Sunday, March 6, 2022

20220306 An Loc Chien Su 1972 Phan 28

20220305 An Loc Chien Su 1972 Phan 28


260/421

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN VÀ GƯƠNG ANH DŨNG CAN TRƯỜNG CỦA TẬP THỂ CỰU THIẾU SINH QUÂN/QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

20220305 ALCS1972P28 01

LỜI MỞ ĐẦU

Có rất ít người hiểu rõ những nét hào hùng của tập thể Thiếu Sinh Quân (TSQ), nhất là trong thời kỳ cận đại từ năm 1954 đến 1975. Họ chính thực là những đứa con trung thành của Tổ Quốc, của Dân Tộc Việt Nam, những cán bộ nòng cốt trung kiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), những chiến sĩ can trường chống Cộng của Người Việt Quốc Gia chân chính. Từ trước cho tới nay, đã trải qua bao thế hệ, họ vẫn xứng đáng là những đứa con yêu của Đất Mẹ Việt Nam.

Chúng tôi xin tóm lược những sự kiện dẫn chứng từ các tài liệu được sưu khảo từ năm 1899 trong Văn Khố Pháp Quốc, và những sự kiện lịch sử thời cận đại 1954-1975. Đặc biệt trong những ngày đau thương của đất nước. Trước và sau ngày 30/4/1975, để minh chứng cho những điều của “lời mở đầu” trong tập tài liệu nói về TSQ/QLVNCH.

I. TÓM LƯỢC VỀ SỰ TIẾN HÀNH THÀNH LẬP TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN QLVNCH.

Vào thời Pháp thuộc, dưới triều đại vua Minh Mạng, năm 1899, toàn quyền Đông Dương Paul Dumer, ký nghị định ngày 21/11/1899 cho hai đơn vị quân đội Liên Hiệp Pháp tại Hà Nội và Sài gòn, được thành lập hai toán TSQ. Nhân số TSQ được thu nhận vào thời kỳ này, mỗi toán chỉ có 10 người. Từ đó các toán hay trường tại những nơi khác lần lượt được thành lập và nhân số TSQ được thu nhận cũng từ từ được tăng lên từ 10 đến 20 rồi 50.

Miền Bắc có các trường TSQ: Móng Cái, Núi Đèo, Đáp Cầu, Phủ Lạng Thương, Việt Trì, Hà Nội; Miền Trung có trường TSQ Huế; Miền Nam có các trường TSQ: Đông Dương (tại thị xã Vũng Tàu), Thủ Dầu Một (tại tỉnh Bình Dương), Đa-Kao (tại tỉnh Gia Định); Ban-Mê-Thuột (cạnh tỉnh Ban Mê Thuột); Đắc-Lắc (tại thị xã Đà Lạt) và trường TSQ Mỹ Tho (tại tỉnh Định Tường).

Sau hiệp định Genève 1954, chia đôi đất nước. Các trường TSQ miền Bắc di chuyển vào Nam và được sát nhập vào trường TSQ Mỹ Tho.

Trong tổ chức của QLVNCH có quân trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, đào tạo và cung cấp cho quân đội những sĩ quan hiện dịch chuyên nghiệp; Quân trường Võ Khoa (Thủ Đức), đào tạo cho quân đội những sĩ quan Trừ Bị; Quân trường Đồng Đế (Nha Trang), huấn luyện và đào tạo cho quân đội những Hạ Sĩ Quan (HSQ), Sĩ Quan (SQ)hiện dịch cho QLVNCH.

Duy nhất chỉ có một quân trường, đã đào tạo và cung cấp cho cung quân đội, không những HSQ, Sĩ Quan cấp Úy, Sĩ Quan cấp Tá và cả những Sĩ Quan cấp Tướng Lãnh. Đó là trường TSQ Việt Nam.

Về cấp Tướng Lãnh, điển hình qua hai vị Tướng gốc TSQ: Cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Vận là vị Tướng Lãnh đầu tiên của QLVNCH. Ông có công rất lớn trong việc gầy dựng quân đội Quốc Gia miền Nam; Cố Thống tướng Lê Văn Ty vị tổng tham mưu trưởng đầu tiên của QLVNCH.

Ngoài các tướng lãnh từ nơi lò luyện thép TSQ còn cung cấp cho quân đội hàng trăm hàng nghìn sĩ quan cấp tá, cấp úy và HSQ rãi đều khắp 4 quân khu, 4 vùng chiến thuật, hiện diện đều trong các quân binh chủng của QLVNCH nhiều nhất trong các đơn vị hành quân tác chiến. Đơn vị nào cũng có TSQ và luôn được cấp chỉ huy “tin dùng” bởi đặc tính “gan lì”, “can đảm” trên trận mạc đâu đâu cũng có những đứa con trung kiên của đất nước đồng cam lao cộng khổ với các chiến hữu khác, để cùng nhau chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với đất mẹ Việt Nam, trong suốt 30 năm chiến tranh giữa Quốc Gia và Cộng Sản.

Giai đoạn chuyển tiếp, bắt đầu từ thời Pháp thuộc, chuyển qua ảnh hưởng Hoa Kỳ (tức từ 1954-1956), giai đoạn này rất là căng thẳng, vì phải bố viện trợ Hoa Kỳ không có ngân khoản dự trù cho các trường TSQ, họ đề nghị với Bộ Quốc Phòng VNCH, cho giải tán hết các trường TSQ hiện có tại miền Nam - Việt Nam. Nhưng rất may đến giờ phút chót, nhờ ân đức của tổng thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu và trung tướng Lê Văn Ty (đang là tổng tham mưu trưởng); Tổng thống Ngô Đình Diệm có quyết định: Không giải tán mà còn chỉ thị cho Tổng tham mưu trưởng tập trung hết tất cả các trường TSQ hiện hữu, nhập chung thành một trường TSQ thống nhất, tổng số có 1.350 TSQ, đồng di chuyển về trường TSQ Đông Dương tại thị xã Vũng Tàu, đồng thời nâng cấp thành một quân trường có tầm vóc Quốc Gia với danh xưng “Trường TSQ Việt Nam”. Nghị định được ký vào ngày 1/6/1956. Ngân khoản đài thọ cho quân trường TSQ/ VN được du di từ ngân khoản dành cho quân đội Quốc Gia hiện hữu.

Vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa, có thêm trường TSQ cao nguyên tại tỉnh Pleiku. Tính từ ngày khởi đầu thành lập những toán TSQ vào năm 1899 đến năm 1975, quân trường TSQ đã đào tạo được 6.000 cán bộ hiện dịch cho quân đội Quốc Gia miền Nam; Kiểm điểm lại cho đến ngày hôm nay, chỉ còn tồn tại chưa đến 1.500 huynh đệ. Đa số đã tử trận trên chiến trường, trong số đó có một vị tướng lãnh, đó là cố thiếu tướng Trương Quang Ân, tư lệnh sư đoàn 23/ khu 23 chiến thuật.

Như vậy máu xương của tập thể TSQ, đã đổ ra cho đất nước Việt Nam lên đến 80% nhân số.

Tưởng nhớ về thời Đệ Nhất Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau khi thu phục và dẹp tan các lực lượng võ trang chống đối các giáo phái. Quân đội được sát nhập thành một khối thống nhất; Tổng thống Ngô Đình Diệm còn có viễn kiến canh tân và cải tổ quân đội Quốc Gia miền Nam, trở thành một quân lực hùng mạnh nhất vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Đặc biệt trường TSQ /VN, trước đây các TSQ chỉ đạt đến trình độ văn hóa bậc trung học đệ nhất cấp, được nâng lên đến trình độ bậc đại học như:

Các cựu TSQ tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có bằng Cử nhân Khoa học Thực nghiệm, điển hình như cựu TSQ cố đại tá Đặng Phương Thành; Cựu TSQ cố trung úy (truy thăng) Nguyễn Văn Tạo và một vài cựu TSQ khóa 16 khác.

Các cựu TSQ tốt nghiệp trường đại học sư phạm, sau khi tốt nghiệp, được điều động trở về trường TSQ làm giáo sư văn hóa, tiếp tục đào tạo và dạy dỗ đàn em TSQ, điển hình như cựu TSQ Đào Văn Trâm, Lê Văn Hai và một số các TSQ khác. Các cựu TSQ có bằng cử nhân Luật, được Bộ Ngoại Giao tuyển dụng, để trở thành những Tùy Viên Quân Sự cho các sứ quán VNCH tại các nước đồng minh trên thế giới. Điển hình như cựu TSQ Nguyễn Quang Mông, Đặng Văn Dũng.

Các cựu TSQ tốt nghiệp trường Dân Y hay Quân Y có bằng Y khoa Bác sĩ. Điển hình như: Cựu TSQ Trần Thế Tùng, tức nhà văn sử học Trần Đại Sỹ tác giả những bộ sử Việt nổi tiếng như (Anh hùng Lĩnh Nam; Anh hùng Đông A; Động Đình Hồ v.v…). Ngoài Trần Thế Tùng còn có cựu TSQ Đỗ Đình Tường, Đoàn Kỉnh và một số đông Quân Y Sĩ khác, sau khi tốt nghiệp được bổ sung đến các đơn vị hành quân tác chiến.

Trước ngày quốc phá gia vong vào năm 1972, 1973 còn có 2 TSQ được bổ nhậm giữ chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng, đó là cựu TSQ cố đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tiểu khu Chương Thiện (1973) và cựu TSQ trung tá Nguyễn Ngọc Ánh tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tiểu khu Bình Tuy (1972).

Tiếp nối đàn anh vào ngày 30/4/1975, một nhóm 8 TSQ được trực thăng Mỹ đáp xuống sân trường TSQ tại Vũng Tàu bốc đi, nay đã trở thành những sĩ quan cao cấp của quân lực Hoa Kỳ, có người đã đạt đến trình độ PH.D. như tiến sĩ Phi Quang Khải, tiến sĩ Nguyễn Quang Hòa.

Trường TSQ/VN đã trải qua bao nỗi thăng trầm theo thời gian và thời cuộc, nhưng ba chữ TSQ với huy hiệu “Nhân, Trí, Dũng” vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Tập thể cựu TSQ hải ngoại vẫn nuôi mộng ước trở về đất tổ VN để cùng nhau quang phục quê hương.

