Wednesday, April 29, 2020

20200430 Ban tin bien Dong


20200430 Ban tin bien Dong


Trump says China wants him to lose re-election race
Huawei’s HiSilicon overtakes Qualcomm as China’s top smartphone processor supplier for first time
U.S. Coronavirus Death Toll Is Far Higher Than Reported, C.D.C. Data Suggests
What it's like to get up close with Russian aircraft over the Arctic, according to an F-22 pilot who's done it
Trump administration asks intelligence agencies to find out whether China, WHO hid info on coronavirus pandemic
Fauci: New Drug Remdesivir Cuts Down Coronavirus Recovery Time | NBC Nightly News
The South China Sea: A Rash of China Bashing Breaks Out During COVID 19 Pandemic – Analysis

Mach Song bpsos@bpsos.org
Tue, Apr 28 at 3:22 PM

Uỷ Hội Hoa Kỳ: Báo cáo tình trạng tự do tôn giáo thế giới năm 2019
  • Khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC
Mạch Sống, ngày 28 tháng 4, 2020
  
Qua buổi họp trực tuyến, Uỷ Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) công bố bản phúc trình thường niên gửi Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống về tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới năm 2019, kèm với các khuyến nghị. Việt Nam thuộc 5 quốc gia được khuyến nghị đưa vào danh sách Các Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) vì đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng.

Bản báo cáo tường trình các hành vi sách nhiễu và bách hại nhằm ngăn cản sinh hoạt tôn giáo thuộc các cộng đồng Cao Đài, Phật Giáo Khmer Krom và Đạo Dương Văn Mình; tình trạng vô hộ khẩu, vô hộ tịch của ít ra trên 10 nghìn người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành; vụ đập phá Chùa Linh Sơ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Kontum; việc công an hành hung 6 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo khi họ phản đối nhóm người PGHH thân nhà nước thay sửa di tích tôn giáo là An Hoà Tự ở An Giang. Vụ cưỡng chiếm đất của cộng đồng Vườn Rau Lộc Hưng và Giáo Xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng cu~ng được báo cáo. Về tù nhân lương tâm, bản phúc trình nhắc đến 2 trường hợp tiêu biểu là Nguyễn Bắc Truyển và Lê Đình Lượng.

"Uỷ Hội USCIRF là tổ chức tư vấn độc lập cho cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại để thăng tiến tự do tôn giáo toàn cầu," Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của tổ chức BPSOS, giải thích. "Tiếng nói của họ mang tính độc lập và do đó có nhiều ảnh hưởng không chỉ đối với chính phủ Hoa Kỳ mà còn với LHQ và nhiều quốc gia trên thế giới." 
20200430 BTBD 01
Ngoài khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC, Uỷ Hội USCIRF còn yêu cầu toà Đại Sức Hoa Kỳ ở Việt Nam theo dõi việc đăng ký sinh hoạt và hoạt động tôn giáo, và lập danh sách các nơi thờ tự bị đe doạ để kịp thời can thiệp trước hiểm hoạ bị cưỡng chiếm, đập phá.

Bản phúc trình ghi nhận một số diễn tiến tích cực trong năm 2019, như sự kiện Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự buổi họp ở TP Đà Nẵng với chức sắc của nhiều tôn giáo, sự kiện Chi Phái Cao Đài 1997 tổ chức lễ hội ngoài trời với 250 nghìn tín đồ tham dự, quyết định ngưng cưỡng chế cơ sở và đất của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, và sự chấm dứt hoạt động bạo lực của các Hội Cờ Đỏ. Bản phúc trình cu~ng ghi nhận là Uỷ Ban Tôn Giáo Trung Ương đã mở một số cuộc điều tra về sự lạm quyền của một số giới chức địa phương khi thực thi Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo.

"Điểm đáng chú ý là bản phúc trình năm nay nói đến sự lên tiếng mạnh mẽ của LHQ," Ts. Thắng nhận xét. "Sự kết hợp giữa Hoa Kỳ, các quốc gia thuộc Liên Âu, các định chế nhân quyền trong khu vực Đông Nam Á và các cơ quan LHQ là một trọng tâm chiến lược về quốc tế vận của BPSOS từ nhiều năm qua."

Bản phúc trình của USCIRF nhắc nhở là chính phủ Việt Nam vẫn làm ngơ trước khuyến nghị của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ là phải truy tố các thành viên chủ lực của các Hội Cờ Đỏ, chấm dứt việc ép các tín đồ Tin Lành người Hmong và người Tây Nguyên bỏ đạo, và ngưng trả thù những người báo cáo vi phạm nhân quyền. Trong phần này, bản phúc trình dẫn chứng qua trường hợp Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của Ông Nguyễn Bắc Truyển, tiếp tục bị cấm xuất cảnh.

Bản phúc trình ghi nhận là tháng 9 năm 2019, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định Số 1252/QĐ-TTg chỉ thị việc nghiên cứu để thực thi các khuyến nghị của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ.

"Cách thức của chúng tôi là vận dụng mọi cơ hội để tạo áp lực từ nhiều hướng và tăng dần các áp lực ấy với thời gian," Ts. Thắng giải thích. "Bản phúc trình năm nay của Uỷ Hội USCIRF thể hiện sự tiến triển trong chiều hướng này."

Cu~ng trong chiều hướng phối hợp đa phương ấy, ngày 26 tháng 4 vừa qua, Bà Anurima Bhargava, vị Uỷ Viên USCIRF hướng dẫn phái đoàn thị sát Việt Nam tháng 9 vừa qua, đã cùng với Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Dân Chủ, California) có bài quan điểm đăng trên The Hill, một trong 2 tờ báo tập trung vào thành phần độc giả là các nhà làm luật ở Quốc Hội Hoa Kỳ. Hai tác giả này, đều đứng ra "bảo trợ" cho tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Ông Truyển. Cùng ngày, Mạng Lưới Các Nghị Sĩ Vì Tự Do Tôn Giáo, bao gồm nhiều trăm nghị sĩ quốc hội trên toàn thế giới, cùng với tổ chức Các Nghị Sĩ ASEAN Vì Nhân Quyền cu~ng lên tiếng kêu gọi tự do cho Ông Truyển.

Bản phúc trình hoan nghênh Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thể hiện sự quan tâm đến tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam qua việc sắp xếp để Mục Sư A Ga thuộc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ và Ông Dương Xuân Lương, tín đồ Cao Đài, tham gia phái đoàn gặp Tổng Thống Donald Trump tại Toà Bạch Ốc vào tháng 7 năm 2019, nhân dịp Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo.

Bản phúc trình nhắc đến việc giới chức Hoa Kỳ đã nhanh chóng nêu quan ngại với chính phủ Việt Nam về sự việc Chánh Trị Sự Cao Đài Hứa Phi bị hành hung và bị ngăn cản tham gia một cuộc họp với phái đoàn của Hoa Kỳ.

Tháng 9 năm 2019, Uỷ Hội USCIRF thực hiện chuyến thị sát Việt Nam và phái đoàn của uỷ hội đã gặp gỡ nhiều thành phần khác nhau để thu thập thông tin cho bản phúc trình. Tuy nhiên, một số người đã bị chính quyền Việt Nam ngăn cản khi nhận được lời mời gặp của phái đoàn.

Đến nay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa 9 quốc gia vào danh sách CPC theo khuyến nghị của Uỷ Hội USCIRF. Còn 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, được khuyến nghị nhưng chưa bị liệt kê vào danh sách này.

Theo Ts. Thắng, hầu hết các sự kiện được nêu ra trong bản phúc trình đều có thể truy nguyên đến các bản báo cáo vi phạm được thực hiện bởi chính thành viên của các cộng đồng tôn giáo bị bách hại.

