Wednesday, August 23, 2023

20230824 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230824 Cong Dong Tham Luan BPSOS


Hội luận trực tuyến với Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế


https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1995-hoi-luan-voi-dai-su-luu-dong-cua-hoa-ky-ve-tu-do-ton-giao-quoc-te.html

 

Ngày giờ: Thứ Tư 23/8, 8:30 tối giờ Việt Nam, hay 9:30 sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ.

Theo dõi trực tuyến tại: https://www.facebook.com/events/269575862493553/?ref=newsfeed 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fscontent-lcy1-1.xx.fbcdn.net%2Fv%2Ft39.30808-6%2F369638736_605716988435973_6798455146097268910_n.jpg%3F_nc_cat%3D103%26ccb%3D1-7%26_nc_sid%3D340051%26_nc_ohc%3D6UnJsmNuRAEAX-QsmLB%26_nc_ht%3Dscontent-lcy1-1.xx%26oh%3D00_AfAiZVn-Q65hG6onmkMTiKIZxMbBf5O_PGDsn4aGCpjemQ%26oe%3D64EA90B6&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=U37E7F6f1g_v4puppRiUdg--~D

Ngày 18/8, Giáo sư Nazila Ghanea, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin, cùng 41 chuyên gia nhân quyền khác của LHQ, đưa ra tuyên bố chung về quyết tâm xóa bỏ mọi hành vi bạo lực trên căn bản tôn giáo hay niềm tin, nhằm đánh dấu Ngày Quốc tế 22/8.

Hôm 20/8 vừa qua, BPSOS đã có hội luận trực tuyến với bà Nazila Ghanea.

Ngày 23/8, BPSOS sẽ có hội luận trực tuyến với ông Rashad Hussain, Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Đây là cơ hội để các nhân chứng đạo Tin lành, Công giáo, Phật giáo, Cao Đài… nói về các hành vi bạo hành của nhà nước Việt Nam đối với bản thân họ và gia đình. Đặc biệt tại buổi hội luận này, sẽ có phần hỏi đáp và trao đổi xoay quanh các chủ đề nóng gần đây trong bối cảnh nhà nước Việt Nam gia tăng đàn áp với các cộng đồng tôn giáo độc lập.

Buổi hội luận bắt đầu lúc 8 giờ tối Việt Nam, nhưng văn phòng ông đại sứ Hussain đã yêu cầu bảo mật hoàn toàn bàn thảo giữa ông và các khách mời phát biểu. Phần này vì thế sẽ không được phát livestream.

Phần kế tiếp của buổi hội luận sẽ được phát trực tiếp từ 8:30 tối giờ Việt Nam.


Tưởng niệm nạn nhân của hành vi bạo lực dựa trên niềm tin hay tôn giáo

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1994-tuong-niem-nan-nhan-cua-hanh-vi-bao-luc-dua-tren-niem-tin-va-ton-giao.html

Một số cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam đã tổ chức đánh dấu Ngày Quốc tế Tưởng niệm Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin ngày 22/8.

Tại một số nơi, chính quyền địa phương đe dọa cư dân không được tưởng niệm ngày này dù chính nhà nước Việt Nam đã đồng thuận ủng hộ nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ ấn định chọn ngày 22/8 hàng năm là ngày quốc tế tưởng niệm kể trên. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fba372bcc-5496-43ef-954a-55cc6a62dd9c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=3x_Mcxs5fBJ_McBZd4.UzA--~D 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb36397c4-5258-461e-83a5-cca18c6f195a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=5D5xDpFNudSUJy5RZcZlkQ--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8b6f050d-9b19-40dc-9c9d-639b27884fbc.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=uPK_KBDXgvLIl8S_SkIcpA--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fdea36cf9-5c85-4257-8d0d-7290e9efa06c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=Mx9LllziNO4MMVRVEWg07w--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9529ac26-0205-48de-be19-2d8dafb8e9ce.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=UKpTFPNSt_rhDeRLw0kiFg--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9b907bec-81f1-43cf-b94b-246e9835e28d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=VLPFzerBbBg89.DbpuAl2w--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcbc5daca-299c-4189-b1c8-e73f6451626e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692842806&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100001018b00&sig=T3b4tn6uOvhzIdRze58PYA--~D

Chúng tôi xin chia sẻ lại một số câu chuyện đã đăng trên Mạch Sống về nạn nhân bị đàn áp về tôn giáo hay niềm tin.

Ông Y Dú Ksơr, người Êđê theo đạo Tin lành, trước đây ở Phú Yên, hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan:

Theo lời kể của ông Y Dú Ksơr, ông bị điều tra và đánh đập suốt một năm: “họ đánh tôi bằng dùi cui, vào xương sườn, xương sống… Họ cũng đá vào hòn dái, đánh vào ngực, tát vào miệng… tôi cũng bị gãy răng.”

Trong thời gian một năm đó, ông bị nhốt trong hầm “tối tăm, mịt mù… Nhốt ở dưới lòng đất, mịt mù, không thấy mặt trời mặt trăng, giống bị điên khùng luôn… Một hầm chỉ có một người, không có hai, không có ba. Chỉ ở trong đó, ăn trong đó, kinh khiếp luôn.”

Sau quá trình điều tra và ra tòa, ông được chuyển sang nhà tù – chỉ lúc đó mới thoát khỏi cảnh tra tấn và hầm tối.

Anh Y Phic H’dok, người Êđê theo đạo Tin lành, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý:

Tháng 12/2016, khi đang làm lễ mùa Giáng sinh cho trẻ em vô quốc tịch tại Campuchia, Y Phic H’dok nhận hung tin cha mình vừa mất.

