Thursday, December 28, 2017

20171228 Đường Đi Của Bảo Tembin

20171228 Cuộc Chiến Thầm Lặng - Bảo Tembin
Từ lâu vùng Biển Đông vẩn có những cuộc chiến thầm lặng nhưng ít có ai lưu ý tới.
Hôm nay xin trình làng về đường đi của bảo Tembin từ ngày 20/12/2017 cho tới 27/12/2017 từ ngoài khơi Philippines vào trong thềm lục địa Việt Nam.
Khởi đâù ngày 12/20/17.

















Hảy lưu ý khu vực hoành hành của bào Tembin với rià màu trắng.
Cho tới ngày 23/12/1 7 Tembin hoàn toàn vào biển Đông vùng Trường Sa.

















Hảy xem khu vực đỏ của cơn bảo đang đi thẳng vào miền Nam Việt Nam nhưng sau đó đổi toạ độ và đi chếch xuôi về hướng Nam. Làm sao cơn bảo có thể đổi chiều hướng đi như ý muốn?












Chúng ta hảy xem đường đi của bảo từ ngoài biển khơi Philippines và đi vào vùng biển Đông. Sau khi vào vùng Trường Sa vị trí bảo nầy thay đổi và đi lên khu vực các căn cứ quân sự của rợ hán đang xây.












Khu tứ giác đỏ là khu rợ hán đang xây những căn cứ quân sự. Đường bảo di chuyển lên gần khu vực tứ giác. Khi cơn bảo đi vào gần Mũi Cà Mau, một lần nửa lại đổi chiều đi vàong vùng biển Thailand.












Quan sát những toạ độ gần vùng Mũi Cà Mau chúng ta sẽ thấy rõ vần để. Ai có khả năng làm việc nầy? Vấn để vẩn còn trong vòng bí mật vì hiện nay có rất nhiều quốc gia có khả năng nầy. Lý Do? Vủng biển nầy là vùng giao thông kinh tế của thế giới vì thế cả thế giới không muốn rợ hán kiểm soát vùng nầy. Chính vì thế sẽ còn có những biến động trong vùng vào những năm tới. Việt Nam đang đứng ở đâu? Dân Việt Nam có thức tỉnh hay chưa? Và sẽ làm gì?

20171228
BVN.
***Tài liệu nghiên cứu.


Tuesday, December 26, 2017

20171203 Dak Seang Chiến địa.

20171203 Dak Seang: Một Alamo tại Việt Nam


Dak Séang 1970 -Hồi ký Biệt động quân Vương Mộng Long
Khu vực tiền đồn Dak Seang.

Dak Seang SF Camp

Located at YB 896-405 in Kontum province, II Corps. Located on Highway QL-14N between the Dak Vai and Dak Si, tributaries of the Dak Poko. This was a border surveillance camp designed to detect and interdict infiltration from Laos, only 14 kilometers to the west.The camp was attacked on August 18, 1968 by the 40th NVA Artillery Regiment and the 101D NVA Infantry Regiment. The camp was also attacked in April of 1970. One of the defenders, Gary Beikirch, was awarded the Medal Of Honor for his actions during that battle. The camp was highly vulnerable to attack because of the fact that it was located in a small valley completely surrounded by high hills from which enemy gunners could get clear shots at the camp.


Close this window
Creation Date: Monday, November 10, 1997
Last Modified: Monday, March 15, 2004
Copyright © Ray Smith, 1996, 1997, 1998, 1999, 2004


Posted on August 9, 2014 by Lê Thy                        
Ngày 23 tháng Ba năm 1970 tôi nhập viện xin giải phẫu vết thương cũ nơi sườn trái để lấy ra một mảnh đạn cối. Bác sĩ đã phải khoét một lỗ lớn cỡ lòng bàn tay bên sườn tôi, lấy mảnh đạn ra, rồi nạo hết thịt thối bám trên ba cái xương sườn. Vì vết khoét khá lớn, nên không thể khâu vá bằng chỉ, mà được nhét đầy băng vải tẩm trụ sinh, rồi đắp lại bằng một tấm băng lớn dày hai lớp chứa bông gòn ở giữa.
Tôi được điều trị ngoại trú, cứ hai ngày, phải trở lại bệnh viện một lần để thay băng. Mỗi lần thay băng là một lần đau muốn chết. Gần mười ngày sau tôi mới thấy các đốm thịt màu hồng bắt đầu nhô lên trên mặt vết mổ. Nhưng mỗi lần chùi rửa để thay băng, máu tươi vẫn tuôn ra ròng ròng.
Chiều 3 tháng Tư, từ bệnh viện về, vừa vào nhà, tôi đã thấy Trung Sĩ Triêm đang ngồi chờ tôi nơi phòng khách. Ông Trung Sĩ Ban 2 Liên Đoàn mới từ mặt trận về ghé thăm tôi. Ông cho tôi hay tin, Đại Đội Trinh Sát Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân của Thiếu Úy Đinh Quang Biện đi đầu, đã nhảy nhằm một bãi mìn cũ, trên căn cứ hỏa lực Tango, chết và bị thương cả chục người. Thêm vào đấy, tình hình an ninh căn cứ rất bấp bênh vì ban ngày thì bị cối địch pháo kích, ban đêm lại lo Đặc-Công địch tấn công. Trung Tá Bùi Văn Sâm, Liên Đoàn Trưởng đang bối rối lắm.
Ông Triêm móc túi, đưa cho tôi mảnh giấy có đôi giòng viết vội của ông liên đoàn trưởng:
“Ông Long nếu khỏe rồi, thì lên gấp, giúp tôi một tay.”
Cuối thư là chữ ký dài ngoằng gồm đủ tên, họ, và chữ lót của người viết: “buivansam”

Tin tức không vui từ mặt trận do Trung Sĩ Triêm mang về, cùng với lời nhắn khẩn thiết của ông trung tá liên đoàn trưởng đã khiến tôi cầm lòng không được.











Sáng 5 tháng Tư năm 1970 tôi leo lên trực thăng, trong ba lô có mười ngày trụ sinh.
Vừa bay qua Tân-Cảnh vài cây số, tôi đã nhìn thấy một thác nước sáng như bạc, thẳng như sợi chỉ, đổ xuống từ đỉnh Ngok-Kean cao hơn nghìn thước.
Dưới chân núi là giòng sông xanh biếc, uốn khúc ngoằn ngoèo giữa rừng già Trường-Sơn trùng trùng, điệp điệp. Sông Pơ-Kô bắt nguồn từ vùng chân núi Ngok-Linh, chảy ngang Dak-Rôta, qua Dak-Pek, xuống Dak-Séang, tới Phi Trường Phượng-Hoàng (Dak-To), rồi xuôi về nam.
Tiền đồn Dak-Séang nằm bên bờ Tây của con sông. Căn Cứ Hỏa Lực Tango (T) lại nằm bên bờ Đông, xa hơn sáu cây số về hướng Đông Nam. 
Trong màn khói sóng Pơ-Kô, trên Quốc-Lộ 14, Tango ẩn hiện mơ màng nơi bờ Nam của một cây cầu sắt gãy thời Pháp thuộc.
Càng trực thăng vừa chạm đất, đạn cối 82 ly của Việt-Cộng đã bay tới ào ào. Tôi vội nhảy ra khỏi máy bay, ôm đầu nhào về hướng bờ sông. Trên căn cứ, sáu khẩu 105 ly đua nhau bắn trả vào những điểm nghi ngờ hướng Đông.
Pháo kích vừa ngưng, Trung Tá Sâm cồng kềnh trong áo giáp và nón sắt, đã ra tận bờ sông dắt tôi vào trung tâm hành quân liên đoàn.
Ông đẩy tôi tới trước mặt một vị thiếu tá cũng dềnh dàng nón sắt, áo giáp, súng đạn, bản đồ, như đang chuẩn bị đi bay,
– Giới thiệu với ông, đây là Thiếu Tá Tòng, mới thay Trung Tá Bé.
Tôi đứng nghiêm chào ông tân liên đoàn phó,
– Chào Thiếu Tá, tôi là Trung Úy Vương Mộng Long, Trưởng Ban 2.
– Mình là anh em mà, chú Long há! Nghe nói chú đang nằm nhà thương?
– Vâng, tôi vừa mổ xong, chưa lành thì nhận được lệnh gọi lên đây.
Thiếu Tá Chung Thanh Tòng Khóa 5 Thủ-Đức, là người Nam. Ông ăn nói rất nhỏ nhẹ và lịch sự. Vừa trao đổi vài lời, tôi đã có thiện cảm với ông.
Trung tâm hành quân liên đoàn ồn ào như cái chợ. Hầu như ai cũng bận rộn, tất bật. Loa khuếch âm của các máy truyền tin không ngớt tiếng đàm thoại của các hiệu đài. Ông Trung Tá Cố Vấn Trưởng chỉ kịp bắt tay tôi một cái, rồi hối hả chạy theo Thiếu Tá Tòng ra trực thăng để bay yểm trợ Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân đang chạm địch.












