Saturday, January 8, 2022

20211231 An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 15

20211231 An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 15 76-84/421


South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

https://www.loc.gov/collections/general-maps/

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:geography+and+map+division

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:american+memory

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:catalog

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

76/421

2. PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3/QUÂN KHU III

Tình trạng An Lộc lúc bấy giờ, được ví như một quả tim trong lồng ngực, chứa đựng khoảng 3,200 giọt máu của những chiến sĩ tử thủ và trên 10,000 giọt máu của dân chúng Tỉnh Bình Long, thề quyết sống chết với quân thù Cộng Sản phương Bắc, đang thoi thóp thở từng hồi, theo từng đợt tấn công của địch, dưới sức ép của khoảng trên 37,000 quân đang bủa vây cả 4 mặt bên ngoài.

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, Vị Tổng Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, được ví như là một vị “Y Sĩ”, đang chữa trị cho con tim vĩ đại đó tiếp tục được tồn tại, cần phải làm cho nhịp tim được “đập” đều hoà bình thường trở lại, bằng cách bơm thêm sức, vô thêm máu, cho vào con tim đó, với những loại máu thích hợp cho cơ thể con bệnh An Lộc, và cũng là những loại máu “khắc tinh” đối với Cộng quân. Có nghĩa là phải lập tức châm thêm quân vào An Lộc sao cho kịp lúc kịp thời, với những Chiến Sĩ Nhảy Dù và Biệt Cách Dù, là những đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đồng thời cũng là những Binh Chủng “khắc tinh” đối với Bộ Đội của quân Cộng Sản Bắc Việt.

Căn cứ vào nguồn tin “kiểm thính mật mã”, do toán chuyên viên “Mật Mã” của Phòng 6 (*Phòng 7!?) Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, đặt tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Chỉ Huy và điều khiển chiến trường An Lộc, khai thác, Bộ Tư Lệnh Hành quân Quân Đoàn 3 có thể biết được hầu hết các tin tức, về danh tánh đơn vị, mọi sự điều động quân, cũng như ý định của địch, trước khi tấn công, của các đơn vị từ cấp Trung Đoàn đến Sư Đoàn. Các tin tức này đều được trình lên tức thời cho Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, để nghiên cứu và đề ra kế hoạch đối phó, đồng thời mật báo cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 của Tướng Hưng để chuyển lại cho các đơn vị trên chiến tuyến biết để cảnh giác đề phòng.

Tin kiểm thính ghi nhận: toàn bộ Công Trường 5 (*F5) đã tung hết vào trận chiến, đang bị Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà cầm chân tại mặt phía Bắc Tỉnh lỵ, không còn khả năng tiến xa thêm được, ngoài gần ½ diện địa đã bám trụ được; Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm Trung Đoàn 272 (*E272) của Công Trường 9 (*F9), tấn công mặt phía Đông thị trấn, cũng đã bị Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân cầm chân không thể lấn xa thêm được, đành phải bám dùi tại chỗ. Còn ở mặt phía Tây, Công Trường 9 (-*F9), cứ di chuyển tới lui, để tránh né phi cơ đồng minh oanh kích.

Ở mặt phía Nam, vùng trách nhiệm của Công Trường 7 (*F7), đã cắt cử Trung Đoàn 209 (*E209), (đóng chốt) vùng Tàu Ô phía Nam; còn lại 2 Trung Đoàn được bố trí hai bên Quốc Lộ 13, khoảng 4 cây số về phía Nam An Lộc: Trung Đoàn 165 (*E165) bên cánh phải vùng Xa Cam, Xa Trạch, Trung Đoàn 141 (*E141) bên cánh trái, vùng Ấp Srok Gòn (tính từ Bắc xuống Nam).

Cả hai Trung Đoàn này vẫn còn ẩn phục phía Nam để chờ “bắt sống” đoàn quân tháo lui của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc rút về Lai Khê hay Bình Dương (nếu có xảy ra), hoặc đợi khi có lệnh, phối hợp với Công Thường 9 (*F9), làm nỗ lực chính, tấn công từ phía Nam lên chiếm thành phố.

Đó là tình hình trận liệt địch, tính đến chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972.

