Sunday, January 30, 2022

20220131 An Loc Chien Su 1972 Phan 25

 20220109 An Loc Chien Su 1972 Phan 25


South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

Xom Ruong-6331-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xom_ruong-6331-4%20.pdf

196/ 421

11- 4 DANH SÁNH NHỮNG VỊ ANH HÙNG, CHIẾN HỮU CÁC CẤP, VÀ DÂN SỰ, CÓ THAM DỰ HAY CHỨNG KIẾN “TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC” HIỆN ĐANG CÒN SỒNG:

* Trung Tướng ĐẶNG VĂN QUANG, cựu Phụ Tá Quân Sự kiêm Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông có mặt trong phái đoàn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972. Trong trận chiến thắng An Lộc, Ông đã đóng góp phần công lao rất lớn trong việc:

- Cố vấn cho Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh nhiều phương cách ứng biến thích hợp trong mọi tình huống.

- Trong ý định muốn để Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà được đặt thuộc quyền điều động của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, dùng làm tuyến phòng thủ cuối cùng để bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn, Ông phát biểu ý kiến “Nếu chúng ta tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh để giữ được Vùng1/Quân Khu I, và nếu để An Lộc bị địch tấn chiếm! Cộng quân chắc không chịu dừng chân tại đó, vì mục tiêu cuối cùng của chúng là Thủ Đô Sài Gòn, chúng chỉ cần xua quân tiếp tục tấn công, thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ sau là chiến xa và bộ binh của chúng sẽ tràn đến và giẫm nát Thủ Đô Sài Gòn của chúng ta. Giữ được Vùng 1 mà Sài Gòn thất thủ thì đem cả vận nuớc đổ theo!”

Lời nói khẳng khái của Ông khiến cho Tổng Thống Thiệu phải thay đổi ý định (đã hứa với Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm là sẽ tăng cường Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Quân Đoàn 1/ Quân Khu I).

“Xin nói thêm về sự liên hệ thâm tình giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh như sau: Khi Đại Tá Đặng Văn Quang nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, thì Trung Tá Nguyễn Văn Minh được Đại Tá Quang bổ nhậm giữ chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn “A” đặc trách vùng rừng “U Minh” thuộc Tỉnh Cà Mau. Khi Thiếu Tướng Đặng Văn Quang giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, Đại Tá Nguyễn Văn Minh được Thiếu Tướng Quang đề nghị với “thượng cấp” cho nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Nhờ có đuợc cơ hội nắm giữ trong tay một “đại đơn vị” nổi tiếng từ thời ChuẩnTướng Đặng Văn Quang, Đại Tá Minh theo đà “chiến thắng” với những cuộc hành quân có tên “DÂN CHÍ” tại Khu 42 ChiếnThuật. Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào thời kỳ này đánh đâu thắng đó, Cộng quân phải khiếp đảm kinh hồn…Với “ngũ hổ tướng” trong tay: Thiếu Tá Lê Văn Hưng, Thiếu Tá Lê Văn Dần, Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Đại Úy Lưu Trọng Kiệt, Đại Úy Vương Văn Trổ, đã đem đến cho Quân Kỳ của Sư Đoàn 21 Bộ Binh 9 Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, mang dây Biểu Chương màu Bảo Quốc, Chuẩn Tướng Minh được sử sách ghi công là một Tướng Lãnh “giỏi về Chiến thuật trực thăng vận” từ thuở đó (1965)”.

Trong chuyến du Nam đến Phoenix Arizona ngày 17 tháng 04 năm 2009, tôi có dịp đàm luận với Chiến Hữu Bùi Quang Lâm là một sĩ quan trẻ gốc Biệt Động Quân thuộc thế hệ trẻ 11/2 - ông là một thương gia thành công và nổi tiếng tại thành phố Pheonix; ông rất có lòng đối với những chiến hữu thuộc hàng ngũ Quốc Gia chân chính; ông là người có công rất lớn và là cột trụ trong việc vận động và xây dựng "Kỳ Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ' ngay trong Công Viên nổi tiếng tại Thành Phố Pheonix Arizona, cũng như vận động với Lưỡng Viện Quốc Hội Tiểu Bang Arizona công nhận lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ chễm chệ tung bay ngang hàng với lá Cờ của Liên Bang Hoa Kỳ và Cờ Tiểu Bang Arizona trên một kỳ đài nguy nga hùng vĩ. (Cụ Cố Thân sinh chiến hữu Lâm là Cựu Dân biểu Bùi Quang Nga thời Đệ Nhất Cộng Hòa là người “trực tính”, thường có những tư tưởng hay lập trường chính trị xã hội khác biệt với nữ Dân biểu động viện là Trần Lệ Xuân – phu nhân của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu)

