Monday, July 31, 2023

20230801 Cong Dong Tham Luan Chuyen Di Dem P14

20230801 Cong Dong Tham Luan Chuyen Di Dem P14


Chuyến “đi đêm” nầy xảy ra trong lúc cộng sản giặc Hồ đang dùng áp lực “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” đè nặng lên miền Nam Việt-Nam để buộc Kissinger và miền Nam phải nhượng bộ trong hiệp định Paris.

Tuy nhiên sau lần nầy có lẻ cộng sản giặc Hồ sẽ thất vọng vì Kissinger hé lộ cho Lê Đức Thọ biết rằng Hoa Kỳ không dễ dàng gì mà trả cho cộng sản giặc Hồ hằng tỷ dollars.

Kissinger: “For example—this is speaking privately, not a negotiation—you have made much of an agreement to reduce our aid. For many reasons a formal agreement is very hard for us, not because we want to go back in but because of other countries, far away from you. But do you [Page 296] think Congress will appropriate as much money to Vietnam after a settlement? We don’t give a billion dollars to any country. So if aid to Vietnam reduces to what is normal for a country that size, once peace is restored, that is a reality.” …

Hoa Kỳ hiểu rỏ hơn ai hết những lực lượng chính quy của cộng sản giặc Hồ nằm trên đất Lào và Cabodia.

… Kissinger: “One could argue that they had no right to be in Laos in the first place. But you can finish your statement. You cannot derive a right to fight in South Vietnam from the fact that they are already in Laos and Cambodia. But I’ll let you finish.” …

Điều buồn cười và tủi hổ cho dân tộc Việt-Nam là Lê Đức Thọ gião hoạt tự thú nhận đã “đạo văn” của Hoa Kỳ trong bản tuyên ngôn nhân quyền. Thật ra bản tuyên ngôn nhân quyền của Việt-Nam đã có từ thời Vua Trưng, sau đó ngài Lý Thường Kiệt lập lại bản tuyên ngôn nầy qua dạng thức của một án thơ văn để nung chí sĩ khí của ba quân trong thời gian khán Tống:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Lý Thường Kiệt. 

https://www.thivien.net/L%C3%BD-Th%C6%B0%E1%BB%9Dng-Ki%E1%BB%87t/Nam-qu%E1%BB%91c-s%C6%A1n-h%C3%A0/poem-TRRf_ouQs_PWzaHF_M9Xkg

Lê Đức Thọ: “After World War II, in 1945, we seized back our independence from the hands of the Japanese fascists and founded an independent country. You see, in the midst of resistance against Japanese fascism, on the Vietnamese front, we had contact with Americans. The U.S. was one of our allies against Japanese fascism. The Americans came to our base in Viet Bac [northern Vietnam] and gave advice and training. And it is not mere coincidence that in our declaration of independence we quoted some sentences from your Declaration of Independence of 200 years ago. It was said, “All men are created equal and endowed by their creator with certain inalienable rights. Among these are life, liberty, and the pursuit of happiness.” This shows that from the early days of our independence, in 1945, when the Vietnamese people turned a new page in our history, we had already a good intention to have a new relationship with the United States on a new basis.” …

Chưa hết, Lê Đức Thọ dấu nhẹm đi việc Hồ Chí Minh đã lén lút rước Pháp vào Việt-Nam qua hội nghị Fontainebleau tại Paris.

Fontainebleau March 6, 1946 Accord.

“Ho Chi Minh and France representative Jean Sainteny signed the Preliminary Treaty on March 6, 1946 (March 6 Accord).”

https://truehochiminh.com/2021/11/04/3369/

Lê Đức Thọ: Unfortunately, shortly afterward the French colonialists returned to Vietnam and the U.S. helped the French, and changed its policy, to put a colonial yoke on Vietnam. After nine years of resistance we won a very great victory, and the Geneva Agreement of 1954 recognized the independence, sovereignty, territorial integrity and unity of Vietnam.” …

Sau chuyến đi đêm nầy Kissinger đã hiểu rõ số phận của miền Nam Việt-Nam.

Rất tiếc là dân miền Nam lúc bấy giờ vẩn còn chưa hiểu rõ số phận của họ, vẩn còn tin tưởng vào hiệp định hòa bình Paris Peace  Accords Jan 27, 1973. 

***

NLF=National Liberation Front=Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng,

PRG=Provisional Revolutionary Government of Vietnam = Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam,

DRVN= Democratic Republic of North Vietnam=Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa=cộng sản Bắc Việt.

DRV (also DRVN), Democratic Republic of (North) Vietnam

NLF, National Liberation Front, Communist front organization in South Vietnam acting as political government of the insurgency; later renamed Provisional Revolutionary Government of Vietnam

NVA, North Vietnamese Army, term used by the United States for the People’s Army of (North) Vietnam

PAVN, People’s Army of (North) Vietnam

PLAF, People’s Liberation Armed Forces, Communist forces in South Vietnam, synonymous with Viet Cong

PRG, Provisional Revolutionary Government of Vietnam, political wing of the South Vietnamese Communist movement, replaced the National Liberation Front (NLF), but the terms are often used interchangeably

Paris Peace Talks, a loosely defined term that, depending on context, could mean the secret meetings between Henry Kissinger for the United States and Le Duc Tho for the Democratic Republic of (North) Vietnam or the 174 meetings of the public talks held from 1968 to 1973 between the United States and the Republic of (South) Vietnam on one side and the Democratic Republic of (North) Vietnam and the Provisional Revolutionary Government of Vietnam on the other; the latter were also known as Plenary or Avénue Kléber talks

Rue Darthé, 11 Rue Darthé, the address of one of the residences of the Democratic Republic of (North) Vietnam in the Paris suburb of Choisy-le-Roi used as a venue for the Kissinger-Le Duc Tho negotiations.

