Tài liệu sử "An Lộc Chiến Sử" được cập nhật thêm những không ảnh từ sử liệu trong CD của "An Lộc Foundation".
Những không ảnh được đưa vào làm tài liệu để cho những thế hệ kế tiếp sẽ thấy rõ những diển tiến của trận chiến mà không bị sự xuyên tạc hay những phản luận ngu dân của lũ chồn hôi giặc hồ nhằm xóa đi những chứng tích về tội ác của chúng đối với dân tộc và đất nước Việt Nam.
CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972
DO NHÓM QUÂN NHÂN QUÂN-LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HOÀ THỰC HIỆN & AN LỘC FOUNDATION SẢN XUẤT
CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972
Copyright @ 2007 by Anh Nguyen & An Loc Foundation
ALL RIGHT RESERVED
ISBN: 978-0-9792842-0-5
ISBN: 0-9792842-0-1
Những trích đăng nhằm phục hồi danh dự và vinh danh Quân Lực
Việt Nam Cộng Hoà đều được khuyến khích; tuy nhiên những “Danh Từ” cũng như “Ý
Nghĩa” của bản văn chính Chiến thắng An Lộc 1972 cần phải được tôn trọng.
Liên lạc:
- An Lộc Foundation P.O. Box 18104 Seattle, WA 98118-0104
USA.
Điện thoại: (206) 722-0231; Điện thư: (206) 260-8796
- Nguyễn Ngọc Ánh 7042 Thistle Hill Way, Austin, TX 78754
Điện thoại: (512) 278-1729
Hình bìa: Nguyên gốc từ Gia Đình 81 Biệt Cách Dù
Danh sách Ban Biên Soạn
Những chiến hữu và thân hữu có tên dưới đây đều có chung một
hoài bão, một ý chí, và một tâm niệm như nhau trong công cuộc hình thành Quyển
Sử Liệu CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972.
- Chiến Hữu Nguyễn Ngọc Ánh, Chủ biên
- Chiến Hữu Lê Hoàng Ân, Biên Tập Trưởng
Cố Vấn Đoàn
- Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21
BB/VNCH
- Đại Tá Phan Văn Huấn, Nguyên LĐT Lữ Đoàn 81 Biệt Cách Dù
VNCH
- Niên trưởng Dương Ngọc Dược
- Trung Tá Nguyễn Kim Để, Cựu SVSQ Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc
Gia Việt
Nam, Cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn TQLC/QL/VNCH.
- Bà Lê Thị Kim Liễu, Đại Học Rice, Houston Texas.
Dù đã có nhiều cố gắng, chúng tôi nhận thức được quyển sách
này vẫn còn có những thiếu sót. Rất mong quý độc giả giúp chúng tôi thêm những
chi tiết cần thiết để những lần tái bản sau này được hoàn hảo hơn. Xin đa tạ.
CẢM TẠ
Chúng tôi chân thành cảm tạ:
Đại Tá Phan Văn Huấn, Lữ Đoàn Trưởng LĐ/81 Biệt Cách Dù đã
cho phép trích đăng tất cả các tài liệu trong các Đặc San của Biệt Cách Dù, nhất
là được phép xử dụng hình trong Đặc san số 4 của Biệt Cách Dù để in hình bìa
cho cuốn Sử liệu Chiến thắng An Lộc 1972.
Quý bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai có tên dưới đây đã bỏ ra
nhiều công sức và tâm trí, giúp đỡ về phần đánh máy, cung cấp những tài liệu viết
bằng Anh ngữ, và đặc biệt dùng hệ thống máy vi tính vẽ các bản đồ, thiết trí
hình ảnh như: Phạm Vũ Văn, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đỗ Sơn Lâm (Vincent), Lê
Hoàng Đỗ Bảo, Lê Kiều Yến.
Trong giai đoạn sơ khởi hình thành bản tu chính cho ấn bản
lần 2, nhờ có sự khuyến khích tinh thần cho việc phát hành các “CD” thay thế ấn
bản lần 2 này từ quý vị: Chú Cô Nguyễn Văn Thanh (Cha Thiêng liêng), hiện cư ngụ
tại Santa Anna, California; Thầy Cô Nguyễn Văn Liêm hiện cư ngụ tại Austin,
Texas; Cậu Mợ Phạm Văn Đức hiện cư ngụ tại Coupland, Texas; Anh chị Đặng Châu Hải
hiện cư ngụ tại Pflugerville, Texas.
Đặc biệt việc tu chỉnh và phát hành ấn bản lần thứ nhì này được
hoàn thành tốt đẹp nhờ công sức và sự nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ của Cháu Lê
Hoàng Đỗ Anh và gia đình.
KÍNH GỬI
Quý Chiến Hữu các cấp trong
Đại Gia Đình QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Quý Đồng Hương trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại.
KÍNH DÂNG
ĐẾN ANH LINH CÁC QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH
ĐÃ VÌ “AN LỘC” MÀ HY SINH CHO NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC SỐNG
Chiến thắng An Lộc 1972 6/ 421
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời Nhà Xuất Bản …………. ………………………………………………….. 7
Tâm Thư Chủ Biên ………………………………………………………………8
BS Trần Đại Sỹ giới thiệu ……………….…………………………………….... 10
Sử gia Cao Thế Dung giới thiệu ………………………………………………… 11
Tâm tình của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh
..................................................... 12
Huy hiệu các Đơn vị của Quân lực VNCH có tham chiến
..................................... 14
PHẦN I
CHƯƠNG 1
Bối cảnh mùa hè đỏ lửa
........................................................................................
