Tuesday, May 26, 2020

20200527 Ban tin bien Dong


20200527 Ban tin bien Dong

Less than 5 months from 01/01/2020 to 05/26/2020 death toll in U.S. alone was more than 100,269, compared to Vietnam war from 1965 to 1973 which costed 58,220 lives of U.S.Army who carried out his duty to protect his motherland. It was an unseen war which China seeded it into U.S. soil with CCP virus. Surprisingly! There were no protesters to speak up against China about CCP virus as they used to do in Vietnam war! Where are they now?
20200527 BTBD 00
China embassy says account ‘falsified’ after US Grim Reaper tweet

Mon, May 25 at 10:54 AM
Tác giả : Tú Anh, NguồnRFI
Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
Ngày đăng: 2020-05-24

Phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp từ trên cao ngày 17/04/2020 LOUISA GOULIAMAKI / AFP
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?
Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.
Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi
Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".
Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».
Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.
Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.
Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.
Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.
Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.
Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.
Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".
Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".
Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán
Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.
Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".
Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.
Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?
Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ
Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.
Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.
Một nhà nghiên cứu mất tích
Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.
Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.
Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost

Mon, May 25 at 10:53 AM                     
Quách Văn Quý nói từng được mời đầu tư vào Phòng Thực nghiệm P4

. . . Năm 2012, một sĩ quan tình báo bí mật của ĐCSTàu đã hỏi tôi có muốn đầu tư hay không?”... “Người đó nói rằng sớm hay muộn, Hoa Kỳ và TC cũng sẽ xảy ra chiến tranh, vậy nên cần dùng phương thức có chi phí thấp nhất để tấn công Hoa Kỳ, đó là một cuộc chiến sinh học. Tôi đã từ chối, nhưng sau đó họ đã tìm thấy tiền đầu tư từ các quỹ của Hoa Kỳ và Anh.” - Quách Văn Quý -
Former White House chief Steve Bannon (left) greets billionaire Guo Van Quy before attending a joint news conference in New York in November 2018. Photo: AFP

'Conclusive' Evidence The Virus Originated in China
 
https://www.youtube.com/watch?v=XO_kvtrfPWc
 Quách Văn Quý, Tỷ Phú Người Hoa Bí Hiểm
 
https://www.youtube.com/watch?v=o4wU5yfBDek

Quách Văn Quý nói từng được mời đầu tư vào Phòng Thực nghiệm P4.
Dịch viêm phổi Vũ Hán gây tai họa cho cả thế giới, Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán bị nghi ngờ là nơi phát sinh nguồn dịch. Quách Văn Quý, một tỷ phú người Hoa lưu vong tại Hoa Kỳ tiết lộ rằng Đảng cộng sản Tàu (ĐCST) đã xây dựng Phòng Thực nghiệm P4 cho chiến tranh sinh học. 
20200527 BTBD 01

Ông Quách Văn Quý, tỷ phú địa ốc Hoa lục hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ (Ảnh: Twitter)
Ông Quách Văn Quý đã trả lời phỏng vấn của Steve Bannon, cựu chiến lược gia của Nhà Trắng, vào ngày 25/4, rằng: “Các quỹ đầu tư cho Phòng Thực nghiệm Vũ Hán đến từ Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Nhiều chuyên gia Mỹ cũng được mời nghiên cứu cùng nhau. Năm 2012, một sĩ quan tình báo bí mật của ĐCST đã hỏi tôi có muốn đầu tư hay không?”
Ông Quách nói: “Người đó nói rằng sớm hay muộn, Hoa Kỳ và TC cũng sẽ xảy ra chiến tranh, vậy nên cần dùng phương thức có chi phí thấp nhất để tấn công Hoa Kỳ, đó là một cuộc chiến sinh học. Tôi đã từ chối, nhưng sau đó họ đã tìm thấy tiền đầu tư từ các quỹ của Hoa Kỳ và Anh.” Ông Quách còn nói, người đến hỏi ông hiện đã là Ủy viên Ban Thường vụ Cục Chính trị ĐCSTQ. Tuy nhiên, ông không đề cập đến tên của người này.
Dịch viêm phổi Vũ Hán kéo dài hơn 4 tháng, đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia và khu vực trên thế giới, gây thiệt hại lớn cho sức khỏe, đời sống, kinh tế, chính trị và văn hóa của người dân các nước trên thế giới. Trong số đó, tính đến 5 giờ chiều ngày 29/4, số người chẩn đoán nhiễm cúm Tàu tại Hoa Kỳ đã vượt quá 1,038 triệu người, số người chết vượt quá 60.000 người và số người được chữa khỏi là hơn 119.000 người.
Ông Bannon nhắc nhở người Mỹ trên kênh Youtube “Phòng tác chiến” rằng số người chết do virus Tàu (hay còn gọi là virus corona mới) tại Hoa Kỳ đã gần bằng với số người chết trong “chiến tranh Việt Nam suốt 9-10 năm, nhưng virus Trung Cộng chỉ mất 9-10 tuần.”
Ông Bannon nghĩ rằng đây là một cuộc chiến tranh sinh học do ĐCST cố tình phát động, đặc biệt là khi ông đến thăm ông Quách Văn Quý.
Ông Quách cho biết trước đó, “Một ‘chiến hữu’ làm việc tại Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán đã trốn sang Pháp cùng gia đình.” Bannon cũng tiết lộ trong “Phòng tác chiến” vào ngày 24/4 rằng sẽ có một nhân chứng quan trọng, có thể trong vòng vài ngày tới, sẽ tiết lộ một số thông tin nội bộ về (Phòng Thực nghiệm P4) Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán.
Phòng Thực nghiệm P4 của Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán là phòng thực nghiệm an toàn sinh học cấp 4 (P4) đầu tiên của TC. Trung tâm này cũng có phòng thực nghiệm P2 và hai phòng thực nghiệm P3.
Theo một báo cáo khảo sát gần đây của RFI, Pháp và Tàu đã hợp tác xây dựng Phòng Thực nghiệm P4 tại Vũ Hán, nhưng sau đó Pháp dần dần buộc phải rút khỏi mối hợp tác này. 
20200527 BTBD 02                   