Trung Tá Sâm cho tôi biết, một sư đoàn Cộng-Sản đã bao vây căn cứ Dak-Séang gần nửa tháng nay rồi. Vùng hướng Bắc của chúng tôi, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 42 Bộ Binh ngày nào cũng đánh nhau ác liệt với một trung đoàn Cộng-Sản, nhưng vẫn chưa bắt tay được lực lượng Dân-Sự Chiến-Đấu trú phòng trong trại Dak-Séang. Hai tiểu đoàn Biệt Động Quân tăng viện cũng gặp phản ứng mãnh liệt của địch bên hướng Tây Pơ-Kô. Tin tức do tài liệu nhặt trên tử thi của địch cho thấy Trung Đoàn 66 Cộng-Sản trụ vùng hướng Nam Dak-Séang, còn Trung Đoàn 28 Cộng-Sản án ngữ hướng Bắc tiền đồn này. Ban ngày Gunships và A.1 Hoa-Kỳ vần vũ, ban đêm Spectre (A.C 130) và Shadow (A.C 119) thay nhau bao vùng.
Ông trung tá liên đoàn trưởng xác nhận, nhiệm vụ của tôi kỳ này không nhằm vào địch tình, mà nặng về công tác chống Đặc-Công và chống pháo kích. Tôi sẽ điều hành công tác phòng thủ để ông Thiếu Tá Sĩ Quan Phụ Tá Hành Quân Lê Phú Đào có thể rảnh tay phối hợp với cố vấn Hoa-Kỳ lo phần không hỏa yểm. Đại Úy Nguyễn Ngọc Di, Trưởng Ban 3 Liên Đoàn có vẻ đuối sức lắm rồi. Mới cách nhau chưa tới hai tuần lễ mà tôi thấy tóc anh Di đã bạc đi nhiều lắm.
Rời trung tâm hành quân, tôi đi tìm ông y sĩ trưởng của liên đoàn xin tá túc, vì anh binh nhì nấu cơm và anh hạ sĩ mang đồ ngủ của tôi đã chết vì mìn ngay ngày đầu tiên nhảy xuống Tango.
Sau khi vứt cái ba lô vào lều của Y Sĩ Trung Úy Hoàng Đình Mùi, tôi theo chân Thiếu Úy Biện đi kiểm soát hệ thống phòng thủ.
Căn cứ hỏa lực Tango nằm ngay boong trên một cái đồn cũ của Tây. Trừ ra phần bề mặt quốc lộ là không có dấu đào xới, còn hai bên đường, trong cỏ, hầu như cứ cách vài thước, lại có một cái lỗ do Công Binh để lại, sau khi đã đào lấy mìn đi. Trong lúc các hoạt động của căn cứ diễn tiến liên tục, thì hai chuyên viên tháo gỡ mìn bẫy vẫn thận trọng dùng lưỡi lê đi xăm xoi từng thước đất vùng nghi ngờ, tìm những quả M16 còn sót lại.
Vì biết chắc chắn rằng mình đang đi trên một bãi mìn, chỉ một giây lơ là, là banh xác ngay, tôi cảm thấy tóc gáy của mình dựng lên như lông nhím.
Tôi nghĩ rằng, nếu cứ để mọi người tự do đi tìm bụi bờ, phóng uế lung tung, họ có thể đạp phải mìn chết oan mạng, nên tôi đã chỉ định vị trí sáu cái cầu tiêu dã chiến trong vòng đai để Trung Sĩ Triêm đôn đốc toán lao công đào binh hoàn tất trước khi trời tối. Sau đó, tôi cho đại đội trinh sát giăng thêm hai hàng kẽm gai Concertina trên tuyến Đông để phòng chống Đặc-Công.          











Tính tới ngày 5 tháng Tư thì Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 2 và hai Tiểu Đoàn 22 và 23 Biệt Động Quân đã có mặt trong vùng Nam Dak-Séang hơn một tuần lễ rồi. Mọi nỗ lực tiếp viện cho Dak-Séang đều nằm bên hướng Tây của sông Pơ-Kô. Hướng Đông hoàn toàn bỏ trống.
Hầu như ngày nào cũng vậy, cứ nghe tiếng trực thăng, “Bạch! Bạch!” ở đằng xa, hoặc khi pháo binh trên căn cứ vừa khai hỏa, thì trên mặt đất, ai nấy lại lo chuẩn bị núp đạn cối của Việt-Cộng. Vị trí cối địch không xa lắm, chỉ loanh quanh đâu đó vùng đồng tranh giữa Ngok-Tang và Pơ-Kô. Nhưng khổ nỗi, ta không có quân để truy đuổi địch.
Đại Đội Trinh Sát Liên Đoàn 2 mang danh là đơn vị cấp đại đội. Thực ra, nó không có bảng cấp số, quân số phải lấy từ ba tiểu đoàn cơ hữu của liên đoàn. Lúc cao nhất, đếm đầu từ quan tới lính, tính luôn thủ kho, tài xế, cũng chỉ được trên dưới sáu chục mạng. Sau khi cả chục người chết và bị thương vì mìn, đơn vị này còn lại hơn bốn chục người thôi. Hiện nay, nó chỉ đủ sức bảo vệ Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn. Pháo binh phải tự túc việc canh gác phần đất của họ. Thành ra, lúc các khẩu đội bận tác xạ thì phòng tuyến của pháo binh hầu như bị bỏ ngỏ.
Chính vì sơ hở này mà đêm 1 tháng Tư, một mũi xung kích của Tiểu Đoàn 37 Đặc-Công Việt-Cộng đã có cơ hội lọt vào đánh gãy càng hai khẩu 105 ly của ta, rồi ném ba, bốn bánh bộc phá trên nóc lều của trung tâm hành quân liên đoàn. Cũng may, không có ai bỏ mạng.
Trước tình trạng này, tôi quyết định dồn tuyến phòng thủ thành từng ụ ba người, mỗi tổ cách nhau chừng hơn mười thước, ban đêm sẽ gác đôi, một ngủ, hai thức. Khoảng giữa hai ụ phòng thủ được gài bẫy sáng để báo động. Bằng cách này, pháo binh sẽ được Biệt Động Quân bảo vệ vòng ngoài, khi hữu sự, họ có thể yên tâm làm phận sự của mình mà không lo bị địch tấn công.
Vì tôi, nên ông bạn bác sĩ của tôi đã ra lệnh cho Ban Quân Y dựng thêm một cái nhà bạt trên bãi sậy nằm giữa căn hầm chứa thương binh và căn hầm của Ban 2 để tôi và Mùi trú ngụ.
Đêm ấy pháo binh bắn liên tục để yểm trợ cho một tiểu đoàn của Trung Đoàn 42 Bộ Binh bị địch ồ ạt tấn công nhiều đợt, vùng hai cây số Nam Dak-Séang. Tới khuya chúng tôi mới chợp mắt được. Mờ sáng ngày 6 tháng Tư, tôi bị Mùi gọi giựt dậy,
– Dậy mau! Nhưng nằm im đó! Coi đây!
Ông trung úy bác sĩ run run chỉ cho tôi vật gì đó lòi lên ngay dưới chiếu, nơi ông ta nằm. Thì ra đó là ba cái râu mìn M16! Ba cọng thép đã rỉ sét, bị ông bác sĩ nằm đè lên trên, nên cụp xuống mặt chiếu. Thoạt nhìn, cứ tưởng đó là ba cọng cỏ lác chui qua khe chiếu. Tới lúc coi lại thì hú hồn!
Hai đứa rón rén từng bước leo lên mặt lộ, gọi ông trung sĩ Công-Binh nhờ gỡ dùm quả M 16 đã bị cụp râu. Ai nghe chuyện này cũng cho là hai đứa tôi có thần hộ mạng, nếu không thì đã bị phanh thây đêm qua. Có thể quới nhơn đã phù hộ cho hai đứa tôi cũng nên? Ai đời, đi hành quân mà mang theo chiếu? Nếu anh chàng Hoàng Đình Mùi này mà trải chỗ nằm bằng poncho, gai mìn không chọc thủng poncho. Chúng tôi cứ giẫm đi, giẫm lại trên gai mìn, thì có khi, Mùi và tôi đã nằm trong poncho bay về Pleiku rồi cũng nên?
Buổi trưa có Chinook tiếp tế đạn pháo binh cho Tango. Chuyến đầu trót lọt. Tới chuyến thứ nhì thì bãi đáp bị địch pháo kích tơi bời, máy bay đành thả bành đạn giữa sông Pơ-Kô rồi vội vàng trở đầu bay về Nam. Lúc đó tôi đang đứng quan sát trên một cái vài cầu. Qua ống nhòm, tôi thấy rõ hai cụm khói trắng bốc lên từ hai vị trí cối 82 ly của địch đặt dưới thung lũng, cách chúng tôi chừng hai cây số. Tôi chạy về hầm Ban 2, lệnh cho Thiếu Úy Nhờ và toán Viễn-Thám của ông ta chuẩn bị năm ngày lương khô.