II- THIẾU SINH QUÂN QLVNCH VÀ NGÀY 30/4/1975

Đã trải qua trên 35 năm, kể từ ngày QLVNCH bị “Bức Tử” và gần kề trong thời gian “Quốc Phá Gia Vong”, vẫn còn những người con “Yêu Tổ Quốc”, những cán bộ trung kiên của QLVNCH, kể cả một quân trường mang tên trường TSQVN, nêu gương bất khuất, không chịu đầu hàng cộng sản, vẫn cương quyết chiến đấu đến giờ phút cuối cùng, xuyên qua 4 sự kiện “lịch sử” sau đây:

1. TRẬN CHIẾN TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY VỚI CỐ ĐẠI TÁ CỰU TSQ ĐẶNG PHƯƠNG THÀNH:

Ngày 16/4/1975 (2 tuần trước ngày mất nước, trên kênh Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An, giáp với sông Vàm Cỏ Tây, lực lượng thủy bộ gồm có Giang Đoàn đặc nhiệm 99, với gần 100 giang đỉnh, do vị tư lệnh hải quân, phó đô đốc Chung Tấn Cang, cấp tốc thành lập để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu đất nước đang cơn ngặt nghèo dầu sôi lửa bỏng, hợp cùng trung đoàn 12 sư đoàn 7 bộ binh do đại tá Đặng Phương Thành (gốc TSQ, tốt nghiệp khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam); đã chặn đánh Công Trường 5 thuộc quân đoàn 232 cộng sản Bắc Việt do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, ngăn không cho đơn vị này vượt qua sông Vàm Cỏ. Trung đoàn 12 Bộ Binh và lực lượng đặc nhiệm 99 của Hải Quân VNCH đã giáng cho quân Cộng Sản một trận để đời tại ngã ba sông Vàm Cỏ Tây, cộng quân khiếp đảm kinh hồn bỏ chạy, để lại trên chiến địa gần 1,000 xác chết. Máu của cộng quân nhuộm đỏ dòng kênh, xác cộng quân lấp đầy con kênh Thủ Thừa ra tận đến bờ sông Vàm Cỏ.

Nhưng rồi…người hùng Đặng Phương Thành phải chịu kiếp tù đày trong các trại tù khổ sai, vùng rừng núi thượng du Bắc Việt. Bọn Cộng Sản nhớ lại cái hận thảm bại năm xưa (tại địa danh sông Vàm Cỏ Tây); và nhân cơ hội đại tá Đặng Phương Thành cùng một số chiến hữu khác tổ chức vượt ngục, bị bắt trở về trại. Trong đêm trời vần vũ mây đen, tại một xà- lim khổ sai biệt lập, các bạn tù quân nhân bị nhốt kế cận, nghe được tiếng vọng kêu trời và tiếng rên la uất nghẹn của người anh hùng thất thế sa cơ Đặng Phương Thành. Sáng sớm hôm sau khi sương mù còn giăng phủ khắp núi đồi, người ta lờ mờ thấy tên cai ngục lôi xác một tù quân nhân QLVNCH, mới nhận ra thân xác của đại tá Đặng Phương Thành, mình mẩy bầm tím, môi mắt sưng vù, miệng còn ứ đọng vũng máu chưa khô, chết một cách tức tưởi, thật thảm thương! “Mãnh Hổ sa cơ” lũ chồn cáo chia nhau xẻ thịt.

2. TẠI PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT SÀI GÒN, NGƯỜI HÙNG PHI CÔNG GỐC TSQ CỐ TRUNG ÚY TRANG VĂN THÀNH VÀ 7 DŨNG SĨ KHÔNG QUÂN, ĐỀN XONG NỢ NƯỚC VÀO SÁNG NGÀY 29/4/1975:

Cố trung úy Trang Văn Thành, mồ côi cha từ lúc 9 tuổi, thân phụ ông là quân nhân bị Việt Cộng phục kích bắn chết. Cậu bé Trang Văn Thành được mẹ gởi vào trường TSQ Việt Nam Vũng Tàu lúc được 12 tuổi. Trường luyện thép này đã trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến trận có tinh thần chống cộng cao độ, có trách nhiệm của một quân nhân trước vận nước suy vong. Ông cùng 7 chiến hữu Không Quân khác tự nguyện thành lập một phi hành đoàn quyết tử “Tinh Long 821”, chiếc vận tải cơ võ trang AC.119K, ông đang là phi công chánh. Trang Văn Thành gia nhập binh chủng Không Quân VNCH (KQVNCH) từ năm 1969, tu nghiệp Hoa Kỳ và trở về VN năm 1971. Ông kết hôn với chị Võ Thị Hoa và có một người con.

Sử sách ghi lại về câu chuyện của người hùng Trang Văn Thành và 7 chiến hữu đã vì nghĩa vụ “Tận Trung, Tận Hiếu” với đất Mẹ Việt Nam, đã tự nguyện lập thành một phi hành đoàn, bay lên rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất (TSN) vào đêm 28/4/1975. Cốt truyện “Thiên Hùng Ca” của những anh hùng KQQL/VNCH được ghi chép như sau:

“Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lỡ đất của quân thù Cộng Sản Bắc Việt, dội vào phi trường TSN. Khơi dậy cơn phẫn nộ của dũng sĩ Trương Văn Thành, con người không khuất phục đệnh mệnh, không khoanh tay đợi pháo địch sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát”, “Còn nhân viên, còn phi cơ, còn súng đạn, phải còn chiến đấu”.

Thành phân tích, so sánh và quyết định: Chết vì bị đạn pháo kích của địch ở phi trường, hoặc chết vì đạn phòng không của giặc trên không trung, cùng ý nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ý nghĩa của một quân nhân có trách nhiệm bảo vệ quê hương, vì dân vì nước, vì sự an nguy của đồng đội, bằng hữu và bá tánh.

“Thù cha phải trả”, giấc mơ bao năm trời, trước đây , ông đã thức trắng thâu đêm bay trên toàn cõi quê hương, trên không phận “Đường mòn Hồ Chí Minh” để săn đuổi và diệt địch. Giờ đây giặc đã tìm đến tận nhà, tại sao ta phải cúi đầu, rụt cổ chờ chết trong 4 bức tường của phi đoàn nhục nhã này? Trang Văn Thành đã quyết định phải bay lên không, chiến đấu diệt địch trước khi ông gục ngã do kẻ thù.

Trang Văn Thanh mạnh dạn đứng lên dõng dạc kêu gọi đồng đội, tự nguyện thành lập phi hành đoàn “Dự Bị” của ông, để bay lên không, quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh (BTL) Không Quân. Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng và Chính phủ VNCH đã tê liệt và đang trên đà tan rã.

Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại phi đoàn Tinh Long 821, AC.119K. Người ta nhìn ông trong sự ngạc nhiên thương hại với ý nghĩ thầm lặng, “Thằng Điên”! Khi cuộc chiến VN hầu như sắp kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang tìm bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước VN, để tránh một cuộc trả thù và tàn sát của Việt Cộng.

Trong ý chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn còn chưa tàn và cuộc chơi chỉ mới bắt đầu. Ý nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất, cuồn cuộn dâng lên, hòa nhịp theo những tiếng pháo nổ xé nát không gian của kẻ thù đang pháo vào phi trường TSN.

Sự im lặng của mọi người vỡ tan. Trung sĩ nhất Phạm Quốc Tuấn, người cơ khí phi hành dũng cảm, đáp lời kêu gọi của Thành, thiếu úy Tuấn, bước ra khỏi đám đông, trước sự ngơ ngác của mọi người, Quốc Tuấn đã có hàng trăm phi vụ bay đêm với trung úy Thành, người mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ. Tiếng xì xào vang lên, lần lượt SQ phi công phụ, trung úy Trần Văn Hiển, SQ điều hành viên, SQ hồng ngoại tuyến, HSQ hỏa châu, trung sĩ Chín và HSQ vũ khí, lặng lẽ đứng lên, tiến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến VN. Họ đã thành lập được một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và dũng cảm. Họ sẽ chiến đấu thế cô, không có phi cơ đồng đội yểm trợ, không cần phi vụ lệnh, không cần được lệnh của cấp trên, họ đã thi hành công tác theo mệnh lệnh của “lương tâm” của một quân nhân có trách nhiệm.

Chiếc phi cơ AC.119K của trung úy Trang Văn Thành, gầm thét náo động phi trường TSN, mang đến ít nhiều sinh lực cho những tâm hồn đang bấn loạn vì trận “mưa pháo” kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vừa qua, và còn đang tiếp diễn khốc liệt. Sức nổ và sự tàn phá khủng khiếp của những quả pháo 130 ly, không những nó hủy hoại vật chất, còn lung lay cả tinh thần của những chiến sĩ KQ hiện diện.

Hòa lẫn tiếng động cơ của chiếc AC.119K, cùng những tiếng nổ ì ầm chát chúa bởi giàn đại pháo của cộng quân vào sân bay TNS, tạo nên một âm vang hải hùng của chiến tranh.

Phi cơ của trung úy Thành rời phi đạo, rẽ mũi bay về phía trái hướng Tây thành phố Sài Gòn, tránh né các giàn phòng không dầy đặc phía Đông, Đông Bắc phi trường. Ông nhanh nhẹn điều khiển phi cơ bay dần lên cao, làm các vòng chờ ở phía Tây thành phố còn đang yên tĩnh, ông cần thời gian để quan sát, theo dõi và chọn lựa mục tiêu trước khi ra tay “sát thủ”.

Sau khi phi cơ cất cánh, trong hai tiếng đồng hồ vắng bặt âm thanh… người ta cứ ngỡ đó là chiếc vận tải cơ chiến đấu hèn nhát, được dịp cất cánh bay đi, rồi trốn chạy ra khỏi nước. Mất gần hai tiếng đồng hồ bay lượn trên bầu trời Đồng Tháp Mười ven đô, phía Tây của thành phố Sài Gòn, chờ trời sáng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng các mục tiêu bên dưới, chiếc Hắc Long AC.119K dũng mãnh, lại gầm thét ồn ào, lù lù xuất hiện trở lại trên bầu trời trong sáng TSN.

Bây giờ, đã 7 giờ hơn mặt trời dâng lên thành phố Sài Gòn đang bừng sáng ở phía Đông, sân bay TSN vẫn còn mịt mù khói lửa, những vệt khói trắng, để lộ ra các mục tiêu “Giàn đại pháo của địch, đang nhả đạn rớt vào phi trường TSN, vài ổ phòng không, tọa độ được phát hiện tại những cánh rừng chồi, đầu phi đạo và một vài địa điểm kế cận phi trường. Mục tiêu dần rõ hiện dưới ánh nắng ban mai. Trước tiên, ông điều khiển phi cơ trên cao độ vừa tầm quan sát, nhận thấy rõ mục tiêu, vị trí của những khẩu pháo 130 ly của địch…” với các giàn đại liên nồi 6 nòng, với các nòng đại bác 20 ly tự động, thi nhau khạc đạn trên đầu các pháo thủ của cộng quân, sau 3 vòng bay lượn, xạ kích liên hồi vào mục tiêu, với một hỏa lực kinh hồn…Nhìn những vệt khói phát ra từ các nòng đại pháo của cộng quân không còn thấy nữa, nhìn về phía sân bay phi trường TSN, khói lửa cũng không còn “ pháo của cộng quân bị khóa câm mồm” xong mục tiêu thứ nhất, trung úy Thành và phi hành đoàn chuyển qua mục tiêu cận kề phi trường TSN vùng Xóm Mới quận Gò Vấp tỉnh Gia Định.

Nơi mục tiêu kế tiếp, có nhiều giàn phòng không 12 ly 7, thêm hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7, ắt sẽ thập phần nguy hiểm cho con Hắc Long AC 119K.

