cho Lịch Sử.

Cháu cảm thấy rất hãnh diện với sự hy sinh hào hùng của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà, và thấy xót xa cho sự chiến đấu cô đơn của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà, và ngậm ngùi tiếc thương cho một Quân Đội kiêu hùng dũng cảm phải bị bức tử. Cháu cũng nhận thấy mình có được diễm phúc được sinh ra và lớn lên trong cái nôi bao bọc, thương yêu của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.

Không gì có thể đền đáp được sự hy sinh của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà, trước và sau chiến tranh.

Muôn vàn ngưỡng mộ và biết ơn Người Lính Việt Nam Cộng Hoà.

(Xin Bác cho biết, làm thế nào để Cháu có thể có được cuốn “Chiến Thắng An Lộc 1972”).

Kính chào Bác

KIM ĐỊNH

403/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA GIÁO SƯ THOMAS LARGET PARIS

Gửi ngày 18 tháng 06 năm 2007.

Thân gửi Ban Biên tập.

Biết cuốn chiến sử chiến thắng An Lộc vừa được thành hình. Muốn có tài liệu ấy nên liên lạc với Ban Biên Soạn. Vào dịp này tôi muốn dịch tài liệu ấy ra Pháp ngữ, vì vậy mạn phép tự giới thiệu:

- Tên: THOMAS LARGET (Cha Pháp, Mẹ Việt)

- Sinh tại Đà Nẵng năm 1932, sang Pháp 1952. Đậu Thạc sĩ Văn Chương – Đại học Agrége De L’université.

- Dạy Đại học Sorbonne (Paris) từ năm 1962 – 1998.

- Đã dịch sách “Đường Thiên lý” của Linh Linh Ngọc – nhà in Gió Đông (Lamirada – California)

Tôi có một người bạn thân là Đại Tá Nguyễn Ngọc Bảo (Tham mưu Trưởng) đã hy sinh tại An Lộc, vì thế muốn dịch tài liệu này.

404/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA CHÁU PHẠM HOÀNG THƯ (LITCHFIELD PARK, AZ)

Tổng hợp các Điện thư Ngày 30 Tháng 10 Năm 2007, 07/11/07, 22/11/07, 23/11/07, 28/11/07, và 29 Tháng 11 Năm 2007:

Cháu THƯ là Hậu duệ của Gia Đình 81 Biệt cách Nhảy Dù, trưởng Nam của

Người Hùng Biệt Cách Dù, Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

Kính Gửi Bác Ngọc Ánh,

Thưa Bác,

Cháu rất vui khi được nói chuyện với Bác, và Cháu rất cảm ơn Bác đã có nhã ý tặng Cháu quyển “Chiến Thắng An Lộc 72”.

Ngoài những quyển sách viết về “Mùa Hè Đỏ Lửa, đã in tại Hải Ngoại. Cháu cũng may mắn đọc được quyển “Chiến Sử Trận Bình Long”, do Bộ Tổng Tham Mưu / Phòng 5 / Khối Quân Sử thực hiện.

Nếu Bác cần có thêm những dữ kiện và tài liệu để nghiên cứu và đối chiếu, trong việc chuẩn bị “Tu Chỉnh” cho ấn bản lần nhì, thì cho cháu biết.

Mặc dầu hiện nay cháu là một Quân Nhân của Quân Đội Trừ Bị Tiểu Bang AZ Hoa Kỳ, nhưng lúc nào cháu cũng hãnh diện là con em của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Cháu quyết tâm sẽ nuôi dưỡng và phát huy tinh thần đó.

Cháu xin ngưng nơi đây, Kính chúc Bác và Gia Đình nhiều sức khỏe.

Kính Thư

PHT

405/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA CHIẾN HỮU LÂM TIẾP XUYÊN (Boston N.J)

(Đề Ngày 30 Tháng 11 Năm 2007)

HI!! Chiến Hữu ÁNH

Hôm qua nhân dịp được trò chuyện với chiến hữu qua điện thoại, và cũng là lần đầu tiên tôi rất lấy làm vui, ngoài tình chiến hữu ra, chúng ta lại là người cùng quê và cùng xóm ở Việt Nam.

Hôm nay, tôi cố thử “Link” vô máy “Web Site” của QL / VNCH, để tiếp tục đọc phần còn lại từ Chương 6 của quyển Chiến Thắng An Lộc 72, mà vẫn không thấy, chi có phổ biến qua “Web” của Thư Viện Việt Nam mà thôi, nhưng cũng không được trọn cuốn sách.

Hy vọng trong tương lai gần, “Web” nầy sẽ phổ biến phần còn lại của quyển sách.

Điểm hay của quyển sách nầy là sự tường thuật “một cách trung thực” của những nhân chứng sống có dự phần trong trận chiến An Lộc 72.

Đối với tôi CHIẾN THẮNG AN LỘC 72, là tài liệu lịch sử của chiến tranh Việt Nam, cũng là tiếng nói chính thức của phía VNCH, để cho thế hệ hiện tại cũng như thế hệ mai sau, ở trong cũng như ở ngoài nước biết đến.

Sau cùng tôi xin chân thành cám ơn chiến hữu ÁNH cùng các chiến hữu trong Ban Biên soạn, đã không quản ngại khó khăn, để thực hiện cuốn “Sử Liệu” nầy, để cho mọi người cùng xem.