Sau khi nhìn bản đồ trận liệt của địch, Tướng Minh nhận thấy, về phía Đông Nam, lực lượng địch gần nhất trong vòng chu vi 4 cây số vuông, khu vực Đồi Gíó và Đồi 169, và những thung lũng kế cận, chỉ có Trung Đoàn 141 (*E141) của Công Trường 7 (*F7) Cộng Sản Bắc Việt có thể có khả năng “bôn tập” (di chuyển nhanh), để cản trở việc đổ Quân Dù và Biệt Cách Dù (dự trù) tăng viện cho An Lộc.

Muốn tránh mối hiểm hoạ có thể có từ đơn vị Trung Đoàn 141 (*E141) của Cộng Quân, ta cần phải có một kế hoạch “nghi binh”, làm sao để cho đơn vị Cộng quân này phải tự động rút đi nơi khác, để cho việc đổ quân Dù và Biệt Cách Dù được an toàn cũng như bảo toàn được quân số nguyên vẹn tiến vào cứu nguy An Lộc...

Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, Tướng Minh chỉ thị cho “Phát ngôn viên Quân Đoàn” trở về Sài Gòn, tại địa điểm số 49 Đường Nguyễn Lâm (Quận 10), nơi các thông tín viên Quốc Nội cũng như Quốc Ngoại thu nhận “tin nóng bỏng” từ chiến trường An Lộc (hằng đêm) vào khoảng 7 giờ tối.

Khi tin tức thu nhận được từ Đài Phát Thanh Hà Nội loan báo sẽ chiếm được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tiếp theo Bản tin diễn tiến tình hình chiến sự do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phổ biến ngày 12 tháng 04 “Căn cứ Cầu Cần Lê” đã được lệnh rút lui, và trên đường lui quân của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang bị hai Trung Đoàn của địch bao vây ngăn chặn, giao tranh ở cường độ ác liệt, các đặc phái viên của các Nhật Báo nội địa cũng như ngoại quốc, đều có cảm nghĩ rằng quân Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát vào An Lộc, và rất nóng lòng trông chờ Bản Tin chiến sự “mới nhất” vào buổi tối ngày 13 tháng 04 năm 1972.

Bản tin tường trình về tình hình chiến sự tại mặt trận An Lộc, với các ký giả Quốc Nội và các đặc phái viên của các hãng thông tấn ngoại quốc hiện diện, được Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh - Phát ngôn viên Quân Đoàn 3/Quân Khu III phổ biến.

Sau khi hội ý và thảo luận với Vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, Trung Tá Ánh từ Lai Khê lái xe về Sài Gòn, với hành trang cho cuộc họp báo thật “đặc biệt”, vì vào sáng sớm ngày 13 tháng 04 năm 1972, Cộng quân đã chính thức mở cuộc tấn công vào Thị Xã An Lộc.

Cuộc họp báo lần này có hai phần quan trọng, được loan tin TRÌNH trước Quốc Dân Đồng Bào, qua các Nhật Báo Quốc Nội, và trước dư luận quần chúng toàn Thế Giới, xuyên qua các Bản điện tin của các hãng Thông Tấn QuốcTế.

Phần thứ nhất: Về diễn tiến tình hình chiến sự trong ngày 13 tháng 04 năm 1972 … Cuộc pháo kích liên tục… cuộc quần thảo giữa 2,500 quân của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với Công Trường 5 (*F5) Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến (kèm theo sơ đồ trận liệt).

Phần thứ nhì của cuộc họp báo, cũng là phần quan trọng chính yếu, cần phải đạt được. Đó là phần “Phản ứng của BTL Quân Đoàn 3” ra sao trước tình hình chiến sự cực kỳ nghiêm trọng như thế?

Trung Tá Ánh lãnh chỉ thị của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn phát biểu như sau:

“Căn cứ vào nguồn tin mật cho biết: Tướng Trần văn Trà và Bộ Tham Mưu tiền phương cùng vài nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từ Lộc Ninh đã di chuyển đến trú đóng tại phi trường Quản Lợi, và lực lượng bảo vệ an ninh chỉ có 1 Tiểu Đoàn “Đặc Công” của Cục R mà thôi ... Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 liền thiết lập kế hoạch trình về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, xin cấp thời cho “Thả Dù” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào phía Đông Bắc An Lộc (sau lưng Trung Ương Cục Miền Nam), để tóm gọn cái Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và bắt sống Tướng Trần văn Trà”.