Phòng thí nghiệm virus cấp 4 P4 duy nhất của TC nằm tại Vũ Hán (Ảnh: Weibo)
Theo “CM Media”, Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán được thành lập năm 2003 sau khi sảy ra dịch SARS và ĐCST tuyên bố rằng họ chống lại virus Ebola. Về phần cứng, việc xây dựng bắt đầu vào năm 2015, các máy móc đắt đỏ nội bộ của phòng thực nghiệm được sản xuất tại Hoa Kỳ. Phần mềm này được phối hợp với Chương trình Ngàn nhân tài nhằm đánh cắp kỹ thuật chế tạo y sinh và nhân tài của Hoa Kỳ, chẳng hạn như tuyển dụng Charles Lieber, chủ nhiệm Khoa Hóa học Harvard.
Báo cáo cho biết, trong quá trình xây dựng Phòng Thực nghiệm Virus P4 Vũ Hán, ngoài việc ông Quách Văn Quý tiết lộ ngân quỹ đến từ các nước phương Tây, còn có sự tài trợ từ ông Giang Miên Hằng là con trai của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Ông Quách nói trên các phương tiện truyền thông rằng: “Nhà khoa học Tàu trốn khỏi Phòng Thực nghiệm Vũ Hán đến châu Âu cho biết anh ta không sợ TC và sẵn sàng làm chứng. Anh ta sợ Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ có những người hợp tác với ĐCST.”
Người ta nói rằng các chuyên gia Trung Quốc sợ mạng sống bị đe dọa tại Hoa Kỳ. Bởi vì các quỹ và công nghệ của Hoa Kỳ cũng đã tài trợ cho Phòng Thực nghiệm Virus P4 Vũ Hán, nhiều chuyên gia Mỹ và các chuyên gia của ĐCSTQ đã công bố các bài báo cùng với kết quả nghiên cứu của Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán.
Một số nhà phân tích tin rằng theo lời của ông Quách Văn Quý, những người ủng hộ các hợp tác này là một nhóm các thế lực tại Hoa Kỳ vẫn hợp tác với Chính phủ Trung Quốc. Ngoài việc trực tiếp tài trợ cho việc thành lập Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán, ông Bannon còn cáo buộc rằng nhiều quỹ hưu trí của Mỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc và các công ty Trung Quốc thông qua Phố Wall.
MỜI NGHE RADIO: COVID-19 tại Hồng Kông và New York: Vì sao Hồng Kông thành vùng đất lành?
Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã chỉ ra ba tranh cãi lớn về Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán vào ngày 24/4. Đầu tiên là lo ngại về an toàn. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã gửi các nhà ngoại giao khoa học đến Trung tâm Nghiên cứu virus Vũ Hán nhiều lần trong năm 2018 và phát hiện ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trong bức điện tín ngoại giao được gửi lại cho Washington, đã cảnh báo về sự quản lý thiết bị yếu kém và các vấn đề an toàn tiềm ẩn, bao gồm việc nhân sự P4 chưa được đào tạo đầy đủ.
Tranh chấp thứ hai là bà Thạch Chính Lệ, Phó chủ nhiệm Phòng Thực nghiệm P4. Bà Thạch Chính Lệ đã tham gia nghiên cứu dơi trong một thời gian dài và được gọi là “cô gái dơi”, nhưng cũng được coi là “người điên khoa học”. Trong những năm gần đây, bà đã dốc sức nghiên cứu “Thu hoạch chức năng” (Gain of Function, GOF) về chỉnh sửa gen, nhằm tăng chức năng của virus corona. Những nghiên cứu như vậy luôn gây tranh cãi trong giới nghiên cứu virus. Simon Wain-Hobson, giáo sư về virus học tại Viện Pasteur ở Pháp, gần đây đã bác bỏ tuyên bố của đồng nghiệp người Pháp Luc Montagnier rằng virus Trung Cộng đã được chỉnh sửa gen nhân tạo. Simon Wain-Hobson cũng chỉ thẳng vào nghiên cứu của nhóm bà Thạch Chính Lệ trong lĩnh vực GOF là “quá điên rồ”, quá mạo hiểm.
Ralph Baric, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Bắc Carolina, người đã công bố một báo cáo nghiên cứu với bà Thạch Chính Lệ vào năm 2015, cảnh báo rằng gen và chimera (di truyền học) đầy đủ của virus corona W1V1 (W1V1-CoV) do bà Thạch Chính Lệ cung cấp, có thể sinh trưởng nhanh chóng trong đường hô hấp và cơ thể người. Trong trường hợp không có vắc-xin và thuốc, nghiên cứu này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an toàn cộng đồng, “là đang mạo hiểm”.
Tranh cãi thứ ba là liệu virus corona W1V1 có phải là thủ phạm gây ra viêm phổi Vũ Hán hay không. Điều này đang chờ Trung Quốc sẵn lòng tiết lộ bằng chứng gen virus có liên quan. Tuy nhiên, Đài phát thanh Châu Á Tự do giải thích rằng “Cách làm của Trung Quốc không cần nói cũng tự hiểu”.
Đầu tháng Hai năm nay, Thiếu tướng Trần Vi, chuyên gia phòng thủ vũ khí sinh học của Trung Quốc, đã tiếp quản Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán. Ngày 14/2, Chủ tịch Tập Cận Bình của ĐCSTQ đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Trung ương về việc cải cách sâu sắc toàn diện, đã đề xuất rằng an toàn sinh học nên được đưa vào hệ thống an ninh quốc gia, và đưa ra luật an toàn sinh học càng sớm càng tốt. Điều này cũng làm trầm trọng thêm suy đoán về việc liệu virus có xuất phát từ một sự cố an toàn của Phòng Thực nghiệm P4 Vũ Hán hay không. 
20200527 BTBD 03           

