Thursday, September 14, 2023

20230915 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230915 Cong Dong Tham Luan BPSOS


Hai gia đình tị nạn, 11 người, hôm nay đến Hoa Kỳ tái định cư từ Thái Lan

Nội trong tháng 9 có 23 đồng bào tái định cư Hoa Kỳ, Canada và Úc

Mạch Sống, ngày 13 tháng 9, 2023

http://machsongmedia.org

Chiều ngày 12 tháng 9, 2023, một gia đình gồm 8 đồng bào người Hmong và một gia đình gồm 3 đồng bào người Thượng đã rời Thái Lan đến Hoa Kỳ. Cả 2 gia đình này được văn phòng pháp lý do BPSOS tài trợ ở Bangkok can thiệp để được công nhận tư cách tị nạn, điều kiện tiên quyết cho việc tái định cư.

Gia đình anh Vàng Đức Sơn, gồm 8 người, đã được một số vị mạnh thường quân hỗ trợ 63,900 Baht, tương đương 1,800 USD, để đóng tiền phạt thay vì phải ngồi tù 40 ngày do nhập cư và cư trú bất hợp pháp 11 năm trên đất nước Thái Lan. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fe5ccd385-6d71-4932-a833-ff79e57098ed.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=vYJqspfFYy_wPLn7ZH_lNA--~D

Hình 1 -- Gia đình anh Vàng Đức Sơn được cảnh sát Thái Lan chở đến tận phi trường Bangkok, ngày 12/09/2023

Chính phủ Thái Lan xem người tị nạn, dù được công nhận bởi LHQ, là di dân bất hợp pháp. Theo luật, họ phải đi tù vì đã nhập cảnh và cư trú bất hợp pháp trên đất Thái. Tối đa họ phải ngồi tù 40 ngày nhưng được miễn 1 ngày tù cho mỗi 500 Baht nếu đóng tiền phạt. Ngoài ra họ còn phải đóng tiền phí để cảnh sát Thái Lan chở đến tận phi trường nhằm tránh tình trạng bị bắt dọc đường hoặc bị chặn bởi cảnh sát bảo vệ phi trường.

“Trong 4 tháng cuối năm, chúng tôi ước lượng có khoảng 100 đồng bào tị nạn lên đường tái định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và Tân Tây Lan,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Nhiều gia đình cần được giúp đỡ đóng phạt để cả nhà không phải ngồi tù trước khi đến tự do.”

Đầu tháng 8, BPSOS kêu gọi cộng đồng Việt ở hải ngoại, đặc biệt các nhóm sẵn sàng bảo lãnh tái định cư đồng bào tị nạn theo chương trình Welcome Corps, hãy giúp những gia đình sắp định cư đóng tiền phạt trong khi chờ chương trình Welcome Corps ứng dụng cho người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan.

Một số nhà hảo tâm trước đây hưởng ứng lời kêu gọi của BPSOS để lập nhóm 5 người theo chương trình Welcome Corps đã góp tiền giúp cho gia đình anh Vàng Đức Sơn đóng phạt: Bác Sĩ Hồ Trâm ở Houston, Dược Sĩ Trần Bĩnh ở San Jose, Bà Oanh Nguyễn ở Florida, và Ông Nguyễn Thanh Khiết ở Oklahoma.

Tại buổi họp ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 6 tháng 9 vừa qua, Ts. Thắng ngỏ lời cảm ơn Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes không những về sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ mà còn về nỗ lực vận động nhiều quốc gia khác cùng hợp sức tái định cư người tị nạn ở Thái Lan. Bà Noyes là giới chức cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ về chính sách định cư tị nạn. Theo lời kêu gọi của BPSOS, cuối tháng 12 vừa qua, Bà Noyes đã đến Thái Lan để tiếp xúc văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ cũng như các giới chức chính quyền Thái Lan về tình trạng người tị nạn ở quốc gia này. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8d52058a-3b52-446d-9a09-962102dffe78.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=mxtijJLyaIPQoA.XdSi6BQ--~D

Hình 2 -- Gia đình anh Vàng Đức Sơn cùng với các thân hữu tiễn đưa tại phi trường Bangkok, ngày 12/09/2023

“Bà Noyes hứa sẽ tiếp tục thúc đẩy CUTN/LHQ mở rộng cánh cửa cơ hội tái định cư cho người tị nạn ở Thái Lan,” Ts. Thắng cho biết. “Chúng tôi kỳ vọng khoảng 400 đồng bào sẽ được tái định cư trong năm 2024 bởi chính phủ của các quốc gia đệ tam, chưa kể số đồng bào sẽ tái định cư theo chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada mà chúng tôi giúp lập hồ sơ từ năm 2021.”