Một câu hỏi của đặc phái viên ngoại quốc: Kế hoạch thả Biệt Cách Dù vào “sau lưng Cục R” chừng nào thực hiện? Trung Tá Ánh trả lời: Vào sáng sớm ngày mai (14 tháng 04 năm 1972). Cuộc họp báo được kết thúc vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày, và vào khoảng 10 giờ đêm, tin tức Biệt Cách Dù sẽ được thả bọc phía sau Trung Ương Cục Miền Nam làm chấn động cả Thế Giới. Cặp bài trùng Kissinger và Lê Đức Thọ người thì chỉ thị cho phối kiểm lại, người thì vội điện tin về Hà Nội, gấp rút thông báo ngay cho Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Trà chuẩn bị đề phòng.

Khi nhận được tin trên, Tướng Trà kiểm điểm lại lực lượng tấn công An Lộc lúc bấy giờ các đơn vị Bộ Binh cơ hữu cận kề, đều bị cầm chân hết tại các giáp tuyến trên trận tuyến (nguyên Công Trường 5 (*F5) đang kẹt với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại mặt phía Bắc, Công Trường Bình Long (*F) và 1 Trung Đoàn (*E) của Công Trường 9 (*F9) thì kẹt với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà tại mặt phía Đông) nhất là quân số của các đơn vị vừa kể không còn được nguyên vẹn, cũng như khả năng tác chiến không đủ sức đương đầu với Biệt Cách Dù, để bảo vệ Bộ Chỉ Huy đầu não của Quân Đoàn và Cục R được.

Thời gian chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, là Biệt Cách Dù sẽ được thả xuống trận địa; nhìn lại đơn vị bảo vệ hiện tại, chỉ có 1 Tiểu Đoàn đặc công (*D), 400 tay súng, thì không thể nào đương cự nổi với “hằng ngàn!” Biệt Cách Dù thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Duyệt kỹ lại chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 141 (*E141) của Cộng Trường 7 (*F7), đang bố trí quân ở Ấp Srok Gòn, 7 cây số Tây Nam phi trường Quản Lợi. Trung Đoàn 141 (*E141) là đơn vị thiện chiến nhất của Công Trường 7 (*F7) Cộng Sản Bắc Việt, với 1,600 cán binh còn nguyên vẹn, sinh lực đầy đủ cũng như tính cơ động cao, mới có khả năng và đủ thì giờ cũng như đủ thực lực, di chuyển về tăng cường bảo vệ Cục R, để cản ngăn Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trung Đoàn 141 (*141) được lệnh cấp tốc rời vùng trú quân trong đêm, di chuyển đến mục tiêu đã ấn định (Phi trường Quản Lợi).

Như vậy, Cộng quân đã trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn” (dụ cọp ra khỏi rừng), bỏ trống cả một vùng 4 cây số vuông phía Đông Nam, dùng cho việc đổ quân (trực thăng vận) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù vào 2 ngày 14 và 15 tháng 04, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, được an toàn theo đúng như kế họach.

Việc Trung Đoàn 141 (*E141) của Công trường 7 (*F7) Cộng sản Bắc Việt rời Ấp Srok Gòn rút về bảo vệ cục R, được chứng minh qua đoạn văn trong Bài Phóng Sự “Chiến Trường Đi Không Hẹn” của Tác Giả Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, là nhân chứng sống (Thiếu Tá Tài lúc còn là Đại Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), theo Liên Đoàn đáp xuống An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972, bãi đáp nằm sát cạnh bên Ấp Srok Gòn viết lại như sau:

“…. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm, Biệt Cách Dù tiến chiếm Ấp Srok Gòn, trong im lặng và an toàn, vì địch vừa rút ra khỏi đây không lâu. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh Ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dầy đặc, im vắng. Xa xa về hướng An Lộc, đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh... (1)

