Tuesday, January 11, 2022

20220111 An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 16

20230413 Cập nhật 20220102 An Lộc Chiến Sử 1972 P16

Tuesday, January 11, 2022

20220111 An Lộc Chiến Sử 1972 Phần 16

South Vietnam population and administrative divisions, September 1972. 3-73.

https://www.loc.gov/resource/g8021e.ct003581/?r=-0.355,0.603,1.047,0.496,0

https://www.loc.gov/collections/general-maps/

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:geography+and+map+division

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:american+memory

https://www.loc.gov/search/?fa=partof:catalog

Ban do VN-Muc luc

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

Loc Ninh-6332-4

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/loc_ninh-6332-4.pdf

5. LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ THAM CHIẾN

Đến ngày 16 tháng 04 năm 1972, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được tăng viện cho An Lộc, và khởi phát cuộc phản công tái chiếm lại ½ lãnh thổ phía Bắc An Lộc.

Từng đoàn trực thăng HU1D cất cánh từ căn cứ Lai Khê vào trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972 đưa 550 Biệt Cách Dù đến chiến trường An Lộc một cách an toàn.

Bãi đổ quân được chọn trên một khoảng ruộng trống, về phía Tây, Tỉnh lộ 245, cách Đồi Gíó 1 cây số về phía Đông Bắc.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Hợp đoàn trực thăng từng đợt 10 chiếc HU1D cho mỗi đợt đổ quân, có 4 trực thăng võ trang hộ tống bao vùng. Đợt đầu thả Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy và 4 toán trinh sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, do Trung Úy Lê Văn Lợi chỉ huy; kế tiếp, Đại Đội 1 do Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn chỉ huy và Đại Đội 2 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy; Chuyến thứ nhì gồm có Liên Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn văn Lân, cùng Đại Đội 3 do Đại Úy Phạm Châu Tài (có biệt danh là Hổ Xám) chỉ huy, và Đại Đội 4 do Đại Úy Đào Minh Hùng chỉ huy.

Sau khi được an toàn nhảy xuống trận địa, kiểm điểm quân đầy đủ, Trung Tá Huấn liền cho lệnh các đơn vị di chuyển đến chiếm cứ Ấp Srok Gòn, cận kề bên bãi đổ quân. Bố trí xong xuôi, Trung Tá Huấn mở tần số truyến tin, liên lạc được với Tướng Hưng (Bộ Chỉ Huy Mặt Trận) và Đại Tá Lưỡng (Lực Lượng Dù) ở phía Nam để được hướng dẫn lộ trình an toàn, cũng như tránh ngộ nhận giữa quân bạn trước khi tiến quân vào thành phố.

Trên đường tiến quân vào chiếm Ấp Srok Gòn, đơn vị Biệt Cách Dù đi đầu, báo cáo về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, gặp được hai người Thượng, đang mò mẫm trở về Ấp, để tìm các con bò của dân làng bỏ chạy còn để lại từ hơn tuần qua, khi Cộng quân đến chiếm cứ. Hai người dân Thượng còn cho biết nhiều vết tích hầm hố, giao thông hào chiến đấu, còn nguyên vẹn, và quân Cộng Sản cũng vừa mới rút đi, còn chưa kịp lấp lại hầm hố, đào xới tứ tung.

Chiếu theo tài liệu của nhân chứng sống Biệt Cách Dù, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, trong tác phẩm “AN LỘC CHIẾN TRƯỜNG ĐI KHÔNG HẸN”, đoạn “Theo chân đoàn quân ma” có đoạn tường thuật như sau:

Theo kế hoạch giải vây, hai đơn vị thiện chiến được sử dụng đến là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

Cả hai đơn vị nầy đều nhảy thẳng vào An Lộc với hai nhiệm vụ khác nhau, một phía trong và một phía ngoài thị xã.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù sẽ quét sạch hành lang vây khốn bên ngoài chu vi phòng thủ và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù mở đường máu đánh thẳng vào An Lộc tiếp tay với quân trú phòng bên trong, chiếm lại phân nửa thành phố đã mất.