Thời điểm triển khai giai đoạn 2 của Chương Trình Welcome Corps, khi mà các nhóm 5 người được quyền chọn người tị nạn để bảo lãnh, đã bị dời đến cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

“Đây là điều đáng thất vọng cho các đồng hương ở Hoa Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi của chúng tôi nên đã nhanh nhẩu lập nhóm 5 người,” Ts. Thắng nhận định. “Chúng tôi đang kêu gọi các nhóm này, thay vì bó tay ngồi chờ, hãy giúp ngay các đồng bào sắp sửa đi định cư qua các chương trình sẵn có của các chính phủ.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcc6fdd43-e93f-42dc-9c90-0ade88b9a953.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=NUZImFsElDVv3M63ck3QTw--~D

Hình 3 -- Gia đình anh Vàng Đức Sơn tại phi trường Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, chờ nối chuyến bay đi Minnesota, Hoa Kỳ, ngày 13/09/2023

Ngày 21 tháng 9 này, một gia đình đồng bào người Thượng, gồm 2 người lớn và 6 trẻ con, sẽ lên đường đi Canada; họ được một thân hữu của BPSOS trợ giúp tương đương 425 USD phụ thêm số tiền mà họ tự vận động để đóng phạt.

Qua ngày 28 tháng 9, gia đình gồm 4 đồng bào người Hmong sẽ lên đường đi Úc; họ được giúp 52,492 Baht, tương đương 1,468 USD, do Hội Ái Hữu Gia Long Sydney và thân hữu ở Úc, Thuỵ Sĩ và Hoa Kỳ quyên góp.

Theo Ts. Thắng, từ giờ đến cuối năm sẽ có thêm khoảng 90 đồng bào tị nạn nữa sẽ lên đường tái định cư.

Ngày 3 tháng 9, cô Tanya Nguyễn-Đỗ đã thay mặt Ca Sĩ Nguyễn Tiến Dũng trao 10,000 USD do anh và cô Tanya đứng ra quyên góp để giúp một số gia đình tị nạn đóng tiền phạt. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb5c82723-dbdf-4597-a1e8-a1efdb49324a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=NSuHO1BzTB5fjSKbysZMPw--~D

Hình 4 – Cô Tanya Nguyễn Đỗ giao tấm ngân phiếu 10,000 USD từ Ca Sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 03/09/2023

Bài liên quan:

Cơ hội để giúp ngay hàng trăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan sắp lên đường định cư

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1982-co-hoi-de-giup-ngay-hang-tram-dong-bao-ti-nan-o-thai-lan-sap-len-duong-dinh-cu.html

146 đồng bào tị nạn ở Thái Lan chuẩn bị tái định cư

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2000-146-dong-bao-ti-nan-o-thai-lan-chuan-bi-tai-dinh-cu.html

Gia đình đầu tiên được BPSOS hỗ trợ theo diện bảo lãnh tư nhân bắt đầu tiến trình định cư Canada

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2009-gia-dinh-dau-tien-duoc-bpsos-ho-tro-theo-dien-bao-lanh-tu-nhan-bat-dau-tien-trinh-dinh-cu-canada.html


Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 và vận động cho người tỵ nạn


https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2010-hoi-nghi-thuong-dinh-ve-tu-do-ton-giao-quoc-te-2023-va-van-dong-cho-nguoi-ty-nan.html

Ngày 6-8/9/2023 vừa qua tại Đài Loan đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF Summit).

Có mặt tại hội nghị là Mục sư Jordan Smith và cô H Biap Krong, hiện làm việc cho BPSOS giúp người tỵ nạn; và anh Kristian Benestad và cô Ines Carles, hai luật sư của CAP (Centre for Asylum Protection, tức Trung tâm Bảo vệ Tỵ nạn, một đề án được BPSOS tài trợ và yểm trợ).

Như BPSOS nhiều lần làm tại các hội nghị về tự do tôn giáo, họ lên tiếng về nhu cầu bảo vệ người tỵ nạn là nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo.

Ngày 12/9/2023, tôi phỏng vấn Luật sư Kristian Benestad và Mục sư Jordan Smith về hội nghị trên.

Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 có gì đặc biệt? 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa7aacb2e-e5d6-4cbb-a198-54014a26c5c8.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=LxqeyEITqhBmUN5PcZUfaQ--~D

Grand Hotel Taipei, nơi diễn ra Hội nghị năm nay (credit: Mục sư Jordan Smith). 

Diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan ngày 6-8/9, Hội nghị năm nay thảo luận về vấn đề tự do tôn giáo quốc tế, đặc biệt tập trung vào Nigeria, Mông Cổ, Bắc Hàn, Ấn Độ, và Trung Quốc.

Việt Nam không phải là một trong những quốc gia trọng tâm chú ý, nhưng theo Mục sư Jordan Smith, Việt Nam có được nhắc tới—cụ thể là về chuyện blogger Đường Văn Thái và, trước đây, nhà báo Trương Duy Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay giữa đất Thái Lan.