Dần dần anh được biết, thông thường cha mẹ anh làm việc rồi ngủ lại trong rẫy, nhưng tối đó mẹ anh đi dự đám cưới và ở lại qua đêm.

“Khi mẹ lên lại trong vườn, có điều gì đó bất ổn, không thấy ba mà thấy điện thoại để lại trong chòi. Lúc đó mẹ bắt đầu nghi lắm rồi, bắt đầu hoảng hốt, lo lắng, đi tìm khắp vườn nhưng không thấy.”

Bà đi quanh tìm và khi đến thung lũng, nhìn thấy mũ của chồng dưới đất – khi đó bà mới ngước lên và thấy xác chồng treo trên cây, nhìn như người treo cổ.

Chị Lầu Y Tòng, người Hmông, bị ép ly dị và đuổi khỏi làng chỉ vì tin Chúa:

Những ngày này công an luôn lởn vởn canh gác chung quanh nhà Lầu Y Tòng, không cho chị ra khỏi nhà, kể cả đi mua thức ăn, điện thì bị cắt, công an còn dọa đã lắp camera, mọi việc Lầu Y Tòng làm họ đều biết, đừng mong qua mắt họ. Dù không biết họ nói thật hay chỉ dọa nhưng Lầu Y Tòng càng thêm hoảng sợ.

Sau đó người em gái của chồng làm cán bộ ở xã, cũng học Luật, rành tiếng Việt, lại thảo một cái biên bản viết rằng Lầu Y Tòng tự nguyện giao tài sản, bàn giao nhà cửa, đưa xe máy cho bố chồng, đồng thời sẽ gửi tiền chu cấp 2 đứa con cho đến 18 tuổi, cho Lầu Y Tòng ký. Đang trong tâm trạng hoảng loạn, bị khủng bố từ mọi phía, Lầu Y Tòng ký vào biên bản.

Mục sư A Ga, dân tộc Hà Lăng, thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên:

Mục sư A Ga cho biết, ngày 11/1/2018 ông nhận được cuộc gọi từ một người muốn nghe giảng lời Chúa và hẹn gặp ở quán cà phê, nhưng tại quán chưa kịp uống gì đã bị cảnh sát Thái Lan, 9-10 người, ập vào bắt và còng tay. 

[…] Luật sư Jub Waritsara Rungthong cho biết “Những thông tin chúng tôi có được cho thấy đây không phải là một vụ bắt giữ bình thường – không phải là cảnh sát thấy một người tỵ nạn và muốn kiểm tra chứng minh thư – mà có vẻ là chính quyền có kế hoạch bắt ông ấy.”

Cô nói Mục sư A Ga “có tên trong danh sách” và “chúng tôi rất lo ngại – có khả năng rất cao ông ấy sẽ bị trục xuất trong thời gian ngắn”. Danh sách này được cảnh sát Thái Lan gọi là red poll, hay red alert, là thể thức một chính quyền yêu cầu một chính quyền khác bắt người thông qua cảnh sát quốc tế Interpol.

Ông Cao Hà Trực, người Công giáo và cư dân ở Vườn rau Lộc Hưng:

Ngày 4/1 và 8/1/2019, nhà nước Việt Nam đưa lực lượng tới cưỡng chế đất và đập phá 503 căn nhà. Chỉ riêng nhà thờ và Đài Đức Mẹ được giữ nguyên.

“Họ đưa khoảng sáu xe ủi trở lên, để họ ủi… họ đập bình địa nhà cửa của chúng tôi, cũng như ruộng đất, hoa màu của chúng tôi đã sử dụng từ năm 1954 đến nay. Họ không cần biết bà con sống thế nào trên mảnh đất đó, hoặc nhà ở thế nào, họ ủi bình địa. Họ cướp tài sản của chúng tôi, họ lấy, đến bây giờ họ cũng không trả lại.”

Những người có nhà ở đó và chống đối cưỡng chế, như ông Cao Hà Trực, đã bị trùm bao đen và bắt đi từ 5 giờ sáng. Những người phản đối bị nắm đầu kéo tóc, bị đánh đập, trấn áp.

Chị H Bhét Niê, theo đạo Tin lành, từng bị bóc lột và đánh đập khi đi lao động xuất khẩu ở Ả Rập Xê Út:

Tới ngày 21/8/2021, công an lần nữa lại đến nhà áp giải và bắt chị bỏ đạo. Chị H Bhét Niê nói trong toàn bộ những lần đi làm việc với công an, chị hoàn toàn không báo về chuyện bị hành hạ đánh đập ở Ả Rập Xê Út.

[…] Nói về hôm thẩm vấn ngày 12/12/2020, chị cũng nói “Ông Nguyễn Quang Hiệp, Trưởng công an xã Ea Sin, dọa tôi, tát tôi nhiều cái vào đầu, và nói tôi muốn qua đó để chống chính quyền Việt Nam à. Ông Nguyễn Quang Hiệp giật áo tôi rách ở ngực, và sàm sỡ tôi. Lúc đó tôi la hét, ông Y Thu Êban nói nếu tôi tiếp tục liên lạc với Y Chuân và Y Quynh ở Thái Lan, họ sẽ xử lý theo quy định pháp luật và bắt tôi vào tù.”

Các bài viết khác về nạn nhân bị đàn áp tôn giáo nằm trong mục Mỗi Tuần Một Gương Mặt Tị Nạn hoặc mục Tự do Tôn giáo & Nhân quyền.

Ngày 23/8/2023, chúng tôi sẽ có buổi hội luận về tự do tôn giáo và niềm tin với ông Rashad Hussain, Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Giờ bắt đầu sẽ là 8:30 tối (giờ Việt Nam), và sẽ được phát trực tiếp trên trang Facebook Bàn tròn đa Tôn giáo Việt Nam: https://www.facebook.com/events/269575862493553/?ref=newsfeed 


Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin: Cần một báo cáo tổng hợp về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1993-bao-cao-vien-dac-biet-lhq-ve-tu-do-ton-giao-hay-niem-tin-can-mot-bao-cao-tong-hop-ve-tinh-trang-dan-ap-ton-giao-o-viet-nam.html

Nhân Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin (22/8 hàng năm), BPSOS đã thực hiện buổi hội luận trực tuyến hôm 20/8/2023 với TS. Nazila Ghanea, Giáo sư về luật nhân quyền quốc tế của Đại học Oxford, Anh Quốc và là Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7abae03d-f9ff-4da8-9afe-ae3eac622951.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692844192&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100038018b00&sig=jpI3lhG_fSMn71HJc8JOYg--~D

Chủ trì buổi hội luận là TS. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của tổ chức BPSOS.

Theo bà Ghanea, các báo cáo về vấn đề đàn áp tôn giáo trên thế giới cho thấy sự quan trọng của Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Tôn giáo hay Niềm tin. Bà cũng nói năm 2023 đánh dấu 75 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: “mỗi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi, và quyền con người phải được bảo đảm, không có sự phân biệt như về tôn giáo hay niềm tin.”

Phát biểu tại hội luận là người đại diện từ nhiều cộng đồng tôn giáo và sắc tộc bị bách hại ở Việt Nam, trong đó một số đã từng gặp bà Ghanea tại Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á năm 2022 tại Bali, Indonesia.

Mở đầu là hai người Thượng theo Đạo Tin Lành: ông Y Dương Bkrông, người Êđê, tín đồ của Hội Thánh Đấng Christ Tây Nguyên, và nhà truyền đạo Y Čung Niê, lãnh đạo Hội thánh buôn Sút M’đưng ở Đắk Lắk.

Ông Y Dương Bkrông và vợ cùng hai con nhỏ vừa mới đến Thái Lan tỵ nạn đầu tháng 8 sau khi ông bị tra khảo và tra tấn suốt ba ngày, để ép cung – công an ép ông phải nhận tội là đã cung cấp súng đạn cho vụ nổ súng ngày 11/6 ở Đắk Lắk. Do không nhận tội theo sự ép cung, ông bị chích thuốc vào người làm cho toàn thân bải hoải, đau nhức cho đến nay. Vợ của ông cũng bị bắt và bị tra tấn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F0dede6b8-1313-4a69-928b-8d6fb730e33c.png%3Frdr%3Dtrue&t=1692844192&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100038018b00&sig=ydSKi48BKkD8WP8eZvNNsw--~D

Sau ông Y Dương Bkrông và ông Y Čung Niê là chị Lầu Y Lỳ, người Hmông theo đạo Tin lành. Trong nước mắt, chị kể lại câu chuyện gia đình mình: cả ba chị em Lầu Y Tòng, Lầu Y Lỳ, và Lầu Y Hua đều phải sang Thái Lan tỵ nạn vì bị sách nhiễu, đàn áp ở Việt Nam, và bị ép bỏ đạo.

Đại diện cho nạn nhân Công giáo bị đàn áp là ông Cao Hà Trực, một cư dân Vườn Rau Lộc Hưng đã khiếu kiện về vấn đề đất đai từ năm 1999 và mất sạch nhà cửa ruộng đất trong vụ cưỡng chế năm 2019. Trên Mạch Sống, chúng tôi đã có bài viết về ông Cao Hà Trực nhìn lại 4 năm 7 tháng từ ngày Vườn rau Lộc Hưng bị cưỡng chế.

Phát biểu sau đó là ông Nguyễn Ngọc Diến, theo đạo Cao Đài 1926 ở Tiền Giang, nói về việc chi phái Cao Đài 1997 của nhà nước Việt Nam đã chiếm danh xưng, tòa thánh, và dùng bạo lực để chiếm hơn 300 thánh thất Cao Đài và tấn công các tín đồ Cao Đài không tuân phục. Trong phần chiếu hình ảnh, ông Diến cho thấy chi phái 1997 cho người đập phá mồ mả của ông bà cha mẹ những tín đồ không tuân phục.

Nhân dịp này, TS. Thắng chia sẻ với bà Ghanea rằng ngày 16/8/2023 vừa qua, Tòa án Dallas, Texas đã phán quyết rằng chi phái Cao Đài 1997 do nhà nước Việt Nam lập ra là tổ chức tội phạm theo luật RICO (Racketeer Influenced and Corrupt Organizations).

Nhân chứng về đàn áp Phật giáo là Đại đức Thích Nhật Phước, trụ trì chùa Sơn Linh, Kon Tum, bị chính quyền địa phương phá hủy.

Người cuối cùng phát biểu là bà Tanya Nguyễn-Đỗ, lên tiếng thay cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ (hay còn được gọi là Tịnh Thất Bồng Lai).

Xúc động khi xem qua hình ảnh, bằng chứng, lắng nghe các nhân chứng từ nhiều tôn giáo khác nhau, và bản thân cũng đã vài lần đứng tên trong thư tố giác chung gửi nhà nước Việt Nam, TS. Nazila Ghanea nói nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo đủ mọi cách khác nhau, không chừa người già, phụ nữ, trẻ con, không chừa cả người chết.

