Thursday, January 13, 2022

20220113 An Loc Chien Su 1972 Phan 18

20220107 An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 18


An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 18

South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

https://www.loc.gov/collections/general-maps/

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:geography+and+map+division

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:american+memory

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:catalog

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

Xom Ruong-6331-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

108/ 421

CHƯƠNG 7

7-1 TRẬN TẤN CÔNG LẦN THỨ TƯ (Khởi diễn vào đêm 10 /05/ 1972)

Địch quân thay thế Công Trường 5 bằng Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, tiếp tục nỗ lực tấn công An lộc.

Khai thác vào nguồn tin “mật mã”, bắt được từ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt, quân địch được tái phối trí các đơn vị cơ hữu, sao cho thích nghi với tình hình mặt trận. Cũng dựa theo những nguồn “tin mật” đó, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà kiện toàn lại các tuyến phòng thủ sẵn sàng chờ địch ứng chiến:

20220107 ALCSP18 01

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

7-1-1 Tại mặt trận phía Bắc Thành Phố:

Về lực lượng Địch: Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, sau 3 lần tấn công bất thành, đã kiệt quệ, nướng hết hai Trung Đoàn quân bộ chiến, và hơn 1/2 Tiểu Đoàn 203 chiến xa các loại; tàn quân, còn khoảng một Trung Đoàn, gom lại, tăng cường cho Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, đang có mặt trong vùng phía Tây thành phố. Viên chính ủy và viên Thủ trưởng Công Trường 5 bị khiển trách nặng nề, vì không những đã làm “tê liệt” Sư Đoàn cơ hữu, mà còn làm thiệt hại lây cho cho cả Công Trường Bình Long và một phần của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, (chiếu theo lời khai của hàng binh Cộng Sản do Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khai thác).

Về phía Lực Lượng Bạn: Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, mặc dù sau ba lần chạm trán với địch, quân số bị hao hụt khoảng 750/2,500 nhưng lại được tăng cường 550 chiến binh tinh nhuệ Biệt Cách Dù, do đó, trên tuyến phòng thủ mặt Bắc vẫn còn vững chắc. (có lực lượng trừ bị như khởi đầu).

7-1-2 Tại mặt trận phía Đông Thành Phố:

Về lực lượng Địch: Công Trường Bình Long, sau 3 đợt tấn công, có sự trợ lực của một Đại Đội chiến xa T.54 và Tiểu Đoàn Đặc Công Cục R, cũng bị hao tổn trên 1/3 quân số. Tinh thần cán binh của Công Trường Bình Long sa sút, một số lớn cán binh được tuyển dụng từ người bản xứ Cambodia, rất sợ phi cơ, nên sức công hãm rất yếu, chỉ có Tiểu Đoàn đặc công Cục R là còn xông xáo.

Về lực lượng Bạn: Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, mặc dầu Tiểu Đoàn 36 bị địch tấn công, phải lui ra khỏi tuyến “án ngữ” (trên đường từ phi trường Quản Lợi vào thành phố An Lộc), nhưng lực lượng bố phòng bên trong vòng đai phòng thủ vẫn còn nguyên vẹn, và tại tuyến phía Đông Bắc, có lực lượng Biệt Cách Dù trấn thủ, tinh thần Binh Sĩ được lên cao, nên tuyến phòng thủ mặt Đông, được xem như vững chắc. (có lượng trừ bị cho Liên Đoàn).

7-1-3 Tại mặt trận phía Tây Thành Phố:

Về lực lượng Địch: Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt được lệnh điều động rút trở về hai Trung Đoàn 271 và 272 cơ hữu, từ vùng Phi Trường Quản Lợi và vùng Đồi Gió để bổ sung quân số đã bị hao hụt nhiều, và tái tổ chức, cộng thêm một Trung Đoàn còn lại của Công Trường 5, được tăng cường Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Thiết Giáp 203 (-) làm nỗ lực chính cho đợt tấn công sắp tới đang có mặt trong vùng phía Tây Thành Phố.

Về lực lượng Bạn: Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, còn lại 700 tay súng, đang án ngữ phía Tây, phải chịu áp lực của khoảng 9,000 quân bộ chiến của Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến. Rõ là một sự đe dọa cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Tướng Hưng đang trú đóng gần đó.

7-1-4 Tại mặt trận phía Nam Thành Phố:

Về lực lượng Địch: Công Trường 7 Cộng sản Bắc Viêt (-), còn lại Trung Đoàn 165, với quân số khoảng 1,500 cán binh, rút về Trung Đoàn 141, đã bị hao hụt gần ½ (sau trận Đồi Gíó), cấp thời bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ. Riêng Trung Đoàn 209, từ hai tháng qua, đã bị các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà thay phiên nhau “tỉa” dần, gần như tan nát, tại vùng chốt “Tàu Ô”, không rút chân ra được cũng như không có bổ sung quân số. Tổng kết quân số của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt ở vào thời điểm này ước tính tối đa được khoảng 5,000 cán binh đang có mặt tại vùng phía Nam Thành Phố.

Về lực lượng Bạn: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, với hai Tiểu Đoàn 5 và 8, đã tạo được “vòng đai thép” 2 cây số phía Nam An Lộc; tuyến phòng thủ thứ nhì, do lực lượng Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long trấn thủ. Tuyến phòng thủ cận phòng, có Đại Đội Trinh Sát 1 Dù cộng thêm thành phần của Tiểu Đoàn 6 Dù (rút từ Đồi Gió về). Như vậy mặt phía Nam Thành Phố được phòng thủ vững chắc, có thể nói là bất khả xâm phạm, với gần 1,500 tay súng thiện nghệ, mà người đời đã tặng cho cái biệt danh là “Thiên Thần Mũ Đỏ”. Riêng gần 400 chiến sĩ Địa Phương Quân, chiến đấu bên cạnh quân Dù, thì tinh thần chiền đấu cũng cao độ như quân Dù. Đó là quy luật chung của chiến trận, “Chiến đấu theo màu cờ sắc áo”.

7. 2 TRẬN QUYẾT CHIẾN KHỞI DIỄN:

Mặt trời vừa khuất bóng, Sư Đoàn 69 pháo 130 ly, các giàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly từ phía Tây và Tây Bắc, mở màn trận “mưa pháo”, tập trung vào các cứ điểm quan trọng có toạ độ từ trước, như Bộ Chì Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (vị trí cũ), Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long, nặng nhất là trên vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về phía Tây Thành Phố. Sau gần 10 tiếng đồng hồ liên tục pháo kích hơn 8,000 quả đạn đủ loại, quân Cộng Sản lại áp dụng chiến thuật “Tiền Pháo Hậu Xung” (biển người), có chiến xa trợ chiến, trước tiên tại mặt phía Tây, đến mặt Tây Bắc, phía Đông, rồi đến mặt phía Nam.

20220107 ALCSP18 02

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

7-2-1 Mũi tấn công vào tuyến phía TÂY:

Về mặt phía Tây, Cộng quân sử dụng hai Trung Đoàn bộ binh 271 và 95C thuộc CT 9, và Tiểu Đoàn chiến xa hỗn hợp T.54 và PT.76. Sau 3 đợt tấn công, đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7, buộc các Tiểu Đoàn 1/7; 2/7 và 2 đại đội của 3/7 của Trung Đoàn 7 phải lui dần về gần đến hầm chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Các chiến binh của Trung Đoàn 7 Bộ Binh, đã nhiều lần đánh cận chiến với quân Cộng Sản Bắc Việt, đẩy lui liên tiếp 3 đợt tấn công biển người của địch, bắn cháy 5 T.54 và 1 PT 76 ngay trên tuyến phòng thủ.

Tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, hiện giờ chỉ có Đại Đội 5 Trinh Sát bảo vệ Bộ Chỉ Huy. Đại Đội 5 Trinh sát, quân số chỉ còn có 60 tay súng.

Tướng Hưng hỏi vị Đại Đội Trưởng, tại sao quân số còn quá ít như vậy? Vị Đại Đội Trưởng thưa rằng, binh sĩ đào hầm nằm phòng thủ bên ngoài, hầm hố dã chiến, bị trúng pháo địch sát hại lần hồi! Tướng Hưng lại hỏi, sao Anh không báo cáo cho tôi biết? Vị Đại Đội Trưởng trả lời: Thưa Thiếu Tướng, báo cáo mà chẳng được bổ sung, lại gây cho Thiếu Tướng thêm lo, và phân tâm trong việc điều khiển quân tình, nên Em đành phải cắn răng lặng thinh cho tới giờ này, Thiếu Tướng hỏi Em mới dám trình lên Thiếu Tướng!(1)

20220107 ALCSP18 03

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Căn cứ vào cường độ tấn kích của Cộng quân, chĩa mũi dùi chính vào phía Tây, với lực lượng hai Trung Đoàn quân bộ chiến, có chiến xa trợ chiến, đánh xuyên thủng phòng tuyến của Trung Đoàn 7, và trên đà tràn xuống gần đến Bộ Chỉ Huy đầu não của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, - sự thật, cho tới giờ phút này, Cộng quân cũng chưa biết Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng đặt ở vị trí nào.

Trong tình thế cấp bách, Tướng Hưng quay máy gọi Đại Tá Trường, khẩn cấp điều động quân về tăng cường cho Bộ Chỉ huy Sư Đoàn ngay tức khắc. Tướng Hưng cho Đại Tá Trường biết “Tuyến của thằng 7 (Trung Đoàn 7) đã bị vỡ rồi, địch đang trên đà tiến dần đến tôi… Đại Tá Trường liền ra lệnh cho Đại Đội 8 Trinh Sát cấp tốc di chuyển đến Bộ Chì Huy của Tướng Hưng. Tiếp theo, Tướng Hưng gọi cho Đại Tá Lưỡng cố gắng ngắt ra 1 Tiểu Đoàn khẩn cấp gửi về tiếp ứng (Tiểu Đoàn 5 Dù đang trấn thủ mặt phía Nam được chỉ định di chuyển quân về tiếp ứng), Tướng Hưng gọi cho Trung Tá Biết cũng cấp tốc gửi Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đến tăng cường cho Bộ Chỉ Huy đầu não của mặt trận An Lộc.