Người ta suy nghĩ, kế hoạch này là một ván cờ liều, một kế hoạch đánh xả láng “thí chốt để lấy xe”, và những đơn vị thi hành sẽ là những con thiêu thân bay vào ánh lửa. Đúng vậy, họ là những con chốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, những con chốt đã sang sông, đã nhập cung,và đã trở thành một pháo đài sừng sững trước mặt quân thù.

Ngày 14 tháng 04 năm 1972, từ Quận Chân Thành, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và một pháo đội được trực thăng vận vào một địa điểm cách An Lộc 04 cây số về phía Đông Nam.

Từ Ấp Srock Ton Cui, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù chiếm lĩnh cao điểm 169, còn được gọi là Đồi Gió, đặt 06 khẩu 105 ly, để yểm trợ cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu đoàn 5 và 8 Nhảy Dù tiến vào An Lộc.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Linh động và bất ngờ là hai yếu tố trong binh pháp, được Lữ Đoàn 1 Dù khai thác triệt để trong cuộc hành quân nầy.

Cộng quân bao vây An Lộc bị cú bất ngờ khi thấy lính Nhảy Dù xuất hiện phía sau, yếu tố bất ngờ đã làm địch quân hốt hoảng, trận đánh đẫm máu nổ ra và Nhảy Dù đã chiếm ưu thế, mở được một khoảng trống trong vòng vây kín mít từ phía Đông Nam hướng về An Lộc.

Cùng ngày 14 tháng 04 năm 1972 khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù được trực thăng vận vào An Lộc, thì từ những khu rừng già vùng Tây Nam Xa Mát dọc theo biên giới Việt- Miên, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang hành quân, được lệnh triệt xuất để trở về căn cứ Trảng Lớn thuộc Tỉnh Tây Ninh.

Sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được vận chuyển qua Lai Khê bằng trực thăng Chinook CH-46.

12 giờ trưa cùng ngày, khi kho đạn Lai Khê bị đặc công Cộng Sản phá hoại nổ tung, là lúc toàn bộ 550 quân cảm tử của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sẵn sàng tại phi trường Lai Khê để được trực thăng vận vào An Lộc.

Ben Cat-6331-3 Lai Khe airfield

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ben_cat-6331-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Nắng hè chói chang oi bức, ánh nắng lung linh theo cánh quạt của trực thăng tiễn đưa đoàn quân Ma đi vào vùng đất cấm. Địa điểm đổ quân là những đám ruộng khô cằn, nứt nẻ phía Tây tỉnh lộ 245, chung quanh là những cánh rừng thưa trải dài theo hướng Tây Bắc, khoảng cách 1 cây số đi về phía Đồi Gió.

Phải một hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đa dụng HU-1D với hai đợt đổ quân mới thực hiện xong cuộc chuyển quân, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào vùng hành quân lúc 04 giờ chiều ngày 16 tháng 04 năm 1972. Mở tần số liên lạc với Tướng Lê Văn Hưng trong An Lộc và liên lạc với Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, sau đó nhanh chóng khai triển đội hình chiến đấu di chuyển về hướng Tây, len lỏi theo đường thông thủy giữa hai ngọn đối Gió và 169 âm thầm ngậm tăm mà đi.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

"Một sự kiện bất ngờ không may xảy đến khi đoàn quân đang di chuyển, một quả bom của Không quân Hoa Kỳ định đánh vào vị trí của Cộng Quân lại rơi ngay vào đội hình đang di chuyển của Biệt Cách Dù, gây thương vong cho một vài binh sĩ, trong đó có Thiếu Úy Lê Đình Chiếu Thiện. Lập tức trái khói vàng được bốc lên cao giữa đoàn quân để phi công nhận diện phía dưới là quân bạn!!”

Phải mất một thời gian ngắn cho việc tản thương, hai cố vấn Mỹ: Đại Úy Huggings và Thượng sĩ Yearta nhanh chóng liên lạc với Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không vận Hoa Kỳ yêu cầu trực thăng cấp cứu và được thỏa mãn ngay. Đây là hai cố vấn thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ còn chiến đấu bên cạnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù khi quân bộ chiến Mỹ đã rút lui ra khỏi chiến trường Việt Nam theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh được thi hành vào năm 1970.