Giờ hành động đã điểm, bởi ý chí sắt đá”diệt địch cứu nguy Tổ Quốc”. Trước khi điều khiển phi cơ bay vào mục tiêu, trung úy Thành hội ý với phi hành đoàn để lấy chung quyết định cuối cùng trước khi xung trận: “Anh em có ý kiến gì không? Chúng ta có nên tiếp tục diệt luôn các ổ phòng không đang chặn trước ngõ phi đạo này hay không?”. Tất cả ánh mắt đều nhìn về trung úy Thành với niềm tự tin quyết liệt, khẽ gật đầu, đều đồng tình với người chỉ huy phi hành là họ sẵn sàng chấp nhận cuộc tử chiến với quân thù.

Trung úy Thành điều khiển phi cơ bay dọc từ phía Nam thành phố Sài Gòn vòng lên hướng Bắc, để dành vòng bay đầu tiên vào các mục tiêu đã được nhận thấy; một tràng liên thanh ầm ĩ, nòng súng Minigun xoay tròn , khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các nòng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa, trải rộng gần 1 cây số, tiếp nối các vòng bay tấn công diệt địch, lần thứ hai rồi lần thứ ba, cứ một vòng bay, ngoài vài trăm ngàn viên đạn từ các Minigun (rồng lửa), còn có hàng ngàn qủa đạn đại bác 20 ly tuôn xuống đầu địch. Ba vòng bay của con Hắc Long AC 119K, các giàn đại liên phòng không của địch bị hủy diệt khá nhiều, mỗi lúc chiếc AC.119K lại lao vào vòng lửa đạn phòng không dầy đặc, cứ mỗi vòng bay trung úy Thành cho phi cơ hạ thấp hơn vòng bay trước, ông hy vọng ở cao độ 2.000 bộ tầm nhìn và tác xạ sẽ có hiệu quả cao hơn; Nhưng ở cao độ này khá nguy hiểm cho loại vận tải cơ bay chậm chạp nó nằm trong tầm bắn trả của phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch. Lần cuối cùng, con Hắc Long chưa kịp tiến gần mục tiêu, nó bay lọt vào trận địa của 4 giàn phòng không 12 ly 7. (Địch đã bí mật di chuyển vào gần vùng dân cư Xóm Mới), đồng loạt khai hỏa nã đạn lên không, tấn công bất ngờ chiếc AC.119K, rất may phi hành đoàn vô sự, và phi cơ chưa bị trúng đạn vào chỗ nghiệt, phi cơ vẫn còn điều khiển tốt, thân phi cơ bị thủng vài chục lỗ đạn. Sau mấy giây “tử thần” ngắn ngủi trôi qua, phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ mạnh đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng đến phi cơ, toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ phát hiện lửa đỏ kèm theo tiếng nổ ầm bịt kín từ trong lòng động cơ bên trái. Không còn nghi ngờ gì nữa! Họ đã biết chắc chiếc phi cơ đã bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA.7 của cộng quân.

Viên phi công trưởng 28 tuổi, trung úy Trang Văn Thành, bình tĩnh không hề nao núng, ông rất tin tưởng vào tài nghệ lái máy bay của ông, ông đã trải qua biết bao nhiêu lần phi cơ bị hư hỏng, đáp khẩn cấp xuống được an toàn.

Thành dõng dạc trên máy âm thoại chuyển đến phi hành đoàn, ông công bố tình trạng phi cơ đang bị nguy ngập, với lệnh “đáp” khẩn cấp. Nhưng không còn kịp nữa, toàn thể các cơ phận điều khiển phi cơ đều vô hiệu… Phi cơ như một con khủng long, từ cao độ 2.000 bộ rơi xuống với độ gia tốc… Phi cơ rớt nhanh, người và vật không kiểm soát và kiềm chế được. Duy nhất, chỉ có một nhân viên trong đoàn phi hành, trung sĩ Chín tung ra khỏi phi cơ, chiếc dù đeo sẵn trên lưng, dù vừa được bọc gió bung ra. Đúng lúc trung sĩ Chín vừa rơi chạm đất. Ông đã thoát nạn, nhưng bị chấn thương nơi cột xương sống, đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, một quả cầu lửa bùng lên, con Tinh Long tan tác xác thân.

Bảy anh hùng của phi hành đoàn “Tinh Long 821” đã anh dũng đền xong nợ nước “Vị Quốc Vong Thân” tô đậm thêm trang sử oai hùng của Không Lực VNCH.

3.TẠI TỈNH LỴ CHƯƠNG THIỆN VÙNG 4 CHIẾN THUẬT VỚI CỐ ĐẠI TÁ TỈNH TRƯỞNG CỰU TSQ HỒ NGỌC CẨN:

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn xuất thân khóa 2 sĩ quan đặc biệt trường Đồng Đế (Nha Trang) với cấp bậc chuẩn úy giữa năm 1962, thuộc binh chủng Biệt Động Quân. Ông là một trong “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây” do những chiến tích lẫy lừng trong những cuộc hành quân có tên “Dân Chí” của sư đoàn 21 bộ binh (khu 42 chiến thuật). Ông cũng là vị trung đoàn trưởng chỉ huy chiến đoàn 15 thuộc sư đoàn 9 bộ binh Quân Đoàn 4 đến tăng cường Quân Đoàn 3, giải vây An Lộc vào năm 1972, ông được vinh thăng đại tá đặc cách tại mặt trận và được bổ nhậm giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Tiểu khu Chương Thiện (năm 1973). Với tính tình cương trực hiền hòa, yêu thương đồng đội, quý trọng dân chúng. Đại tá Cẩn rất thành công trong chức vụ “Tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Tiểu khu Chương Thiện” lính mến dân thương.

Vào những ngày cuối cùng của “Tháng Tư Đen” với tinh thần bất khuất, sẵn mang dòng máu TSQ chống cộng trong người, đại tá Hồ Ngọc Cẩn cùng một số huynh đệ gốc TSQ cùng nhau ngăn chặn cộng quân chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.

Theo sách sử ghi chép lại, đại tá Cẩn cùng 4 chiến hữu đàn em gốc TSQ, trong đó có trung sĩ Vũ Tiến Quang, trấn thủ trong một pháo đài của tiểu khu xây cạnh Tòa Hành Chánh tỉnh Chương Thiện.

Sau vài giờ, từ khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố “đầu hàng cộng sản” vô điều kiện và kêu gọi toàn thể quân đội và các đơn vị khác trên toàn quốc phải buông súng đầu hàng và bàn giao. Một nhóm khoảng 15 cán bộ cộng sản hăm hở tiến thẳng vào Tòa Hành Chánh tỉnh để nhận bàn giao. Tất cả lũ vẹm đều bị bắn ngã gục khi vừa băng qua sân Tòa Hành Chánh. 

Sau đó cộng quân huy động cả tiểu đoàn bộ binh thêm 4 chiếc M.113 (chiến lợi phẩm) ùn ùn mở cuộc tấn công tràn vào với 2 khẩu đại liên và 1 súng đại bác không giựt 57 ly, từ trong “Bunker” thay nhau khạc đạn, 4 chiếc M.113 đều bị bắn cháy bất động, cộng quân vội thối lui ra xa chấn chỉnh lại đội ngũ, rồi lại tấn công. Trận chiến kéo dài đến chiều, cộng quân vẫn không tấn chiếm được mục tiêu. Cho đến khi tiếng súng bắn ra từ cứ điểm kháng cự im bặt (vì hết đạn), cộng quân mới có cơ hội tràn vào, đại tá Cẩn cùng các chiến hữu đành phải thúc thủ để bọn chúng bắt.

Trận chiến được kết thúc với trên 100 cán binh cộng sản bị hạ bắn. Các anh hùng TSQ bên cạnh đại tá Cẩn bị cộng quân sát hại ngay tại chỗ. Riêng đại tá Cẩn, sáng hôm sau bị chúng đặt trên một xe 4x4 (mui trần) của quân đội NVCH chạy chung quanh thành phố Chương Thiện, khắp hết cả ngã đường trong tỉnh, phát loa kêu gọi dân chúng đến dự cuộc “Đấu Tố” tội ác “Tên Ngụy Đầu Tỉnh”. Hai tay của đại tá Cẩn bị trói ngoặt ra sau lưng, đứng thẳng ngẩng đầu nhìn về phía trước, dõng dạc nói trước đám đông dân chúng (mỗi người dân hiện diện đều ẩn hiện nét sợ sệt buồn chán). Đại tá Cẩn nói: “Tôi nhận thấy tôi không có làm điều gì sai trái có lỗi với đồng bào và dân cư trong tỉnh, thì làm sao tôi lại có tội với nhân dân. Nếu buộc rằng tôi có tội, thì cái tội duy nhất của tôi là không theo lệnh của thượng cấp buông súng đầu hàng Cộng Sản, trái lại còn cầm súng chiến đấu chống lại bọn chúng đến viên đạn cuối cùng”.

Sau đó cộng quân giải giao đại tá Cẩn về Cần Thơ, khổ sai giam cầm hành hạ đủ điều, cuối cùng đem ra hành quyết vào ngày 14/8/1975, tại sân banh Cần Thơ, dưới sự chứng kiến của hàng ngàn dân cư, từ các quận, xã quanh vùng bị bắt buộc đến nơi chứng kiến. Trong số này có một chứng nhân còn sống là phu nhân của cố đại tá Nguyễn Văn Phát, bà Nguyễn Thị Vi, viết trong tác phẩm tựa đề “14 tháng 8 năm 1975, ngày cuối cùng của đại tá Hồ Ngọc Cẩn”.

“Ba giờ sáng, mỗi nhà một người cùng ra đi, đến tập họp tại văn phòng khóm, nơi đã được tên tổ trưởng cho biết trước từ chiều hôm qua. Nhà nào cũng phải có người đi, không được vắng mặt, đặc biệt nhà SQ đi học tập, thì phải là người chủ gia đình, nghĩa là cha mẹ hay người vợ. Lý do, địa điểm không cần biết trước. Lúc đó người ta đoán lờ mờ có lẽ thì cũng đi “mít tinh”như những lần trước.Cũng được gọi tập họp lúc 3giờ sáng, rồi được dẫn đi bộ tới nơi cử hành lễ, xa đến hai, ba cây số. Lần này thì chắc cũng như vậy thôi, cũng đến rồi đi, rồi cùng nhau la lớn, hô to các khẩu hiệu “hoan hô, đả đảo”.

Với những thân người uể oải, gương mặt buồn rầu đầy lo lắng, những đôi mắt ngơ ngác trắng bệch vì mất ngủ, những mái đầu bù rối không được chải gở, mà gở để làm gì? khi tất cả mọi người đều cần phải tự mình biến dạng con người mình cho được xấu đi, tàn tạ đi để hòa hợp cho giống hình hài của lũ người man rợ. Để chúng bớt chú ý, vì lý do thấy mình sạch sẽ tươm tất thì bị chúng để ý theo dõi, hay sẽ bị chúng nhìn bằng cặp mắt căm thù, ghen ghét, rồi có thể bị chúng gọi đến hỏi thăm, bị tù, bị mất nhà như chơi, chúng sẽ ghép cho cái tội làm tình báo phản động. Như nhưng người khác, tôi cũng có mặt lúc 3 giờ sáng, với chiếc áo bà ba nhạt màu và chiếc nón lá bung vành, bộ đồ ngụy trang đặc biệt mà tôi thường dành để đi dự lễ và hội họp từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Lách mình chen vào đám đông để đi tìm một chỗ sáng nhất, tôi đứng ngay trên hàng đầu để cố ý cho tên tổ trưởng khóm phường thấy mặt, với dụng ý là để

cho chúng điểm danh có đi họp, để tránh bị theo dõi báo cáo, để không bị ghép vào tội phản động, tội làm tình báo Mỹ, chứ không phải để nghe bọn chúng giáo điều. Sau một lúc điểm danh nhanh chóng, đầy đủ mặt “đâu có ai dám vắng mặt”, tên khóm trưởng ra lệnh xếp hàng đôi, rồi đi. Tất cả đều gật đầu răm rắp nghe theo mà không biết là đi đâu? Đặc biệt lần này đi trong im lặng, không bị kêu hô hoan nghênh đả đảo gì hết. Như một đoàn ma trôi đi trong sương lạnh. Từng cây thịt chệnh choạng bước, nối đuôi nhau, câm lặng nghẹn lòng.

Thành phố Cần Thơ còn ngáy ngủ, chìm trong ánh sáng lờ mờ của ánh sáng đèn đường thưa thớt đầy hơi sương,không khí nặng nề khó thở. Đêm vẫn chưa tàn,cánh thu buồn ảm đạm, mây giăng ngập trời một màu xam xám thê lương. Đó đây như nứt nở, như oán than, như muốn gào, muốn thét lên, tiếng thét căm hờn, hận nghìn trùng “Họa cộng sản đã bao trùm đất nước Việt Nam”.

Cần Thơ -Tây Đô Thành, ngày nay vương đầy máu! Khắp lối đều đỏ. Nhuộm đỏ cả những đôi mắt nhung huyền của những thiếu phụ miền Nam.

Khởi đi từ đường Lê Văn Duyệt, đoàn người chúng tôi được dẫn đi qua đường Trần Thanh Cần, Phan Đình Phùng, Nguyễn An Ninh, rồi Nguyễn Trường Tộ, thẳng vào sân vận động của tỉnh. Trên đường đi, chúng tôi cũng gặp đoàn người khác, đông và dài ngoằn ngoèo như đoàn của chúng tôi , từ các nẻo đường kéo đến, nhập vào rồi cùng đi. Họ cũng là những người như chúng tôi, bị bắt buộc tập họp, rồi bị dẫn đi, cũng không được biết trước là đi đâu và để làm gì?

Đến sân vận động, tôi nhìn thấy nơi đó có rất đông người đến trước. Đặc biệt là ở đó đây có nhiều tên cán bộ Cộng Sản, tay cầm súng lăm le có vẻ quan trọng lắm, nét mặt châu choắt đăm đăm, chúng ngẩng cổ nhìn soi bói từng người với vẻ căm hờn cay đắng! Một cảm giác lạ đến với tôi như có một điềm gì báo trước. Tôi rùng mình ớn lạnh. Mọi người chắc cũng có cảm giác giống như tôi, im lặng nhìn nhau lo sợ, đợi chờ.

Trời âm u buồn! Buổi bình minh như khó chịu đón ánh sáng mặt trời, Mọi người trong lúc đó không có buổi ban mai.

Làm gì đây? Lễ gì đây?

Tiếng xì xào người nọ hỏi người kia:

- Ai cũng không biết!!

- Chắc là đón cán bộ cao cấp Trung Ương xuống nói chuyện?

- Không biết!

Sống dưới chế độ Cộng Sản, người dân muốn được an thân, thường hay phải nói “không biết”.

Giữa sân vận động một chiếc bàn dài được đặt sẵn, chung quanh đây đó đầy sắc cờ được dựng lên, ngoài màu cờ xanh đỏ gọi là “cờ giải phóng quân” của chúng, còn có cờ lễ như các cây phướng đủ màu như đám “cúng tống ôn” của thầy pháp. Ngoài cổng nhiều đoàn người tiếp nối tiến vào, có nhiều chiếc xe hàng to lớn chở đầy người, có lẽ người ở ngoại ô, nơi quận xã bị bắt buộc đến. Tất cả mọi người cũng như tôi, cứ phải đứng như vậy trong nhiều giờ, đứng mãi, đứng chai cứng người, đứng đến ngất xỉu luôn.

Khi mặt trời lên cao, nhìn đồng hồ của người bên cạnh đã 9giờ 30, nhiều đám người vẫn tiếp tục đến càng lúc càng đông hơn, chật ních cả sân vận động. Từng đoàn, từng đoàn được xếp đứng ngay hàng tôi, còn lại một lối vào, chạy thẳng đến chiếc bàn dài để ở giữa sân. Tiếp đó bốn chiếc quân xa, chở đầy ắp cán bộ Cộng Sản đến. Đám này ăn vận màu xanh và đen, cùng với chiếc nón tai bèo trong thật là ngốc nghếch, thằng nào mặt cũng đầy sát khí, hầm hổ như khỉ ăn được đậu phộng rang.

Có tiếng xì xào nho nhỏ: “Hình như xử án? Mà xử ai vậy?”

Câu hỏi lọt vào tai tên “cán bộ 30” đứng gần đó, tên này lớn tiếng ra cái điều sành sỏi. Hôm nay cách mạng lập “toà án nhân dân” xử mấy tên phản động bán nước đó.Tiếng xì xào bị cắt đứt bởi tiếng máy nổ của đoàn xe từ cổng chạy vào, nhiều chiếc xe Jeep và quân xa nối tiếp nhau, giữa đoàn là một xe bịt bùng, tất cả dừng lại giữa sân . Các tên Cộng Sản cấp cao trên mấy chiếc Jeep leo xuống đến ngồi vào bàn. Những tên này ăn mặc hoàn toàn khác biệt với đám cán bộ địa phương, chúng ăn vận quần áo ka-ki màu xanh lục có 4 túi bỏ ngoài, đầu đội nón cối, lúc ấy người ta gọi là “bộ đội chánh quy”. Mặt chúng đầy sát khí với đôi mắt sâu hoắm, xương gò má nhô cao, cằm thành bành ra, miệng hô hốc, nước da chì xanh mốc… họ cố sửa tướng ngồi cho có vẻ, nhưng sao tôi vẫn thấy như là ở nơi họ có cái gì biến đổi hình người thành ra dã thú sát nhân.

Trên các quân xa đầy ắp cán bộ với đầy đủ vũ khí cá nhân. Chúng nhảy xuống chạy nhanh bao quanh làm một vòng rào người, những tên có nhiệm vụ chạy đến sau chiếc xe bịt bùng, cửa được mở ra… từ trên xe nhảy xuống một người, hai người rồi ba người, người nào cũng bị còng quặt ra sau lưng. Tôi nhìn kỹ hơn có một người cao lớn mặc bộ bà ba đen, hình như có một nét gì quen thuộc lắm…Trời ơi! Đại tá Cẩn, đại tá đây sao? Tôi chỉ thì thầm hỏi với lòng tôi trong tiềm thức nức nở nghẹn ngào. Mắt mờ dần , đầu quây quất mạnh, cổ nghẹn cứng, ngực nặng trĩu, tay thì lạnh buốt, chân run, choáng váng.. Tôi ngồi bệt xuống một chút, cố nén lòng để không bật ra tiếng nấc, vì tôi biết trong các buổi mít-tinh, hội họp, rãi rác trong đám đông luôn luôn có bọn chúng gài vào để nghe ngóng , để sách động hò hét. Tôi nhắm mắt hình dung lại quang cảnh “Tòa án nhân dân” trong cuốn phim “Chúng tôi muốn sống” của Lê Quỳnh, quang cảnh hôm nay thật giống cảnh trong phim, cảnh đấu tố tại miền Bắc sau năm 1954. Với mấy cái nón cối để trên bàn với tập hồ sơ dầy cộm, những tờ giấy trước mặt 5 tên cán bộ “răng hô” ngồi nơi bàn. Chúa ơi! Tôi sợ quá, làm sao bây giờ? Không biết làm sao để trốn ra khỏi đám thú vật và rừng người này. Lúc đó tôi mới thấy mình sai lầm khi chọn đứng vào chỗ trước hết. Đứng cho tổ trưởng nó thấy mặt mà, nhưng nếu biết trước được sự việc này thì chắc là tôi đã phó mặc cho chúng nó ghi sao thì ghi, báo cáo sao cũng được. Tôi sẽ vắng mặt ở nhà không đi hôm nay, hay cùng lắm là chỗ đứng của tôi hôm nay là nơi sau cùng của đám đông này, để đừng xem đừng thấy gì hết. Làm sao bây giờ? Không làm sao được, vì mọi người đều đứng im. Từ nơi bục gỗ bên mặt chiếc bàn, tên cán bộ tay cầm tờ giấy mở ra bắt đầu đọc, đại ý là thành lập Tòa án Nhân dân…Chúng đọc… đọc nhiều trang, nhiều tờ, mà tôi có nghe được gì đâu, lúc ấy chắc mọi người cũng như tôi. Tất cả mọi người đều hồi hộp nhìn những người bị đem ra xử. Với đầu óc quay cuồng, quanh bao ý nghĩ tò mò, tôi nghĩ, ngày nào đó, rồi đến ngày nào thật gần hay xa, đến lượt mình và người thân của mình sẽ bị đem ra xử?

Tên thứ nhất dứt lời, đến tên thứ hai ngồi giữa, cũng tiếp tục nhìn vào giấy đọc, thỉnh thoảng nhìn lên rảo mắt đám đông như hăm he dằn giọng, danh từ “phản động”; “bán nước” được chúng lập lại nhiều lần như đang muốn nhai sống thịt tươi. Cứ mỗi lần chúng phát âm đến tên đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tôi cố dằn lòng, nén tâm để nước mắt không tràn xuống rèm mi, cố mở đôi mắt nhìn về đại tá, vóc dáng hiên ngang, mặt rạng rỡ không hề mất niềm tin, mắt sáng, miệng như mĩm cười, nhìn thẳng về phía trước, mặt ngước cao nhìn vào khoảng trời rộng mênh mông... Đại tá không nhìn về phía bàn, không nhìn vào bọn chúng, như không muốn nghe, muốn thấy gì ở cái lũ độc ác vô lương. Miệng đại tá mấp máy như đang cầu nguyện, như muốn nói lại lời gì để nhắn nhủ đến toàn Quân toàn Dân, tất cả những người của miền Nam yêu dấu, như muốn trả lời câu hỏi của Tổ Quốc Quê Hương. “Anh đã làm gì cho đất nước anh chưa?” Thì đây là lúc đại tá được dịp trả lời: Hôm nay tôi được làm tròn bổn phận của người trai đáp đền ơn nước và chắc trong lòng “Người” cũng có chút ước mơ về các bạn đồng ngũ yêu mến, cùng có một lý tưởng, một niềm tin. “Sống tự do và quyết Chết cho tự do”.