16
Nguồn gốc địa lý Tỉnh Bình Long
.......................................................................... 18
CHƯƠNG 2
Mặt trận Lộc Ninh
..................................................................................................
23
Bình luận trận chiến Lộc Ninh
...............................................................................
27
Câu chuyện sau trận Lộc Ninh
..............................................................................
28
CHƯƠNG 3
Mặt trận Cầu Cần Lê
.............................................................................................
31
Địa hình - vị trí căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê
.......................................................... 32
Khởi màn trận đánh
..............................................................................................
33
Nhận định - Bình luận về cuộc rút lui của Chiến đoàn 52 (-)
................................. 36
CHƯƠNG 4
Mở màn trận chiến An Lộc
....................................................................................
41
Cuộc điện đàm giữa Tướng Minh và Tướng Hưng ...............................................
45
Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc Gia
.................................................................. 47
Trận tấn công LẦN THỨ NHẤT
............................................................................ 53
Trận tấn công LẦN THỨ NHÌ
................................................................................
61
Nhận định
..............................................................................................................
64
Bình luận về trận tấn công lần thứ nhất và thứ nhì
............................................... 65
Câu chuyện trong trận đánh
..................................................................................
66
CHƯƠNG 5
Phản ứng của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH .........................................
70
Phản ứng của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3/ Quân khu
III......................................... 73
Đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc
......................................................... 77
Chiến thắng An Lộc 1972 pg.7/ 421
Trực thăng vận - Lữ đoàn
1 Dù tham chiến .......................................................... 78
Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù tham chiến
................................................................. 81
Biệt Cách Dù tái chiếm Đồi Đồng Long
................................................................. 86
Câu chuyện dưới chân đồi Đồng Long
................................................................. 88
Nhận định
..............................................................................................................
90
CHƯƠNG 6
Trận tấn công LẦN THỨ BA
.................................................................................
93
Trận chiến Đồi Gió
................................................................................................
95
Câu chuyện trận Đồi Gió
.......................................................................................
99
Không quân yểm trợ trong trận tấn công lần thứ 3
............................................. 102
CHƯƠNG 7
Trận tấn công LẦN THỨ TƯ tại 4 mặt ĐÔNG - TÂY - NAM - BẮC
...............105
Trận quyết chiến khởi diễn
..................................................................................
106
Bình luận .............................................................................................................
113
Câu chuyện sau trận đánh
.................................................................................
114
CHƯƠNG 8
Mặt trận dọc Quốc lộ 13
Trận Snoul ..........................................................................................................
117
Trận Suối Tàu Ô
..................................................................................................
125
Thế nào là Chốt kiền ...........................................................................................
126
Nhận định và câu chuyện sau trận đánh
............................................................. 127
CHƯƠNG 9
Bộ Tư Lệnh QĐ 3 thay đổi chiến thuật điều quân
............................................... 131
Mặt trận phía Nam QL13 ( giai đoạn 2)
............................................................... 133
Hầm chốt Xa Cam
...............................................................................................
135
Tướng Minh họp tham mưu tìm cách bứng chốt Xa Cam
................................... 139
Kế hoạch đổ quân Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù và đoàn quân bổ sung
........................ 140
Đoàn 28 đặc công CS - Chiến dịch Nguyễn Huệ
................................................ 145
Tổng kết thiệt hại đôi bên trong toàn trận chiến
.................................................. 148
Nhận xét, tổng kết và bình luận
.......................................................................... 149
CHƯƠNG 10 ( những đơn vị chuyên môn thuộc các quân binh chủng
Việt - Mỹ
đã có công trong trận chiến An Lộc )
Các cố vấn Mỹ bên cạnh các đơn vị Quân lực VNCH
........................................ 154
Thay đổi Cố vấn Trưởng Sư đoàn 5 VNCH
........................................................ 158
Các đơn vị thuộc Không lực Hoa Kỳ
................................................................... 160
Không quân Việt - Mỹ phối hợp tiếp tế thả dù cho chiến trường
An Lộc ............. 161
Vấn đề Y tế .........................................................................................................
167
Không lực Việt Nam Cộng Hoà
........................................................................... 178
Các đơn vị Thiết giáp - Pháo binh .......................................................................
179
Công binh chiến đấu - Toán Mật mã thuộc Nha KT/Bộ Tổng Tham
Mưu, Tiểu
đoàn 5 truyền tin, các lực
lượng diện địa của Tiểu khu Bình Long - Báo chí ...... 180
Chiến thắng An Lộc 1972 pg.8/ 421
CHƯƠNG 11 (TỔNG KẾT LUẬN)
Công trạng
..........................................................................................................
181
Kết cuộc và thể chế chính trị đôi bên
.................................................................. 184
Danh sách những vị anh hùng có liên quan đến trận chiến An Lộc
đã hy sinh vì
Đại nghĩa Quốc gia Dân tộc hay qua đời vì bạo bệnh
......................................... 186
Danh sách những vị anh hùng, chiến binh các cấp có
tham dự trận chiến An Lộc
hiện đang còn sống
.............................................................................................
193
Lời hay ý đẹp
......................................................................................................
