Wednesday, July 19, 2017

20170719 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 09

20240311 Cập nhật 20170719 An Loc Chien Su 1972 P09

Wednesday, July 19, 2017

20170719 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 09


[02] Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)

https://www.youtube.com/watch?v=OdK8MorHxvs&t=57s

[01] 93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác Giả

https://www.youtube.com/watch?v=KqY-_FgrexM&t=413s

https://www.youtube.com/watch?v=86yEb-jtHdg&t=825s       

https://www.youtube.com/watch?v=gJnj2Vfsr94&t=266s

https://www.youtube.com/watch?v=OAjsn2x7MJM&t=166s

https://www.youtube.com/watch?v=pfzJCSc9oV0&t=170s

https://www.youtube.com/watch?v=IMmgGoEXy50&t=145s

https://www.youtube.com/watch?v=foIuBEMOpM4&t=361s

https://www.youtube.com/watch?v=KlAtNbSxBMg&t=302s

Tống lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm

https://www.youtube.com/watch?v=iYs3t60w5ag

http://www.txdevildog.com/map-vietnam-war/

3. CUỘC ĐIỆN ĐÀM GIỮA TRUNG TƯỚNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG, VÀ CHUẪN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG - TƯ LỆNH MẶT TRẬN AN LỘC.

Chiếu theo tin tình báo từ các toán viễn thám Việt Nam Cộng Hoà và từ một cán binh hồi chánh thuộc đại đội trinh sát của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt: Từ đầu tháng 01 năm 1972, đến cuối tháng 03 năm 1972, các Công Trường của địch bắt đầu di chuyển áp sát biên giới Việt Cambodia. Công trường 5 từ vùng Snoul di chuyển theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, án binh cách Lộc Ninh 15 cây số về phía Bắc, Công Trường 7, Công Trường 9 và một đơn vị cấp Sư Đoàn đang ẩn phục trong vùng “Lưỡi Câu” giáp biên giới Việt Cambodia (15 cây số Tây Bắc An Lộc).

Khi mặt trận Lộc Ninh vừa mới bắt đầu, với sự tan rã nhanh chóng của Đại Đội 9 Trinh Sát thuộc Chiến Đoàn 9 Bộ Binh vào chiều ngày 04 tháng 04, và lực lượng xung kích của Thiết Đoàn 1 (-) vào ngày 05 tháng 4 năm 1972, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 3/Quân Khu III đã lượng định địch đã tung quân vào chiến trường ít ra từ 3 Sư Đoàn (CT) trở lên (Cấp Quân Đoàn).

Vì đã có nguồn tin tình báo khả tín như thế, nên khi vừa mới nghe điện thoại của Tướng Hưng gọi từ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh (căn cứ Lai Khê), tiếp chuyện với Tướng Minh, đang kinh lý tại Tiểu Khu Bình Dương, trình báo về tình hình đột biến tại mặt trận Lộc Ninh...

… Sau khi báo cáo tình hình chiến sự, Tướng Hưng nói:

- Tôi sẽ lấy trực thăng bay lên Lộc Ninh để quan sát và thẩm định tình hình...

- Tướng Minh ngăn lại, ... Không còn kịp nữa.

Tướng Minh nói tiếp:

- Sau Lộc Ninh, chúng nó sẽ tiến đánh An Lộc, vậy Anh nên dùng thời gian còn lại, di chuyển tức khắc Bộ Chỉ Huy “Nặng” Sư Đoàn đến An Lộc càng sớm càng tốt. Quân Đoàn sẽ cung cấp đủ trực thăng theo yêu cầu của Sư Đoàn … Tôi sẽ cho lệnh “bốc” Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh, đổ thẳng vào An Lộc cho Anh.

Cuộc điện đàm chấm dứt vào lúc 1 giờ 30 trưa ngày 06 tháng 04 năm 1972.

Tướng Hưng liền cho lệnh toàn Bộ Chỉ huy Sư Đoàn và cấp tốc thông báo cho toán Cố vấn Mỹ chuẩn bị di chuyển lên Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn, do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ đang chỉ huy tại An Lộc.