Cả rừng người im lặng, không khí nặng nề nghẹt thở, nhiều tiếng thở nhanh dồn dập theo giọng nói lớn của tên cán bộ xử án. “Tử Hình” một danh từ không quen thuộc, chưa bao giờ đến bên tai tôi bất cứ từ miệng người nào. Từ ánh mắt như nhìn vào cõi mênh mông, rồi bị lôi kéo vào thực tế, đại tá Cẩn nhìn thẳng vào mặt chúng, bình tỉnh hiên ngang, không một chút sợ sệt, đang sẵn sàng chờ đợi cái “Chết” sau tiếng “Tử Hình” chúng tiếp: “Anh muốn nói gì không? Để tỏ lượng khoan hồng nhân dân cho phép anh nói lời sau cùng”.

Còn gì để nói khi bọn nó đã nói quá nhiều những lời bày vẽ đặt điều, gán ghép buộc tội, rồi sau cùng tự chúng kết án, ra lệnh “xử tử” mà bản án đã được viết sẵn, cái gì cũng ghi là theo sự đòi hỏi của nhân dân. Bỗng từ các máy phong thanh vang ra liên tiếp “đả đảo, đả đảo” “tử hình, tử hình”. Cả rừng người nhất loạt bắt buộc la theo, la to theo lệnh của tổ trưởng, khóm trưởng đứng gần đó. Ngoài ra còn có những tên cán bộ giả dạng dân, len lỏi vào cùng đứng với đám đông, sách động “hãy hô lớn lên bà con, hô lớn lên, tử hình, tử hình”. Lúc đó thân tôi như chìm ngập trong biển người. Chúa ơi! Tất cả đã trở nên độc ác, khát máu hết rồi sao? Không đâu, trong kia cũng có rất nhiều người họ giống tôi, mặt bơ phờ xanh mét, môi mấp máy không thành lời, nhưng họ vẫn lay động làm như cũng đang hô theo.

Mắt tôi lúc này không rời đại tá Cẩn. Đại tá hô to “đả đảo Cộng Sản, đả đảo Cộng Sản”; “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm”.

Nhanh như cắt nhiều tên cán bộ đang cầm súng, có gắn lưỡi lê đứng cạnh gần đó, vội nhào tới. Tên đứng gần nhất nhanh tay rút chiếc khăn trong túi, nhét vào miệng đại tá, tên khác vội đưa mũi lê tống mạnh chiếc khăn tay đâm sâu vào cổ họng và nói: “Câm miệng lại”. Những tên khác nắm khuỷu tay, kèm lấy khuỷu tay, lấy tấm vải đen đã được chuẩn bị sẵn, bịt mắt đại tá Cẩn, với 2 tay vẫn còn bị còng ra sau, đại tá Cẩn nghiêng người lắc đầu như tỏ ý đừng bịt mắt “tôi không sợ”. Nhưng rồi, chúng cũng cột mảnh vải đen vào mắt Người. Sau cùng đại tá Cẩn được mở trói tay và dẫn đến đứng trước hàng bộ đội Cộng Sản 5, 6 tên tay cầm súng lăm le sẵn sàng chờ lệnh.

Sau đó một tiếng hô to, một loạt súng nổ, tiếp theo sau là tiếng nổ nhỏ, gọi là phát ân huệ, bắn thẳng vào trán đại tá Cẩn ngã gục.

Quá xúc động tôi cũng ngã theo, bất tỉnh. Không còn nghe thấy gì nữa, khi tỉnh dậy những bà con hàng xóm chứng kiến cuộc xử bắn đại tá Cẩn cũng bàng hoàng xúc động. Họ bảo tôi, “cố gắng lên chị, mình về đi, xong hết rồi”. Tôi chệnh choạng bước đi, chân nặng nề, nương bên cạnh tay một người bạn cố gắng bước đi, đi thật nhanh khỏi chỗ này. Tôi không dám quay nhìn lại, đầu óc quay cuồng, choáng váng, lòng đầy uất hận, chạnh nghĩ đến những người thân, đến chồng, những anh Quân nhân QLVNCH giờ đây đang bị giam cầm, đang bị đày đọa trong ngục tù Cộng Sản. Rồi đây sẽ đến phiên ai?Người nào sẽ bị đưa đến đây “hành quyết xử bắn”. Nước mắt tôi chảy dài, tôi khóc, khóc nức nở. Nước mắt và tiếng khóc cũng không làm vơi được niềm uất hận trong tôi. Đi bên tôi có mấy người lạ trông thấy vậy hỏi tôi: “Bộ chị có bà con với người bị xử à? Im lặng, tôi không trả lời”.

Trong lúc ấy tôi nhìn thấy những toán bộ đội Cộng Sản, mặt mày hớn hở, cười nói luôn miệng, làm như chúng vừa thắng được một trận chiến, giết được người cùng nòi giống Việt. Con người vô nhân độc ác đến vậy sao?Thượng đế ơi! Cúi xin ngài hãy thương xót chúng con, những người Việt Nam đã chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, vì tai họa Cộng Sản đã đổi hướng xoay chiều, đưa cả giang sơn đất nước Việt vào con đường chết, con đường đổ máu. Cúi xin thượng đế hãy giúp chúng con, giúp những người Quốc Gia Việt Nam yêu nước,giữ vững niềm tin, chờ ngày phục hận, đem lại ánh bình minh vào lý tưởng tự do. Cầu xin cho linh hồn đại tá Hồ Ngọc Cẩn được nhẹ nhàng và mãi mãi ghi sâu vào lòng người Việt Nam yêu Tổ Quốc.

4. TRƯỜNG THIẾU SINH QUÂN QLVNCH VÀ CUỘC “KHÁNG CỰ” SAU CÙNG

Đồng bào trong nước và dân cư ngụ quanh vùng thị xã Vũng Tàu, cũng như cộng đồng NVQG tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại nghe truyền tụng: “Giờ thứ 25, giờ phút sau cùng của ngày tang chế, của toàn thể Quân Dân VNCH, 30/4/75. Về sự hào hùng kháng cự chặn bước tiến của đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt trên đường tiến chiếm thị xã Vũng Tàu, của các chú lính tí hon TSQ, tự chỉ huy không có cán bộ nhà trường cho đến giờ phút cuối cùng, trong lúc đó hầu hết các đơn vị, đồn trú quanh vùng thị xã Vũng Tàu đều rã ngũ”.

Chỉ có hai nơi vẫn còn tiếp tục kiên cường chiến đấu, kháng cự dũng mãnh, không buông súng đầu hàng giặc Cộng. Đó là tại tỉnh lỵ Chương Thiện (vùng 4 Chiến Thuật), do vị tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng, gốc TSQ, đại tá Hồ Ngọc Cẩn (được tường thuật ở đoạn trên) và quân trường TSQ/VN tại thị xã Vũng Tàu (vùng 3 Chiến Thuật).

Trường TSQ trấn đóng ngay cửa ngõ con đường dẫn vào thị xã Vũng Tàu. Cộng quân huy động cả trung đoàn quân bộ chiến, đến tấn chiếm thị xã Vũng Tàu. Trên đường xâm nhập từ tỉnh Bà Rịa (Phước Tuy) vào Vũng Tàu , bắt buộc phải xuyên qua cửa ải trường TSQ/VN . Lực lượng chính quy Cộng Sản Bắc Việt khi vừa tiến tới ngã ba Bến Đình - Vũng Tàu, chạm ngay với một lực lượng chống trả mãnh liệt, thật sự họ không biết là đang chạm trán với lực lượng nào, chỉ thấy trước ngôi thành vách đá vững chắc có tấm biển lớn đề trường TSQ/VN.

Các TSQ đóng kín cửa trường và từ các lỗ châu mai với những vũ khí thô sơ dành cho một quân trường huấn luyện. Các chú lính tí hon gan lì thi nhau khạc đạn, ngăn chặn bước tiến của đoàn quân Cộng Sản đang hùng hổ đang cố gắng vượt qua. Sau vài lần xung phong, nhưng đều bị các TSQ trong thành bắn hạ phải thối lui. Sau cùng Cộng quân phải phát loa kêu gọi đơn vị bên trong thành đầu hàng.

Thực lực đề kháng và tình thế hiện hữu của TSQ như sau: Trước đó một tuần Ban Giám Đốc (BGĐ) nhà trường được lệnh của Tổng cục Quân huấn cho phép đóng cửa nhà trường, cho các em vùng 3, vùng 4 được lảnh lương sớm và trợ cấp thêm cho các em có đủ tiền mua vé xe đò trở về đoàn tụ với thân nhân. Chỉ còn các TSQ vùng 1, vùng 2 buộc phải kẹt lại ở trường, BGĐ vẫn được duy trì ở lại với các em. Đã hai lần, chính đích thân vị chỉ huy trưởng trung tá Ngô Văn Dzoanh cùng các cán bộ, hướng dẫn đoàn người khoảng 1,000 ra bến tầu Hải Quân để mong được di tản khỏi Vũng Tàu, nhưng bất thành (vì ưu tiên thấp). Đoàn TSQ đành phải lủi thủi di chuyển bộ trở về trường. Cho đến khi tình thế hầu như tuyệt vọng. Vị chỉ huy trưởng buộc lòng lên loa phóng thanh loan báo “Các em TSQ! Sau bao lần cố gắng tìm hết mọi phương cách di tản các em rời khỏi Vũng Tàu để trở về Sài Gòn, đều không thể thực hiện được, nay BGĐ cũng như tất cả cán bộ nhà trường đành phải ra đi, để các em ở lại tự chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau”, cầu nguyện ơn trên ban cho các em được bình an và may mắn sớm sum họp với gia đình”. Khoảng 700 em TSQ, 70% dưới 14 tuổi còn lại cũng chưa đầy 18 tuổi, có cảm tưởng như “đàn gà con mất mẹ”, sau đôi phút bỡ ngỡ nhìn nhau, còn đang trong đội ngũ chỉnh tề tại vũ đình trường TSQ.

Sau khi cán bộ nhà trường rời trường đi hết. TSQ còn lại, túm nhau thảo luận kế sách đương đầu “chạy bỏ” hay “kháng cự”. Cuối cùng các em chọn giải pháp ở lại kháng cự. Các em liền thành lập 5 đại đội tác chiến, như mô hình của các đơn vị đàn anh lính chiến của QLVNCH. Các em lớn đóng vai trò chỉ huy đại đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng. Còn lại là khinh binh ( binh 3), các em nhỏ khác, lảnh phần tiếp tế vận tải đạn cho các cổ đại liên (2, 3 em kéo lê một thùng đạn trên một chiếc mền ngủ ). Một số em TSQ lớp lớn, quê quán Vũng Tàu, khi bắt được liên lạc thông tin của các đồng môn kêu gọi tiếp sức tử thủ gìn giữ ngôi trường Mẹ TSQ, cũng xin phép gia đình cho quay trở về trường để giúp các bạn mình cùng nhau chiến đấu chống giặc.