Xin chúc chiến hữu được nhiều sức khỏe và Gia Đình thịnh vượng.

Chào thân ái

LTX.

406/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA CHIÊN HỮU MAI TRUNG NGỌC (Paris)

(C/H Mai Trung Ngọc hiện là Giám Đốc Nhà In & Phát Hành “NAM Á” tại Paris, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 16 Trường Vỏ Bị Quốc Gia Việt Nam)

Tổng hợp các điện thư đề Ngày: 08 Tháng 02 năm 2007, 15 Tháng 03 Năm 2007

26 Tháng 07 Năm 2007, 19 Tháng 11 năm 2007.

ĐẾ TÀI: Quyển “Chiến Thắng An Lộc 1972”

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh thân

Tôi được biết vào năm 2003, Bạn đã bắt đầu khởi sự biên soạn lại “Trận Chiến Bình Long An Lộc, xuyên qua các Điện Thư trao đổi với các Bạn NKĐ … trên diễn đàn K.16 Võ Bị của chúng ta, và vào khoảng tháng 05 năm 2007, tôi nhận được quyển “Chiến Thắng An Lộc 1972” (Ấn Bản lần đầu), do chính Bạn chuyển tặng.

Trong nghành nghề Ấn Loát và Phát Hành, đã từ lâu, tôi có quan niệm là khuyến khích bất cứ người Bạn nào trong Khóa 16 Võ Bị của chúng ta, nên có nhũng TÁC PHẨM TRUNG THỰC. Nhất là về những trận đánh lớn có tầm vóc Quốc Tế, giữa hai phía Quốc Cộng, để lưu truyền lại cho hậu thế.

Ngay từ đầu, tôi rất có thiện cảm trong việc làm của Bạn và các chiến hữu khác trong Ban Biên Soạn. Cho đến khi tôi được hân hạnh cầm quyển sách trong tay, đọc qua Bức Tâm Thư và Lời Phi Lộ của Ban Biên Soạn, Tôi rất cảm kích lòng thành và ý nghĩa cao đẹp (bất vụ lợi của các Anh), công trình biên soạn RẤT ĐÁNG KHÂM PHỤC. Tuy nhiên, tôi vẫn lo ngại là làm sao các Anh vượt qua đuợc những trở ngại về CHI PHÍ: Ân loát, Dich Thuật, và Bưu Phí GỬI TĂNG “Cho Không” độc giả, đến các Thư Viện và những Trường Đại Học tại Hoa Kỳ và trên Thế Giới!!

Đọc qua ấn bản lần thứ nhất, tôi nhận thấy Quí Anh được cái may mắn là có vị Mạnh Thường Quân (Ông Bà Nguyễn Quỳnh) tặng cho tiền Ấn Loát, còn ấn phí cho lần tái bản thứ nhì thì sao? còn việc phiên dịch ra Anh Ngữ + Editing + Ấn Loát (Bìa cứng) + cước phí bưu điện để gửi tặng không cho các Thư Viện và các Trường Đại Học khắp Hoa Kỳ và một vài nơi trên Thế Giới … Hẳn nhiên là một số “CHI PHÍ” không nhỏ.

Với tư cách là một người Bạn thâm Giao, tôi mạo muội có đôi lời nhân xét về những từ ngữ “TẶNG KHÔNG”, “DỊCH THUẬT” và KÊU GỌI CÁC MANH THƯỜNG QUÂN YỄM TRỢ TÀI CHÁNH CHO VIỆC ẤN LOÁT & BƯU PHÍ”:

Trước tiên tôi xin phép được nêu lên phần“TÂM LÝ” của đa số “ĐỘC GIẢ” hiện tại (Ở Thế Hệ Thứ Nhất như chúng ta, và Thế Hệ Thứ Hai biết đọc viết rành chữ Quốc Ngữ, đang có chiều hướng thích tìm đọc những tác phẩm như thể loại “Quyển Chiến Thắng An Lộc 72” nầy. Như vậy dù rằng BBS có nghĩa cử “TẶNG KHÔNG” cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng, sau nầy khi BBS tu chỉnh tương đối hoàn hảo lại cho ấn bản lần thứ hai, và gửi biếu lại các độc giả xa gần, cũng nên tổ chức lại các buổi nói chuyện có giải lao, để quảng bá sách, tại những nơi có số đông các cựu Quân Nhân cư ngụ như California, Texas, Virginia ..v..v. Tôi tin chắc rằng, các đọc giả “ƯA THÍCH” với tấm lòng hào hiệp sẵn có, sẽ không tiếc gì năm ba chục bạc hay nhiều hơn nữa, để tự động tình nguyện quyên góp hay gửi tặng cho BBS, hầu giúp cho

407/421

BBS có cơ hội tiếp tục đi nốt đoạn đường còn lại (như Bức Tâm Thư). Như vậy thì cũng vừa đủ để BBS chi dụng, khỏi cần phải kêu gọi đến các Vị Manh Thường Quân hổ trợ về sau nữa.

Còn về “Dịch Thuật”: Tôi nghĩ rằng BBS nên đặt trong tâm vào phần “BẢN DỊCH ANH NGỮ”, vì hiện nay hầu hết các nước tân tiến trên thế giới người ta đều dùng Anh Ngữ để đàm thoại hay đọc viết và giao dich với nhau. Tôi cũng đươc biết trong BBS của Bạn có Chiến Hữu Lê Hoàng Ân và một số bạn bè gốc là Giáo Sư Trường Sinh Ngữ Quân Đội VNCH (Có trình độ Đại Học trong nước hay tại Hoa Kỳ đảm nhận phần dịch thuật). Tuy nhiên cũng cần chuyển đến cho một chuyên gia người MỸ chính cống, gốc Quân Đội có trình độ Đại Học (Được môt vị Giáo Sư Đại Học Mỹ mà người đó gốc là cựu Quân Nhân, trước đây có tham chiến ở VN thì càng tốt), để Editing toàn diện, trước khi đem đi ấn hành. Tôi nhận thấy quyển CT/AL 72, những từ ngữ bên trong có cả hai phần “VĂN CHƯƠNG & QUÂN SỰ” Nếu BBS làm được như vậy thì Quyển sách được tăng thêm phần giá trị, và những thế hệ mai sau mới có cơ hội ĐỌC HIỂU tường tận ý nghĩa của Tác phẩm mà tôi nhận định là trung thực hiếm có.

Ấn bản bằng Anh Ngữ nên có Jacket màu và Hard Cover và thử làm Marketing để BÁN (với giá Discount) chứ không TẶNG cho các Thư Viện (Trừ Thư Viện Việt Nam ở Hải Ngoại), vì tất cả các Thư Viện Âu Mỹ họ đều có ngân khoản để mua những Quyển sách “CÓ GIÁ TRỊ” và khi được họ nhận mua thì lẽ dĩ nhiên sẽ được họ trịnh trọng đặt trên hàng cao ấn phẩm trong Thư Viện đó.

Về NỘI DUNG: Chiến Thắng An Lộc, đã có hội đủ cái nhìn tổng quát rồi, đi vào chi tiết, với những nhân chứng đương thời, đó là tài liệu rất quí giá, là “Tài Liệu GỐC” nên đã soi sáng lại được sự việc cho đọc giả, và làm tròn nhiệm vụ do tác giả muốn.

- Ngoài các nhân chứng đã có, nếu Bạn có bài viết hoặc bài phỏng vấn những nhân chứng còn sống như Nguyễn văn Ức, Phạm Kim Bằng, Bùi Quyền, Trần khắc Thuyên v.v (Là những người Bạn Cùng Khoá 16 Võ Bị với chúng ta, có trực tiếp tham chiến trong trận đó).

- Ngoài các Quân Nhân, nên có nhân chứng Dân Sự, để thấy cuộc chiến đấu của chúng ta vì DÂN, Bạn cũng đã có, như Cô Giáo Pha đề thơ, nhưng nên có thêm một vài nhân vật “Dân Sự” khác. Để tăng thêm phần chinh nghĩa của Quân Lực VNCH cùng sát cánh với người Dân, vì Dân mà chiến đấu v.v.

- Trong phần I (Sử Liệu), xin minh xác địa danh toàn vùng, liên can tới trận An Lộc như Tây Ninh, Bình Long, An lộc, Cần Lê, Lộc Ninh, Đồng Long, Đồi Gió, đồi 169, Snoul, Tàu Ô, Xa Cam v..v . Chính mình tưởng ra đã khó, nói chi đến các độc giả trẻ hoặc ngoại quốc. Để khỏi lẫn lộn, xin ghi cấp bực các Quân Nhân, lúc đương thời, nếu cần thì ghi cấp bậc và chức vụ sau cùng trong ngoặc đơn.

- Đừng lập đi lập lại quá nhiều, dẫu hay, một sự kiện (Thí Dụ như câu ghi ơn Biệt cách Dù của Cô Giáo Pha) làm đọc giả mất đi cảm tưởng là cuốn sách súc tích tài liệu.

Về HÌNH THỨC: Tôi xin ghi dưới đây, không theo thứ tự các nhận xét, chỉ đọc thấy đâu ghi đó -Các trang trong, nên có “titre courant” Tên Tác Giả TRANG TRÁI tên tựa sách “TRANG PHẢI” phía trên, như vậy nếu có người photocopy lại vài trang làm tài liệu, vẫn nhớ được gốc sách. - Các “Chú Thích” không để giữa bản văn. Nếu không để cuối trang, thì có thể gom vào cuối mỗi PHẦN. - Trình bày xin đồng nhất. Các

408/ 421

PHẦN, nên để cả trang, mặt sau trắng, các KHỔ chữ dùng cho PHẦN phải giống nhau, cho CHƯƠNG cũng vậy, không nên thay đổi tùy hứng.

- Không nên để có các khoảng trắng “bất ngờ” thí dụ ở trang 38:

2- TÔN THẤT ĐÔI BÊN, tự nhiên bỏ trắng, sang trang 39 rồi:

3- BÌNH LUẬN VÊ: - Đánh số trang: Ở trang CHẴN, con số CHẴN, nằm cực TRÁI, ở trang LẺ con số LẺ nằm cực PHẢI. Không nên, trang chẵn, trang lẻ, số trang đều nằm bên phải, như trong sách.