Trần Vi, chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về phòng chống vũ khí sinh hóa (Nguồn: Weibo).
Ngày 22/4, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo cũng đề cập đến vấn đề truy cứu trách nhiệm trong một cuộc họp báo. Ông chỉ trích ĐCSTQ đã che giấu thông tin virus lây qua người và hủy các mẫu virus ngay từ thời đầu khi dịch bệnh mới bùng phát.
(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)
Minh Tú
Mon, May 25 at 10:55 AM
Một sự thật đáng sợ: Tàu cọng lén lút "Mua" các giáo sư khoa học tại Mỹ trong kế hoạch "Ngàn Nhân Tài" của Đại Tặc Tập Cận Bình! Chúc mọi người được nghỉ ngơi trong ngày Lễ Trận Vong.
Hàng ngàn nhà khoa hoc tai Mỹ bán kết qủa nghiên cứu choTàu cọng
Giáo sư Mỹ gốc Hoa đối mặt án tù 20 năm vì bí mật nhận tài trợ của chính quyền Trung Quốc
 Kinh mời xem thêm  gián điệp Tàu Cộng nằm vung tai My , đọc mà kinh sợ, không biết nếu năm 2017,  TT nước Mỹ không phải là D.. Trump thì nước Mỹ sẽ ra sao ?? thật không dám tưởng tượng, gián điệp Tàu Cộng đông đảo tại Mỹ thế nầy đã được mấy đời TT trước mắt nhắm mắt mở ... nuôi dưỡng và đào tạo đó mà ... Bài viết dù có dài nhưng tư liệu rất quan trọng, nếu chúng ta thực tâm xem Mỹ là quê hương thứ 2 của người Việt ty nạn CS, đọc để mà vừa mừng vừa lo ..ôi ! cho dù TT Trump có tại vị thêm 4 năm nữa thì cũng quá ngắn ngủi liệu sau đó thì sao ?? nếu TT Mỹ lại là người thuộc Đảng Dân Chủ?
Nguyen Lien Huong

Một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Arkansas đã bị FBI bắt giữ và phải đối mặt với án tù 20 năm với cáo buộc che giấu nguồn
tài trợ mà ông nhận được từ chính phủ Trung Quốc.

Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas có nguy cơ đối mặt án tù 20 năm. (Ảnh: Đại học Arkansas) 

The New York Times đưa tin rằng, “Giáo sư Simon Ang thuộc Đại học Arkansas, đã bị bắt vào thứ Sáu (8/5) và bị buộc tội gian lận tài chính vào thứ Hai (11/5)”.

The New York Times cho biết: “Ông đã làm việc và nhận tài trợ từ các công ty Trung Quốc và từ Kế hoạch Nghìn Nhân tài, trao giải thưởng cho các nhà khoa học để khuyến khích các hợp tác với Bắc Kinh. Ông cũng cảnh báo một cộng sự giữ im lặng về chương trình”.

Bài báo giải thích rằng ông Ang bị cáo buộc che giấu khoản tài trợ của Trung Quốc để ông được phép nhận được các khoản trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là từ NASA, với số tiền hơn 5 triệu USD.

Theo thông báo của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ: “Khiếu nại buộc tội rằng ông Ang có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và các công ty Trung Quốc, và không tiết lộ các mối quan hệ đó khi được yêu cầu để nhận tiền tài trợ từ NASA”.

Theo Arkansas Times, những nghi ngờ liên quan đến Giáo sư Ang được đưa ra sau khi một nhân viên thư viện tìm thấy một email giữa ông này và một nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Ông Ang viết trong một email: “Bạn có thể tìm kiếm trang web của Trung Quốc về những gì Hoa Kỳ sẽ làm với những Học giả Nghìn Nhân tài. Không có nhiều người ở đây biết tôi là một trong số họ nhưng nếu điều này bị rò rỉ, công việc của tôi ở đây sẽ gặp nhiều rắc rối”.

Theo The New York Times, Giáo sư Simon Ang, 63 tuổi, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas. Trung tâm HDEC do ông Ang điều hành có nhiệm vụ tạo ra các công nghệ sử dụng tại các trạm vũ trụ quốc tế.

Hiệu trưởng Đại học Arkansas Todd Shields cho biết ông Ang cũng đang tham gia vào các nghiên cứu về an ninh mạng lưới điện. Ông Shields cũng nói thêm rằng nhà trường đã được yêu cầu khai báo với chính quyền liên bang về việc các giáo sư di chuyển tới Trung Quốc trong vài tháng gần đây.
Các trường hợp khác
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ gần đây đang rất chú ý đến “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” của Trung Quốc, với những nghi ngờ rằng Bắc Kinh sử dụng nó để thu hút các chuyên gia nước ngoài và đánh cắp tài sản trí tuệ từ các tổ chức của Mỹ.
Bài báo của The New York Times cũng cho biết rằng một nhà khoa học khác, Giáo sư Xiao-Jiang Li, trước đây thuộc Đại học Emory ở Atlanta, đã nhận tội... với tội nghiêm trọng về việc nộp tờ khai thuế sai - trong đó đã bỏ đi khoảng 500.000 USD mà ông nhận được từ Kế hoạch Nghìn Nhân tài của Trung Quốc.
Bài báo lưu ý: “Ông đã bị kết án một năm quản chế và được lệnh phải trả 35.089 USD tiền bồi thường”.
Một giáo sư khác, từ Đại học Harvard, cũng bị cáo buộc tham gia Kế hoạch Nghìn Nhân tài, và nói dối về các mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc.
Giáo sư Charles Lieber, trưởng phòng hóa học và sinh hóa học tại Harvard, đã bị bắt vào đầu năm nay. Các công tố viên cáo buộc ông ta nhận 50.000 USD mỗi tháng, cũng như một khoản thanh toán 1,5 triệu USD để thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Vũ Hán.

Các tài liệu của tòa án tiết lộ rằng kể từ năm 2008, ông Lieber cũng nhận được hơn 15 triệu USD tiền tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Bộ Quốc phòng (DOD) Hoa Kỳ.

Bộ Tư pháp lưu ý: “Các khoản tài trợ này yêu cầu các nhà khoa học phải tiết lộ các xung đột lợi ích tài chính nước ngoài quan trọng, bao gồm hỗ trợ tài chính từ các chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài”.

Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ của Quận Massachusetts cho biết trong một tuyên bố hồi tháng Giêng liên quan đến vụ bắt giữ ông Lieber: “Các chương trình tài năng này tìm cách lôi kéo các tài năng và các chuyên gia nước ngoài mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến Trung Quốc và thưởng cho các cá nhân vì đã đánh cắp thông tin độc quyền”.