Bà Ghanea cũng nói Việt Nam chỉ công nhận một số lượng rất ít nhóm tôn giáo, và theo tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề công nhận tôn giáo không nên trở thành công cụ để vi phạm tự do tôn giáo và niềm tin.

Ngoài ra, bà Ghanea cho ý kiến là có thể chỉ định mộ nhân viên chuyên thu thập các thông tin vi phạm quyền tự do tôn giáo tràn lan ở Việt Nam cho một báo cáo tổng hợp để trình cho Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Theo dõi buổi hội luận 20/8/2023 với Báo cáo viên Đặc biệt LHQ: 

https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/1534086100457517/

Vào thứ Tư, 23/4/2023, BPSOS sẽ có thêm một buổi hội luận về tự do tôn giáo và niềm tin với ông Rashad Hussain, Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế.

Giờ bắt đầu sẽ là 8 giờ tối (giờ Việt Nam), và sẽ được phát trực tiếp trên trang Facebook Bàn tròn đa Tôn giáo Việt Nam: https://www.facebook.com/VNFoRB


Tài liệu cập nhật về nhập cư gian lận vào Canada – thêm 4 hồ sơ, 9 người

Cảnh sát Thái và cảnh sát Canada vào cuộc điều tra ở Thái Lan

Mạch Sống, ngày 21 tháng 8, 2023

http://machsongmedia.org

Hôm nay BPSOS đã chuyển đến một số giới chức chính quyền Canada bản báo cáo cập nhật bao gồm tổng cộng 17 hồ sơ với dấu hiệu đã nhập cư gian lận qua chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada dành cho cựu thuyền nhân ở Thái Lan. So với bản thảo đầu tháng 5, bản cập nhật có thêm 4 hồ sơ gồm 9 người với thông tin đã được phối kiểm từ ít ra 2 nguồn độc lập.

Mục đích của tài liệu này là cung cấp những thông tin căn bản để giúp các cơ quan hữu trách thực hiện cuộc điều tra riêng của họ. Một cách cụ thể, bản báo cáo cập nhật đã được gửi cho Bộ Trưởng Di Trú kèm với một số dân biểu Canada.

Ngày 7 tháng 8, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đã cùng với Nha Sĩ Hoàng Đình Trí, trong tư cách cựu Phó Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Canada, đã gửi văn thư chung đến cho Bộ Trưởng Di Trú Canada Marc Miller để yêu cầu mở cuộc điều tra các hồ sơ gian lận làm căn cứ để mở lại chương trình định cư nhân đạo nhằm nhanh chóng giải quyết định cư số trường hợp cựu thuyền nhân đủ điều kiện nhưng đã bị bỏ rơi. Bản báo cáo di dân gian lận gửi kèm khi ấy chỉ có 13 hồ sơ. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Faa1e2c6c-5e15-4952-bb84-6661f8dd23cf.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692844219&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100041018b00&sig=XUB49utGvBdkCMOWGizO_g--~D

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F6eae99a3-9cdd-42b7-a59e-1325a8d7e36c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692844219&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100041018b00&sig=.knmSN1qWhFXjEAaeH_Wmw--~D

Hình 1 & 2 -- Thư chung gửi Bộ Trưởng Di Trú Canada của Ts. Thắng và Ns. Trí, ngày 07/08/2023

Thư chung này là gợi ý của Dân Biểu Tom Kmiec, là người đặc trách vấn đề di dân, tị nạn và quốc tịch của khối nghị sĩ đối lập ở Quốc Hội Canada. Theo DB Kmiec, sau khi thư chung được gửi ra khoảng 2 tuần thì văn phòng của Ông sẽ liên lạc với Bộ Di Trú Canada để theo dõi diễn tiến.

Kèm với bản báo cáo cập nhật là tài liệu phụ đính tập trung vào sự kiện một số người bị tình nghi di dân gian lận đã từng ở trong một tổ chức mà trước đây có nhiều thành viên đã phải đi tù vì hoạt động khủng bố. Vì liên quan đến an ninh quốc gia, cách đây một tuần lực lượng đặc biệt của Cảnh Sát Hoàng Gia Thái đã phối hợp với cảnh sát Canada (Royal Canadian Mounted Police), bộ phận ở Thái Lan, để khởi sự điều tra khía cạnh này.

BPSOS đang yêu cầu cảnh sát Thái Lan khi mở cuộc điều tra thì cũng cần bảo vệ nhân chứng. Sau khi một số cựu thuyền nhân lên tiếng tố cáo di dân gian lận, họ đã bị đe doạ đến sự an nguy bản thân và gia đình.  

Theo Ts. Thắng, BPSOS đang tiếp tục phối kiểm thông tin về 3 hồ sơ gồm 6 người bị tình nghi di dân gian lận nhưng chứng cứ chưa đầy đủ.