Cộng quân dùng súng chống chiến xa B.40; B.41 bắn sụp cổng trường, một vài TSQ bị thương, phải tự băng bó cho nhau, không có y tá hay bác sĩ, ngay cả cái dạ dày cũng không có hột cơm, trước tình thế quân địch luôn hung hăng như muốn ăn tươi nuốt sống. Loa kêu gọi đầu hàng lại vang lên lần nữa. Các em lớn hội ý nhau lần cuối và đồng ý cử người đại diện cầm cờ trắng buột lên đầu khẩu súng Garand M1, dẫn thêm một TSQ ra gặp viên chỉ huy Cộng Sản để thương thuyết. Em đại diện phát biểu”Chúng tôi chịu đầu hàng với điều kiện: Các anh phải để cho chúng tôi ít ra một giờ để sắp xếp nội bộ. Khi xong chúng tôi sẽ phất cờ trắng trên lầu cạnh cửa thành, thì các anh mới được tiến vào”. Được yêu sách quá dễ dàng, như trút được gánh nặng ngàn cân, viên chỉ huy trả lời “Chúng tôi sẽ làm đúng như lời anh yêu cầu”.

Thương thảo xong rút vào trường, các em tập hợp 5 đại đội với vũ khí đầy đủ trên vũ đình trường, nơi có dựng cột cờ lớn. Hàng ngũ chỉnh tề, trang trọng làm lễ hạ kỳ, lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ ủ rũ, thỉnh thoảng lượn khẻ bay được từ từ kéo xuống; Xong gác súng bỏ đó, rồi phân tán ra các nơi lánh mặt. Cờ trắng được phất lên, Cộng quân e dè từ từ tiến vào chiếm lấy ngôi trường TSQ vào chiều 30/4/75.

Quân trường TSQ đã trải qua bao nỗi thăng trầm theo thời gian và thời cuộc, nhưng ba chữ TSQ và huy hiệu “Nhân, Trí, Dũng” vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, tập thể cựu TSQ hải ngoại vẫn nuôi mộng ước trở về đất tổ Việt Nam để cùng nhau quang phục quê hương.

Cựu TSQ Nguyễn Ngọc Ánh

20220305 ALCS1972P28 02

20220305 ALCS1972P28 03

VÀI NÉT VỀ MỘT NGƯỜI HÙNG: ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN

20220305 ALCS1972P28 04

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 03 năm 1938 tại Cần Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Thuở nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. năm 10 tuổi, ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới đi học lại. Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu Sinh Quân.

Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 7 trường Thiếu Sinh Quân, phân phối như sau:

- Trường Thiếu Sinh Quân đệ nhất quân khu, ở Gia Định

- Trường Thiếu Sinh Quân đệ nhị quân khu, ở Huế

- Trường Thiếu Sinh Quân đệ tam quân khu ở Hà Nội

- Trường Thiếu Sinh Quân Móng Cái, dành cho sắc tộc Nùng

- Trường Thiếu Sinh Quân đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột

- Trường Thiếu Sinh Quân ở Đà Lạt của quân đội Pháp

- Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương của quân đội Pháp ở Vũng Tàu

Hồ Ngọc Cẩn được thu nhận vào học lớp nhì trường Thiếu Sinh Quân đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường Thiếu Sinh Quân đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Tho.

Khi hiệp định Genève ký ngày 20-07-1954, thì ngày 10 tháng 08 năm 1954, trường Thiếu Sinh Quân đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường Thiếu Sinh Quân đệ nhất quân khu ở Mỹ Tho. Niên học 1954-1955, trường Thiếu Sinh Quân đệ nhất quân khu bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Hồ Ngọc Cẩn học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vào. Thực là một điều lạ, là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào, mà Hồ Ngọc Cẩn lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của Cẩn được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của Cẩn chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôi. Năm này Cẩn bắt đầu làm thơ. Thơ của Cẩn không có hùng khí, đa số những bài thơ này cực kỳ lãng mạn.

Ghi chú : Ông Hùng bấy giờ mới đỗ tú tài. Trong thời gian dạy tại trường Thiếu Sinh Quân, ông tự học, đỗ cử nhân luật. Sau khi đỗ cử nhân luật, ông được bổ làm thẩm phán ở Tuy Hoà, rồi làm bộ trưởng Lao Động, rổi thẩm phán ở Phước Tuy, rồi lại làm bộ trưởng Lao Động. Sau 1975, ông sống tiềm ẩn ở Houston, bang Texas, Hoa Kỳ và từ trần năm 2000.

Hết năm học, Cẩn đã 17 tuổi. Theo học quy của trường Thiếu Sinh Quân, thì khi một học sinh 17 tuổi mà chưa học hết đệ ngũ sẽ được gửi đi học chuyên môn. Còn như 17 tuổi, mà học hết đệ ngũ thì được giữ lại học đệ tứ, rồi cho học lên cao nữa. Niên khoá 1955-1956, Hồ Ngọc Cẩn được gửi lên học tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, về vũ khí. Sau ba tháng, Cẩn đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưu. Sáu tháng sau đó, Cẩn lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ghi danh vào quân đội với cấp bậc binh nhì.

Quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân Việt Nam thời ấy là quy chế dành cho các Thiếu Sinh Quân Pháp trong thời bình. Một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau Cẩn là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.

Chiến tranh tại Miền Nam Việt Nam tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu sĩ quan, Bộ Quốc Phòng cho mở các khoá sĩ quan đặc biệt. Được nhập học trường này, là tất cả các hạ sĩ quan có trên năm năm công vụ và có bằng trung học đệ nhất cấp. Với sự nâng đỡ đặc biệt của Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, nguyên là một cựu Thiếu Sinh Quân, các hạ sĩ quan xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, không cần phải hội đủ trình độ học vấn, cũng như thâm niên công vụ, đều được nhập học.

Nào ngờ, với sự nâng đỡ đặc biệt này, đã cung cấp cho đất nước Việt Nam không biết bao nhiêu sĩ quan gương mẫu, anh hùng trên chiến trường.

Hồ Ngọc Cẩn tốt nghiệp khóa 2 sĩ quan đặc biệt với cấp bậc chuẩn úy. Dường như có một mật lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Đại Tướng Lê Văn Tỵ, các tân chuẩn úy xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân đểu được đưa về phục vụ tại các binh chủng: Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Quân Báo, và Lực Lượng Đặc Biệt.

Sau khi ra trường, Hồ Ngọc Cẩn theo học một khóa huấn luyện Biệt Động Quân, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại Khu 42 Chiến Thuật, với chức vụ khiêm tốn là Trung Đội Trưởng. Lãnh thổ khu này gồm có các Tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mâu (An Xuyên). Về sau, vì tình hình chiến tranh thay đổi, quân Cộng Sản từ du kích chiến chuyển sang đánh cấp tiểu đoàn và trung đoàn, các Đại Đội Biệt Động Quân cũng phải kết hợp thành tiểu đoàn. Các đại đội Biệt Động Quân của Khu 42 Chiến Thuật kết thành hai tiểu đoàn, Tiểu Đoàn mang số 42, đơn vị mà Cẩn phục vụ, được tặng mỹ danh là Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn. Tiểu Đoàn mang số 44 được tặng mỹ danh là Cọp Xám U Minh Hạ.

Tôi đã gặp Hồ Ngọc Cẩn bao giờ? Tại đâu? Câu chuyện như thế này:

Năm 1966, khi đọc trong Đại Nam chính biến liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí viết về “Nguỵ Tây Sơn”, có rất nhiều nghi vấn trong những trận đánh giữa vua Quang Trung với vua Gia Long trong rừng U Minh. Tôi nảy ra ý xuống vùng tận cùng này của đất nước tìm hiểu thêm. Bấy giờ đang xảy ra vụ biến động Miền Trung “các Thầy mang bàn thờ xuống đường”, chiến cuộc tại Miền Tây cực kỳ sôi động, mẹ tôi, bà má má (vú nuôi) cực lực phản đối, vì đi như vậy dễ tiêu diêu Miền Cực Lạc lắm. Nhưng bố tôi, sau khi tính số tử vi của tôi, cụ lại khuyên tôi nên đi. Cụ nói: “Con đi lần này sẽ có thêm nhiều bạn tốt, hơn nữa có dịp biết về vùng đồng lầy Cà Mau”. Tôi nhất quyết đi, bà má má tôi khóc khốn khổ, nhưng cũng không cản được cái tính phiêu lưu và mê sưu tầm của tôi.

Nhưng làm thế nào để có thể được vào tất cả các làng, những xã, mà không gặp trở ngại? Làm sao có phương tiện di chuyển? Chỉ một cú điện thoại, ông bố tôi đã kiếm cho tôi cái giấy giới thiệu của tờ tuần báo trung lập lớn nhất ở Paris. Bà má má kiếm cho tôi giấy giới thiệu của tờ nhật báo Hoa văn tại Hương Cảng. Thế là tôi bỗng trở thành ký giả bất đắc dĩ. Tôi đến bộ tư lệnh MACV xin giúp phương tiện làm phóng sự chiến trường ở vùng 4 Chiến Thuật. Tôi chỉ mong tìm hiểu lịch sử, chứ nào có chủ tâm làm ký giả!

Nhưng sau chuyến đi ấy, quá xúc động về cuộc chiến tranh thê thảm, tôi đã viết rất nhiều bài ký sự chiến trường, đăng trên một số báo ngoại quốc. Khởi đầu, uất hận trước cái chết của một cô bạn gái tên Nguyễn Thị Tuyết, mới hai mươi tuổi, làm nữ cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tại kinh Tắc Vân, Cà Mau. Tôi là thày thuốc, mà cô bị trúng đạn, chết trên tay tôi. Tôi viết bài “Giang biên hoa lạc” gây xúc động mạnh cho độc giả Hương Cảng và giới Hoa kiều tại Việt Nam. Sau tôi có dịch bài này sang tiếng Việt với tên là “Hoa rơi bên bờ kinh Tắc Vân”. Tôi gửi bài này dự thi giải ký sự chiến trường của Cục Tâm Lý Chiến năm 1967. Bài tôi được giải nhì. Giải nhất về Trang Châu cũng là một bài ký sự của y sĩ tiền tuyến. Một trong các giám khảo nói với tôi “Về nội dung, bài của cháu với Trang Châu cùng nói lên niềm mơ ước của tuổi trẻ quên mình cho quê hương. Nhưng bài của Trang Châu trung thực, còn bài của cháu thì uớt át quá, thê thảm quá, dù rằng đó là sự thực”.