- Các câu Thơ câu Văn viện dẫn, hoặc các bài viết của các Tác Giả khác (cuối sách) nên để CHỮ NGHIÊNG, nếu muốn nhấn mạnh thì NGHIÊNG ĐẬM (Thí dụ trang 19 câu thơ của Cô Pha, nên đánh nghiêng đậm).

- Nói về HÌNH, có lẽ sách lần xuất bản 1, bạn đem in rẻ, nên nhà in không dùng “plaque KẼM” mà dùng Plaque GIẤY hoăc Plastic, với lối chuyễn hình trực tiếp, (Máy làm Plaque loại đó, chỉ chuyển hoặc đen hoặc trắng) nên CHỮ BÊ và HÌNH KHÔNG RÕ, chỉ như một tài liệu photocopy. Thông thường, để tốt, các hình khi in, phải chuyễn qua “trame” (các chấm nhỏ), bạn lấy kiếng soi hột soàn để lên sẽ thấy. Hồi trước, với hình không nguyên thủy, lấy lại từ một cuốn sách, khi làm, “trame” mới sẽ chồng lên “trame” cũ nên mất quality. Ngày nay, với Computer, Bạn có thể cho vào “Photo Shop” xoá “trame” làm lại hình rất dễ dàng. Mọi vấn đề kỹ thuật về Ân Loát, tôi hứa sẽ giúp bạn trong khả năng nghề nghiệp và kiến thức của tôi, cũng như việc Jacket màu và Hard Cover, tôi sẽ cố gắng thực hiện giúp cho Bạn trong khuôn khổ tài chánh hạn hẹp của BBT.

Kết luận lại, tôì xin lập lại câu châm ngôn của người xưa: “Có THỰC mới VỰC được ĐẠO”, ngày nay cũng như thế, Tinh Thần, Thiện Chí vẫn chưa đủ, mà thực tế cần phải có “TIỀN” để trang trãi mọi chi phí cần thiết. Như vậy, mới có thể đạt đến mục đích và mộng ước như “Bức Tâm Thư” của BBT đã công bố cho tất cả “ĐỘC GIẢ” khắp nơi.

Trên đây là vài ý kiền thô thiển chân thành của tôi.

Chúc Bạn Ánh và Madame vui mạnh.

MTN

409/ 421

ĐIỆN THƯ: CỦA CHIẾN HỮU NGUYỄN KIM ĐỂ (Portland, OR)

C/H Nguyễn Kim Để xuất thân Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam,

Trung Tá cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến QL/VNCH

(Điện thư đề ngày 17 tháng 09 năm 2007 và ngày 18 Tháng 11 năm 2007)

Đề tài: Về Tác Phẩm “Chiến Thắng An Lộc”

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh thân,

Nhận được cuốn “Chiến Thắng An Lộc 72” từ giữa tháng 5 tới nay mà vẫn chưa viết được vài cảm nghĩ về Tác Phẩm đầu tay của bạn. Thành thật xin lỗi bạn già. Phần vì bận lu bu, hết chuyện nầy lại sang chuyện khác, đó là chưa kể tới bệnh già lú lẫn, nói trước quên sau, là lý do chính.

Dù gì chăng nữa, điều quan trọng là thành thật xin lỗi bạn về sự chậm trễ nầy.

Bạn Nguyễn Ngọc Ánh thân,

Tôi không có ý định viết những lời phê bình một cuốn sách, vì tự cảm thấy chưa đủ khả năng làm việc nầy. Bởi vậy, xin bạn hãy coi những dòng chữ dưới đây, chỉ là cái nhìn tổng quát, để đóng góp ý kiến xây dựng trong tình Bạn cùng Khóa.

Tôi nghĩ rằng Bạn và nhóm thân hữu đã thai nghén cuốn sách này, không phải là để đứa con tinh thần của mình được xếp chung vào tủ sách của những chuyện “Bút ký chiến trường” mà mục đích chính có lẽ là muốn lưu lại cho thế hệ nầy và những thế hệ kế tiếp, những dữ kiện về sử liệu, sẽ được nằm trong Thư Viện Quốc Gia Hoa Kỳ (National Library of Congress) để mọi người dùng làm tài liệu đối chiếu sau này.

Tuy chúng ta không cần phải bắt chước ai cả, nhưng nếu muốn nâng cao giá trị của đứa con tinh thần của mình lên thêm một bậc, thi xin ĐỀ NGHỊ quý Bạn duyệt lại về hình thức và nội dung, qua vài nhận xét thô thiển sau đây:

1. VÊ HÌNH THỨC:

- Trước khi nghĩ đến việc dịch thuật sang Anh hoặc Pháp ngữ để làm dữ kiện sử liệu, ta hãy nghĩ đến cách trình bầy, cần có một hình thức sử liệu, giống như của người ta (Univesal) về sử liệu

- Có thể dùng một cuốn sách viết về sử liệu của Mỹ hoặc của Việt, để mô phỏng về hinh thức.

- Bìa cứng và cùng một khổ giấy.

- Cách trình bày bên trong (Lời Tựa, Chú thích, dẫn chiếu, mục lục…) nên đặt vào đúng chổ và đúng cách.