201
Tang lễ của Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh
................................................ 202
PHẦN II
So sánh trận Điện Biên Phủ và trận An Lộc - trận Verdun và trận
An Lộc
So sánh trận Điện Biên Phủ và trận An Lộc
........................................................ 208
So sánh trận Verdun và trận An Lộc
................................................................... 216
PHẦN III
(Các tác phẩm của những nhân chứng sống để minh chứng những dữ
kiện được nêu ra ở phần I)
Trung đoàn 8 Bộ binh và trận chiến An Lộc - Mạch Văn Trường
........................ 223
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và gương anh dũng của tập thể cựu Thiếu
Sinh Quân
Quân Lực VNCH –
Nguyễn Ngọc Ánh................................................................................................
255
Vài nét về người hùng Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn - Trần Đại Sỹ .................................
267
An Lộc mùa hè đỏ lửa - Phan Nhật Nam ............................................................
276
An Lộc - chiến trường đi không hẹn - BCD Phạm Châu Tài ...............................
302
Hai tháng tử thủ An Lộc - BCD Đỗ Đức Thịnh ....................................................
317
Nhớ về An Lộc - BCD Nguyễn Sơn .....................................................................
337
19 ngày trong An Lộc - BĐQ Đồng Kim Quan .....................................................
350
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù ở Bình Long 1972 - Vương Hồng Anh ................................
354
Mặt trận Bình Long - An Lộc (tháng 4 - 6/1972) - Trịnh Ân
tổng hợp……………..357
Lê Văn Hưng- Bình Long An Lộc - Sơn Tùng - Jennifer Nguyễn
…………………371
Chân dung người lính VNCH - Nguyễn Thị Thảo An .........................................
375
PHẦN IV
Báo chí giới thiệu và những thư, điện thư của các độc giả gửi
đến Ban Biên Soạn
sau ấn bản lần
1..................................................................................................
384
Phúc đáp
.............................................................................................................
410
Ký hiệu quân sự
..................................................................................................
412
Tài liệu tham khảo
...............................................................................................
414
Lời Nhà Xuất Bản ALF
Trong cuộc đấu tranh Quốc-Cộng trải dài nhiều thập niên, Đảng
CSVN đã rất hãnh diện về trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng họ quá nhục
nhã khi thảm bại trận chiến An Lộc năm 1972. Có thể nóí trận An Lộc 93 ngày đêm
kinh khủng hơn trận Điện Biên Phủ 55 ngày kịch chiến.
Kể từ ngày Hồ Chí Minh và đồng bọn mang chủ nghĩa Cộng Sản
vào Việt Nam khoảng 80 năm qua, đất nước Việt Nam đã chịu đựng biết bao tang
thương đổ nát, kể cả nền văn hóa dân tộc và đạo đức xuống dốc thê thảm.
Trong hơn 20 năm (1954-1975) chiến tranh giữa Miền Bắc và Miền
Nam VN, Bắc Quân đã không thể thắng được QLVNCH trong rất nhiều trận đánh, kể cả
Tết Mậu Thân 68 và Mùa Hè Đỏ Lửa 72. Tuy nhiên, trận chiến lớn nhất trong dòng
lịch sử đấu tranh Quốc-Cộng vẫn là trận An Lộc. Đây là sự thất bại nhục nhã
muôn đời của Đảng CSVN (với sự hỗ trợ tối đa của Trung Cộng & Liên Sô) trước
sức chiến đấu dũng mãnh của Quân Dân Miền Nam. So sánh như vậy, để mọi người thấy
rằng: Đảng CSVN không thể thắng được VNCH từ ngày 30 tháng tư 1975, nếu không
được một số thế lực ngoại bang sắp xếp trên bàn cờ Quốc Tế. Những tài liệu giải
mật của các thế lực liên hệ trong 37 năm qua, đã hiện rõ nghịch cảnh này.
Tuy vậy, các loa tuyên truyền của Đảng CSVN vẫn ra rả tự nhận
là Đảng Ta đã có công đánh thắng Tây và ‘Mỹ-Ngụy’. Nhưng sự thật lịch sử hoàn
toàn không phải như thế. Trận chiến Điện Biên Phủ, Đảng CSVN với sự tham chiến
của Hồng Quân Trung Cộng và võ khí dư thừa của Nga-Tàu đã thắng được Quân Đội
Pháp năm 1954 sau 55 ngày kịch chiến. Vậy mà Đảng Ta cực kỳ hãnh diện, tự ca ngợi
trên sách báo và chuyển tài liệu ra nhiều loại ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hoa
v.v...).
Trong khi đó, trận chiến An Lộc 93 ngày đêm khủng khiếp, được
coi là lớn nhất trong lịch sử đấu tranh Quốc-Cộng, thì 40 năm sau ngày Quân Lực
VNCH chiến thắng (7/7/1972) vẫn chưa được ghi nhận đúng mức. Chúng tôi nghĩ rằng
ấn bản Anh Ngữ & Pháp Ngữ rất cần được phổ biến vớí dòng Lịch Sử Thế Giới.
Đó sẽ là một thông điệp mạnh mẽ cho Thế Giới biết rằng: Quân Dân VNCH thực sự
anh dũng, và ghi vết đen nhục nhã trên mặt Đảng CSVN từng thảm bại tại chiến
trường An Lộc năm 1972, để họ bớt huênh hoang là Đảng Ta thắng Tây & Mỹ.