Đúng như lời Phát ngôn viên Quân Đoàn 3 đã phát biểu với Báo Chí, sáng sớm ngày 14 tháng 04 năm 1972, hàng chục chiếc vận tải cơ C. 123 và C.130 của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có mặt trên vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm của tất cả các loại súng phòng không của Cộng quân, tung ra những cánh “Hoa Dù” rợp cả một góc trời, “Thiên thần Biệt Cách “GIẢ”, vì chiếc Dù thì thật 100%, còn chiến binh đang “tòn ten” dưới dù, toàn là những hình nộm, được kết bằng thứ vật liệu đủ nặng, tương đương với sức nặng của 1 người. Cùng thời điểm đó, Trung Đoàn 141 (*E141) Cộng Sản Bắc Việt, cũng vừa hoàn thành một vòng đai phòng thủ bên ngoài. Tiểu Đoàn đặc công, có trách vụ tuyến phòng thủ bên trong và bảo vệ an ninh cận kề cho Bộ Chỉ Huy đầu não Cục R. Tất cả đã chuẩn bị sẳn sàng chờ Biệt Cách Dù để nghênh chiến...

Chờ đợi, từ sáng cho đến chiều tối, mà vẫn chưa thấy Biệt Cách Dù xuất hiện. Khi màn đêm đổ xuống, thì lại càng hồi hộp lo âu, tinh thần giao động, rất quan ngại về kỹ thuật “tác chiến ban đêm” xuất quỷ nhập thần của Biệt Cách Dù. Trời lại sáng, suốt ngày cũng vẫn không thấy Biệt Cách Dù động tịnh nổ sung; không biết Biệt Cách Dù, sau khi xuống tới trận địa, đã di chuyển đi đâu, di chuyển đánh bọc hậu sau lưng hay là sườn trái hay phải. Tại hầm Chỉ Huy, Tướng Trà cho gọi máy liên hồi hỏi Trung Đoàn 141 (*E141) có phát hiện dấu tích gì của Biệt Cách Dù hay không? Tâm trạng của những người đang có mặt tại căn hầm chỉ huy của Cộng quân (hầm nầy do quân Đội Hoa kỳ xây cất từ trước), đều hồi hộp lo sợ bị Biệt Cách Dù bắt sống.

Tình trạng chờ “nghênh chiến” với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã trải qua 3 ngày đêm … Vừa đủ thời gian cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoàn tất việc đổ quân: (Hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào được An Lộc để kiện toàn tổ chức phòng thủ. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mở rộng vòng đai phòng thủ thêm 2 cây số về phía Nam; Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chiếm lại ½ diện địa phía Bắc Thành Phố.

Như vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đã hoàn thành chiến pháp được gọi là “Điệu Hổ Ly Sơn” lừa được địch, tự động bỏ trống 4 cây số vuông phía Đông Nam An Lộc để trực thăng vận 3,000 Quân Dù và Biệt Cách Dù vào tiếp ứng cứu nguy An Lộc (2,450 Chiến Binh Mũ Đỏ, 550 Chiến Binh mũ xanh).

Cho đến giờ này “quả tim vĩ đại An Lộc”, mới được cứu tỉnh, nhịp đập lần hồi trở lại bình thường, hy vọng sẽ đẩy lui bất cứ cuộc tấn công nào trong những ngày kế tiếp của Cộng quân.

Ngày 19 tháng 04 năm 1972, tại Bản Doanh Hành Quân Tiền Phương của Quân Đoàn 3/Quân Khu III tại căn cứ Lai Khê, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh phát biểu với Báo Chí trong và ngoài nước: “An Lộc đã trải qua hồi nguy kịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn còn phải cẩn trọng, vì nhiều ngàn dân chúng đang còn kẹt trong vòng lửa đạn đôi bên, và Cộng quân vẫn còn pháo kích cả ngày lẫn đêm, vô tội vạ, tạo nhiều tang thương chết chóc, đổ vỡ, cho đồng bào vô tội.”

