Saturday, January 22, 2022

20220107 An Loc Chien Su 1972 Phan 19

20220107 An Loc Chien Su 1972 Phan 19


Vietnam Topographic Maps 1:50,000. U.S. Army Map Service, Series L7014

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ 

AnLoc-LocNinh-ChanThanh-LaiKhe

https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nc48-4-2nd-ed.jpg

South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

Bau Bang-Chan Thanh-Xom Ruong

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

Bồ Túc-Lộc Ninh-Tống Lê Chân (Tonglé Cham)

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/bo_tuc-6232-2.pdf

Tan Khai-Tau O-Bau Bang-Can Le

https://maps.lib.utexas.edu/maps/jog/vietnam/nc-4804_geo.pdf

Chôăm Krâvien-6232-1 Scrok Snoul/Loc Ninh

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/choam_kravien-cambodia-50k-6232i-1969.pdf

Memut-6232-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/memut-cambodia-50k-6232iv-1970.pdf

Memot

11°49'47.21"N 106°10'21.73"E

Snoul

12° 4'20.04"N 106°25'24.84"E

National Road-7/QL-7 Cambodia

11°55'8.64"N 106°21'55.90"E

QL-13

11°47'51.43"N 106°39'33.49"E

Hoa Lu FSB

11°57'26.16"N 106°33'7.00"E

Cau Can Le FSB

11°44'1.86"N 106°34'34.79"E

Svay Rieng 6131-2

http://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/svay_rieng-cambodia-50k-6131ii-1971.pdf

Ta Dath 6232-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/ta_dath-6232-3.pdf

Prey Nhay 6131-3

http://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/prey_nhay-6131-3.pdf

Khum Trapeang 6132-2

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/khum_trapeang_phlong-6132-2.pdf

Hiếu Thiện-Gò Dầu Hạ>Phum Chiphu>Phum Svay Rieng> Phum Neák

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-03/nc48_03f.html

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-03/nc48_03g.html

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-03/nc48_03h.html

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nd48-03/

An Thanh 6231-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_thanh-6231-3.pdf

120/ 421

CHƯƠNG 8

Trước khi mở màn cuộc tấn công lần thứ 4, Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bố trí lại các đơn vị sao cho phù hợp với tình thế mặt trận. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cũng xét lại kế hoạch khai thông Quốc Lộ 13, để đạt được mau chóng kết quả, sao cho thích nghi với tình hình chiến trận.

Sau tuần lễ đầu, khởi phát trận chiến, lực lượng Dù, Bộ Binh, và Thiết Giáp Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã thành công khai thông được gần một nửa đoạn đường Quốc Lộ 13, (từ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long),

Lực Lượng Việt Nam Cộng Hoà vượt qua được cửa ải thứ nhất “Chốt Bầu Bàng” thuộc Tỉnh Bình Dương, ngay sát Quốc Lộ 13, gần ranh hai Tỉnh Bình Long và Bình Dương, cách căn cứ Lai Khê 15 cây số về phía Bắc.

20220117 ALCS1972P19 01

Bau Bang-Chan Thanh-Xom Ruong 6331-4 Quan Ben Cat/Phu Giao

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

Nhưng khi vượt qua Quận Chơn Thành, 6 cây số về phía Bắc, thì Chiến Đoàn hỗn hợp Việt Nam Cộng Hoà lại gặp phải một trở ngại lớn hơn tại một địa danh có tên “Suối Tàu Ô”, nơi đây địch thiết lập những công sự kháng cự kiên cố, được gọi là những “Chốt Kiền” các công sự chốt kiền, đều được xây cất dưới hình thức các hầm chìm, trên có “nắp” chống đỡ Pháo, và được bố trí tại nơi đây đến hai Trung Đoàn Bộ Binh để ngăn cản đoàn quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam tiến lên giải tỏa An Lộc.

Suoi Tau O/An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Quân địch cầm chân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cho đến ngày 14 tháng 04 năm 1972, khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà nhận được đoàn quân tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV; kế hoạch điều quân khai thông Quốc Lộ 13 được thay đổi như sau:

Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, sau khi Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có quyết định:

Cho triệt thoái chiến đoàn đặc nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh và một thành phần của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh trở thành Chiến Đoàn đặc nhiệm (B), trách vụ lui quân về phía Nam, làm thành phần “trừ bị”, tăng cường bảo vệ Lãnh thổ Quân Khu 3 (đặc biệt cho khu vực Tỉnh Bình Dương), và rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ra khỏi mặt trận suối Tàu Ô, được thay thế bằng Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh tiếp tục trách vụ bứng chốt.

20220117 ALCS1972P19 02

Suoi Tau O/An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

 Trực thăng vận Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh gồm có Đại Đội Trinh Sát 15, một Tiểu Đoàn Bộ Binh cơ hữu và Đại Đội A Công Binh Chiến đấu thuộc Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu xuống Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), để thiết lập một căn cứ hoả lực Pháo Binh “dã chiến”, với 6 khẩu đại bác 105 ly do các trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến.

20220117 ALCS1972P19 03

An Loc-Tau O-Chon Thanh

https://maps.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nc48-4-2nd-ed.jpg

 Tiếp tục trực thăng vận Trung Đoàn 33 Bộ Binh xuống phía Bắc căn cứ Tân Khai, làm bàn đạp tiến lên về huớng Bắc “An Lộc”. Nơi vùng này có một lực lượng địch, 2 Trung Đoàn chính quy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt “đóng chốt”, cản đường tiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên (1).

 Trong lúc đó, Trung Đoàn 32 Bộ Binh tiếp tục di chuyển bằng đường bộ đến tăng cường cho Trung Đoàn 31 Bộ Binh, và 2 Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 (-) và Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận hợp sức cùng nhau tìm cách “bứng chốt” Tàu Ô từ hướng Nam lên.