Văn Thiện (Theo summit news, tntmediasandiego)

Anming Hu - một giáo sư gốc Hoa tại trường Đại học Tennessee, Knoxville - đã bị bắt 
 Anming Hu - một giáo sư gốc Hoa tại trường Đại học Tennessee, Knoxville - đã bị bắt vào ngày 27 tháng 2 năm 2020, với cáo buộc nói dối về mối quan hệ của ông với một trường đại học Trung Quốc. (Nightryder84 / CC-BY-3.0 / Wikimedia Commons)

Giới chức liên bang vào ngày 27/02 đã bắt giữ một phó giáo sư kỹ thuật công tác tại Đại học Tennessee, Knoxville, (UTK) với cáo buộc lừa dối liên quan đến mối liên hệ với một trường đại học của Trung Quốc trong khi người này nhận tài trợ từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA).
Bồi thẩm đoàn đã tuyên có tội với Anming Hu, phó giáo sư thuộc Khoa Cơ khí, Hàng không vũ trụ và Kỹ thuật Y sinh thuộc UTK vào ngày 25 tháng 2. Ông bị buộc tội với ba tội danh chuyển tiền gian lận và ba tội danh khai man, Bộ tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Các công tố viên cho rằng vào năm 2016, Hu đã tìm cách nhận được nguồn tài trợ từ NASA cho một dự án nghiên cứu bằng việc che giấu mối liên hệ của mình với Đại học Công nghệ Bắc Kinh (BJUT), nơi ông là giáo sư tại Viện Kỹ thuật Laser.
Luật liên bang cấm NASA tài trợ cho những dự án có sự cộng tác với Trung Quốc hoặc với các trường đại học Trung Quốc.
Vụ bắt giữ phó giáo sư Hu là vụ bắt giữ học giả thứ hai trong vòng một tháng trong giới học thuật Hoa Kỳ liên quan đến những cáo buộc che dấu mối liên hệ với các trường đại học của Trung Quốc.

Vào cuối tháng 1, Charles Lieber, chủ tịch của Khoa Hóa học và Sinh học Hóa học của Đại học Harvard, đã bị bắt với cáo buộc nói dối về khoản tài trợ mà ông nhận được từ một chương trình tuyển dụng do nhà nước Trung Quốc tài trợ.
Giáo sư Hoa Kỳ phạm tội vì bí mật làm việc cho Viện nghiên cứu Trung Quốc
Một giáo sư Hoa Kỳ đã bị khép tội lừa đảo sau khi ông này bí mật tham gia vào một chương trình tuyển dụng tài năng nước ngoài của nhà nước Trung Quốc.
Tiến sĩ James Patrick Lewis, 54 tuổi, là giáo sư vật lý hợp đồng tại Đại học West Virginia (WVU) từ năm 2006 đến tháng 8/2019.. Ông chuyên nghiên cứu các phản ứng phân tử được sử dụng trong các công nghệ chuyển đổi than.
Theo thông cáo báo chí ngày 10/3 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), ông Lewis đã bị buộc tội gian lận trong một chương trình hỗ trợ của liên bang, và đã nhận tội một lần với tội danh này.
Theo các công tố viên, trong khi ông vẫn còn là giáo sư tại Đại học West Virginia, ông đã đồng ý làm giáo sư của Viện nghiên cứu nhà nước Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), theo một chương trình có tên là “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” (Thousand Talents Program).
Luật sư Hoa Kỳ Bill Powell cho biết trong thông cáo báo chí: “Phạm nhân này thể hiện nỗ lực phục vụ Trung Quốc gây bất lợi cho Đại học West Virginia và Hoa Kỳ”.
DOJ chỉ ra rằng “Kế hoạch Nghìn Nhân tài” là một trong những chương trình tuyển dụng được biết đến rộng rãi nhất của Trung Quốc, chương trình này “tìm cách lôi kéo các tài năng, các chuyên gia nước ngoài nhằm mang kiến thức và kinh nghiệm của họ đến Trung Quốc, và thưởng cho các cá nhân ăn cắp được những thông tin độc quyền”.
Từ năm 2008, Bắc Kinh đã ráo riết triển khai Kế hoạch Nghìn Nhân tài để tuyển dụng các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ đầy triển vọng từ nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc.
Gian lận
Theo DOJ, trong hợp đồng với CAS, “ông Lewis đã đồng ý duy trì một chương trình nghiên cứu tích cực với kết quả là các bài báo trong các tạp chí chất lượng cao, được đồng nghiệp thẩm định; và cung cấp sự đào tạo và kinh nghiệm nghiên cứu cho sinh viên Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc”. Hợp đồng quy định rằng Lewis phải là giáo sư của CAS trong ít nhất ba năm.
Theo thông cáo báo chí của CAS, nếu tham gia Kế hoạch Nghìn Nhân tài, ông Lewis được hứa hẹn các lợi ích, bao gồm trợ cấp sinh hoạt 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ VNĐ), trợ cấp nghiên cứu 4 triệu Nhân dân tệ (khoảng 13,3 tỷ VNĐ), và mức lương 600.000 Nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ VNĐ).
Để được hưởng những lợi ích kể trên, bắt đầu từ ngày 8/8/2018, ông sẽ phải làm việc toàn thời gian ở Trung Quốc trong vòng ba năm liên tiếp, và không dưới 9 tháng mỗi năm.
Vào tháng 3/2018, với ý định đến Trung Quốc, ông Lewis đã gửi một đề nghị “gian lận” đến WVU, yêu cầu được miễn khỏi nhiệm vụ giảng dạy cho học kỳ mùa thu 2018. Với lý do ba tháng nữa vợ ông sẽ sinh, ông đề nghị được tạm nghỉ để có thể tập trung chăm sóc cho vợ và em bé sắp sinh. WVU đã chấp nhận yêu cầu của ông.
Trong thông cáo báo chí, Trợ lý Tổng chưởng lý an ninh quốc gia John C. Demers, cho biết: “Ông Lewis đã lừa gạt một trường đại học công lập cho ông nghỉ việc, để ông có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình với một tổ chức Trung Quốc mà ông đã giấu giếm với nhà trường”.
Trong khi đứa con mới sinh vẫn còn ở Hoa Kỳ, ông Lewis đã dành toàn bộ thời gian (ngoại trừ 3 tuần của học kỳ mùa thu) năm 2018 ở Trung Quốc.
Theo DOJ, trong cùng thời gian này, WVU vẫn trả cho ông Lewis đầy đủ tiền lương và ông đã nhận được khoảng tiền 20.189 USD cho “phi vụ lừa đảo” của mình đối với trường đại học.
Đại diện của FBI (Cục Điều tra Liên bang) Robert Jones lưu ý rằng, tuy việc tham gia vào một kế hoạch tài năng như vậy không phải là việc làm bất hợp pháp, nhưng “các cuộc điều tra đã tiết lộ rằng những người tham gia thường được khuyến khích chuyển thông tin độc quyền hoặc các nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ sang Trung Quốc”.
Theo DOJ, mặc dù ông Lewis đã đồng ý trả 20..189 USD tiền bồi thường cho WVU như một phần trong thỏa thuận bào chữa, ông vẫn có thể phải đối mặt với án tù 10 năm và khoản tiền phạt lên tới 250.000 USD.
Nghiên cứu
Vào ngày 29/3/2018, chi nhánh Bắc Kinh của CAS đã thông báo trên trang web của mình rằng một trong những viện liên kết của nó, Viện Hóa học Than, đã tuyển dụng thành công ông Lewis theo chương trình tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài, trong “Kế hoạch Nghìn Tài năng”.
Thông báo cũng tuyên bố rằng chương trình tuyển dụng chuyên gia nước ngoài được triển khai vào năm 2011, với mục tiêu tuyển dụng các chuyên gia không phải là người Trung Quốc. Chương trình này đã tuyển dụng thành công 381 người nước ngoài.
Ông Lewis là đồng tác giả của một bài báo năm 2019 được xuất bản trong ấn phẩm khoa học Tạp chí Hóa học Vật lý (The Journal of Physical Chemistry Letters). Trong bài báo, ông Lewis viết rằng mình đã liên kết với ba viện: WVU; Phòng thí nghiệm Trọng điểm Nhà nước về Chuyển đổi Than tại Viện Hóa học Than của CAS; và Trung tâm Đổi mới Tiên tiến về Kỹ thuật Bộ gen Vật liệu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Thông tin Bắc Kinh.
Trong một bài viết năm 2017 được đăng trên tài khoản WeChat, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Global Times đã chỉ ra rằng chương trình chuyên gia nước ngoài sẽ cung cấp một khoản trợ cấp nghiên cứu từ 3 đến 5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 664.4 triệu đến 1.1 tỷ VNĐ) và trợ cấp một lần là 1 triệu Nhân dân tệ.
Ngoài ra, bài viết trên còn trích dẫn một bình luận của ông Jin Jianmin, giám đốc phụ trách chương trình chuyên gia nước ngoài tại Cục Quản lý Ngoại giao Nhà nước, một bộ phận thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Ông Jin nói rằng khi ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đang được tuyển dụng vào Trung Quốc hàng năm, việc này đã hình thành một xu hướng là “người nước ngoài tuyển dụng người nước ngoài khác”.
Văn Thiện
Hàng ngàn nhà khoa học  tại  Mỹ  bán kết quả nghiên cứu cho Trung Quốc
Thông qua chương trình “Kế hoạch Nghìn nhân tài” (TTP), trong
 thập kỷ qua, Trung Quốc đã mua lại kết quả nghiên cứu từ 
hơn 7.000 nhà khoa học và các chuyên gia khác của Hoa Kỳ, 
theo báo cáo của Tiểu ban Thượng viện 

