Sunday, July 16, 2017

20170709 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 07

20240311 Cập nhật 20170709 An Loc Chien Su 1972 P07

https://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

Sunday, July 16, 2017

20170709 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 07

[02] Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)

https://www.youtube.com/watch?v=OdK8MorHxvs&t=57s

[01] 93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác Giả

https://www.youtube.com/watch?v=KqY-_FgrexM&t=413s

https://www.youtube.com/watch?v=86yEb-jtHdg&t=825s       

https://www.youtube.com/watch?v=gJnj2Vfsr94&t=266s

https://www.youtube.com/watch?v=OAjsn2x7MJM&t=166s

https://www.youtube.com/watch?v=pfzJCSc9oV0&t=170s

https://www.youtube.com/watch?v=IMmgGoEXy50&t=145s

https://www.youtube.com/watch?v=foIuBEMOpM4&t=361s

https://www.youtube.com/watch?v=KlAtNbSxBMg&t=302s

Tống lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm

https://www.youtube.com/watch?v=iYs3t60w5ag

http://www.txdevildog.com/map-vietnam-war/

5. TỔN THẤT ĐÔI BÊN:

ĐỊCH: Khoảng 3200 bị loại khỏi vòng chiến (do các chiến binh Chiến Đoàn 52 (-) bắn hạ và do Không Lực Hoa Kỳ sát hại).

BẠN: Thương vong: 600 (Bộ Binh và Pháo Binh), so với 1,000 chiến sĩ lúc khởi đầu trấn đóng tại căn cứ hoả lực Hùng Tâm.

Đồng Minh Hoa Kỳ: viên phi công phụ tử thương. 

Mất 3 khẩu pháo 105 và 3 GMC; phá huỷ 3 khẩu pháo 105 và 2 khẩu 155 ly cùng 17 xe GMC và tất cả đạn dược pháo binh. 

6. NHẬN ĐỊNH:

Sau khi bứng được Căn Cứ Hoả Lực Cầu Cần Lê, Công Trường Bình Long vượt qua Quốc Lộ 13, tiếp tục di chuyển về hướng Đông Nam (phi trường Quản Lợi), 3 cây số Đông An Lộc, bủa gọng kìm bao vây An Lộc từ hướng Đông, Đông Bắc, Trung Đoàn 172 của CT9 tiến dần áp sát phía Bắc An Lộc. Còn Công Trường 7 đã di chuyển và hoàn thành tuyến ẩn phục, các chốt “kiền“ kiên cố tại vùng phía Nam Quốc Lộ 13 như Tàu Ô, Xa Cam, dọc theo Quốc Lộ 13, với 3 nhiệm vụ linh động: thứ nhất, ngăn chận quân tiếp viện Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam; thứ nhì, chận bắt các Chiến Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tháo lui từ cứ điểm An Lộc; thứ ba, khi tình hình chiến trận cần đến, phối hợp lực lượng của Công Trường 9 để dứt điểm An Lộc (tiến công từ phía Nam). Công Trường 7 còn được sự yểm trợ trực tiếp của Sư Đoàn Pháo 69 pháo nặng 130 ly, Tiểu Đoàn Chiến Xa hỗn hợp, thuộc Trung Đoàn 203 Thiết Giáp, Trung Đoàn 208 cơ giới phòng không và Hoả Tiễn 107 và 122 ly, thêm vào đó các đơn vị Bộ Binh còn được trang bị loại vũ khí tối tân SA.7, loại hoả tiễn cầm tay, cũng là loại “Khắc tinh cho các trực thăng của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ” bay trên cao độ từ 4,000 đến 7,000 bộ. Loại hoả tiễn cầm tay SA.7 “Tầm nhiệt” do Nga Sô chế tạo, được trang bị đến cấp Trung Đội. Cộng quân thiết lập một hàng rào hoả lực dầy đặc trên vùng trời phía Nam An Lộc, nhất là tại vùng Xa Cam, Xa Trạch, 5 cây số Nam An Lộc, khiến cho việc tiếp tế và tản thương về phía Việt Nam Cộng Hoà hầu như bị bế tắc.