Ấp Bầu Bàng, Chơn Thành, Tầu Ô 

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-04/nc48_04a.html

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-04/nc48_04e.html 

20220117 ALCS1972P19 04

8. 1 MẶT TRẬN QUỐC LỘ 13

Những trận chiến đẫm máu dọc theo Quốc Lộ 13:

 Trận Snoul, từ ngày 24 tháng 04 năm 1971 đến ngày 31/05/71

 Trận Lộc Ninh, từ ngày 04 tháng 04 năm 1972 đến ngày 07/04/72

 Trận Cầu Cần Lê, từ ngày 07 đến 12 tháng 04 năm 1972

 Trận chiến đầu tiên xung quanh Thành Phố An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13, từ ngày 13 tháng 04 năm 1972 đến ngày 19 tháng 05 năm 1972

 Trận Chốt Xa Cam và Suối Tàu Ô, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972 (xem sơ đồ số 11)

Memot

11°49'47.21"N 106°10'21.73"E

Snoul

12° 4'20.04"N 106°25'24.84"E

National Road-7/QL-7 Cambodia

11°55'8.64"N 106°21'55.90"E

QL-13

11°47'51.43"N 106°39'33.49"E

Hoa Lu FSB

11°57'26.16"N 106°33'7.00"E

Cau Can Le/Hung Tam FSB

11°44'1.86"N 106°34'34.79"E

20220117 ALCS1972P19 05

8. 1. 1 TRẬN SNOUL (24 - 04 - 1971 đến 31- 05 - 1971)

Quốc Lộ 13 trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà được tiếp nối với Quốc Lộ số 7 trên nội địa Cambodia, nối liền Thị Trấn Snoul, (cách ranh giới Việt-Cambodia 10 cây số về hướng Tây Bắc, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà).

20220117 ALCS1972P19 06

Snoul-Cambodia-6233-2

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/snuol_6233-2.pdf

Kéo dài về phía Nam, trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, ngang qua Căn Cứ Hoả Lực Hoa Lư (Alpha), đến Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, xuống đến Căn Cứ Hoả Lực cầu Cần Lê, xuyên qua Tỉnh Lỵ Bình Long, đến Xã Xa Cam, Ấp Tân Khai, Ấp Tàu Ô, Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long, đến Căn Cứ Lai Khê, Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương (xem phóng đồ số 11).

Chiếu theo nhật ký hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân khu III về trận Snoul: Khởi phát vào ngày 24 tháng 04 đến ngày 31 tháng 05 năm 1971 giữa Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà và Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt.

Vào buổi giao thời, sau khi Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn trực thăng, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang giữ chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định đảm trách chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III.

BCH Tướng Đổ Cao Trí's Command Post Hiếu Thiện-Gò Dầu Hạ

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-03/nc48_03h.html 

20220117 ALCS1972P19 07      

***

Trung Tướng Đỗ Cao Trí mở cuộc hành quân sang đất Cam Bốt 1970 –

ABC+Do Cao Tri interviewed in English

ABC: “This command post outside the town of (go dau ha?!) and only a few miles from the Cambodia border is the South Vietnamese command post for the operation into Cambodia is parrot’s beak in the past week what was once a quiet base camp has been turned into a throbbing nerve center for the first publicly announced operation across the border.”

Do Cao Tri: “I consider the enemy as a common enemy where they are if they are inside our territory we destroy them now if they are in Cambodian territory we strike them also.”

ABC: “Can you give us any estimate of how well things are going so far?”

Do Cao Tri: “It’s going very well.”

ABC: “What kind of American support do you have General?”

Do Cao Tri: I told you before that it’s gunship support, tac-air and air supply.”

***

Tướng Đổ Cao Trí chết chỉ vì buổi phỏng vấn nầy của đài truyền hình ABC.

Lưu ý xem: 0:28/1:44 – 1:27/1:44 – 1:33/1:44 – 1:34/1:44min. 

https://www.youtube.com/watch?v=BlauIRSR7yA

***

General Do Cao Tri - Vietnam War Tướng Đỗ Cao Trí trả lời phỏng vấn về vấn đề Campuchia năm 1970

https://www.youtube.com/watch?v=nHEdSxUZpiw

Phỏng vấn Trung tướng Đỗ Cao Trí năm 1968 – en Français – interviewed in French

https://www.youtube.com/watch?v=k98fKRXTgaw

Quân Cộng Sản Bắc Việt đang ở thế thụ động (chạy dài) quay đầu lại phản công. Đầu tiên, điều động Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, di chuyển đến bao vây Thị Trấn Snoul, nơi vùng hoạt động của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, và tổ chức một tuyến phục kích dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, để chận đường rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Chiến Đoàn 8 Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Quân vây hãm nhiều ngày tại cứ điểm Snoul, chờ viện quân (Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh), không thấy, nên phải đột phá vòng vây, và về được đến Quận Lỵ Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long ngày 31 tháng 05 năm 1971, bị tổn thất khá nặng về nhân mạng và chiến cụ.

20220117 ALCS1972P19 08

Khi Trung Tướng Minh được chỉ định thay thế cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, 2/3 chủ lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III đang còn đang tập trung trong vùng Quốc Lộ 7 và ở phía Nam bờ sông Chu Long trên lãnh thổ Cambodia.

Chủ lực xung kích của Quân Đoàn gồm có: * Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh, do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, do Đại Tá Phạm Văn Phúc chỉ huy; * Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, do Đại Tá Nguyễn văn Dương chỉ huy; * Liên Đoàn 3 Công Binh Chiến Đấu, do Đại Tá Vũ Tiến Quang chỉ huy, đã đến phía Nam bờ sông Chu Long (25 cây số Nam Tỉnh Kratié), chờ cho Sư Đoàn Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà trực thăng vận “bọc hậu” (chận đường rút từ phía sau đánh tới), tấn công ngay vào đầu não Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R),

Cuc R

11°44'2.52"N 

106° 3'17.60"E  

20220117 ALCS1972P19 09

vừa mới di chuyển từ vùng đồn điền cao su Mi Mốt. Kratié cũng là căn cứ tiếp liệu (hậu cần) lớn nhất của Cộng quân trong vùng; * Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ chỉ huy, làm lực lượng trừ bị (tiếp ứng cấp thời), đang chực chờ dọc theo Quốc Lộ 7 vùng căn cứ Krek (Cambodia); * Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Đại Tá Bùi Trạch Dzần Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, với Trung Tá Mạch Văn Trường, Phụ Tá Hành Quân, trú đóng theo thế bao vây địch từ Tỉnh Kompong Chàm (cạnh bờ Sông Cửu Long); khởi đầu của Quốc Lộ số 7, kéo dài về phía Đông đến tận Snoul, bọc thành một vòng cung qua các địa danh: Suong, Chup, Krek, Dambe, Mimot, Snoul, đến Kratié, trên lãnh thổ Cambodia.

Suong

11°54'40.62"N 105°39'7.52"E

Chup

11°55'23.48"N 105°34'29.43"E

Krek

11°46'18.65"N 105°55'44.35"E

Dambe

11°55'50.25"N 105°55'22.76"E

Memot

11°49'47.21"N 106°10'21.73"E

Snoul

12° 4'20.04"N 106°25'24.84"E

Kratie

12°29'43.35"N 106° 1'39.33"E

National Road-7/QL-7

11°55'8.64"N 106°21'55.90"E

20220117 ALCS1972P19 10

Đó là “di sản” của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm, Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Tướng Minh, không một lời “dặn dò” hay “hưóng dẫn” những điểm nội tình bí ẩn như:

a/ Việc viên Tướng Tư Lệnh Phó Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ, đến tận bản doanh của Quân Đoàn 3 tại Biên Hoà vào gặp Tướng Trí, khuyên nên đình chỉ việc tiến quân đến Kratié. Nếu chịu rút quân trở về, thì Không Quân Hoa Kỳ, từ Trực Thăng đổ quân, tản thương, đến Chinook tiếp tế xăng dầu cho đoàn thiết kỵ, ngay cả sẽ có không quân chiến thuật cũng như B.52 yểm trợ tối đa khi có sự yêu cầụ. Tướng Trí hỏi lại, vì sao Lực Lượng 2 Dã Chiến trước đây đã hứa giúp chúng tôi trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cấp Sư Đoàn, bây giờ các Ông lại nói ngược trở lại như vậy! Vì nguyên do gì?? Tướng Mỹ trả lời: Riêng tôi được biết là do lệnh ở cấp trên cao hơn chúng tôi chỉ thị, ông nên suy đoán ra thì sẽ hiểu, “Sorry”!

b/ Việc vào giờ chót, Tổng Thống Thiệu lệnh cho Sư Đoàn Dù (-) cấp thời di chuyển ra vùng hoả tuyến (Quân Khu I), để tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719.

c/ Ý định của cố Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù, tiếp tục đổ quân tấn công Kratié;

d/ Việc cố Đại Tướng Trí liên lạc với Trung Trướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho gom hết các trực thăng “đổ quân” cũng như các “Chinook” của 3 Sư Đoàn, Vùng 4, Vùng 3 và Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất, để thay thế các trực thăng của Lực Lượng 2 Dã Chiến Hoa Kỳ. Những điều bí ẩn đó,Tướng Minh không hề được biết, ngay khi Ông nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn.

Dư luận cho rằng, vì lẽ Cố Đại Tướng Trí nhất quyết, bắt cho bằng được các nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nên bàn tay “lông lá” nào đó đã ra “mật lệnh” triệt hạ Tướng Trí, bằng cách cho “nổ” trực thăng?

Tướng Đổ Cao Trí chết chỉ vì buổi phỏng vấn nầy của đài truyền hình ABC.

Lưu ý khi xem video: 0:28/1:44 – 1:27/1:44 – 1:33/1:44 – 1:34/1:44min. 

https://www.youtube.com/watch?v=BlauIRSR7yA

Cuc R

11°44'2.52"N 106° 3'17.60"E

20220117 ALCS1972P19 11

Khi Tướng Minh lên nắm quyền chỉ huy Quân Đoàn:

a/ Về uy tín của Tướng Minh, đối với các Tướng Lãnh Tư Lệnh các Quân Binh Chủng, như Tư Lệnh Không Quân không còn được nể vì như Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí nữa,

b/ Đối với Lực Lượng 2 Dã chiến Hoa Kỳ, vẫn giữ vững lập trường là phải triệt thoái đoàn quân trên chiến trường ngoại biên trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà.

c/ Nhuệ khí "ba quân sút giảm".

Đây là yếu tố rất quan trọng cho sự thắng bại trên chiến trường. Thật vậy, từ khi nghe tin vị Chủ Soái Đỗ Cao Trí bị tử nạn, tất cả các cấp Chỉ Huy trung cấp bỡ ngỡ thương tiếc, rồi tin đồn lan dần xuống tới quân sĩ đang chờ vượt qua dòng sông Chu Long. Ý chí quyết chiến thắng khi trước bị sút giảm trầm trọng, có thể nói là mất đi hết nhuệ khí chiến thắng lúc ban đầu.