Avenue Kléber (also Ave. Kléber or Kléber), address of the International Conference Center at the Hotel Majestic in Paris, the site of the (plenary) Paris Peace Talks; see also Paris Peace Talks

SALT, Strategic Arms Limitation Talks

Seven Points, peace plan presented by Kissinger on May 31, 1971, at his meeting with Le Duc Tho; peace plan presented by the NLF Delegation in July 1971 at the (plenary) Paris Peace Talks

Nine Points, peace plan presented by Xuan Thuy on June 26, 1971

Ten Points, peace plan presented by NLF delegate Madame Binh on May 8, 1969, at the (plenary) Paris Peace Talks; peace plan presented by Le Duc Tho on August 1, 1972, at his meeting with Kissinger; peace plan presented by Kissinger on August 14, 1972, at his meeting with Le Duc Tho

Two-Point Elaboration, elaboration of the Ten Point peace plan presented by the DRV Delegation on February 2, 1972, at the (plenary) Paris Peace Talks

Twelve Points, peace plan presented by Kissinger on August 1, 1972, at his meeting with Le Duc Tho

strategic hamlets, a South Vietnamese Government program to counter Viet Cong control in the countryside. The government relocated farmers into fortified hamlets to provide defense, economic aid, and political assistance to residents. The hope was that protection from Viet Cong raids and taxation would bind the rural populace to the government and gain their loyalty. The program started in 1962, but was fatally undermined by over expansion and poor execution. By 1964 it had clearly failed.

GVN, Government of (South) Vietnam

RVN, Republic of (South) Vietnam

RVNAF, Republic of (South) Vietnam Armed Forces

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/terms

***

 

20230716 Jul 19 72 Hak Tho Negotiations Memorandum 15 ch4

15. Memorandum of Conversation

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/ch4 

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/d15

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_286

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_287

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_288

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_289

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_290

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_291

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_292

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_293

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_294

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_295

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_296

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_297

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_298

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_299

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_300

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_301

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_302

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_303

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_304

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_305

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_306

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_307

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_308

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_309

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_310

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_311

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_312

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_313

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_314

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_315

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_316

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_317

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_318

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_319

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_320

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_321

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/pg_322

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v08/d221

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/d15#fnref:1.7.4.4.20.9.8.2

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/d15#fnref:1.7.4.4.20.9.306.2

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1969-76v42/d15#fnref:1.7.4.4.20.9.600.3

 

20230801 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230801 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Phòng, chống buôn người ở Việt Nam

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1976-phong-chong-buon-nguoi-o-viet-nam.html


Hải Di Nguyễn

Ngày 30/7 là Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người (World Day Against Trafficking in Persons).

Trong bài trước, tôi đã viết về một số người Việt là nạn nhân buôn người ở Campuchia, Jordan, Ả Rập Xê Út.

Cho bài viết này, tôi phỏng vấn TS. Nguyễn Đình Thắng và anh Percy Nguyễn của tổ chức BPSOS về bức tranh toàn cảnh nạn buôn người ở Việt Nam, và cách phòng, chống buôn người của nhà nước Việt Nam.


Nạn buôn người từ Việt Nam thường có những hình thức nào? 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F889bd103-9e53-47cb-9415-83d526dddd8d.png%3Frdr%3Dtrue&t=1690744265&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd000101a400&sig=FWNQniYXRIqyBj6p6vXtTQ--~D

Nơi ở của người Việt làm thợ hồ ở Romania. 


TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết:

“Giống như ở các nơi khác, ở Việt Nam có nhiều hình thức buôn người như buôn người làm gái mãi dâm, lao động trẻ em, cưỡng bức lao động, buôn lao động. Mỗi hình thức có thể phân loại là nội địa hoặc xuyên quốc gia.

Chúng tôi phân ra hai dạng. Thứ nhất, buôn người theo dạng nhà nước như cưỡng bức lao động trong nhà tù hoặc trung tâm cải tạo hoặc cai nghiện, hoặc bóc lột lao động trong chương trình xuất khẩu lao động. Dạng này liên quan đến chính sách nhà nước, tạo thu nhập nhiều chục tỉ đô-la hàng năm, và dính líu đến lợi ích nhóm. Nhà nước Việt Nam bằng mọi giá bao che và bảo vệ các đường dây hoạt động theo dạng buôn người này.”

Anh Percy Nguyễn nói “Chính quyền Việt Nam không công nhận những người đi xuất khẩu lao động và bị bóc lột và trở thành nạn nhân nạn buôn người là nạn nhân nạn buôn người, theo pháp luật Việt Nam.”