20220107 ALCSP18 04

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Trong vài giây phút ngắn ngủi trên đầu giây điện thoại, Tướng Hưng căn dặn Đại Tá Trường, nếu chẳng may bọn chúng tràn được đến đây (Hầm Chỉ Huy), tôi sẽ mở chốt lựu đạn cho nổ, chứ không đầu hàng, để cho chúng nó bắt sống. Còn Anh thì gom quân lại, theo chân Anh Huấn, lui về phía Nam, nhập chung với Đại Tá Lưỡng, cùng với Tiểu Khu Bình Long, rút quân ra khỏi Thành Phố, vượt khỏi vòng vây, về Lai Khê, tổ chức tuyến phòng thủ cuối cùng ngăn chận quân địch. (2)

Một lực lượng hỗn hợp gồm 3 Tiểu Đoàn: Bộ Binh, Dù và Biệt Động Quân đến kịp lúc, vào “tần số” chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, liên thủ với nhau, dàn thành một trận tuyến, (các Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm tuyến bên phải, Tiểu Đoàn 52 thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân trách nhiệm tuyến giữa, Tiểu Đoàn 5 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, trách nhiệm bên cánh trái). Chặn đứng được bộ binh và chiến xa địch, khi chỉ còn cách hầm của Tướng Hưng khoảng 200 thước; cùng nhau, liên thủ tác chiến, thay phiên nhau bắn hạ Tăng và quét sạch thành phần bộ binh địch đi đầu. Cho đến khi trời vừa hừng sáng, đồng loạt khởi phát cuộc phản công, đẩy lui quân Địch ra khỏi vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn 7 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà khi trước.

Tại Hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng còn có thêm tuyến bảo vệ cuối cùng do hai Đại Đội Trinh sát 5 và 8 trấn giữ. (3)

20220107 ALCSP18 05

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

7-2-2 Mũi tấn công vào phía TÂY BẮC:

Vừa lúc đánh lui Cộng quân bỏ chạy ra khỏi tuyến phòng thủ phía Tây, vào khoảng 9 giờ sáng ngày 11 tháng 05, tại tuyến phòng thủ phía Tây Bắc, một lực lượng khác của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt, ước tính khoảng hai Trung Đoàn, được tăng cường khoảng 20 chiến xa T.54 và PT.76.

Bộ binh, cùng chiến xa Địch, ồ ạt tiến gần tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, các chiến binh Trung Đoàn 8 chống trả rất mãnh liệt, bắn cháy hai T.54 dẫn đầu và quét sạch các toán bộ binh tùng thiết. Cộng quân khựng lại, rồi tiến lên, thêm vài T.54 bị bắn hạ, cùng hằng trăm cán binh thương vong. Lần này bỗng dưng thấy chiến xa và bộ binh địch rút lui ra khỏi tầm tác xạ của các chiến binh Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

20220107 ALCSP18 06

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Các trực thăng Cobra và các phi tuần phản lực cơ của Không Lực Hoa Kỳ được gọi đến yểm trợ rất đắc lực cho lực lượng trấn thủ.

Khoảng 11 giờ 30 trưa, tưởng rằng địch đã rút lui bỏ chạy, nhưng sau khi chấn chỉnh đội ngũ, Cộng quân lại tiến quân, lần này chúng gom toàn lực, quyết xuyên thủng tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Nhìn từ xa, thấy một đoàn quân lố nhố đông như kiến càng, bị trúng đạn súng cối của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, Rocket của Trực Thăng Võ Trang, Đạn hay Rocket nổ, chỉ tan ra một lỗ, rồi dần dần quân địch tụ lại ngay. Đại Tá Trường lên tần số truyền tin, xin Tướng Hưng cho các phi tuần phản lực Hoa kỳ xuất phát từ các Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi biển Nam Hải đến oanh tạc.

Đại Tá Trường liên tục hối thúc phi cơ oanh tạc!

Tướng Hưng trả lời… cứ để cho chúng nó tiến vào đi! Anh thông báo cho các binh sĩ chuẩn bị đừng ép ngực vào thành đất, cứ yên tâm, tôi đã có biện pháp đối phó với chúng nó rồi…

Trên vùng trời trong sáng, khoảng 11 giờ 45, các phản lực cơ được lệnh rời vùng, để lại cho mọi người một bầu không khí ngột ngạt. Trong lúc quân địch tiến càng lúc càng đến gần thêm ...1,000 thước rồi 900 thước, thình lình trên bầu trời có tiếng “gió rít” nghe rợn người, tưởng như tiếng âm hồn ma quỷ trỗi lên đòi cướp linh hồn của những người đang có mặt dưới đất. Sau tiếng gió rít, là hằng loạt tiếng nổ chát chúa, kinh thiên động địa, khói bụi tung bay cả một vùng rộng lớn (chiều ngang 1 cây số, chiều dài 3 cây số, đó là tầm sát hại của một Box B.52), ngay chóc đội hình đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang tiến vào.

Khi khói bụi tan dần, Đại Tá Trường cùng toàn thể các chiến binh Trung Đoàn 8 hiện diện nơi trận tuyến, nhìn trở lại về hướng tiến của địch quân, không còn thấy vật gì tồn tại, kể cả xác của các chiến xa địch, đã biến đi đâu hết, nhường lại trên mặt đất đầy rẫy những “hố Bom” rộng hơn chiếc ao ở đồng quê Miền Nam.

Các cấp chỉ huy và tất cả các Chiến Sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh hiện diện trên chiến tuyến, mặc dầu nhiều người bị tức ngực và ù tai bởi sức ép và tiếng dội của B.52 oanh tạc, nhưng cũng đã thở ra được một hơi dài nhẹ nhõm.