Tóm lại, khi tổ chức một cuộc hành quân nào, dù lớn hay nhỏ, các yếu tố căn bản cần phải có là:

a/ Lòng Quân phải đuợc phấn chấn, có tinh thần quyết chiến thắng, từ các chiến binh cho đến Vị Chủ Soái

b/ Phải có đủ phương tiện vận chuyển hay trực thăng đổ quân đúng theo “cấp độ hành quân dự trù” (Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn)

c/ Khi đụng trận thì phải có Phi Pháo yểm trợ hoả lực đầy đủ

d/ Sau cùng là việc tiếp tế (đạn dược, lương thực, thuốc men cứu thương, nhiên liệu cho đoàn cơ giới).

Tất cả các yếu tố kể trên, đều không đạt được như sở cầu của vị Tân Tư Lệnh là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh.

Sau 5 ngày liên tiếp, bay hết nơi nầy đến nơi khác, để tìm hiểu thực trạng tình hình tại mặt trận và ý kiến của “thượng cấp” (các vị Tướng Lãnh cao cấp đàn anh), buộc lòng Tướng Minh có quyết định ra lệnh cho rút đoàn quân Vượt Biên, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà.

Trở lại Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại Snoul.

Trong khi đang dồn hết tâm trí lo rút đoàn quân “Chính”, từ bờ sông Chu Long đến các đơn vị dọc theo Quốc Lộ 7 trên lãnh thổ Cambodia, Tướng Minh triệu hồi Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà giúp lo nghiên cứu việc triệt thoái Chiến Đoàn 8 Bộ Binh trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà, càng sớm càng tốt. Tướng Hiếu trình bày là cần phải có thêm một lực lượng cơ động (Thiết Giáp) tăng cường, để yểm trợ về mặt “Hoả Lực”, như thế mới được an toàn; Tướng Minh đồng ý theo lời yêu cầu hợp lý của Tướng Hiếu, và hứa rằng, đợi khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích về đến nội địa, Ông sẽ tăng phái, đặt thuộc quyền sử dụng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trong kế hoạch rút lui Chiến Đoàn 8 Bộ Binh.

Sau khi rời khỏi Bộ Tư Lệnh Hành Quân Tiền Phương Quân Đoàn, tại căn cứ Trảng Lớn (Tây Ninh), vào trưa ngày 23 tháng 05 năm 1971, Tướng Hiếu cho trực thăng bay thẳng đến Snoul gặp Đại Tá Bùi Trạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8 Bộ Binh, cho lệnh chuẩn bị thu dần các cánh quân cơ hữu tập trung chờ lệnh triệt thoái. Tướng Hiếu còn cho Đại Tá Dzần biết là Quân Đoàn hứa khi Lữ Đoàn 3 Xung Kích khi về đến nội địa, sẽ lập tức “tăng phái” đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, để yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh triệt thoái…

Trong thời gian đó, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích còn đang giáp trận với địch quân trong vùng Đam Be, và vừa mới vượt được vòng vây trở về đến căn cứ Thiện Ngôn (21 cây số Bắc Tây Ninh) vào khoảng 10 giờ sáng ngày 25 tháng 5 năm 1971.

FSBSF Thien Ngon

11°35'40.61"N 105°59'35.34"E

20220117 ALCS1972P19 12a

https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nc48-03/nc48_03c.html

Tướng Minh liền ra lệnh cho Đại Tá Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Xung Kích, cấp tốc chấn chỉnh đội ngũ, cùng với 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân tùng thiết, đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, điều động đến Snoul yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 rút lui.

Trên thực tế, sau trận Đam Be, Lữ Đoàn 3 xung kích, còn lại được khoảng 2 Thiết Đoàn, và các Liên Đoàn Biệt Động Quân cũng đã hao hụt 1/3 quân số. Lệnh tăng phái Lữ Đoàn 3 Xung Kích cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh có hiệu lực từ 08 gìờ sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971.

Đoàn thiết kỵ và Biệt Động Quân tùng thiết rời căn cứ Thiện Ngôn vào sáng ngày 26 tháng 5 năm 1971, di chuyển trên Quốc Lộ 22 xuôi về phía Nam, đến Tỉnh Tây Ninh, và dọc theo Quốc Lộ 1, xuống Quận Củ Chi thuộc Tỉnh Hậu nghĩa, rồi băng tắt đến Tỉnh Bình Dương, từ Bình Dương dọc theo Quốc Lộ 13 về hướng Bắc, đến An Lộc (Tỉnh Bình Long), nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cũng là căn cứ tiếp liệu, rồi từ An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13 tiến về hướng Bắc, xuyên qua Quận Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, vượt qua ranh giới Việt Cambodia, tiếp nối đến Quốc Lộ 7 (Cambodia), đến thị trấn Snoul (gần giao điểm Quốc Lộ 13 Việt Nam Cộng Hoà và Quốc Lộ 7 Cambodia).

Đoạn đường từ căn cứ Thiện Ngôn (Tây Ninh), đến Thị Trấn Snoul, khoảng 250 cây số, với tính cơ động của đoàn Thiết Giáp, chỉ cần đi chuyển mất khoảng 2 ngày đường.

Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, kể từ khi nắm quyền điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh bỗng nhiên mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liền điện báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết là đã mất liên lạc với Lữ Đoàn 3 Xung Kích.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tức tốc gửi phi cơ quan sát bay lên tìm kiếm, dọc theo lộ trình di chuyển của Lữ Đoàn 3 Xung Kích, từ Tây Ninh đến Bình Dương vòng qua An Lộc, nhưng không tìm thấy dấu tích hay tần số liên lạc của Lữ Đoàn 3 Xung Kích.

Ngay cả việc điện về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, theo hệ thống S.O.S, Bộ Tổng Tham Mưu cũng trả lời là không có bắt được tần số nào của Lữ Đoàn 3 Xung Kích thuộc Quân Đoàn 3.