TS Nguyễn Đình Thắng nói “Thứ hai là buôn người theo dạng cá lẻ như buôn trẻ em vào ổ mãi dâm ở Campuchia; lừa người bán cho các sòng bài ở Campuchia, Philippines hoặc Miến Điện; bán phụ nữ vào ổ mãi dâm ở Malaysia, Singapore, v.v. Dạng này không là sân sau của các ông lớn bà lớn, không ảnh hưởng đến thu nhập quốc gia. Nhà nước Việt Nam sẵn sàng bài trừ dạng buôn người cá lẻ này. Thậm chí họ cho phép một số tổ chức Úc, Hoa Kỳ hoạt động chống buôn người ở Việt Nam nhưng chỉ được tập trung vào buôn người dạng cá lẻ, chớ đụng đến buôn người dạng nhà nước.”

Các ĐSQ Việt Nam thường có hành động, hỗ trợ gì với nạn nhân buôn người?

Theo lời anh Percy Nguyễn “Thường ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt [trong các vụ gần đây nhất] là ĐSQ tại Campuchia và Saudi Arabia, họ hầu như không có hỗ trợ bất kỳ cái gì cho nạn nhân… Họ đều bưng bít thông tin về nạn buôn người ở quốc gia đó, và không cung cấp bất kỳ hỗ trợ gì cho nạn nhân khi họ ở các nước sở tại.”

TS. Nguyễn Đình Thắng nói “Đặc biệt, một số nạn nhân đã phải mua vé ‘chuyến bay giải cứu’ với giá cao ngất ngưởng để hồi hương; chưa một ai được thông báo cho biết về hoàn trả phần chênh lệch giá vé dù họ đã đòi và nhiều chục thủ phạm đã bị tuyên án.”

Chính quyền địa phương ở Việt Nam thường có hành động, hỗ trợ gì với nạn nhân hồi hương?

Anh Percy Nguyễn nói “Chính quyền Việt Nam luôn rêu rao rằng họ giúp những nạn nhân buôn người. Nhưng sau khi Percy nghiên cứu và đọc một bài báo về nạn nhân buôn người thì hầu hết những nạn nhân buôn người được chính quyền Việt Nam giúp đỡ là những phụ nữ bị buôn bán sang Lào hoặc sang miền nam Trung Quốc để làm vợ, hoặc bị bóc lột tình dục, sau đó được giải cứu trở về.”

Theo lời anh, sau khi một phụ nữ bị bóc lột tình dục được giải cứu đưa về Việt Nam, chẳng hạn như từ Trung Quốc, “phía công an sẽ có giấy chứng nhận đây là nạn nhân buôn người. Sau đó Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương đó sẽ tới làm việc, giúp đỡ, và cung cấp dạy nghề hoặc giúp đỡ những nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân đó. Và nạn nhân đó từ lúc từ Trung Quốc về tới nhà ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam trả lại hết mọi chi phí đó.”

Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam chỉ tập trung vào những trường hợp này, còn “những nạn nhân bị bóc lột lao động gần như không được giúp đỡ gì cả”.

Việt Nam đã ký Công ước Palermo (United Nations Convention Against Transnational Organised Crime, tức Công ước của LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia).

Anh Percy Nguyễn cho biết, theo chính báo cáo của nhà nước Việt Nam với LHQ, nạn nhân buôn người khi hồi hương nhận được 6 điểm hỗ trợ:

“Thứ nhất là khoản chi phí về đi lại. Thứ hai là chi phí y tế. Thứ ba là khoản chi phí và hỗ trợ về tâm lý. Thứ tư là khoản hỗ trợ về pháp lý. Thứ năm là các khoản hỗ trợ để học và đào tạo nghề. Thứ sáu là các khoản hỗ trợ về khó khăn, chẳng hạn như cho vay vốn. Đó là những cái đáng lẽ họ phải nhận được. Đó là những cái chính quyền Việt Nam cam kết với LHQ là sẽ cung cấp cho nạn nhân buôn người. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, những nạn nhân mình có thông tin đều không được bất kỳ hỗ trợ nào cả.”

TS. Nguyễn Đình Thắng nói “Các bộ ngành ở cấp trung ương cũng chưa hề can thiệp để giúp các nạn nhân đòi công lý, đòi bồi thương thiệt hại từ các thủ phạm, kể cả công ty xuất khẩu lao động và các môi giới.”

Ông nói thêm “Theo tôi nhận xét, các viên chức và giới chức ở các toà đại sứ Việt Nam không được huấn luyện về kiến thức căn bản về phòng, chống buôn người và trách nhiệm của họ.”

Việt Nam có thay đổi gì sau tử vong của em H Xuân Siu năm 2021?

Năm 2021, có một trường hợp rúng động dư luận là em H Xuân Siu, 17 tuổi, tử vong sau hai năm làm việc ở Ả Rập Xê Út. Đáng chú ý là em sinh ngày 30/10/2003 nhưng được làm giả giấy tờ, đổi ngày sinh thành 30/10/1996, để được đi xuất khẩu lao động.

TS. Nguyễn Đình Thắng cho biết:

“Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu hồi ông Nguyễn Quốc Khánh, tuỳ viên lao động ở toà đại sứ Việt Nam ở Ả Rập Xê Út. Chúng tôi có chứng cứ là ông ta hợp tác với nhiều đường dây buôn người ở quốc gia Trung Đông này. Người thay thế được biết là người đàng hoàng và tận tuỵ. Đây là điểm tích cực lẻ loi.