Chiến Hữu Lâm có hỏi tôi những tin đồn đại về tham nhũng có liên quan đến thanh danh của Trung Tướng Đặng Văn Quang như:

a. Tham nhũng từ lúc còn là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 kiêm luôn chức Đại Biểu Chính Phủ Miền Tây.

b. Tham nhũng ăn tiền của Sinh Viên du học và các Tỉnh Thị Trưởng khi ông giữ chức vụ cố vấn quân sự và an ninh tại Phủ Tổng Thống.

c. Có dính líu đến đường dây buôn lậu "nha phiến" bị Hoa Kỳ không cho nhập cảnh nên phải xin qua Canada ẩn thân.

d. Trung Tướng Quang là người giàu có đứng hàng thứ 3 sau Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm sau ngày mất nước.

Tôi trả lời cho chiến hữu Lâm từng điểm theo sự nhận biết của cá nhân tôi. Có thể nói như là một nhân chứng điển hình còn sống.

Trả lời mục a.

- Anh được biết Trung Tướng Quang từ lúc Ông còn là Đại Tá giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, lúc đó Anh còn là Thiếu Úy. Với chiến thuật "Diều Hâu Trực Thăng Vận", Sư đoàn 21 đánh đâu thắng đó lần lượt đã đưa Ông lên hàng danh tướng. Chuẩn Tướng, rồi Thiếu Tướng, Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 4/QK IV kiêm chức vụ Đại biểu Chính Phủ Miền Tây.

- Anh cũng lần lượt được thăng cấp lên Trung Úy và được nghị định của Tư lệnh Quân đoàn 4/ QK4 kiêm đại biểu Chính Phủ Miền Tây bổ nhậm giữ chức Quận trưởng Quận Thới Bình Tỉnh An Xuyên (1964). Anh không có nộp tiền cho ai để có được chức vụ này.

Trả lời mục b.

- Theo tổ chức hành chánh của nền Đệ Nhị Cộng Hoà Việt Nam, những sinh viên muốn được cấp chiếu khán cho xuất ngoại du học thì thuộc thẩm quyền của Bộ Nội Vụ, qua sự chiếu khán hay là điều tra của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo (Tổng Trưởng Nội Vụ lúc bấy giờ là ông Lê Công Chất và ông Tổng Ủy Trưởng Trung Ương Tình báo là Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình)

- Những sinh viên muốn được xuất ngoại du học đều là con em của những người có chức vụ quan trọng trong chính phủ đương thời hay là những người giàu sụ có thế lực. Vậy thì với chức Cố vấn Quân sự & An Ninh Phủ Tổng Thống, thử hỏi những bậc cha mẹ đầy quyền uy đó có cần gì phải đi lo lót cho một ông Trung Tướng bị thất sủng có tiếng là Cố vấn nhưng thật sự tại văn phòng ông Cố vấn chỉ có một tùy viên và một tài xế duy nhất, không có một thư ký để đánh máy hay xếp hồ sơ, đừng nói chi đến ông chánh văn phòng (quân sự hay dân sự) như những Bộ, Sở khác.

- Còn việc hối lộ các Tỉnh, Thị Trưởng. Vào năm 1972 (sau trận An Lộc) anh được bổ nhậm giữ chức Tỉnh Trưởng Tỉnh Bình Tuy (Vùng 3 chiến thuật), anh cũng không phải lo lót tiền cho một ai để được làm Tỉnh Trưởng.

Theo anh suy luận các vị Tỉnh Thị Trưởng khác nếu có ý định đút lót hay vận động để được giữ chức vụ Tỉnh Thị Trưởng thì đã biết giới chức nào có quyền đề nghị bổ nhậm hay cách chức Tỉnh Thị Trưởng thì hợp lý lẽ hơn.

Trả lời mục c.

- Về vụ này anh cũng không rõ hư thực ra sao, chỉ có mấy anh “MŨI ĐỎ” và mấy nhà báo phản chiến mới rõ ngọn ngành mà thôi.

Anh chỉ biết sau vài năm ông bà Trung Tướng Quang cũng được Chính Phủ Mỹ cấp chiếu khán cho vào Hoa Kỳ.

Trả lời mục d.