Mọi người có thể tiếp tay vận động chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo cho các cựu thuyền nhân bằng cách ký thỉnh nguyện thư: https://www.change.org/p/immigration-fraud

Bài liên quan:

Dân Biểu Canada Tom Kmiec: Sẽ kêu gọi đồng viện trong Quốc Hội cùng lên tiếng về các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1981-dan-bieu-canada-tom-kmiec-se-keu-goi-dong-vien-trong-quoc-hoi-canada-cung-len-tieng-ve-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan.html

Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:

https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan


Hội luận giải thích phán quyết lịch sử của toà án Texas về tổ chức tội phạm mạo danh Đạo Cao Đài

Ngày 16 tháng 8 toà án Texas ở Dallas phán quyết rằng tổ chức mạo danh Đạo Cao Đài do nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 là tổ chức tội phạm, rằng tổ chức tội phạm ở Việt Nam này đã có hành vi phạm tội hình sự ở Hoa Kỳ và gây thiệt hại cho công dân và tổ chức ở Hoa Kỳ, và rằng tổ chức tội phạm này phải bồi thường thiệt hại 200,000 Mỹ kim cho 3 nguyên đơn mà cũng là nạn nhân.

Trong buổi trò chuyện với Cô Rachel Quý ngày 19/08/2023, Ts. Nguyễn Đình Thắng giải thích về chiến thắng pháp lý lịch sử của một nhóm nhỏ tín đồ Cao Đài ở Hoa Kỳ trước tổ chức tội phạm trá hình là tổ chức tôn giáo được nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 và đang chiếm dụng Toà Thánh và hầu hết cơ ngơi của Đạo Cao Đài.

https://www.youtube.com/watch?v=F1PeHHaPioA 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F27ba6ea3-f3d0-4bc9-a027-25cf6da540de.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692846673&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100069018b00&sig=OyIKDxzdHi0H_bImtAgAcA--~D


Phán quyết toà án đối với Chi Phái 1997 theo Luật RICO: Các câu hỏi thường hỏi

Nhiều cơ hội để khai thác thành quả

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 19 tháng 8, 2023

http://machsongmedia.org

Ngày 16 tháng 8, toà án Texas ở Dallas phán quyết một tổ chức tôn giáo mạo nhận là Hội Thánh Cao Đài lẫn người cầm đầu nó phải đồng trách nhiệm bồi thường 50,000 Mỹ kim và phải đóng phạt thêm cho 3 nguyên đơn gấp 3 số tiền ấy, tổng cộng là 200,000 Mỹ kim. Tổ chức này là Chi Phái 1997 do nhà nước cộng sản Việt Nam dựng lên năm 1997 và người cầm đầu nó là Ông Nguyễn Thành Tám.

Câu hỏi thứ nhất: Phán quyết mang tính lịch sử này mang ý nghĩa gì?

Trước hết, vụ kiện cho thấy người Việt ở hải ngoại có thể vận dụng cả 3 nhánh chính quyền làm phương tiện đấu tranh. Vận động lập pháp tức Quốc Hội và hành pháp như Toà Bạch Ốc hay Bộ Ngoại Giao không mới. Nhưng sử dụng nhánh tư pháp qua vụ kiện chưa từng có.

Thứ hai, vụ kiện cho thấy khả năng chuyển vấn đề từ sân chơi nội địa ở Việt Nam, nơi nhà cầm quyền nắm trịch, ra sân chơi quốc tế nơi chúng ta nắm thế thượng phong. Các tín đồ Cao Đài có thể thúc thủ trước hành vi tội phạm của Chi Phái 1997 ở Việt Nam nhưng đồng đạo của họ ở Hoa Kỳ đã chuyển vấn đề ra sân chơi ở Hoa Kỳ, nơi có luật pháp công minh. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1590c6e1-898e-4ffd-8a76-6b9e1bd23177.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692846735&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100070018b00&sig=swAoVcOprWmn3KFPWycibA--~D

Hình 1 – Các nguyên đơn: Ông Bùi Văn Quan, Ông Dương Xuân Lương, Ông Lê Minh Đạo đại diện Thánh Thất Mountain View cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, và Luật sư Brian Turner đại diện các nguyên đơn, tại toà án ngày 7 tháng 8, 2023

Thứ ba, khi Chi Phái 1997 bị phán quyết là tổ chức tội phạm theo Luât RICO, là luật liên bang Hoa Kỳ, thì tiếp tục núp sau một tổ chức tội phạm để ném đá giấu tay sẽ bất lợi hơn là có lợi cho nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, sẽ dễ dàng hơn để chính phủ Hoa Kỳ chế tài cá nhân các giới chức bảo kê cho một tổ chức tội phạm để đàn áp quyền tự do tôn giáo của tín đồ Cao Đài.

Điểm trên đây minh hoạ cách dùng kết quả gặt hái được từ nhánh tư pháp để vận động nhánh hành pháp thực thi luật chế tài do nhánh lập pháp ban hành. Cách vận dụng xoay vòng cả 3 nhánh chính quyền giúp củng cố thế thượng phong của chúng ta ở sân chơi Hoa Kỳ. Tương tự ở các sân chơi của những quốc gia khác trong thế giới tự do.

Câu hỏi thứ hai: Các nguyên đơn khai thác phán quyết ra sao?

Trước hết là thực thi phán quyết. Sẽ rất ít triển vọng Chi Phái 1997 và người đứng đầu nó là Ông Nguyễn Thành Tám sẽ tự giác đóng tiền bồi thường và tiền phạt theo phán quyết của toà án. Trong trường hợp đó, nguyên đơn có thể siết tài sản của họ tại Hoa Kỳ. Nếu Ban Đại Diện tại Hải Ngoại của Chi Phái 1997, đặt ở Orange County, California, có tài sản thì có thể tịch thu. Nếu thánh thất Cao Đài ở Hoa Kỳ nào đã trao thân cho Chi Phái 1997 quản lý thì có thể siết. Để tránh bị siết tài sản, họ có thể sẽ phải cắt đứt mọi quan hệ với Chi Phái 1997.