Chỉ có B.52, mới ”dọn sạch” được Cộng quân. B.52 quả đúng là “khắc tinh” của chiến thuật biển người, do Quân Cộng Sản thường áp dụng trên chiến trường.

Mọi người trên chiến tuyến đều không biết ở đâu mà có B.52 đến kịp thời và đúng lúc như vậy! Thông thường thì từ Quân Đoàn phải xin dự trù trước 48 giờ, và phải ghi rõ tính chất mục tiêu cho B.52 oanh tạc! Trong trường hợp này, mục tiêu lại xuất hiện bất thình lình, không ai biết trước được; dù rằng tính chất mục tiêu được xác định trước đó vài tiếng đồng hồ, cũng không đủ thời gian để Quân Đoàn yêu cầu B.52 oanh tạc, ngay đúng lúc tình hình đang hồi gay cấn quyết liệt như lần này(4).

Nhờ Trời chăng? Người xưa có câu “Nhân định bất thắng Thiên” dịch ra tiếng bình dân “Người tính không bằng Trời định”.

Nguyên do có B.52 oanh tạc đúng lúc và kịp thời là vì: Trong ngày hôm đó (11 tháng 05), tại Vùng 2 Chiến thuật, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 2, John Paul Vann, (là vị cố vấn rất có quyền lực trong việc yêu cầu Không Quân Chiến thuật cũng như Chiến Lược của Hoa Kỳ yểm trợ cho chiến trường Vùng I) đã huỷ bỏ 3 box B.52 vì không cần thiết nữa. Vị Cố vấn này được tiếng là hết lòng lo cho vận mệnh của Đất Nước Việt Nam, và luôn luôn tận tâm trong chức vụ.

Sau cùng Ông cũng đã “Chết” vì chức vụ của mình, vào đêm buồn thảm, trong vùng Đèo Chu Pao, dọc theo Quốc Lộ 14. Tử nạn vì viên phi công “mới” của Ông là Trung Úy Ronald Doughtie, thiếu kinh nghiệm bay đêm, đụng phải ngọn cây, gây tử thương (5) cho một vị Cố Vấn Quân Đoàn kiệt xuất, mà tất cả Quân Nhân các cấp của Quân Đoàn 2/Quân Khu II, cũng như dân chúng, không bao giờ quên được những gì Ông đã làm và mang lại nhiều kết quả cho Quân Dân Vùng 2 chiến thuật Việt Nam Cộng Hoà,

Về cái chết “Tử nạn phi cơ” của Cố Vấn John Paul Vann: Theo lời của ba nhân chứng, có liên hệ mật thiết với Cố Vấn Vann, còn sống và đang cư ngụ tại Hoa kỳ: Người thứ nhất là Trung Uý Nguyễn Văn Cai (Sĩ Quan Tùy Viên của Cố Vấn Vann, đang cư ngụ tại Louisiana Hoa Kỳ). Người thứ nhì là Ông Lê Phát Được, đang cư ngụ tại Houston Texas Hoa Kỳ. Người thứ ba là Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, hiện đang cư ngụ tại Nevada Hoa Kỳ. Trung Úy Cai là Thông Dịch Viên Được thường theo sát bên mình Cố Vấn Vann, trong lúc hành quân cũng như thanh tra diện địa, thuật lại về cái chết của Cố Vấn Vann, là do trực thăng bị phát nổ, khi Ông Vann trở về sau buổi dạ tiệc từ Pleiku, trong đêm 09 tháng 06 năm 1972 bay về Kontum, hẹn gặp Tướng Lý Tòng Bá (lúc đó còn là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá còn xác nhận là đã nghe tiếng máy bay và bắt được tần số liên lạc với Cố Vấn Vann cho biết là khoảng 10 phút nữa sẽ đáp, Tướng Bá liền cho lệnh đốt đèn đánh dấu bãi đáp, và cùng Cố Vấn Mỹ Sư Đoàn ra tận bãi đáp để chờ đón Cố Vấn Vann, Tướng Bá còn nghe được tiếng nổ của trực thăng; sau tiếng nổ, thì tần số liên lạc với Cố Vấn Vann mất luôn… (6) (đây cũng là một cái chết bí ẩn mà cho tới nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ.)

Cố vấn Vann đã xin 12 phi vụ B.52 cho chiến trường Kontum, đến phi vụ thứ 9 là đã hoàn tất các mục tiêu oanh tạc trong vùng lãnh thổ Tỉnh Kontum, còn thừa 3 phi vụ, không cần thiết nữa; Ômg Cố Vấn Vann mới gọi về Bộ Tư Lệnh Mỹ MACV, cho huỷ bỏ ba phi vụ còn lại. Trong khi đó các pháo đài bay B.52 đã cất cánh từ Đảo Guam đang trên đường bay qua Vùng II. Bộ Tư Lệnh MACV, liền cấp tốc thông báo cho Thiếu Tướng Hollingworth, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn 3 của Tướng Minh. Việc thay đổi mục tiêu và toạ độ oanh tạc, được điều chỉnh cấp thời (chỉ khoảng 30 phút trước khi các pháo đài bay B.52 đến lãnh thổ Vùng 2 Chiến thuật). Phi vụ đầu tiên, đánh ngay đội hình của Cộng quân, hai phi vụ kế tiếp cách nhau một giờ cho mỗi phi vụ, có 3 chiếc B.52, còn được gọi là 1 Box B.52, đánh vào những vị trí phía Tây và Tây Bắc, nơi Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt khởi phát cuộc tấn công.