7. BÌNH LUẬN VỀ CUỘC RÚT LUI CỦA CHIẾN ĐOÀN 52 (-)

Tương quan lực lượng giữa đôi bên quá chênh lệch; chiến trận được diễn ra trên trận thế nổi, địch quân lại ở trên thế thượng phong “phục kích” và truy đuổi. Chúng cũng áp dụng chiến thuật biển người (dùng số đông để mong đè bẹp đối phương). Nhưng chúng vẫn không đánh tan được Chiến Đoàn 52 (-), mà ngược lại còn bị tổn thất gấp 5 lần hơn Quân Lực Việt Nam Công Hoà.

Các Chiến Sĩ của Chiến Đoàn 52 (-), trong đó có Tiểu Đoàn 1/48, thật là xuất sắc và thiện chiến. Vị Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Nguyễn Yêm, vốn xuất thân Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, được coi như một Triệu Tử Long, trong trận Tương Dương Trường Bảng thời Tam Quốc Chiến. Nếu đem so sánh 1 Tiểu Đoàn đã bị hao hụt sau trận chiến ngày 08 tháng 04, mà còn có thể đánh thủng cả Trung Đoàn của Cộng quân đang ở thế phục kích có đào sẵn hầm hố chiến đấu thì thật là một chiến tich kỳ diệu.

Vị Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52 (-), Trung Tá Nguyễn Bá Thịnh, gốc Dù, từng là huấn luyên viên khoa Tác Chiến của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam trong thời gian Thiếu Tá Nguyễn Yêm còn là Sinh Viên Si Quan đang thụ huấn. Ông là cấp chỉ huy tài giỏi, biết linh hoạt ứng phó trong mọi hoàn cảnh và trạng huống về kỹ thuật lãnh đạo chỉ huy, rất được lòng các cấp dưới quyền và toàn thể các Cố vấn Mỹ thật tình kính nể mến thương.

Tinh thần hy sinh cao cả vì chức vụ Cố Vấn của Trung Tá Walter D. Ginger, đáng được đề cao và ca tụng, dù rằng đã bị thương, nhưng không hèn nhát, xin tản thương, vẫn tình nguyện ở lại sống chết với đơn vị bạn đồng minh của mình. Một điểm son khác cho toán Cố vấn Mỹ của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, ngay khi Chiến Đoàn 52 (-) Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà về đến An Lộc, thấy không còn vị Cố Vấn Mỹ nào, Cố vấn Trưởng Sư Đoàn 18, Đại Tá Frank S. Plummer, liền cắt cử toán cố vấn khác để điền khuyết tức thì. Cố vấn trưởng mới là Thiếu Tá Raymond Haney, cố vấn phó là Đại Uý James H. Willbanks (sau này trở thành một Giáo Sư Đại Học tại Hoa Kỳ và là tác Giả của quyển sách tựa đề “The Battle of An Lộc”, cũng chính là tác giả của tập tài liệu cho vấn đề tham khảo này).

http://vnafmamn.com/Valiant_Anloc.html

Trái lại, toán Cố vấn Mỹ tại Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, “thì hơi khác”, xuyên qua hai sự kiện sau đây:

a. Ngày 11 tháng 04 năm 1972, trong lúc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang sắp toán tại sân bay Dầu Tiếng (Quận Trị Tâm), chờ trực thăng đến bốc thả vào An Lộc, Trung Tá Abramawith, Cố Vấn Trưởng Trung Đoàn 8 Bộ Binh, đến nói với Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 như sau: “Chiếu theo lệnh của MACV, nơi nào xét thấy không có an toàn cho cố vấn Mỹ, thì chúng tôi sẽ không cùng theo đơn vị của Việt Nam Cộng Hoà đổ vào nơi đó, chúng tôi sẽ trở về Lai Khê” (hậu cứ của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Đại Tá Trường đành phải chấp nhận sự không có mặt của toán cố vấn Mỹ, khi Trung Đoàn 8 Bộ Binh được đổ quân vào An Lộc. 
***

