20170706 An Lộc Chiến Sử 1972-Phần 05
Hổ Xám Vào An Lộc.
[02] Liên đoàn 81 Biệt cách dù - 2 tháng tử
thủ An Lộc (Đổ Đức Thịnh)
[01] 93 ngày đêm tử thủ An lộc - Không rõ Tác
Giả
Tống lê chân, tiền đồn quá xa - Trần Đỗ Cẩm
https://www.youtube.com/watch?v=iYs3t60w5ag
CHƯƠNG 3
MẶT TRẬN CẦU CẦN
LÊ
(15 cây số Bắc An
Lộc)
1. DIỄN TIẾN SAU
TRẬN LỘC NINH:
Theo tin tình báo ghi nhận, sau khi
Công Trường 5 làm chủ tình hình Quận Lộc Ninh, Bộ Chỉ Huy quân đoàn Cộng Sản Bắc
Việt, do Trung Tướng Trần Văn Trà chỉ huy, và Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R)
di chuyển vào trú đóng trong vùng Lộc Ninh; hậu cần và cơ sở Chỉ Huy Chiến Dịch
Miền vẫn còn trú đóng trong vùng đồn điền cao su Mi Mốt, gần Quốc Lộ 7, trên
lãnh thổ Cambodia.
Theo lệnh của Hà Nội, “tất cả các
đơn vị của Cộng Sản Bắc Việt tại mặt trận Quân Khu III, trong chiến dịch Nguyễn
Huệ, phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”, để ra mắt cái chính
phủ (bù nhìn) Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Công Trường 5, sau khi thành công
trong việc tấn chiếm Lộc Ninh, phải tạm dừng quân để chấn chỉnh hàng ngũ, bổ
sung quân số, di tản tù binh, tái tiếp tế … trước khi tiếp tục tiến về hướng
Nam; mục tiêu chính là An Lộc, để tiếp xúc với các cánh quân của Công Trường
Bình Long và Công Trường 9 đang có mặt trong vùng kề cận phía Bắc, và Công Trường
7, đang hình thành tuyến phục kích tại vùng phía Nam An Lộc.
Việc bổ sung quân số: Cộng quân
dùng phương cách di chuyển bằng đường bộ, kể cả xe hàng của dân được trưng dụng,
lẫn những xe GMC của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà còn bỏ lại. Chuyến đi, chuyên
chở tù binh Việt Mỹ (trong đó có Đại úy Smith), chuyến về, chở cán binh bổ sung
cho các đơn vị đã bị hao hụt sau trận đánh.
Việc tái tiếp tế: Cộng quân chủ
trương dựa vào chiến lợi phẩm tịch thu được của Quân Dân Lộc Ninh :
a/ Về lương thực: Cộng quân cho lục
soát các nơi có dự trữ gạo trong toàn Quận, kể cả cho lệnh lục soát trên từng
người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà, bất kể sống hay chết, để gom hết các khẩu phần
lương khô (nếu có), phân phối lại cho các cán binh cơ hữu của chúng; chúng cũng
không cần biết đến sự đói no của Quân Dân Cán Chính phía Việt Nam Cộng Hoà.
b/ Về đạn dược và nhiên liệu: Cộng
quân tìm thu các quả đạn súng cối 81 ly, có thể dùng cho loại súng cối tương tự
82 ly của phe Cộng Sản. Phần nhiên liệu, Cộng quân cho lệnh tìm kiếm các nơi dự
trữ xăng dầu của Quân Dân Lộc Ninh, ngay cả cho hút hết xăng trong các bình chứa
xăng của tất cả các xe không còn sử dụng được, để dùng cho nhu cầu khẩn thiết tại
mặt trận.
c/ Về nhân lực cho việc khuân vác:
Cộng quân sử dụng nhân công từ Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà, đảm trách những công
việc nặng nhọc vừa kể trên.
Tất cả những công việc đó, Công Trường
5 phải hấp tấp thực thi cả tuần lễ, nhưng vẫn chưa hoàn tất, vì áp lực càng lúc
càng đè nặng bởi các vụ oanh tạc của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà và đồng minh
Hoa Kỳ.
2 . VỊ TRÍ – ÐỊA HÌNH TẠI CĂN CỨ HỎA LỰC “CẦU CÂN LÊ”
Căn cứ Hoả Lực Hùng Tâm (Cầu Cần
Lê), nằm hai bên Liên Tỉnh Lộ số 17, cách Thị Xã An Lộc 15 cây số về phía Bắc,
và cách con suối Cần Lê 3 cây số về phía Đông, cắt ngang Quốc Lộ 13 (đường nối
liền An Lộc đến Lộc Ninh), sang Tây (xuyên qua Âp Tà Khiêt Krom, đến vùng Lưỡi
Câu Cambodia) dài khoảng 20 cây số. Con suối cầu Cần Lê, khá rộng có nước chảy
quanh năm (xem Sơ đồ số 4).
VC bao vây căn cứ Hoả Lực Hùng Tâm |
3 . PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG ĐÔI BÊN
Lực lượng ĐỊCH phục kích gồm có
Trung Đoàn 172 thuộc Công Trường 9 và Trung Đoàn “Thép” thuộc Công Trường Bình
Long Cộng Sản Bắc Việt (1).
Lực lượng BẠN trấn đóng: Chiến Đoàn 52 (-trừ) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà gồm có Tiểu Đoàn 2/52, Tiểu Đoàn 1/48, Đại Đội 52 Trinh Sát, với 6 khẩu pháo binh 105 ly thuộc Tiểu Đoàn 182 Pháo Binh và 2 khẩu 155 ly, thuộc Tiểu Đoàn 50 Pháo Binh.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment