Monday, October 21, 2019

20191021 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 16


 20191021 TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971 16
  
*** Những  tài liệu Anh ngữ trong trận chiến nầy từ trang 1-17 trong tài liệu  LAM SON 719: The “Moment of Truth”
Tuy nhiên đây không phải là trang đầu của tài liệu mà nó chỉ khởi đầu phần trận chiến vì thế trong những phần trước chúng tôi đếm trang dựa vào số đếm trên Adobe Acrobat Reader. 
20191021 LS719 TaiLieu 01 
20191021 LS719 TaiLieu 02
*** Mọi người có thể truy tài liệu trong đường nối kết bên trên hay xem lại tài liệu trước, số 15.

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (16) KẾT QUẢ CỦA TRẬN HẠ LÀO

TỬ CHIẾN HẠ LÀO 1971, (16) KẾT QUẢ CỦA TRẬN HẠ LÀO
*(Trích sách “Gải Mã Những Bí Ẩn của Chiến Tranh Việt Nam của Bùi Anh Trinh)
Về tổn thất nhân mạng, phía VNCH có 1.146 chết, 4.326 bị thương, mất tích 246.  Phía Mỹ có 102 phi công hoặc nhân viên phi hành bị chết, 215 bị thương và 53 mất tích, mất 92 trực thăng và 5 máy bay chiến đấu.
Trong khi đó tin tức của phía CSVN do CIA thu thập được tại Vạn Tượng là số thiệt hại của Bắc Việt rất nặng.  Và nguồn tin tình báo tại Hà Nội cho biết con số người chết chính xác là 16.224 người.
Số vũ khí của CSVN bị tịch thu là 1.968 vũ khí cộng đồng, 4.545 vũ khí cá nhân. Phá hủy và tịch thu 128.000 tấn đạn dược, 1.300.000 phuy xăng dầu, phá hủy 8 cây số đường ống dẫn dầu, 100 xe tăng, 291 xe tải. (Tài liệu của Ngũ Giác Đài do Tướng Nguyễn Duy Hinh công bố).
Đối với phía Hà Nội
Tuy nhiên con số 16.000 bị chết không nghĩa lý gì đối với Hà Nội, con cái ai chết chứ con cái các ông không chết (đều đi du học hoặc vào binh chủng phòng không đóng tại Hà Nội).
Đối với Hà Nội thì lính chết như gà vịt chết, họ không phải tốn tiền bồi thường tử tuất cho gia đình người chết cho nên họ vô tư với con số bộ đội bị chết.  Họ cũng không lo với những bộ đội bị thương, bởi vì người bị thương nặng thì sẽ chết dọc đường trong rừng núi do không có phương tiện cứu chữa cũng như không có thức ăn, nước uống.  Còn những người bị thương chạy về được chỗ an toàn thì coi như là những người mạnh khỏe, lại được đẩy trở vào chiến trường!!
Nhưng Hà Nội thực sự mất hồn đối với số vũ khí và khí tài bị mất mát trong trận chiến vừa qua (Hằng trăm ngàn tấn đạn dược, hằng triệu phuy xăng dầu).  Nếu Liên Xô và Trung Quốc nản lòng không tiếp tục viện trợ nữa thì hy vọng chiến thắng của họ trở thành quá xa vời, trong khi đó không biết lấy đâu để trả nợ chiến phí cho các chủ nợ.
Rồi lấy đâu gạo thóc để tiếp tục nuôi dân Miền Bắc trong khi lấy cớ chiến tranh nền sản xuất nông nghiệp của Miền Bắc đã bị tê liệt.  *[Thực ra mùa màng tê liệt là do cái phi lý của chế độ sản xuất Xã hội chủ nghĩa, người rờ tay vào thì có nhưng người thực sự làm thì không].
Hà Nội sẽ thực sự lâm vào tình trạng vỡ nợ và đói kém như Bắc Hàn hay Cuba ngày nay nếu Washington đánh giá được rằng quân VNCH đã chiến thắng oanh liệt, nghĩa là vừa mới đập tan mọi khả năng xâm chiếm Miền Nam của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội.
Chiến thắng được cố tình xem như chiến bại
Tài liệu lưu trữ của Đại sứ Bunker do Stephen Young phổ biến:
“Ngày 9-3 Thiệu tuyên bố kết thúc cuộc hành quân Lam Sơn.  Phải nói rằng, chưa bao giờ có cuộc thắng lợi to lớn như cuộc hành quân này…(Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 407).
“Sau cuộc hành quân Lam Sơn 719, trong suốt năm 1971 địch quân hoàn toàn tê liệt và không có một cuộc tấn công quan trọng nào xảy ra tại Miền Nam Việt Nam.  Chẳng những thế, lúc này Bắc Việt chỉ lo tự vệ trước những cuộc hành quân do phía Miền Nam Việt Nam thực hiện tại Cam Bốt và Lào”. (Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng, trang 410).
Nhưng tài liệu của Đại sứ Bunker cũng cho thấy Washington không thừa nhận chiến công của quân đội VNCH:
 “Giới truyền thông báo chí theo dõi tin tức cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã lừa đảo dân chúng bằng cách tường thuật quân đội Miền Nam Việt Nam như kẻ bị đánh bại…
Ngay cả Tòa Bạch Ốc cũng tỏ ra khốn đốn trong suốt cuộc hành quân này diễn ra.  Mặc dầu Bunker luôn luôn cung cấp và liên lạc với Kissinger để thông báo tình hình hành quân đang lạc quan nhưng ngay từ đầu, Hoa Thịnh Đốn cũng thiếu tin tưởng và xem việc quân đội Miền Nam rút quân là một sự thất bại”. (Stephen Young, Victory Lost, bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng trang 410).
Mãi về sau này Bunker vẫn không hiểu nổi thái độ của Washigton trong khi người tổng chỉ huy trận đánh là Tướng Abrams đã liên tục báo tin thành công của chiến dịch Lam Sơn 719 cho Bunker, và Bunker liên tục báo về Washington, thế nhưng Washington cố tình không công nhận các báo cáo của Buker để một hai cáo buộc Thiệu đã để thua tại Hạ Lào.
Tiếc là hồi ký của Tướng Haig đã ra đời quá trễ cho nên Bunker chết trước khi biết được sự thực rằng chính Nixon và Kisinger mới là những nhà thiết kế của cuộc hành quân.  Nhưng theo thiết kế của Nixon thì quân VNCH phải đóng chốt tại Tchepone khoảng hai tháng để nhử cho quân CSVN tập trung lại chung quanh Tchepone như đã từng tập trung tại Điện Biên Phủ.
Mưu đồ của Nixon và Kissinger là đợi sau khi quân CSVN tập trung hết xung quanh Tchepone thì B.52 sẽ hủy diệt toàn trận địa.  Vì vậy mà Nixon và Kissinger đã rung đùi khi xem trên báo thấy hình ảnh Tướng Phạm Văn Phú đứng chụp hình với các phóng viên chiến trường ngay trong thành phố Tchepone đổ nát vào ngày 8-3 năm 1971.
Trong cơn đắc chí Nixon và Kissinger hoàn toàn không ngờ là chỉ qua ngày hôm sau Thiệu đã cho lệnh rút quân khỏi Tchepone đã đành mà còn rút khỏi Hạ Lào, chấm dứt cuộc hành quân.
*[Lệnh rút lui của Tướng Thiệu không trái với lệnh hành quân của Ngũ Giác Đài bởi vì thời gian quân VNCH lưu lại Tchepone dự trù là 2 tháng nhưng sẽ do phía VNCH tùy tình hình quyết định.  Trong trường hợp không có trực thăng tiếp tế thì Tướng Thiệu bắt buộc phải cho rút sớm chứ không thể nào làm khác hơn.  Có điều không ai ngờ là ông ra lệnh chỉ cần vào Tchepone đái một bãi rồi rút].
Mãi đến ngày 16-3 phía VNCH mới xin trực thăng của Mỹ để di tản Tiểu đoàn 1/4 Bộ binh thì Abrams lờ mờ hiểu được kế hoạch rút quân của Tướng Thiệu nhưng ông giả vờ không biết và bay sang Thái Lan thăm vợ.  Đúng 1 tuần sau ông trở về và giả cớ uống rượu từ trưa tới tối để khỏi phải nghe báo cáo về diễn tiến rút quân của VNCH.