Qua dữ kiện nầy cho thấy người Mỹ đã cố tình gây khó khăn cho Sư Đoàn 5, vì không có cố vấn tức là không có không lực Hoa Kỳ yểm trợ. Còn nửa, một khi không có cố vấn đi theo thì không lực Hoa Kỳ có thể bỏ bomb ngay trên đầu lính VNCH như trường hợp những đơn vị Biệt Động Quân tại quân khu I và những trận địa khác. Đây là kế hoạch rút quân có kế hoạch của Hoa Kỳ

***

b. Ngày 07 tháng 04 năm 1972, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng di chuyển Bộ Chỉ Huy Hành Quân (nặng) và toán Cố vấn Mỹ từ Lai Khê vào An Lộc để thống nhất chỉ huy các lực lượng chính quy và diện địa của Tiểu Khu Bình Long, tổ chức phòng thủ chống lại cuộc tấn công “cấp Quân Đoàn” của quân Cộng Sản Bắc Việt đang âm mưu đánh chiếm Tỉnh Lỵ Bình Long.

Nơi đây, Công Binh Sư Đoàn đã thiết lập sẵn một căn cứ dã chiến “Hầm nổi”, bằng bao cát lót vỷ sắt PAP (Plain Aluminum Plate) khá vững chắc, dùng cho Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Sư Đoàn 5 Bộ binh, tại vị trí phía Đông, gần ga xe lửa, Tỉnh lỵ An Lộc.

Về tình hình chiến sự tại Bình Long lúc này, Cộng quân đã bủa lưới bao vây; pháo binh địch đã bắt đầu pháo vào Tỉnh lỵ, nhưng chúng chỉ pháo cầm chừng, để điều chỉnh tác xạ (toạ độ) các mục tiêu như: các hầm của các Bộ Chỉ Huy đầu não (Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Tiểu Khu), các bãi đáp trực thăng, các ngã tư của các con đường chính dẫn vào Thị Xã An Lộc và một vài nơi khác..

Đại Tá Miller, Cố Vấn Trưởng, nói với Tướng Hưng: Vị trí hầm nổi này, nếu Ông có ý định đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân tại đây, tôi nhận thấy sẽ không chống (chịu đựng) nổi các loại pháo nặng, các loại hoả tiễn của địch quân, vì thiếu an toàn; nên tôi và toán Cố vấn sẽ rời nơi đây trở về Lai Khê. 
***

Với những dữ kiện nầy cho thấy Hoa Kỳ đã biết trước về khả năng pháo của VC khi mang vào vùng pháo 122mm, 130mm. Biết thế nhưng Hoa Kỳ vẩn buộc Tiểu Đoàn 11 Dù trấn đóng tại Charlie thì mục đích tiêu diệt những đơn vị chủ lực của VNCH trước khi rút quân năm 1973 đã quá rõ ràng

***
Tướng Hưng không đồng ý cho toán Cố vấn Mỹ Sư Đoàn rút khỏi An Lộc. Ông nói “Trận chiến sắp bùng nổ, Sư Đoàn rất cần Cố Vấn Mỹ để có được sự yểm trợ hoả lực về không yểm của Không Lực Hoa Kỳ; sự có mặt của Cố vấn Mỹ tại đây rất cấn thiết cho vấn đề liên lạc với Không Quân Hoa Kỳ. Nếu Ông muốn có một vị trí “an toàn” hơn, tôi sẽ đưa Ông đi tìm một vị trí khác ở gần đây”. Tướng Hưng hướng dẫn Đại Tá Miller đi vào gần trung tâm Thị Xã, cạnh bệnh viện Bình Long, nơi đây có một căn hầm do Quân Đội Nhật Hoàng xây dựng từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến, đúc bằng ciment cốt sắt, hầm sâu dưới mặt đất, có giao thông hào, rất kiên cố, có khả năng chống được bom của phi cơ đồng minh (hầm này trước đây được sử dụng làm Bộ Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long, có tên là Trại Đỗ Cao Trí).

Căn cứ hầm chìm này chỉ cách 800 thước về phía Tây hầm nổi cũ. Năm 1971, Mỹ rút quân, Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long dời về Compound Mỹ, ở phía Nam An Lộc.