Sự kiện thứ hai xảy đến là sự xuất hiện của 47 quân nhân thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ đồi 169 chạy tuôn xuống, mặt mày hốc hác vì mệt mỏi và thiếu ăn, bị thất lạc và phải trốn trong rừng. Họ đi theo Biệt Cách Dù để trở lại đơn vị gốc trong An Lộc.

Vài tiếng súng AK ròn rã ở phía Đông, có lẽ địch bắn báo động. Tiếp tục di chuyển về hướng Tây Bắc để vào rừng cao su Phú Hoà. Tiếng súng nổ liên hồi, đứt khoảng phía trước, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang chạm địch. Gặp Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy dù - Trung Tá Hiếu cười méo miệng, nói như phân trần “tụi nó đông như kiến và bám sát tụi moi như bầy đỉa đói”.

“Tụi nó đông như kiến” đã nói lên thực trạng chênh lệch lực lượng quân sự đôi bên mà ưu thế về phía Việt cộng. Nhưng đã là lính thì phải cố gắng cho đến lúc tàn hơi, đã là một Biệt Cách Dù thì phải chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho màu cờ sắc áo của đơn vị.

Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm. Biệt Cách Dù chiếm ấp Srok Gòn trong im lặng và an toàn vì địch vừa rút ra khỏi đây. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng.

Bóng đêm dày đặc, im vắng xa xa về hướng An Lộc- đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh.

Sự đổ quân tăng viện ồ ạt của Việt Nam Cộng Hoà về phía Đông Nam cách An Lộc 4 km, đồng nhịp với các phi vụ đánh bom B52 tàn khốc về phía Nam của thành phố, đã làm cho Cộng quân hoang mang hốt hoảng. Lữ Đoàn 1 Dù là lực lượng đối kháng vòng ngoài để thu hút địch quân đồng thời tạo một lỗ hổng cho Biệt Cách Dù thâm nhập vào thành phố.

Sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, cùng một thời điểm Tiểu Đoàn 8 Dù tiếp cận ngoại vi tuyến phòng thủ của Thị Xã vế phía Nam, cạnh Quốc Lộ 13.

Cộng quân không ngờ Biệt Cách Dù đã lọt được vào Thị xã tiếp hơi cho quân tử thủ và mở cuộc tấn công ngay trong đêm đó vào các khu phố mặt Bắc…

Nói về liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy dù, mặc dù chỉ có 550 chiến sĩ được đổ quân vào An Lộc, nhưng khả năng tác chiến có thể bằng hay hơn 2000 quân bộ chiến (cấp Trung đoàn) của các Công trường quân Cộng sản Bắc Việt, bởi chiến pháp linh động và bất ngờ, uyển chuyển theo tình hình, biết tùy theo thời tiết và địa thế; khi tấn công thì như vũ bão, sấm sét giáng lên đầu quân địch, khiến chúng không kịp trở tay; xuất hiện bất ngờ như những thiên thần trên trận mạc; đánh cận chiến tuyệt kỹ trên các hầm hố giao thông hào vào ban đêm; chui tường, đục lỗ tác chiến trong thành phố, cả ngày lẫn đêm rất điêu luyện (lấy ít đánh nhiều, sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít); đột kích bất ngờ thu dọn chiến trường nhanh chóng đã làm kinh tâm khiếp đảm địch quân trên tận dãy Trường Sơn heo hút gió ngàn, và trong thành phố tại ngã ba Cây Thị kỳ TẾT Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn.

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù là một đơn vị Biệt Kích thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, hơn hẳn các đơn vị “đặc công” thiện chiến của Cộng Quân, và không thua bất cứ đơn vị Commando nào của các Quân Đội trên Thế Giới.

Theo như lời khai báo của hai dân Thượng, thì đơn vị trú quân tại Ấp Srok Gòn là Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, đã vội vàng rút đi trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, đến bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt cũng như Cục R. Điểm đáng lưu ý là Đơn vị Biệt Cách Dù đã tránh được một cuộc chạm súng với đơn vị Trung Đoàn 141 của Công Quân, có quân số đông hơn Biệt Cách Dù đến 5 lần, và Ðịch được ưu thế phòng không và có công sự chiến đấu. Nhất là khi chuyến đầu đổ quân, không sao tránh khỏi đụng trận. Các chiến binh Biệt Cách Dù kể cả các trực thăng đổ quân chắc chắn phải bị hao hụt ít nhiều, không còn được nguyên vẹn quân số, để tiếp tục làm tròn sứ mạng tiếp sức với Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chiếm lại ½ diện địa phía Bắc, trong những ngày kế tiếp sau đó.