Trong khi đó, công ty VINACO, thủ phạm đưa em H Xuân Siu đi lao động năm 15 tuổi và đẩy em vào chỗ tử vong, thì chỉ bị đóng tiền phạt tượng trưng. Lẽ ra, buôn lao động trẻ vị thành niên là một tội hình sự nặng. VINACO không chỉ thủ ác đối với em H Xuân Siu mà còn nhiều trẻ vị thành niên khác nữa.

Việc bao che cho VINACO thể hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nhà nước. Năm 2022, số người xuất khẩu lao động là 142,779, vượt chỉ tiêu của nhà nước 159%. Riêng 3 tháng đầu năm, số người xuất khẩu lao động tăng 1500% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Nhà nước Việt Nam không ưu tiên truy tố hình sự các thủ phạm buôn người lao động vì ảnh hưởng đến chương trình xuất khẩu lao động.”

Hoa Kỳ đã có những biện pháp chế tài gì sau phúc trình năm 2022?

Theo TS. Nguyễn Đình Thắng:

“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ở những cấp làm chính sách, không muốn xếp Việt Nam vào Hạng 3. Theo luật, quốc gia nào đã ở trong Hạng 2 – Danh sách Theo dõi 2 năm liền mà vẫn không cải thiện thì tự động phải đưa vào Hạng 3, ngoại trừ trong trường hợp đặc biệt thì Tổng thống có quyền gia hạn thêm 1 năm. Năm 2021 lẽ ra Việt Nam đã phải rơi xuống Hạng 3 nhưng Tổng thống Biden đã gia hạn cho Việt Nam thêm 1 năm mà không có lý do chính đáng.

Đầu năm 2022, BPSOS đã trưng ra nhiều chứng cứ cho thấy tình trạng không hề cải thiện mà còn tệ đi. Không những thế, chính quyền còn bao che cho giới chức ngoại giao dính líu đến buôn người, dung túng cho các công ty xuất khẩu lao động tham gia đường dây buôn người, và đe doạ các nạn nhân lên tiếng cầu cứu. Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về nạn buôn người cũng lên tiếng mạnh mẽ. Điều này góp phần thúc đẩy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam xuống Hạng 3.”

Việt Nam bị đẩy xuống hạng 3 trong bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người năm 2022.

TS. Nguyễn Đình Thắng nói “Hoa Kỳ chưa có biện pháp chế tài nào đối với Việt Nam sau khi xếp Việt Nam vào Hạng 3. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã mở chương trình huấn luyện, tài trợ thêm cho Việt Nam để tăng năng lực phòng, chống nạn buôn người.”

Vì sao Việt Nam lên hạng về vấn đề buôn người?

Trong bản phúc trình tháng 6/2023, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nhưng được lên hạng 2 về vấn đề buôn người.

TS. Nguyễn Đình Thắng nói “Tôi cho rằng đây là một quyết định vội vã và thiếu căn cứ. Thiếu căn cứ vì chính quyền Việt Nam chưa làm gì cả đối với trên 100 hồ sơ mà BPSOS đã can thiệp, góp phần giải cứu, và / hoặc giúp hội nhập sau khi hồi hương trong năm 2021 và 2022.

Tôi không hề ngạc nhiên và đoán trước quyết định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì biết rằng họ đang muốn nâng quan hệ đối tác với Việt Nam cho nên ngại ‘mạnh tay’ với Việt Nam.”

Các lãnh đạo trẻ người Thượng chứng tỏ bản lãnh trước chính sách vu khống của nhà nước Việt Nam

Chương trình đào tạo của BPSOS giúp các cộng đồng yếu thế tăng năng lực và bản lãnh

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 28 tháng 7, 2023

http://machsongmedia.org

Cuộc hội luận ngày 14 tháng 7, 2023 trên đài RFA với tựa đề “Người Thượng trẻ nói về tình hình tại Tây Nguyên sau vụ tấn công hôm 11 tháng 6” đến nay đã thu hút hơn 128 nghìn lượt người xem. Các người Thượng trẻ này bao gồm cô H’biap Krong ở Thuỵ Sĩ, anh Y Phíc H’dok ở Hoa Kỳ, và anh Y Quỳnh Bdap ở Thái Lan. Người phỏng vấn là anh Nguyễn Trường Sơn ở Đài Loan.

Tôi khuyến khích những ai quan tâm đến tình hình Việt Nam xem chương trình phỏng vấn này để:

·        Thấy được sự trưởng thành về năng lực và bản lãnh của lớp người Thượng trẻ ở ngoài Việt Nam

·         Hiểu về sách lược dân chủ hoá Việt Nam mà BPSOS thực hiện trong 10 năm qua

Xem chương trình phỏng vấn: 

https://www.youtube.com/watch?v=oqotuWxTL-4  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F853ccf46-3c1c-41ac-ae8f-a1d7ce36aaa4.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=kuIz6bbjRmhJvJWJcwvAoQ--~D

Hình 1 – Buổi phỏng vấn trực tuyến ngày 14/07/2023


Phản ứng nhanh


Chỉ vài tiếng sau khi 2 vụ nổ súng xảy ra ở Tỉnh Đắk Lắk rạng sáng ngày 11 tháng 6, các người Thượng trẻ ở ngoài Việt Nam đã ngay lập tức dành thế chủ động.