Hầm trại Đỗ Cao Trí đang bỏ trống. Quan sát xong, Đại Tá Miller không còn lý do để từ chối, nên toàn ban Cố vấn Mỹ gồm có Đại Tá Miller, Trung Tá Ed Benedit, Thiếu Tá Allan Borsdorf và 2 Hạ Sĩ Quan khác không rõ tên, cố vấn của Sư Đoàn 5 Việt Nam Cộng Hoà, đã phải ở lại An Lộc với Tướng Hưng tử thủ trên 01 tháng. Đại Tá Miller đã giúp cho Tướng Hưng rất nhiều trong việc sử dụng không lực Hoa Kỳ, yểm trợ rất hữu hiệu cho chiến trường An Lộc.

Quyết định của Tướng Hưng cho lệnh Chiến Đoàn 52 (-) phá huỷ hết các chiến cụ nặng, chứng tỏ Tướng Hưng là một vị Tướng giỏi, biết linh động ứng phó với tình hình, biết quý trọng sinh mạng của binh sĩ hơn là chiến cụ, nhờ vậy các chiến sĩ của chiến Đoàn 52 (-) mới được rảnh rỗi tay chân để quần thảo với quân địch, đông hơn quân Bạn gấp nhiều lần.

Điểm mà chúng tôi muốn luận bàn về “những cái may rủi, vô tình” trên trận mạc, như truờng hợp kể trên, nếu không có sự từ chối của Đại Tá Miller ở vào giờ phút chót, thì nơi địa điểm cũ “hầm nổi” là mục tiêu được Cộng quân điều nghiên và đã chấm toạ độ sẵn, cho đến khi Cộng Quân khởi phát cuộc tấn công và mưa pháo vào An Lộc. Căn cứ tại Bộ Chỉ Huy cũ, đã hứng không biết bao nhiêu quả đạn pháo 130 ly và hoả tiễn và trở thành bình địa ngay từ những giờ phút đầu của cuộc chiến. Nếu Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh vẫn còn ở vị trí cũ, chắc chắn đã bị chôn vùi và mọi người có mặt bên dưới đều bị tan thây dưới đống bao cát đổ nát tung rách tả tơi rồi. Đó có phải là một trong những cái may mắn do TRỜI định hay không! 
***

Đây không phải là chuyện trời định mà Đại Tá Miller đã biết trước khả năng của pháo 122mm và 130mm của VC qua căn cứ Charlie và ông đã biết trước là toạ độ của bộ chỉ huy củ đã lộ

***

_______________________________________________________________

(1) Chiếu theo những “mật điện đối thoại của Địch” dò bắt được từ toán “Mật mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn 3/ QK III . Được biết Công Trường Bình Long, vừa mới được thành lập, gồm có 3 Trung Đoàn cơ hữu: Trung Đoàn Thép (được tuyển mộ từ đất Cambodia), Trung Đoàn Phước Long (Cơ động Tỉnh Phước Long), Trung Đoàn Đồng Nai (Cơ động Tỉnh Bình Dương). Công Trường này là Sư Đoàn Chủ Lực của Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R). Vì là đơn vị tân lập nên không có tên đơn vị trong các tài liệu khác. Quân số của Công Trường này vào khoảng 4,500 cán binh, (1/3 là lính Miên).

(2) ”Thiết Giáp “The Battle of An Loc”. Tác giả cựu Trung Tá James H. Willbanks, trang 19. Năm 1972 Ông Willbanks là cố vấn phó của Chiến Đoàn 52 (-), có mặt tại Chiến Trường An Lộc từ ngày 11 Tháng 04 năm 1972, với cấp bực Đại Úy. Ông được giải ngũ năm 1992, với cấp bực Trung Tá. Hiện tại Ông là giảng sư tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Fort Leavenworth, đậu bằng Tiến Sĩ tại Trường Đại Học Kansas. 

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

(Còn tiếp)

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/06/20170531-loc-chien-su-1972-p01.html
http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html

Trận chiến An Lộc trên bàn mổ WSAG

Sources

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources

Abbreviations and Terms

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms

Persons

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons

Note on U.S. Covert Actions

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note

Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)

Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)

Document 2

Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975

2. Minutes of Washington Special Actions Group Meeting1

Washington, January 29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2

 

No comments:

Post a Comment