3. ĐỔ QUÂN TĂNG VIỆN

Cuộc đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc được chia ra làm hai giai đoạn:

1. Giai đoạn khẩn cấp: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

2. Giai đoạn kế tiếp: Thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), dùng làm “bàn đạp” cứ điểm để trực thăng vận Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà; với mục đích “RÚT NGẮN” đoạn đường, tiến gần An Lộc, đồng thời công phá Chốt Tàu Ô.

Trung Trướng Nguyễn Văn Minh, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi còn là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh & Khu 42 Chiến Thuật (vùng đồng bằng sông Cửu Long), đã được nổi tiếng là một tướng lãnh tài giỏi trong chiến thuật “trực thăng vận”, cũng là vị tướng đã đào tạo ra “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây” Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ, (từ năm 1965 đến 1968). Ngoài ra Ông còn đào tạo được một vị tướng lãnh khác giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào năm 1975; đó là Chuẩn Tướng Mạch văn Trường.

Vào năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng,Tư Lệnh mặt trận An Lộc; Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà; Trung Tá Lưu Trọng Kiệt đã tử trận vùng Tỉnh Chương Thiện 1967 và Trung Tá Lê Văn Dần đã đền xong nợ nước 1968 (Tết Mậu Thân) tại Tỉnh Hậu Nghĩa. Tướng Lê văn Hưng và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã Anh Hùng tuẫn tiết và bị cộng quân sát hại trong những ngày đau buồn của Đất Nước 30 tháng 04 năm 1975. Chỉ còn Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Trung Tá Vương Văn Trổ (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Rạch Giá), còn sống sót, cả hai đang cư ngụ tại Thành Phố Houston,Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ. (81/421)

TRỰC THĂNG VẬN TĂNG CƯỜNG

4. LỮ ĐOÀN 1 NHẢY DÙ THAM CHIẾN

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang quần thảo với địch quân, trong gần suốt tuần qua tại vùng Suối Tàu Ô, được lệnh rút về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung và trang bị, chờ lệnh trực thăng vận đổ quân vào tăng cường cho quân bạn, đang trấn thủ tại Thị Xã An Lộc.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bàn giao trận địa Vùng “Chốt Kiền” Suối Tàu Ô cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tiếp tục đảm trách công việc “Bứng Chốt”.

Sáng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được triệu hồi về họp tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3/QK III (căn cứ Lai Khê).

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh,Tư Lệnh Quân Đoàn, cho biết tình hình mới nhất tại An Lộc. Sau 2 lần tấn công, địch quân đã lấn chiếm gần phân nửa phía Bắc thành phố. Các đơn vị Bạn đang cần một luồng sinh khí mới đổ vào tiếp ứng cho An Lộc.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù xét thấy còn đủ khả năng để đột phá vòng vây cho quân Bạn đang tử thủ tại Thị Trấn An Lộc..

Tướng Minh cũng khuyến cáo, nơi có thể đổ quân, tương đối được an toàn, trong vùng Đông Nam Thành Phố (khu vực Đồi Gió và Đồi 169). Sau đó, con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng vài Sĩ Quan trong Bộ Tham Mưu lên trực thăng bay quan sát, tìm “BÃI” đổ Quân. Ngay buổi trưa ngày 14 tháng 04, Đại Tá Lưỡng quyết định cho trực thăng vận Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù vào sườn phía Đông của Đồi Gió và đồi 169, cạnh Ấp Srok Ton Cui, (4 cây số Đông Nam An Lộc) để giữ an ninh bãi đáp cho ngày hôm sau (15 tháng 04 năm 1972) toàn bộ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1, Đại Đội Trinh Sát, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8 Dù đổ quân kế tiếp.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Tiểu Đoàn 6 Dù, sau khi hoàn thành nhiêm vụ an ninh bãi đáp, để lại một Đại Đội giữ chân tại Ấp Srok Ton Cui, phía Đông Nam dưới chân đồi Gió. Tiểu Đoàn (-) được chia làm 2 cánh, 2 Đại Đội, được giao cho Tiểu Đoàn Phó, Thiếu Tá Phạm Kim Bằng (gốc Thiếu Sinh Quân và tốt nghiệp K.16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), di chuyển lên chiếm cao điểm Đồi Gió và Đồi 169, làm lực lượng bảo vệ cho Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) của Lữ Đoàn 1 Dù, do Trung Tá Lữ Đoàn Phó Lê Văn Ngọc chỉ huy, cùng Pháo Đội (6 khẩu 105 ly), Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, tạo thành một căn cứ Hoả Lực “dã chiến” trên đỉnh Đồi Gió để yểm trợ cho toàn thể mặt trận An Lộc (trong giai đoạn này, Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh và Trung Đội Pháo Binh của Tiểu Khu Bình Long chỉ còn sót lại 1, 2 khẩu Pháo 105 ly còn sử dụng được mà thôi); Cánh quân thứ 2, gồm 2 Đại Đội, do Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, di động xung quanh sườn đồi 169.