Trung Đoàn 141 thuộc Công Trường 7 của Cộng quân, thật sự đã ẩn phục tại Ấp Srok Gòn từ hơn tuần qua, và mới nhận được lệnh điều động rời khỏi vị trí, di chuyển về vùng Phi Trường Quản Lợi, vì bị trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn", đúng theo sự thiết kế của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà.

Câu chuyện này, cho đến nay vẫn có rất ít người biết, kể cả đơn vị Biệt Cách Dù cũng không biết được là nguyên do nào mà đơn vị mình được đổ quân ngay vào lòng Địch, mà vẫn được an toàn tiến quân vào tiếp cứu quân Bạn đánh bại Quân Đoàn xăm lăng quân Cộng Sản Bắc Việt, một cách oanh oanh liệt liệt như thế.

Những người biết được câu chuyện “Điệu Hổ Ly Sơn”, chúng tôi ghi nhận có Ba người :

1/ Cố Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng đáng kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (Đã chấp nhận kế hoạch do Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đích thân đệ trình, và tức tốc ra lệnh cho những phần hành liên hệ trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu thi hành).

“Một cơ hội may mắn cho Ban Biên Soạn, là một tháng trước khi Đại Tướng Viên từ trần, NGÀI có đọc được những dòng chữ có Highlight về những ưu đãi của Ngài cho TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC: (* cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ngày 9 tháng 4 năm 1972; * Thả Biệt Cách Dù Giả, ngày 14 tháng 04 năm 1972; * Tài liệu tác phẩm “An Lộc Chiến trường đi không hẹn” của Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đã viết trong quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu)”.

2/ Vị kế tiếp là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Người đã nghĩ ra Kế Hoạch Điệu Hổ Ly Sơn), để cho hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được đổ quân “AN TOÀN” xuống trận địa, không một tổn thất nào, trước khi lâm trận.

3/ Người kế tiếp còn đang sống là Phát ngôn Viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh.

Cho đến tháng 04 năm 1972, là lần đầu tiên Liên Đoàn được tập trung một lần, và cùng sát cánh bên nhau chiến đấu trong một thành phố, với tất cả bầu nhiệt huyết và cả tâm tư phấn khởi “Chiến Thắng quân thù phương Bắc”.

Vào hừng sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, một cuộc rượt đuổi tàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang bám trụ xảy ra rất ngoạn mục, các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù càng đánh càng hăng. Cộng quân chạy như đàn chuột bị xới ổ, bỏ chạy thục mạng, quy tụ về đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc thành phố để cố thủ.

Cuộc săn lùng, càn quét địch quân, được tiếp diễn đến ngày 18 tháng 04 năm 1972, tiếng súng bắt đầu lắng dịu trở lại trên diện địa ½ phía Bắc. Quân Cộng sản Bắc Việt đã bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù quét sạch, kể cả cứ điểm cố thủ, đồn Cảnh Sát Dã Chiến, sau gần 48 giờ các chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu không ngừng nghỉ.

Từ con chim đầu đàn, Trung Tá Phan Văn Huấn (Liên Đoàn Trưởng); Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân (Liên Đoàn Phó); Đại Úy Trần Văn Thọ (Trưởng Ban 3); Đại Úy Nguyễn Văn Mai (Trưởng Ban 2); Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng 4 toán Trinh Sát); Trung Úy Lê Văn Châu (Bác Sĩ Quân Y); Trung Úy Lê Văn Cát (Sĩ Quan Đề Lô Pháo Binh tăng phái); Thượng Sĩ Phạm Văn Cấp (Trưởng Toán Truyền Tin và Mật Mã); Trung Sĩ Nhất…Phương (Ban Tiếp Liệu); và các Cố Vấn Mỹ: Đại Úy Charles Huggins (Cố Vấn Trưởng); Thượng Sĩ Jesse Yearta (Phụ Tá); cùng các Đại Đội Xung Kích Chiến Đấu: Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1; Đại Úy Nguyễn Sơn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2; Đại Úy Phạm Châu Tài; Đại Đội Trưởng Đại Đội 3; Đại Úy Đào Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4; cùng toàn thể các Hạ Sĩ Quan và Chiến Binh oai hùng trong Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực diện chiến đấu.