7-2-3 Mũi tấn công vào phía ĐÔNG

Sau khi hai Trung Đoàn 271 và 272, được rút về sát nhập với đơn vị “mẹ” là Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt trong vùng phía Tây, lực lượng quân Cộng Sản còn lại phía Đông là Công Trường Bình Long với tinh thần chiến đấu sa sút trầm trọng. Công Trường Bình Long còn phải để một lực lượng giữ an ninh Đồi Gió và Đồi 169. Sau khi chủ lực quân của Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 rút đi, trước tình trạng như thế, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Cộng Sản Trần Văn Trà cho lệnh rút Trung Đoàn Đồng Nai của Công Trường Bình Long (quân số còn khoảng trên dưới 500), về bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn và Cục R, thay thế cho Tiểu Đoàn “Đặc công” đưa ra tuyến đầu, tấn công vào mặt Đông Nam thành phố, do Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ.

20220107 ALCSP18 07

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

05 giờ sáng ngày 11 tháng 05, Cộng quân khởi phát cuộc tấn công vào vị trí phòng thủ của Biệt Động Quân. Mặt phía Đông Bắc, địch quân dùng hai Trung Đoàn của Công Trường Bình Long, làm nỗ lực chính, có 3 T.54 trợ chiến; Nhưng rất tiếc, chúng gặp phải Biệt Cách Dù (sau khi Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân rời khỏi tuyến phòng thủ, Biệt Cách Dù đảm trách thêm một phần trên tuyến phòng thủ phía Đông Bắc).

Mặc dù quân số đông hơn Biệt Cách Dù, nhưng không thiện chiến; ngay từ đầu mới khai hoả tấn công, đã bị Biệt Cách Dù bắn hạ hằng loạt, 3 T.54, Bộ Binh tháo lui.

20220107 ALCSP18 08

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Còn mũi dùi tấn kích phía Đông Nam, do Tiểu Đoàn đặc công Cục R, có 2 T.54 trợ chiến, mở được mũi dùi xuyên thủng tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, đến tận vị trí Hầm Chỉ Huy (cũ) của Tướng Hưng khi trước. Bọn chúng la inh ỏi, hỏi nhau là bắt được “Sư Trưởng Sư 5 = Tướng Hưng chưa?”; Chúng chia nhau bới xới đống bao cát và vỉ sắt, lục lọi cho tới trời hừng sáng, mà vẫn không tìm thấy một ai bị chôn vùi đưới đống vật liệu đổ nát đó.

20220107 ALCSP18 09

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Trời dần sáng, Cộng quân lộ nguyên hình “cận kề” bên các chiến binh Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà, là mục tiêu rất tốt cho Biệt động Quân bắn hạ. Cả Tiểu Đoàn Đặc Công tháo chạy trở lui, đưa lưng cho Biệt Động Quân bắn hạ; riêng 2 T.54, một chiếc bị trúng M.72 bốc cháy, một chiếc thì bị sụp hố, xích sắt bi quấn kẽm gai, bị ăn một quả lựu đạn M.26 của một cụ già 70 tuổi phát nổ. (xin đọc bài tường thuật của Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân trong phần ”Câu chuyện sau trận đánh”).

7-2-4 Mũi tấn công vào phía NAM và TÂY NAM

Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt còn lại hai Trung Đoàn bộ binh: Trung Đoàn 141, Trung Đoàn 165, được bổ sung quân số tương đối đầy đủ, tổng cộng khoảng 5,000 cán binh bộ chiến, được tăng cường 1 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn chiến xa 203 (T.54 và PT.76), âm thầm di chuyển vế phía Nam, từ lúc khởi đầu trận chiến.

20220107 ALCSP18 10

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Công Trường 7, vì nhu cầu chiến trận, bắt buộc phải xé lẻ Công Trường ra làm 3 mảnh: Trung Đoàn 209 phải đóng chốt như du kích đánh lẻ tại vùng Suối Tàu Ô; Trung Đoàn 165 thì ẩn trú, đóng chốt trong các hầm đào dưới đường rầy xe lửa, cạnh Quốc Lộ 13 và các hầm hố kế cận, tạo thành một chốt kiền kiên cố tại vùng chốt Xa Cam; Trung Đoàn 141, giỏi về cơ động tính tác chiến, được dùng làm lực lượng trừ bị nòng cốt cho Công Trường. Cả hai Trung Đoàn 209 và 141 đều bị thiệt hại khá nặng tại Chốt Tàu Ô và trận tấn chiếm “Đồi Gió”.

Sau khi bổ sung quân số và chấn chỉnh lại đội ngũ, liên kết với CT 9 xuất quân tấn công vào phía Tây Nam thành phố.