- Việc Trung Tương Quang có giàu có hay không? Thật sự Anh Không biết Trung Tướng Quang giàu có đến mức nào! Tuy nhiên anh chỉ biết trong lúc cư trú tại Canada, Trung Tướng Quang phải "đi rửa chén" cho một nhà hàng; và khi được nhập cảnh vào Hoa Kỳ, Ông đi làm lao công chuyển hành lý tại phi trường Los Angeles với đồng lương khiêm nhượng để có tiền độ nhật; còn bà Trung Tướng Quang thì phải chịu khổ cực làm bánh (đem đến các chợ gửi bán hầu có tiền trang trải hàng ngày); Ông Bà được gia đình một người gốc Triều Châu quê quán Bạc Liêu(Ông Bà tiệm vải Thạnh Hưng), còn chút thân tình năm xưa (Lúc Trung Tướng Quang còn là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB tại Tỉnh Bạc Liêu), cho tá túc trên một căn gác chật hẹp tại vùng Los Angeles CA.

Tôi nói tiếp – Lâm còn nhớ vào những năm 1965-1967 Quân đội Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam; trong lúc lãnh thổ vùng đồng bằng Sông Cửu Long dưới thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, với 3 Sư đoàn thiện chiến (7, 9 và 21) đánh tan gần như toàn bộ các đơn vị cơ động cũng như chính quy của Việt Cộng, buộc chúng phải rời bỏ hạ tầng cơ sở nông thôn, lui quân lẩn trốn, tránh đụng độ với Quân lực Việt Nam Cộng Hoà tại Vùng 4 chiến thuật, ẩn quân sâu vào các mật khu hay các khu rừng nổi danh là rừng thiêng nước độc như U Minh Thượng, U Minh Hạ, đầm lầy Đồng Tháp Mười …

Người Mỹ lúc đó có ý muốn đổ quân thêm cho Vùng 4 chiến thuật, nhưng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Đặng Văn Quang nhất quyết từ chối. Vì trái ý với kế hoạch của Hoa Kỳ nên Trung Tướng Quang bị Mỹ làm áp lực với Chính Phủ của Nguyễn Cao Kỳ buộc phải rời chức vị Tư Lệnh Quân Đoàn - ông được điều động về Trung Ương cho nắm chức Tổng Ủy viên kế hoạch (ngồi chơi xơi nước) cho đến khi Trung Tướng Thiệu được đắc cử Tổng Thống mới chuyển ông về cho giữ chức vụ Cố vấn Quân sự & An ninh Phủ Tổng Thống.

Theo nhiều người nhận định trung thực: Trung Tướng Đặng Văn Quang quả thật là một Tướng Lãnh tài ba trên trận mạc; một Chiến Sĩ Quốc Gia chân chính; một công dân gương mẫu, suốt cuộc đời binh nghiệp tận trung tận hiếu với đất Mẹ Việt Nam. Chỉ vì noi gương theo Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (KHÔNG CHO QUÂN ĐỘI NGOẠI QUỐC ĐẶT CHÂN LÊN ĐẤT NƯỚC MIỀN NAM) mà sự nghiệp tiêu vong, cuộc đời thật là thê thảm vô cùng tận, còn bị hàm oan về những "tin đồn ác nghiệt".

Hiện tại ông bà đang sống tại một nhà dưỡng lão ở thành phố Sancramento – CA, không con cái chăm sóc, chỉ nhờ một chiến hữu khi xưa (Trung Tá Trần Văn Ngà tại Quân đoàn 4) tận tình tới lui chăm sóc, với nhiều căn bệnh nan y khó chữa trị.

Mong rằng trước ngày Trung Tướng Đặng Văn Quang từ biệt cõi trần ô trọc nầy DANH DỰ CỦA NGƯỜI sẽ phải được phục hồi.

- Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh (1972), Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 4/ Quân Khu IV (1972-1974), nguyên Tư Lệnh Mặt Trận Phan Rang (1975), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Trung Tướng Nghi và cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang (Không Quân), bị Cộng quân “bắt” làm tù binh. Ngày 16 tháng 04 năm 1975 khi trên đường rút quân từ Phan Rang dự định về “Cà Ná”…nhưng vì không liên lạc được với Chuẩn Tướng Nhựt, Tư Lệnh Sư Đoàn 2 BB,có Trung Đoàn 50 Bộ Binh đang trú đóng trên lộ trình phía Nam, nên Trung Tướng Nghi quyết định chỉ huy đoàn quân dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước…Đến thôn Mỹ Đức lúc 4 giờ chiều, và tiếp tục di chuyển, khoảng 9 giờ tối, rời Thôn Mỹ Đức chưa được bao xa thì bị phục kích…đoàn quân tổng cộng có đến 700 đều bị bắt theo chủ soái...(chiếu theo hồi ức của Cố Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH viết về Trận Phan Rang…)

- Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long (1972), nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Việt Nam Cộng Hoà, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), nguyên Tư Lệnh Lữ Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. “Đại Tá Huấn cùng 550 chiến sĩ Biệt Cách Dù đổ quân cứu nguy An Lộc vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, và ngay trong đêm đó, Ông điều quân lên giải tỏa ½ diện địa phía Bắc thành phố, đã bị Địch lấn chiếm từ mấy ngày trước. Sau đó, để mở rộng tầm kiểm soát, đích thân Ông chỉ huy 300 chiến binh Biệt Cách Dù “đột kích” tấn chiếm Đồi Đồng Long, tạo đựợc một chiến tích lẫy lừng, thành quả cao hơn tất cả các đơn vị “COMMANDO = BIỆT KÍCH” thiện nghệ đặc biệt nào của Quân Lực các Quốc Gia trên thế giới.

- Đại Tá NGUYỄN VĂN ĐĨNH, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH, cựu Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 9 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, “Sau khi Quận Lộc Ninh thất thủ, Ông bị Quân Cộng Sản bắt làm tù binh, sau gần một năm, được thả về vào ngày 29 tháng 03 năm 1973. (do sự trao đổi tù binh hai bên, từ hiệp định “đình chiến Paris”). Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Ðại Tá NGÔ VĂN MINH, cựu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá ĐOÀN KIM ĐỊNH, cựu Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Đức quốc.

- Đại Tá LÊ VĂN TRANG, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá TRẦN THANH ĐIỀN, Trưởng khối cận vệ Phủ Tổng Thống, đáp xuống An Lộc cùng phái đoàn của Tổng Thống Thiệu ngày 07-07-72. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá HOÀNG TRUNG LIÊM, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ/52 Pháo Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá TRỊNH ĐÌNH ĐĂNG, cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá TRẦN BÁ THÀNH, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Tuy (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá HUỲNH THAO LƯỢC, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá HỨA YẾN LẾN, Tham Mưu Phó Hành Quân Sư Đoàn 18 Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá LÊ XUÂN HIẾU, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Tá HUỲNH THANH ĐIỀM, cựu Tỉnh Trưởng Tỉnh Long Khánh, nguyên phụ tá hành quân Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tại mặt trận An Lộc vào lúc sôi động, được Chuẩn Tướng Hưng giao cho trách nhiệm chỉ huy toán chung sự, ông vẫn vui vẻ thi hành một cách chu đáo. Cuối cùng toán chung sự của ông phải hy sinh đến ¾ nhân số (xem bài “Địa ngục trần gian” của Bác Sĩ Nguyễn Văn Quý - mục Dân Y trang 169)

- Trung Tá NGUYỄN ĐẠT THỊNH (nhà Văn, nhà Báo), nguyên Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tổng Tham Mưu, đã có mặt trong phái đoàn của TổngThống Nguyễn Văn Thiệu đáp xuống An Lộc ngày 07 tháng 07 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá ĐÀO THIỆN TUYỂN, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), nguyên Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá NGUYỄN VĂN ỨC đại diện Sư Đoàn 3 Không Quân, chỉ huy hợp đoàn trực thăng đổ quân và tản thương cho chiến trường An Lộc 1972; được vị Tư Lệnh chiến trường An Lộc đề nghị thăng cấp Trung Tá tại mặt trận kèm theo huân công Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu; bởi đức tính hy sinh, dũng cảm gan lì không nề hà gian khổ hiểm nguy, lúc nào cũng dẫn đầu chỉ huy đoàn trực thăng đổ quân xuống trận địa, bất chấp hỏa lực phòng không dày đặt của cộng quân, nhờ vậy mà các anh hùng không quân do Trung Tá Ức chỉ huy đã hoàn thành nhiệm vụ một cách chu đáo và thành công.

Sau trận An Lộc Trung Tá Ức được bổ nhậm làm Không Đoàn Phó Không Đoàn trực thăng 84 chiến thuật do người bạn đồng khóa 16 Võ Bị Đà Lạt – Đại Tá Trương Thành Tâm chỉ huy. Cho đến gần ngày 30 tháng 04 năm 1975, Trung Tá Ức được điều động trở về Sư Đoàn 3 Không Quân nắm giữ chức vụ Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 43 chiến thuật; nhưng quá trễ - người hùng không quân Nguyễn Văn Ức đành phải chịu chấp nhận kiếp phận lưu vong tỵ nạn cộng sản tại Nam California.