5. 1 BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG

Nhận diện được từ Đồi Đồng Long, cộng quân đã từng bắn ngang hông Biệt Cách Dù để yểm trợ cho đồng bọn đang cố thủ trong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến trong ngày 18 tháng 04 vừa qua, và đồi này cũng là một vị trí quan trọng ở trên cao điểm, có ưu thế chiến thuật, khống chế cả một vùng mặt phía Bắc thành phố. Từ nơi đó, Cộng quân có thể dùng các loại súng đại bác không giật bắn thẳng tác xạ vào hệ thống phòng thủ (tuyến phía Bắc của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, xuyên tới Đồn Cảnh Sát Dã Chiến (như chúng đã làm), cũng là nơi xuất phát, tung ra những đợt tấn công của các đơn vị bộ binh và chiến xa địch, kể cả thiết trí các ổ phòng không có thể khống chế vùng không phận phía Bắc Tỉnh lỵ, với cao độ 128 thước, nằm phía phải, sát cạnh Quốc Lộ 13 (tính từ Bắc xuống Nam), và cách ranh giới phía Bắc thành phố khoảng 600 thước; do đó Đồi Đồng Long, cần phải được “nhổ đi” càng sớm càng tốt.

Từ khi Đại Đội 8 Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Bình Long bị sức ép của địch phải rút lui, Cộng quân tràn vào chiếm cứ.

Để tránh phi cơ oanh kích hay oanh tạc, Cộng quân áp dụng chiến thuật “hạ tiện” trộn lẫn vào dân; đào hầm hố nguỵ trang vòng vòng dưới chân đồi, nơi khu nhà dân cư trú, cũng như khu trường học phía Bắc chân đồi.

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Quân Cộng Sản cố ý lấy Dân để tránh bom đạn, nhưng mưu đồ đó đã không được đạt thành, vì khi dân chúng thấy quân Cộng Sản kéo đến liền bồng bế nhau bỏ nhà mà chạy về phía quân Bạn vì nghĩ rằng chỉ có người lính Việt Nam Cộng Hoà mới có thể che chở cho họ, như trường hợp dân chúng từ phi trường Quản Lợi vậy.

Những ai may mắn đã chạy thoát khỏi tầm súng cá nhân, quân Cộng Sản cũng không buông tha, gọi pháo binh hay súng cối bắn theo để sát hại, trả thù cho bõ ghét.

Đa số dân chúng cư ngụ xung quanh Đồi Đồng Long thuộc gia đình binh sĩ của Tiểu Khu Bình Long. Khi dân chúng rời xa quân Cộng Sản, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh mới yên tâm cho phi cơ xạ kích và oanh tạc quân địch.

Quân Cộng Sản vội đào hầm hố luôn cả ngay trong trường học, để nguỵ trang, tránh phi cơ quan sát.

Cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, một sự kiện lịch sử, một khúc quanh quan trọng của chiến cuộc, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đi tiên phong, cùng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hoà, đánh xuyên thủng 2 trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, tại vùng 2 số phía Nam An Lộc, đã tăng thêm sự phấn khởi, và làm nức lòng tin tưởng cho Quân Dân tử thủ trên toàn mặt trận An Lộc.

Nhân lúc tinh thần quân trú phòng lên cao, và cũng là lúc tinh thần của các cấp cán binh Cộng Sản hoang mang giao động xuống thấp, vì tin quân tăng viện Việt Nam Cộng Hoà đã mở được cửa ngõ phía Nam, thừa thắng xông lên, ngày 12 tháng 06 năm 1972, Biệt Cách Dù tung quân “Tái Chiếm” Đồi Đồng Long.