- Hình ảnh nếu có và cần thiết, thì cần phải rõ ràng (coi lại về phẩm và lượng)

- Nhận thấy đa số hình ảnh không rõ ràng, có thể là vì lý do kỹ thuật ấn loát của nhà in chưa được tinh vi. Nên bỏ bớt đi những hình không cần thiết.

- Ghi Chú: (Sơ đồ HQ thì mới cần đúng theo TỶ LỆ Bản Đồ). Còn chữ SƠ ĐỒ, có nghĩa là những bản vẽ phỏng không theo tỷ lệ, (nên ghi chữ nầy để tránh ngộ nhận) ngõ hầu độc giả (dân chính) có thể theo dõi dễ dàng.

410/ 421

2. VÊ NỘI DUNG:

Kể từ ngày ra trường, chưa một ngày được ngồi văn phòng, và tuy đã trải qua nhiều trận chiến ngoại biên Hạ Lào, Kampuchia, từ vùng sình lầy Cà Mau, U Minh ra tới chiến trường Trị Thiên, Khe Sanh, tôi chưa hề tham dự một trận nào mà quân ta trong thế THỦ và địch quân bao vây và pháo kich dữ dội như vậy.

Bởi thế, càng đọc tôi càng thấy nể phục ý chí kiên cường, sự chịu đựng gian khổ và lòng hy sinh cao cả của Quân Cán Chánh các cấp, có mặt trong trận địa.

Đành rằng đã có nhiều dữ kiện dẫn chiếu, coi như tạm đầy đủ, nhưng nếu có thể viện dẫn thêm những bài phỏng vấn những Nhân Chứng CÒN SỐNG, thuộc tất cả các nghành Quân Dân Cán Chánh, để nâng cao thêm giá trị đặc biệt của tác phẩm.

Càng có nhiều dẫn chiếu, chắc chắn càng tốt. Không nên bỏ sót bất cứ một dẫn chiếu nào mà nhiều người đã biết. Nếu có thể trích dẫn thêm tài liệu của những tác phẩm khác viết về Trận chiến An Lộc ..

Nên có thêm Bản Đồ tổng quát khu vực có ghi các điạ danh liên can tới như: Tây Ninh, Bình Long, An Lộc, Cần Lê, Lộc Ninh, Đối Đồng Long, Đồi Gió, Đồi 169, Snoul, Tàu Ô, Xa Cam ..v..v..

Thành thật mà nói, chính tôi cũng khó khăn khi hình dung ra vị trí của những nơi nầy, chứ nói chi đến người ngoại quốc hoặc hậu duệ mai đây .

Có thể bỏ bớt những sự kiện đã được dùng, đừng lập đi lập lại (un-necessary repititions) về một danh từ hoặc một câu nói hay câu chuyện nào đó, có thể khiến đọc giả trở lại cảm giác đọc một “Bút Ký Chiến Trường”

3. LINH TINH:

Quan niệm Hành Quân (Câu nầy méo mó nghề nghiệp) có thể được chia ra làm 3 giai đọan:

Giai Đoạn 1: Đã xuất Bản và gửi tới các Bằng Hữu và cá Đọc Giả xa gần.

Giai Đoạn 2: Hiệu Đính, với sự sửa đổi, qua việc đúc kết ý kiến của tất cả các Bằng Hữu và Đọc Giả.

Lần nầy, với chi phí ấn phẩm “Chất Cao”, Ấn bản hiệu đính mới trên 500 trang, sẽ có thể phát hành có thể giá BÁN? từ $35 tới $50 USD.

Buổi ra mắt cuốn sách nên có sự cổ động và hậu thuẫn của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TOÀN CẦU, nhất là giới Cựu Quân Nhân.

Đề nghị tặng không vài cuốn cho các Thư Viện địa phương và Thư Viện của các Trường Trung Học.

Giai đoạn 3: Dịch sang Anh & Pháp ngữ: Kêu gọi Gia Đình, Thân Hữu, Bạn Bè cùng Khoá góp vốn để thực hiện việc ấn loát (một mình Bạn chịu sao nổi).

Nhờ các Cộng Đồng người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, Vietnamese Veterans quảng bá cuốn sách.

Chính thức liên lạc với National Library of Congress, để xin nhờ nơi đây phổ biến vào Catalogue của họ.

4. KẾT LUẬN: Xin được dùng lại đoạn viết ở trên để thay cho phấn kết luận:

Tôi không có ý định phê bình một cuốn sách vì tự cảm thấy mình chưa đủ khả năng làm việc này. Bởi vậy mong Bạn hãy coi những dòng chữ trên đây chỉ là một cái nhìn tổng quát để đóng góp ý kiến xây dựng trong tình Bạn cùng Khóa.

411/421

Đính kèm theo đây tôi gửi 2 Bản đồ cần thiết, theo như sự yêu cầu của Bạn, để chuẩn bị cho việc tu chỉnh Ấn Bản lần nhì: Bản Đồ các Tỉnh xung quanh Thủ Đô Sài Gòn, trong đó có Tỉnh Bình Long An Lộc với Quốc Lộ 13 xuyên thẳng từ An Lộc đến Tỉnh Bình Dương, và Bản đồ “Toàn diện Mặt Trận Điện Biên Phủ”.