Kính thưa Quý Vị,
An-Lộc Foundation năm nay thành hình, là quyết tâm cùng Quân
Dân VNCH chuyển dịch tập sử liệu ‘Chiến Thắng An Lộc 1972’, để xuất bản thành
sách bìa cứng, rồi gởi biếu các quốc gia Thành Viên Liên Hiệp Quốc, các Sử Gia,
các Thư Viện lớn, một số nhân vật liên hệ với cộng đồng Người Việt tại các quốc
gia khắp thế giới v.v... Kinh phí hoàn thành dự án này khá lớn, chúng tôi kính
mong sự ủng hộ tinh thần và tài chánh từ Quý Vị.
Quyển sách CD này, An Lộc Foundation xin được biếu quý vị và
gia đình. Chúng tôi mong mỏi quý vị cổ động quý thân hữu khắp nơi tích cực ủng
hộ dự án quan trọng nêu trên.
Nguyện cầu Thượng Đế và Hồn Thiêng Sông Núi phù hộ chúng ta -
cho Đất nước Việt Nam sớm thoát khỏi ách thống trị ác độc của Đảng CSVN, và
toàn Dân Việt sớm được sống trong Tự Do Dân Chủ, Hạnh Phúc Ấm No.
Trân trọng.
T.M. An-Lộc Foundation (July 8, 2012)
- NGUYỄN NGỌC ÁNH
- QUỐC NAM
TÂM THƯ của Chủ Biên
Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Quý Chiến Hữu các cấp, Quý Vị Dân,
Cán, Chính đã từng tham chiến hay có mặt tại Mặt Trận An Lộc năm 1972,
Chúng tôi, một nhóm Quân Nhân thuộc đại gia đình Quân Lực Việt
Nam Cộng Hoà, có ý định và nguyện vọng ghi lại “Sử Lược” về Trận Chiến An Lộc để
bổ túc cho Bộ Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thêm phần chính xác hơn.
Bước đầu, chúng tôi ước mong thực hiện, là ghi lại trang sử
oanh liệt của “Trận Chiến Thắng An Lộc 1972”, đã làm rạng danh tinh thần chiến
đấu oai hùng của Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long nói riêng, và của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hoà nói chung. Họ đã vì Tự Do Dân Chủ chiến đấu một cách kiên cường,
để tự vệ trước làn sóng ĐỎ xâm lược từ phương Bắc.
Chúng tôi muốn vinh danh những Chiến Sĩ các cấp thuộc các
Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cùng những Dân Cán Chính Tỉnh
Bình Long đã sát cánh bên nhau chiến đấu trong trận chiến thắng vĩ đại này, để
cho những người còn đang sống được ngẩng mặt nhìn lên và hãnh diện mang tên người
Lính và người Công Dân Việt Nam Cộng Hoà, cũng như những vong linh của những Vị
Anh Hùng Tử Sĩ đã hy sinh vì đại nghĩa Quốc Gia Dân tộc sớm được siêu thoát về
cõi vĩnh hằng.
Về NỘI DUNG của quyển sách, các nhà VĂN SỬ học đã bình phẩm
như sau:
Nhà Văn Sử Học Trần Đại Sỹ, viết trên bài “GIỚI THIỆU”.
Trong quá trình lịch sử Anh Hùng của Việt Nam từng có những Bộ
Chiến Sử được viết sau trận đánh của chính người tham dự, nay vẫn còn lưu truyền:
Vào thời Đông A (Trần),
ba cuộc bình Mông, các Anh Hùng đã họp nhau soạn bộ “Trùng Hưng Thực Lục”, sách
còn vẽ hình các Anh Hùng để tuyên dương Huân Công (1257-1285).
Sau khi Vua Lê Thái Tổ quét sạch giặc Minh khỏi đất nước,
Ngài đã ban Chiếu, chỉ thị soạn Bộ “Lam Sơn Thực Lục”, tường thuật cuộc Cách Mạng
Áo Vải giành lại Độc Lập, nhất là thuật lại các trận đánh giữa Quân Dân Việt
Nam và Quân Minh (1418-1428).
Sau 34 năm (1972-2006), Trận An Lộc được chép thành Sử, đầy đủ,
trung thực, như một Bản Tuyên Dương các Chiến Sĩ đã nằm xuống trong trận đánh,
đã ra đi sau trận đánh, và hiện vẫn còn tại thế. CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972 xứng
đáng là một tập Sử nối theo “Trùng Hưng Thực Lục“ cho chúng ta đọc, cho hậu thế
đọc.
Nhà Văn / Sử gia Cao Thế Dung, bình phẩm như sau (xin trích một
phần):
CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972, là một tập tài liệu SỬ vô cùng quí
giá, sống động. Đây cũng là nguồn Sử Liệu thật phong phú và THỰC, và là SỰ
THỰC khi đem đối chiếu và so sánh với các tài liệu về trận đánh An Lộc 1972
hiện lưu trữ tại Trung Tâm Lịch Sử của Lục Quân Hoa Kỳ, và các tài liệu gốc
khác.