Trung Tá Huấn, con chim đầu đàn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực tiếp chỉ huy cuộc đột kich. Lực lượng tham chiến gồm có 2 Đại Đội và 4 toán Trinh sát, quân số tổng cộng 300 chiến binh Biệt Cách Dù, đánh thẳng vào Đồi Đồng Long. Tại nơi đây có cấp Tìểu Đoàn Bộ Binh yểm trợ cho các đơn vị của Trung Đoàn Phòng Không 271, và Tiểu Đoàn vũ khí nặng (Đại Bác không giật 57 và 75 Ly, súng cối 82 ly của địch, quân số ước tính khoảng 1200 cán binh Cộng Sản Bắc Việt).

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Chiếu theo kế hoạch đột kích, Biệt Cách Dù chia ra làm 3 mũi tấn kích: Mũi tấn kích bên sườn Trái, do cánh quân của Đại Đội 2 xung kích, chỉ huy bởi Đại Úy Nguyễn Sơn (Đại Đội Trưởng); Mũi tấn kích bên sườn Phải, do cánh quân của Đại Đội 3 xung kích, chỉ huy bởi Đại Úy Phạm Châu Tài (Đại Đội Trưởng); trung quân, tấn kích thẳng vào chính diện, do Trung Tá Phan văn Huấn chỉ huy tổng quát cùng với 4 toán Trinh Sát, tinh nhuệ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được chỉ huy bởi Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng).

Các chiến sĩ gan lì Biệt Cách Dù âm thầm xuất phát từ mặt Bắc Thành Phố, và đến chân đồi Đồng Long sau 1/2 giờ cẩn thận di chuyển trong im lặng truyền tin, không một tiếng động, như đoàn Beo Gấm ban đêm đi tìm mồi; các cánh quân được điều động, dàn trận thành hàng ngang, từ từ tiến sát vào mục tiêu, rồi đồng loạt xung phong, khi trời vừa hừng sáng.

Tiếng hô xung phong vang dậy một góc trời. Các chiến binh Biệt Cách Dù làm thức tỉnh trên 1000 cán binh Cộng Sản đang còn say ngủ tại các ụ súng phòng không, các giao thông hào và hố cá nhân chiến đấu. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện lính “rằn ri” Biệt Cách Dù tấn chiếm.

Cộng quân chủ quan khinh địch, sau gần ba tháng từ ngày chiếm cứ ngọn Đồi này, không nghĩ là lực lượng Việt Nam Cộng Hoà còn đủ khả năng tái chiếm.

Xác người, thân người nằm oằn oại rên la, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng, súng cao xạ phòng không của địch, chỏng gọng…bỏ ngổn ngang vung vãi dưới các ụ súng phòng không, trong các giao thông hào và hố cá nhân.

Chiến thuật đột kích, là phương pháp tấn công vô cùng táo bạo, dùng ít đánh nhiều, đánh nhanh đánh mạnh, với hoả lực được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng đúng lúc.

Sau khi san bằng Đồi Đồng Long, Trung Tá Huấn nhận được truyền tin báo cáo của các Đại Đội, hai bên cánh Tả và Hữu …đã càn quét sạch “Mục Tiêu”; địch đã bị đánh tan, ngoại trừ các xác chết và thương binh địch còn nằm la liệt trên chiến địa, một số nhanh chân chạy vuột ngược lên phía đỉnh đồi, đã là mục tiêu rất tốt cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù tác xạ (như bắn BIA tại quân trường); một số khác tuôn chạy ra bìa rừng kế cận để thoát thân, thì làm mồi cho các trực thăng võ trang Cobra Hoa Kỳ bắn hạ. Và liền khi đó, Trưởng Toán Thám Sát Trung Úy Lê Văn Lợi, hãnh diện và hiên ngang cắm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà lên trên đỉnh đồi Đồng Long vào trưa ngày 13 tháng 06 năm 1972. Lá Quốc Kỳ thân yêu nền vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ tung bay, phất phới trên đỉnh đồi Đồng Long, giữa nền trời xanh biếc của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, xóa đi áng mây mờ đang giăng phủ trên vùng chiến địa An Lộc. (xem sơ đồ số 8)

BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG

Đêm 12 rạng 13 tháng 06 năm 1972

(Sơ đồ số 8)

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được đổ quân vào An Lộc ngày 16 tháng 04, và ra khỏi An Lộc ngày 24 tháng 06 năm 1972, được bổ xung quân số và dưỡng quân 2 ngày; và được lệnh không vận tăng cường cho mặt trận Quảng Trị vào ngày 26 tháng 06 năm 1972 (3).

