Sunday, July 9, 2017

20170708 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 06

20240311 Cap nhat 20170708 An Loc Chien Su 1972 P06

Sunday, July 9, 2017

20170708 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 06


[02] Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)

https://www.youtube.com/watch?v=OdK8MorHxvs&t=57s

[01] 93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác Giả

https://www.youtube.com/watch?v=KqY-_FgrexM&t=413s

https://www.youtube.com/watch?v=86yEb-jtHdg&t=825s       

https://www.youtube.com/watch?v=gJnj2Vfsr94&t=266s

https://www.youtube.com/watch?v=OAjsn2x7MJM&t=166s

https://www.youtube.com/watch?v=pfzJCSc9oV0&t=170s

https://www.youtube.com/watch?v=IMmgGoEXy50&t=145s

https://www.youtube.com/watch?v=foIuBEMOpM4&t=361s

https://www.youtube.com/watch?v=KlAtNbSxBMg&t=302s

Tống lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm

https://www.youtube.com/watch?v=iYs3t60w5ag   
4. KHỞỈ MÀN TRẬN ĐÁNH 

Trận chiến cầu Cần Lê được khởi diễn vào sáng sớm ngày 06-04-1972. Sau khi nhận được công điện khẩn cấp về tình hình nguy ngập của Chiến Đoàn 9 tại Lộc Ninh, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Hành Quân (nhẹ) tại An Lộc, cho lệnh Chiến Đoàn 52, đang trú đóng tại căn cứ hoả lực cầu Cần Lê, tức tốc gửi 1 Tiểu đoàn đến tăng viện quân Bạn tại Lộc Ninh.

Tiểu đoàn 2 thuộc Chiến đoàn 52, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Nguyên chỉ huy, xuất quân đi cứu viện. Xuất phát từ căn cứ Hùng Tâm, di chuyển theo lộ trình Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13, ngược về Bắc đến Lộc Ninh. Nhưng khi vừa di chuyển đến Quốc Lộ 13, cánh quân đầu chạm trán nặng với Cộng quân. Thiếu Tá Nguyên điều động thành phần còn lại của Tiểu Đoàn lên tiếp ứng, nhưng cũng sa luôn vào ổ phục kích của 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt (đã tổ chức từ khi khởi phát trận Lộc Ninh), một tuyến phục kích dài gần 3 cây số trên Quốc Lộ 13. 

Lực lượng địch được bố trí trong trận này gồm có 1 Trung Đoàn của Công Trường Bình Long và 1 Trung Đoàn của Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt. Mục đích là để chận viện binh của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc lên tiếp cứu Lộc Ninh, và đón chận bắt các quân nhân từ Lộc Ninh thoát lui về An Lộc.

Sau 1 giờ chống trả mãnh liệt, với sự yểm trợ của Pháo Binh tại căn cứ hoả lực Hùng Tâm, Tiểu Đoàn 2/ 52 vẫn không thể tiến lên được, và trước áp lực địch càng lúc càng gia tăng, vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52 gọi báo về cho Trung Tá Thịnh tình hình chiến sự tại trận tuyến. Chiến Đoàn Truởng 52 cho lệnh vị Tiểu Đoàn Trưởng 2/52 tìm cách đánh tháo lui để cho Pháo Binh và Không Quân dễ bề yểm trợ. 

Tiểu Đoàn 2/52 được lệnh lui quân về đến căn cứ Hùng Tâm, với sự thiệt hại trung bình. Sau đó các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ thi nhau oanh tạc và thả bom Napalm vào vị trí các tuyến phục kích của địch.

Khi 2 Trung Đoàn quân Cộng Sản Bắc Việt khai hoả chận đánh Tiểu Đoàn 2/52 tại ngã ba Liên Tỉnh Lộ 17 và Quốc Lộ 13, thì căn cứ hoả lực Hùng Tâm cũng bị pháo kích, và thấy địch xuất hiện ở mặt Tây và Tây Bắc. Như vậy thì cả 3 mặt Bắc, Đông, Tây đều nhận thấy có địch đang bủa thế bao vây. Trung Tá Thịnh khẩn điện về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 trình mọi sự việc cho Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ binh Việt Nam Cộng Hoà, đang nắm quyền chỉ huy mặt trận An Lộc. Trung Tá Thịnh xin cho rút khỏi căn cứ, di chuyển về An Lộc. Ông nhận được mật điện chấp thuận của Tướng Hưng vào đêm 07 tháng 04 năm 1972.