TTP chỉ là một trong số khoảng 200 chương trình “Tuyển dụng tài năng” của Trung Quốc. Trong khi nhận thù lao từ Trung Quốc, các nhà khoa học này cũng đồng thời nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ. 

Theo báo cáo, người nộp thuế ở Hoa Kỳ đã chi hàng trăm tỷ đô la Mỹ để tài trợ cho nghiên cứu và phát triển mà cuối cùng Trung Quốc hưởng lợi.

Các trợ lý của quốc hội đã thông tin nhanh cho các phóng viên về báo cáo, họ đưa ra các ví dụ về những gì các nhà khoa học liên kết với TTP đã làm. Ví dụ, một nhà nghiên cứu tại Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tự ý tải xuống hơn 30.000 tài liệu và chuyển chúng cho Trung Quốc.

Một phòng thí nghiệm tại Bethesda, Maryland, Mỹ / AFP PHOTO / SAUL LOEB (Photo credit should read SAUL LOEB/AFP via Getty Images)

Một ví dụ khác, tại Viện Sức khỏe quốc gia có một nhà khoa học đã đưa một nghiên cứu đáng lẽ được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ về một viện nghiên cứu của Trung Quốc để thực hiện.
Đôi khi, các nhà khoa học đã chuyển sở hữu trí tuệ sang Trung Quốc, nhưng cũng có các trường hợp họ lại thiết lập các phòng thí nghiệm tương tự ở Trung Quốc để đồng thời tái tạo công việc của họ ở Hoa Kỳ.
Theo nhận xét của các trợ lý, chương trình “tuyển dụng nhân tài” thậm chí còn đem lại cho Bắc Kinh  nhiều thành công hơn mong đợi. Mục tiêu ban đầu là tuyển dụng 2.000 nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, nhưng trên thực tế, năm 2017, chương trình TTP đã thu hút được hơn 7.000 nhà nghiên cứu.
TTP hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức trung ương ĐCSTQ, nơi kiểm soát sự phân công công việc của hơn 90 triệu quan chức Đảng ở tất cả các cấp chính quyền.
Báo cáo là một bước quan trọng để hiểu được các nghiên cứu bằng nguồn tài trợ từ thuế của Hoa Kỳ đã đóng góp như thế nào cho sự trỗi dậy toàn cầu của Trung Quốc, các Trợ lý Quốc hội cho biết. 

Bản báo cáo được lập bởi Ủy ban về các vấn đề an ninh nội địa và Tiểu ban thường trực về điều tra của chính phủ do thượng nghị sĩ Rob Portman, Đảng Cộng hòa bang Ohio chủ trì.
Báo cáo tập trung vào cách thức chương trình TTP của Trung Quốc thỏa hiệp với các nhà nghiên cứu tại một số cơ quan của Hoa Kỳ, và đã chỉ ra rằng các cơ quan đó hầu như buông lỏng việc này.
Phần lớn mọi người đều biết đến TTP vì giới chức Trung Quốc đã đăng thông tin chi tiết chọn lọc về TTP trên các trang web chính thức. Nhưng vào năm 2018, khi nhận thấy bắt đầu có sự chú ý một cách nghiêm túc từ phía giới chức Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã xóa các liên kết trực tuyến về TTP trên web, bao gồm cả danh sách các nhà khoa học tham gia.
FBI hành động chậm trễ
Báo cáo đặc biệt chỉ trích FBI, cơ quan đã nhận được thông tin liên quan đến các thành viên của TTP và các kế hoạch tuyển dụng nhân tài khác vào năm 2016. FBI đã mất gần hai năm để phối hợp báo cáo các thông tin đó cho các cơ quan khen thưởng cấp liên bang, các trợ lý cho biết..
Do đó, báo cáo cho biết, Bắc Kinh đã có “cơ hội tuyển dụng các nhà nghiên cứu và nhà khoa học… của Hoa Kỳ, bao gồm 70 người đoạt giải Nobel và các viện sỹ Viện Hàn lâm”.
Các chi tiết bổ sung về phản ứng chậm của FBI đã được biên soạn từ báo cáo, nhưng báo cáo cũng nói rõ rằng cục điều tra “cần có một chương trình phối hợp quốc gia để chống lại mối đe dọa từ các kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc”.