Về tính cách Trung Thực của
trận chiến; Các bình luận gia Quân sự nhận xét trận chiến An Lộc năm 1972 còn
ác liệt, kinh khủng hơn trận Điện Biên Phủ năm 1954. Trận chiến An Lộc đã đi
vào Quân Sử Thế Giới, được xem như trận Verdun giữa quân đội Phát Xít Đức và
quân đội Pháp, trận Stalingrad giữa Đức và Nga vào Đệ Nhất Thế Chiến (1914-
1918)
Đây là một trận đánh lẫy lừng, vang danh Thế Giới, mà hiện
nay tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp của Quân Đội Hoa Kỳ (Fort Leavenworth)
và một số Trường Đại Học Quân Sự của các nước Tự Do trên Thế Giới được ghi chép
vào chương trình giảng huấn, để cho các học viên nghiên cứu học hỏi.
Về việc Ấn loát và Dịch thuật ra Anh Ngữ: kể từ sau ngày phát
hành ấn bản lần đầu vào ngày 29 tháng 03 năm 2006, chúng tôi rất trân quý nhận
được trên 200 bức thư và điện thư, kể cả những “Tài liệu” rất quý giá của đủ mọi
thành phần kể cả các thế hệ Trẻ, nhiều nhất là trong giới cựu chiến binh của
QL/VNCH có trực tiếp tham chiến tại Chiến trường An Lộc vào năm 1972 để tiếp tục
“tu chỉnh” lại từ đầu, thêm phần phong phú và xác thực hơn.
Theo lời cố vấn và ý kiến xây dựng của quý độc giả xa gần,
thay vì in thành sách của ấn bản lần 2 sau khi tu chỉnh nên đổi ra phát hành bằng
“CD” có cùng nội dung và đầy đủ chi tiết như quyển sách. Để tiện cho việc gửi
biếu tặng cho những độc giả muốn có 1 hay nhiều đĩa CDs “Chiến Thắng An Lộc
1972”, chúng tôi ước mong nhận được sự bồi đáp từ nơi lòng hào hiệp của tất cả
quý độc giả khắp năm châu sao cho đủ ấn phí CDs và bưu phí quốc nội / quốc ngoại
+ ấn hành quyển sử liệu này bằng Anh Ngữ. Nếu tài chánh quý vị ủng hộ còn dư,
chúng tôi vẫn chuyển vào trương mục bất vụ lợi của An Lộc Foundation dùng để cứu
trợ các thương phế binh có tham dự trận chiến An Lộc hiện còn đang sống tại các
tỉnh miền NAM Việt Nam, kể cả các thương phế binh và cô nhi quả phụ thuộc lực
lượng bán quân sự của Tiểu Khu Bình Long hiện đang sống lây lất tại các quận lỵ
và thành phố An Lộc hiện nay.
Sự tiếp tay của quý vị, ít nhiều chúng tôi cũng trân quý đón
nhận, đó là công đức chung của chúng ta.
Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc về địa chỉ:
An Loc Foundation
c/o Đài Phát thanh Global SRBS-HD Radio
www.saigonhdradio.com or www.tuongvang.org
P.O Box 18104 Seattle, W.A 98118 USA
Email:
Điện thoại: (206) 722. 0231
Để kết luận Tâm Thư này, chúng tôi mượn đôi dòng trích trong
tác phẩm “Chân Dung người lính VNCH” của nhà văn Nguyễn Thị Thảo An: “Hãy
vinh danh người lính VNCH. Hãy gìn giữ và bảo vệ tinh thần của họ như gìn giữ
ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền
nhân xứng đáng với thế hệ tương lai”.
Trân trọng.
Đại diện Ban Biên Soạn – Nguyễn Ngọc Ánh
Bác sĩ/ Nhà Văn sử học Trần Đại Sỹ GIỚI THIỆU
Suốt chiều dài cuộc chiến Quốc - Cộng của Việt Nam
(1954-1975), đã diễn ra không biết bao nhiêu trận đánh lớn nhỏ. Nhưng những trận
đánh vào mùa HÈ năm 1972, được báo chí đặt cho cái tên MÙA HÈ ĐỎ LỬA, mới thực
là những trận đánh rung chuyển đất nước.
Trong những trận vào thời gian Mùa Hè năm 1972, trận
An Lộc nổi tiếng nhất. Trận An Lộc được nhiều văn gia, ký giả tường thuật dưới
nhiều hình thức, nhiều khía cạnh khác nhau. Tiếc rằng những bài ký sự, tường
thuật, biên khảo đó, dù rất có giá trị, vẫn còn chưa thể được gọi là một bộ Sử
đầy đủ, trung thực. Cho đến nay, trận An Lộc đã theo thời gian của 34 năm
(1972-2006) đi vào quá khứ. Những người chứng kiến, tham dự, lãnh đạo, chỉ huy,
đã lần lượt ra đi như những vì sao ban mai biến mất. Trận chiến diễn ra như thế
nào? Các vị Anh Hùng tại chiến trường An Lộc là ai? Những Chiến Sĩ can cường là
ai? Hầu như giới trẻ Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngoại quốc khó khăn hình dung
ra cuộc chiến, khó khăn tìm ra một Sử Liệu chính xác và đầy đủ.