Thân chúc Bạn NNA và Gia Đình có nhiều sức khỏe và nghị lực cùng may mắn để tiếp tục ý nguyện đang theo đuổi, nêu cao Chính Nghĩa QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

Thân mến.

NKĐ

412/421

ĐIỆN THƯ CỦA NGHỆ SĨ NAM LỘC (NAM CALIFORNIA)

(Điện thư đề ngày 15 tháng 02 năm 2009)

Kính gởi ông Nguyễn Ngọc Ánh,

Chúng tôi vô cùng cảm kích và chân thành biết ơn ông Ánh cùng tất cả quý vị trong nhóm thực hiện đã gởi tặng chúng tôi tập sử liệu vô cùng giá trị “Chiến Thắng An Lộc 1972”. Đây không những là niềm khích lệ, mà còn là sự hỗ trợ lớn lao dành cho anh em chúng tôi trong việc ghi chép lại những chiến sử oai hùng với các chi tiết trung thực, để thế hệ tương lai có những tài liệu lịch sử đúng đắn và hiểu biết rõ ràng hơn về cuộc chiến oai hùng mà Cha Ông của các cháu đã phải xả thân chiến đấu để bảo vệ cho tự do và dân chủ trên quê hương Việt Nam.

Thay mặt Trung tâm Asia cùng toàn thể anh chị em nghệ sĩ, chúng tôi vô cùng cảm tạ và kính chúc quý vị luôn luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục phổ biến những tài liệu giá trị cho mọi người được học hỏi.

Kính mến.

Nam Lộc

413/421

II.- PHÚC ĐÁP:

* Tất cả những THƯ TỪ & ĐIỆN THƯ của các Đọc Giả xa gần gửi cho Ban Biên Soạn (BBS). Chiếu theo địa chỉ do Báo Người Việt đăng tải, hay trên mạng Internet của Người Việt Online, trên Web Site của Thư Viện Việt Nam, Tạp Chí SỐNG, và lời đồn đại trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, v.v...) ngỏ ý muốn có Quyển Chiến Thắng An Lộc. ĐỀU ĐƯỢC THỎA NGUYỆN 100%.

* Hầu hết Quí Độc Giả GỌI ĐIỆN THOẠI (Được điện đàm trực tiếp hay có GHI lại số Điện Thoại) đều được PHÚC ĐÁP và sau đó ĐỀU NHẬN ĐƯỢC SÁCH của BBS gửi tặng. Tuy nhiên “SÁCH” vẫn còn chưa đủ để cung ứng theo nhu cầu của độc giả. Xin hẹn lại ở Ấn Bản lần nhì.

* Một số Quí Vị Độc Giả (Hào Hiệp) GỬI CHECK ủng hộ quá nhiều so với giá trị của ấn bản lần đầu còn khá nhiều thiếu sót. Tất cả đều được BBS gửi HOÀN TRẢ kèm theo THƯ CẢM TẠ,

** BBS nhận nhiều THƯ của Quí Vị Độc Giả (Nhiều nhất trong Giới Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, kể cả các Chiến Hữu có tham chiến tại Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, và của THẾ HỆ THỨ HAI. (Đính kèm một số các THƯ & ĐIỆN THƯ tượng trưng kể trên). Chúng tôi thành thật TRI ÂN & CẢM TẠ, và xin nhận lãnh tất cả những ý kiến và nhận xét chân tình đó, để TU CHỈNH lại cho ấn bản lần THỨ HAI tương đối được hoàn hảo hơn, do An-Lộc Foundation thực hiện.

Chúng tôi nhận được những lời hướng dẫn chân tình quí báu của vị Niên Trưởng Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị (thư đính kèm ở đoạn trên). Chúng tôi đã cố gắng thực thi được những ý kiến của Trung Tướng đã chỉ bảo.

Tiếp theo sau “ấn bản lần đầu” được phổ biến, chúng tôi nhận được rất nhiều thư từ, điện thư, điện thoại của các chiến binh Anh Hùng An Lộc, từ cấp Trung Đoàn Phó, Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng trực thuộc các Quân Binh Chủng có tham chiến tại mặt trận An Lộc vào năm 1972 hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. Các Chiến Hữu này đã cho chúng tôi biết thêm nhiều dữ kiện chính xác để bổ túc thêm vào phần “tổng lược” tăng thêm phần phong phú xác thực trong lần tái bản nàỵ

Ngoài những Vị “Đàn Anh” lão thành, các chiến hữu Anh Hùng An Lộc như vừa kể trên, chúng tôi còn nhận được nguồn khích lệ của “giới trẻ” (thuộc THẾ HỆ THỨ HAI) nay cũng đã trưởng thành, điển hình như:

