Wednesday, July 5, 2017

20170703 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 04

20170705 An Lộc Chiến Sử 1972 - Phần 04

Hổ Xám Vào An Lộc.
[02] Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)
[01] 93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác Giả
Tống lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm
2. KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN:
ĐỊCH: 2150 thương vong
2 T.54 + 1 PT. 76 bị bắn hạ
BẠN: 600 tử trận, khoảng 2400 bị thương và bị địch bắt làm tù binh.
Thiết Đoàn 1: (38 Chiến Xa M.41 và Thiết Vận Xa M.113 bị địch chiếm
đoạt hay bị bắn hạ; 1 Pháo Đội Hỗn Hợp của căn cứ Alpha (4 khẩu 105 và
2 khẩu 155 ly) được phá huỷ; 1 Trung Đội pháo 105 (4 khẩu 105 ly) bị địch
chiếm; Tiểu Đoàn 53 (- thiếu) Pháo Binh Hỗn Hợp 105 và 155 ly, đa số trúng pháo
địch bị hư hại, số còn lại tự phá huỷ.
DÂN CHÚNG: Ước độ 200 chết và 500 bị thương, và một số thường dân bị
cưỡng bắt làm dân công tải đạn, hay làm tài xế lái xe vận tải.
3. BÌNH LUẬN TRẬN CHIẾN LỘC NINH
A. Cộng quân đã thành công trong chiến thuật gọi là bỏ qua tuyến phòng thủ phía trước, (Tiểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên phòng và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh của Lực Lượng Việt Nam Cộng Hoà), và huy động nguyên Công Trường 5 cộng thêm 1 Đại Đội Chiến Xa (10 chiếc) thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 203, chĩa mũi dùi chính vào 3 hướng Đông, Tây và Bắc, đánh thẳng vào Bộ Chỉ Huy đầu não của Chiến Đoàn 9 (-) và Chi Khu Lộc Ninh.












Với quan niệm tạo áp lực tấn công vào các vị trí đầu não (Bộ Chỉ Huy) thì lực lượng vòng ngoài sẽ phải co rúm lại, và rút về để tiếp ứng, và vì muốn tiếp ứng kịp thời, tất phải vội vã rút lui, nên địch chỉ cần tổ chức một tuyến phục kích với lực lượng gấp đôi cấp 2 Trung Đoàn (Trung Đoàn 95 “C” thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn Địa Phương) có chiến xa trợ chiến, là có thể tiêu diệt được đoàn quân bên ngoài rút về.
Khi cái VỎ bên ngoài bị đánh bể, RUỘT bên trong không còn ai tiếp ứng, cộng thêm phải đương đầu với một lượng địch nhiều lần đông hơn, khí thế mạnh hơn tất nhiên phải thất thủ hay phải đầu hàng. (Lộc Ninh thất thủ sớm hơn 5 ngày, chiếu theo ước tính của Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch MIỀN, cơ quan chỉ đạo trận chiến của quân Cộng Sản Bắc Việt).
B. Đây là trận đánh Cộng quân đã chuẩn bị đầy đủ, như xây con lộ ngầm dưới mặt nước của một con suối ăn thông ngang qua rừng, từ Lộc Ninh về biên giới Cambodia. Chính con lộ này Cộng quân dùng để di chuyển các chiến lợi phẩm và tù binh Việt Mỹ xuyên qua Miên.
Về phần tâm lý: Đã khiến cho phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà HAI cái bất ngờ:
1. Áp dụng chiến thuật tiền pháo (mưa pháo) hậu xung (biển nguời);
2. Lần đầu tiên sử dụng chiến xa tại chiến trường Miền Nam, nên binh sĩ, kể cả cấp chỉ huy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị giao động và mất tinh thần ngay từ giờ phút đầu khi thấy Tăng T.54 của Cộng quân xuất hiện tại một nơi mà theo lý thuyết, các chiến xa này không thể đến được.
C. Tham khảo tài liệu của một nhân chứng sống, tựa đề “After Action Report” của Đại Úy Mark A. Smith, Cố Vấn Mỹ, thuộc Chiến Đoàn 9 /Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, viết lại sau trận đánh: Giữa vị Chiến Đoàn Trưởng (Đại Tá Vĩnh) và Cố vấn Trưởng (Trung Tá Richard Schott), có một sự bất đồng sâu đậm trong việc phối hợp điều quân cũng như yểm trợ để chống trả quân địch.
D. Về cái chết oanh liệt của Cố vấn trưởng Trung Tá Schott, đã phải tự sát (vì vết thương trên đầu của Ông quá nặng do bị trúng miểng pháo của Cộng quân); tài liệu này còn viết: Sau khi toán Cố vấn Mỹ còn lại rút ra khỏi vị trí, và trước khi gọi cho phi cơ thả bom Napalm thiêu huỷ căn cứ, Đại Úy Smith còn quay trở lại, định kéo xác của Trung Tá Schott ra khỏi hầm, nhưng khi vừa tới nơi, đã thấy 3 tên cán binh Cộng Sản đang quay quần bên xác người quá cố, đứa thì lột lon, đứa thì đang lấy dao “xẻo lỗ tai hay định cắt đầu?”, Đại Úy Smith liền nã đạn bắn chết “loài thú dã man đó”, sau cùng cũng lôi đươc xác Trung Tá Schott , ra khỏi hầm chỉ huy của căn cứ.
(Theo bài viết của cựu Trung Tá James Willbanks, tác giả quyển The Battle of An Lộc, xuất bản năm 2002: Toán tìm những Quân Nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam, Lào và Cambodia, đã tìm thấy hài cốt của Trung Tá Schott tại địa điểm kể trên (Căn Cứ Lộc Ninh). Bây giờ là một khu vườn trồng cây “hột điều” (5).
4. CÂU CHUYỆN SAU TRẬN LỘC NINH
Sau khi làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Cộng quân liền trưng dụng tất cả các xe chở hàng và chở hành khách của dân, ép buộc những tài xế của những xe này phải tuân lệnh chúng, lái xe chuyên chở tù binh Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ từ Lộc Ninh đến đồn điền cao su Mi Mốt, trong nội địa Cambodia, và trong chuyến trở lại, chở các cán binh bổ sung cho các đơn 
vị tác chiến của Cộng quân.

