Thursday, August 20, 2020

20200821 Cong Dong Tham Luan

 20200821 Cong Dong Tham Luan

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Aug 16 at 10:42 AM

Chửi hay thật!

TỔ SƯ THẦN ĐÈN.

     Hôm qua hắn về thăm người em cột chèo ở Mỹ Tho. Cô em vợ nói: Anh Tư ngồi ăn cơm, chút chiều anh Đức em mới về, ảnh đang làm công trình ở Cai Lậy. Hắn hỏi: Công trình lớn hay nhỏ? Cô em vợ nói: Dạ nhỏ. Di dời căn nhà hai tầng vô phía trong chừng chục mét vì ở ngoài mé sông sợ lở đất.

Người em cột chèo của hắn là một thần đèn mới ra nghiệp. Trước đây bảy Đức làm công cho thần đèn Nguyễn Văn Cư, nổi tiếng vì di dời những công trình đồ sộ, trong đó có công trình nâng nhà thờ giáo xứ Nữ Vương Hoà Bình, nặng 6 ngàn tấn, lên cao 2 mét. Sau này nhờ có kinh nghiệm và khéo tay, bảy Đức ra mở công ty riêng.

Xẩm tối, bảy Đức về. Cơm nước qua loa xong, hai anh em ngồi uống rượu với nhau. Thấy bảy Đức mặt cứ buồn buồn, hắn hỏi:
- Có chuyện gì mà bữa nay uống rượu như Phan Thanh Giản uống thuốc độc vậy?
- Ông tổ nghề thần đèn tụi em vừa chết, um xùm cả nước, bộ anh không hay hả?
- Không, ai vậy?
- Lê Khả Phiêu chứ ai.

Hắn há hốc miệng ngạc nhiên nhìn bảy Đức. Bảy Đức châm đầy 2 ly rượu xong mới từ từ nói, nét mặt vẫn buồn thiu:

- Ổng là ông tổ nghề của tụi em đó. Cái ải Nam Quan nặng hơn 10 ngàn tấn mà ổng di dời sâu vô đất Trung Quốc gần 200 mét chỉ mất có mấy ngày. Rồi còn thác Bản Giốc, nước đang chảy ào ào nha, mà ổng vẫn di dời được phân nửa cái thác qua bên Trung Quốc. Công trình hoàn thành, nước chảy còn ác liệt hơn hồi chưa di dời…

 
20200821 CDTL 01

Hớp cạn ly rượu, Bảy Đức chép chép miệng rồi cho biết:
- Ngày mốt tất cả thần đèn tụi em đều phải có mặt ở Hà Nội để làm ma cho ổng, giống như là quốc tang của nghề thần đèn vậy đó. Quốc tang xong thì sẽ mang xác đi thiêu ở ải Nam Quan.
- Giỡn chơi hoài. Bây giờ nó thuộc về đất Trung Quốc rồi, ai cho thiêu?
- Dạ, ban tổ chức thần đèn tụi em đã liên hệ với nhà quàn bên Trung Quốc. Nhà quàn chịu trách nhiệm lo giấy phép, củi lửa...Mà có điều ngộ ghê nha, nghe nói bà chủ nhà quàn người Tàu này chính là người đã lén cặp bồ với ổng, lúc ổng qua làm công trình di dời ải Nam Quan.

Trước khi nhúng miếng khô cá Dứa vào dĩa tương ớt, hắn hỏi bâng quơ một câu cho có chuyện, chứ hắn cũng chẳng thiết tha gì tới đề tài này:
- Thiêu rồi, chắc mang tro cốt về nhà thờ?
- Dạ không. Theo lời trối của ổng thì ổng dặn đừng chôn ở VN vì sợ thiên hạ ỉa đái lên mộ. Ổng muốn sau khi chết sẽ thiêu ổng ở ải Nam Quan, ngay chỗ ngày xưa Mạc Đăng Dung đã từng lê lết trói mình, quỳ lạy giặc Tàu xin dâng đất. Sau đó lấy tro cốt đem rải xuống thác Bản Giốc để cho linh hồn ông được mãi mãi tiêu diêu miền...Trung Quốc.

Lộc Dương

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Aug 16 at 10:44 AM

Biển Đông: Trung Quốc gặp gió ngược nhưng Việt Nam vẫn dè dặt 

20200821 CDTL 02

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm Nhật Bản và Úc cùng diễn tập trên Biển Philippines ngày 21/07/2020. Commander, Task Force 70 / Carri - Petty Officer 2nd Class Codie So

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là Việt Nam, nước hiện đang ở tuyến đầu trong mặt trận chống những hành vi áp đặt yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, sẽ phản ứng thế nào trước những chuyển biến trên đây, được cho là rất có lợi cho Hà Nội.

Trong bài phân tích “Phản ứng của Việt Nam trước những thay đổi trong cách Mỹ tiếp cận Biển Đông”, đăng ngày 03/08/2020 trên trang mạng của trung tâm tham vấn Mỹ Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại CFR (Council on Foreign Relations), chuyên gia Lê Thu Hường, thuộc viện nghiên cứu Úc ASPI, đã ghi nhận thái độ khá thận trọng của Việt Nam trước các chuyển biến mới đây trong vấn đề Biển Đông.

Mỹ: Từ trung lập sang cáo buộc các hành vi "phi pháp" của Trung Quốc

Đối với tác giả bài phân tích, yếu tố quan trọng nhất cần phải chú ý trong tình hình Biển Đông hiện nay là sự kiện Hoa Kỳ đã thay đổi thái độ, chuyển từ một quan điểm trung lập cứng ngắt, không đứng về bên tranh chấp nào, sang một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, bác bỏ các yêu sách biển của Bắc Kinh bị xem là quá đáng và bất hợp pháp.

Theo chuyên gia Lê Thu Hường, chính quyền Donald Trump đã phản bác các yêu sách của Trung Quốc, căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS năm 1982, cũng như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 phủ nhận tính hợp pháp của các yêu sách trong “đường lưỡi bò” Trung Quốc.

Tác giả đặc biệt ghi nhận lời lẽ cứng rắn ngày 13/07 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong bản tuyên bố “Quan điểm của Mỹ về tranh chấp ở Biển Đông - U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea." ghi nhận rằng Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt ý muốn lên vùng” và các đòi hỏi của Trung Quốc “không có bất kỳ cơ sở nào trong luật quốc tế”.

Thông cáo của ngoại trưởng Mỹ đã được trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, David Stillwell, cụ thể hóa thêm sau đó nhân hội nghị lần thứ 10 về Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington, đả kích các hành vi của Trung Quốc phớt lờ quyền của các láng giềng Đông Nam được tiếp cận với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Úc: Lâp trường ủng hộ Mỹ một cách rõ rệt

Quan điểm mạnh bạo của Úc cũng được chuyên gia Lê Thu Hường nhấn manh, nhắc lại nội dung công hàm mà Canberra gởi đến Liên Hiệp Quốc ngày 23/07.

Ngoài các từ ngữ rất giống với thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ. thời điểm Úc gởi công hàm rất đáng chú ý vì diễn ra trước cuộc họp bộ trưởng Mỹ-Úc2+2 tại Washington, gồm ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Úc Marise Payne, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và đồng nhiệm Úc Linda Reynolds.

Văn kiện Úc cũng được công bố ngay sau khi Canberra đưa ra một bản cập nhật chiến lược mới (Strategic Update 2020 and Force Structure Plan), nhắm điều chỉnh hướng đi cho tương ứng với mối đe dọa ngày càng cao đến từ Trung Quốc.

Theo chuyên gia Lê Thu Hường chuyển biến lập trường gần đây tại Washington và Canberra không mới lạ mà cũng không đáng ngạc nhiên. Mỹ và Úc chỉ khẳng định lại quan điểm với ngôn từ dứt khoát hơn mà hai nước từng có liên quan đến phán quyết 2016.

Tuyên bố của Mỹ và Úc: Một cái mốc quan trọng trong vấn đề Biển Đông

Trong chiều hướng quan hệ đang xấu đi của hai nước này với Trung Quốc, những tuyên bố mới của Mỹ và Úc dù không có gì là đột ngột, nhưng đã đánh dấu một cái mốc quan trọng liên quan đến Biển Đông, bác bỏ một cách rõ ràng hơn yêu sách của Trung Quốc và hậu thuẫn công khai cho vai trò của luật quốc tế.

Tuy nhiên, chuyên gia Úc đã thấy rằng các nước Đông Nam Á đã có phản ứng khác nhau trước các thông báo của Mỹ và Úc, có một số ít công khai và trực tiếp nêu lên những thông cáo, và một vài nước khác thì lại cho rằng quan điểm có vẻ mới của Mỹ thật ra không phải là để đề cao luật quốc tế, mà là để leo thang căng thẳng với Trung Quốc.

Việt Nam: Hoan nghênh Mỹ-Úc, nhưng thận trọng trước Trung Quốc

Về phản ứng của Việt Nam, tiến sĩ Lê Thu Hường ghi nhận rằng những diễn biến kể trên đã được chính phủ Việt Nam hoan nghênh, mặc dù phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn giữ thái độ thận trọng khi phản ứng trước các động thái của Hoa Kỳ và Úc.

Có nhiều lý do để Việt Nam phấn khởi trước việc Mỹ và Úc thay đổi giọng điệu về Biển Đông. Với việc các quốc gia Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông như Philippines và Malaysia thường tránh chỉ trích công khai các hành động của Trung Quốc, Việt Nam ngày càng cảm thấy bị cô lập trong khu vực.

Ngoài ra, vào lúc toàn thế giới bị dịch Covid-19 chi phối, và các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc ảnh hưởng nặng nề, những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm đánh động quốc tế về những điều mà Việt Nam xem là hành vi sách nhiễu và bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông có vẻ như vô hiệu, ít ra là cho đến gần đây.

Trong bối cảnh không có gì có thể kềm hãm các hành vi của Bắc Kinh, Việt Nam đã bị thiệt hại cả về chiến lược và kinh tế. Một ví dụ cụ thể: Áp lực liên tục của Bắc Kinh và những hành vi của Trung Quốc nhằm giới hạn các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong các vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, theo một ước tính, đã khiến cho Việt Nam bị thiệt hại khoảng 1 tỷ đô la.

Tuy nhiên, việc Hà Nội hoan nghênh các cách tiếp cận cứng rắn hơn của Hoa Kỳ và Úc đối với Biển Đông không nhất thiết có nghĩa là Việt Nam sẽ tranh thủ cơ hội này để khởi động các vụ kiện đã được xem xét từ lâu nhằm chống lại Trung Quốc, hoặc thậm chí đẩy nhanh tiến độ hình thành một quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ trên nền tảng quan hệ đối tác toàn diện hiện có.