5. 2 KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN

(Riêng cho Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long)

ĐỊCH: 612 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến (600 chết, 12 bị bắt sống)

Mất: 520 AK.47, 18 súng lục K.54, 04 súng cối 82 ly, 2 đại bác không giật 57 ly và 2 đại bác không giật 75 ly; 4 súng phòng không 12 ly 7; 8 súng phóng hoả tiễn cầm tay SA .7

BẠN: 04 “Chết”, 14 bị thương.

5. 3 CÂU CHUYỆN DƯỚI CHÂN ĐỒI ĐỒNG LONG

Chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng… Có tiếng động khả nghi bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Có tiếng hét từ nơi các chiến sĩ Biệt Cách Dù đứng cạnh miệng hầm: “chui ra ngay! Đầu hàng ngay!!, nếu không tao tung lưu đạn vào, chết cả đám bây giờ…”

Có tiếng la từ xa:

- Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!

Tiếng nói của Trung Tá Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.

Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to: “Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hoà, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.” Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra. - Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu. Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang lê lết tấm thân tiều tuỵ, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm. - Trời ơi! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi. Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, như hai bộ xương còn biết cử động, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức, sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Úy Lê Thanh Châu, bác sĩ quân y của Liên Đoàn, liền được gọi đến để cấp cứu; cho hai em uống ít nước và chích cho hai em hai mũi thuốc khỏe, lần lần hai em mới từ từ lấy lại sức và dần dần hai em mới thốt được ra tiếng, kể lại về hoàn cảnh của gia đình hai em như sau:

Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan (8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), không biết sống chết hay còn kẹt nơi đâu, để lại vợ và 3 con non dại (Nở, Loan và một em trai 4 tuổi). Mẹ của Nở và Loan cõng em trai 4 tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường bị một quả pháo nổ ngay sau lưng bà mẹ, và đã gây thảm cảnh cho gia đình Trung Sĩ Hiến; vợ cùng đứa con trai phía sau lưng, đang ôm chặt lấy cổ của mẹ mình, đều bị thương nặng vì trúng mảnh đạn pháo. Bà mẹ ngã vật xuống bên lề đường, rên rỉ một hồi rồi tắt thở lìa đời, còn lại hai mái đầu xanh chỉ vừa tròn 8 và 9 tuổi đầu, kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp cái hang này, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt.

Các em kể lại, không biết thảm cảnh cho gia đình các em, xảy ra ngày tháng nào, chỉ biết là ngày mà quân Cộng Sản tràn vào chiếm ấp, và tất cả dân đều bỏ chạy, cho đến hôm nay, dường như đã trên 60 ngày, không cơm không nước! Vậy thì các em làm sao sống được? Các em mô tả trong ngày đầu, đứa em trai tắt thở qua đời, thân xác sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, khi nghe thấy tiếng bom đạn dịu dần, để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày; còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng, để uống. Ôi, chiến tranh, chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã đem đến cho dân tộc Việt Nam mình như thế đó.

Hai em bé đó được các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù cứu sống, và được chuyển về cho Tiểu Khu Bình Long chăm sóc tiếp… Cho đến khi An Lộc được giải toả, và rồi không còn được tin gì về hai em nữa…..

Cho mãi đến năm 1994, phóng viên điện ảnh Nguyễn Hữu Cầu ở San Jose điện thoại cho Đại Tá Huấn biết tin: Hai em Loan và Nở đã được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, và đưa về Mỹ ngay từ năm 1974.

5. - NHẬN ĐỊNH

· Căn cứ vào kỹ thuật tác chiến, thành tich chiến đấu và kết quả đạt được, (Trong Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long)

· Đọc câu chuyện “Hai tháng tử thủ An Lộc“ đoạn “Dưới chân đồi Đồng Long”, của Biệt Cách Dù Đỗ Đức Thịnh

· Và lời khen của Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Cố Trung Tướng Nguyễn văn Minh

Chúng ta có thể nhận định một cách khách quan, đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, quả thật là vô song, tuyệt diệu, về cả 3 phương diện: kỹ thuật tác chiến, tinh thần kỷ luật, tình nghĩa đồng bào, (rất được lòng Dân).