Tù binh VNCH được đưa về MEMOT, cục R của VC.












Một trong những tài xế, cũng là chủ nhân của một xe hàng đang hành nghề chở mướn những bành mủ cao su cho các đồn điền Pháp từ Lộc Ninh về Sài Gòn, tên là Nguyễn Văn Nại (42 tuổi vào thời điểm năm 1972), là cậu ruột của chiến hữu Không Quân Trần Văn Long, đang hành nghề Địa ốc (Broker) tại Austin, Texas. Chiến Hữu Long kể: Khi Ông Cậu còn sống, ông ta đã thuật lại cho Chiến Hữu Long nghe về cuộc đào thoát khỏi bàn tay của Cộng Sản tại Lộc Ninh, đầy gian truân và nhiều nước mắt của gia đình Ông Cậu như sau: Vào ngày 07 tháng 04, Ông Nại đậu xe trước cửa nhà, bị Cộng quân dộng cửa bắt phải lái chiếc xe “đi công tác”. Ông Nại từ chối, chúng dọa đem cả nhà gồm vợ và 3 con nhỏ tuổi từ 12 đến 2 ra bắn bỏ, buộc lòng Ông Nại phải lái xe cho Cộng quân. Lái từ buổi trưa ngày 07 tháng 04 đến Mi Mốt rồi trở về Lộc Ninh. Đến sáng ngày 08 tháng 04, Ông Nại cởi chiếc đồng hồ “mạ vàng” lo lót cho tên cán bộ đặc trách kiểm soát đoàn xe, xin được về thăm gia đình xem vợ con như thế nào. Ông hứa là khi xong Ông sẽ trở lại lái xe đi “công tác” tiếp tục, tên cán bộ nhìn thấy chiếc đồng hồ vàng liền ưng thuận ngay. Ông Nại cám ơn, rồi chạy bộ về nhà. Trong lúc đó, gia đình vợ và 3 con của Ông đang chuẩn bị rời bỏ nơi cư ngụ tại Lộc Ninh để về Bình Dương. Vợ Ông đã móc nối được với một người Thượng trước đây đã giúp cho Ông Nại trong việc chuyên chở mủ cao su về Sài Gòn; người Thượng này rất thông thuộc đường rừng từ Lộc Ninh về An Lộc, chịu hướng đẫn gia đình Ông Nại đào thoát trốn chạy.
Trời vừa tối, gia đình Ông Nại được người Thượng hướng dẫn rời Lộc Ninh, băng đường rừng về An Lộc. Dọc đường, khi băng xuyên qua con suối, phía trên có chiếc cầu bắc ngang, có nhiều cán binh Cộng sản di chuyển qua lại, bổng dưng đứa con 2 tuổi ré lên tiếng khóc. Sợ bị bại lộ, Ông Nại liền bịt miệng con, nhưng vẫn còn thốt ra tiếng, buộc lòng Ông phải bóp cổ đứa trẻ để không còn thoát ra được tiếng khóc, đồng thời thúc giục gia đình mau vượt qua khỏi con suối đó. Tay Ông bóp cổ đứa con, không biết năng nhẹ thế nào, mà sau đó vài phút, Ông thấy người con buông xuôi 2 tay, không còn thấy cử động được nữa. Ông nghĩ rằng cậu bé đã chết. Ông cũng không dám báo cho vợ biết sự tình. Ông cố cõng con, vượt qua chỗ nguy hiểm, rồi tất cả mọi người dừng lại để cấp cứu đứa bé, nhưng cũng vẫn không thấy đứa bé hồi sinh; tất cả mọi người đều uất nghẹn không dám bật ra tiếng khóc, chỉ cắn môi chịu đựng, với hai dòng lệ tuôn trào. Riêng Ông Nại cũng không muốn chôn xác con mình ở giữa chốn rừng xanh hoang vu; Ông cố cõng con, cùng mọi người tiếp tục vượt rừng hướng về An Lộc. Sau 1 đêm di chuyển, đến sáng hôm sau, gia đình Ông Nại dừng lại nghỉ chân. Khi đặt đứa bé nằm xuống mặt đất, thì thấy tay chân nó cử động, nhìn kỹ lại thì thấy cậu bé còn sống. Thật là tạ ơn Trời Phật!
Sau đó gia đình Ông đến được An Lộc, và cùng theo đoàn dân cư An Lộc di tản bộ về đến Tỉnh Bình Dương, tạm cư trú nơi nhà của người bà con. Sau đó 4 năm, Ông Nại qua đời, gia đình và đứa bé 2 tuổi (1972), đã có vợ con, và vừa từ trần (năm 2008) tại Tỉnh Bình Dương Việt Nam, hưởng dương 38 tuổi.