Nỗ lực tìm tung tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích qua đến 48 giờ sau vẫn không có kết quả. Trong lúc đó tại Snoul, Chiến Đoàn 8 Bộ Binh báo cáo về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh là địch đang siết chặt vòng vây, địch gia tăng pháo vào căn cứ Hoả Lực, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 tại Snoul.

Việc tìm kiếm tông tích Lữ Đoàn 3 Xung Kích vẫn liên tục, kéo dài cho đến trưa ngày 29 tháng 05 năm 1971, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 chỉ thị cho phi cơ quan sát lên vùng, bay thật thấp, có thể nhìn rõ địa thế bên dưới. Phi công mới phát hiện một Chiến Xa M.41 lộ hình bên cạnh một lùm cây. Viên phi công bay rà trở lại, điều khiển đôi cánh lạng qua lạng lại trên đầu chiến xa nhiều lần, đồng thời báo về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, cho biết đã tìm thấy đoàn thiết kỵ tại khu rừng “Chồi” gần Quận Củ Chi Tỉnh Hậu Nghĩa và Quận Bến Cát thuộc Tỉnh Bình Dương.

Cu Chi 6330-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/txu-pclmaps-oclc-21713238-6330-4.jpg

Ben Cat 6331-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ben_cat-6331-3.pdf

Duc Hoa 6230-1

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/duc_hoa-6230-1.pdf

Mãi đến khi thấy L.19 phát hiện, Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới chịu “mở máy” truyền tin, bắt lại tần số liên lạc với các đơn vị được ghi trong đặc lệnh truyền tin hành quân hiện hữu.

Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tiếp tục theo dõi diễn tiến việc điều động Lữ Đoàn 3 Xung Kích của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Mãi đến ngày 31 tháng 5 năm 1971, lực lượng Lữ Đoàn 3 Xung Kích mới lần mò vượt qua ranh giới Việt Cambodia, trên Quốc Lộ 13, khi vừa tiếp giáp đến Quốc Lộ 7 về hướng Snoul, gặp được đơn vị đi đầu của Chiến Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đã bị Cộng Quân chận đánh nhiều đợt từ mấy ngày qua.

Nói về Chiến Đoàn 8 đã chuẩn bị thu quân xong từ ngày 26 tháng 05 năm 1971, chờ viện binh (Lữ Đoàn 3 Xung Kích) cho đến ngày 28 tháng 05 vẫn không thấy. Trong lúc áp lực địch càng gia tăng đè nặng, nên Tướng Hiếu đành phải chấp thuận theo lời yêu cầu của Đại Tá Dzần cho rút lui với thành phần cơ hữu của Chiến Đoàn (4 Tiểu Đoàn Bộ Binh, Chi Đoàn Cơ Giới - Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113), Tiểu Đoàn Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly.

Thành phần giáp chiến với Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Địch tổ chức liên tiếp 3 ổ phục kích trên đoạn đường rừng rậm 10 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam.

20220117 ALCS1972P19 13

Về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 yểm trợ cho Chiến Đoàn 8 Bộ Binh bằng cách cho hàng chục phi tuần oanh tạc phản lực cơ Không Quân Việt Mỹ, kể cả trực thăng võ trang và thêm 2 Box B52.

Tiểu đoàn dẫn đầu đoàn quân công phá vòng vây, khi đến ổ phục kích thứ ba chỉ còn thấy những hố bom của B.52 và vài dấu tích, chứng tỏ là B.52 đã đánh trúng đội hình cấp Trung đoàn của quân địch.

Sau Trận Snoul, có sự thay đổi quan trọng trong hàng ngũ cấp Chỉ Huy Chiến Đoàn 8 Bộ Binh: 2 trong số 3 Tiểu Đoàn Truởng thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh xin thuyên chuyển ra khỏi Trung Đoàn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Đại Tá Bùi Trạch Dzần, được thay thế bằng Phụ Tá Hành Quân, Trung Tá Mạch Văn Trường lãnh trách nhiệm chấn chỉnh lại hàng ngũ, cho mãi đến gần tháng 4 năm 1972, mới lấy lại phong độ, và được đổ quân vào An Lộc, trấn ngay tuyến đầu phía Bắc Thành Phố, lại tương phùng hội ngộ với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt. Và lần này bên cạnh Trung Đoàn 8 Bộ Binh, có thêm được lực lượng Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã giáng trả cho Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt một đòn “chí tử” đích đáng, đi đến kiệt quệ cả Công Trường, phải rút ra khỏi chiến trường An Lộc.

Kế đến, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu (một trong những Tướng Lãnh thanh liêm, trong sạch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm vào chức vụ Phụ Tá (ngang hàng chức Thứ Trưởng) cho Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương đặc trách “Bài trừ tham nhũng”, thể theo công văn của Phủ Phó Tổng Thống. Có nguồn tin khác, từ Ông Nguyễn Văn Tín – bào đệ của Tướng Hiếu cho biết: Sau khi rời chức Tư Lệnh Sư đoàn 5 BB, Tướng Hiếu được Tổng Thống Thiệu bổ nhậm giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1/ Quân Khu 1 do Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh, và không lâu sau đó, Ông được điều động về Phủ Phó Tổng Thống đặc trách phần vụ “bài trừ tham nhũng”.