Hà Nội sẽ tránh đưa ra những quyết định lớn cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngã ngũ, thế nhưng, theo tác giả bài phân tích, Việt Nam vẫn hy vọng rằng các tuyên bố mới của Hoa Kỳ và Úc là dấu hiệu phản ánh một cam kết rõ ràng của hai cường quốc này sẽ dấn thân mạnh mẽ hơn vào hồ sơ Biển Đông.

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Aug 16 at 10:43 AM

Một lũ khốn nạn, một bầy lưu manh

Chúng bám bờ, giữ ghế bỏ mặc biển Đông trở thành ao nhà của Tàu.

Chúng ra lệnh hải quân không được bắn trả quân thù. Sau nhiều năm bị chửi tung mồ mã, chúng len lén đổi thành cấm không bắn... trước.

Chúng chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, ai nói đảng ngu là đồ phản động.

Chúng khắc sâu 16 chữ vàng lên ghế, xâm bốn tốt lên mông, đặt tổ quốc dưới chỗ chúng ngồi.

Chúng ngồi đó ngày đêm khòm lưng cúi về phương Bắc, bỏ mặc phương Đông.

Biển Đông. Những con tàu vụn vỡ, những ngư dân lén lút, chui lủi trên chính vùng biển 3 đời cha ông gắn bó sinh tử.

Biển Đông. Những lần ra khơi không chắc có ngày về, những cuộc ruồng bắt bởi tàu "lạ" và những nhà tù ở tận Quảng Tây.

Biển Đông. Lực lượng nòng cốt bám biển giữ bờ của Việt Nam trở thành những ngư dân nghèo khó, vũ khí để "bảo vệ tổ quốc" là những lá cờ được linh đình trao tặng trong một buổi lễ ra quân.

Bây giờ...

Chúng đề xuất cái gọi là "chế độ công nhận thương binh, liệt sĩ đối với ngư dân".

Những chuyến ra khơi ngàn dặm kiếm vài con cá, con tôm sống qua ngày được chúng hiển danh thành công cuộc "bảo vệ tổ quốc".

Những con người đơn thân cô thế, lấm lét vừa thả lưới cá vừa trốn lưới hải tặc Bắc Kinh được chúng bơm thành "sự dũng cảm đi tuyến đầu".

Một lũ khốn nạn...

Những thằng và những con.

Một thằng lú bám trụ, cách ly trong động Ba Đình chống giặc từ xa và ôm giặc rất gần.

Một thằng niễng chống dịch như chống giặc và chống giặc như chống ghẻ bằng trò gãi ngứa.

Một con mười ba bến nước, ba trăm áo dài bảo vệ cái tổ cuốc hội bằng tà áo thướt tha bên cạnh Tập Cận Bình.

Một bầy lưu manh... 

Cứ bám bờ giữ ghế. Cứ hèn với giặc, nhục với dân. Nhưng hãy để những ngư dân sống và chết với số phận nhọc nhằn khổ đau của họ. Đi bán người sống đã quá đủ để không cần phải đi buôn người chết. Sự khốn nạn nào cũng có giới hạn không chỉ với con người mà còn với đồ súc vật.

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Aug 16 at 10:45 AM

5 ưu thế của Mỹ mà ĐCSTQ không cách nào theo kịp

Lâm Nghiên

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lâu nay vẫn luôn kiểm soát người dân tại Đại Lục, sau khi virus corona bùng phát toàn cầu, trong lúc toàn thế giới đang nỗ lực ứng phó với nguy cơ dịch bệnh lan rộng, thì ĐCSTQ lại lợi dụng dịch bệnh này để mở rộng sức ảnh hưởng của mình trên toàn cầu. Tuy nhiên, học giả Mỹ tiết lộ, ĐCSTQ đến nay không cách nào vượt qua Mỹ, trong rất nhiều phương diện đều không theo kịp Mỹ.

Sau khi virus Trung Cộng (hay virus corona mới, virus viêm phổi Vũ Hán) bùng phát toàn cầu, trong lúc toàn thế giới đang nỗ lực ứng phó với nguy cơ dịch bệnh lan rộng, thì ĐCSTQ lại đang lợi dụng trận dịch bệnh này để mở rộng sức ảnh hưởng của mình trên toàn cầu. (Ảnh: RomanWhale studio / Shutterstock).

Cách đây không lâu, chuẩn tướng không quân đã xuất ngũ của quân đội Mỹ, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Robert Spalding đã nói trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng, chính quyền ĐCSTQ lợi dụng trận đại dịch virus corona mới, đang gia tăng sự kiểm soát của họ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cố gắng rũ bỏ trách nhiệm đối với trận dịch bệnh này.

Về việc ĐCSTQ tuyên truyền thông tin giả ở nước ngoài, tổ chức chính phủ phi lợi nhuận Chatham House tại Anh, phó nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Hoàng gia Anh Quốc, cựu phụ trách nghiên cứu châu Á của Văn phòng Ngoại giao Anh Quốc, ông Rod Wye chia sẻ với CNN rằng, đằng sau việc tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ là có 3 mục đích chính: Tuyên truyền Bắc Kinh chống dịch thành công và hỗ trợ vật tư cũng như cử chuyên gia y tế đến các nơi trên thế giới chống dịch; Che giấu khởi nguồn của virus; “Nghi ngờ” đối với phương thức ứng phó dịch bệnh của các nước khác, thông qua phá hoại uy tín của người khác để gia tăng uy tín của mình.

ĐCSTQ lợi dụng dịch bệnh để tiến hành các âm mưu, nhưng đã bị học giả cẩn thận và cầu thị của phương Tây nhìn rõ. Ông Michael Schuman, tác giả của cuốn “Nước siêu cường tỉnh mộng: Lịch sử thế giới của Trung Quốc” (Superpower Interrupted: The Chinese History of the World) gần đây có bài viết “Đừng tin sự lừa gạt của Trung Quốc (ĐCSTQ)” (Don’t Believe the China Hype) và đăng trên trang Tạp chí The Atlanitc. Ông chỉ ra, mặc dù bề mặt nhìn có vẻ Trung Quốc đang thay thế Mỹ trở thành siêu cường kinh tế trên thế giới, nhưng thực tế còn cách xa.

Ông cho rằng, mặc dù ở Trung Quốc đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong 40 năm qua, nhưng Mỹ dường như vẫn giữ được vị trí gã khổng lồ dẫn đầu trong tất cả các phương diện. Dưới đây là 5 phương diện chiếm ưu thế khiến ĐCSTQ luôn không theo kịp.

1. Tổng giá trị sản lượng kinh tế và tài sản hộ gia đìnhNăm 2018, tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế Mỹ là 20,5 nghìn tỷ USD, cao hơn nhiều so với 13,6 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Nếu tính trên đầu người, khoảng cách thậm chí còn rõ ràng hơn.

Năm 2018, tổng giá trị sản lượng của nền kinh tế Mỹ là 20,5 nghìn tỷ USD, cao hơn nhiều so với 13,6 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Nếu tính trên đầu người, khoảng cách thậm chí còn rõ ràng hơn.

Chuyên gia kinh tế Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ (AEI), ông Derek Scissors đã chỉ ra trong một bản báo cáo, theo đánh giá, đến giữa năm 2019, tài sản của các hộ gia đình Mỹ là 106 nghìn tỷ USD, trong khi con số này ở các hộ gia đình Trung Quốc chỉ là 64 nghìn tỷ USD.

2. Vị trí trung tâm tài chính toàn cầu của Mỹ

ĐCSTQ cũng không cách nào thách thức địa vị trung tâm tài chính toàn cầu của Mỹ, khi dịch bệnh bùng phát, các nhà đầu tư toàn cầu sẽ lựa chọn mua trái phiếu Mỹ. Đồng nhân dân tệ của ĐCSTQ đến nay vẫn là loại tiền tệ nhỏ.

Theo số liệu hồi tháng Tư của trang dịch vụ tài chính toàn cầu Swift, đồng Nhân dân tệ chỉ chiếm 1% thanh toán quốc tế, còn đồng Đô la Mỹ chiếm 48%.

3. Công ty Trung Quốc khó có thể sao chép các sản phẩm của Mỹ như máy bay, chip bán dẫn

Ông Michael Schuman chỉ ra, rất nhiều ưu thế của nước Mỹ bị ngoại giới xem nhẹ, ví dụ như máy bay và chip, nhưng đây lại là những sản phẩm mà Trung Quốc rất khó sao chép. Ông viết: “Mặc dù đã trải qua 25 năm nỗ lực và sự hỗ trợ tài chính khổng lồ của quốc gia (ĐCSTQ), công ty chip bán dẫn của Trung Quốc vẫn lạc hậu rất xa so với doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực thiết kế và bản quyền công nghệ.

Bắc Kinh đã bỏ ra rất nhiều tiền để phát triển máy bay thương mại nhằm cạnh tranh với Boeing và công ty vận tải hàng không, nhưng dự án này đã bị chậm trễ rất lâu và gặp phải sự cố kỹ thuật khiến người ta xấu hổ.

ĐCSTQ cũng đầu tư lượng lớn tiền vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nhưng trong phương diện phát triển các công cụ, lý thuyết và chíp để cung cấp cho AI và máy tính thì Mỹ vẫn biểu hiện tốt hơn Trung Quốc. ĐCSTQ có thể sẽ phát hiện rằng rất khó làm được điểm này.

Kết luận của một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chỉ ra: “Trung Quốc (ĐCSTQ) còn lâu mới đạt được sự độc lập chỉnh thể của bất kỳ bộ phận cụ thể nào trong lĩnh vực này, chứ chưa nói đến vị trí dẫn đầu.” Các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Facebook, Alphabet và Twitter là doanh nghiệp toàn cầu hóa thực sự, thu hút được người dùng khắp nơi trên thế giới.

4. Đại học của Mỹ bỏ xa đại học của Trung Quốc 

Về phương diện giáo dục bậc cao, đại học của Mỹ bỏ xa đại học của Trung Quốc. Ông Michael Schuman chỉ ra, trường đại học đầu tiên của Trung Quốc (Đại học Bắc Kinh) đứng thứ 92 trong danh sách đại học tốt nhất thế giới, nhưng ở trên vị trí này thì Mỹ có đến 50 trường.

Hiện tại, có hơn 360.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại các đại học ở Mỹ. Quan chức tình báo Mỹ còn cho biết, ĐCSTQ lợi dụng các dự án chiêu mộ nhân tài như Kế hoạch ngàn nhân tài, để đánh cắp bí mật khoa học của các cơ quan nghiên cứu và đại học Mỹ.