Lữ Đoàn 1 Dù, được đổ xuống trận địa, do Không Đoàn 43 trực thăng, thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đảm trách, và do Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) chỉ huy, toàn quyền đảm trách việc “đổ quân” và “tản thương” cho chiến trường An Lộc.

Sau khi đặt chân xuống trận địa, Đại Tá Lưỡng bắt liên lạc với Tướng Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc), và Trung Tá Biết (Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân) đang án ngữ mặt phía Đông; đồng thời điều động lực lượng Dù, chia làm 2 cánh: Tiểu Đoàn 8 Dù bảo vệ bên sườn Trái, Tiểu Đoàn 5, Đại Đội Trinh Sát cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù di chuyển bên sườn Phải, bủa gọng kềm, tiến sát vào vòng đai Thành Phố An Lộc, từ hướng Đông Nam.

Khi còn cách tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân 1 cây số (vị trí cũ của Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân khi trước), Tiểu Đoàn 5 Dù chạm với một đơn vị Cộng Quân (cấp Tiểu Đoàn). Địch quân bị quân Dù từ sau đánh tới bất ngờ; sau nửa giờ giao tranh, quân bạn được sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang Cobra của Không Lực Hoa Kỳ. Lực Lượng Dù nhanh chóng đánh tan đơn vị Cộng Quân. Thanh toán xong đơn vị Cộng quân đang bủa vây An Lộc từ phía Đông Nam, Lực Lượng Dù tiến vào Thành Phố, gịữa sự hân hoan chào đón của Quân Dân An Lộc.

Một cuộc họp tham mưu cấp thời được diễn ra tại hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng. Ngoài Chuẩn Tướng Hưng, còn có Đại Tá Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh); Đại Tá Trường (Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh); Đại Tá Nhựt (Tỉnh Tưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long); Trung Tá Nguyễn Văn Biết (Liên đoàn Trưởng LĐ 3 BĐQ); toán cố vấn Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Sau khi thảo luận và cân nhắc tình hình trận liệt, Tướng Hưng chỉ định đơn vị Dù trách nhiệm gíúp Tiểu Khu Bình Long trấn giữ và mở rộng vòng đai phía Nam. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù trú đóng cùng chung hầm Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long. Hai Tiểu Đoàn 5 và 8 lần lượt tiến về phía Nam (Tiểu Đoàn 8 bên cánh Trái, Tiểu Đoàn 5 bên cánh Phải, tính từ Bắc xuống Nam).

Khi Tiểu Đoàn 8 Dù vừa vượt vòng đai phòng thủ phía Nam, ngay tại ngã tư Xa Cam, (còn có biệt danh là dốc tử thần) liền bị Pháo và Bộ binh có cả Chiến Xa địch (ước tính cấp Tiểu Đoàn) chận đánh... Chiến trận được mô tả ác liệt. Xin đọc một đoạn bài tường thuật của Đại Úy Đỗ Viết Hùng (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù):