Nixon và Kissinger hoàn toàn thất vọng
Đến ngày 23-3-1971, khi B.52 bắt đầu thả bom hủy diệt quân CSVN lẫn Tiểu đoàn 4 TQLC/ VNCH  thì Kissinger mới biết được là tất cả các cánh quân của Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù và Lữ đoàn 1 Thiết kỵ đã về bên này biên giới, chỉ còn 1 Lữ đoàn TQLC đang cách biên giới 5 cây số, cuộc hành quân sắp hoàn tất.
Biết được tin này Kissinger chạy vào Bạch Ốc đòi Nixon cách chức Abrams.  Nixon ra lệnh cho Chuẩn tướng Haig (phụ tá của Kissinger) ngày mai sang VN thay thế cho Đại tướng Abrams.  Hồi ký của Haig cho biết ông đã thoái thác và khuyên Nixon bình tỉnh lại, nhờ vậy Nixon mới tha cho Abrams nhưng dứt khoát không công nhận kết quả chiến thắng của trận Hạ Lào.
Trong khi đó thì CIA đã lỡ thuê báo chí tung tin quân đội VNCH hèn nhát không dám tử chiến với quân CSVN.  Nay nhân dịp rút lui của VNCH báo chí Mỹ bèn kết luận là VNCH thua trận.  Đối với chuyện này, trong cuộc trả lời phỏng vấn cho báo Spiegel của Đức vào năm 1979, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết:
“Ba ngày sau khi mở cuộc hành quân, Mỹ đã tổn thất nhiều phi công trực thăng, và nếu không có không lực và hỏa lực yểm trợ thì họ không chịu tiếp tục cất cánh để di tản thương binh kịp thời và trọn vẹn!  Đó là một vấn đề nan giải cho quân mình…”
Ông Thiệu cố tránh không đổ tội cho người Mỹ. … sự thật là một số phi công trực thăng Mỹ đã thiếu tinh thần chiến đấu trong cuộc hành quân đó”. (Trả lời phỏng vấn cho báo Der Spiegel, Đức, ngày 1-2-1979. Bản dịch của Cung Thúc Tiến).
Có lẽ cho tới những ngày cuối đời ông Thiệu cũng không thấy ra sự thực là lúc đó Nixon và Kissinger muốn dùng báo chí Mỹ kích cho quân đội VNCH phải tử chiến để dụ địch tập trung nhiều hơn nữa.  Vì tự ái dân tộc mà các chiến binh VNCH sẽ quyết tâm tử chiến để chứng minh quân đội VNCH không hèn nhát.  Và quan trọng nhất là không cho phép Tướng Thiệu viện lý do không có trực thăng mà ra lệnh rút lui, hễ rút lui là hèn nhát…!!
Nếu ngày đó quân VNCH trụ lại Tchepone trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tháng theo như mong đợi của Nixon thì chắc chắn quân CSVN sẽ khóa chặt đường về và đương nhiên Tchepone trở thành Điện Biên Phủ thứ hai, lúc đó người ta chỉ còn có một cách hay nhất là thả bom nguyên tử như người ta đã từng dự trù thả xuống Điện Biên Phủ năm 1954 hay dự trù thả xuống Khe Sanh năm 1968; hoặc tốt hơn hết là dùng bom rải thảm B.52 hủy diệt toàn trận địa.
Cũng may là Tướng Thiệu đã giải quyết vấn đề rất kịp lúc.  Phải nói rằng cả đoàn quân 17 ngàn người đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc mà không hay.  Không chết vì 8 sư đoàn quân CSVN thì cũng chết vì bom B.52.
Nhưng không ai lường được sự ác nghiệt của số phận.  Nếu thuở đó 60 ngàn quân CSVN chết cùng với 17 ngàn quân VNCH thì chiến tranh đã ngã ngũ ngay từ ngày đó, không đến nỗi quân CSVN phải chết thêm 724 ngàn người và quân VNCH chết thêm 100 ngàn người (sic).  Và Mỹ không đến nỗi mang tiếng thua trận….!!
BÙI ANH TRINH



No comments:

Post a Comment