SƠ ĐỒ TRẬN LỘC NINH

Khởi diễn ngày 04 tháng 04, chấm dứt ngày 07 tháng 04 năm 1972. 





















(1) After Action Report “The Battle of Lộc Ninh “4-7 April 1972, Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 5/13.
(2) Chiến Sử Trận Bình Long, do Bộ Tổng Tham Mưu Phòng 5/Khối Quân Sử thực hiện, Trang 67.
(3) Lời tường thuật của nhân chứng sống Trung Tá Nguyễn Đức Dương, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 và Trung Sĩ Lê Hoàng Long, thuộc Tíểu Đoàn 74 Biệt Động Quân Biên Phòng.
(4) After Report “The Battle of Lộc Ninh” Tác Giả Thiếu Tá Mark Smith, Trang 11/13.
(5) The Battle of An Lộc, Tác Giả James Willbanks, Trang 177. 

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170702-loc-chien-su-1972-phan-02.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-03.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170703-loc-chien-su-1972-phan-04.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170706-loc-chien-su-1972-phan-05.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170708-loc-chien-su-1972-phan-06.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170709-loc-chien-su-1972-phan-07.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170716-loc-chien-su-1972-phan-08.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170719-loc-chien-su-1972-phan-09.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170722-loc-chien-su-1972-phan-10.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-11.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-12.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170723-loc-chien-su-1972-phan-13.html

http://bachvietnhan.blogspot.com/2017/07/20170730-loc-chien-su-1972-phan-14.html

Còn tiếp.

Trận chiến An Lộc trên bàn mổ WSAG

Sources

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/sources

Abbreviations and Terms

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/terms

Persons

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/persons

Note on U.S. Covert Actions

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/note

Vietnam, January 1973–July 1975 (Documents 1–301)

Neither War nor Peace, January 27–June 15, 1973 (Documents 1–85)

Document 2

Foreign Relations of the United States, 1969–1976, Volume X, Vietnam, January 1973–July 1975

2. Minutes of Washington Special Actions Group Meeting1

Washington, January 29, 1973, 11:36 a.m.–12:30 p.m.

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v10/d2


No comments:

Post a Comment