5. ĐCSTQ can dự làm liên lụy đến kinh tế Trung Quốc

Ông Michael Schuman chỉ ra, sự kiểm soát và can dự vào nền kinh tế Trung Quốc của Chính phủ ĐCSTQ đang làm liên lụy cho nền kinh tế nước này. Các quan chức phân bổ các khoản vay ngân hàng, trợ cấp và các nguồn tài nguyên khác trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước có tiếng là kém hiệu quả, và các công ty bình phong làm ăn thua lỗ và các dự án cơ sở hạ tầng vô dụng. Ông viết: “Cùng với lực lượng lao động bị thu hẹp bởi chính sách một con, hệ thống phúc lợi không đủ và ngành bất động sản đang rệu rạo, Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể sẽ phải chuẩn bị cho xáo động kinh tế, chứ không phải là kinh tế phát triển nhanh chóng.”

Ngày 15/12/2019, học giả Đài Loan Lâm Tu Chính cũng đăng một bài phân tích cho biết, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) can dự vào kinh tế, không cách nào phát huy tác dụng giá cả thị trường, tức không cách nào thông qua sự biến động giá cả thị trường dưới sự cạnh tranh tự do để điều tiết nhu cầu. Dưới chế độ độc tài của chế độ cộng sản Trung Quốc, hiệu quả phân phối tài nguyên kinh tế càng kém. Những vấn đề về thể chế này đã kéo dài trong nhiều thập kỷ và vẫn luôn được che đậy, điều này sẽ có tác động lớn đến kinh tế, thậm chí vượt quá sức tưởng tượng của người bình thường.

Lâm Nghiên / Epoch Times

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sun, Aug 16 at 10:46 AM

Đảng Dân chủ chẳng còn ai ra hồn! Người tài không có, lú lẫn thì nhiều! Cử tri càng dễ chọn lựa!

Marathon Bầu Cử Mỹ - Nguyễn Tường Tuấn

Khi bài được viết, chỉ còn 100 (26/7) hôm nữa là đến ngày bầu cử 3/11/20 tại Hoa Kỳ. Cuộc đua gần đến đích, cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thi nhau tung ra những đòn chí tử hầu dành phần thắng.

1. Trước tiên, chúng ta tạm chia ra ba nhóm cử tri chính:

a) Trung thành tuyệt đối với đảng, số người này không thể thay đổi. Đừng bận tâm. 

b) Không nhất thiết phải bỏ phiếu theo đảng, chọn ứng cử viên có cùng mục tiêu chính trị, hoặc thành tích. Thăm dò cho biết 13% số cử tri có thể thay đổi bên này hoặc bên kia. 

c) Cử tri thầm lặng. Theo nghiên cứu “Self-censorship on the rise” của Cato Institute Survey, ngày 22/7, cho biết 62% dân chúng Mỹ ngại ngùng nói quan điểm chính trị. Cato chỉ rõ 77% cử tri có khuynh hướng Cộng hoà và 52% Dân chủ, không muốn nói về sự chọn lựa của mình. Hiện nay, các cuộc thăm dò (poll) do báo chí Hoa Kỳ nêu ra đều chỉ rõ Joe Biden dẫn đầu TT. Trump trên dưới 10 điểm. Dựa theo nghiên cứu của Cato, thì độ chính xác của những thăm dò Joe Biden dẫn đầu này không mấy khả tin. Và cũng đừng quên, năm 2016 cho đến ngay trong ngày bầu cử, thăm dò (poll) vẫn quả quyết 90% Hillary đắc cử! Để chiến thắng, hai đảng cần phải tập trung, chinh phục nhóm (b) và (c).

2. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định, Tổng thống đắc cử dựa trên phiếu “Cử tri đoàn”, phiếu “Phổ thông” của tất cả chúng ta, nếu đa số thuộc về đảng nào, thì “Cử tri đoàn” phải bầu cho ứng cử viên Tổng thống của đảng đó. Chính vì điều này, những tiểu bang đông dân như California, New York … trong những năm bầu cử trước đây, đảng Dân chủ chiếm đa số phiếu. Nhưng quyết định thắng bại nằm trong các tiểu bang dân số trung bình như Florida, hoặc những tiểu bang được gọi là là “swing states”: Georgia – Kentucky – Michigan – Montana – North Carolina – Pennsylvania – và Texas. Phiếu bầu ở các tiểu bang này có thể thay đổi cục diện. Florida với 537 phiếu phổ thông đã đem lại chiến thắng cho TT. George W. Bush.
3. Cử tri Mỹ chú trọng nhất đến những mục tiêu nào? Mùa bầu cử 2020, các chủ đề trước đây như: Kỳ thị chủng tộc – Giới hạn quyền sở hữu súng – Phá thai … Không còn là hàng đầu. Thay vào đó: a) Bệnh dịch “Chinese virus”. b) Kinh tế phục hồi. c) Trung cộng. Hai mục tiêu (a) và (b) liên quan đến chính sách đối nội, và (c) thuộc về đối ngoại. Chúng ta hãy xem nước cờ đảng Dân chủ đi đúng hay sai?
4. a) “Chinese virus” lan rộng và truyền nhiễm khắp thế giới. Đảng Dân chủ đổ lỗi cho Tổng thống Trump, thậm chí bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Quốc hội còn đổi tên là “The Trump virus” … Điều này không hề giúp họ kiếm thêm phiếu ở hai nhóm (1.b) và (1.c). Với sự góp sức của “truyền thông thiên tả” như CNN, ABC MSNBC, CBS, Wapo, The New York Times … đảng Dân chủ đã và đang gieo rắc sợ hãi trong dân chúng. Thống đốc, Thị trưởng các tiểu bang do Dân chủ kiểm soát, cố tình đóng cửa các trung tâm thương mại, buôn bán, với mục đích làm kiệt quệ nền kinh tế và đổ lỗi cho chính quyền Trump. Họ nói, còn lâu mới tìm ra thuốc chủng ngừa! Nhưng quên rằng, các công ty dược phẩm với lợi nhuận hằng ngàn tỷ Mỹ kim không ở cùng phía với đảng Dân chủ. TT Trump không cần vận động, lợi nhuận sẽ thay ông và khuyến khích các hãng dược phẩm nhanh chóng trình làng thuốc chủng ngừa trước ngày bầu cử! “Chinese virus” cũng như những bệnh dịch trước đây: “Cúm”, “HIV”, nó sẽ ở lại với chúng ta. Nhân loại sẽ tìm ra thuốc đề kháng. Không một quốc gia nào có thể đóng cửa mọi sinh hoạt xã hội lâu dài, sẽ phải học cách sống chung với nó, như chúng ta sống chung với bão táp, lụt lội, thiên tai. Dựa vào con ma “Chinese virus” đảng Dân chủ vô tình hay cố ý đã đánh giá rất thấp trình độ thông minh của cử tri Mỹ, nhất là vào thời đại thông tin mở rộng. Chưa hết, họ còn đòi đóng cửa trường học cho đến năm sau, sai lầm này nối tiếp sai lầm khác. Châu Âu, các trường học đã mở cửa lại từ lâu. Đóng cửa trường học là mục tiêu chính trị trong mùa bầu cử, không hơn không kém. Thống kê CDC dưới đây ngày 22/7/20 cho biết “Chinese virus” chỉ ăn hiếp những người cao niên, sức đề kháng của người trẻ rất cao. Số tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 11 em / 8,072 bệnh nhân …. Xin mời bạn đọc xem chi tiết số tử vong ở từng độ tuổi tại báo cáo của CDC theo địa chỉ: (https://data.cdc.gov/NCHS/Provisional-COVID-19-Death-Counts-by-Sex-Age-and-S/9bhg-hcku).
5. b) Kinh tế quan trọng nhất trong mỗi cuộc bầu cử Tổng thống. Trải qua cơn đại dịch “Chinese virus” chính phủ Mỹ học bài học sinh tử, đắng cay. Tổng thống Trump thừa hưởng một gia tài tồi tệ để lại từ các đời Tổng thống trước, kể cả Cộng hoà lẫn Dân chủ, đó là: Để cho các công ty Hoa Kỳ theo lợi nhuận, bỏ nước Mỹ chạy qua Trung cộng vì giá nhân công rẻ. Đứng đầu danh sách, ít ai để ý đến, là các công ty “dược phẩm” và “dụng cụ y khoa”, hơn 95% thuốc và dụng cụ y khoa tại Hoa Kỳ sản xuất ở Trung cộng. Kế tiếp là những công ty điện tử, từ những con “chip” tinh vi đến máy vi tính, điện thoại iPhone đều lắp ráp tại Trung cộng. Sai lầm này đã được chính quyền Trump mạnh dạn thay đổi.
Sắc lệnh, chính sách mới được ban hành, các công ty Hoa Kỳ phải trở về Mỹ nếu không muốn bị đánh thuế thật cao, vì sản phẩm của họ sản xuất từ Trung cộng. Chính trị gia tại Lưỡng viện Quốc hội còn đưa ra những đạo luật chi tiết, bắt buộc nguyên liệu phải sản xuất tại Hoa Kỳ, đề phòng trường hợp công ty tránh né luật, nhập cảng nguyên liệu từ Trung cộng, lắp ráp tại Hoa kỳ, và mang nhãn hiệu “Made In USA”. Mọi ngưỡng cửa đều đóng kín! Tin vui, cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý điểm này.
Công ty sản xuất “chip” điện tử dùng trong máy vi tính, điện thoại, xe hơi lớn nhất thế giới của Đài Loan, “Taiwan Semiconductor Manufacturing Co” đầu tư $12 tỷ đô la Mỹ xây dựng nhà máy tại Tiểu bang Arizona. Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh đã ký hợp đồng 354 triệu USD với công ty “Phlow” tại tiểu bang Virginia để sản xuất dược phẩm trong nước Mỹ. Làn sóng hồi hương của các công ty, dấu hiệu khả quan cho một nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm, và niềm tin trở lại. Tin vui cho Hoa Kỳ cũng là nỗi đau về kinh tế, thất nghiệp của Trung cộng.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào đầu tháng 7/20, tỷ phú Warren Buffett và Kinh tế gia Paul Krugman, người nhận giải thưởng Nobel về Kinh tế tuyên bố, “Không gì có thể ngăn cản nước Mỹ vĩ đại trở lại, và Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch “Chinese virus” giống như đã từng xẩy ra sau các cuộc khủng hoảng khác ở thế kỷ trước đây”. Giấc mơ chiến thắng đầy ác ý, tạo ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế của đảng Dân chủ, trở nên xa vời, không tưởng!
c) Trung cộng, ngày Thứ tư 22/7/20 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức ra lệnh đóng cửa Lĩnh sự quán Trung cộng tại thành phố Houston, các nhà ngoại giao làm gián điệp trá hình có 72 tiếng để rời Hoa Kỳ. Trước khi đi, họ đốt các tài liệu mật trong khuôn viên. Tín hiệu vô cùng mạnh mẽ, chính quyền Tổng thống Trump đang dồn Trung cộng vào chân tường, từ ngoại giao, chính trị, đến quân sự trên Biển Đông..
Chỉ có những khối óc nhỏ như trái nho mới tin rằng Trung cộng không dính líu chút gì đến những cuộc biểu tình của “Black Lives Matter”, “Antifa”, và nhóm “Anarchy”. Buồn cười hơn cả, những vị Thống đốc, Thị trưởng các tiểu bang do Dân chủ đứng đầu như California, New York, Chicago, Oregon lải nhải biện minh cho nhóm chống đối là những người “biểu tình ôn hoà” sic! Ôn hoà mà có đầy đủ cả gậy gộc, những viên gạch xây nhà được rải trước nơi biểu tình dùng để ném vào cảnh sát! Ôn hoà nhưng có sẵn bom để đốt cháy các cửa hàng, có búa rìu, acid, dây xích để kéo đổ tượng danh nhân! Ôn hoà nhưng súng đã nổ nơi khu tự trị CHAZ/CHOP tại Seattle khiến ít nhất là năm em bé da đen thiệt mạng. Không hề nghe những người chống đối nói gì, có thật là “Black Live Matters”? Ôn hoà nhưng kéo đổ tượng Chúa, chặt đầu tượng Đức Mẹ, đốt nhà thờ 250 tuổi. Và một vị tu sĩ Phật giáo tại North Carolina bị bắn chết khi đang đọc kinh niệm Phật trước bàn thờ Đức Thế tôn! Ôn hoà, nhưng biết gài bẫy, phục kích cảnh sát. Cầm gậy phang vỡ đầu Cảnh sát trưởng Thành phố New York, thủ phạm bị bắt ngay sau đó, nhưng nhanh chóng được phóng thích hôm sau … Đánh Cảnh sát trưởng New York vỡ đầu, cũng không sao cả! Luật pháp ở đâu? Khổ thân, chính vị Cảnh sát trưởng da trắng này là người đã từng quỳ xuống để vinh danh “Black Live Matters”! Thành phố Portland, tiểu bang Oregon trải qua 59 ngày “biểu tình ôn hoà” qua hình ảnh trên truyền hình, đốt phá toà nhà “Federal Courthouse”! Thị trưởng Ted Wheeler, Portland, số phận cũng giống bà Jenny Durkan, Seattle, và bà Lori Lighfoot, của Chicago là những người bênh vực, cổ vũ cho đám nổi loạn, để rồi bị chính nhóm này phẫn nộ, la lối, đòi đuổi đi. Khi chính trị gia quỳ lạy để xin phiếu, giữ ghế, đừng trách bạo lực lên ngôi. Cử tri còn muốn bầu cho bọn bất tài này nữa không?
Từ nay trở đi, công dân Mỹ, cần phải học thật kỹ cách dùng chữ “Ôn hoà” của những quan chức đảng Dân chủ. Tự điển của họ khác với chúng ta.
Bài học lớn nhất cho cư dân tại những tiểu bang cầm đầu bởi đảng Dân chủ: “Gieo nhân nào, gặt quả đó” (You reap what you sow).. Chính quyền nào, nhân dân ấy, số đông dân chúng đã bầu cho họ, và nhìn xem những gì họ làm. Ngày 3/11 sắp đến, các bạn sẽ có cơ hội sửa sai lỗi lầm. Quét sạch đám chính trị gia khom lưng, quỳ gối trước bạo lực.
Người Việt chúng ta hay nói “Chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng Tổng” tiếng Anh có một ngạn ngữ tương tự, “Don’t count your chickens before they hatch”. Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ không phải là trò đùa, nó sẽ ảnh hưởng đến vận mạng toàn thế giới. Ứng cử viên Joe Biden đã bắt đầu đi vào tuổi lú lẫn, tuyên bố những câu khiến người dễ dãi nhất cũng phải cau mày, giới thiệu em gái là vợ, và vợ là em, khôn thế? Nước Mỹ có hơn 300 triệu dân, cụ cho ngay 250 triệu chết vì “Chinese virus”! Joe Biden còn nói, “Tôi sẽ hạ Joe Biden” tự mình đánh bại mình, khiêm tốn vô cùng! Tất cả đều có ghi âm và chiếu trên truyền hình.
Cụ bà Nancy Pelosi 80 tuổi, quỳ lạy, cầu nguyện thánh Goerge Floyd để xin phiếu, đứng lên không nổi. Trong cuộc phỏng vấn, cụ lên gân nói: “Nếu Trump không chịu rời Toà Bạch Ốc, ông ta sẽ bị trục xuất” (If Trump won’t leave White House he will be fumigated out) Daily Wire, Author Hank Berrian. Trước đó, Joe Biden cũng nói sẽ dùng quân đội để đưa Trump ra khỏi dinh Tổng thống.
Bà Tổng thống hụt, Hillary Clinton trong cuộc phỏng vấn với Trevor Noah, chương trình Daily Show … báo động khán thính giả, “Chúng ta phải chuẩn bị, nếu Trump thua Joe Biden trong cuộc bầu cử, ông ta không dễ gì từ nhiệm” (If President Donald Trump defeated by Joe Biden in November, he may not give up the presidency easily). Mối hận thù thua cuộc còn đó, cụ bà gần đất xa trời lại thêm bệnh “mộng du”!
Đảng Dân chủ chẳng còn ai ra hồn! Người tài không có, lú lẫn thì nhiều! Cử tri càng dễ chọn lựa!
Nguyễn Tường Tuấn
tuan@1TeamConcept.com