Còn về Lữ Đoàn 3 Xung kích, Quân Đoàn có cho mở cuộc điều tra chính thức. Sau khi đọc biên bản của phái đoàn điều tra, và lời biện minh của Đại Tá Trần Quang Khôi, Trung Tướng Minh nhận thấy Đại Tá Khôi đã từng lập được nhiều công trạng cho Quân Đoàn 3 (vào thời Cố Đại Tuớng Đỗ Cao Trí), nên chấp thuận cho Đại Tá Khôi được xuất ngoại theo học khóa tu nghiệp về Thiết Giáp tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên phải bị cách chức Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 kỵ Binh thay vì bị truy tố ra Tòa án Quân sự mặt trận, bàn giao lại cho Đại Tá Đoàn Kim Định.

Tóm lại, di sản của cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí để lại cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trên chiến trường ngoại biên, gồm có:

a/ Tại vùng phía Tây Bắc Quốc Lộ 7 (Cambodia), Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3/Quân khu III, gồm có Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu, đang ở phía Nam bờ sông Chu Long và Sư Đoàn 18 Bộ Binh đang tập trung quân gần vùng căn cứ Krek trên Quốc Lộ 7 (Cambodia).

b/ Hướng Đông Bắc, có Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang án ngữ trong vùng Thị Trấn Snoul.

Tướng Minh trực tiếp chỉ huy rút lui cánh quân (Chánh) trong vùng Tây Bắc Quốc Lộ 7, và chỉ định Tướng Hiếu đặc trách việc rút lui của Chiến Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trong vùng Đông Bắc.

11 tháng sau đó (từ ngày 31 tháng 05 năm 1971 đến ngày 04 tháng 04 năm 1972) cũng dọc theo Quốc Lộ 13, Cộng quân đã trực diện xua 3 Công Trường chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 5 Trung Đoàn biệt lập, với xe tăng và trọng pháo 130 ly, ồ ạt tấn chiếm Quận Ly Lộc Ninh thuộc Tỉnh Bình Long, thừa thắng xông lên, tấn chiếm căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê (bỏ trống), rồi xua quân bao vây An Lộc, thị trấn của Tỉnh Bình Long, thòng về phía Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13; một lực lượng cấp Sư Đoàn (Công Trường), thiết lập các ổ phục kích, dưới hình thức các “Vùng Chốt Kiền” kiên cố, có hầm sâu dưới đất, trên có nắp che chống pháo, và được yểm trợ bởi một hoả lực pháo binh hùng hậu tại vùng Suối Tàu Ô và Xa Cam, với mục đích:

a/ Bắt sống đoàn quân của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc tháo lui về Tỉnh Bình Dương (nếu có).

b/ Chận viện quân Việt Nam Cộng Hoà.

c/ Cắt đứt đường “Bộ” giao thông tiếp tế huyết mạch cho An Lộc.

d/ Và khi cần, dùng làm nỗ lực cùng các cánh quân khác, tấn chiếm An Lộc từ phía Nam.

20220117 ALCS1972P19 14

Những trận đánh dọc theo Quốc Lộ 13 rất là khốc liệt và đẫm máu: Từ trận phục kích Thiết Đoàn 1 đến tấn chiếm Quận Lỵ Lộc Ninh. Trận phục kích Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, từ căn cứ Cầu Cần Lê rút lui về An Lộc, đến trận Xa Cam, Suối Tàu Ô và Chốt Bầu Bàng.

TRẬN LỘC NINH; TRẬN CẦU CẦN LÊ; CÁC TRẬN XUNG QUANH THÀNH PHỐ AN LỘC (dọc theo Quốc Lộ 13), đã được trình bày ở đoạn trên.

8. 1. 2 TRẬN SUỐI TÀU Ô VÀ XA CAM

Tại hai mặt trận này, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ở “thế công”, xa luân chiến (tiếp tục thay phiên nhau tấn công), lực lượng Cộng quân ở trong “thế thủ” (khởi đầu vào ngày 07 tháng 04, và chấm dứt ngày 08 tháng 06 năm 1972).

Tương quan lực lượng đôi bên:

ĐỊCH: Công Trường 7 Bộ Binh Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm Trung Đoàn 101 Bộ Binh địa phương, Sư Đoàn 69 Pháo 130 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không, Trung Đoàn Phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 quân Cộng Sản Bắc Việt.

BẠN: Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 5, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (giai đoạn 1), Sư Đoàn 21 Bộ Binh, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa, Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, Đại Đội Hỗn Hợp Pháo Binh Lãnh Thổ 105 và 155 ly, Tiểu Đoàn 21 Công Binh chiến đấu. (giai đoạn 2).

Bau Bang-Chan Thanh-Xom Ruong

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

8. 1. 3 TRẬN SUỐI TÀU Ô

(6 cây số Bắc Quận Chơn Thành thuộc Tỉnh Bình Long).

Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là Trung Đoàn duy nhất còn lại nguyên vẹn trong tay vị tân Tư Lệnh, Đại Tá Lê Minh Đảo, cùng Trung Tá Trần Bá Thành, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy, được tăng cường Thiết Đoàn 5, do Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng, xuất quân khởi đầu từ căn cứ Lai Khê, dọc theo Quốc Lộ 13, về hướng Bắc, mở đường lên Quận Chơn Thành. Trong ngày đầu (ngày 07 tháng 04 năm 1972) gặp sự kháng cự của Địch tại chốt Bầu Bàng, sau cùng địch cũng bị Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 càn quét khỏi vị trí, đào thoát lẩn vào các giao thông hào ăn sâu vào 2 bên bìa rừng đã được đào từ trước (địch lợi dụng các giao thông hào, làm ngõ ngách trở đi trở lại nhiều lần “đóng chốt” để trì hoãn bước tiến của viện quân Việt Nam Cộng Hoà); trước tiên là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, kế đến là lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, cuối cùng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm đến được Quận Chơn Thành vào chiều tối cùng ngày, giàn quân bố trí phòng thủ qua đêm, tạm hoàn tất khai thông 25 cây số trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Lỵ Chơn Thành( xem sơ đồ số 12)

Tiếp qua ngày 08 tháng 04, Trung Đoàn 48 và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh vượt Quận Chơn Thành tiến về An Lộc. Nhưng khi các đơn vị bộ binh và đoàn thiết kỵ vừa đến con suối có tên là Tàu Ô (6 cây số Bắc Quận Cân Thành), bị chạm súng nặng với đơn vị cấp trung đoàn của địch, có sẵn công sự phòng thủ kiên cố, và bị địch quân pháo tập rất nặng. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm, được pháo binh Quận Chơn Thành, và Không Quân Việt Nam Cộng Hoà oanh tạc, yểm trợ không ngừng. Cuộc chạm trán kéo dài gần suốt ngày, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tiến lên không nổi, bởi hàng loạt hầm hố kiên cố có nắp che pháo, chi chít khắp nơi, trên hướng tiến quân. Loại hầm hố này của Cộng Quân có tên là “Chốt Kiền”. Sau vài đợt xung phong của các chiến binh Trung Đoàn 48 Bộ Binh, thây người ngã gục, máu người bắt đầu đầy dẫy trên dòng suối cạn. Kế tiếp tin không lành đưa đến, giữa lúc chiến trận còn nặng mùi thuốc súng, Vị Chỉ Huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, bị trúng đạn phòng không của Cộng Quân tử thương, ngay trên trực thăng của Ông, đang bay điều khiển đoàn cơ giới, đánh bọc cạnh sườn, công phá chốt.

Cuộc tấn công của đoàn thiết kỵ tạm thời khựng lại. Các chiến binh của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, sau 3 đợt tấn công bất thành, phải rút lui ra khỏi vùng chốt kiền, vì mỗi vùng chốt kiền đều được bao trùm bởi một trận địa pháo có sẵn toạ độ từ xa. Trung Đoàn 48 Bộ Binh và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh buộc phải thu quân về phía Nam bờ suối, khi màn đêm bao trùm chiến địa.

Nhận được tin báo từ Đại Tá Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về tình hình chiến trận tại vùng chốt Tàu Ô, khó vượt qua được các chốt kiền chi chít trên trận địa rộng khoảng 2 cây số vuông, xung quanh Ấp Tàu Ô, dọc theo Quốc Lộ 13, và cái “chết” của Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh Đại Tá Trương Hữu Đức, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn chấp thuận cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A) thu quân về vùng phía Nam con suối, để chấn chỉnh lại đội ngũ, bổ sung quân số, nghiên cứu lại chiến thuật bứng các chốt kiền khúc mắc này, (thể theo lời đề nghị của Vị tân Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà).

8. 1. 4 THẾ NÀO LÀ CHỐT KIỀN!

Quan sát tại hiện trường, các cán binh Cộng Sản đều bị xiềng chân bằng “lòi tói” sắt tại “vùng Tàu Ô”. Kiền còn có nghĩa là nhiều chốt yểm trợ lẫn nhau tại “vùng Bầu Bàng.”

Chiếu theo lời một “cán bộ” trong một trại “cải tạo” còn sống sót trong trận chiến Tàu Ô, kể lại với các “Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà” bị cầm tù, chốt kiền có những đặc tính như sau:

a/ Chốt kiền được đào theo hình “chữ nhật hay hình “tam giác” ba cạnh, có nắp che chống pháo. Mỗi hệ thống (chốt) có 3 hầm; mỗi hầm cách nhau khoảng 20 thước, rộng khoảng 6 tấc (thước?); sâu khoảng 1,50 thước,

b/ Nắp hầm đủ sức chịu đựng các loạt đạn “nổ chụp” của 105 ly và 130 ly. Cho nên khi các Binh Sĩ Việt Nam Cộng Hoà tràn đến trên nắp hầm các chốt kiền, liền bị pháo 130 ly của Cộng quân nổ chụp trên đầu, nên bị thương vong khá nhiều, còn địch thì vô sự (trong giai đoạn tiên khởi).

c/ Mỗi “chốt” có thể chứa đến cấp Tiểu Đội (từ 9 đến 12 cán binh). Hầu hết các cán binh Cộng sản ở dưới hầm các chốt kiền, đều bị xiềng chân với nhau từng tổ 3 người, (danh từ Việt Cộng gọi là” Tam tam chế”).

Trước tình thế khó khăn của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (A), Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy, vừa được tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III được lệnh di chuyển đến “vùng chốt Tàu Ô” thay thế cho Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cùng với Thiết Đoàn 5 (-), (chỉ còn lại chiến xa M. 41).

Trung Đoàn 48 Bộ Binh, sau khi bổ sung quân số đầy đủ, cùng với Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (-), (chỉ có Thiết vận Xa M.113) tổ chức thành Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), được lệnh điều động về bảo vệ an ninh trục lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, và khi cần làm thành phần trừ bị cho Quân Đoàn trong việc bảo vệ lãnh thổ Quân Khu 3, đặc biệt là khu vực Tỉnh Bình Dương.

Tướng Minh ra lệnh cho Đại Tá Đảo bàn giao trận địa lại cho Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù tiếp tục điều nghiên tìm cách “bứng chốt” tại vùngTàu Ô.