Khoảng 05 giờ sáng, sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, Cộng quân chĩa mũi dùi tấn công vào tuyến phóng thủ của Tiểu Đoàn 8 Dù, được tăng cường thêm hai Đại Đội 63 và 64 của Tiểu Đoàn 6 Dù (thành phần từ Đồi Gíó rút về) thay thế Tiểu Đoàn 5 vừa rút đi tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Dẫn đầu có hai T.54 + 2 PT.76, vừa di chuyển vừa bắn như “trâu điên”, thêm rừng người tùng thiết; xe tăng khi đến trước tuyến phòng thủ của lực lượng Dù, bị quấn kẽm gai và lọt giao thông hào, bị lực lượng Dù thanh toán ngay. Hai PT.76 định de lui thì lãnh luôn 2 quả M.72 bất động. Đoàn chiến xa nhiều chiếc theo sau không dám tiến lên, quay đầu lại, rồ ga, tắt đèn pha, lẫn trốn trong bóng đêm, nhưng cũng không thoát khỏi “mắt thần” của những chiếc C.130 của Không Lực Hoa Kỳ dò theo bắn hạ thêm hơn 06 chiếc nữa. Còn bộ binh khi lỡ trớn tràn đến liền bị bắn hạ, chết đầy trong giao thông hào của lực lượng Nhảy Dù Việt Nam Cộng Hoà …Đến khi trời sáng tỏ, Cộng quân khi nhìn thấy rõ là đụng phải lính Dù, thì mất hết tinh thần… chạy tháo lui, bỏ lại đồng bọn bị thương trên trận tuyến. Sau 2 giờ kể từ khi khởi phát cuộc tấn công, tiếng súng tạm ngừng, trên chiến địa chỉ còn khói lửa của các chiến xa bị bắn cháy, xen lẫn mùi khói đạn và tiếng rên rỉ của các cán binh Cộng Sản dưới các giao thông hào của Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù.

Có thể nói mũi tấn công của Cộng quân, từ phía Nam và Tây Nam khá mạnh, nếu Cộng quân tấn công vào ngày 13 tháng 04, cùng lúc với Công Trường 5 ở phía Bắc khi Lữ Đoàn 1 Dù chưa được tăng viện, thì chắc rằng đã xuyên thủng được tuyến phòng thủ của Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long từ phía Nam rồi. Nhưng không may cho Cộng quân, đợi cho đến ngày 11 tháng 05 mới mở cuộc tấn công, gặp phải quân Dù của Việt Nam Cộng Hoà, nên bị đẩy lui nhanh chóng.

Một thương binh (cấp chỉ huy) của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, được các chiến binh Tiểu Đoàn 8 Dù cứu sống, cho biết là hầu hết các cấp trong hàng ngũ bộ đội Cộng Sản mỗi khi lâm chiến với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rất sợ B.52 dội bom, vì bom rơi từ trên trời cao, rít gió đến bất thình lình, sức tàn phá thật là kinh khủng, san bằng bình địa, kể cả các loại Chiến xa hạng nặng, không thứ gì chịu nổi bom của B.52 hết; kế đến là đụng phải đơn vị Nhảy Dù lúc ban ngày; kế đến là gặp phải lính Biệt Cách Dù vào lúc ban đêm, như những bóng ma, khi ẩn khi hiện, lỡ sơ xuất ngủ quên, khi mở mắt ra là thấy “diêm vương” rũ sổ.

Bây giờ cả Ba thứ khắc tinh đó đều thấy xuất hiện tại chiến trường An Lộc;

Cuộc tấn công lần thứ TƯ này, Cộng quân quyết tâm thanh toán “mục tiêu” Thị Xã An Lộc bằng mọi giá, nhưng sau gần 24 giờ giao tranh, quần thảo với Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, các mũi dùi tấn công đều bị đánh bật trở ra toàn bộ, để lại trên chiến địa hàng ngàn xác cán binh và cả Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54 và PT.76 của Trung Đoàn 203 bị các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ, bị các chiếc Rồng Già (C.130) tác xạ, bị chôn vùi dưới trận “mưa bom” của những phi vụ B.52.

Sau đó lực lượng Cộng quân rút trở ra bên ngoài, kiểm điểm lại quân số, chỉnh đốn lại hàng ngũ, xin bổ sung thêm quân số, để chuẩn bị cho trận thư hùng kế tiếp.

20220107 ALCSP18 11

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Trong thời gian” hưu chiến” bất đắc dĩ đó, Cộng quân duy trì áp lực liên tục pháo vào An Lộc, mỗi ngày trên 2,000 quả pháo đủ loại (xem sơ đồ số 10).

Tiếp đến ngày 19 tháng 05 (sinh nhật Hồ Chí Minh), sau bao lần thất bại “rất nặng nề của các Công Trường 5,7,9 và Bình Long, để khích lệ tinh thần cán binh đang hồi sa sút trầm trọng, Cộng quân chuẩn bị gom lại “tàn quân”, mở thêm một trận tấn công “Lần thứ 5”?

Các đơn vị chủ lực và chiến xa được lệnh lui ra xa vòng đai phòng thủ Thị Xã An lộc từ 3 đến 4 cây số, để tái tổ chức và chấn chỉnh hàng ngũ.

Tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà, cũng dự đoán là địch quân sẽ tấn công thêm ít nhất một lần nữa, nên dự trù mọi biện pháp ngăn chặn, tu sửa cấp thời công sự phòng thủ; xin Quân Đoàn 3/Quân Khu III Việt Nam Cộng Hoà cho tiếp tục những phi vụ oanh tạc B.52 vào những vùng phía Tây và Tây Bắc nơi các đơn vị của Công Trường 9, và các giàn đại pháo 130 ly cũng như hoả tiễn của Quân Cộng Sản Bắc Việt đang tập trung.