Linh Mục Nguyễn Hữu Tiến đang cư ngụ tại “Đài Loan” Trung Hoa Dân Quốc. Rất cảm ơn Ngài đã chiu khó "đọc kỹ" và có những nhận xét tinh tế như một “chuyên gia Quân Sự” lão thành. Được biết trong cuộc đời “tu hành” của Ngài gặp phải nhiều nổi gian truân, theo tu học tại “Tiểu Chủng Viện Kontum từ năm 1965, cho đến năm 1975, khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm Tỉnh Kontum, đóng cửa “nhà dòng” Linh Mục phải gián đoạn tu hành, theo gia đình sang Mỹ theo diện H.O. Và được Đức Gìám Mục Địa Phận Kontum (Hội Thừa Sai) giới thiệu đi sang Pháp tiếp tục Tu Học. Và được thụ phong Linh Mục năm 2004 (trải dài 39 năm tu học). Khi Quân Đội Quốc Gia bị “Đồng Minh” bức tử, bọn Cộng Sản tràn vào và chiếm cứ mọi nơi, Linh Mục còn nhớ từ nơi Tòa Giám Mục và Nhà Thờ Chính Toà Kontum tọa lạc về phía Đông Thành Phố Kontum, muốn đến thành phố, phải đi ngang qua cây cầu sắt bắc ngang

414/421

qua dòng sông có tên là “DAKBLA” NƯỚC CHẢY NGƯỢC DÒNG, có lẽ là biểu hiệu cho thấy “kẻ đáng thắng thì không được thắng, còn kẻ không ra gì thì lại được dịp trôi trở ngược dòng lên trên”. Nhưng rồi Ngài cũng được thụ phong Linh Mục tại Hải Ngoại, cũng như Đồng Bào Việt Nam Hải Ngoại cũng có hy vọng ngày quay trở lại “Cố Hương” với lá Quốc Kỳ “Nền Vàng Ba Sọc đỏ” vậy.

Đến Cháu Kim Định vào năm 1972, Cháu là một Cô nữ sinh Trường Trung Học Công Lập Trưng Vương, lớp “Đệ Thất”, tuổi học trò thơ ngây, sống và lớn lên trong một Gia Đình cựu Quân nhân, trong chiếc nôi che chở của Đại Gia Đình Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Cô mới được thung dung cắp sách đến trường “như lời Cô đã viết trong điện thư”. Cho đến giờ nầy, vật đổi sao dời, các con của Cô cũng đã thành công và trở nên người hữu dụng trong xã hội Hoa Kỳ. Nhưng tấm lòng sắt son cao cả của một bậc “Nữ Nhi” vẫn còn in sâu đậm hình ảnh Người Lính Chiến Việt Nam Cộng Hoà, và nuối tiếc một Quân Lực Hùng Mạnh Nhất Nhì Đông Nam Á như Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải mai một bị “Bức Tử”, như theo tâm tư của Cô được thố lộ trong các bức “điện thư” ở đoạn trên.

Đến Cháu Phạm Hoàng Thư, hậu duệ của Gia Đình 81 Biệt Cách Dù (là Sĩ Quan Cấp Tá trong lực lượng Vệ Binh Quốc Gia Tiểu Bang Arizona Hoa Kỳ). Noi gương theo ý chí Anh Cha, lúc nào cũng hãnh diện mình là con của “Người Hùng An Lộc” Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Rất cám ơn Cháu đã gửi cho Bác mượn “Tập Sách” CHIẾN SỬ TRẬN BÌNH LONG” để tham khảo, giúp cho Ấn Bản lần Nhì thêm phần phong phú và chính xác.

Xin tạ ơn Thượng Đế đã ban cho chúng tôi có thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn trở ngại trong việc hình thành quyển “Chiến Thắng An Lộc 1972”.

Trân Trọng

Đại diện Ban Biên Soạn

Nguyễn Ngọc Ánh

415/421

KÝ HIỆU QUÂN SỰ

KÝ HIỆU QUÂN SỰ QL/VNCH

Military Symbol of Army of Republic of Vietnam

01

BỘ CHỈ HUY QUÂN ĐOÀN BỘ BINH

Army Corps Commanding Headquarters

02

BỘ CHỈ HUY SƯ ĐOÀN BỘ BINH

Infantry Division Commanding Headquarters

03

SƯ ĐOÀN BỘ BINH

Infantry Division

04

BỘ CHỈ HUY LỮ ĐOÀN NHẢY DÙ

Paratrooper (Airborn) Brigade Commanding Headquarters

05

BỘ CHỈ HUY LỮ ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ

Commando Ranger Brigade Commanding Headquarters

06

BỘ CHỈ HUY LIÊN ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN

Ranger Brigade Commanding Headquarters

07

BỘ CHỈ HUY TRUNG ĐOÀN BỘ BINH

Infantry Regiment Commanding Headquarters

08

BỘ CHỈ HUY TIỂU ĐOÀN BỘ BINH

Infantry Battalion Commanding Headquarters

09

BỘ CHỈ HUY TIỂU KHU

Sector Commanding Headquarters (Province)


BỘ CHỈ HUY CHI KHU (QUẬN)

Subsector Commanding Headquarters (District)

416/421

11

LIÊN ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN

Ranger Regiment

12

TIỂU ĐOÀN BIỆT ĐỘNG QUÂN

Ranger Battalion

13

TIỂU ĐOÀN PHÁO BINH

Artillery Battalion

14

ĐẠI ĐỘI PHÁO BINH = PHÁO ÐỘI

Artillery Company

15

TRUNG ĐỘI PHÁO BINH

Artillery Platoon

16

THIẾT ĐOÀN KỴ BINH (HỖN HỢP CX M.41 & TVX M.113)