Sau đây, tôi xin trích ra nguyên văn một đoạn tôi viết về Hồ Ngọc Cẩn, trong bài “Ngũ Hổ U Minh Thượng” kể chuyện năm Tiểu Đoàn Trưởng nổi danh can đảm, có máu văn nghệ, nhất là phong lưu tiêu sái, tại chiến trường cực Nam 1966. Ngũ Hổ đó là:

- Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/33

- Thiếu Tá Lưu trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân

- Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân

- Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/31

- Đại Úy Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33

Ghi chú : Tôi xếp theo thứ tự ABC. Trong năm người này thì Kiệt tuẫn quốc năm 1967. Ngày 30 tháng 04 năm 1975, Hưng tự tử, Cẩn bị xử bắn. Còn Trổ, sau khi lên Đại Tá Tỉnh Trưởng Kiên Giang, hiện định cư tại Houston, bang Texas, Hoa Kỳ. Còn Huy, tôi không biết sau ra sao? (LBBS: Đại Tá Nguyễn Văn Huy, tốt nghiệp Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, gốc Biệt Động Quân,cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 12 Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng /TK Kiến Tường ( Vùng IV), hiện đang cư ngụ tại California, Hoa Kỳ).

Ngày 19 tháng 04 năm 1966, tôi tới phi trường Vĩnh Lợi bằng phi cơ Caribou của quân đội Hoa Kỳ. Người đón tôi là Thiếu Tá Raider, trong toán cố vấn của Sư Đoàn. Tại đại bản doanh của cố vấn đoàn 21 BB, Đại Tá cố vấn trưởng Hathaway không biết gì về chủ đích chuyến đi của tôi. Ông chỉ căn cứ vào giấy giới thiệu do hai chủ báo cấp, mà đoán rằng tôi là một tên thày thuốc trẻ, thích phiêu lưu, nên đi làm ký giả. Ông cho tôi biết tình hình địch rất chi tiết. Về tình hình quân đội Việt Nam tại năm Tỉnh tận cùng đất nước, ông nói :

- “Khu 42 Chiến Thuật, do Sư Đoàn 21, thuộc Quân Khu 4 trấn nhậm. Sư Đoàn có 3 Trung Đoàn mang số 31, 32, 33. Trung Đoàn 31 đóng tại Chương Thiện, Trung Đoàn 32 đóng tại Cà Mâu, Trung Đoàn 33 đóng tại Ba Xuyên. Ngoài ra còn có hai tiểu đoàn Biệt Động Quân mang số 42 và 44. Tiểu Đoàn 42 đóng tại Bạc Liêu, Tiểu Đoàn 44 đóng tại Long Xuyên.”

Ông ca tụng quân đội Việt Nam như sau

- Lương bổng cho người lính Việt Nam, chỉ gọi là tạm đủ ăn. Doanh trại không có, trang bị thiếu thốn, nhưng họ chiến đấu như những đoàn sư tử. Tuy vậy vẫn có những điều đáng phàn nàn. Ông là thày thuốc cầm bút, xin ông lướt qua những cái đó.”

Bốn hôm sau, có cuộc hành quân cấp sư đoàn. Tôi được gửi theo Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân. Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Phó là Trung Úy Hồ Ngọc Cẩn. Cái tréo cẳng ngỗng là đối với cố vấn đoàn thì tôi là ký giả. Còn Kiệt với Cẩn lại tưởng tôi là bác sĩ tình nguyện ra mặt trận. Tiểu Đoàn được đặt làm trừ bị tại phi trường Vĩnh Lợi, từ 7 giờ sáng, chuẩn bị nhảy trực thăng vận. Nếu khi nhảy thì Tiểu Đoàn sẽ nhảy làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm Đại Đội 1 và 2 do Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. Cánh thứ nhì gồm Đại Đội 3 và Đại Đội Chỉ Huy do Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt chỉ huy. Tôi với Kiệt, Cẩn ngang ngang tuổi nhau. Tôi có máu giang hồ của người tập võ, coi trời bằng vung, lại cũng có học qua quân sự, nên chúng tôi thân cận nhau dễ dàng. Đại Úy cố vấn tiểu đoàn muốn tôi nhảy theo bộ chỉ huy. Anh nói tôi:

- Lần đầu tiên ra trận, “sơ” có sợ không?

Tôi trả lời như những nhân vật trong lịch sử Việt Nam:

- Tráng sĩ khi ra trận, không chết thì cũng bị thương, nếu sợ chết thì đừng ra trận.

Cẩn hỏi tôi đã học quân sự chưa? Tôi đáp:

- Kiến thức về quân sự của tôi chỉ bằng phó binh nhì thôi. Nhưng cũng biết bò, biết núp, biết nhảy, biết bắn. Đánh nhau bằng súng thì tôi dở ẹc, nhưng đánh cận chiến thì tôi có hạng, vì tôi là ông thày dạy võ,

Thông dịch viên dịch lại cho cố vấn Mỹ nghe. Họ khen tôi:

- Ông bác sĩ này ngon thực.

Tôi hỏi Kiệt:

- Trong hai cánh, thì cánh nào có hy vọng được đánh nhau nhiều hơn.

Kiệt chỉ Cẩn :

- Anh cứ nhảy theo thằng này, thì sẽ toại nguyện. Tha hồ mà hành nghề.

Tiểu Đoàn cũng có sĩ quan trợ y. Anh biệt phái cho tôi một y tá cấp trung sĩ, với đầy đủ thuốc cấp cứu. Trên lưng tôi chỉ có bộ đồ giải phẫu cấp dã chiến. Khoảng 10 giờ thì có lệnh: Một đơn vị Địa Phương Quân chạm địch tại Vĩnh Châu. Địch là tiểu đoàn cơ động Sóc Trăng. Tiểu Đoàn phải nhảy trực thăng vận đánh vào hông địch. Địa điểm nhảy là một khu đồng lầy.

Sau khi Kiệt họp các sĩ quan, tóm lược ngắn tắt nhiệm vụ, tình hình trong mười phút, Cẩn dẫn tôi ra phi đạo. Hai đại đội đã lên trực thăng từ bao giờ. Chúng tôi cùng leo lên một trực thăng. Hai mươi lăm chiếc trực thăng cùng cất cánh. Trực thăng bay khoảng bảy phút, thì Cẩn chỉ vào khu làng mạc trước mặt:

- Kìa, chỗ chúng mình đáp kìa.

Trực thăng hạ cánh. Thoáng một cái hơn hai trăm người từ trực thăng lao ra. Một cảnh tượng mà không bao giờ tôi quên: Những người lính dàn ra thành một hàng ngang. Họ núp vào những cái bờ ruộng, mô đất, tay thủ súng, mặt đăm đăm nhìn về trước. Đó là một làng, lưa thưa mấy ngôi nhà tranh, ẩn hiện dưới những cây dừa xanh tươi. Mặc dù súng trong làng bắn ra, nhưng những người lính ấy vẫn chưa bắn trả. Tôi đưa mắt nhìn một lượt các sĩ quan, người thì nằm, ngưòi thì quỳ, cũng có người đứng.

Từ lúc nhảy xuống, Cẩn không hề nằm, quỳ, mà đứng quan sát thế trận địch. Một là điếc không sợ sấm, hai là tự tin vào số tử vi của mình thọ, tôi cũng đứng.

Hơn mười phút sau, cánh quân thứ nhì đã nhảy xuống trận địa. Trận vừa dàn xong, thì sĩ quan đề lô xin pháo binh nã vào những chỗ có ổ moọc-chiê, trung liên, đại liên trong làng. Một lệnh ban ra, hơn bốn trăm con cọp dàn hàng ngang, vừa bắn vừa xung phong vào trong làng. Trong khi súng trong làng bắn ra, đạn cầy các ụ đất, trúng vào ruộng nước, bụi, nước bắn tung.

Hàng quân tới bờ ruộng cuối cùng, cách bìa làng không đầy 50 thước, thì súng nhỏ từ trong mới nổ. Cả hàng quân đều nằm dài ra sau cái bờ ruộng. Giữa lúc đó, sĩ quan pháo binh trúng đạn lật ngược. Tôi chạy lại cấp cứu, thì không kịp, viên đạn xuyên qua sọ anh. Thế là pháo binh vô hiệu. Trực thăng võ trang được gọi đến. Cố vấn Mỹ báo về trung tâm hành quân. Cố vấn tại trung tâm hành quân ra lệnh cho phi công trực thăng nã xuống địa điểm có địch quân.

Tôi đứng cạnh Cẩn tại một mô đất. Cẩn không trực tiếp cầm máy chỉ huy, mà ra lệnh cho các đại đội, trung đội qua hiệu thính viên,.

Sau khi trực thăng võ trang nã ba loạt rocket, đại liên, thì lệnh xung phong truyền ra. Cả tiểu đoàn reo lên như sóng biển, rồi người người rời chỗ nằm lao vào làng. Không đầy mười phút sau, tiếng súng im hẳn.

Bây giờ là lúc tôi hành nghề. Những binh sĩ, bị thương nặng được băng bó, cầm máu, rồi trực thăng tải về quân y viện. Còn như bị thương nhẹ thì được điều trị tại chỗ. Tôi ngạc nhiên vô cùng, khi thấy những binh sĩ bị thương khá nặng, nghe tôi nói rằng: Nếu họ muốn, tôi có thể gắp đạn, may các vết thương đó cho họ, mà không phải về quân y viện. Họ từ chối đi quân y viện, xin ở lại để tôi giúp họ. Tôi cùng sĩ quan trợ y, bốn y tá làm việc trong hơn giờ mới xong. Tôi hỏi Cẩn:

- Tôi tưởng, thương binh được về quân y viện chữa trị, nghỉ ngơi, thì là điều họ mong muốn mới phải. Tại sao họ muốn ở lại?

- Bọn cọp nhà này vẫn vậy. Chúng tôi sống với nhau, kề cận cái chết với nhau, thì xa nhau là điều buồn khổ vô cùng. Đấy chúng nó bị thương như vậy đấy, lát nữa anh sẽ thấy chúng chống gậy đi chơi nhông nhông ngoài phố, coi như bị kiến cắn.

Tôi đi một vòng thăm trận địa. Hơn hai trăm xác chết, mặc áo bà ba đen, quần đùi. Những xác chết đó, gương mặt còn non choẹt, đa số khoảng 15 đến 20, cái thì nằm vắt vẻo trên bờ kinh, cái thì bị cháy đen, cái thì mất đầu. Cũng có cái nằm chết trong hầm. Không biết, trong khi họ phơi xác ở đây, thì cha mẹ, anh em, vợ con họ có biết không?

Sau trận đó thì Cẩn được thăng cấp Đại Úy. Cuối năm 1966, Cẩn từ biệt Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân đi làm Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 33, Sư Đoàn 21. Việc đầu tiên của Cẩn khi làm Tiểu Đoàn Trưởng là xin Sư Đoàn cho tất cả các sĩ quan, hạ sĩ quan xuất thân trường Thiếu Sinh Quân về chiến đấu cùng với mình. Cẩn đã được thoả mãn một phần yêu cầu. Tôi hỏi Cẩn:

- Anh đem các cựu Thiếu Sinh Quân về với mục đích gì?