- Trung Tá HOÀNG NUÔI, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn “Hoả Long” 218, thuộc Sư Đoàn 5 Không Quân Víệt Nam Cộng Hoà, bất chấp mọi hiểm nguy do cao xạ phòng không, hàng đêm chỉ huy phi đoàn bay đến yểm trợ hỏa lực cho căn cứ Tống Lê Chân - nhờ vậy mà căn cứ hỏa lực này vẫn đứng vững cho đến gần 1975 được lệnh rút lui về An Lộc sát nhập với lực lượng Biệt Động quân đang càn quét cộng quân và ông hiện đang cư ngụ tại Hoa kỳ.

- Trung Tá NGUYỄN VĂN DƯƠNG, cựu Thiết Đoàn Trưởng Thíết Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Úc Châu.

- Trung Tá PHẠM KIM BẰNG, (gốc Thiếu Sinh Quân, Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù (1972), cựu Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn Dù, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 16 (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá LÊ VĂN NGỌC, Lữ đoàn phó Lữ Đoàn 1 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá BÙI QUYỀN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Sĩ Quan Hành quân Lữ Đoàn 1 Dù (1972), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nguyên Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

-Trung Tá HUỲNH VĂN BÉ, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân, Quân Đoàn 3/Quân Khu III (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá ĐOÀN KHẮC THUYÊN, (khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) cựu Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà(1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá NGUYỄN ÁNH LÊ, (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/SĐ 9 BB (1972), nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Việt Nam Cộng Hoà (1975), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá NGUYỄN VĂN LÂN, Liên Đoàn Phó Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá NGUYỄN SĨ TẤN, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972) hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Tá NGUYỂN VĂN NGUYÊN, Tiểu ĐoànTrưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ .

- Trung Tá NGUYỄN NGỌC ÁNH, cựu Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn Đặc Trách Chiến Trường Ngoại Biên và An Lộc kiêm phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn3/Quân Khu III (1972), hiện cư ngụ tại Thành Phố Austin Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá NGUYỄN VĂN THỜI, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 31 (giai đoạn 2), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá LÊ VĂN CHÂU, Y Sĩ Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá Quân Y NGUYỄN VĂN QUÝ, Y Sỹ giải phẫu Bệnh Viện Bình Long, Tác Giả quyển “Nhật Ký An Lộc”, (Chúng tôi có trích đăng một đoạn tựa đề “Địa Ngục Trần Gian”, trong phần một, đề mục Dân Y), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá TRẦN VĂN TÍNH, Y Sĩ Trưởng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Các Thiếu Tá “Quân Y” của Tiểu Đoàn 5 Quân Y: Bác Sĩ VŨ THẾ HÙNG, Bác Sĩ TÍCH, Bác Sĩ NAM HÙNG, đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá TRẦN LƯƠNG TÍN, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá BÙI VĂN GIẢNG, Trung đoàn Phó Trung đoàn 7 Sư đoàn 5 BB hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá LÊ VĂN NAM cựu Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 2/7 hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ

- Thiếu Tá ĐỖ VIẾT HÙNG, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 8 thuộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá THÁI KIM HOÀNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 63 Nhẩy Dù, hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ

- Các Thiếu Tá và Đại Úy: PHẠM CHÂU TÀI, NGUYỄN SƠN, ĐÀO MINH HÙNG, LÊ VĂN LỢI, LÊ ĐẮC LỰC, là những Anh Hùng xuất chúng trong trận chiến An Lộc năm 1972, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá NGÔ XUÂN VINH (gốc Thiếu Sinh Quân) tự Vinh Con, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 62 Tiểu Đoàn 6 thuộc Lữ Đoàn 1 Dù (1972), Ông là người Hùng của trận Đồi Gió, và là vị Đại Đội Trưởng đầu tiên bắt tay được với đơn bạn (Tiểu Đoàn 8 Dù, phía Nam An Lộc).

- Thiếu Tá TRẦN TOÁN, (gốcThiếu Sinh Quân), Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

-Thiếu Tá HUỲNH VĂN ÚT, cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Tá NGUYỄN NGỌC TÙNG, Tùy viên cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, hiện cư ngụ tại Canada.