Cuộc hành quân triệt thoái của Chiến Đoàn 52 (-) được bắt đầu vào sáng ngày 08 tháng 04 năm 1972 theo kế hoạch như sau: Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 48 (được tăng phái cho Chiến Đoàn 52 Bộ Binh) do Thiếu Tá Nguyễn Yêm, Tiểu Đoàn Trưởng, chỉ huy dẫn đầu đoàn quân, xuất phát dọc theo Liên Tỉnh Lộ 17 tiến về hướng Đông (trên đường Liên Tỉnh Lộ 17 đến Quốc Lộ 13), trong khi đó phía sau là Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn cùng Đại Đội 52 Trinh Sát và đoàn 20 chiếc GMC kéo theo các khẩu pháo 105 và 155 ly, cùng đạn dược, kế tiếp Tiểu Đoàn 2/52 đi đoạn hậu.

Cánh quân đầu của Tiểu Đoàn 1/48 chạm địch. Cộng quân quần thảo, đánh xáp lá cà với các chiến binh của Tiểu Đoàn 1/48, cuối cùng, địch bị đẩy lui. Cố vấn Trưởng Chiến Đoàn, Trung Tá Walter D. Ginger, gọi trực thăng võ trang Cobra và các phi tuần phản lực đến yểm trợ quân bạn rất đắc lực. 

Trận chiến kéo dài đến chiều tối. Chiến đoàn 52 (-) bị cầm chân tại chỗ, buộc lòng Trung Tá Thịnh phải cho lệnh lui quân trở về căn cứ Đồng Tâm phòng thủ qua đêm, chờ tìm giải pháp mới.

Kiểm điểm lại, ta mất 3 khẩu pháo 105 ly, một số chiến sĩ (Bộ Binh và Pháo Binh) bị thương và tử trận; tất cả đều được mang về căn cứ hoả lực “Hùng Tâm”. Trung Tá Thịnh khẩn báo tình hình lên Tướng Hưng, nhất là khi thấy một số đông lực lượng Cộng quân đang dàn thế trận bao vây căn cứ Hoả Lực.

Trước diễn biến và tình hình đó, Tướng Hưng gửi mật điện đến cho Chiến Đoàn 52 (-) lệnh cho phá huỷ hết các chiến cụ nặng, chỉ còn lại Bộ Binh mà thôi, và cố gắng lui quân về An Lộc càng sớm càng tốt.

Sau khi thi hành lệnh phá huỷ các chiến cụ nặng, gồm các khẩu pháo, đạn dược và tất cả các xe cộ, Chiến đoàn 52 (-) được rảnh tay. Vào lúc trời vừa hừng sáng ngày 09 tháng 04 năm 1972, Chiến đoàn 52 (-) tái xuất phát, rời khỏi căn cứ Hùng Tâm, trực chỉ về An Lộc. Lần này, Tiểu Đoàn 1/48 được lãnh ấn tiên phong, dẫn đầu đoàn quân; chặng giữa, Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn; đoạn hậu giao cho Tiểu Đoàn 2/52, có nhiệm vụ làm thế nghi binh, phòng hờ địch tập kích về phía sau, có thể cắt đứt đoàn quân đang di chuyển. 

Nói về Tiểu Đoàn 1/48, khai thông đường máu, đánh tan cánh quân địch, trên Liên Tỉnh Lộ 17, thừa thắng xông lên, quét tan một đơn vị khác trên Quốc Lộ 13 rồi trực chỉ về Nam hướng An Lộc.

Sau khi được báo động Chiến đoàn 52 (-) đột phá vòng vây, rút lui; các cánh quân Cộng sản liền tập trung truy kích, Trung Đoàn Công Trường Bình Long bọc chặn đầu Tiểu Đoàn 1/48; một đơn vị khác của địch đuổi theo kịp Tiểu Đoàn 2/52 đang bảo vệ đoạn hậu. Một trận thư hùng được diễn ra trên chiến địa. Cố vấn Mỹ điều động các trực thăng võ trang (Cobra) tác xạ rất chính xác vào các đơn vị Cộng quân đang bao vây ngăn cản đường rút quân của Chiến Đoàn 52 (-). Mặc dù bị chận lại giữa đường, nhưng Chiến Đoàn 52 (-) vẫn còn giữ vững được đội hình, đánh bật Cộng quân ra ngoài. Cuộc chạm trán nẩy lửa được diễn ra suốt một ngày một đêm. Các Cố vấn Mỹ rất tận tình gọi Không quân yểm trợ quân Bạn. Ban ngày thì gọi các phi tuần phản lực đánh bom, ban đêm thì có các chiếc C.130 (Spectre Gunship) có đủ các loại súng tự động bắn liên hồi, kể cả đại bác 105 ly, tác xạ do Radar điều khiển bao vùng.

Bất thần, một cố vấn Mỹ, Đại Úy Zumwalt bị miểng của quả B.40, văng trúng mặt, thương tích trầm trọng. Cố vấn trưởng, Trung Tá Ginger, gọi trực thăng tản thương, giữa các lằn đạn cận kề tại chiến trận. Trực thăng có dấu thập đỏ vừa đáp xuống, chỉ kịp bốc Đại Úy Zumwalt và một vài chiến binh Việt Nam Cộng Hoà, liền bị ngay 1 tràng AK.47 bắn bừa lên trực thăng, gây tử thương cho một Sĩ Quan phi hành tên Robert L. Hors, và gây thương tích cho một y tá trên trực thăng. Tuy nhiên, trực thăng vẫn được cất cánh an toàn, mặc dù đã bị trúng nhiều lỗ đạn, nhờ còn viên phi công chánh là Đại Úy John B. Whitehead, thuộc Tiểu Đoàn 229 Trực Thăng Xung Kích Hoa Kỳ, điều khiển bay ra khỏi vùng nguy hiểm (2).

Kế đến, Trung Tá Chiến Đoàn Phó Huỳnh Văn Điền bị trúng đạn tử thương và Trung Tá Cố vấn Trưởng Ginger, cùng Trung Sĩ nhất Winland, đều bị thương trong khi đứng hướng dẫn các phi tuần phản lực oanh tạc Cộng Quân. Mặc dù cả toàn ban Cố vấn đều bị thương tích, nhưng Trung Tá Ginger vẫn không gọi trực thăng đến tản thương, rời khỏi đơn vị Chiến Đoàn 52 (-). Ông đã ở lại chiến trường để làm tròn nhiệm vụ của một vị Cố Vấn. Địch quân chết hằng loạt trong những đợt xung phong biển người, bởi hoả lực của những chiếc Cobra dưới sự điều khiển từ cố vấn Mỹ. Thật đáng ca tụng tinh thần trách nhiệm của toán Cố vấn Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Qua ngày 11 tháng 4 năm 1972, Chiến Đoàn 52 mới vượt thoát được vòng vây của quân địch. Thấy được an toàn cho đoàn lui quân, lúc đó Trung Tá Ginger mới chịu gọi trực thăng đến tản thương về Bệnh viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ tại Sài Gòn để chăm sóc vết thương đã có từ hôm trước (xem sơ đồ số 4).

(Còn tiếp)

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/06/20170531-loc-chien-su-1972-p01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html

Trận chiến An Lộc trên bàn mổ WSAG

Sources

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources

Abbreviations and Terms

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms

Persons

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons

Note on U.S. Covert Actions

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note

Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)

Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)

Document 2

Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975

2. Minutes of Washington Special Actions Group Meeting1

Washington, January 29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2


No comments:

Post a Comment