Sau khi Trung Úy Vân (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83) chết vì bị đạn pháo nổ chụp của địch, tôi đang là Trung Uý Đại Đội Phó liền được Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Văn Bá Ninh, chỉ định thay thế vị Đại Đội Trưởng vừa đền xong nợ nước. Vừa mới chì huy chưa đầy 10 phút, tôi lại bị thương, nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy Đại Đội. Cùng lúc Đại Đội 82 do Trung Úy Trần Cao Khoan, Đại Đội Trưởng cũng bị thuơng, và gần phân nửa Đại Đội 82 cũng bị trúng miểng pháo của địch,Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Đại Đội 82 lui ra khỏi vòng pháo tập của Cộng Quân,Tiểu Đoàn 8 Dù tạm “khựng” lại. Trong lúc đó Tiểu Đoàn 5 từ cánh Phải, do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đơn vị, đánh bọc vào sườn của đơn vị Cộng Quân. Pháo địch không còn hiệu quả, vì trong thế đánh xáp lá cà... Các thiên thần mũ đỏ của Tiểu Đoàn 5 lại có dịp lập chiến công thêm một lần nữa...

Chỉ sau khoảng nửa giờ giao tranh, đơn vị Cộng quân tháo chạy về hướng Nam bỏ lại trận địa trên 100 xác chết .. Trung Tá Hiếu cho lệnh truy kích quân địch. Bắn hạ thêm hơn 100 cán binh khác của Cộng quân trên đường đào tẩu.

Trời vừa tối, Tiểu Đoàn 8 Dù được lệnh dừng quân qua đêm trong khu vực phía Nam dọc theo Quốc Lộ 13, bên cánh Phải là Tiểu Đoàn 5 Dù… Suốt đêm, mọi người đều ghìm súng chờ địch, trên vòng trời đen tối, luân phiên nhau, các chiếc C.130 tối tân của Không Lực Hoa Kỳ bao vùng, bắn chận quân Địch cận phòng khi có lời yêu cầu, bộ binh địch không dám mạo hiểm tấn công. Trong đêm này, có 1 T.54 xuất hiện cận tuyến phòng thủ củaTiểu Đoàn 8; Thượng Sĩ thuờng vụ Lê Văn Song chỉ huy toán vũ khí nặng chạy rượt đuổi theo sau xạ thủ 57 ly không giật, vô tình bị hơi phụt của khẩu 57 gây ra tử thuơng; chiếc chiến xa T.54 liền được chỉ điểm cho C.130 có thiết trí Đại Bác 105 ly bắn hạ.

Trời vừa hừng sáng, 2 Tiểu Đoàn 5 và 8 tiếp tục mở rộng vòng đai về phía Nam, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù, chỉ huy 3 đại đội 81 (do Ðại Úy Nguyễn Trọng Ni chỉ huy), Đại Đội 83 (Do Trung Úy Đỗ Viết Hùng chi huy) và Đại Đội 84 Dù (do Trung Úy Đồng Văn Minh chỉ huy) cùng song song với Tiểu Đoàn 5 Dù tiến về phía Nam, cách thành phố đến 2 cây số, được lệnh bố quân dừng lại, đào hệ thống phòng thủ, cho đến khi bắt tay được với Tiểu Đoàn 6 Dù từ phía Nam tiến lên giải tỏa.

Sau khi hai Tiểu Đoàn 5 và 8 hoàn tất tuyến phòng thủ 2 cây số vòng ngoài phía Nam, mặt phía Nam An Lộc bây giờ trở thành vững mạnh nhất (nhờ có khoảng 1250 chiến sĩ Dù trấn giữ (2).

Trong thời điểm đó, Tiểu Đoàn 6 Dù trên đỉnh Đồi Gíó và Đồi 169, cũng đã thiết lập xong căn cứ hoả lực Pháo Binh (6 khẩu 105 ly) và bắt đầu khai pháo tác xạ vào quân địch theo yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Đúng thật, lực lượng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã đem đến cho quân trấn thủ “một luồng SINH KHÍ MỚI”, như Tướng Minh đã nói với Đại Tá Lưỡng từ lúc ban đầu.

Sau trận An Lộc Lữ Đoàn 1 Dù được lệnh trở về hậu cứ "Trần Quý Mai" trong trại Hoàng Hoa Thám để dưỡng quân, chỉ có 1 đêm là được lệnh tiếp tục di chuyển hành quân, tăng cường cho mặt trận Quảng Trị.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

84/421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/normal-0-false-false-false-en-us-x-none.html 


No comments:

Post a Comment