- Thiếu Tá TRẦN KIẾN PHÁP, Tiểu Đoàn Trường TĐ 21/Quân vận thuộc Sư đoàn 21 BB/ VNCH, hiện đang cư ngụ tại Austin, Texas Hoa Kỳ.

- Đại Úy PHAN NHẬT NAM, “Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ông là nhà văn Quân Đội, với nhiều Tác Phẩm và nhiều bài viết về Phóng Sự chiến trường nổi tiếng, điển hình như Tác Phẩm “Chiến trường đẫm máu, Đồi Gíó Đổi Tên”, chúng tôi có trích đăng trong Phần MỘT, Tiểu Đoạn Tiểu Đoàn 6 Dù, Đồi Gió đổi tên”. Hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại úy NGÔ ĐẮC THỤ, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Đại Úy DƯƠNG TẤN TÀI, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy VỎ ĐÌNH CÁT, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Tiểu Đoàn 2 Chiến Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy BÙI VĂN DZƯƠNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy LÊ MINH HÙNG, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 3 Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy PHÙNG VĂN TÀI, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy NGUYỄN TRỌNG HIỂN, phi đội trưởng thuộc phi đoàn 221 không đoàn 43 trực thăng là một trong những phi công gan lỳ, vào sanh ra tử trong chiến trận An Lộc, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy LƯƠNG VĂN LÃNH, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 31/ Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy NGUYỄN TRUNG TRÍ, biệt phái Không Đoàn 43, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy LÊ ĐÌNH TRẬN, Trung Đoàn 8/ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Úy NGUYỄN VĂN PHƯỚC, sĩ quan Trưởng toán cận vệ Tướng Tư Lệnh Quân đoàn 3 Quân Khu III, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Úy TRẦN THANH LIÊM, Đại Đội Trinh Sát 7 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thiếu Úy NGUYỄN VĂN THỌ, Liên Đoàn 3 Vận Tải (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Thượng Sĩ NGUYỄN PHƯỚC, Tiểu Đoàn 6 Dù, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Trung Sĩ LÊ HOÀNG LONG, Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Hạ Sĩ Nhất NGUYỄN VĂN XUÂN, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà (1972), hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chiến Hữu DƯƠNG PHỤC, đặc phái viên Đài Tiếng Nói Quân Đội, có đến tận chiến trường An Lộc ngay sau khi An Lộc được giải tỏa, cùng chuyến với Phan Nhật Nam, vào 08 thàng 06 năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chiến Hữu ĐỖ ĐỨC THỊNH, BCD, tác giả bài " Chiến Trường Đi Không Hẹn" hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Chiến Hữu NGÔ VĂN HUÊ, Phòng Nhì Quân Đoàn 3 Quân Khu III.

Còn hằng ngàn các Chiến Sĩ anh hùng vô danh các cấp khác, đã đóng góp công lao và một phần thân thể cho trận Chiến Thắng An lộc 1972, hiện đang còn sống và đang cư ngụ tại “Hải Ngoại”, một số thương binh đang còn kẹt tại Việt Nam.

Về DÂN SỰ:

- Ông HOÀNG ĐỨC NHÃ, cựu Tổng Trưởng Dân Vận và Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Ký giả kiêm phóng viên chiến trường NGUYỄN HỮU CẦU, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- “Cô Giáo PHA”, tác giả hai câu “thơ” bất hủ:

“An Lộc địa Sử ghi chiến tích,

Biệt Cách Dù vị Quốc vong thân”

được ghi trên “Nghĩa Trang” của các Anh Hùng Tử Sĩ Biệt Cách Nhảy Dù năm 1972, hiện đang cư ngụ tại Hoa Kỳ.

- Hai cô “bé gái” HÀ THỊ NỞ, HÀ THỊ LOAN (năm 1972), tính đến năm 2010, nay cũng đã 46, 47 tuổi, hiện đang sống tại Hoa Kỳ.

Còn rất nhiều Dân Chúng thuộc Tỉnh Bình Long, đã được định cư trong các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại, một số khác vẫn còn đang sống dưới gông cùm của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.

11- 5 LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA “VĂN NHÂN” VỀ TRẬN AN LỘC:

“Thị trấn An Lộc, từng bị bỏ quên trong những cánh đồng “cao su” đèo heo hút gió bạt ngàn, đột nhiên trở thành nổi tiếng trong một đêm nào đó, và rồi giờ đây lại bị chìm trong quên lãng!”

206/ 421

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/02/20220109-loc-chien-su-1972-phan-26.html


No comments:

Post a Comment