Báo cáo của Tiểu ban cũng rất quan trọng đối với Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao. Báo cáo nêu rõ rằng các quan chức của Bộ Năng lượng đã xác định hàng trăm thành viên của TTP đang làm việc tại các vị trí khác nhau của bộ.
Theo báo cáo, các quan chức Bộ Ngoại giao đã “không theo dõi các chương trình tuyển dụng nhân tài TTP và hiếm khi từ chối (dưới 5%) đơn xin thị thực của các công dân Trung Quốc có thể có liên quan đến hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ”.
Các quan chức của Bộ Thương mại đã phê duyệt một số lượng đáng kể công dân Trung Quốc làm việc trên các công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ. 

Tiểu ban đã xem xét hồ sơ cá nhân của 2.000 người và phát hiện có 20 người là thành viên của các chương trình tuyển dụng nhân tài, hơn 150 người liên quan tới các trường đại học có liên đới với quân đội Trung Quốc và hơn 60 người cộng tác với Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.
FBI và các quan chức cấp liên bang khác sẽ bị thẩm vấn vào ngày 19/11 trong phiên điều trần mở của Tiểu ban.
Thành Nam (biên dịch)
tỷ phú trẻ Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp nghiên cứu của Mỹ
Một tỷ phú người Trung Quốc từng học tại Đại học Duke bị cáo buộc đã đánh cắp ý tưởng công nghệ tàng hình đặc biệt của một giáo sư nổi tiếng người Mỹ và sau đó phát triển nguyên mẫu của mình ở Trung Quốc.
Công nghệ tàng hình hàng đầu thế giới
Lưu Nhược Bằng, được biết đến là Elon Musk của Trung Quốc, người sáng lập tập đoàn Kuang-Chi Group, theo học tại Đại học Duke từ năm 2006 đến 2009 dưới sự hướng dẫn của tiến sỹ David Smith.
Tiến sỹ Smith, công tác và giảng dạy tại Đại học Duke, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về siêu vật liệu. 
Lưu Nhược Bằng cho biết anh ta từ lâu đã rất hâm mộ tiến sỹ Smith và ước mơ được học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông. 

Lưu Nhược Bằng trong lễ ra mắt Martin Aircraft tại Thâm Quyến. (Photo by Visual China Group via Getty Images/Visual China Group via Getty Images)

Phát minh lớn nhất của tiến sỹ Smith là một loại siêu vật liệu, nó có chức năng giống như một “áo choàng tàng hình”. Siêu vật liệu này là một loại vật chất lạ không có trong tự nhiên. 

Chiếc “áo choàng tàng hình” của tiến sỹ Smith không giống như chiếc áo nổi tiếng của Harry Potter vốn có khả năng “tàng hình” trong mắt con người, mà nó “tàng hình” trước tín hiệu vi sóng..
Quân đội Hoa Kỳ đã nhìn thấy tiềm năng của vật liệu "vô hình" và đã chi hàng triệu đô la hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản của tiến sĩ Smith về thiết kế vật liệu quang học và điện từ, với hy vọng họ có thể sử dụng thành quả nghiên cứu này trong quân đội Hoa Kỳ.
Hành vi đáng ngờ
Năm 2006, phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith chế tạo thành công một nguyên mẫu “áo choàng tàng hình”. 
Theo The Chronicle, tờ báo nội bộ của Đại học Duke, cũng vào năm 2006, Lưu ghi danh tại Đại học Duke, học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith. 
Trong mắt các sinh viên và các giáo sư, Lưu là người dễ mến, có định hướng, rất thông minh và đầy triển vọng. Tiến sỹ Smith nhận xét Lưu là một người có vẻ hồn nhiên và đáng yêu. Lưu dần dần trở thành người chủ chốt của phòng thí nghiệm.  
Một ngày, Lưu dường như đưa ra một gợi ý ngây thơ; phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith nên hợp tác với một phòng thí nghiệm khác của Trung Quốc. 

Phòng thí nghiệm này thuộc Đại học Đông Nam Nam Kinh, do Thôi Thiết Quân điều hành. Tiến sỹ Smith đã đồng ý vì ông muốn chia sẻ thành quả hợp tác.
Vào cuối năm 2007, tiến sỹ Smith cho phép Lưu đưa hai đồng nghiệp cũ của mình từ Trung Quốc đến thăm phòng thí nghiệm của mình. 

Trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng, hai nhà nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc đài thọ đã làm việc cho một vài dự án, bao gồm cả dự án “áo choàng tàng hình”. 

Một ngày, khi tiến sỹ Smith không có mặt tại phòng thí nghiệm, những người này đã chụp ảnh phòng thí nghiệm và đo đạc các thiết bị trong phòng.

 Họ đã mang theo hình ảnh và số đo của tất cả các thiết bị sử dụng để chế tạo “chiếc áo choàng tàng hình” về Trung Quốc, theo thông tin từ hãng tin NBC.