Chiều hôm đó Viễn-Thám lên đường mai phục trên một khúc đường mòn cách Tango ba cây số về hướng Đông. Trong thời gian này, tôi bắt hai nhân viên Ban 2 và ba nhân viên Ban 4 cùng Trung Sĩ Nguyễn Lác của toán tiếp tế trực thăng ra canh gác đêm trên vị trí mà toán Viễn-Thám của Thiếu Úy Nhờ đã bỏ trống.

Không biết toán của Thiếu Úy Nhờ có để lộ hình tích gì khiến địch nghi ngờ không, mà tuyệt nhiên mấy ngày sau, không còn trái đạn cối nào rơi xuống Tango nữa. 
Mặt trận Dak-Séang bên hướng Tây sông Pơ-Kô càng ngày càng ác liệt. Hôm đó phòng không của Việt-Cộng đặt trong các hốc núi hai bên bờ sông đã bắn rơi một máy bay Caribous đang thả dù tiếp tế cho lực lượng trú phòng. Từ hôm sau, không quân Mỹ phải áp dụng chiến thuật thả dù ban đêm.
Ngày 7 tháng Tư, L.19 báo cho Thiếu Tá Lê Phú Đào biết rằng, có nhiều toán Việt-Cộng ngụy trang bằng vải dù di chuyển trong khu vực đồng cỏ tranh hướng Đông Bắc Ngok-Remang. Tin này được chuyển ngay cho Đại Úy Nguyễn Văn Thu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân để đề phòng.












Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân dàn quân theo thế chân kiềng, chiếm lĩnh ba ngọn đồi cao trên triền đông bắc của rặng Ngok-Remang.
Ngọn đồi thấp hướng Bắc do Đại Đội 4/23 của Trung Úy Trần Mừng (Khóa 18 Thủ-Đức) trấn giữ.
Ngọn đồi hướng Nam do Đại Đội 3/23 của Trung Úy Lê Văn Hùng (Khóa 20 Thủ-Đức) phụ trách.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 nằm chung với Đại Đội 1/23 của Đại Úy Nguyễn Công Bao và Đại Đội 2/23 của Trung Úy Nguyễn Văn Hùng.
Cả hai anh Bao và Hùng đều là bạn cùng Khóa 20 Võ-Bị của tôi. Từ trong trường, bạn bè đã gán cho Nguyễn Văn Hùng cái biệt danh “Hùng Cá Sấu” chỉ vì anh ta có cái cằm nhọn nhô ra như cái hàm cá sấu.
Trong Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân có hai trung úy mang tên Hùng, là Nguyễn Văn Hùng và Lê Văn Hùng, nên anh em quen miệng gọi Nguyễn Văn Hùng là “Hùng Cá Sấu” còn Lê Văn Hùng là “Lê Hùng” để tránh lẫn lộn.
Qua tần số riêng, tôi đã nói chuyện với Đại Úy Nguyễn Văn Thu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân khá lâu. Anh Thu là dân Long-An, xuất thân Khóa 19 Võ-Bị, ra trường trước tôi một năm. Anh Thu rất mê thi hào Lý Thái Bạch đời Đường, vì thế, chúng tôi gọi anh với cái tên “Thái Bạch” chẳng phải vì anh làm thơ hay, mà vì anh là tay uống rượu rất cừ.
Anh Thu than phiền rằng sở trường của Biệt Động Quân là chiến đấu lưu động, nay bị chỉ định nằm yên một chỗ như thế này thì quả là điều rất bất lợi. Anh lo sợ có thể bị địch tập trung tấn công đột ngột bất cứ lúc nào. Hôm đó tôi đã cho các anh Thu, Bao và Hùng Cá Sấu biết tần số Viễn-Thám của tôi, để khi bất trắc, họ có thể gọi tôi trên làn sóng trực 24/24 này mà không qua hệ thống liên đoàn.
Sáng 8 tháng Tư một toán tuần tiễu Biệt Động Quân báo cáo rằng, địch đang rầm rộ chuyển quân bao quanh ngọn đồi hướng Tây Nam do Trung Úy Lê Hùng trấn giữ. Lê Hùng là tay kinh nghiệm dạn dày, đã lăn lộn trên chiến trường Tây-Nguyên gần năm năm.
Sau khi đích thân quan sát tình hình, vị đại đội trưởng này đã hạ lệnh cho đơn vị để nguyên lều võng đánh lừa địch, rồi gài Claymore, lựu đạn, trên vị trí, sau đó âm thầm rút xuống triền núi hướng Đông, cách chỗ đóng quân cũ khoảng ba, bốn trăm mét, đào hầm hố nằm chờ.
Quả nhiên chỉ một giờ sau mìn bẫy nổ ầm ầm, xen lẫn tiếng quân reo, “Xung phong!”
Pháo binh đã có sẵn yếu tố, nên hàng chục tràng đạn hỗn tạp đã tưới xuống, bao trùm ngọn đồi kia.
Tuy vậy hai giờ sau địch đã kịp thời chuyển tiếp một lực lượng đông đảo khác đánh vu hồi trên điểm đóng quân mới của 3/23. Báo cáo đầu tiên là chuẩn úy trung đội trưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm bị bắn vỡ bọng đái. Tiếp đó, hai trung đội trưởng còn lại, Thiếu Úy Phan Ngọc Đồng và Thiếu Úy Nguyễn Trọng Kháng cũng bị thương nhẹ.
Giao tranh kéo dài hai giờ đồng hồ. Địch bỏ chạy, để lại gần hai chục xác. Quân bạn thiệt hại mất một phần ba đại đội, vừa chết vừa bị thương.
Sợ địch sẽ tăng viện tấn công lần nữa, Đại Úy Thu đã cho lệnh Lê Hùng cố gắng tải thương và rút toàn bộ đại đội về với tiểu đoàn. Nhưng mới đi được nửa đường đơn vị này lại bị địch chặn đánh ác liệt, Trung Úy Lê Hùng bị thương nhẹ vì B.40.
Cuối cùng ông tiểu đoàn trưởng đành nhờ Ghunships can thiệp để giúp 3/23 rút về khu rừng thưa hướng Đông nằm cố thủ.
Trong suốt thời gian đó đại đội của Trung Úy Mừng cũng bị Việt-Cộng tấn công từ hướng Bắc. Khe suối cạn ngăn cách giữa Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 và Đại Đội 4/23 đã bị một lực lượng cỡ đại đội của Việt-Cộng chốt giữ, cắt đứt đường lui. Khoảng hai giờ chiều, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 không còn liên lạc được với Trung Úy Trần Mừng nữa. 