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Aug 17 at 11:33 AM

Không nên tin vào những đảng viên ĐCSTQ, chúng có thể được gài ở lại Mỹ, giống CSVN ở miền Nam Việt Nam được gài lại sau Hiệp Định Geneve năm 1954.  Tốt nhất là nên mời các bạn này hồi hương. 

Viên Cung Di: Hàng ngàn đảng viên ĐCSTàu ẩn nấp ở Hoa Kỳ đã trốn ở lại.

(tinhhoa.net)Trước những đòn trừng phạt liên tiếp của Hoa Kỳ, nội bộ Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) dường như đã hoảng loạn. Gần đây, ông Viên Cung Di, nhà kỹ nghệ Hồng Kông đã tiết lộ rằng, hàng ngàn đảng viên ĐCST ẩn náu ở Hoa Kỳ đã trốn ở lại. Hơn nữa, người của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Lãnh sự quán của ĐCST đều ‘biến mất’ mỗi ngày.

Hàng ngàn đảng viên ĐCST ẩn nấp ở Hoa Kỳ đang tìm đường ‘đào tẩu’ sau hàng loạt hành động ‘cứng rắn’ của chính quyền Trump.

Vào ngày 7/8, chính quyền Trump đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức TC và Hồng Kông, đồng thời đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ, v.v. Các quan chức bị trừng phạt bao gồm: Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao Hạ Bảo Long, và chủ nhiệm văn phòng Liên lạc Trung ương Lạc Huệ Ninh v.v.
Vào ngày 6/8, Trump cũng đã ký hai lệnh hành pháp 
cấm các công ty và người dân Hoa Kỳ thực hiện các giao dịch WeChat và TikTok với Tencent và ByteDance sau 45 ngày; cùng ngày, Thượng viện Hoa Kỳ đã đồng loạt thông qua dự luật cấm nhân viên Liên bang tải và sử dụng ứng dụng Tik Tok (phiên bản ở nước ngoài) trên các dụng cụ điện tử do chính phủ cung cấp..
Vào ngày 5/8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã có một bài phát biểu trước công chúng, cấm các sản phẩm và kỹ thuật của các công ty viễn thông và kỹ thuật TC can thiệp vào hệ thống mạng của Hoa Kỳ trong 5 lĩnh vực chính. Ông nhấn mạnh sự cần thiết
phải xây dựng một mạng lưới thông tin sạch cho Hoa Kỳ.

Ngày 5/8, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có bài phát biểu rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ thực hiện một sự điều chỉnh toàn diện, từ giáo dục quân sự đến chuyển trọng tâm chỉ huy chiến đấu toàn cầu, tất cả mục tiêu đều là để đối kháng với ĐCSTàu.

Tòa Đại sứ và Lãnh sự quán của ĐCST mỗi ngày đều có người của Bộ Ngoại giao ‘biến mất’. 

Hơn nữa Hoa Kỳ có thể đưa ra lệnh cấm các thành viên ĐCST nhập cảnh; đồng thời trục xuất nhiều phóng viên ĐCST hơn nữa về nước. Vào ngày 24/7, Hoa Kỳ đã đóng cửa lãnh sự quán của ĐCST tại Houston và gọi nơi này là hang ổ gián điệp của ĐCST.
Vào ngày 5/8, ông Viên Cung Di đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Trân ngôn chân ngữ” của Epoch Times rằng, cuộc đối đầu gay gắt giữa Hoa Kỳ và TC đang tự động leo thang. Đồng thời việc loại bỏ các nhân viên thuộc tòa đại sứ cũng có thể bao gồm việc trục xuất các phóng viên nhà báo của ĐCST.

Viên Cung Di nói rằng, ông nghe nói có rất nhiều đảng viên ĐCST đang ẩn nấp ở Hoa Kỳ, một số là người bên ngoại giao, một số là người bên truyền thông và gần 1.000 người đã xin tị nạn chính trị, điều này rất đáng chú ý. Vì vậy, ĐCST cũng không thể giữ bí mật được nữa rồi, tất cả các hoạt động gián điệp trên đất Mỹ đều sẽ bị phanh phui.

Viên Cung Di nói thêm rằng, một số người là đảng viên ĐCST khi nhập cư vào Hoa Kỳ đã không hề để lộ thân phận, nhưng những người này không muốn quay trở lại Đại lục, họ không biết khi quay trở về nước sẽ phải đối mặt với một thế giới như thế nào, và lo lắng rằng họ sẽ không thể thoát ra khi quay trở lại, có một số đảng viên ngầm và đảng viên giấu mặt đã lộ diện. Còn có nhiều Lãnh sự quán của Bộ Ngoại giao như thế, mỗi ngày đều có người mất tích!