Sau cuộc điện đàm với Tướng Hưng, Trung Tướng Minh chỉ thị cho Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân, gọi về bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại Tỉnh Biên Hoà, cho triệu tập phiên họp khẩn bộ tham mưu cao cấp Quân Đoàn.  

Khi trực thăng của Trung Tướng Minh về đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, tại phòng họp đã có mặt các giới chức quan trọng như: Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, các Sĩ Quan Trưởng Phòng Nhì, Trưởng Phòng 3, Trưởng Phòng 4, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn; Đại Tá Trương Hữu Đức, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh. Tất cả đã túc trực sẵn tại phòng họp để nghe vị Tư Lệnh kể lại tình hình chiến sự của Sư Đoàn 5 Bộ Binh tại Lộc Ninh, và nhận chỉ thị thi hành:

a/ Dồn hết nỗ lực, ưu tiên cung cấp đủ trực thăng chuyển vận Bộ Tư Lệnh (nặng) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào An Lộc

b/ Trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ thẳng vào An Lộc. 

c/ Thiết lập kế hoạch khai thông Quốc lộ 13

d/ Phòng 4 Quân Đoàn nghiên cứu kế hoạch tiếp tế cho chiến trường An Lộc.

Sau khi trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân vào An Lộc, Tướng Minh nhận thấy lực lượng phòng thủ vẫn còn quá yếu nên Ông bay về Bộ Tổng Tham Mưu xin yết kiến Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, để tường trình tình hình chiến sự tại chiến trường Quân Khu 3; nhất là tại mặt trận An Lộc, và xin thêm quân Tổng Trừ Bị còn lại của Bộ Tổng Tham Mưu.

Nói về lực lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chỉ còn lại Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, vì Sư Đoàn Nhảy Dù (-) và Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến đã được điều động ra Vùng 1 Chiến thuật, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù còn đang hoạt động viễn thám trong vùng Tỉnh Tây Ninh (thuộc Quân Khu 3).

Vào thời điểm đó, Bộ Tổng Tham Mưu chi còn lực lượng Tổng Trừ Bị duy nhất là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Với quyền hạn của Tổng Tham Mưu Trưởng, Đại Tướng Viên đã ra lệnh cho Trung Tá Phan Văn Huấn, Chỉ Huy Trưởng gom hết các toán thám sát tập trung về căn cứ Trảng Lớn (Tỉnh Tây Ninh), chờ trực thăng bốc đi tham dự “chiến tường mới“. Đây là lần đầu tiên Anh Em Biệt Kích Dù mới có dịp tương phùng 4 Đại Đội và 4 Toán Trinh Sát, gặp nhau đầy đủ, cùng một lúc, tay bắt mặt mừng, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi, chờ trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê (Tỉnh Bình Dương), để tham dự một chiến trường có thể là “nặng độ” trong tương lai.

Riêng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang trách nhiệm giữ an ninh cho Dinh Độc Lập còn phải chờ lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Vài giờ sau đó, sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên nhờ Trung Tướng Đặng Văn Quang trình với Tổng Thống Thiệu, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù cũng được điều động đến Lai Khê ngay sau đó, và được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Quân Khu 3 chỉ định cùng với Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, do Đại Tá Lê Minh Đảo (vừa mới nhậm chức Tư Lệnh Sư Đoàn), trong tay chỉ còn nguyên vẹn có một Trung Đoàn cơ hữu, đang ì ạch lãnh trách vụ khai thông Quốc Lộ 13 từ Lai khê đến Quận Chơn Thành (giai đoạn đầu), dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, do Đại Tá Trương Hữu Đức chỉ huy. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 52, Sư Đoàn 18 Bộ Binh do Thiếu Tá Lê Văn An-Tiểu đoàn trưởng, được điều động đến thay thế Lữ Đoàn 1 Dù (vừa mới rút đi, để giữ an ninh cho Dinh Độc Lập (1).

Lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, giờ này chỉ còn lại có Quân Đoàn 4 là còn nguyên vẹn 3 Sư Đoàn: Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm An Ninh Lãnh Thổ vùng Tiền Giang; Sư Đoàn 9 Bộ Binh, trách nhiệm yểm trợ An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc (Vùng Núi Thất Sơn); Sư Đoàn 21 Bộ Binh, ngoài việc đảm trách An Ninh Lãnh Thổ các Tỉnh và Thị Xã Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mâu, Chương Thiện, Rạch Giá, còn đang dàn quân xâm nhập khu rừng “TRÀM” U Minh Thượng, U Minh Hạ, và phải đương đầu với một đơn vị cấp Sư Đoàn của Địch (Sư Đoàn U-Minh) đang ẩn hiện trên 3 Tỉnh Cà Mâu, Rạch Giá và Chương Thiện.

Tính đi tính lại, Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, do Trung Tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư Lệnh, cố gắng chia xẻ những khó khăn “thiếu quân“ của Quân Khu 1, và Quân Khu 3; tối đa có thể rút bớt đi 1 Sư Đoàn và 1 Trung Đoàn Bộ Binh, để tăng cường cho một trong hai Quân Khu, đang bộc phát chiến trận.

Các đại đơn vị này là các thành phần ưu tú nhất của Quân Đoàn 4. Đó là toàn bộ Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy. (Trung Tá Cẩn, trước đây là một trong Ngũ Hổ Tướng Miền Tây của Sư Đoàn 21 Bộ Binh, khi Trung Tướng Minh còn là Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, vào năm 1965).

Về Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hứa tăng phái cho Quân Khu I, do Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh (khi Cộng quân xua quân qua xâm lấn vùng địa đầu giới tuyến).

4. CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG AN NINH QUỒC GIA (Tại Phủ Tổng Thống)

Khi mặt trận Quân Khu III bùng nổ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho lệnh triệu tập “Hội Đồng An Ninh Quốc Gia” để duyệt xét lại tình hình chiến sự trên toàn quốc (đặc biệt là tại Quân Khu III và Quân Khu I). Ngày 09 tháng 04 năm 1972, cả 4 vị Tư Lệnh 4 Quân Khu được Tổng Thống Thiệu triệu hồi về họp tại dinh “Độc Lập” để được nghe trình về tình hình chiến sự từng Vùng đang xảy ra cuộc Tổng Công Kích của Cộng quân.

Cuộc họp quan trọng lần này gồm có Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Tư Lệnh Quân Đội), Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng Chính Phủ kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng), Đại Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà), Trung Tướng Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), và 4 Vị Trung Tướng Tư Lệnh 4 Quân Khu/Vùng Chiến Thuật.

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, được thuyết trình đầu tiên trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về tình hình chiến sự mới bộc phát của Quân Khu III: Tướng Minh thuyết trình về tình hình “ĐỊCH”. Được biết địch có 3 Sư Đoàn Quân Chính Quy Cộng Sản Bắc Việt, 1 Sư Đoàn của Cục R (tân lập) và thêm 2 Trung Đoàn Địa Phương. Chúng âm mưu dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ có tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và sau đó trên đà thừa thắng tiến chiếm luôn Thủ Đô Sài Gòn, là mục tiêu cuối cùng của Chiến Dịch được gọi là NGUYỄN HUỆ.

Về Lực Lượng của Quân Đoàn 3, có 3 Sư Đoàn chủ lực, được phân chia phòng thủ như sau:

§ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, do Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy, đang có mặt tại An Lộc, từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Tướng Hưng chỉ huy thống nhất các lực lượng hiện có, lập một vòng đai phòng thủ, với Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cơ hữu, được cắt cử trấn thủ phía Tây thành phố. 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7, đang trấn thủ tại phi trường Quản Lợi (3 cây số phía Đông An Lộc), vừa mới đụng trận với Cộng Quân (cấp Trung Đoàn), đã bị thiệt hại khá nặng, và hiện còn đang kẹt lại giữa trận chiến. Trung Đoàn 9 Bộ Binh và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, đã bị một lực lượng Cộng quân đông đảo (cấp Sư Đoàn) tràn ngập, và Quận Lộc Ninh đã thất thủ từ ngày 07 tháng 04 năm 1972. Ngay ngày 07 tháng 04 năm 1972, Quân Đoàn đã trực thăng vận Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ Tây Ninh đổ vào An Lộc. Như vậy, cho tới giờ này, lực lượng trấn thủ, chỉ mới có 5 Tiểu Đoàn quân chính quy và khoảng gần 2 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, Lực Lượng của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ, phải chống trả với 4 Sư Đoàn của Cộng quân đang bủa lưới bao vây An Lộc. Còn Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chuẩn bị tăng viện cho An Lộc, sẽ khởi sự đổ quân vào ngày 11 tháng 04 năm 1972.