Trong thời gian nghỉ hè năm 2006 tại Tiểu Bang Texas
Hoa Kỳ, tôi được người bạn thân hồi còn niên thiếu là Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh,
hiện định cư tại Austin, Texas, cho đọc bản thảo tập Sử Liệu Chiến Thắng An Lộc
1972 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đây là một bộ Sử được soạn thảo bởi chính
những vị Tư Lệnh chiến trường, những vị thiết kế trận đánh, những vị chỉ huy
các cánh quân, dưới nhiều không gian và thời gian khác nhau như: Trung Tướng
Nguyễn Văn Minh, Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Đại Tá Phan Văn Huấn, Trung Tá
Nguyễn Ngọc Ánh, Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, Thiếu Tá Nguyễn
Sơn v.v…
Trong quá trình lịch sử Anh Hùng của Việt Nam từng có
những Bộ Chiến Sử được viết sau trận đánh của chính người tham dự, nay vẫn còn
lưu truyền:
Vào thời Đông A (Trần), ba cuộc bình Mông, các Anh
Hùng đã họp nhau soạn bộ “Trùng Hưng Thực Lục”, sách còn vẽ hình các Anh Hùng để
tuyên dương Huân Công (1257-1285).
Sau khi Vua Lê Thái Tổ quét sạch giặc Minh khỏi đất
nước, Ngài đã ban Chiếu, chỉ thị soạn Bộ “Lam Sơn Thực Lục”, tường thuật cuộc
Cách Mạng Áo Vải giành lại Độc Lập, nhất là thuật lại các trận đánh giữa Quân
Dân Việt Nam và Quân Minh (1418-1428).
Sau 34 năm, Trận An Lộc được chép thành Sử, đầy đủ,
trung thực, như một Bản Tuyên Dương các Chiến Sĩ đã nằm xuống trong trận đánh,
đã ra đi sau trận đánh, và hiện vẫn còn tại thế. CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972 xứng
đáng là một tập Sử nối theo “Trùng Hưng Thực Lục“ cho chúng ta đọc, cho hậu thế
đọc.
Austin, ngày 16 tháng 08 năm 2006
Yên Tử Cư Sĩ TRẦN ĐẠI SỸ
Nhà Văn / Sử Gia CAO THẾ DUNG giới thiệu:
Danh Dự QL/VNCH đã được phục hồi trong niềm hãnh diện
chung.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (QL/VNCH), và người Quân
Nhân Miền Nam Tự Do chiến đấu dưới lá CỜ VÀNG đã, đang, và sẽ tiếp tục được phục
hồi DANH DỰ. Tự phục hồi một cách công bằng, Lịch sử rất công bằng và công bằng
là đạo đức của Lịch sử . Hơn 30 năm qua, đủ thời gian để lượng giá các biến cố,
nhân vật và sự kiện Lịch sử “Một với một là hai” và “hai năm là mười”. Đó là
giá trị của Lịch Sử, dù cho có bị che phủ, bóp méo, xuyên tạc, thì cuối cùng vẫn
là sự kiện lịch sử (Historic Facts) Những sự kiện ấy cấu tạo thành dữ liệu
(data).
Sử và Sử học là gì? Là “KHOA HỌC TÀI LIỆU”. Tôi không
dùng chữ tư liệu mà người CSVN quen dùng lấy từ Bạch Thoại hiện đại (Trung Cộng).
Tài liệu tức “documents” mà gọì là TƯ LIỆU theo Trung Cộng là dùng “ẩu” , nói
theo Bạch Thoại là “khiên cưỡng”, khoảng hơn 300 chữ, như “quá tải” “bức xúc”
“sự cố” “chất lượng”. Người CSVN đã “CHÔM” của Trung Cộng, phiên bản hóa, chẳng
hạn như “xuất khẩu” “Nhập khẩu” “Hải Quan” , ngữ nghĩa không đúng. Phải dùng xuất
cảng, nhập cảng, quan thuế mới chỉnh, (tiếng Pháp gọi là Propre). Tài liệu quý
nhất của SỬ là tài liệu gốc (primary sources), còn gọi là “nguyên kiện” (Đài
Loan gọi như thế). Tài liệu gốc, cũng là những nhân chứng sống, đã thực chứng ở
hiện trường (field).
CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972, là một tập tài liệu SỬ vô
cùng quí giá, sống động. Đây cũng là nguồn Sử Liệu thật phong phú và THỰC, và
là SỰ THỰC khi đem đối chiếu và so sánh với các tài liệu về trận đánh An Lộc
1972 hiện lưu trữ tại Trung Tâm Lịch Sử của Lục Quân Hoa Kỳ, và các tài liệu gốc
khác.
Sách dầy 502 trang, trình bày công phu, trang trọng,
là một trong dăm ba cuốn sách, ít lỗi nhất về bỏ dấu (dấu hỏi và dấu ngã). Do
các cựu quân nhân viết, văn khúc chiết, rõ ràng, không mấy sai sót về văn phạm,
cách chấm câu và văn thể. Điều nầy chứng tỏ các cựu quân nhân tham dự để hình
thành “CHIẾN THẮNG AN LỘC” đã tỏ ra thận trọng và rất thận trọng trong ngòi bút
của chính mình, với những sự thực do chính mình thuật lại .