Ngày 11 tháng 6, từ Bangkok, Thái Lan, anh Y Quỳnh Bdap phát đi bản thông báo tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Ê Đê dưới danh nghĩa Hội Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand for Justice, MSFJ) mà anh đồng sáng lập. Bản thông báo lên án mọi hành vi bạo lực đến từ người dân hoặc từ chính quyền và báo động quốc tế về nguy cơ nhà nước Việt Nam sẽ lợi dụng vụ nổ súng để vu khống và bách hại những người Thượng đấu tranh ôn hoà cho nhân quyền và tự do tôn giáo. 


Cùng ngày, từ Quận Cam, California anh Y Phíc Hdok, cũng là đồng sáng lập viên của MSFJ, bắt đầu dùng trang Facebook cá nhân để phổ biến và giải thích lập trường kể trên.


Sau đó hơn 1 tuần Cô Hbiap Krong, cố vấn cho MSFJ, cùng với tôi dự họp với viên chức của văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ ở quốc gia này để cập nhật các diễn tiến ở Đắk Lắk và lên kế hoạch đối phó.


Ba người trẻ này nhanh chóng trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế. Họ cũng được nhiều giới truyền thông quốc tế phỏng vấn đưa tin. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F546223a8-1459-48ba-b35b-f2fb65f8fa22.png%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=omX8vCMG2LZz9wnpD13RAw--~D

Hình 2 - Cô Hbiap Krong trong tham luận đoàn, Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Washington DC, ngày 01/07/2022 (ảnh BPSOS)


Giành thế chủ đông


Biết trước thế nào nhà nước Việt Nam cũng sẽ dùng vụ nổ súng để vu khống, các thành viên MSFJ đã báo động trước với quốc tế về triển vọng này.


Y như rằng, nhà nước đã huy động đội ngũ dư luận viên cáo buộc trên mạng xã hội rằng MSFJ đứng sau vụ nổ súng. Bộ Công An không trắng trợn như vậy nhưng cho đăng lại các bài viết vu khống cũ có kèm thêm hình ảnh về vụ nổ súng, ám chỉ rằng cách nào đó MSFJ có liên can.


Phải mất 10 ngày sau vụ việc, Bộ Công An mới trực tiếp cáo buộc, thông qua cổng thông tin chính thức của Công An Huyện Chư Se, Tỉnh Đắk Lắk:

“Cơ quan An ninh điều tra xác định, Y Phic Hdok và Y Quynh Bdăp vốn sinh ra lớn lên tại tỉnh Đắk Lắk nhưng từ nhỏ, cả hai đối tượng này đã sớm tham gia tổ chức FULRO, nhận sự chỉ đạo của số đối tượng FULRO lưu vong ở nước ngoài hoạt động tuyên truyền, phát triển lực lượng trong nước, lôi kéo kích động bà con tại các buôn làng trên địa bàn huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana tham gia biểu tình bạo loạn đòi yêu sách thành lập ‘Tin lành Đêga’, ‘Nhà nước Đêga’.” Xem: 

https://www.facebook.com/conganhuyenchuse/posts/pfbid02WDM8SpKc5nQaPWhdnv64doGYGg3cE9zNVGZAcajPLeo2hkGXWfngdxS6FjAyan5el

Gần 1 tháng sau vụ nổ súng, ngày 7 tháng 7, Bộ Công An chính thức lên tiếng trên báo Công An Nhân Dân, cáo buôc rằng:

“Sau khi vụ khủng bố xảy ra ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 vừa qua, tổ chức ‘Ủy ban cứu người vượt biển’, gọi tắt là BPSOS lại trắng trợn vu cáo, xuyên tạc chính quyền kích động nhân dân đàn áp người Thượng, tổ chức bắt bớ, đánh đập ‘vô cớ’ nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên... qua đó biện minh cho các tổ chức ‘Người thượng vì công lý’, ‘Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên’ do một số đối tượng cầm đầu đang sống lưu vong ở Thái Lan.” Xem:

https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/to-chuc-bpsos-lai-trang-tron-vu-cao-xuyen-tac-sau-vu-khung-bo-o-dak-lak-i699575/ 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F36722de3-2d2c-4a80-8ac4-e457b32b7501.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=vtqQcJoMefr2bTUvKpnNhQ--~D

Hình 3 - Anh Y Phíc H’dok và Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback tại Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 16 – 18 tháng 7, 2019


Bài báo hăm he rằng ngày 20/6 Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam Nguyễn Văn Long đã họp với Tổng Cục trưởng Tổng cục Trại giam, Bộ Tư pháp Thái Lan để “thực hiện hiệu quả ‘Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan’ đã ký kết năm 2010.”


Đó là bắn tiếng rằng các thành viên của MSFJ ở Thái Lan hãy coi chừng.


Các lời cáo buộc và hăm he ấy bị phản tác dụng vì, trong con mắt quốc tế, nó xác nhận lời báo động mà tổ chức MSFJ đã đưa ra từ đầu là đúng, rằng nhà nước Việt Nam thế nào cũng sẽ lợi dụng vụ nổ súng để gia tăng đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên và đe doạ các thành viên của MSFJ ở Thái Lan.


BPSOS đã chuyển đến nhiều giới chức LHQ và quốc tế bản báo cáo tóm lược về các cáo buộc và động thái đe doạ của nhà nước Việt Nam nhắm vào MSFJ.

Vận động hậu thuẫn quốc tế

Phản ứng có thể đoán trước của nhà nước Việt Nam đã xúc tác sự chú ý của quốc tế đến khu vực Tây Nguyên như chưa từng có trong khoảng một chục năm trở lại đây. Các người Thượng trẻ kể trên đang cùng với BPSOS chuẩn bị một loạt sự kiện để vận dụng và duy trì sự quan tâm đang có của LHQ, của nhiều cơ quan chính quyền quốc tế, và của giới truyền thông quốc tế:

·        Ngày 22 tháng 8: BPSOS sẽ tổ chức buổi hôi luận trực tuyến về tình trạng đàn áp tôn giáo đang tệ đi ở Tây Nguyên với sự tham dự của nhiều giới chức quốc tế và của các nạn nhân là nhân chứng vừa mới đến Thái Lan lánh nạn. Cuộc hội luận này nhằm đánh dấu Ngày Quốc Tế Tưởng Niệm Nạn Nhân của Sự Bạo Hành vì Tôn Giáo hay Niềm Tin (ngày 22 tháng 8).

·        Ngày 25 tháng 8: Cô Hbiap Krong sẽ có nhiều buổi họp với viên chức và giới chức LHQ ở Geneva để trình bày về các biến chuyển tệ đi ở Tây Nguyên.

·        Ngày 25 tháng 8: BPSOS sẽ cùng với một số tổ chức thân hữu, bao gồm cả MSFJ, sẽ nộp nhiều bản báo cáo cho “Uỷ Ban LHQ về Xoá Bỏ mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc” để giúp uỷ ban này chuẩn bị rà soát Việt Nam về thực thi công ước. Cuộc rà soát sẽ diễn ra ngày 29 & 30 tháng 11.

·        Ngày 6 – 8 tháng 9: Cô Hbiap Krong sẽ cùng phải đoàn của BPSOS từ Thái Lan tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ở Đài Bắc, do Chủ Tịch Quốc Hội Đài Loan đồng triệu tập. Đây là cơ hội để trình bày với nhiều trăm giới chức chính quyền và nhà hoạt động bảo vệ tư do tôn giáo quốc tế về tình hình ngày càng xấu đi ở Tây Nguyên.

·        Ngày 29 & 30 tháng 11: Cô Hbiap Krong sẽ đại diện BPSOS và MSFJ để tham gia buổi rà soát Việt Nam về thực thi Công Ước LHQ về Xoá Bỏ mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc.

·        Ngày 29 & 30 tháng 11: BPSOS phối hợp phái đoàn đa tôn giáo người Việt, kể cả đại diện người Thượng theo Đạo Tin Lành, tham gia Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ở Praha, Cộng Hoà Séc. 

 https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F82236559-cc11-4439-bf79-9f1fbb6ba9f7.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=szMACrB_TuZnnx6_pPYnPA--~D

Hình 4 - Anh Y Quỳnh Bdap


Sách lược dân chủ hoá Việt Nam


BPSOS chủ trương dân chủ hoá bằng cách phát huy năng lực cho các cộng đồng người dân bị bách hại để tự bảo vệ trước sự bức hiếp của chính quyền, vận động sự hậu thuẫn quốc tế nhằm làm giảm đi chính sách bức chế, và tương trợ trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi nhiều cộng đồng đã vững chãi liên kết với nhau thì họ sẽ dần dà đặt nhà nước vào thế phải tuân thủ luật pháp quốc gia và các cam kết quốc tế.   


Từ năm 2015, BPSOS đã tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn (12 tháng) cho nhân sự của trên 200 cộng đồng bị bách hại thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Khoảng 2 nghìn người thuộc các cộng đồng này đã được đào tạo để nhận diện, thu thập chứng cứ và báo cáo vi phạm. Họ đã đóng góp cho trên 500 bản báo cáo liên quan đến hơn 1000 vụ vi phạm. Trong số đó có 550 người được huấn luyện thêm về luật Việt Nam, luật quốc tế, cách ứng xử tình huống, kỹ năng tương trợ, kỹ năng truyền thông, khả năng điều hành và quản trị, kỹ năng vận động quốc tế…

Tôi khuyến khích những ai muốn tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và huấn luyện này hãy xem chương trình phỏng vấn ngày 14 tháng 7 kể trên. Cả 3 người Thượng trẻ được phỏng vấn đều đã qua các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Người phỏng vấn không chỉ tham gia mà còn phối hợp các khoá đào tạo ấy trong nhiều năm. Điều thú vị là họ tự kết nối và sắp xếp chương trình phỏng vấn; tôi không hề biết.

Xin hãy xem để so sánh bản lãnh, tầm hiểu biết và cung cách ứng xử của những người trẻ này với các giới chức chính quyền Việt Nam. Tương phản một trời một vực.

Và cũng xin quý vị tiếp tay giới thiệu trang Facebook của tổ chức MSFJ:

·        Tiếng Việt: https://www.facebook.com/profile.php?id=100036214344176

·        Tiếng Anh: https://www.facebook.com/profile.php?id=100068005282308

Bài liên quan:

Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1942-anh-y-phic-hdok-va-nguoi-cha-tinh-nghi-bi-sat-hai.html

Anh Y Quynh Buondap: Một người Êđê bị công an tra tấn, “đánh vào đầu”

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1938-anh-y-quynh-buondap-mot-nguoi-ede-bi-cong-an-tra-tan-danh-vao-dau.html

Vụ tập kích ở Cư Kuin: Những lời cảnh báo bị bỏ ngoài tai

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/cu-kuin-attacks-warnings-ignored-06172023075025.html

Vụ hai đồn công an ở Đắk Lắk bị tấn công: 'Tức nước vỡ bờ vì mâu thuẫn đất đai và tôn giáo'?

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65886929

Giám đốc BPSOS: Bạo động ở Tây Nguyên ‘gây nguy hiểm cho người Thượng xin tị nạn’

https://www.voatiengviet.com/a/giam-doc-bpsos-bao-dong-o-tay-nguyen-gay-nguy-hiem-cho-nguoi-thuong-xin-ti-nan-/7145226.html

Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:

https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan

Việt Nam và nạn buôn người

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1975-viet-nam-va-nan-buon-nguoi.html

Hải Di Nguyễn

Ngày 30/7 là Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người (World Day Against Trafficking in Persons).

Nhân dịp này, hãy nhìn lại câu chuyện của một số nạn nhân buôn người, và nạn buôn người từ Việt Nam nói chung.

Các đường dây lừa sang Campuchia

Trong một bài viết đăng vào tháng 1/2023 trên BBC News Tiếng Việt, tôi viết về trường hợp H Nit Niê (sinh năm 1998) và Y Oi Niê (sinh năm 2007), hai người Êđê từ Đắk Lắk.

H Nit Niê và Y Oi Niê là họ hàng, và cả hai đều bị người cùng làng lừa sang Campuchia với lời dụ dỗ “công việc nhàn, lương cao”.

H Nit Niê nói “H Hoa nói là chỉ cần đi giáp Tây Ninh… Tới kia mất sóng, em mới biết là tới Campuchia.”

Tại Bavet, H Nit Niê và Y Oi Niê bị ép làm việc cho một công ty lừa đảo của Trung Quốc: từ sáng đến tối phải liên tục gọi điện cho hàng trăm người để có đủ số người kết bạn, nếu không sẽ bị trừ lương hoặc phải làm thêm giờ. Nếu muốn bỏ đi, phải trả tiền chuộc ít nhất 1,500 USD.

Công an Việt Nam “không làm gì hết” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd337be7a-2687-45a0-8a9c-50cb435801f9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=WtYFTPq1874IACV5E46xVA--~D

Gia đình H Nit Niê phải bán nhà sàn để chuộc con về. 

Báo công an Đắk Lắk nhưng chẳng được gì, H Nit Niê và Y Oi Niê phải nhờ gia đình bán nhà bán đất để được chuộc về. Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó: khi về đến cửa khẩu Mộc Bài, cả hai đều phải nộp phạt 6 triệu đồng để về lại Việt Nam vì “qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật”.

H Nit Niê cho biết cũng đã báo cho công an tỉnh Đắk Lắk khi trở về nhưng “họ chỉ nhận hồ sơ, không làm gì hết”.

Tương tự, tháng 10/2022, H Nguôt Êban (sinh năm 2000) bị lừa và bắt cóc sang Campuchia, như tôi đã viết trong một bài viết đăng tháng 1/2023 trên tờ Diễn Đàn Thế Kỷ.

Nghe giới thiệu về việc làm ở Long An, H Nguôt Êban lên xe cùng một người khác đi Long An—cả hai được cho uống nước rồi lăn ra ngủ, đến sáng hôm sau tỉnh dậy thấy mình đã ở Campuchia, đồ đạc giấy tờ không còn, và bị đưa vào một công ty lừa đảo.

“Một tháng rưỡi em không kiếm người nào hết nên ngày nào em cũng bị phạt [hít đất], tới khi em hít đất không nổi nữa, em lăn ra bệnh, em không đi nổi nữa, công ty vẫn bắt đi làm. Họ nói nếu em làm không được, họ sẽ bán em cho công ty khác.”

H Nguôt Êban bị phạt hít đất vài trăm cái, bị “hăm dọa đánh, chích điện”, “bị chửi thậm tệ, bị hăm dọa bán chỗ này bán chỗ kia… Người ta bán mình đi làm gái cũng được.”

Không thể kiếm 5,000 USD để trả tiền chuộc, đã báo công an Việt Nam nhưng chẳng được gì, H Nguôt Êban liên lạc với nhân viên của CAMSA/ BPSOS rồi được công an Campuchia giải cứu cùng 24 người Việt khác, nhưng về đến cửa khẩu Xa Mát vẫn bị giữ đến 9 giờ tối vì không có tiền trả tiền phạt.

Trong bản phúc trình tháng 6/2023 về nạn buôn người ở Việt Nam có đoạn:

“Các nhà quan sát cho biết các nhà chức trách thường xuyên xử phạt các nạn nhân bị bóc lột trong các hoạt động lừa đảo trên mạng vì vi phạm luật nhập cảnh do hệ quả trực tiếp của việc bị buôn bán.”

Các hình thức buôn người “chính thống”

Bên cạnh những trường hợp lừa sang biên giới là hình thức buôn người “chính thống”, tức là qua các chương trình xuất khẩu lao động.

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Luyến (sinh năm 1985) sang Jordan làm việc cho một công ty may mặc của chủ người Trung Quốc, theo chương trình xuất khẩu lao động. Chị và các nữ lao động khác phải làm quần quật từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối, ăn khoảng nửa tiếng, rồi tiếp tục đến 8-9 giờ tối, nhưng được trả lương thấp hơn hẳn mức lương căn bản đã được hứa.

Ngôn ngữ không biết, công ty môi giới không làm gì, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không giúp, sứ quán Việt Nam ở Jordan không có, họ phải đình công đòi lại quyền lợi tháng 2/2008. Khi Việt Nam đưa các nữ lao động hồi hương do áp lực quốc tế, chị Nguyễn Thị Luyến mất toàn bộ 40 triệu đồng tiền cọc, cũng như mọi người khác trở về từ Jordan.

Năm 2018, chị H Bhét Niê (sinh năm 1993) sang Ả Rập Xê Út làm việc, qua công ty môi giới. Khi tới Riyadh mới nhận ra công việc là “làm ôsin” cho một gia đình tám người, nhà ba tầng.

“Lúc họ nói mình không hiểu, nói mình lấy cái này cái kia mà mình không hiểu, họ chửi mắng xong, tức quá, họ đánh đập, ngược đãi… Tát vào mặt, đập vào đầu. Nhiều lần như vậy”, chị cho biết. “Làm việc sai sót một tí thôi, họ cũng chửi mắng, rồi đánh.”

Trong suốt hai năm ở Ả Rập Xê Út, chị H Bhét Niê bị chủ giữ giấy tờ lẫn điện thoại, gọi công ty môi giới không được mà liên lạc người nhà cũng không xong.

Cũng năm 2018, chị H Thái Ayun sang Ả Rập Xê Út làm giúp việc theo chương trình xuất khẩu lao động. Có những lúc phải chạy đi chạy lại dọn dẹp cho bốn hộ gia đình một ngày nhưng mỗi tuần chỉ được ba bữa cơm, chị H Thái Ayun vài lần gọi công ty môi giới xin đổi chủ mà không được.

Sứ quán Việt Nam sách nhiễu nạn nhân  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7fa88d0a-a073-48bc-8a01-1aac013d2bb7.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=YTWwa12nmxFDBKYSY1M.Fg--~D

Chị H Thái Ayun cùng các nữ lao động tại trung tâm SAKAN ở Ả Rập Xê Út.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fbe5cbdfc-f06d-4571-b445-f4587d7429ae.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1690744906&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ce4-fd002001a400&sig=Foswfdy3x9609vUVmqBcbg--~D

Dấu vết đánh đập trên một phụ nữ (sinh năm 1989) tại trung tâm SAKAN. 

Như đã viết trên Mạch Sống ngày 22/6/2023, chị H Thái Ayun gặp nhiều nữ lao động khác trong trung tâm bảo trợ SAKAN ở Riyadh, tất cả đều kẹt lại vì đang đại dịch và không có chuyến bay về Việt Nam.

Không nhận được giúp đỡ từ nơi khác, chị H Thái Ayun cùng các phụ nữ khác đăng video cầu cứu vào tháng 4/2021. Chị cũng thu thập thông tin gửi cho CAMSA về các nữ lao động bị hành hạ, bóc lột, cưỡng hiếp…

Chị cho biết nhân viên của đại sứ quán Việt Nam tới đe dọa, nói họ “vi phạm pháp luật nước sở tại, làm video đăng lên mạng xã hội” và “bây giờ sẽ giao cho nước sở tại xử”, và sứ quán cũng cho người trà trộn vào trung tâm SAKAN để đe dọa, sách nhiễu, thậm chí dọa đánh chết.

Liên tục bị đe dọa và biết mình sẽ không an toàn nếu hồi hương, chị H Thái Ayun sang tỵ nạn ở Thái Lan.

Nạn nhân về Việt Nam “không còn đất sống”

Trở về Việt Nam từ Jordan, chị Nguyễn Thị Luyến liên tục bị công an tra hỏi ai liên lạc với IOM (Tổ chức Di trú Quốc tế), ai xúi giục đình công…, như tôi đã viết trên Mạch Sống ngày 20/7/2023.

Khi đại diện các nữ lao động kiện các công ty môi giới để đòi lại công lý, chị cho biết cả hai lần trước khi ra tòa, chị đều gặp nạn, lần thứ hai bị “tai nạn giao thông nghiêm trọng, bị gãy hết răng đằng trước, bị chấn thương sọ não” và phải từ bỏ vụ kiện.

Vừa hoảng loạn và yếu sức sau tai nạn giao thông, vừa bị siết nhà vì mất tiền cọc và không thể trả nợ, vừa không có công lý vì phải từ bỏ vụ kiện, vừa bị chồng bỏ vì anh ta không muốn liên lụy, vừa bị hàng xóm cô lập vì mang tiếng “phản động”, chị Nguyễn Thị Luyến còn liên tục bị công an địa phương “gọi lên gọi xuống để điều tra, vùi dập” đến “không còn đất sống”.

Chị phải sang Thái Lan lánh nạn năm 2012, và được sang Canada năm 2022.

2023: Việt Nam lên hạng nhưng vẫn thuộc danh sách theo dõi

Theo bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 6 vừa qua về nạn buôn người, Việt Nam năm nay được lên hạng 2 vì được xem là có tiến bộ so với năm ngoái.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trong công cuộc bài trừ nạn buôn người, và vẫn thuộc danh sách theo dõi.