§ Sư Đoàn 18 Bộ Binh, do Vị Tư Lệnh mới nhậm chức, Đại Tá Lê Minh Đảo, chỉ còn lại trong tay có 1 Trung Đoàn (Trung Đoàn 48), và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đang khai thông Quốc Lộ 13, hướng về An Lộc, và cách đây một hôm, được tin Vị Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, Đại Tá Trương Hữu Đức, đang bay chỉ huy, bị trúng đạn của Cộng quân tử trận. Trung Đoàn khác của Sư Đoàn 18 Bộ Binh (Trung Đoàn 52), đang trú đóng tại căn cứ hoả lực cầu Cần Lê (15 cây số Tây Bắc An Lộc), đã được lệnh phá huỷ hết các chiến cụ nặng, chỉ còn Bộ Binh rút lui; Trung Đoàn này còn đang chạm trán khá nặng với 2 trung Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt trên đường triệt thoái, cho đến nay vẫn còn giao tranh, chưa biết kết quả ra sao! Còn lại Trung Đoàn 43, thì được xé lẻ từng Tiểu Đoàn, để đảm trách an ninh các vị trí cần thiết.

§ Sư Đoàn 25 Bộ Binh: Trung Đoàn 49, vừa bị một lực lượng Địch cấp Sư Đoàn, có chiến xa yểm trợ phục kích trên Quốc Lộ 22, khi trên đường triệt thoái từ căn cứ hoả lực Thiện Ngôn (23 cây số Bắc Tỉnh Tậy Ninh) về tăng cường thiết lập vòng đai bảo vệ Tỉnh Tây Ninh, thiệt hại khá nặng. 2 Trung Đoàn còn lại, do Đại Tá Lê văn Tư, Tư Lệnh Sư Đoàn, chỉ huy, đang được điều động đến để giải tỏa áp lực của Cộng quân.

Vì tình hình chiến sự, và địa thế Tỉnh Tây Ninh, nằm sát hành lang xâm nhập của Cộng quân từ biên giới Việt Cambodia nên Quân Đoàn không thể cắt bớt lực lượng của Sư Đoàn 25 Bộ Binh để tăng cường cho mặt trận An Lộc được, dù chỉ 1 Trung Đoàn.

Với tình hình và áp lực quân địch đang bổ vây An Lộc, Trung Tướng Minh đã đệ trình về Bộ Tổng Tham Mưu, xin thêm quân tổng trừ bị tăng viện, và đã được Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cho rút Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù từ vùng hoạt động trong lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh về, đồng thời trình lên Tổng Thống xin cho rút Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để tăng cường cho chiến trường Quân Khu 3.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã được đặt thuộc quyền sử dụng của Quân Đoàn 3/Quân Khu III từ ngày 07 tháng 04 năm 1972, và đang cùng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh dưới sự yểm trợ của Thiết Đoàn 5 ky binh (-) và phi pháo hùng hậu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã vượt qua chốt “Bầu Bàng” (7 cây số Bắc căn cứ Lai Khê), xuyên qua Quận Lỵ Chơn Thành, 25 cây số Nam An Lộc), đến vùng “suối Tàu Ô” (12 cây số Bắc Quận Chơn Thành).