Vấn đề đàn áp tôn giáo và người tỵ nạn

Các luật sư CAP làm việc với người tỵ nạn và người xin tỵ nạn ở Thái Lan nói chung. Theo Luật sư Kristian Benestad và Mục sư Jordan Smith, trong số những người xin tỵ nạn được họ giúp làm hồ sơ và các vấn đề pháp lý, nhiều nhất là từ Việt Nam và Pakistan, rồi đến các quốc tịch khác như Campuchia.  

Và đa phần những người tỵ nạn và xin tỵ nạn là nạn nhân bị đàn áp tôn giáo. Số lượng lớn từ Việt Nam là người Thượng và người H’mông theo đạo Tin lành hoặc người Khmer Krom theo Phật giáo.

Tuy nhiên các cộng đồng không giống nhau. Theo Mục sư, người tỵ nạn từ Pakistan thường là người Hồi giáo không thuộc nhánh Sunni, hoặc theo tôn giáo khác, và bị người thường và đám đông tấn công, đốt nhà…

Trong khi đó, người tỵ nạn Việt Nam trốn chạy khỏi sự đàn áp tôn giáo từ nhà nước cộng sản.

CAP vận động cho người tỵ nạn 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fee45aca1-6df4-42fb-8749-7f2c3bb8e1d5.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1694737710&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5c-200014019e00&sig=n0X56rDqEOTtY8oSUvHBgg--~D

Luật sư Kristian Benestad phát biểu hôm 8/9/2023 (credit: Mục sư Jordan Smith). 

Vào hôm 8/9 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Luật sư Kristian Benestad nói về tình trạng người tỵ nạn tại Thái Lan, công việc của CAP, vấn đề hỗ trợ nhân đạo và bảo vệ người tỵ nạn.

Theo anh, các tổ chức quốc tế và các nhà hoạt động về tự do tôn giáo không biết nhiều về tình hình ở Thái Lan.

“Vấn đề với hệ thống tỵ nạn ở Thái Lan, đầu tiên và trên hết, là không có một hệ thống tỵ nạn cấp quốc gia công nhận người tỵ nạn… Đây cũng là một hệ thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi cân nhắc chính trị hơn là vấn đề nhân đạo.”

Anh nói “Các thân chủ của chúng tôi bị xem là người nhập cư bất hợp pháp, thay vì ai đó cần được bảo vệ.”

Chẳng hạn, Mục sư Jordan Smith giải thích, người tỵ nạn ở Thái Lan khi có thể sang định cư ở nước thứ ba phải nộp tiền phạt để được bước chân ra khỏi Thái Lan.

“Theo luật pháp Thái Lan, nếu bạn ở quá hạn visa, sẽ có tiền phạt tính theo bao nhiêu ngày quá hạn. Số tiền phạt được giới hạn ở mức 20,000 baht [tức khoảng 600 USD]. Đó là số tiền rất lớn, và cộng lại trong một gia đình lại càng cao vì đó là tiền phạt tính theo mỗi đầu người. Ví dụ gia đình 5 người [không tính trẻ con] sẽ phải trả 100,000 baht, đó là số tiền khổng lồ.”

Công việc của Mục sư Jordan Smith, ngoài chuyện giúp làm giấy tờ, đi tìm cá nhân và tổ chức bảo lãnh người tỵ nạn, giúp quá trình tái định cư, đi vận động cho người tỵ nạn…, còn là vận động quyên góp tiền để giúp người tỵ nạn đóng tiền phạt để có thể rời Thái Lan.

“Nếu không có tiền trả, họ sẽ phải vào IDC, tức trại giam của Sở Di trú Thái Lan, và ở đó tới khi trả hết tiền. Về cơ bản, họ trả nợ bằng cách ngồi tù. Mỗi ngày trong đó tính thành 500 baht; 20,000 baht tính ra là 40 ngày trong IDC. IDC là nơi nguy hiểm, chật chội, điều kiện khủng khiếp…”

Luật sư Kristian Benestad có nhắc đến những điều này khi nói về tình trạng người tỵ nạn tại Thái Lan. 

Quá trình ghi danh tỵ nạn rất khó khăn và kéo dài, anh cho biết, và có rất ít liên lạc giữa Cao ủy Tỵ nạn LHQ và người xin tỵ nạn. Tại Hội nghị, anh cũng nói về việc XHDS có thể giúp được gì cho người tỵ nạn.

Đó là phần phát biểu và nỗ lực vận động của Luật sư Kristian Benestad tại đó.

Ngoài ra Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng là nơi gặp mặt và kết nối với nhiều cá nhân và hội nhóm hoạt động về tự do tôn giáo và các vấn đề nhân quyền.

 

No comments:

Post a Comment