Kế đến là truy tố hình sự. Luật RICO ban hành năm 1970 bản chất là luật hình sự với điều khoản cho phép nạn nhân ở Hoa Kỳ kiện dân sự nhằm đòi bồi thường thiệt hại -- vụ kiện vừa rồi khai thác điều khoản ngoại lệ này. Cũng đặc biệt, Luật RICO cho phép nguyên đơn chuyển thông tin thu thập được từ vụ kiện dân sự cho cơ quan công lực để điều tra hình sự. Chẳng hạn, nếu có chứng cứ là Chi Phái 1997 chuyển tiền qua lại với người của họ ở Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp chiếu theo luật chống khủng bố Patriot Act thì nguyên đơn có thể yêu cầu FBI vào cuộc điều tra. Để tránh bị điều tra hình sự, các thuộc hạ này có thể sẽ phải ngưng mọi quan hệ với Chi Phái 1997. Trong một số trường hợp tôi biết thì đã quá trễ vì sẽ không kịp phi tang. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb09127b7-51be-481a-b394-aa29c3acfa0e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692846735&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100070018b00&sig=.eo5EBYNOvY9qVPWuF5v2w--~D

HÌnh 2 - Tổ chức trực thuộc Chi Phái 1997 ở Orange County, được thành lập để thay cho tổ chức bị kiện

Câu hỏi thứ ba: Bị đơn có thể kháng cáo không?

Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám có quyền làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên hầu như vô vọng và sẽ chỉ thêm bị kềm toả bởi luật pháp Hoa Kỳ.

Trước hết, theo luật, việc kháng cáo chỉ có thể xoay quanh vấn đề áp dụng luật đúng hay sai bởi vị quan toà chứ không được đưa thêm lý lẽ hay chứng cứ gì mới. Đã quá trễ để Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám phủ nhận các chứng cứ và lý lẽ mà nguyên đơn đã trưng dẫn được toà chấp nhận, rằng bị đơn là tổ chức tội phạm, rằng họ đã dùng phương tiện viễn thông để đánh lừa Bộ Thương Mại Hoa Kỳ khi đăng ký thương hiệu, và rằng điều này cấu thành tội “wire fraud” trong phạm vi Luật RICO.

Không chỉ có thế. Trong phán quyết, vị quan toà còn cài thêm điều khoản mang tính cảnh cáo: Nếu kháng cáo mà thua, bị đơn tự động phải trả phí luật sư cho nguyên đơn.

Và có lẽ yếu tố khó vượt qua nhất là tìm luật sư hoặc hãng luật giỏi chịu làm đơn kháng cáo. Luật sư giỏi, hãng luật có kinh ghiệm không bao giờ muốn mang tiếng là đại diện cho một tổ chức tội phạm với mức phạm tội hình sự nghiêm trọng như Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7878457a-0ce3-48a3-bdd2-344e16d884a6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692846735&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100070018b00&sig=rSTovLQDOnkhLg5IXlgeug--~D

Hình 3 - Ông Trần Quang Cảnh (trái) và Ông Nguyễn Thành Tám, San Francisco, ngày 20/09/2016 (ảnh của Chi Phái 1997)

Câu hỏi thứ tư: Ông Trần Quang Cảnh, đại diện Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ, đóng vai trò gì?

Năm 2007, Chi Phái 1997 sửa Hiến Chương để thêm mục hoạt động ở hải ngoại. Năm 2011, Ông Nguyễn Thành Tám ký huấn lệnh lập Ban Đại Diện tại Hải Ngoại giao cho Ông Trần Quang Cảnh, người Mỹ gốc Viêt, làm trưởng ban. Để hợp thức hoá hoạt động, Ông Cảnh đăng ký Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại là một tổ chức tôn giáo ở California. Năm 2014, dùng tổ chức này Ông Cảnh đăng ký quyền sở hữu danh xưng chung của đạo làm thương hiệu riêng của tổ chức. Năm 2015, Bộ Thương Mại cấp quyền sở hữu tạm thời. Tháng 7 năm 2019, quyền sở hữu tạm thời bị huỷ do bị Thánh Thất Cao Đài Mountain View khiếu nại. Tháng 6, 2019 thánh thất Cao Đài này cùng 2 nguyên đơn nữa khởi kiện Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám cùng với một số người nữa về phỉ báng và về vi phạm Luật RICO. Ông Cảnh tường thuật về vụ kiện như sau trên trang mạng của Chi Phái 1997:

“Nhóm của Bà Muội thưa Ông Trần Quang Cảnh và Ông Nguyễn Thành Tám ra Tòa Án Dallas, Texas. Ngày 13/6/2019, nhóm của Bà Hương Muội (gồm có Cao Dai Tay Ninh Temples of Texas, Bùi Văn Quan và Dương Xuân Lương) nộp đơn với Tòa Án Dallas, Texas, thưa 7 người : Đặng Phước Reng, Phạm Văn Hiến, Nguyễn Quốc Dũng, Trần Quang Cảnh, Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại, Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài TTTN). Lý do chính của bên nguyên cáo đưa ra Ông Cảnh là Cộng Sản, Ông Tám đàn áp tín đồ Cao Đài ở VN và bổ nhiệm Ông Cảnh để thi hành Nghị quyết 36. Còn các Ông Reng, Hiến, Dũng bị thưa là vì chống đối với Bà Muội, không chấp nhận Bà Hương Muội đi thưa kiện Ông Cảnh. Kết quả là Tòa Án phán quyết là Ông Cảnh không có dính dáng về vụ thưa kiện này.” Xem:

https://caodai.com.vn/vn/news-detail/giao-huu-thuong-canh-thanh-da-man-nhiem-vu-truong-ban-dai-dien-hoi-thanh-tai-hai-ngoai.html

Ông Cảnh nói sai về nội dung của đơn kiện nhưng lại thú nhận rằng chỉ thuê luật sư để gỡ cho chính ông ta ra khỏi vụ kiện còn mặc kệ Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám.