Ngoài các thành viên ĐCST ra, ông Viên tiết lộ rằng, việc đào tẩu của các thành viên truyền thông ĐCST còn nghiêm trọng hơn.

Ông cho biết lần này giới truyền thông có quá nhiều áp lực, các phóng viên đều không muốn quay về nước, ở Mỹ ăn ngon ngủ yên thì tại sao phải về đại lục? Đi về có thể còn chịu tai ương, cho nên thật sự mà nói về nước có thể sẽ lành ít dữ nhiều.

Viên Cung Di nói: “Nếu tôi là họ, tôi sẽ không quay về. Đây là một áp lực rất lớn. Đảng Cộng sản hoàn toàn không nghĩ tới sẽ có chuyện như này. Đột nhiên không có sự chuẩn bị nào nên những người này liền biến mất, chính là để đi xin tị nạn chính trị. xin được tị nạn chính trị thì đã an toàn rồi, lúc đó ngay cả Tổng thống Hoa Kỳ cũng không thể chạm vào bạn”.

Ông Viên phỏng đoán rằng, sẽ có rất nhiều phóng viên truyền thông nộp đơn xin tị nạn chính trị, đây là việc rất đơn giản ở Hoa Kỳ, mà rất nhiều người với thân phận là phóng viên nhưng thực ra là gián điệp của ĐCST nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Hiện tại, có hơn 3.000 người từ TC đã nhận được thị thực ở Hoa Kỳ với tư cách là nhà báo. Vào tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận rằng trong 5 năm qua, Hoa Kỳ đã cấp tổng cộng khoảng 3.000 thị thực loại 1 cho các nhà báo Tàu. Chỉ riêng năm 2019, Hoa Kỳ đã cấp 425 thị thực loại 1 cho các nhà báo Tàu và người nhà của họ.

Cuộc đấu sức giữa Mỹ và TC tiếp tục leo thang, các nhà báo Tàu làm việc tại Mỹ đang phải đối mặt với việc bị Hoa Kỳ 
từ chối gia hạn thị thực và sẽ bị trục xuất sau khi hết hạn lưu trú tại Hoa Kỳ .

Vào tối ngày 3/8, Tổng biên tập Hồ Tích Tiến của “Thời báo hoàn cầu” (Global Times) đã nói trên Weibo rằng, thị thực của gần 40 phóng viên ĐCST trú ngụ tại Hoa Kỳ sẽ hết hạn, và cho đến nay vẫn chưa có một ai được thông qua đơn xin gia hạn thị thực. Họ có thể bị buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Ông Viên nói, ĐCST làm gì có những phóng viên thực sự? Các phóng viên chính quy của ĐCST thực chất đều là gián điệp, có đến mấy trăm người. Theo công bố của chính phủ Hoa Kỳ, hàng ngàn người đã nhập cảnh Hoa Kỳ với tư cách là phóng viên. Bây giờ toàn bộ đều bị xua đuổi. Nếu họ không muốn trở về Đại lục thì lối thoát duy nhất của họ là xin tị nạn chính trị.

Ông Viên nói rằng, Hoa Kỳ đã biết rất nhiều phóng viên có thông hành Hồng Kông, trên thực tế cũng là những người có liên quan đến các quan chức cấp cao của ĐCST. Chính phủ Hồng Kông đã cấp 10 triệu thông hành nhưng dân số thực tế của Hồng Kông chỉ có 7 triệu người, trong đó chỉ có 5 triệu người thật sự là người Hồng Kông xin thông hành. Điều này có nghĩa là một nửa số thông hành Hồng Kông được “biếu” cho các quan chức cấp cao của ĐCST.

Ông Viên cho biết: “Không chỉ các phóng viên từ đại lục là gián điệp. Tôi sẽ không nêu tên họ, mà tất cả những người có thẻ căn cước Hồng Kông đều có thông hành của Đặc khu hành chính Hồng Kông, vì vậy Cục Di trú Hồng Kông sẽ sớm thất thủ (rơi vào tay ĐCST)”.

Có thể nói như thế này, ở Hoa Kỳ có thể thấy không ít người có tư cách đi vào Hoa Kỳ cùng với vợ ba, vợ tư, mỗi người bọn họ đều có thẻ căn cước Hồng Kông. Bây giờ Hoa Kỳ đã biết điều đó rồi, nên họ sẽ hủy bỏ vị trí đặc biệt của Hồng Kông.

Ông Viên cho rằng, việc lạm dụng thông hành Hồng Kông cho thấy toàn bộ hệ thống của Hồng Kông đã bị phá hủy từ lâu. Trước khi Hồng Kông chuyển giao chủ quyền vào năm 1997 thì các chi tiết cá nhân của người Hồng Kông đã được chuyển cho ĐCST. Một số người Đại lục có thông hành Hồng Kông là đảng viên ngầm và một số có được thông hành là nhờ quyền thế của các quan chức cấp cao.

Viên Cung Di nói rằng, trên thực tế các quan chức cấp cao Đại lục không còn đặt hy vọng ở Hồng Kông nữa, Hồng Kông đã bị ĐCST làm thành như vậy, đa số họ đều muốn ở lại Hoa Kỳ.

Vì để người nhà của họ có thể xin tị nạn chính trị ở nước ngoài, những quan chức cấp cao này đã đưa các tài liệu đặc biệt bí mật cho người nhà của họ. Ông nêu ví dụ như Tôn Lực Quân đã đưa tin tức bí mật về virus cúm Tàu cho vợ ông ta ở Úc, và đã bị ngã ngựa sau khi bị phát giác ra. Người có tư cách tốt có thể lấy được thẻ xanh sớm hơn, thậm chí còn có thể thương lượng cả thông hành.

Mà ĐCST đối với các đảng viên đào tẩu thì căn bản là không có thể phản ứng lại. Viên Cung Di nói: “Cái gọi là đại tuyên truyền của ĐCST lần này, tôi thường nói đó là đại nổi loạn, đại phản bội … Hãy nhìn xem, nó sẽ chỉ biết tấn công những người khác, nó không biết rằng người ta cũng biết phản công, … Khi gậy ông đập lưng ông, nó lại hoàn toàn không còn cách nào và không có sức chống lại”.

Sau khi Hoa Kỳ ra lệnh buộc ĐCST đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, tổng thống Trump hôm 22/7 đã tuyên bố rằng, “luôn có thể” ra lệnh đóng cửa nhiều lãnh sự quán TC tại Hoa Kỳ hơn nữa. Lúc đó, ông Viên trong một cuộc phỏng vấn độc quyền từng nói rằng, dự định sắp tới đây các đảng viên ĐCST ở hải ngoại sẽ dấy lên “làn sóng đào tẩu” và xin tị nạn chính trị từ các chính phủ nước ngoài.

Ông nói rằng, ở Mỹ có hàng trăm nghìn đảng viên Đảng Cộng sản, có người ước tính là 500.000, còn ông ước tính là khoảng 300.000 không sai biệt nhiều lắm. Không ai trong số họ muốn trở về nước, ở Mỹ tốt như vậy, so với đại lục là hai thế giới, một bên là nhà tù, một bên là thiên đường, cho nên ai cũng muốn ở lại đây.

Viên Cung Di nói rằng, khi Lãnh sự quán TC ở Houston đóng cửa vào tháng 7, ông nhận được tin tức nội bộ nói rằng, có người trong Lãnh sự quán đã trốn ra để được ở lại Hoa Kỳ. Lúc đó ông tiết lộ rằng, đã có hai thành viên trong Lãnh sự quán của ĐCST biến mất, tất nhiên là những người đó đã đi theo và tiết lộ tin tức cho Hoa Kỳ, hơn nữa làn sóng đào tẩu của đảng viên ĐCST có thể sẽ lan rộng khắp thế giới.

Minh Huy (Theo Aboluowang)

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Aug 17 at 11:32 AM

Tin tức thế giới

Nhà virus học TQ đào thoát đến Mỹ cho biết nCoV được phát triển nhân tạo từ hai loại virus

Lục Du | DKN 

20200821 CDTL 03

Hình ảnh virus Vũ Hán dưới kính hiển vi (ảnh: NIAID Rocky Mountain Laboratory)

Trong một cuộc phỏng vấn với Newsmax TV phát sóng hôm 11/8, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng cho biết virus Vũ Hán được viện nghiên cứu của quân đội Trung Quốc phát triển trong phòng thí nghiệm chứ không phải là loại virus được hình thành tự nhiên, theo Secretchina.

Cô Diêm nói rằng chính quyền Trung Quốc đã biết về sự tồn tại của nCoV gây ra bệnh viêm phổi Vũ Hán từ rất lâu trước khi họ thông báo về sự tồn tại của loại vi rút này.

Nữ tiến sĩ từng làm việc tại Học viện Y tế Công cộng của Đại học Hồng Kông, trước khi chạy trốn chính quyền Trung Quốc sang Mỹ vào tháng Tư, cho biết thêm, Bắc Kinh đã sớm biết virus Vũ Hán lây truyền từ người sang người, họ cũng biết rõ loại virus chết người này không phát sinh từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, cũng không xuất phát từ dơi hoặc tê tê.

Cô Diêm cho hay, thậm chí từ tháng Mười hai năm ngoái, chính quyền Trung Quốc đã có bộ mã gen của nCoV. Khi đó Vũ Hán đã có dịch nhưng chính quyền Trung Quốc lại cố gắng che giấu sự thật, thậm chí giấu thông tin với cả nhân viên y tế, để mặc virus lây nhiễm, và cũng không công bố tình hình thực tế cho người dân.

Nữ chuyên gia virus học họ Diêm cho biết thêm, virus Vũ Hán có nguồn gốc từ virus dơi Chu San được quân đội Trung Quốc phát triển, nó là sự kết hợp của hai chủng virus, virus corona ZC45 và corona ZX21. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho đến các chuyên gia hàng đầu của Đại học Hồng Kông, nơi cô từng công tác, đã cùng phối hợp để che giấu thông tin, chuyển sự chú ý của công chúng sang loại virus dơi RaTG13 mà học giả virus Trung Quốc Thạch Chính Lệ hư cấu, hay loại virus phát sinh từ tê tê.

Cô Diêm cũng cáo buộc chính quyền Trung Quốc ngăn chặn người dân dùng thuốc hydroxychloroquine (thường dùng điều trị sốt rét) cho điều trị virus Vũ Hán, mặc dù nó an toàn và có tác dụng đối với những bệnh nhân Covid mới nhiễm bệnh.