Kết quả, có nhiếu tiếng nổ phụ, liên tiếp nhiều giờ, ngay trung tâm thành phố còn nghe được. Riêng Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt đã để hở một “hố lớn” ở phía Nam, dọc theo Quốc Lộ 13: - Sư Đoàn 69 pháo binh 130 ly và các giàn hoả tiễn 107 và 122 ly tạm ngưng yểm trợ cho vùng “Chốt Tàu Ô”, để dồn hết nỗ lực yểm trợ cho cuộc tấn công lần thứ tư này, nên sau đó lực lượng Việt Nam Cộng Hoà tương đối dễ bứng được chốt Tàu Ô (18 tháng 05 năm 1972). Hai Trung Đoàn 141 và 165, cùng đoàn chiến xa hùng hậu, tấn công vào tuyến phòng thủ của Quân Dù Việt Nam Cộng Hoà, bị hao hụt thêm trên 2 Tiểu Đoàn quân bộ chiến cộng thêm 10 chiến xa bi Bộ Binh Dù và “Rồng Già C.130” bắn hạ, vội rút lui trở về củng cố lại chốt “XA CAM”, dưới áp lực càng ngày càng đè nặng của lực lượng giải tỏa phía Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Sau đợt cường tập tấn công bị thất bại nặng nề liên tiếp trong 02 ngày 11 và 12 tháng 05 năm 1972, và tiếp tục suốt tuần bị không quân chiến lược và chiến thuật của Hoa Kỳ dội hàng ngàn tấn bom, lực lượng Cộng Sản đi đến tan rã đội ngũ.

Rồi ngày 19 Tháng 5 trôi qua, các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ôm súng chờ đợi, chỉ còn nghe thưa thớt tiếng đại bác 130 ly, nổ ì ầm xung quanh đâu đó, không thấy quân thù Cộng Sản xuất hiện.

7- 3 KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN:

ĐỊCH: thêm 42 T.54 và PT 76 bị hủy diệt. Hơn 2 Trung Đoàn quân bộ chiến bị thương vong, (ước tính khoảng 4,500 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến); 18 cán binh các cấp bị bắt sống.

BẠN: 428 tử trận, 970 bị thương

7- 4 BÌNH LUẬN

So sánh cường độ sau 3 đợt tấn công của Công Trường 5 và Công Trường Bình Long Cộng Sản Bắc Việt vào các tuyến phòng thủ phía Bắc và phía Đông của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vẫn còn chưa quyết liệt bằng trận cường kích tấn chiếm lần “thứ tư”. Hai Công Trường 9 và 7 được xem như là những đại đơn vị chính quy thiện chiến nhất của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt trong trận tấn công lần Thư Tư này.

Cuộc tấn công lần này, Cộng quân tấn kích đều cả 6 hướng: Tây (đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, và tiến sát gần kề Bộ Chi Huy đầu não của Tướng Hưng); hướng Tây Bắc (tập trung hoả lực chiến xa và bộ binh, tiến gần sát tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, nếu không có B.52 đến kịp lúc, thi cũng đã xuyên thủng tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh; huớng Đông Bắc - nếu phát khởi cuộc tấn công cùng lúc với mặt phía Tây, thì Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân không thể rút ra được Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân gửi đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bô Binh, và Biệt Cách Dù không có dịp kéo dài thêm tuyến phòng thủ về mặt Đông Bắc; còn mặt Đông Nam, Cộng Quân đã đánh xuyên thủng tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân, xuyên qua đến “Hầm Chỉ Huy” của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (cũ); còn mặt phía Nam và Tây Nam, cũng khai pháo vào lúc trời vừa hừng sáng, nên dễ làm mồi cho Tiều Đoàn 8 Nhảy Dù bắn hạ …

Nói tóm lại, chỉ vì khởi phát cuộc tấn công không cùng một thời điểm, thậm chí có nơi mãi đến khi trới sáng tỏ mới ra quân tấn kích, đã là cơ hội ngàn vàng cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có dịp điều động quân đến tăng viện những yếu điểm hay những tuyến bị đánh xuyên thủng.

Các cấp Chi Huy của các Tiểu Đoàn được điều động đến tăng viện cho Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, (Bộ Binh, Biệt Đông Quân, Nhảy Dù), vào lúc ban đêm thật rất khó tránh “ngộ nhận” hay phân biệt được giới tuyến giữa Địch và Bạn, cũng như liên kết được với nhau đẩy lui quân địch ra khỏi chu vi phòng thủ của thị trấn. Hẳn là những cấp Chỉ Huy tài giỏi và có quyết tâm “cứu giá” Tướng Hưng. Công đầu được ghi nhận là Tiểu Đoàn 5 Dù do cố Đại Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đến tiếp ứng trước tiên.

Trận chiến đến đây, có thể được xem như ngã ngũ. Phần thắng lợi đang dần nghiêng về phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trận cường kích tấn công lần thứ tư này, Cộng Quân bị thiệt hại rất nặng nề cả về nhân mạng và chiến xa; ngược lại phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, con số thương vong cũng gia tăng đáng kể.

Nói tóm lại, trong tất cả các trận “công hãm” vào thành phố An Lộc, chỉ có hai trận đánh được xem như quyết liệt: xẩy ra ngày 13 tháng 04 và 11 tháng 05 năm 1972. Cộng quân cố gắng dồn hết khả năng, cố quyết tâm san bằng và chiếm cho bằng được Thành Phố An Lộc. Nhưng kết quả, dựa theo tài liệu ghi nhận, cho thấy Quân Đoàn Quân Cộng Sản Bắc Việt bị thảm bại rất nặng nề, và buộc phải rút lui ra khỏi trận chiến.