AN LỘC 1972 là một “ĐIỆN BIÊN PHỦ” khác ở Miền Nam,
không xa Saigòn như ĐBP quá xa Hànội (khoảng 450 km) .. (Hớn Quản An Lộc cách
Saigòn khoảng 100 km, theo Quốc Lộ 13). Một nhà báo nhận xét và so sánh giữa Điện
Biên Phủ 1954 và An Lộc 1972 cho rằng: “So sánh hai trận chiến qui mô có tầm
vóc quốc tế giữa CSVN và Quân Đội Viễn Chinh Pháp năm 1954 tại Điện Biên Phủ,
giữa Việt Nam Cộng Hoà và CSVN tại mặt trận An Lộc năm 1972. Nếu Điện Biên Phủ
là niềm hãnh diện vô biên của Việt Cộng và Cộng Sản Quốc Tế, mặt trận An Lộc
chính là niềm tủi nhục muôn đời của CSVN (LPĐ). Nhận định của nhà Báo Lê Phát
Được thật tâm đắc và đúng sự thực. Tôi mở lại tập tài liệu về Điện Biên Phủ
1954, so với trận An Lộc 1972, quả thực An Lộc 1972 là một Điện Biên Phủ 1954,
nhưng khủng khiếp hơn, dũng liệt và hào hùng hơn trong một hỏa ngục trần gian.
Sử Gia Pháp Jacques de Launay đã sưu khảo công phu viết về hỏa ngục Điện Biên
Phủ 1954, trên tạp chí Gương Lịch Sử (Miroir de L’Histoire, no: 218, Paris,
Février 1968).
Chiến thắng An Lộc 1972, trang 14/ 421
Trận Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13-03 đến
07-05-1954, chấm dứt lúc 18 giờ chiều. Quân Pháp thiệt hại 8195 người, trong đó
có 5234 bị thương.Trận An Lộc bùng nổ vào 03 giờ sáng ngày 05-04-1972, với hàng
ngàn quả đại pháo do Trung Đoàn Pháo 42D của Cộng quân bắn vào thị xã và các cứ
điểm của Trung Đoàn 9/SĐ 5 BB. Sau đó Cộng quân tung vào mặt trận SĐ5/CSBV với
xe tăng T.54 yểm trợ… Trận chiến đẫm máu kéo dài cho đến đỉnh VINH QUANG : Ngày
12-06-1972. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tái chiếm Đồi Đồng Long, cách thị xã 500
thước. Trung Úy Lê văn Lợi hãnh diện trèo lên đỉnh cao Đồng Long, cắm lá Quốc Kỳ
nền Vàng Ba Sọc Đỏ. Trận chiến kết thúc với khải hoàn ca. Ngày 07-07-1972, là
ngày TT Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh QL/VNCH theo hiến định và Đại Tướng Cao
văn Viên, cùng phái đoàn đáp xuống An Lộc. Và bây giờ An Lộc sau 93 ngày tử thủ
đã được làm sống dậy, tái sinh thật hào hùng, với một tác phẩm thật tâm đắc, do
nhóm quân nhân QL/VNCH tại Texas thực hiện. Đặc biệt do nhà mạnh thường quân,
Ông Bà Nguyễn Quỳnh, chủ nhân Công Ty Seafood Enterprise Inc, ủng hộ ấn loát.
CHIẾN THẮNG AN LỘC, thật xứng đáng đặt trong tủ sách
gia đình và Thư Viện Cộng Đồng.
Nói chung, CHIẾN THẮNG AN LỘC là một bản trường ca, một
dòng tâm thanh bát ngát VINH DANH QL/VNCH, đưa lên ngang tầm Quốc Tế. Chẳng những
vang bóng một thời mà vang bóng mãi mãi trong Quân Sử của đất nước Việt Nam mai
sau.
Trân trọng ít dòng giới thiệu sơ khởi.
CAO THẾ DUNG
(Maryland, Hoa Kỳ)
TÂM TÌNH CỦA CỐ TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH
Cựu Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 /Quân Khu III
Tôi sống ẩn dật trên đất Mỹ đã trên 29 năm, tuổi đời
đã gần 80, bỗng nhiên vào khoảng tháng 08 năm 2003 nhận được bức tâm thư của
nhóm Anh Em Quân Nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện cư ngụ tại Tiểu
Bang Texas gửi cho tôi, để hỏi ý kiến về việc thực hiện cuốn sách “Trận Chiến
Thắng An Lộc năm 1972”.
Đọc xong bức Tâm Thư, lòng tôi rất bồi hồi, tưởng nhớ
lại những chuyện xảy ra xa xưa trong cuộc đời binh nghiệp của mình, nhất là Trận
An Lộc, tinh thần và ký ức phấn chấn trở lại sau bao nhiêu năm tháng, ngỡ như mọi
sự việc đã được vùi sâu tận cõi lòng của một con người đã sống lưu vong, tha
hương từ lâu nay rồi.
Đọc nội dung bức Tâm Thư, cá nhân tôi rất cảm kích
tinh thần bất vụ lợi, mang đầy ý nghĩa cao cả, hy sinh cho đại cuộc của nhóm
Anh Em Quân Nhân tại Texas, với hoài bão là làm sáng tỏ Chính Nghĩa Quốc Gia
Dân Tộc, nhất là cuộc chiến đấu kiên trì và oai hùng của tất cả Quân Dân Cán
Chính Tỉnh Bình Long vào năm 1972, để lưu truyền lại cho các Thế Hệ con cháu
mai sau.
Từ đó tôi vội moi trí nhớ, lục lại được một số giấy tờ
và sách báo của những thông tin Việt, Pháp từ năm 1972 đã viết và khen ngợi những
đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tham dự trong trận chiến An Lộc, đã
kiên trì và anh dũng đánh bại 4 Sư Đoàn quân Cộng Sản phương Bắc vào năm 1972
mà tôi còn lưu trữ, và liền gửi những tài liệu có liên quan đến Trận An Lộc cho
người đại diện theo địa chỉ ghi trong Bức Tâm Thư, kèm theo đôi dòng ca ngợi và
khuyến khích.