Đơn vị Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Thiết Đoàn 5 (-), do Đại Tá Lê Quang Lưỡng chỉ huy thống nhất, với 3 Tiểu Đoàn 5, 6, và 8, bàn cách phá chốt của địch. Lực lượng Dù và Thiết Kỵ thay đổi chiến thuật: Bộ binh thì phân tán mỏng, chia cắt bao vây vùng chốt địch, ban đêm thì cho từng toán khinh binh, dùng “lựu đạn” bò sát vào các chốt kiền, tấn công chớp nhoáng, rồi rút nhanh để tránh pháo địch trên trận tuyến. Còn chiến xa M.41 di động, ban ngày nhắm vào các lỗ châu mai của địch quân mà khạc đạn đại bác trực xạ vào các miệng hầm, cộng thêm pháo binh và không quân oanh tạc. Lực Lượng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã khóa im nhiều chốt kiền của Địch. Và cứ như thế cho đến hết đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Lực lượng Dù nhận được lệnh của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, rút ra khỏi vòng chiến, bàn giao trận địa lại cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, lui quân về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung, nhận đầy đủ tiếp liệu, chờ lệnh mới, theo kế hoạch trực thăng vận, đổ quân tiếp cứu cho quân Bạn đang tử thủ tại An Lộc, vào buổi chiều ngày 14, tiếp qua ngày 15 tháng 04 năm 1972 (2). (xem sơ đồ số 12).

20220117 ALCS1972P19 15

Mặt trận Suối Tàu Ô (giai đoạn 1) đến đây kể như tạm chấm dứt giữa 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt, và 2 đơn vị cấp Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa yểm trợ.

8. 1. 5 TỔN THẤT ĐÔI BÊN:

ĐỊCH: khoảng 850 thuơng vong

* Khu chốt Bầu Bàng tạm thời được thanh toán

* 1/3 khu chốt Tàu Ô bị tiêu diệt

BẠN: 75 tử thương (Trong đó có Đại Tá Trương Hữu Đức), 105 bị thương 2 chiến xa M.41 và 3 thiết vận xa bị bắn cháy

8. 1. 6 NHẬN ĐỊNH:

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, được lợi thế, có chiến xa, pháo binh và không quân yểm trợ, nhất là áp dụng chiến thuật “xa luân chiến” tiếp tục thay phiên nhau tấn công, được “tản thương” và có “bổ sung” quân số. Trái lại quân Cộng Sản thì nằm ụ tại chỗ chịu đòn, quân số hao mòn dần, thương binh không được di tản và quân số không được bổ sung, nên rốt cuộc phải bị tiêu diệt.

8. 1. 7 CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH:

Như quý độc giả đã biết, Cộng quân đã cắt cử một Trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, cộng thêm 1 trung đoàn địa phương, đặc trách việc “trì hoãn chiến”, cản trở đoàn quân tăng viện của Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam khai thông Quốc Lộ 13 lên An Lộc. Cộng quân thiết lập nhiều “chốt”. Đầu tiên tại Ấp Bầu Bàng, cách Lai Khê 15 cây số về phía Bắc, thuộc lãnh thổ Tỉnh Bình Dương. Tính chất của “Chốt” này cũng giống như các “Chốt Kiền” vùng Tàu Ô, đặc biệt hơn, địch còn đào những giao thông hào chằng chịt ăn thông vào bìa rừng. Cho nên vào lúc ban ngày, địch bị các cánh quân của Việt Nam Cộng Hoà đánh đuổi chạy dài, nhưng khi cần đóng chốt trở lại, thì từ các giao thông hào đó, chúng xâm nhập vào và đóng “chốt” trở lại. Sau đây xin mời Quý vị đọc một đoạn do một nhân chứng sống, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh nói về “Chốt Bầu Bàng” như sau:

Khi Việt Cộng được biết Trung Đoàn 31 Bộ Binh đã vượt đến Quân Chơn Thành, chúng liền cho đóng chốt Bầu Bàng trở lại, để dễ bề cô lập đoàn quân nối tiếp của Sư Đoàn 21 chúng tôi. Khi chúng tôi tiến đến chốt Bầu Bàng, mặc dầu có phi cơ oanh kích tan nát khu rừng xung quanh Bầu Bàng, thế mà mỗi khi chúng tôi cho quân tiến là lại bị các chốt của Việt Cộng chận đứng ngay. Thấy lạ, các cấp Chỉ Huy chúng tôi đích thân lên quan sát chiến trường thì mới phát hiện rằng Việt Cộng không đóng chốt trong các khu rừng kế cận, mà đóng chốt ngay trên vạt đất mà trước đây hãng thầu RMK thường hay lấy đất, nên các cuộc oanh kích của chúng tôi đều không trúng. Cuộc tiến thoái cứ như vậy diễn ra trong 2 ngày. Nếu mà cứ tiếp tục như vậy, thì Trung đoàn 31 Bộ Binh ở phía Bắc sẽ thiếu hụt tiếp liệu phẩm. Thấy vậy Đại Tá Hoàng Đức Ninh, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, đã ra lệnh cho thiết giáp dẫn đầu đoàn xe chở đạn dược, luơng thực, bọc vòng qua phía Đông Quốc Lộ, để lên tái tiếp tế cho Trung Đoàn 31. Quyết định táo bạo này đã được hoàn thành tốt đẹp, và chỉ trong thời gian ngắn sau, chúng tôi đánh tan được chốt Bầu Bàng.

Nói về chốt, thoạt nghe có vẻ sơ sài, nhưng thật ra khó mà diệt được ngay; lực lượng đóng mỗi chốt thường do một tiểu đội đóng chốt, với sự trang bị đặc biệt, ngoài vũ khí cá nhân, còn có một khẩu B.40 hay B.41, một khẩu súng cối 60 hay 61, và một thượng liên nữa, ngoài hoả lực tiếp cận, chúng còn có hoả lực pháo tầm xa yểm trợ….(3)

(1), (2) Nhật ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận chiến An Lộc năm 1972

(3) Chiến sử Trận Bình Long của Nha Quân Sử Bộ Tổng Tham Mưu.

134/ 421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220107-loc-chien-su-1972-phan-20.html


No comments:

Post a Comment