Nam Thiên

Hôm nay lúc 20:27

Tôi không hiểu lắm nhưng đọc bài này tôi thấy có vấn đề gì đó rất trầm trọng mà thế giới không thể lờ đi được. Cô Diêm là nhà khoa học, có cuộc sống vật chất, tinh thần đầy đủ ở HK. Nếu cô ấy im lặng, mọi việc với cuộc sống riêng của cô ấy vẫn rất ổn. Những lời cô ấy nói là từ chính mạng sống của mình. Các chuyên gia virus học hàng đầu trên thế giới có thể kiểm chứng và phải kiểm chứng vì sự sống còn của loài người.

Anonymous

Hôm nay lúc 20:02

Trung Quốc đang tấn công thế giới bằng bio-virus (Wuhan virus)?

Lac Viet lacviet2109@gmail.com

Mon, Aug 17 at 3:40 AM

Để mất Trung Hoa năm 1949 Sai lầm lớn nhất của Tổng Thống Truman

TT thứ 33 của Mỹ: Harry S. Truman

Trọng Đạt

Thế Chiến Thứ Hai đang diễn ra, Hoa Kỳ đứng ngoài vòng. Khi bắt đầu Thế Chiến Nhật có 10 Hàng không mẫu hạm lớn và tối tân nhất thời đó. Ngày 7/12/1941 Nhật đem Hạm đội đánh Trân Châu Cảng gây thiệt hại nặng và kinh khiếp cho Mỹ: 20 tầu chiến bị chìm, hư hại, gần 200 máy bay bị hủy hoại, 2400 phi công, thủy thủ bị thiệt mạng.

Hai ngày sau Mỹ tham gia cuộc Thế Chiến, đưa 80% lực lượng sang Châu Âu chỉ để 20% tại Á Châu vì Đức Quốc Xã nguy hiểm hơn. Hoa Kỳ đưa quân sang Châu Âu vì cái thế “môi hở răng lạnh” chứ không phải đi làm nghĩa vụ quốc tế.

Sang năm 1942, Đồng minh bắt đầu thắng thế, Hải quân Nhật thua to tại trận thủy chiến Midway, Đức Quốc Xã đầu hàng tại Stalingrad, hai trận này đã được xếp trong số 10 trận đánh lớn nhất Thế giới vì nó đã thay đổ khúc quành cuộc chiến. Năm 1944 quân Đức thất bại trên khắp mặt trận miền Đông, tháng 6/1944 Mỹ-Anh đổ bộ vào Normandie, tháng 2/1945 đã vào tới miền Tây nước Đức.

Chiến tranh Âu Châu gần kết thúc Roosevelt, Staline, Churchill họp tại Yalta (từ 4 tới 11/2/1945) để bàn về chia chác ảnh hưởng (1). Tháng 4-1945 Đại Tướng Mỹ George Patton đã tiến tới biên giới Tiệp Khắc nhưng phải dừng lại vì Tiệp đã được nhường cho Nga (2). Người Mỹ nhường Đông Âu cho Nga để bớt tốn xương máu, cũng là để nhờ Nga phụ giúp đánh quân Nhật tại Á châu vì lực lượng địch còn khoảng bốn, năm triệu, trù tính đánh từ một năm rưỡi tới hai năm (3). Trước Thế chiến thứ hai chỉ một mình nước Nga theo Cộng Sản, Stalin chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi nước Nga trái với Trosky muốn tiến lên vô sản hóa toàn thế giới. Khi Mỹ nhường Đông Âu cho Nga họ đã vớ được một lô đồng chí để bành trướng thế lực. Các nước tư bản dân chủ Tiệp, Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi …đã chung lưng đấu cật cùng Tây phương chiến đấu chống phát xít Đức đến khi chiến thắng đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho Nga.

Cuộc nội chiến Trung Hoa

Tổng Thống Roosevelt (Dân Chủ) mất ngày 12/4/1945, Phó TT Truman lên thay

Các hạm đội Mỹ, Anh từ Âu châu chuyển về Thái Bình Dương để kết thúc mặt trận châu Á, Sô viết chuyển quân bằng đường bộ từ Tây sang Đông như đã thỏa thuận tại Yalta. Ngày 6 và 9 tháng 8-1945 TT Truman ra lệnh ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sự thực Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, khoảng một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, giáo vào tay giặc.

Năm 1946 Tổng thống Truman cử Tướng George Marshall sang Tầu hòa giải Mao-Tưởng, Mỹ hy vọng Quốc-Cộng sống chung hòa bình. Người Mỹ vẫn lạc quan không hay biết gì về âm mưu thâm độc của Stalin, ông ta lừa gạt Mỹ từ đầu chí cuối. Mao vận động Nga yêu cầu Anh, Mỹ bắt ép Tưởng Giới Thạch ký đàm phán (4). Tưởng-Mao thảo luận một tháng (cuối 8/1945 tới 10/10/1945) rồi ký hòa ước tháng 1/1946 nhưng chỉ được 6 tháng thì nội chiến nổ ra. Lúc này theo tài liệu CS, Mao chỉ khiểm soát 1/4 đất đai và 1/3 dân số.

Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch  

Tưởng Giới Thạch đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân từ miền Nam lên Mãn Châu, Mỹ giúp máy bay chuyên chở. Tưởng thắng được những tháng đầu rồi dần dần mất ưu thế, năm 1948 Mao bắt đầu thắng thế. Quốc Dân Đảng chia rẽ lại cách xa căn cứ tiếp liệu tại miền Trung nước Tầu, đất đai bị Cộng quân chiếm. Mao vừa khủng bố và dụ dỗ người dân để đưa họ ra trận tuyến gian khổ. Quốc dân đảng cũng mất lòng dân vì dùng bạo lực nên họ đã bỏ theo CS (5). Quốc dân Đảng (QDĐ) mất hơn một triệu quân tại đây và bắt đầu thất thế.

Từ 12/9 tới 12/11/1948 diễn ra những trận đánh lớn, Quốc Dân Đảng ở thế thủ, dần dần xa cách Mỹ. Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn Hoa Bắc, họ chiếm Mãn Châu hoàn toàn. Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Tưởng. Cuối năm 1948, đầu năm 1949 bà Tống Mỹ Linh, phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng bị bác bỏ. Tháng 9-1948 Cộng quân chiếm tỉnh Sơn Đông, tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh Thủ đô Quốc Dân Đảng Trung Hoa, họ tiến về Hoa Nam.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoathủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc KinhCuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.

Dư luận Mỹ chỉ trích, lên án Tổng thống Truman đã để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc ngăn chận CS Tầu cần phải viện trợ nhiều hơn và có lẽ phải dùng cả không lực. Người ta bắt đầu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa? tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Bộ trưởng ngoại giao của Truman bị coi là thằng hèn, Tướng George Marshall, bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm bị coi là tên phản bội.

Lyndon Johnson hồi đó là Thượng nghị sĩ tiểu bang Texas (Jan/1951-Jan/1953) cho rằng Truman đã không tròn trách nhiệm để mất Trung Hoa, khi Johnson lên làm Tổng thống (1964) ông đã cố không đi vào vết xe đổ của quá khứ.

Cuộc Cách mạng Trung Hoa chỉ là sự nối dài quyền lực của Sô Viết. Dean Rusk nói Cách mạng Trung Hoa không phải của người Tầu mà là Made in Moscow. Nhiều người Mỹ cho rằng CS đang tiến bước mạnh và nếu không ngăn chận chúng sẽ tràn ngập thế giới (6). Các tài liệu về cuộc chiến vĩ đại này cho biết:

Năm 1946-1947 Tưởng có hơn 4 triệu quân chủ lực – Mao có khoảng 1 triệu 3 trăm ngàn quân chủ lực và 2 triệu du kích,

Giữa năm 1948 Tưởng còn 3 triệu rưỡi – Mao có 2 triệu 8,

Tháng 6-1949 Tưởng còn 1 triệu rưỡi – Mao có 4 triệu

Có dư luận chê Quốc Dân Đảng Trung Hoa có một lực lượng hùng hậu, được Mỹ viện trợ 4 tỷ đô la quân sự nhưng lại bị Cộng quân yếu hơn đánh bại. Người ta cũng nêu lý do Quốc Dân Đảng mất lòng dân, tàn ác trong khi đối phương tuyên truyền khiến đạo quân ngày càng lớn mạnh chuyển bại thành thắng.

Cũng có tài liệu nói sau Thế chiến thứ hai, cán cân quân sự nghiêng về phía Cộng Sản Tầu. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích. Vùng kiểm soát của họ có 19 căn cứ chiếm 1/4 lãnh thổ Trung quốc và 1/3 dân số gồm nhiều tỉnh thành quan trọng. Ngoài ra Nga Sô đã trao cho CS Tầu kho vũ khí to lớn lấy được của Nhật cũng như đã giúp họ nhiều quân viện, CS cũng được Nga giao cho miền Đông Bắc Trung Hoa (7)

Quốc Dân Đảng có ưu thế quân sự, họ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn khi ấy CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Tưởng Giới Thạch cho Mãn Châu là một vị trí chiến lược quan trọng cần phải chiếm giữ và đã đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân lên đánh CS được Mỹ giúp cho máy bay chuyển quân. Tưởng Giới Thạch thua trận mùa thu 1948 đó là một khúc quanh quan trọng trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng, QDĐ chia rẽ và vì xa trung tâm tiếp liệu ở miền Trung nên đã thảm bại (8). Một phần vì tại Hoa Bắc, Mãn Châu địch mạnh, một phần QDĐ bị suy yếu vì Thế chiến thứ hai, sự sai lầm của Tưởng cho chuyển quân lên vùng xa xôi nên đã mất hơn một triệu quân. Địch tuyển được nhiều quân, đánh biển người, một chiến thuật man rợ và lợi hại khiến QDĐ ngày càng thua nhiều trận lớn.

Tướng George Marshall nói không có dấu hiệu gì cho thấy Nga Sô viện trợ quân sự cho Mao, đó là điều ngây thơ lạc quan, khinh địch vốn dĩ của người Mỹ. Cuộc chiến Quốc-Cộng kéo dàì mấy năm, sôi động nhất là những năm 1947, 1948, 1949, hai bên đánh bằng cấp quân đoàn, lộ quân có khi lên tới hàng trăm sư đoàn. Nếu không có viện trợ của Sô Viết, Tầu Cộng lấy đạn dược tiếp liệu ở đâu để tham gia những trận đánh long trời lở đất trong cuộc nội chiến vĩ đại này?