- Một là để dễ sai. Tất cả bọn cựu Thiếu Sinh Quân này đều ra trường sau tôi. Chúng là đàn em, dù tôi không phải là cấp trên của chúng nó, mà chúng nó lộn xộn, tôi vẫn hèo vào đít chúng nó được. Nay tôi muốn chúng về với tôi, để tôi có thể dạy dỗ chúng những gì mà tại quân trường không dạy. Hai là, truyền thống của tôi khi ra trận là chết thì chết chứ không lùi, vì vậy cần phải có một số người giống mình, thì đánh nhau mới đã. Bọn cựu Thiếu Sinh Quân đều như tôi cả.

Suốt năm 1967, Cẩn với Tiểu Đoàn 1/33 tung hoành trên khắp lãnh thổ năm Tỉnh Hậu Giang, khi Đại Ngãi, khi Tắc Vân, khi Kiên Hưng, khi Thác Lác, khi Cờ Đỏ. Sau trận Tổng Công Kích Mậu Thân, Cẩn được thăng Thiếu Tá. Năm 1968, Cẩn là người có nhiều huy chương nhất quân đội. Thời gian này tôi bắt đầu viết lịch sử tiểu thuyết, nên tôi đọc rất kỹ Lục Thao, Tam Lược, Tôn Ngô Binh Pháp, cùng binh pháp của các danh tướng Đức, Pháp, nhất là của các tướng Hồng Quân. Tôi dùng kiến thức quân sự trong sách vở để đánh giá những trận đánh của Cẩn từ 1966. Tôi bật ngửa ra rằng Cẩn không hề đọc, cũng không hề được học tại trường sĩ quan, những binh pháp đó. Mà sao từ cung cách chỉ huy, cung cách hành sử với cấp dưới, cấp trên, nhất là những trận đánh của Cẩn bàng bạc xuất hiện như những lý thuyết trong thư tịch cổ?

Năm 1970, Cẩn thăng Trung Tá, rời Tiểu Đoàn 1/33 đi làm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9. Năm 1972, Cẩn được lệnh mang Trung Đoàn 15 từ Miền Tây lên giải tỏa An Lộc. Cuối năm 1973, Cẩn được trở về chiến trường sình lầy với chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện. Lần cuối cùng tôi gặp Cẩn vào mùa hè năm 1974 tại Chương Thiện. Tôi hỏi Cẩn:

- Anh từng là Trung Đoàn Trưởng, hiện làm Tỉnh Trưởng. Anh có nghĩ rằng sau này sẽ làm Sư Đoàn Trưởng không?

- Tôi lặn lội suốt 14 năm qua, gối chưa mỏi, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy Trung Đoàn là cao rồi. Mình phải biết liêm sỉ chứ! Coi sư đoàn sao được.

- Thế anh nghĩ sau này anh sẽ làm gì?

- Làm Tỉnh Trưởng bất quá một hai năm nữa rồi tôi phải ra đi, cho đàn em có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi Trường Thiếu Sinh Quân, hoặc coi các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem những kinh nghiệm thu nhặt được trong mười mấy năm qua dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn ba trăm trận đánh mà tôi trải qua, nhờ anh viết lại. Bộ sách đó, anh nghĩ nên đặt tên là gì?

- “Cẩm nang của các đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng trong chiến tranh chống du kích tại vùng đồng lầy”. Nhưng liệu Bộ Quốc Phòng có cho phép in hay không?

- Không cho in thì mình cũng cứ thuật, rồi đem giảng dạy, ai cấm được?

Đây là cuộc gặp gỡ cuối cùng của tôi với Cẩn.

Sau khi Miền Nam mất, tôi không được tin tức của Cẩn. Mãi năm 1976, tôi được tin: Ngày 30 tháng 04 năm 1975, khi tên tướng mặt bánh đúc Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, Cẩn chống lại lệnh đó. Các đơn vị Cộng quân tiến vào tiếp thu Tiểu Khu Chương Thiện thì gặp sức kháng cự, chết rất nhiều. Cẩn bị bắt, rồi bị đem ra xử tử.

Ghi chú :

Tại Sài Gòn 9 giờ bảy phút, tiếng súng kháng cự tại các đơn vị Dù chấm dứt. Tại Bộ Chỉ Huy Chương Thiện kéo dài tới 15 giờ.Trong khi đó, tiếng súng kháng cự của các Thiếu Sinh Quân còn kéo dài tới 19 giờ bốn mươi lăm phút tại Vũng tàu. Nếu tôi không lầm thì các Thiếu Sinh Quân Việt Nam là những người chiến đấu cuối cùng của Miền Nam.

Cuộc xử Cẩn có hai nhân chứng thuật lại:

Một là Trung Tá Bùi Văn Địch (hiện sống ở Berlin, Đức), xuất thân trường Thiếu Sinh Quân Hà Nội, sau đi vào Mỹ Tho. Trung Tá Địch đã sống với Cẩn 2 năm tại trường Thiếu Sinh Quân Mỹ Tho. Thời gian 1972, cả hai từng cùng phục vụ tại Sư Đoàn 9 Bộ Binh.

Hai là phu nhân của Trung Tá bác sĩ Jean Marc Bodoret, nhủ danh Vũ Thị Quỳnh Chi (hiện sống ở Marseille), em ruột của cựu Thiếu Sinh Quân Vũ Tiến Quang.

Quang là người nạp đạn cho Cẩn sử dụng khẩu đại liên 30, bắn đến viên đạn cuối cùng trong công sự chiến đấu Tiểu Khu Chương Thiện. Bà Bodoret chứng kiến tận mắt cuộc xử án Cẩn.

Cuộc xử án như sau:

Ngay khi Cẩn bị bắt, người ta để Cẩn lên một chiếc xe mui trần, chở đi khắp thành phố Chương Thiện cho dân chúng xem như chiến lợi phẩm. Ngồi trên xe, Cẩn thản nhiên mỉm cười. Sau khi cán bộ Cộng sản kết tội Cẩn bằng những từ ngữ hiếm hoi không thấy trong các đạo luật trên thế giới, người ta kêu gọi dân chúng ai là nạn nhân của Cẩn thì đứng lên tố cáo, rồi muốn đánh, muốn chửi tuỳ thích. Nhưng chỉ có vài cán bộ nội thành tố cáo Cẩn là ác ôn có nợ máu. Dân chúng không có ai lên tiếng cả. Người ta hỏi: Những ai đồng ý xử tử Cẩn thì giơ tay lên. Lại cũng chẳng có ai giơ tay. Thế là cuộc xử án ngừng lại.

Rồi vài tháng sau, cuộc xử án Cẩn lại diễn ra ở sân vận động thể thao Cần Thơ. Lần này người ta chuẩn bị kỹ hơn, người ta cho tụi bò vàng xen lẫn với dân chúng. Cũng bản cũ soạn lại, nhưng người ta khôn khéo hơn, người ta không hỏi xem Cẩn đã nợ máu với ai, thì hãy ra mà xỉ vả, đánh đập. Người ta chỉ hỏi: Ai đồng ý xử tử Cẩn thì giơ tay. Bò vàng giơ tay. Một số dân chúng giơ tay. Số đông vẫn cúi đầu, không giơ tay.

Người ta hỏi Cẩn có nhận những tội mà toà án nêu ra không? Cẩn cười nhạt:

- Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho sự tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là nguỵ. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt.

Rồi Cẩn hô:

- Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hoà muôn năm.

Sau khi Cẩn bị bắn chết dân chúng hiện diện khóc như mưa như gió. Trời tháng năm, đang nắng chói chan, tự nhiên sấm chớp nổ rung động không gian, rồi một trận mưa trút xuống.

Nắng mưa là hiện tượng bình thường của trời đất. Nhưng dân chúng Cần Thơ thì cho rằng Trời khóc thương cho người anh hùng, gặp cơn sóng gió của đất nước.

Khi tôi gặp Cẩn, thì tôi chưa khởi công viết lịch sử tiểu thuyết. Thành ra cuộc đời Cẩn, cuộc đời các cựu Thiếu Sinh Quân quanh Cẩn, in vào tâm não tôi rất sâu, rất đẹp.Vì vậy, sang năm 1968, khi bắt đầu viết, thì tôi bao giờ cũng khơi đầu bằng thời thơ ấu của những nhân vật chính. Trong bộ nào, cũng có những thiếu niên, khi ra trận chỉ tiến lên hoặc chết, chứ không có lùi.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Giữa tôi và Cẩn như hai thái cực. Cẩn chỉ học đến đệ lục, tôi được học ở nhà, ở trường đến trình độ cao nhất. Cẩn là người Nam, tôi là người Bắc. Cẩn theo đạo Chúa, tôi là cư sĩ Phật Giáo.Tôi thì sống theo sách vở, Cẩn thì lăn lộn với thực tế. Tôi không biết uống rượu. Cẩn thì nổi danh tửu lượng cao nhất Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Tôi thấy người đẹp là chân tay run lẩy bẩy. Cẩn thì rửng rưng. Thế mà khi gặp nhau, chúng tôi thân với nhau ngay. Thân đến nỗi giải bày cho nhau tất cả những tâm sự thầm kín nhất, không một người thứ nhì biết được. Tại sao? Cho đến nay, tôi mới trả lời được rằng: Cẩn cũng như những người quanh Cẩn, là những hình bóng thực, rất quen thuộc mà trước kia tôi chỉ nhìn thấy trong lịch sử. Nay được gặp trong thực tế.

Hai mươi mốt năm qua, đúng mười hai giờ trưa, ngày 30 tháng 04, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào nhà thờ đốt nến, đặt hoa dưới tượng Đức Mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an lành trong vòng tay người.

Tôi lược thuật về cuộc đời của Cẩn mà không phê bình, vì Cẩn là bạn thân của tôi, và tôi không đủ ngôn từ đẹp đẽ để tặng Cẩn.

Viết tại Paris ngày 30 tháng 04 năm 1996.

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

282/ 421

South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

Vietnam administrative divisions.

https://www.loc.gov/resource/g8021f.ct001753/?r=0.372,0.905,0.419,0.198,0

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

Xom Ruong-6331-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

Phu Loi Base 1967-1968

http://www.atroop4thcav.com/4th_cavalry_147.htm

http://www.atroop4thcav.com/4th_cavalry_002.htm

Tay Ninh 3231-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tay_ninh-6231-4.pdf

Lo Go-Ben Ra-Xa Mat (TayNinh) Khum Trapeang Phlong 6132-2

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/khum_trapeang_phlong-6132-2.pdf

Rach Ro-Rach Cai Co-Quan Tuyen Binh Tinh Kien Tuong/Prey Nhay 6131-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/prey_nhay-6131-3.pdf

Don Binh Quan Phuoc Ninh, Tay Ninh Svay Rieng 6131-2

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/svay_rieng-cambodia-50k-6131ii-1971.pdf

Trai Bi SF base Quan Phuoc Ninh moved to Thien Ngon Ta Dath-6232-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ta_dath-6232-3.pdf

282/ 421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220307-loc-chien-su-1972-phan-29.html


 

No comments:

Post a Comment