Bằng cách gian dối với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Ông Cảnh đã đưa Chi Phái 1997 và Ông Nguyễn Thành Tám vào tròng của Luật RICO. Và cũng chính Ông Cảnh đã bỏ mặc họ kẹt lại trong vụ kiện để lãnh nhận một cái kết rất đắng. 

Bài liên quan:

Chiến thắng pháp lý của Thánh Thất Cao Đài Mountain View là chiến thắng chung của người Việt trong thế giới tự do trước Nghị Quyết 36

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1987-chien-thang-phap-ly-cua-thanh-that-cao-dai-mountain-view-la-chien-thang-chung-cua-nguoi-viet-trong-the-gioi-tu-do-truoc-nghi-quyet-36.html

Chiến thắng pháp lý lịch sử cho các nạn nhân của sự bách hại tôn giáo

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1985-chien-thang-phap-ly-lich-su-cho-cac-nan-nhan-cua-su-bach-hai-ton-giao.html

Chi Phái 1997: Tưởng khôn hoá dại khi bước vào sân chơi Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1351-2018-06-04-02-25-39.html

Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:

https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan

 


Tuyên Bố Chung của 42 chuyên gia nhân quyền LHQ: Quyết vạch trần các hành vi bạo lực vì lý do tôn giáo hay niềm tin

Báo Cáo Viên LHQ về tự do tôn giáo sẽ phát biểu tại hội luận do BPSOS tổ chức, Chủ Nhật 20 tháng 8, lúc 8pm giờ Việt Nam

Theo dõi buổi hội luận: https://www.facebook.com/events/1043951593197228/

Mạch Sống, ngày 19 tháng 8, 2023

http://machsongmedia.org

Ngày 18 tháng 8, Giáo Sư Nazila Ghanea, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, cùng với 41 chuyên gia nhân quyền khác của LHQ ra tuyên bố chung về quyết tâm xoá bỏ mọi hành vi bạo lực trên căn bản tôn giáo hay niềm tin nhằm đánh dấu Ngày Quốc Tế 22 tháng 8, năm nay sẽ rơi vào ngày Thứ Ba tuần tới.

“Năm 2019, ngày 22 tháng 8 được Đại Hội Đồng LHQ ấn định là Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân của các Hành Vi Bạo Lực trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin, để nêu lên sự đáng tiếc về các vi phạm tràn lan nhắm vào các cá nhân – bao gồm các di dân, người tị nạn, người xin lánh nạn và người thuộc các cộng đồng thiểu số -- đã là mục tiêu vì lý do tôn giáo hay niềm tin.”

Ngay năm 2019, nhiều hội thánh tư gia Tin Lành người Thượng, nhiều nhóm tín đồ Cao Đài, một số chùa Phật Giáo và nhiều nhóm Công Giáo ở Việt Nam đã hưởng ứng ngày quốc tế này.

Sợ phong trào tưởng niệm lan rộng, năm 2021 và 2022 chính quyền Việt Nam leo thang ngăn cản, đe doạ và đàn áp các cá nhân và nhóm tham gia tưởng niệm. Thậm chí có 3 người Thượng theo Đạo Tin Lành đã bị phạt tiền vì hưởng ứng ngày này. Hai chức việc Cao Đài ở Tỉnh Tiền Giang bị công an tra vấn vì tổ chức sinh hoạt tưởng niệm nhân ngày quốc tế này.

Ngày 28 tháng 4, 2023, Bà Nazila Ghanea, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cùng nhiều báo cáo viên đặc biệt khác gửi giác thư gửi đến nhà nước Việt Nam, yêu cầu làm rõ hành vị ngăn cản và xử phạt này. Xem: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=27538

Ngày 27 tháng 7, 2023, nhà nước Việt Nam trả lời và chối rằng các nạn nhân bị xử phạt không vì họ tưởng niệm ngày quốc tế 22 tháng 8 và cũng không hề ngăn cản nhóm tín đồ Cao Đài nào hưởng ứng ngày quốc tế này. Xem: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/08/VNM-4.2022-gvt-reply.pdf 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd7c92223-fde2-42f9-815e-ade705728858.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692847618&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100091018b00&sig=vlOPN3yn.kGiFxdEptiIcQ--~D

HÌnh 2 – Từ phải: Gs. Nazila Ghanea, cô Tanya Nguyễn-Đỗ, nhân viên phụ tá của Gs. Ghanea, và một người Mỹ ủng hộ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, tại Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực ĐNÁ, tại Bali, Indonesia, ngày 09/11/2022

Thực ra, công an Thành Phố Ban Mê Thuột vừa cấm điểm nhóm Tin Lành ở Buôn Ju, Xã Ea Tu không được tổ chức tham gia Ngày 22 Tháng 8. Nếu không tuân lệnh thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tương tự, công an huyện Krông Buk đã cấm một điểm nhóm Tin Lành địa phương không được hưởng ứng ngày quốc tế này mà chính nhà nước Việt Nam đã đồng thuận thông qua năm 2019.

“Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm các Nạn Nhân của các Hành Vi Bạo Lực trên Căn Bản Tôn Giáo hay Niềm Tin năm nay mang đến cơ hội để làm sáng tỏ tình trạng bạo lực nghiêm trọng, hàng ngày và nhiều lần diễn ra dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng, đồng thời khẩn trương tìm cách giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của nó. và với quyết tâm lớn hơn rất nhiều,” bản tuyên ngôn của các chuyên gia nhân quyền LHQ viết.

GS Nazila Ghanea sẽ tham gia buổi hội luận trực tuyến do BPSOS tổ chức ngày Chủ Nhật này để trình bày về nỗ lực của LHQ nhằm xoá bỏ các hành vi bạo lực dựa trên tôn giáo hay niềm tin. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F67181a09-abbe-4318-b320-42cd32b8c849.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1692847618&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cbd-100091018b00&sig=fziFJvSLdqnmNy5PXG6IeA--~D

Hình 3 - Gs. Nazila Ghanea cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng tại Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tại London, Anh Quốc, ngày 04/07/2022 (ảnh BPSOS)

Cùng tham gia phát biểu sẽ là các nhân chứng lên tiếng cho các nhóm và cộng đồng tôn giáo bị bách hại:

• Nạn nhân bị tra tấn và ép nhận tội tham gia nổ súng ngày 11 tháng 6 ở Tỉnh Đắk Lắk.

• Các phụ nữ Hmong bị đuổi khỏi làng vì không từ bỏ đạo Tin Lành

• Nhân chứng vụ phá sập nhà dân ở khu Vườn Rau Lộc Hưng năm 2019

• Nhân chứng vụ phá sập chùa Sơn Linh Tự năm 2019

• Cô Tanya Nguyễn-Đỗ cập nhật tình hình của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Buổi hội luận sẽ bắt đầu lúc 8 giờ tối ở Việt Nam, tức 9am giờ miền Đông Hoa Kỳ, ngày Chủ Nhật 20 tháng 8 tới đây. Chương trình sẽ được phát trực tiếp tại: https://www.facebook.com/events/1043951593197228/

Tuyên bố chung của các chuyên gia nhân quyền LHQ: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/08/2023-Statement-re.-International-Day-Commemorating-the-Victims-of-Acts-of-Violence-Based-on-Religion-or-Belief.pdf


Hội luận trực tuyến với Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay niềm tin

Đánh dấu Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Nạn Nhân của Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin

Ngày giờ: Chủ Nhật 20 tháng 8, 2023, 8pm giờ Việt Nam, tức 9am giờ miền Đông Hoa Kỳ

Theo dõi trực tuyến tại: https://www.facebook.com/events/1043951593197228/

Năm 2019, Đại Hội Đồng LHQ đồng nhất thông qua nghị quyết ấn định ngày 22 tháng 8 hàng năm là Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Nạn Nhân của Hành Vi Bạo Lực vì Lý Do Tôn Giáo hay Niềm Tin. Ngay trong năm 2019, nhiều nhóm và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã tham gia ngày tưởng niệm này, nhất là các nhóm có tín đồ hoặc chức sắc đã từng là nạn nhân.

Thấy phong trào tưởng niệm ngày càng lan rộng, năm 2021 và 2022 chính quyền Việt Nam leo thang ngăn cản, đe doạ và đàn áp các cá nhân và nhóm tham gia tưởng niệm. Thậm chí có 3 người Thượng theo Đạo Tin Lành đã bị phạt tiền vì hưởng ứng ngày này.

Ngày 28 tháng 4, 2023, Bà Nazila Ghanea, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cùng nhiều báo cáo viên đặc biệt khác gửi giác thư gửi đến nhà nước Việt Nam, yêu cầu làm rõ hành vị ngăn cản và xử phạt này. Lá thư còn tố giác là nhà nước Việt Nam đe dọa, bắt giữ tuỳ tiện, và cấm xuất cảnh một số người có ý định tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng Đông Nam Á do BPSOS đồng tổ chức hàng năm. Xem: https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=27538

Ngày 27 tháng 7, 2023, nhà nước Việt Nam trả lời và chối rằng các nạn nhân bị xử phạt không vì họ tưởng niệm ngày quốc tế 22 tháng 8. Họ cũng chối là không hề ngăn cản một nhóm tín đồ Cao Đài ở Tỉnh Tiền Giang căng biểu ngữ để hưởng ứng ngày quốc tế này. Xem: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/08/VNM-4.2022-gvt-reply.pdf

Muốn biết thực hư ra sao, xin theo dõi buổi hội luận trực tuyến đặc biệt vào Chủ Nhật này.

Các người phát biểu khác sẽ bao gồm:

• Nạn nhân bị tra tấn và ép nhận tội tham gia nổ súng ngày 11 tháng 6 ở Tỉnh Đắk Lắk.

• Các phụ nữ Hmong bị đuổi khỏi làng vì không từ bỏ đạo Tin Lành

• Nhân chu71nng vụ phá sập nhà dân ở khu Vườn Rau Lộc Hưng năm 2019

• Nhân chứng vụ phá sập chùa Sơn Linh Tự năm 2019

• Cô Tanya Nguyễn-Đỗ cập nhật tình hình của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ

Buổi hội luận sẽ bắt đầu lúc 8 giờ tối ở Việt Nam, tức 9am giờ miền Đông Hoa Kỳ, ngày Chủ Nhật 20 tháng 8 tới đây. Chương trình sẽ được phát trực tiếp tại: https://www.facebook.com/events/1043951593197228/

  

No comments:

Post a Comment