Cũng y như trong cuộc chiến VN, các nhà học giả Mỹ nghiên cứu chiến tranh VN thường ít nói tới việc Quốc Hội Dân Chủ cắt giảm viện trợ 50% mỗi năm từ giữa 1973, họ chỉ chê bai chính phủ VNCH thối nát tham nhũng, sai lầm trong chiến thuật. Quốc Hội Mỹ cắt giảm viện trợ xương tủy, tháng 4/1975 quân đội VNCH không còn gì để chiến đấu. Người Mỹ chỉ trích QDĐ Trung Hoa và VNCH tham nhũng để mất nước mà không bao giờ nhìn nhận trách nhiệm của họ.

Chiếm được Trung Hoa, dân số chiếm một phần tư (1/4) thế giới hồi đó, cán cân giữa Thế giới Tự Do và khối CS lệch hẳn đi. Trước Thế chiến Thứ Hai chỉ có một mình nước Nga theo CS, dần dần trước sự sai lầm và dễ dãi của Hoa Kỳ, Staline chiếm được một giải đất rộng mênh mông từ Âu sang Á.

Sau này năm 1985 cựu Tổng thống Nixon nói (9) “Xô Viết không phải gửi quân nhưng đã thống trị được 9 nước kể từ 1974”. Nixon cảm phục Nga không đem quân sang, chỉ đứng ngoài giật giây mà đã chiếm được nhiều nước. Cuộc chiến tranh Quốc – Cộng 1946-1949 cho thấy Nga không đem quân vào, trong khi Mỹ đã đưa vào 50,000 quân mà vẫn thất bại.

Hoa Kỳ nhường Đông Âu cho Nga năm 1945 để nhờ họ đánh quân Nhật là một lỗi lầm tai hại, vừa mất Đông Âu rồi mất cả Trung Hoa. Người Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch vì vai trò chống Nhật của ông đã hết. Họ bỏ Trung Hoa cũng vì không thấy tầm quan trọng của vấn đề, chưa nhìn ra hậu quả lớn lao ngay sau đó là những cuộc chiến đẫm máu do CS gây ra.

Năm 1950, cuộc chiến Cao Ly và Việt Nam

Tù binh Pháp ở Điên Biên Phủ

Ngày 5-12-1949 Mao đã ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị đổ bộ chiếm Đài Loan. Ngày 5-1-1950 Truman tàn nhẫn tuyên bố thừa nhận Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc, ông ta nói sẽ không can dự vào cuộc tranh chấp, sẽ không viện trợ quân sự cho Tưởng, có nghĩa là công khai tuyên bố bỏ Đài Loan (10)

Mỹ công kích Tưởng và các Tướng lãnh QDĐ bất tài, tham nhũng làm mất Trung Hoa để tự bào chữa cho họ. Tháng 8-1949, Nga có bom nguyên tử không còn sợ Mỹ, CS giúp Bắc Triều Tiên (Cao Ly) vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên. Nga, Tầu bây giờ công khai đương đầu với Mỹ. Cuộc chiến bùng nổ khiến Truman hốt hoảng đưa quân vào miền Nam Triều Tiên can thiệp dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc. Mỹ tuyên bố bảo vệ Đài Loan khiến Đài Loan thoát chết trong gang tấc.

Tướng Navarre, cựu Tư lệnh Đông Dương nhận định

Qua kinh nghiệm đau thương Trung Hoa và nhất là Triều Tiên, người Mỹ mới nhận ra mối nguy Cộng Sản bành trướng tại Đông Nam Á, nhưng họ biết trễ mất 5 năm (11)

Người Mỹ biết tới sự nguy hiểm của CS trễ mất 5 năm vì không đề phòng Stalin

Hoa Kỳ từ 1950 bắt đầu được nếm mùi hậu quả của việc bỏ rơi Trung Hoa: đồng thời với chiến tranh Triều Tiên, từ 1950 Trung Cộng tiến sát biên giới Việt Hoa viện trợ, huấn luyện cho Việt Minh và thành lập nhiều sư đoàn chính qui (304 và 308, 312, 316, 320…) những năm 1950 và 1951, Việt Minh ngày càng lớn mạnh.

Chiến tranh Triều Tiên

Tháng 6/1950 Bắc Triều Tiên đưa 135,400 quân cùng 150 xe tăng, gần 200 máy bay vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Triều Tiên… Nam Triều Tiên yếu, thua chạy. Ngày 28-6, Bắc quân chiếm Hán Thành (Seoul).

TT Truman lệnh cho Tướng McArthur chở súng đạn giúp Nam Hàn. Ông không nghe cố vần đề nghị oanh tạc Bắc Hàn, các nước Tây phương đồng ý với Mỹ gửi quân. Truman ra lệnh cho Hải, Không quân Mỹ đánh vượt qua vĩ tuyến 38 nhưng không vào địa phận của Nga, Tầu.

Tháng 8-1950 quân Nam Hàn và Mỹ mới đến tiếp cứu rút về một góc tại bán đảo quanh tỉnh Pusan. Không quân Mỹ oanh kích mỗi ngày 40 phi vụ yểm trợ bộ binh, chống thiết giáp. Oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ căn Nhật sang yểm trợ, phá hủy hầu hết đường xe lửa, cầu, kho hàng tại Bắc Hàn. Thượng tuần tháng 9, quân đội Liên Hiệp Quốc và Nam Hàn đông và mạnh hơn Bắc Hàn nhiều theo tỷ lệ 180 ngàn so với 100 ngàn.

Mỹ bắt đầu phản công, đổ bộ tại Inchon và tiến về Bắc, lực lượng gồm Quân đoàn 10 (70 ngàn lính) có sự yểm trợ của 8,600 quân Nam Hàn. Tướng McArthur chiếm lại Seoul nhanh chóng. Quân Bắc Hàn bị chia cắt vội rút về Bắc, quân Liên Hiệp Quốc truy đuổi quân Bắc Hàn qua vĩ tuyến 38, Mỹ thừa thế tiến lên để chiếm luôn Bắc Hàn.

Ngày 4-1-1951 quân Trung Cộng và Bắc Hàn lại chiếm Seoul khiến Mỹ phải rút, Tướng Walker chết vì tai nạn, Tướng Ridway lên thay. Tình thế nghiêm trọng, McArthur dự tính xử dụng bom nguyên tử đối với Trung Cộng

Ngày 16-3-1953, Lộ quân 8 chiếm lại Seoul lần thứ 4 trong một năm, thành phố tan nát không còn gì, Tướng McArthur bị TT Truman cách chức ngày 14-5-1951: công khai đòi mở rộng chiến tranh và xử dụng bom nguyên tử. Ridway thay thế McArthur, tập hợp quân sĩ để phản công.

Khi cuộc chiến mới bắt đầu hai bên càn qua, quét lại các phần đất, nay mặt trận đã được định vị trí, hai bên đã bắt đầu thương thuyết. Họ đàm phán tại Kaesong ngày 10-7-1951, cả hai phía đều vừa đánh vừa đàm.

Ngày 29-11-1952 TT Eisenhower (Cộng Hòa) mới đắc cử hứa sẽ đem lại hòa bình, ông đi Triều Tiên tìm giải pháp. Liên Hiệp Quốc chấp nhận đề nghị của Ấn Độ hai bên đình chiến. Ngưng bắn được thực hiện ngày 27-7-1953 tại vùng giới tuyến gần Vĩ tuyến thứ 38 và một vùng phi quân sự Demilitarized zone (DMZ) được thiết lập quanh vĩ tuyến cho tới nay vẫn được giữ nguyên. Cho tới nay không có Hiệp định nào được ký kết.

Bản tin CBS news cho biết con số của Ngũ Giác Đài (12) tại Triều Tiên 1950-1953, Mỹ có 36, 516 người lính tử trận.

Chiến tranh Việt Nam

Người Mỹ tránh can thiệp Trung Hoa những năm 1947, 48… vì sợ sa lầy nhưng sau đó họ đã bị sa lầy vì chiến tranh Triều Tiên và sau Triều Tiên là cuộc chiến VN lớn và tàn khốc, lâu dài, tối tân gấp 10 lần cuộc chiến Triều Tiên.

Năm 1950 Trung Cộng giúp Việt Minh thành lập năm sư đoàn chính qui: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng. Việt Minh nay công khai đánh Pháp bằng những đơn vị lớn. Cuối tháng 7-1953 Triều Tiên đình chiến, Trung Cộng viện trợ cho VM tăng vọt hơn trước để đánh Điện Biên Phủ. Mỹ cũng tăng viện trợ cho Pháp, năm 1954 Mỹ đã gánh 78% chiến phí (13). Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh lịch sử này, tổng cộng 63,000 người gấp 4 lần Pháp (12 tiểu đoàn và 5 tiểu đoàn nhẩy dù) (14). Tháng 3/1954 Tình hình quân sự ĐBP ngày một xấu, phi trường bị pháo kích hư hại, sau ngày 26-3-1954, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược, số phận của ĐBP đã được quyết định rồi.

Pháp và Mỹ đều thấy nguy cơ ĐBP sẽ thất thủ. Từ cuối tháng 3, Tòa Bạch Ốc đã nghiên cứu kế hoạch cứu nguy ĐBP bằng oanh tạc ồ ạt với khoảng gần 100 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi chiếc mang 9 tấn bom cùng với 400 máy bay chiến đấu hộ tống. Kế hoạch lấy mật danh Kên Kên

TT Eisenhower muốn hỏi ý kiến Quốc hội vì rút kinh nghiệm chính phủ Truman tham chiến tại Triều Tiên không đưa ra Quốc hội đã bị chỉ trích. Kế hoạch này được các sử gia Bernard Fall và Philippe Devillers tường thuật lại thập niên 60 (15).

Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị Đại diện Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật với các vị Đại diện Hành pháp. Thượng nghị sĩ Lyndon Johnson (Texas) phát biểu đòi phải lập Liên Minh quân sự, các vị Đại diện Quốc hội khác đồng ý với Johnson nên người ta coi như ông đóng vai chính trong việc ngăn cản chiến dịch cứu nguy bằng oanh tạc trong khi tình hình ĐBP vô cùng nguy khốn không có thì giờ lập liên minh quân sự.

Sáng 23-4 Ngoại trưởng Pháp Bidault đưa cho Ngoại trưởng Mỹ Dulles thư của Navarre mới gửi, ĐBP sắp sụp đổ, muốn ngăn chận tai họa đó chỉ còn cách cho oanh tạc ồ ạt, nước Mỹ có thể xét lại kế hoạch Kên Kên được không?

Bi kịch cuối cùng là cuộc họp của TT Eisenhower, Đô đốc Radford TTMT, một số viên chức cao cấp ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Giới quân sự chỉ có Đô đốc TTMT Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương (không cần Quốc Hội) để cứu ĐBP. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT Không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp. ĐBP thất thủ ngày 7-5-1954.