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù còn đang thu quân để tập trung về vùng tiền trạm hậu cứ tại căn cứ Trảng Lớn (2 cây số Bắc Tỉnh Tây Ninh). Cho đến ngày 14 tháng 04 mới được bốc về căn cứ Lai Khê, sau đó được di chuyển về hậu cứ chánh, căn cứ “Suối Máu”(Tỉnh Biên Hoà), để chuẩn bị hành trang chiến đấu “lâu dài” ở một chiến trường được xem như “nặng độ“ (được trực thăng vận đổ quân an toàn vào An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972).

Theo Tướng Minh nhận xét, mặc dầu trong tay nhận được 2 đơn vị “Tinh Nhuệ” nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, nhưng 2 đơn vị này vẫn còn chưa đặt chân đến cứu nguy An Lộc, và nếu không may, để An Lộc thất thủ trước khi Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đến tham chiến, thì Thủ Đô Sài Gòn sẽ bị đe dọa.

Vì lẽ đó, Tướng Minh trình trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đệ trình xin chấp thuận tăng cường cho Chiến Trường Quân Khu III, thêm ít nhất 1 Sư Đoàn, để làm vòng đai an toàn cuối cùng phòng thủ cho Thủ Đô Sài Gòn.

Việc tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn 4, cho Quân Khu I hay Quân Khu III được Hội Đồng An Ninh Quốc Gia thảo luận trong bầu không khí thật “cẩn trọng”.

Trước tiên, Tổng Thống Thiệu muốn nghe ý kiến của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng phát biểu:

“Tôi đề nghị tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 3, với hai lý do:

- Thứ nhất là Sư Đoàn 21 Bộ Binh vừa thành công với cuộc hành quân tìm và diệt địch ở rừng U Minh, khí thế đang dâng cao, và đặc biệt Sư Đoàn 21 rất thiện chiến trong những cuộc hành quân di động.

- Thứ hai, Sư Đoàn 21 đã từng được chỉ huy bởi Tướng Minh, nên việc đặt Sư Đoàn này trở lại dưới sự điều động và kiểm soát của Quân Đoàn 3 sẽ đem lại sự hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất cho Sư Đoàn (2).

Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là những vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh có vẻ cũng đồng tình với lời phát biểu của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.

Đại Tướng Cao Văn Viên, khi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, từng chỉ huy Sư Đoàn Dù hành quân khắp 4 Vùng Chiến Thuật cũng biết được Sư Đoàn 21 Bộ Binh chuyên tác chiến ở “vùng đồng bằng hay sình lầy”, không quen hành quân ở “vùng rừng núi”.

Sau lời Tướng Trưởng, Trung Tướng Đặng Văn Quang có lời “phân tích: “An Lộc chỉ cách Sài Gòn không đầy 100 cây số, nếu để “thua” tại mặt trận này thì chỉ cần vài tiếng đồng hồ sau là xe tăng và bộ binh địch sẽ giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn, và THẮNG TRẬN LUÔN. Như vậy dù có giữ được Quân Khu I đi chăng nữa, mà Sài Gòn thất thủ, thì cũng như không!” Tiếp theo lời Trung Trướng Quang, Tướng Trưởng nói tiếp “Nếu được Tổng Thống chấp thuận tăng phái Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu III, tôi sẽ tăng cường cho Tướng Nghi thêm 1 Trung Đoàn, để được tổ chức thành Chiến Đoàn Xung Kich, sẽ tăng thêm phần hiệu quả trong việc thiết lập tuyến an toàn cho Thủ Đô Sài Gòn.”

** (Đến lúc đất nước lâm nguy, mới biết ai là kẻ “Lương đống tôi hiền” của Quốc Gia Dân Tộc).

Tổng Thống Thiệu đã hiểu ý của hầu hết các Tướng lãnh hiện diện, nhất là những lời phân tich của Trung Tướng Quang, khẳng khái, nói thẳng, là sẽ mất nước nếu để cho An Lộc bị thất thủ.

Tổng thống Thiệu, với vẻ mặt trầm tư, nhìn về phía Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, như thầm ngõ ý rút lại lời hứa tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Khu I, và hối tiếc một việc thầm kín bởi thế lực chính trị nào đó, muốn ép dâng Miền Nam cho bọn Cộng Sản Bắc Việt, vào thời điểm 1972.