Cavalry Brigade (Combined M41-M113)

17

CHI ĐOÀN KỴ BINH (HỖN HỢP CX M.41 & TVX M.113)

Cavalry Battalion (Combined M41-M113)

18

THIẾT ĐOÀN KỴ BINH TVX M.113

Cavalry Brigade M113

19

CHI ĐOÀN KỴ BINH TVX M.113

Cavalry Battalion M113

20

Tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH

ARVN Defense Line

417/421

21

418/421

22

419/421

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU ĐƯỢC GIẢI MẬT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CÁC SÁCH VIẾT

BẰNG ANH NGỮ

Combined Arms Research của Thư viện Lục Quân Hoa Kỳ (Tài liệu này đang được giảng dạy tại trường Chỉ Huy Tham mưu Cao cấp của Quân đội hoa Kỳ)

The Battle Of An Lộc của tác giả James H.Willbanks (Cố vấn chiến đoàn 52/SĐ 18 Bộ binh tại An Lộc 1972, là Giáo sư Tiến sĩ đang giảng dạy tại trường Đại học Texas University)

The Better War (The Examined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam) của tác giả Lewis Sorley, ông là Giáo sư trường West Point và trường Đại học Chiến tranh Bộ binh.

American’s Last Vietnam Battle của Dale Andrade.

The Eyewithness History of Vietnam war 1961-1972 của George Esper (Bureau Chief - The Associated Press tại Sài gòn -1975)

After Action Report (The Battle of Loc Ninh) của Thiếu Tá Mark Smith (Cố Vấn phó của Chiến đoàn 9/ Sư đoàn 5 Bộ binh tại Lộc Ninh 1972)

B. TÀI LIỆU VÀ NHỮNG SÁCH VIẾT BẰNG VIỆT NGỮ

Nhật ký Hành quân của Quân đoàn 3/ Quân khu 3 - cung cấp do:

o Trung tướng Nguyễn Văn Minh - Tư lệnh Quân đoàn 3/ Quân khu 3 kiêm Tư lệnh chiến trường An Lộc.

o Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh - Phụ tá hành quân Tư lệnh/ Đặc trách chiến trường ngoại biên và An Lộc

o Trung Tá Huỳnh Văn Bé - Trung tâm Trưởng Trung tâm hành quân của Quân đoàn 3/ Quân khu 3 1972

 Chiến sử trận Bình Long- An Lộc do Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH (Phòng 5/ Nha Quân Sử - phát hành 1973)

 Trận chiến trong “Mùa Phục sinh 1972” tác giả Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

 An Lộc Anh dũng của nhà xuất bản Đại Nam – phát hành 1972

 Việt Nam Thông tấn xã (Các bản tin liên quan đến trận chiến An Lộc)

C. CÁC TÁC PHẨM CỦA NHỮNG NHÂN CHỨNG SỐNG

 Trung đoàn 8 BB và trận chiến An Lộc - tác giả Chuẩn tướng Mạch Văn Trường

 Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và gương anh dũng can trường của tập thể cựu Thiếu sinh quân VNCH - tác giả TSQ Nguyễn Ngọc Ánh

 An Lộc Mùa Hè Đỏ Lửa - tác giả Phan Nhật Nam

 An Lộc Chiến trường đi không hẹn - tác giả Phạm Châu Tài BCD

 Nhớ về An Lộc - tác giả Nguyễn Sơn BCD

 Hai tháng tử thủ An Lộc - tác giả Đỗ Đức Thịnh BCD

 19 ngày trong An Lộc - tác giả Đại úy Đồng Kim Quan BĐQ

420/421

23

TIỂU SỬ SOẠN GIẢ

TÊN HỌ: NGUYỄN NGỌC ÁNH

SINH QUÁN: Tỉnh Bạc Liêu (Miền Nam nước Việt)

TUỔI: 73

HỌC VẤN:

 Trung học Đệ Nhất Cấp – Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa ( Vũng Tàu ).

 Trung học Đệ Nhị Cấp – Trường Trung Học Pétrus

Trương Vĩnh Ký (Sài Gòn)

 Cử nhân Khoa Học Thực Nghiệm (1962)

CÁC QUÂN TRƯỜNG THỤ HUẤN

 Trường Thiếu Sinh Quân – Việt Nam Cộng Hòa

 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Khóa 16)

 Trường Chỉ Huy Tham Mưu

 Khóa “Rừng núi sình lầy” (TTHL BĐQ Dục Mỹ)

SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG

 Chủ biên quyển “Chiến Thắng An Lộc 1972”

CẤP BẬC VÀ CHỨC VỤ SAU CÙNG

Trung Tá

 Phụ tá Hành quân Tư Lệnh Quân Đoàn đặc trách chiến trường Ngoại biên và An Lộc – kiêm Phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3/ Quân Khu III (1972)

 Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Tiểu khu Bình Tuy (1972- 1974)

ÂN THƯỞNG HUÂN CÔNG (tóm lược)

 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh nhành Dương Liễu.

 Lục Quân Huân Chương Đệ Nhất Hạng

 Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng

 3 Chiến thương Bội Tinh.

421/421

 

No comments:

Post a Comment