Tôi thành thật cám ơn tất cả các anh em đã hỏi ý kiến
của tôi, và cầu chúc các Anh Em trong nhóm chủ trương biên tập vượt qua mọi trở
ngại khó khăn, để đạt đến mục tiêu cuối cùng, đúng theo như ý nghĩa của Bức Tâm
Thư, và mong rằng có nhiều Quân Nhân cũng như các Công Dân Việt Nam Cộng Hoà
khác, những ai đã từng chiến đấu hay chứng kiến suốt 93 ngày đêm trong nội ngoại
vi Tỉnh Bình Long, nên nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi đầy ý nghĩa chính đáng
này của nhóm Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Tiểu Bang Texas.
Chúc Anh Em Thành Công Trọn Vẹn.
N.Y. Ngày 25 Tháng 8 Năm 2003
Trung Tướng Nguyên Văn Minh
Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III.
PHẦN I
Tổng
lược các diễn biến và các trận thư hùng
giữa
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Bộ Đội Cộng Sản Bắc Việt Chiến
thắng An Lộc 1972 19/ 421
CHƯƠNG 1
BỐI CẢNH MÙA HÈ ĐỎ
LỬA
MÙA HÈ ĐỎ LỬA NĂM 1972, một mùa hè,
thời gian dài như thế kỷ đối với người Dân Miền Nam Việt Nam, cũng như người
Lính thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Mùa Hè Đỏ Lửa khởi đầu vào ngày 30 tháng
03 năm 1972, khi quân Cộng Sản Bắc Việt xua toàn bộ 14 Sư Đoàn quân chính quy
và 25 Trung Đoàn địa phương diện địa, khoảng 230.000 quân Bộ Chiến, 1,200 chiến
xa đủ loại, các Sư Đoàn đại pháo 130 ly, các giàn súng phóng hoả tiễn 107 và
122 ly, thêm loại súng phóng hoả tiễn cầm tay SA. 7 (do Nga Sô chế tạo) chia
làm 3 mũi tấn công vào lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hoà, tại BA mặt trận: Quảng
Trị (30 Tháng 03); Kontum (14 Tháng 04) và Bình Long, An Lộc (04 Tháng 04 Năm
1972). (1)
Kết cuộc, tại mặt trận BÌNH LONG AN
LỘC, cũng như tại hai mặt trận QUẢNG TRỊ và KONTUM, quân Cộng Sản Bắc Việt đã bị
Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà anh dũng đánh lui toàn bộ. Địch quân đành phải chịu
ngậm đắng nuốt cay rút lui. Riêng tại Mặt Trận An Lộc, địch để lại chiến trường
hơn 2/3 nhân mạng thương vong, gần 80% chiến cụ nặng như các chiến xa T.54,
PT.76, các chiến xa cơ động phòng không, các giàn đại bác hạng nặng 130 ly, các
giàn súng phóng hoả tiễn 107 và 122 ly bị huỷ diệt. (xem Sơ đồ số 1) Chiến thắng
An Lộc 1972 20/ 421 Chiến thắng An Lộc 1972 21/ 421
NGUỒN GỐC, ĐỊA LÝ,
THỜI TIẾT TỈNH BÌNH LONG:
Tỉnh Bình Long cách Sài Gòn (Thủ Đô
Nước Việt Nam Cộng Hoà) 98 cây số về phía Bắc. Tỉnh Bình Long trước đây là vùng
rừng rậm, với nhiều cây rừng, như Thau Lau, Tre, cây Dầu, một số ít cây gỗ quý
như cây Gõ, Cẩm Lai.
Vào thời kỳ Pháp thuộc, vùng đất
này thuộc Tỉnh Bình Dương. Người Pháp đưa công nhân (Dân Phu) từ miền Bắc và miền
Trung vào Nam, khẩn hoang phá rừng, thành lập Ba đồn điền trồng cây Cao Su tại
các địa điểm: Lộc Ninh (sau này là Quận/Chi Khu Lộc Ninh), Hớn Quản (sau này là
Quận Lỵ Châu Thành An Lộc của Tỉnh Bình Long), và Minh Thạnh (sau này là Quận/Chi
Khu Chơn Thành).
Vào thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hoà, Tổng
Thống Ngô Đình Diệm ban hành Sắc Lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956,
thành lập Tỉnh Bình Long, gồm có 3 Quận: Lộc Ninh, An Lộc, Chơn Thành. Tỉnh Lỵ
được đặt tại Quận Lỵ An Lộc (Quận Hớn Quản cũ của Tỉnh Bình Dương).
Ranh giới Tỉnh Bình Long: phía Bắc
và Đông Bắc giáp với Quận Snoul, Tây Bắc giáp với vùng Lưỡi Câu thuộc Cambodia,
phía Nam giáp Tỉnh Bình Dương (Thủ Dầu Một cũ), phía Đông giáp với Tỉnh Phước
Long, phía Tây giáp với Tỉnh Tây Ninh. Diện tích đo được 2334 cây số vuông. Dân
số toàn Tỉnh khoảng 65.000, (2/3 là người Kinh = Việt, 1/3 là người Thượng).
Vào năm 1972, dân quy tụ về xung quanh các khu vực tại các đổn điền có trồng
cây cao su, nhiều nhất là xung quanh Thị Xã An Lộc.
No comments:
Post a Comment