Cuối cùng, mặt trận An Lộc được đánh giá cao hàng đầu, so với mặt trận Quảng Trị, và Tổng Thống Thiệu đồng ý tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho mặt trận Quân Đoàn 3/ Quân Khu III.

Quân Đoàn2/ Quân Khu II do Trung Tướng Ngô Dzu làm Tư Lệnh, trình bày:

“Cho tới hôm nay, theo tin tình báo của Quân Đoàn ghi nhận, có các đơn vị Cộng Quân cấp Sư Đoàn đang xuất hiện trong vùng lãnh thổ Quân Khu II, nhưng chưa thấy phát hiện một chỉ dấu quân sự đe dọa nào. Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và các Sư Đoàn 22 và 23 trực thuộc cũng được báo động, và sẵn sàng nghênh chiến khi Cộng quân khởi phát cuộc tấn công”.

Tướng Ngô Dzu, được may mắn có vị Cố vấn trưởng tên John Paul Vann, một vị cố vấn tận tâm trong chức vụ, và rất tận tình với người bạn đồng minh Việt Nam Cộng Hoà Ông chỉ là vị Cố vấn “Dân Sự” (gốc Quân Đội), nhưng lại rất có nhiều quyền uy “ưu tiên” trong việc xin các phi tuần Không Quân Chiến Thuật cũng như Chiến Lược (B.52) khi cần đến. (Sau đó 5 ngày, mặt trận Quân Khu 2 bùng nổ, vào ngày 14 tháng 04 năm 1972).

Sư Đoàn 21 Bộ Binh, do Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tư Lệnh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn làm Chiến Đoàn Trưởng, được lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tức tốc cho tập trung quân, được di chuyển ngày lẫn đêm , bằng cả 2 phương tiện: đường bộ, cho những chiến cụ nặng (Pháo Binh và Thiết Vận Xa), không vận cho các đơn vị Bộ Binh đến căn cứ Lai Khê.

Chỉ trong vòng 3 ngày, Quân Đoàn IV đã điều động được một đoàn quân khoảng 12,000 chiến binh, với tất cả chiến cụ nặng, vượt đoạn đường dài gần 400 cây số, từ các căn cứ hoả lực trong Khu rừng U Minh thuộc Tỉnh Cà Mâu và Chương Thiện (nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn 32 và 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh), xuyên qua Tỉnh Bạc Liêu (nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh), đến Tỉnh Sóc Trăng (nơi đặt Bộ Chỉ huy của Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh); và tại Tỉnh Lỵ Sa Đéc nơi đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, cũng là nơi đặt Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 15 và Thiết Đoàn 1/9 (đang là thành phần trừ bị cho Sư Đoàn) phải xuyên qua hai bến phà (bắc) Cần Thơ và Mỹ Thuận, đến căn cứ Lai Khê thuộc Tỉnh Bình Dương, trong thời gian kỷ lục. Cuộc điều quân “thần tốc” này của Quân Đoàn 4/Quân Khu IV được hoàn tất vào ngày 12 tháng 04 năm 1972. Thật không hổ danh là những đại đơn vị có “cơ động tính cao” như Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến vậy.

Tóm lại, lực lượng trừ bị của Quân Đoàn 3/Quân khu III, đang và sẽ có đựợc như sau:

§ Cơ hữu của Quân Đoàn: Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh;

§ Trừ bị của Bộ Tổng Tham Mưu: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

§ Trừ bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 thuộc Quân Đoàn 4.

Tất cả các đơn vị trừ bị cho chiến trường An Lộc được trình diện và được đặt dưới quyền điều động và chỉ huy của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III.

Về tình hình ĐỊCH, kể từ ngày 08 tháng 04 năm 1972, toàn bộ 4 công trường quân địch (từ 35.000 đến 37.000 quân bộ chiến), dự định đè bẹp quân trấn thủ, chỉ có 3,200 tay súng (đã nhiều mệt mỏi và không có quân số để bổ sung). Tính ra là 1 phải chống đến trên 10. Nhưng không phải vì vậy mà quân Cộng Sản Bắc Việt nghĩ là “nuốt trôi” được An lộc.

Tưởng cũng nên nhắc lại, lệnh của Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội là phải chiếm cho bằng được Thị Xã An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ (bù nhìn) Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, và mục đích tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, cướp luôn Chánh Quyền Miền Nam Việt Nam Cộng Hoà.

Chỉ còn có 12 ngày ngắn ngủi, (tính từ ngày 08 tháng 04), các đơn vị Cộng quân vẫn chưa phát khởi cuộc tấn công vào An Lộc.

Chiếu theo nguồn tin của một Sĩ Quan thuộc Công Trường 5, bị Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà bắt được trong trận tấn công đầu tiên tại mặt trận phía Bắc (ngày 13 tháng 04 năm 1972), khai báo “Công Trường 5 có nhiệm vụ, sau trận tấn công và chiếm cứ Lộc Ninh, kế tiếp làm nỗ lực chính, tấn công An Lộc, thừa thắng cùng với các đại đơn vị khác, tiến đến dứt điểm căn cứ Lai Khê (nơi đang đặt bản doanh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3), tấn chiếm luôn Tỉnh Bình Dương, và mục tiêu cuối cùng là Thủ Đô nước Việt Nam Cộng Hoà (Sài Gòn).

Dự tính là như thế, nhưng trong thực tế thì khác hẳn, vì sau khi Công Trường 5 chiếm cứ quận Lộc Ninh, phải mất cả tuần lễ vẫn chưa xuất phát được để tấn công vào An Lộc. CT Bình Long và CT 9 đang chờ đợi ở hai mặt Đông Tây; Công Trường 7 đã hoàn thành các ổ phục kích (các chốt kiền) để chận đoàn quân tăng   viện Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam tiến dọc theo Quốc Lộ 13 lên giải vây cho An Lộc.

Công Trường 9, dường như được dùng làm thành phần trừ bị của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, dùng cho nỗ lực, tiếp tục tiến chiếm thị trấn An Lộc.

Theo kế hoạch của Địch, chúng sẽ sử dụng hai Công Trường 5 và Bình Long làm nỗ lực chính để tiến chiếm An Lộc, nhưng vẫn chưa sẵn sàng để tấn công, vì những lý do sau đây:

a/ Một Trung Đoàn của Công Trường Bình Long đã bị thiệt hại khá nặng trong trận phục kích ngăn chận Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh ở căn cứ Hoả Lực cầu Cần Lê, vì các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu rất dũng mãnh, đánh bật nhiều đợt xung phong biển người của địch, cộng thêm sự ngăn trở do phi pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh Hoa Kỳ trong suốt những ngày giao chiến.

b/ Công trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau khi chiếm được Lộc Ninh, phải lo chỉnh đốn lại hàng ngũ, tái bổ sung quân số, nhất là lo vơ vét chiến lợi phẩm và tài sản của dân chúng, đã tiêu phí thời gian cả tuần lễ.

c/ Tiếp theo sau và liên tục, do Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh “chỉ điểm” gần như chính xác các đường tiến quân, các vị trí pháo của địch, cho Không Quân Chiến Thuật cũng như Không Quân Chiến Lược (B.52) oanh kích và oanh tạc, với hằng trăm phi tuần và phi vụ B.52 trên đầu quân địch. Có nhiều tiếng nổ phụ liên tiếp nhiều tiếng đồng hồ được nghe thấy ngay từ trong Thị Xã, chứng tỏ Không Quân đồng minh Hoa kỳ đã đánh trúng các kho đạn của các giàn pháo hay hoả tiễn hay là các kho đạn tiếp liệu của địch quân. Cho nên các đơn vị khác của Cộng quân phải đành chịu chờ đợi.

(Còn tiếp)

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/06/20170531-loc-chien-su-1972-p01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html

Trận chiến An Lộc trên bàn mổ WSAG

Sources

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources

Abbreviations and Terms

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms

Persons

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons

Note on U.S. Covert Actions

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note

Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)

Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)

Document 2

Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975

2. Minutes of Washington Special Actions Group Meeting1

Washington, January 29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2

 

No comments:

Post a Comment