Nghi ngờ rằng địch đang chuyển quân, Đại Úy Thu xin pháo binh và phi cơ liên tục đánh chặn trên tất cả các đường tiến sát quanh ngọn đồi anh đang trú đóng. Từ đó cho tới xế chiều, tình hình tạm lắng dịu, chỉ còn pháo binh của ta và không quân Mỹ hoạt động mà thôi.
Đúng năm giờ chiều ngày 8 tháng Tư, ngọn đồi trung tâm, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 bị Việt-Cộng pháo kích như mưa. Tất cả Pháo Binh Cộng-Hòa từ Ben-Het, Dak-Tô và Tango cũng được lệnh quay mũi súng về hướng núi Ngok-Remang để ngăn chặn địch. Cả một vùng rừng núi trùng điệp chỉ còn là một cột khói và bụi khổng lồ cao ngút trời.

Add caption











Trong thung lũng Dak-Lao súng nổ ran như pháo Giao-Thừa. Đứng cách xa hơn ba cây số, tôi còn nhìn rõ những lằn đạn lửa chằng chịt, đan nhau, chéo qua, chéo lại sáng cả một vùng. Bộ chiến bắt đầu lúc trời sụp tối. Anh Thu cho biết địch tấn công biển người từ hai hướng Tây và Nam, nhiều đợt liên tiếp nhau. Quân hai bên đã đánh sáp lá cà.
Không quân Hoa-Kỳ được yêu cầu đánh cận phòng. Thiếu Tá Lê Phú Đào và viên Cố Vấn Trưởng thay nhau đối đáp với nhân viên điều không tiền tuyến trên O.V.10. Có lúc A 37 liệng sát trên Tango mỗi khi đánh bom xong. Tiếng động cơ gầm rú ầm ầm, làm ù tai người dưới đất.
Vào lúc súng nổ rộ ác liệt nhứt thì liên lạc truyền tin với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân bị cắt đứt. Cùng lúc, trung tá cố vấn trưởng cũng mất liên lạc với đại úy cố vấn của Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân. Vì không còn liên lạc được với quân bạn, nên không yểm đành tạm ngưng. Thiếu Tá Tòng cho lệnh Trung Sĩ Minh (Ban 3) dò tìm các đài hiệu trên tần số nội bộ của Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân, nuôi hi vọng.
Mãi gần mười giờ đêm, chúng tôi mới nghe tiếng Trung Úy Mừng gọi liên đoàn xin tiếp cứu. Đại Đội 4/23 của anh bị đánh giạt xuống một cái khe núi hướng Đông Bắc vị trí cũ, rồi bị lạc trong rừng lau sậy hướng Nam suối Dak-Lao. Thiếu Tá Đào cho lệnh Trung Sĩ Hồng (Ban 3) mang một máy PRC 25 ra ụ cối 81 ly bắn trái sáng để hướng dẫn đoàn quân của Trung Úy Mừng đi theo hướng nước chảy mà tìm về bờ sông Pơ-Kô.
Bất chợt, trên máy Viễn-Thám, tôi nghe Trung Úy Nguyễn Văn Hùng gọi,
– Lê Lai đây Hồng Hà! Lê Lai đây Hồng Hà! Có nghe được không? Trả lời!
Mừng quá, tôi vội gắn cái loa khuếch âm vào máy, để tất cả mọi người có mặt trong trung tâm hành quân đều nghe.
Tới nước này, tôi chẳng còn câu nệ chuyện dùng ám danh hay ngụy thoại gì nữa, cứ bạch văn mà xài,
– Hồng Hà! Đây Lê Lai! Phải Hùng Cá Sấu đó không?
– Tao đây, Long ơi!
– Mày hiện nay ra sao? Cho tao biết đi.
– Mẹ kiếp! Tao bị gãy hai chân rồi! Lính của tao thì áo đỏ, áo vàng, lền khên. Tụi tao đã chơi hết mình, nhưng tụi nó đông quá! Chắc tao không trụ được lâu đâu mày ơi!
– Anh Thái Bạch thế nào?
– Tao giữ mặt Tây, anh Thu nằm bên mặt Đông với thằng Bao. Thằng Bao nói anh Thu chết rồi!
– Để tao lệnh cho thằng Mạnh Mẽ (Mừng) quay lại cứu mày nhé!
– Nó chịu trận từ mờ sáng tới giờ, chắc không còn hơi sức đâu mà cứu tao.
– Thế còn thằng Bao. Nó có giúp gì cho mày được không?
– Thằng Bao cũng sắp hết đạn. Nó đang chuẩn bị rút. Nó cho người sang khiêng tao đi. Nhưng lính của tao bị thương nhiều lắm mày ơi! Bỏ đàn em mà chạy thì tao không làm được. Thà chết thì thôi!
Hùng nói một hơi không nghỉ, tiếng nói của nó lẫn với tiếng súng chát chúa nghe như sát bên.
– Vậy thì tao có thể làm gì để giúp mày bây giờ?
Hùng Cá Sấu không trả lời. Hình như nó phải ngừng đàm thoại để tiếp tục bắn nhau?
Một hồi sau,
– Tao giục thằng Bao chạy rồi. Tao đoạn hậu cho nó chạy. Mày đón nó!
Tôi sang máy liên đoàn gọi Nguyễn Công Bao, nhưng không nghe ai trả lời.
Tình hình chắc chắn đang nguy kịch lắm nên tôi không nghe Hùng nói gì thêm. Lòng tôi bồn chồn, nóng như lửa đốt. Chúng tôi người này nhìn người kia, mà không ai biết sẽ phải làm gì lúc này. Chợt loa khuếch âm oang oang tiếng thét giựt giọng, lẫn với tiếng súng ròn rã, còn có cả tiếng “Oành! Oành!” của lựu đạn và thủ pháo,
– Lê Lai đây Hồng Hà! Tao bị tràn ngập rồi! Mày bắn lên đầu tao đi! Mau lên!
Tôi hướng về Trung Tá Sâm,
– Thằng Hùng xin bắn lên đầu, xin Trung Tá quyết định?
Trung Tá Sâm nhìn sang Thiếu Tá Tòng,
– Chỉ Đại Úy Thu mới có thẩm quyền. Giờ đây số phận cố vấn cũng không biết thế nào? Mình có xin oanh kích trên đầu quân bạn, chắc gì Mỹ nó chịu. Thiếu Tá Đào trao đổi vài câu với ông trung tá Mỹ, rồi lắc đầu,
– Họ không chịu!
Trên đầu máy bên kia, Hùng Cá Sấu hổn hển, nghẹn ngào,
– Lê Lai đây Hồng Hà! Long ơi! Long ơi! Tao phải bắn… viên đạn cuối cùng rồi! Vĩnh biệt mày!
Rồi máy của Hùng tắt phụt. Tôi chết lặng người, tai ù đặc như bị ai bưng kín.
Những người khác trong trung tâm hành quân có thể hiểu rằng bạn tôi đã tự sát, nhưng chắc có lẽ họ không biết ý nghĩa sâu xa của danh từ “Viên đạn cuối cùng” này đâu. Danh từ ấy mang ý nghĩa của một sự đứt gánh giữa đường đầy chua xót, đồng thời cũng biểu hiện cái nghĩa khí can vân của một Cựu Sinh-Viên Sĩ-Quan Trường Võ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam.
Năm xưa, trên ngọn đồi 1515, Đà-Lạt, vào những giờ học “Lãnh Đạo Chỉ Huy”, chúng tôi đã nghe thày dạy lặp đi, lặp lại bao lần:
“Sau này ra chiến trường. Khẩu súng Colt các anh đeo bên mình sẽ là khẩu súng chỉ huy giúp các anh leo lên tới cấp tướng. Nhưng nhớ giữ lại viên đạn cuối cùng, dành cho chính các anh, giúp các anh không rơi vào tay địch.”
Lời khuyến cáo này đã trở thành câu kinh nhật tụng mỗi khi ra trận của chúng tôi, những sĩ quan xuất thân từ Trường Võ-Bị.
Đêm 8 tháng Tư năm 1970, dưới chân ngọn Ngok-Remang (Kontum) cao ngút tới mây, “Cùi” Nguyễn Văn Hùng, Tham Mưu Ban 5 Liên Đoàn của Khóa 20 Võ-Bị đã đứt gánh giữa đường, phải xử dụng đến viên đạn cuối cùng.
Từ lúc ấy cho tới sáng, tôi như một pho tượng, ngồi chôn chân trong một góc của trung tâm hành quân.
Sáng 9 tháng Tư, Thiếu Tá Tòng ra lệnh cho Đại Úy Nguyễn Ngọc Di Trưởng Ban 3 dẫn theo hai anh lính hộ tống và một hiệu thính viên, lội qua sông để gặp Trung Úy Mừng. Đại Úy Di có nhiệm vụ tập họp các cánh quân của Tiểu Đoàn 23, dàn hàng án ngữ mặt Tây của Tango, bờ bên kia sông.
Trưa ngày 9 tháng Tư Đại Đội 1/23 của Đại Úy Nguyễn Công Bao cùng một số quân nhân thuộc Đại Đội 2/23 cũng về tới bờ sông nhập chung với cánh quân của Trung Úy Trần Mừng.
Đêm 9 tháng Tư từ hướng Bắc, Việt-Cộng mở hai đợt tấn kích vào điểm đóng quân của Đại Úy Nguyễn Ngọc Di. Nhưng A.C 119 và pháo binh trực xạ từ Tango đã đẩy lui hai đợt tấn kích này.
Sáng 10 tháng Tư Đại Tá Nguyễn Bá Thìn, Tư Lệnh Mặt Trận ra lệnh cho Biệt Động Quân tái chiếm những ngọn đồi mới bị mất.
Trung Tá Sâm ngoắc tôi vào lều riêng. Ông thì thầm,
– Ông (Đại Tá) Thìn cho phép mình tạm thời gửi vài toán trinh sát lên thăm dò trước để báo cáo với ông Tướng (Lữ Lan) rồi tính sau. Ông có thể giúp tôi việc này được không?
Tôi gục đầu,
– Vâng! Tôi sẽ thi hành ngay.
Trên danh sách Đại Đội Trinh Sát có bốn sĩ quan, nhưng chỉ ba người thực sự có mặt là các ông Thiếu Úy Đinh Quang Biện, Thiếu Úy Nguyễn Văn Nhờ, Thiếu Úy Nguyễn Quang Minh. Một ông nữa có tên, nhưng không biết lưu lạc phương nào là Thiếu Úy Lê Trọng Huế. Ông này vừa trình sự vụ lệnh cho tôi buổi sáng, buổi chiều đã có lệnh đi tăng phái đâu đó mất tiêu.
Đại Đội Trinh Sát của Liên Đoàn 2 có một trung đội xung kích và bốn toán Viễn-Thám, do Thiếu Úy Đinh Quang Biện (Khóa 25 Thủ-Đức) chỉ huy. Thiếu Úy Biện là một kiện tướng xuất thân từ Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân. Những lúc thiếu sĩ quan trưởng toán, hoặc khi có nhiệm vụ gì đặc biệt, ông đại đội trưởng này thường đích thân dẫn Viễn-Thám vào vùng.
Trung đội xung kích có chừng trên, dưới hai mươi quân nhân, do một thượng sĩ người Nùng chỉ huy. Mỗi toán Viễn-Thám có sáu người. Hai trưởng toán cấp sĩ quan là Thiếu Úy Nhờ và Thiếu Úy Minh. Thiếu Úy Nhờ là trưởng toán xuất sắc nhứt.
Hiện thời ông Nhờ đi phục kích, ông Minh đang nằm Quân Y Viện Pleiku vì sốt rét. Hai hạ sĩ quan trưởng toán là Trung Sĩ Lê Sanh Ma và Trung Sĩ Nguyễn Lợi đều đã bị thương vì mìn. Vì thế, tôi quyết định sẽ cùng Thiếu Úy Biện gánh vác công tác này.
Từ ngày đảm nhận chức vụ Trưởng Ban 2 Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân thay thế Đại Úy Ty, tôi đã trải qua nhiều lần “đi toán”. Chừa ra những phần đất thuộc trách nhiệm của các trại Dân-Sự Chiến-Đấu, tôi đã đặt gót giày trên suốt dải Trường-Sơn từ ranh giới Quảng-Tín tới ranh giới Phước-Long. Lần vất vả nhứt là vụ tái chiếm căn cứ Kate (Quảng-Đức) cuối năm 1969 trong chiến dịch giải vây Bu-Prang. Lần đó may mà Gunships cứu viện kịp thời, chứ không thì tôi và anh cố vấn Mỹ đã bị Việt-Cộng “tó” rồi.
Lần này nhiệm vụ của tôi không khó khăn lắm, chuyến đi cũng ngắn ngày, tôi lại được toàn quyền ứng phó với những biến cố sẽ xảy ra, do đó tôi không cảm thấy lo lắng gì cả.
Trưa 10 tháng Tư tôi và Thiếu Tá Lê Phú Đào bay ra Phi Trường Phượng-Hoàng, thuyết trình cho phi hành đoàn Hoa-Kỳ tình hình bạn, địch, vị trí nghi ngờ có phòng không của Việt-Cộng, và các địa điểm thả quân dự trù.
Rồi theo đúng kế hoạch, Thiếu Tá Lê Phú Đào bay C&C hướng dẫn Ghunships oanh kích bốn bãi giả để đánh lừa địch.
Trong khi đó, tôi âm thầm thả toán Bravo của Thiếu Úy Biện trên một ngọn đồi cách mục tiêu chừng một cây số về hướng Tây. Sau đó vài phút, toán Alpha của tôi đáp xuống bìa làng Dak-Lao, cách mục tiêu hơn một cây số về hướng Bắc. Ba giờ chiều chân tôi đạp đất. Rồi trong vòng mười giây, chúng tôi biến mất trong rừng cỏ hôi.
Di chuyển cách bãi đáp chừng trăm mét, tôi cho Alpha dừng lại, quây thành một vòng tròn, án binh chờ mặt trời lặn. Tôi thử máy với Bravo và Bạch Mai (Trung Tá Sâm) rồi mở bản đồ ra nghiên cứu lộ trình hướng tới mục tiêu tối nay.
Trong khi trực thăng võ trang còn đang oanh kích bốn bãi giả trên vùng đồng tranh hướng Đông Bắc, chúng tôi chợt nghe tiếng chân người chạy “Huỳnh! Huỵch!” trên con đường mòn vắt chéo dưới chân ngọn đồi Alpha đang trú ẩn.
“Khẩn trương lên! Khẩn trương lên!” tên Việt-Cộng chỉ huy, vừa chạy, vừa lớn tiếng hối thúc đồng bọn.
Đã có ít nhứt là ba, bốn toán Việt-Cộng hối hả chạy về hướng trực thăng đang vần vũ. Có lẽ đây là một đơn vị cơ động của địch có nhiệm vụ tập kích các bãi đáp trực thăng? Hôm đầu tháng, chúng đã bắn rơi ba, bốn trực thăng Hoa-Kỳ khi họ thi hành một cuộc đổ bộ của bộ binh vùng Nam Dak-Séang.
Chừng mười phút sau, tôi nghe tiếng bốn, năm khẩu cối của Việt-Cộng từ hướng Tây bắn ào ào sang khu vực có những bãi đổ quân giả.
Tôi không có nhiệm vụ thám sát vùng địch đặt cối, cũng như chặn đánh các đơn vị địch di chuyển trong vùng này. Do đó tôi chỉ báo chuyện này cho Thiếu Tá Lê Phú Đào để ông tùy nghi. Khoảng một giờ sau, các toán Việt-Cộng lại nối đuôi nhau ngược đường về khu rừng già hướng Tây.
Chiều xuống, toán của tôi bắt đầu di chuyển tới điểm hẹn. Điểm hẹn nằm trên con đường mòn cũ bên con suối nhỏ dưới chân ngọn đồi của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân.
Rừng tối đen như mực, rời tay khỏi lưng áo người đi trước là bị lạc ngay. Chúng tôi cứ nhắm hướng 3200 ly giác trên địa bàn mà tiến.
Chui ra khỏi rừng cỏ gai, chúng tôi rơi vào một triền dốc nồng nặc mùi thối của xác chết.
Chợt như chân giầy của tôi giẫm lên một cái sọ dừa, tôi trượt về phía trước, mũi giầy dính theo một miếng bầy nhầy nhớp nháp như miếng bánh tráng ướt. Tôi té nhào, đánh rơi cái bản đồ.
Tôi đành dừng lại, ngồi xuống, quơ tay mò mẫm, nhưng không thấy cái bản đồ đâu.
Tôi móc cái đèn pin mini ra, bàn tay trái bụm cái loa đèn cho bớt sáng, rọi một vòng sát đất. Tôi tìm được cái bản đồ ngay dưới giầy của tôi!
Trong lúc quýnh quáng, tôi đã đạp lên cái bản đồ, mũi giầy còn vướng một mảng da đầu người chết, với mớ tóc bầy nhầy máu thịt.
Chúng tôi tiếp tục đi theo triền cỏ tranh, lâu lâu lại đá phải một thây ma, hoặc một cái ba lô. Tới một lối mòn cùng hướng tiến, tôi kéo áo cho người đi đầu theo đường mà đi. Ngờ đâu, mặt đường nơi này ngổn ngang xác người. Vấp phải một thây ma, tôi bị ngã nhào, đập mặt lên cái thây nằm phía trước. Cứ thế, người đi trước bị té, kéo theo người đi sau. Tay chân, quần áo, súng ống dính nhớp nháp chất thịt thối, thở không nổi.
Có lẽ chúng tôi đang đi trên vùng diễn ra các cuộc giao tranh từ cuối tháng Ba giữa các đơn vị Việt-Cộng và lực lượng Dân-Sự Chiến-Đấu. Sau vài cơn mưa đầu mùa, là những ngày nắng kế tiếp nhau, tử thi bỏ lại của cả hai bên đã sình trương thối rữa.
Tới chỗ đất thấp, cỏ ướt nhem nhép, tôi đứng tim khi nghe những âm thanh ào ào như mưa rào trên mái tôn, sầm sập như xe hủ lô cán đường, khiến mặt đất rung rinh.
Không kịp nhận hiệu lệnh, tự động sáu người ngồi thụp xuống ghìm súng đề phòng.
Những tiếng động kỳ dị ấy tràn về phía bìa rừng. Rồi tôi nghe tiếng cành khô nằm trên mặt đất gãy răng rắc.
Xen lẫn những âm thanh hỗn độn đó, là những tiếng kêu,
“Éc! Éc! Ẹc! Ẹc! Ủn! Ủn!”
Té ra đó là một đàn heo rừng! Heo rừng đi kiếm ăn trên xác người chết, đánh mùi thấy hơi người sống, bèn đâm đầu chạy thục mạng!
Chờ đàn heo rừng chạy xa, tôi kéo vạt áo Hạ Sĩ Chạy, người mở đường, cho anh ta chuyển hướng đi xuống dốc. Xuống hết dốc là có nước, chúng tôi tiếp tục lội xuôi giòng. Tôi cầm chắc đây là giòng Dak-Lao, nên cứ đi ào xuống cuối nguồn rồi tính sau. Đến một khúc quanh, nước lên tới bụng, tôi cho anh em ngừng lại. Nghe ngóng một hồi, thấy không có gì đáng lo ngại, tôi cho lệnh anh em luân phiên nhau vừa canh gác vừa tắm rửa. Việc đầu tiên, tôi phải làm là rửa thật sạch hai bàn tay. Sau đó tôi nhúng toàn bộ thân mình trong giòng nước mát.
Công việc vệ sinh ổn rồi, tôi mới lo coi lại xem mình đang đứng ở đâu. Đêm tối như bưng, chẳng thấy ngọn núi nào để lấy chuẩn mà gióng hướng. Tôi đành gọi liên đoàn xin một quả nổ ngay trên đỉnh núi Ngok-Remang. Chỉ cần vẽ một đường nối dài từ nơi đạn nổ theo hướng quan sát của địa bàn, thì nơi đường vẽ cắt ngang con suối Dak-Lao chính là điểm đứng của tôi. Kiểm lại, tôi thấy mình đã lạc về hướng Đông Bắc mục tiêu cả cây số.
Sau khi điều chỉnh lại hướng đi, chúng tôi bắt đầu leo. Tôi leo hết ba ngọn đồi nhỏ thì tới một bình nguyên cỏ tranh. Bình nguyên này dày dặc hố bom. Vừa leo khỏi bờ hố bom này, lại tụt xuống lòng hố bom khác. Nửa đêm, sáu người của toán Alpha lên tới đỉnh đồi. Ngọn đồi này, nằm ngay hướng Tây Bắc vị trí đóng quân của Đại Đội 4/23, cách nhau một đường thông thủy hẹp. Tôi mở máy gọi Bravo.
Nhiệm vụ của toán Bravo là yểm trợ cho Alpha, và thay thế Alpha nếu chúng tôi bị phát giác, không thể hoàn thành nhiệm vụ. Từ lúc được thả xuống, toán Bravo chỉ di chuyển cách bãi đáp chừng ba trăm thước, rồi ngừng lại chờ lệnh. Tính theo đường chim bay, hiện giờ Bravo cách mục tiêu chừng tám trăm mét về hướng Tây. Tôi ra lệnh cho Bravo đổ dốc, vượt qua con đường mòn dưới chân núi, rồi nằm chờ.
Chỉ nửa giờ sau, trong máy đã có tiếng Thiếu Úy Biện,
– Alpha đây là Bravo! Tôi đã leo qua con rắn đen. Chờ lệnh.
– Bravo chờ đó! Tôi xuống ngay.
Nối đuôi nhau, sáu người thận trọng tụt xuống dốc. Cỏ tranh trơn tuồn tuột. Chỉ mười phút sau, tôi đã đứng trên con đường đất đỏ. Trên bản đồ, đó chỉ là một lối mòn từ làng Dak-Lao đi vòng dưới chân của ba quả núi, rồi đổ xuống thung lũng Dak-Kon. Nhưng thực tế đây là con đường xe be đang được thợ rừng xử dụng lậu.
Hạ Sĩ Chạy dùng cán dao găm gõ trên lưng M.16 một tràng, lơi lơi, nhè nhẹ như tiếng chim gõ mõ:
“Cóc! Cóc! Cóc!”
Bên hốc núi hướng Đông có tiếng chim gõ mõ trả lời. Vài phút sau hai toán nhập vào nhau bên khe nước róch rách.
Mục tiêu của chúng tôi là ngọn đồi sừng sững, đen sì bên hướng Đông. Chọn thế đất lài lài, bớt dốc, tôi cho hai toán leo lên.
Sáu giờ sáng ngày 11 tháng Tư chúng tôi bò tới vòng cao độ chót, hướng chính Nam của ngọn đồi đã xảy ra trận ác chiến ba ngày trước.
Dấu tích của trận đánh còn mới tinh. Địch đã đào hố chiến đấu chỉ cách tuyến phòng thủ ngoài của quân ta chừng vài chục mét. Thoạt nhìn, người ta có thể tưởng lầm đây là tuyến phòng thủ kép của đơn vị trú phòng. Trên mặt đất đầy máu me cùng băng, bông, có cả những cái nón cối bị bắn bể nát nằm bên năm, sáu khẩu A.K cùng B.40 bị gãy. Địch đã làm chủ tình hình, chúng có dư thời gian để tản thương, vì thế không thấy xác địch để lại.
Tiến lên vài chục thước, chúng tôi thấy hầm hố phòng thủ phía ngoài của Biệt Động Quân. Tôi ra thủ lệnh cho Bravo nằm lại yểm trợ, Alpha tiến lên.
Sáu người của Alpha tạo thành đội hình vòng tròn, di chuyển như đèn kéo quân. Chúng tôi như những con mèo đang rình mồi. Chầm chậm từng bước một, tiến dần lên đỉnh đồi. Trên tuyến phòng thủ bên ngoài, hầu như không có xác người lính nào. Tuyến phòng ngự thứ nhì thì thật là tang thương. Trên mặt đất, máu đen đọng từng vũng. Xác Biệt Động Quân nằm bên nhau từng nhóm hai, hoặc ba người một. Loài mối đã đắp mô quanh vài cái xác. Chỉ có tiếng ong và ruồi nhặng vo ve.
Giữa phòng tuyến, tôi tìm được xác đại úy cố vấn Mỹ của Tiểu Đoàn 23. Anh cố vấn này người da đen, đã phục vụ ở liên đoàn nửa năm rồi. Xác anh nằm ngửa, nửa trên mặt đất, nửa kia còn trong hố cá nhân. Đầu anh bị Việt-Cộng chặt rời khỏi cổ, nằm bên cạnh cái bản đồ. Người bạn Đồng-Minh này từ vạn dặm xa xôi đã tình nguyện sang đây giúp đỡ chúng tôi bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước tôi. Sự hi sinh của anh, là một món nợ suốt đời tôi không trả được.
Cách lều cố vấn Mỹ năm sáu mét là khu lều của Đại Úy Thu cùng những thuộc hạ thân cận của anh. Anh Thu cũng bị địch chặt đầu, cặp lon đại úy bị chúng gỡ mất. Vì không thấy máu đọng thành vũng nơi cổ anh, tôi nghĩ rằng anh chết lâu rồi mới bị chặt đầu. Xung quanh xác anh Thu có năm, sáu Biệt Động Quân chết trong hố cá nhân. Cạnh lều anh có khoảng hơn chục khẩu súng A.K và B.40 gác trên một thân gỗ, đây là chiến lợi phẩm mà Biệt Động Quân tịch thu được những ngày trước.
Anh Nguyễn Văn Thu là niên trưởng, đồng thời cũng là một người bạn thân của tôi từ nhiều năm nay. Ngoài mặt trận, anh là một cấp chỉ huy can trường, đảm lược, nhưng trong cuộc sống bình thường, anh lại là một người anh, một người bạn, đầy lòng nhân ái, khoan dung. Chẳng thế mà thời kỳ còn giữ chức đại đội trưởng ở Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân, binh sĩ trong đơn vị đã gọi anh là “Thu Thầy Tu”.
Quê anh Thu ở Long-An. Long-An là xứ lúa vàng ngợp đồng, tôm cá đầy sông. Anh tâm sự với tôi rằng, khi chọn binh nghiệp, ước vọng nhỏ nhoi của anh chỉ là mong sao cho quê hương sớm thanh bình. Mỗi lúc trà dư tửu hậu, anh có thói quen, vừa gõ đũa trên thành ly rượu, vừa cao giọng ngân nga một đoạn của bài ca nhiều lần được lặp đi, lặp lại trên làn sóng của Đài Phát Thanh Quân-Đội:
“Miền tự do… vươn lên thoát ách vong nô…
Nơi đây lúa rợp nặng bờ,
Dịu dàng áo em vờn gió…
Ối! A! Câu hò của miền tự do…
Ngày mai hết Mao, Hồ… ta về tắm sông xưa.” (Nhạc-Miền Tự Do)
Đại Úy Nguyễn Văn Thu đã chết vì pháo kích vào lúc chiến trường đang trong cơn dầu sôi lửa bỏng. Sau cái chết của anh, Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân đã tan tác như đàn gà con mất mẹ.
Tôi đứng nghiêm, dơ tay chào các chiến hữu của mình, rồi ra dấu cho toán tiến sang hướng Đông.
Đại đội của Nguyễn Công Bao thiệt hại khoảng trên dưới mười người. Trong số người chết có một thiếu úy, tôi không biết tên.
Từ bìa rừng hướng Đông nhìn xuống, tôi thấy trong nắng mai, cả một cánh đồng xanh bát ngát. Xa hơn là giòng Pơ-Kô, bên kia sông là căn cứ Tango. Đứng trên đỉnh đồi này, tôi có thể trông thấy những lọn khói bốc lên từ bếp lửa trên vị trí đóng quân của Đại Úy Nguyễn Ngọc Di.
Vài phút sau, chúng tôi chuyển dịch về hướng Tây, nơi Trung Úy Nguyễn Văn Hùng tử thủ. Chỉ có số ít người chết trong hố cá nhân, đa phần tử thi đều nằm trên mặt đất. Điều này cho thấy, anh em dưới quyền Hùng Cá Sấu phần nhiều đã bị giết sau khi bị thương. Không rút chạy được, họ đã chiến đấu cho tới khi địch tràn ngập. Tử thi nào cũng bị ruồi nhặng và ong đen bu kín mắt mũi và những chỗ có vết đạn. Súng ống của quân bạn còn nguyên bên cạnh những tử thi, hình như địch không cần thu nhặt chiến lợi phẩm?
Anh bạn Hùng Cá Sấu của tôi nằm dưới một gốc cây. Bạn tôi không đội nón. Dáng anh nằm thư thái như đang ngủ. Đầu anh gối lên cái ba lô. Cặp mai đen vẫn gắn trước ngực, cái bản đồ nằm dưới đất, bên cạnh là bao Lucky dở dang. Hai ống quần của anh bị xẻ tới thắt lưng, băng bó chằng chịt, từ đầu gối tới háng. Tay trái anh đè trên cái ống liên hợp của máy PRC 25. Tay phải của anh chưa rời báng khẩu súng Colt, mũi khẩu Colt chĩa ngay tim anh.
Viên đạn cuối cùng đã giúp một người lính nhà nghề hoàn thành nhiệm vụ đối với quê hương. Cái chết nơi chiến trường là chiến công hiển hách nhứt đối với những người mang nghiệp lính.
“Hùng ơi! Vĩnh biệt!”
Mới hôm nào hai đứa ngồi bên nhau trong Quán Hằng, Pleiku, nó vừa đàn vừa hát cho tôi nghe “Tình Nhớ”. Hôm sau tôi nhập viện, nó lên đường nhảy xuống Dak-Séang. Hai tuần lễ sau, tôi vào vùng tìm xác bạn. Giờ này có lẽ linh hồn bạn tôi đã bay cao tới Thiên Đường xa tít mù xa. Trên ngọn đồi đầy xác người, tôi chỉ còn nghe tiếng gió rì rào, cùng tiếng ruồi muỗi vo ve.
Tôi dơ tay chào những anh hùng vị quốc vong thân lần cuối cùng, rồi bùi ngùi ra dấu cho toán rút lui.
Nhiệm vụ của tôi coi như hoàn tất. Giờ đây là lúc tôi tìm đường về. Alpha mở đường, Bravo đoạn hậu, theo cái vách đá dốc nhứt, hướng Đông Nam , chúng tôi tụt xuống.
Tới con đường xe be, tôi ngạc nhiên vì thấy bông, băng vứt bừa bãi trên nền đất. Bên kia đường là bãi chứa gỗ súc. Sát đường có một cái chòi tranh. Có lẽ mấy ngày trước, căn chòi này đã được Việt- Cộng dùng làm trạm cứu thương? Có vài chục nấm mộ mới nằm san sát bên nhau trong khu đất rộng phía sau chòi.
Những cán binh Cộng-Sản chết trong trận đánh vừa rồi đã được đồng đội của họ mang về chôn ở đây. Những chiến binh “Sinh Bắc, Tử Nam” này đã vượt hàng ngàn cây số từ ngoài Bắc vào đây với danh xưng “Giải-Phóng”. Chẳng lẽ họ vào đây quấy phá cuộc sống ấm no, hạnh phúc của chúng tôi, gây bao nhiêu chết chóc, tang thương, đổ nát điêu tàn cho đất nước tôi, mà là “giải phóng” cho chúng tôi chăng?
Mặt trời lên cao, nắng rọi trên những nấm mồ đất mới, khiến hơi nước bốc lên như những làn khói mỏng.
Thấy nấn ná chốn này lâu không lợi, tôi khoát tay cho hai toán nép sát bìa đường, di chuyển về hướng Nam rồi chui vào rừng già. Rồi cứ hướng Đông Nam theo kỹ thuật cuốn chiếu chúng tôi thận trọng di chuyển ra bờ sông. Toán Viễn-Thám của Thiếu Úy Nhờ đã chờ chúng tôi trên Quốc Lộ 14 nơi bờ bên kia.
Bốn giờ chiều ngày 11 tháng Tư tôi về tới căn cứ hỏa lực. Bước vào trung tâm hành quân, tôi tường trình ngay cho Trung Tá Sâm, Thiếu Tá Tòng và Trung Tá Cố Vấn Trưởng biết chi tiết diễn tiến cuộc thám sát.
Sau đó tin tức cũng được báo cáo ngay cho Phòng 2 Quân Đoàn. Tới khuya, một Box B.52 đã được thả trên vùng thung lũng Tây Bắc của làng Dak-Lao.
Vì biết chắc chắn rằng địch không còn hiện diện trên vùng xảy ra trận đánh ngày 8 tháng Tư nữa, nên sáng 12 tháng Tư, Trung Tá Sâm đã ra lệnh cho Đại Úy Di đưa Đại Đội 3/23 lên thu dọn chiến trường và đem xác quân bạn ra bãi đáp.
Trung Úy Lê Hùng là người dẫn quân quay trở lại trận địa gói xác quân bạn. Lê Hùng cũng là người hộ tống thi hài Đại Úy Nguyễn Văn Thu về Long-An, và Trung Úy Nguyễn Văn Hùng về Sài-Gòn.
Riêng thi hài của đại úy cố vấn Mỹ thì được cho vào bao nylon đưa thẳng về Bệnh Viện 71 Dã-Chiến Hoa-Kỳ ở Pleiku.
Vài ngày sau, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân được trực thăng vận vào Tango, và Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân nhận lệnh di chuyển lên căn cứ Lima (L).
Cùng ngày, liên đoàn nhận được Đại Đội Thám Kích Biệt Khu 24 của Trung Úy Hồ Văn Hữu tới tăng phái. Tôi bàn giao nhiệm vụ bảo vệ Lima cho anh Hữu.
Lên Lima được một ngày thì vết mổ bên sườn của tôi sưng phù vì bị nhiễm trùng. Phần nửa người bên trái đau nhức không chịu nổi. Tôi bị sốt mê man suốt hai ngày, hai đêm. Bác sĩ Mùi đề nghị Trung Tá Sâm cho phép tôi về bệnh viện để chữa trị.
Trưa 18 tháng Tư tôi rời vùng hành quân.
Ngày tôi về, chiến trường yên tĩnh lạ.
Con sông Pơ-Kô nước trong xanh, nhìn thấu đáy. Dãy Trường-Sơn cũng xanh, sừng sững bên trời, với những đỉnh núi nhấp nhô, cao ngút tới mây.
Tháng Ba, tháng Tư là thời kỳ hoa nở rộ. Từ ven suối tới vách núi, chỗ nào cũng có hoa. Trên Cao-Nguyên, mùa Xuân đến trễ hơn dưới đồng bằng, còn mùa Hạ thì ngắn lắm.
Chiếc trực thăng bay trên một thung lũng đầy hoa.
Nhưng lòng tôi lại mang một nỗi buồn khôn tả.
Vương Mộng Long – K20
Seattle tháng Tư năm 2013

Map Room SFB in VN

http://www.bravecannons.org/maps.html

Ray's Map Room. Vietnam Areas of Operation. Topographic Digital Map Images

http://www.rjsmith.com/topo_map.html#borderbattles1

Tri-Border Area Map

http://www.rjsmith.com/tri-border-area-hcmt.html

World Topographic Maps

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/

Vietnam North South Topo map

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/

Vietnam

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/vietnam.html

China 1:250,000

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china/

China Proper, Southwest 1:250,000

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/ams/china_proper_sw/

Laos Topographic Maps 1:50,000

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/

Cambodia Topographic Maps 1:50,000

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/cambodia/

Bản đồ VN từng khu vực

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html   

Địa danh, căn cứ, tọa độ.

https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf                                           

Dak Sut

SF Dak Seang 14.826572 107.686314 YB896405 (6538-4) 5th SF. Also 902409.

FB Dak Seang (SFC) 14.829369 107.693489 YB902409 (6538-4)

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_sut-6538-4.pdf

hDak Sut

SF Dak Seang 14.826572 107.686314 YB896405 (6538-4) 5th SF. Also 902409.

FB Dak Seang (SFC) 14.829369 107.693489 YB902409 (6538-4)

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_sut-6538-4.pdf

http://www.bravecannons.org/maps.htmlttp://www.bravecannons.org/maps.html