Trong cuốn sách Gián điệp trường họcCách CIA, FBI và tình báo nước ngoài bí mật khai thác trường đại học Mỹ (Spy Schools:

How the CIA, FBI and Foreign Intelligence Secretly Exploit America's Universities), tác giả Dan Golden viết rằng Lưu đã thuyết phục tiến sỹ Smith tham gia Dự án 111 của Chính phủ Trung Quốc, đây là dự án tuyển dụng các nhà khoa học ở nước ngoài làm việc cho Trung Quốc.
Dự án của tiến sỹ Smith được tài trợ bởi Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Không quân Hoa Kỳcòn dự án của Thôi Thiết Quân được Quỹ Khoa học Cơ bản Quốc gia Trung Quốc và Dự án 111 tài trợ.
Một số nhà quan sát, bao gồm cả cựu trợ lý giám đốc phản gián FBI Frank Figliuzz, tin rằng Lưu thực sự đang thực hiện một điệp vụ cho chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi biết rằng người Trung Quốc có một danh sách về tình báo và công nghệ [của Hoa Kỳ] mà họ nhắm đến hàng năm. Chúng tôi biết rằng nghiên cứu mà Lưu đã lấy từ Đại học Duke nằm trong danh sách bộ sưu tập đó".
Lẽ ra đã không cho tốt nghiệp
Cho đến khi Lưu tốt nghiệp vào năm 2009, đã xuất hiện một email Lưu gửi cho một người bạn cùng lớp cho thấy ngay từ đầu Lưu đã có ý định để Trung Quốc sẽ thu lợi từ nghiên cứu của tiến sỹ Smith. Trong email, Lưu thừa nhận trong thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm của tiến sỹ Smith, Lưu cũng đồng thời làm việc để thương mại hóa nghiên cứu của tiến sĩ Smith tại Trung Quốc. 
Tiến sỹ Smith nói rằng nếu ông biết email này trước khi Lưu tốt nghiệp, thì Lưu hẳn sẽ không được cấp bằng từ Đại học Duke.
Giờ Lưu đã có bằng tiến sỹ Đại học Duke, quay về Trung Quốc với tầm bằng này và ra mắt công ty công nghệ của riêng mình, hiện trị giá 6 tỷ đô la.

Minh Dũng

Tue, May 26 at 11:49 AM

"Muốn Hòa Bình Phải Chuẩn Bị Chiến Tranh".  Phải sẵn sàng cho chiến tranh; và Phải Thắng!!!

Vì sự sống còn của chính nước Mỹ.  Mỹ không thể Tháo Chạy hèn hạ như trong chiến tranh Việt Nam.  Cũng không thể tìm cách Rút Quân An Toàn như trong cuộc chiến tại Afghanistan ngày nay!
"TRÂN CHÂU CẢNG THẾ KỶ 21": SẮP TỚI, SẼ LÀ CHUYỆN GÌ?
Người Mỹ tuyên bố họ đang sống trong những thời khắc "Trân Châu Cảng", và TT Trump nói sẽ có hành động trong vài tháng nữa. Nên hiểu hậu ý ra sao, khi người Mỹ dùng chữ "Trân Châu Cảng"?
1/ Đó sẽ là "cuộc chiến" không thể hòa hoãn:
1a) Nhắc lại hồi Đệ nhị thế chiến, Mỹ và Nhựt vẫn bang giao bình thường; tuy nhiên khi quân phiệt Nhựt Bổn bất ngờ đánh vào Trân Châu Cảng, tức đánh ngay vào lãnh thổ nước Mỹ, tấn công nước Mỹ. Hành động đáp trả tương ứng là Mỹ phải giáng đòn vào chính lãnh thổ nước Nhựt!
Những cuộc đổ bộ, tỉ như tại Phi Luật Tân mà Nhựt bấy giờ đang chiếm đóng, không phải là cuộc chiến "so kè, mặc cả" giữa Mỹ với Nhựt - mà là chiến địa bắt buộc phải "xử" để thắt chặt vòng vây, tiến dần đến lãnh thổ Nhựt Bổn.
1b) Cũng vậy, giờ đây, nước Mỹ đã và đang bị giáng đòn "Trân Châu Cảng thế kỷ 21". Theo những cáo buộc từ phía Mỹ thì chế độ Bắc Kinh đã đánh thẳng vào lãnh thổ nước Mỹ, giết chết người Mỹ nhằm làm cho Mỹ rệu rã - bằng võ khí sinh học. 
Bắc Kinh đánh thẳng vào Mỹ, chớ không phải "đánh vờn" vào những đồng minh hoặc vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng của Mỹ, do đó sự đáp trả tương ứng của Mỹ phải là "đánh" thẳng vào nước Tàu!
Sắp tới những chiến địa nổ ra - có thể - tại Ba Tư (Iran), hoặc tại Eo biển Đài Loan, hoặc tại Biển Đông... không còn là cuộc chiến "mặc cả" theo đó hai bên phân chia vùng ảnh hưởng nữa. Bởi vì việc phân chia khu vực ảnh hưởng là sự phân tích chỉ thích hợp cho thời gian trước kia, thậm chí cho tới năm 2019.
Những cuộc chiến tại nơi này nơi kia bên ngoài lãnh thổ nước Tàu nhằm làm kiệt quệ sinh lực đối phương, tiến tới đánh sập cỗ máy đầu não quyền lực của đối phương!
Sẽ thấy có những cuộc "thỏa thuận", nhưng đó chỉ là những chiêu thức, chiến thuật mà thôi.
Bởi vì, xin nhắc lại, Mỹ cho rằng Tàu dùng võ khí sinh học để tiêu diệt người Mỹ ngay trên lãnh thổ nước Mỹ. Tức đã trở thành "cuộc chiến sinh tử" giữa Mỹ với Tàu. Vậy nên Mỹ buộc phải "phản đòn" tới mức Tàu thảm bại.
2/ Đó sẽ là cuộc chiến nhằm làm đối phương giương cờ trắng đầu hàng, hoặc rệu rã tới mức nếu gượng dậy được thì cũng phải mất vài chục năm:
"Rệu rã", tức "đánh" bằng các giải pháp tài chánh / pháp lý, buộc bồi thường thiệt hại tới mức kiệt sức;
Nếu không chấp nhận rệu rã, mà quyết đấu tới cùng thì giải pháp không thể né tránh - đó là giải pháp quân sự, buộc đối phương đầu hàng. Như nước Nhựt buộc phải tuyên bố đầu hàng sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Trường Kỳ (Nagasaki) và Quảng Đảo (Hiroshima).
Ở đây, có gì đáng chú ý?
Quân phiệt Nhựt Bổn bấy giờ dù vỗ ngực về sức mạnh quân sự, nhưng đã phải giựt mình trước sự kích hoạt cỗ máy chiến tranh của Mỹ nhanh tới mức không ngờ! Và, choáng váng vì không thể lường được Mỹ có công nghệ chế tạo võ khí hiện đại bậc nhất - mà sau này chúng ta được biết là "bom nguyên tử"!
Hai thành phố của Nhựt bị sụp đổ tan hoang chỉ trong chớp mắt. Giới quân phiệt Nhựt e rằng Mỹ sẽ bỏ tiếp trái bom "bí hiểm" xuống thủ đô Đông Kinh (Tokyo) nếu Nhựt không đầu hàng.
Tàu dùng võ khí sinh học. Còn Mỹ, "đánh" bằng những võ khí gì? Người Mỹ nhắc tới "Trân Châu Cảng" là hàm ý nước Mỹ đang sở hữu công nghệ võ khí "bí hiểm" để giải quyết chiến tranh. Công nghệ võ khí siêu hiện đại của Mỹ có tác dụng khống chế, vô hiệu hóa đầu đạn hạch tâm mà Bắc Kinh đang có.
"Bí hiểm" tới mức làm cho Bắc Kinh, giống như Nhựt trước kia, sẽ phải choáng váng.
Cả thế giới đang sống trong những thời khắc trước thềm một kỷ nguyên mới, "hậu đại dịch".
Người Mỹ không muốn đánh gục Tàu, cũng như trước kia Mỹ không muốn giao chiến với Nhựt. Nhưng vì Nhựt trước đây, Tàu hiện nay, đã đánh thẳng vào Mỹ nên Mỹ mới buộc phải phản đòn.
(Nguyễn-Chương Mt)