Chúng tôi nêu lên đây tóm lược lời khen của Vị Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, sau kết quả của trận đột kích Đồi Đồng Long vào năm 1972:

“Biệt Cách Dù…Lấy ít đánh nhiều…Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít… Là một trong những đơn vị giúp HỒI SINH An Lộc”.

Tham dự nhiều trận đánh, trên một chiến trường “nặng độ” như thế, từ ngày đặt chân xuống An Lộc (ngày 16 tháng 04 năm 1972), đến ngày rời khỏi An Lộc (ngày 24 tháng 06 năm 1972). trong vòng 69 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, và đã hứng chịu hằng trăm ngàn quả pháo của địch quân, mà chỉ có 69 chiến sĩ hy sinh tử trận.

Quả thật là một Đơn Vị “Biệt Kích” = Commando hiếm có trong các đơn vị Commando thiện chiến của Quân Lực các Quốc Gia trên Thế Giới.

(1) Ðặc san Biệt Cách Dù kỳ Đại Hội năm 1998, đề mục “Chiến trường đi không hẹn”, đoạn “Đi theo đoàn quân ma” của Tác Giả Biệt Cách Dù Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

(2) Nhật Ký Hành Quân của Quân Đoàn 3 về trận An Lộc năm 1972.

(3) Thư đề ngày 12 tháng 05 năm 2004 của Đại Tá Phan Văn Huấn, cựu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972).

An Loc-6332-3

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/an_loc-6332-3.pdf

https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

96/ 421

 ***

"Một sự kiện bất ngờ không may xảy đến khi đoàn quân đang di chuyển, một quả bom của Không quân Hoa Kỳ định đánh vào vị trí của Cộng Quân lại rơi ngay vào đội hình đang di chuyển của Biệt Cách Dù, gây thương vong cho một vài binh sĩ, trong đó có Thiếu Úy Lê Đình Chiếu Thiện. Lập tức trái khói vàng được bốc lên cao giữa đoàn quân để phi công nhận diện phía dưới là quân bạn!!”

Đây là một tai nạn ngẫu nhiên hay không, chúng ta không biết, nhưng đã có những trường hợp "đánh bomb lầm" vào những đơn vị thiện chiến của VNCH như Biệt Động Quân (Thái Sơn Vương Mộng Long), Nhảy Dù và ở đây là một đơn vị của Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù trong những giờ phút sinh tử của các đơn vị thiện chiến lừng danh trong trận mạc nầy.

*** 

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220113-loc-chien-su-1972-phan-17.html 

(Còn tiếp)

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/06/20170531-loc-chien-su-1972-p01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/normal-0-false-false-false-en-us-x-none.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220113-loc-chien-su-1972-phan-17.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220113-loc-chien-su-1972-phan-18.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220107-loc-chien-su-1972-phan-19.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220107-loc-chien-su-1972-phan-20.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220109-loc-chien-su-1972-phan-21.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220128-loc-chien-su-1972-phan-22.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220129-loc-chien-su-1972-phan-23.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220130-loc-chien-su-1972-phan-24.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/01/20220131-loc-chien-su-1972-phan-25.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/02/20220109-loc-chien-su-1972-phan-26.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220306-loc-chien-su-1972-phan-27.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220306-loc-chien-su-1972-phan-28.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220307-loc-chien-su-1972-phan-29.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220309-loc-chien-su-1972-phan-30.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/03/20220313-loc-chien-su-1972-phan-31.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/04/20220416-loc-chien-su-1972-phan-32.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/04/20220416-loc-chien-su-1972-phan-33.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/04/20220416-loc-chien-su-1972-phan-34.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/04/20220416-loc-chien-su-1972-phan-35.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/04/20220425-loc-chien-su-1972-phan-36.html

Trận chiến An Lộc trên bàn mổ WSAG

Sources

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources

Abbreviations and Terms

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms

Persons

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons

Note on U.S. Covert Actions

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note

Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)

Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)

Document 2

Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975

2. Minutes of Washington Special Actions Group Meeting1

Washington, January 29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2

 

No comments:

Post a Comment