7. 5 CÂU CHUYỆN SAU TRẬN ĐÁNH:

Câu chuyện do một nhân chứng sống, Hạ Sĩ Nguyễn Văn Xuân thuộc Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, kể lại:

“Khoảng 08 giờ sáng ngày 11 tháng 05 năm 1972, sau khi Cộng quân đánh bể tuyến phòng thủ mặt Đông Nam do Tiểu Đoàn 31 trấn giữ, một số anh em Biệt Động Quân phải rời bỏ tuyến phòng thủ, lui lại khu nhà dân tiếp tục chiến đấu. Trên con đường ven ranh Thành Phố, có 1 T.54 sụp hố, còn xích sắt thì bị quấn mấy vòng cuộn kẻm gai, cứ hụ ga de tới de lui, mà không ngoi lên được; cuối cùng, pháo tháp được mở ra, hai cán binh Cộng Sản vội leo ra ngoài quan sát, và tìm cách cho xe ngoi lên. Trong lúc loay loay trước một căn nhà 2 tầng cất bằng gỗ của một cụ già khoảng 70 tuổi, làng xóm thường gọi Ông là “Bác Sáu”. Ông Sáu nghe tiếng động cơ xe tăng cứ hụ lên hụ xuống trước mặt nhà mình khá lâu, từ khi trời còn tối. Đến khi trời sáng tỏ mà tiếng động cơ xe tăng vẫn còn”hụ”… Ông Sáu mới tò mò leo lên tầng hai, ra trước lang can phía trước nhìn thử…thấy 2 cán binh “thiết giáp” Cộng Sản, đang hì hục tìm cách cho chiến xa đang bị sụp cống và xích sắt đang bị quấn kẽm ngoi lên, trong khi pháo tháp mở tung ra cận kề bên dưới hành lang, nhìn trong pháo tháp còn có một hai tên nữa bên trong, cũng đang loay quay làm việc gì đó. Ông vội lui vào bên trong, tuột xuống lầu, nơi có 3 chiến sĩ Biệt Động Quân đang trú ẩn. Ông Sáu nói: “Các con ơi!! Xe tăng Việt Cộng đang sụp hố trước nhà, không ngoi lên được, lại để mở nắp ngay dưới nhà mình”. Hạ Sĩ Xuân vội leo lên cầu thang, dự định bò ra xem, Ông Sáu cản lại: “Con mặc đồ rằn ri, mà xuất hiện ló đầu ra ngoài, rủi tụi nó nhìn thấy được, là chúng nó nổ súng liền”. Ông Sáu tiếp “Để đó cho Bác!! Anh nào có lựu đạn cho Bác 1 quả!! Hạ Sĩ Xuân liền gỡ quả lựu đạn M.26 đang đeo trước ngực trao cho Ông Sáu, và căn dặn, muốn cho lựu đạn nổ, Bác nhớ rút chốt an toàn; Ông Sáu cười… Bác biết mà!!! Ông Sáu leo lên lầu, bước thêm vài bước sát lan can, tay thì nắm chặt quả lựu đạn đã rút chốt để sau lưng; đứng trên nhìn xuống thấy 2 cán binh Cộng Sản vẫn còn hì hục gỡ kẽm gai, pháo tháp vẫn còn mở. Ông Sáu run run giọng hỏi “các cháu có cần gì không??” 2 cán binh Cộng Sản đứng dưới nhìn lên thấy một Ông Già lụm cụm cũng không thèm trả lời và tiếp tục công việc đang làm, không cần để ý đến cụ già; Ông Sáu liền ném nhẹ quả lựu đạn lọt ngay vào pháo tháp, và vội lui vào bên trong. Một tiếng nổ chát chúa và tiếp theo nhiều tiếng nổ khác to hơn, khói đen từng cụm bốc lên; Ông Sáu vội tuột xuống lầu và cùng 3 chiến sĩ Biệt Động Quân rút lui ra ngõ sau, lẩn mình vào các khu phố kế cận. Khi tiếng súng thưa dần và im bặt, ông Sáu lần mò trở về nhà, thấy xác chiến xa Cộng sản bị cháy đen vẫn còn nằm nguyên trước nhà, bên trong xe còn mùi khét của xác thịt; mặt tiền của căn nhà của Ông Sáu cũng bị cháy xém một phần…

Câu chuyện này, cho thấy sự gắn bó hết lòng giữa Dân và Quân Việt Nam Cộng Hoà, cùng nhau sát cánh chống bọn Việt Cộng (tiếng người dân thường dùng, ám chỉ quân Cộng Sản Bắc Việt).

(1 và 2) Lời tường thuật của Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà)

(3 và 4) Nhật Ký Hành quân Quân Đoàn 3, ghi về trận An Lộc 1972.

(5) Quyển sách tựa đề “Sự lừa dối hào nhoáng”, Tác giả Neil Sheehan, xuất bản năm 1994.

(6) Do các nhận chứng sống xác nhận: Trung Úy Nguyễn Văn Cay; Nhà Báo Lê Phát Được; Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá.

20220107 ALCSP18 12

Ban Do Hanh Quan An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

120/ 421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220107-loc-chien-su-1972-phan-19.html


No comments:

Post a Comment