Hậu quả của việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (16). Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện chiến dịch Kên Kên để cho Việt Minh, phía CS thắng lớn, ĐBP đã làm rung động cả thế giới, nó thay đổi cả một khúc quành lịch sử.

Trong phần kết luận cuốn ĐBP, GS Bernard Fall cho rằng Tây phương (Anh-Mỹ) tránh can thiệp vào Đông Dương năm 1954 mà sau này họ phải can thiệp năm 1967 (VNCH). Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn (17) và gần đây hai nhà sử gia Logevall, Ted Morgan cũng đồng quan điểm trong hai cuốn sách lớn viết về ĐBP và cuộc chiến Đông Dương lần thứ I

Bernard Fall nói: Ở đây ĐBP không phải chỉ là thất trận của Pháp mà cả của Mỹ. (18)

Hoa Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt chủ lực quân địch, để 10 năm sau vào năm 1964, 65 đạo quân đó lớn mạnh và người Mỹ phải đương đầu với một cuộc chiến vô cùng đẫm máu. Thượng nghị sĩ Johnson đã trở thành Tổng Thống Mỹ, ông phải gánh chịu hậu quả của chính ông, 10 năm trước (1954) Johnson đã ngăn cản chiến dịch Kên Kên.

Mỹ sợ sa lầy tại ĐBP và cuối cùng họ phải tốn kém 141 tỷ đô la (19) và hơn 58,000 người lính tử trận. Thượng Nghị Sĩ Lyndon Johnson và TT Eisenhower là hai người chịu trách nhiệm nặng nề nhất về sự sai lầm này. Nếu thực hiện kế hoạch Kên Kên chưa chắc đã mất miền Bắc, chưa chắc đã có Hiệp Định Geneve và cuộc di cư vĩ đại.

Chiến tranh Việt Nam sang thập niên 60, 70 lớn và tàn phá hai miền lâu dài và nhiều hơn Triều tiên gấp 10 lần, số bom đạn được ném tại Việt Nam và Đông Dương từ thập niên 60 nhiều hơn số bom ném tại Âu Châu thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trận oanh tạc Linebacker từ tháng 5 tới tháng 9-1972 tại Vùng I và trận oanh tạc Linebacker II cuối năm 1972 tại Hà Nội, Hải Phòng đã xử dụng mỗi trận khoảng 200 B-52, tức một nửa số B-52 của Mỹ. Riêng trận oanh tạc cuối năm 1972 tại Bắc Việt trong 11 ngày đêm được coi là lớn nhất thế giới kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai.

CSBV đưa vào trận Mùa hè đỏ lửa 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập, và 300 xe tăng, phía VNCH có 13 sư đoàn và 15 liên đoàn Biệt động quân. Trận tấn công Sài Gòn tháng 4-1975, CSBV đã đưa vào đây khoảng 15 sư đoàn (tương đương 5 quân đoàn) và trên 10 trung đoàn độc lập, tổng cộng 20 sư đoàn. Phía VNCH có 13 sư đoàn nhưng bị cạn kiệt về tiếp liệu đạn dược

Năm 1972, TT Nixon tìm cách ra khỏi cuộc chiến không lối thoát, ông thành công trong việc hòa với Trung Cộng để tìm hòa bình cho VN. Tháng 2/1972 TT Nixon sang Tầu, cái bắt tay giữa Mao Trạch Đông và Richard Nixon ít ra cũng đã làm cho nước Mỹ và cả Đông Nam Á một nền hòa bình cho tới nay đã được nửa thế kỷ. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon hòa với Tầu Cộng để rút bỏ miền Nam, nhưng ông không có thực quyền để làm vậy. TT Nixon vẫn đứng sát TT Thiệu thành một phòng tuyến chống CS (20), nhưng người dân Mỹ, Quốc Hội (Dân Chủ) muốn ký Hiệp Định để chấm dứt sự can thiệp một cách có danh dự, nguyên nhân cuộc chiến nay không còn nữa (21)

Ngày 7-11-1972, Nixon đại thắng với số phiếu cao nhất từ xưa đến nay: 520 phiếu Cử tri đoàn (96% số phiếu), hơn đối thủ McGovern 18 triệu phiếu Phổ thông, nhưng đối lập Dân chủ vẫn giữ ưu thế Lưỡng viện: Hạ Viện 56%, Thượng viện 57%. Họ kết hợp với Truyền thông và Phản chiến nên rất mạnh, Nixon không có quyền gì mấy.

Kết Luận

Các vị chức sắc Quốc Hội muốn TT Nixon phải ký sớm Hiệp Định Ba lê nếu không họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước để đổi tù binh (22). Ngày 2-1973 Hạ Viện Dân Chủ bầu nội bộ tỷ lệ 154/75 cắt hết viện trợ Đông Dương để đổi lấy tù binh tại Hà Nội và rút hết quân, khi lên Thượng Viện tỷ lệ 30/12. Dân Chủ đe dọa VNCH

Sáu tháng sau Hiệp Định Paris 27-1-1973, Quốc Hội (Dân Chủ) cắt giảm viện trợ VNCH mỗi năm 50%. Ngày 8/8/1974 Nixon từ chức để khỏi bị Quốc Hội truất phế vì vụ Watergate. Tới cuối tháng 4/1975, quân đội VNCH chẳng còn gì để tiếp tục cuộc chiến.

Năm 1975 họ vứt bỏ Đông Dương và bây giờ cũng chẳng còn gì để vứt bỏ.

Khi bỏ rơi Quốc Dân Đảng Trung Hoa, TT Truman không nghĩ tới hậu quả tàn khốc của nó ngay sau đó và còn kéo dài tới tận ngày hôm nay.

So sánh Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từ thời TT Clinton, nhất là thời TT Obama họ đi hia bẩy dặm.

Năm 1970 TSL Mỹ là 1,075 tỷ. TSL Trung cộng 89 tỷ

Năm 1980 TSL Mỹ 2,862 tỷ. TSL TC lên 305 tỷ

Năm 1990 TSL Mỹ 5,979 tỷ, TSL TC lên 398 tỷ

Năm 2000 TSL Mỹ 10,284 tỷ, TSL TC lên 1,214 tỷ

Năm 2010 TSL Mỹ 14,964 tỷ, TSL TC lên 6,066 tỷ

Năm 2015 TSL Mỹ 18,036 tỷ, TSL TC lên 11,158 tỷ

Năm 2019 TSL Mỹ 21,439 tỷ, TSL TC lên 14,140 tỷ

(GDP in the United States and leaders; List of countries by largest historical GDP)

Trung Cộng làm gia công cho các nước phát triển, nhờ cái đống thịt nên giá thành hàng hóa rẻ họ thu được rất nhiều ngoại tệ.

Tiền nhiều họ tăng cường Ngân sách Quốc Phòng

Từ 1992 tới 2002 Ngân sách quốc phòng Hoa Lục tăng khiêm tốn từ 7 tỷ tới 20 tỷ, nhưng 10 năm sau NSQP của họ tăng vọt hơn 5 lần (23).

Năm 2002 tới 2012 NSQP tăng từ 20 tỷ tới 107 tỷ. Trung Cộng càng phồn thịnh về kinh tế lại càng tăng cường quân sự khiến Mỹ, các nước Đông nam Á lo ngại. Những năm gần đây thời Tập Cận Bình họ gia tăng NSQP với tỷ lệ cao: Năm 2014 NSQP là 132 tỷ, năm sau 2015 lên 141 tỷ, năm 2016 lên 147 tỷ, năm 2018 lên 175 tỷ, 2019 tăng 224 tỷ, nay 2020 tăng 237 tỷ (Mỹ nay 750 tỷ)

Ngày 28/5/1993 TT Bill Clinton ký Executive order khiến nước Mỹ mất 10 triệu jobs (xin coi How Bill Clinton sent manufacturing jobs to China) và GDP Trung Cộng tăng nhanh vùn vụt.

TT Trump chống Tầu từ nhiều năm trước. Ông đã viết sách nhắc nhở mối nguy của Hoa Lục. Một bài trích trong cuốn sách của Donald Trump đã đăng trên truyền thông cho thấy chủ trương chính sách chống Tầu của ông: Mỹ sẽ không để mất việc làm vì Trung Cộng, ta cần hành động.

Mặc dù những sai lầm của quá khứ nhưng việc ngăn chận sự bành trướng quân sự của Hoa Lục và sự cướp đoạt công việc của Mỹ nay vẫn chưa muộn.

Trọng Đạt

Cước chú

(1) Arthur Conte, Yalta Ou Le Partage Du monde, viết năm 1974.

(2) Lịch Sử Thế Chiến Thứ Hai (Histoire de La Seconde Guerre Mondiale)

(3) Năm 1957 C.V Gheorghiu viết Les Sacrifies du Danube, thể hiện nỗi uất hận của những nước Đông Âu trong vùng Danube: … đã bị Hoa Kỳ bán cho Sô Viết

(4) Quốc Cộng Đàm Phán, phim lịch sử Hồng Kông quay thập niên 80 kể lại giai đoạn này

(5) La Guerre civil en chine, Geographie.blog le monde.fr

(6) Communists Win China’s War, Macrohistory and World Time Line, Fsmitha.com

(7) Chinese civil war, Wikipedia

(8) Chinese Communist Revolution, Wikipedia

(9) Richard Nixon, No More Vietnams trang 214

(10) https://nationalinterest.org/blog/buzz/history-question-why-did-china-never-invade-taiwan-96271

(11) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 27

(12) United States military casualties of war Wikipedia

(13) The Pentagon Papers Volume 1, Chapter 2.

(14) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH 1972, trang 160

(15) Bernard Fall, Hell in A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu;

Philippe Devillers: End of a War, Indochina, 1954

Gần đây, Giáo sư Fredrik Logevall và ký giả Ted Morgan đã đề cập lại đề tài này trong hai tác phẩm lớn của họ: Fredrik Logevall: Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam, 2012; Ted Morgan: The Valley Of Death, The Tragedy at Dien Bien Phu That Led America Into The Vietnam, 2010.

(16) Bernard Fall, Hell in A Very Small Place trang 313

(17) Bernard Fall, Hell in A Very Small Place trang 462

(18) Hell in A Very Small Place trang 461.

(19) New york Times- US spent $141 Billion in Vietnam in 14 years

(20) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam, trang 199

(21) Sách nói trên trang 200

(22) Sách kể trên trang 200: Legislation to terminate the war

(23) Wikipedia: Military budget of China

Fwd Fr:  Mr. Money Nguyen

timothy_nguyen@outlook.com

No comments:

Post a Comment