Tue, May 26 at 11:45 AM
Báo Mỹ đăng tên người gốc Việt tử vong vì Corona trên trang nhất
20200527 BTBD 04
Trang nhất của New York Times hôm 24/5.
Một nhật báo hàng đầu của Mỹ hôm 24/5 đăng tải trên toàn trang nhất cáo phó về một nghìn nạn nhân tử vong vì virus Corona ở Hoa Kỳ, gồm có một nữ nhà văn gốc Việt 33 tuổi, trong bối cảnh số người chết vì COVID-19 ở Mỹ sắp tăng lên 100 nghìn người.
20200527 BTBD 05
Cô Kimarlee Nguyễn, giáo viên giảng dạy môn văn học tại trường Brooklyn Latin School, là một trong số hơn 60 nhân viên của Bộ Giáo dục thành phố New York qua đời vì virus xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong đoạn thông tin ngắn tưởng nhớ cô, tờ New York Times nói rằng nhà giáo gốc Việt này đã “truyền cảm hứng cho các học sinh của mình”. 
20200527 BTBBD 06
Trường Brooklyn Latin School cho biết rằng toàn trường “đau buồn vì sự qua đời đột ngột của cô giáo yêu quý của chúng ta” hôm 5/4.
Cơ sở giáo dục này nói thêm rằng giáo viên gốc Việt này là người “sôi nổi, nhiệt huyết và tràn đầy tình yêu thương”. 
20200527 BTBD 07
Tin cho hay, cô Kimarlee từng viết các tác phẩm dựa trên trải nghiệm của cha mẹ cô dưới thời kỳ Khmer Đỏ ở Campuchia cũng như tại một trại tị nạn ở Thái Lan trước khi họ tới Mỹ định cư.

20200527 BTBD 08
Dưới tiêu đề có nội dung, “Số tử vong ở Mỹ gần 100 nghìn người, một sự mất mát không thể đo đếm được”, kèm theo hàng tít phụ, “Họ không chỉ là những cái tên trong danh sách. Họ chính là chúng ta”, tờ báo hàng đầu của Mỹ chỉ đăng tải tên và thông tin cá nhân của khoảng một nghìn người Mỹ trên khắp cả nước tử vong vì virus Corona. 
20200527 BTBD 09
New York Times nói rằng quyết định không đăng ảnh và tin tức như bình thường mà chỉ đăng danh sách những người tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung cộng, để truyền tải tác động lớn cũng như các thảm kịch khác nhau vì Corona ở Mỹ.   
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tới ngày 25/5, con số tử vong vì Corona ở Mỹ là hơn 97 nghìn người và tổng số ca nhiễm là gần 1,7 triệu người -- tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Tue, May 26 at 11:46 AM

Từ tháng Ba, 2020 đến nay, chúng ta đã có nhiều bài viết tương tự.  Hôm nay, gởi tới quý vị một bài viết mới của bác sĩ David Price, làm việc tại Phòng Săn Sóc Đặc Biệt (ICU: Intensive Care Unit) tại bệnh viện New York.  Mời đọc.  Thân kính chúc quý niên trưởng và ái hữu luôn an mạnh.
Cuối cùng, cách tránh covid-19 đơn gỉan nhất.
                               
BÀI CỦA BÁC SĨ DAVID PRICE, PHÒNG ICU, BỆNH VIỆN. NEW YORK... 
“Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York. Bệnh viên chúng tôi có 1200 giương bệnh. Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm Covid. Hiện bệnh viện đang lãnh 20% tổng số bệnh nhân Covid tại New York
Bổn phận của tôi là chăm sóc những ca bịnh năng đã được đưa vào ICU. Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu.. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra. Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này. Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ!! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để cho quý vị bớt hoang mang và biết cách bảo về bản thân và gia đình.

TRIỆU CHỨNG NHIỄM COVID.
-Nóng
-Sốt
-Ho
-Đau cổ

Bác sĩ David Price của Bệnh Viện New York
Virus vào người sẽ đi khắp nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bịnh nhân chỉ nói là họ “Không thấy khỏe trong người... ho nhẹ... nhức đầu”. Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày. Bị nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.

Bịnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở. chứ nóng sốt thì không cần đến nhà thường). Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.

COVID NHIỄM CÁCH NÀO.

1) 
Covid nhiễm qua “SUSTAINEDCONTACT”( gặp lâu ) với một người bịnh hoặc với người sắp phát triệu chứng bịnh trong một, hai ngày sắp tới.
 Sustained contact”- “Gặp lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet ) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳng hạn như khi không đeo maskNên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua sẽ bị lây.

Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bịnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.

Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bịnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. 
Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm
Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:

1) 
Covid hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở bất cứ nơi nào.

2). Rửa tay thường xuyênĐể ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì ,và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch.
Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay). Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang,
nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cữa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại Purell. 
Nếu GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM COVID.

3). Đây không phải là căn bịnh mà một người bịnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp nhau lâu “
sustained contact”.
Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì mà người khác đã chạm vào.

4). 
Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt  (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn... v.v). TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶTBạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bịnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây Covid.
Đơn giản chỉ có vậy.

5). Tôi khuyên mọi người nên
 đeo mask không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được Covid nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt.
CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.

6). 
Bạn không cần đeo “medical mask” như loại N95. Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bịnh nhân Covid cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.

7) 
Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả ”  



No comments:

Post a Comment