Từ năm 2012 đến nay, BPSOS đã huấn luyện viết báo cáo vi phạm cho gần 2000 thành viên của các cộng đồng này. Họ đã thực hiện nhiều trăm vụ báo cáo, được BPSOS đúc kết thành khoảng 200 bản báo cáo chính thức nộp cho LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội USCIRF, chính quyền Liên Âu và nhiều toà đại sứ ở Việt Nam. Danh sách các bản báo cáo từ 2015 đến nay được liệt kê tại: 

Bài liên quan:

Bài quan điểm đăng trên tờ The Hill: The rising cost of religious freedom in Vietnam
https://thehill.com/blogs/congress-blog/foreign-policy/494450-the-rising-cost-of-religious-freedom-in-vietnam 
  
Bản dịch tiếng Việt của Liên Minh Chống Tra Tấn - Việt Nam: https://www.facebook.com/endtorturevn/posts/916052685506395?__tn__=K-R 
  
Chương Trình Đối Phó Đại Dịch
Bản Tin Số 6 -- Ngày 29 tháng 4, 2020

Trình Bày Trực Tuyến về Chương Trình PPP & EIDL
Với Sự Tham Gia của Nhân Viên SBA
Ngày 30 tháng 4, lúc 3:00 - 4:30pm

Thứ Năm ngày 30 tháng 4 tới đây, lúc 3:00pm - 4:30pm giờ Hoa Thịnh Đốn, BPSOS sẽ tổ chức lần 3 buổi trình bày về 2 chương trình cho giới tiểu thương vay tiền: Paycheck Protection Program (Hỗ Trợ Lương Bổng) và Economic Injury Disaster Loan (Hỗ Trợ vì Thiệt Hại Kinh Tế do Thảm Hoạ). Đặc biệt có phần hướng dẫn để đề phòng các nghiệp vụ lừa đảo, tránh tiền mất tật mang.

Trong thành phần diễn giả có 2 nhân viên của Cơ Quan Quản Trị Tiểu Thương (SBA) nói tiếng Việt:
  • Ông Nguyễn Hiền, Giám Đốc Trung Tâm Vay Tiền của SBA ở Sacramento
  • Ông Samuel Huỳnh, Nhân Viên Điều Tra, Văn Phòng Tổng Kiểm Sát của SBA

Sau khi ghi danh, quý vị sẽ nhận đường link để tham dự buổi trình bày.

Ban tổ chức xin lỗi trước về sự trùng lập về thời gian với sinh hoạt tưởng niệm ngày 30 tháng 4, vốn mang ý nghĩa quan trọng đối với người Việt tị nạn cộng sản. Vì tình hình khẩn cấp của 2 chương trình PPP và EIDL cùng với giới hạn về thời gian của một số diễn giả, chúng tôi không thể dời buổi trình bày qua ngày sớm hơn hay trễ hơn.

Trình Bày Trực Tuyến về Đối Phó Đại Dịch
Hiểu Tâm Lý, Bày Tỏ Cảm Xúc, Quan Hệ Lành Mạnh &
Giải Quyết Tích Cực
Ngày 7 tháng 5, lúc 3:00 - 4:30pm

Đại dịch không chỉ mang đến những hậu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lý và đời sống của chúng ta.

Nỗi cô đơn khi ông bà, cha mẹ phải cách ly lâu ngày với con cháu, cảm giác tù túng do bị hạn chế đi lại, các xung đột trong gia đình gia tăng vì đời sống gò bó, nỗi lau âu về sức khoẻ và tương lai... Tất cả đều có những tác động nhất thời hoặc lâu dài lên tâm lý của phần lớn chúng ta.

Trong khi đó, do tập quán và văn hoá, người Việt ít khi để ý hoặc nói đến các vấn đề về cảm xúc và tâm lý.

Trong buổi trình bày trực tuyến lần 4, BPSOS mời một số chuyên gia về tâm lý học, về ngành dịch vụ xã hội và về hạnh phúc gia đình chia sẻ kinh nghiệm và hướng đồng hương người Việt những biện pháp đối phó về mặt cảm xúc và tâm lý.


Sau khi ghi danh, quý vị sẽ nhận đường link để tham dự buổi trình bày.

Để nhận email thông báo các buổi trình bày trực tuyến kế tiếp, xin ghi danh: https://attendee.gotowebinar.com/register/1918691077821779981


Wed, Apr 29 at 2:55 PM

Tuấn Khanh: Người, là ai? 
20200430 BTBD 02
Để nhắc về chuyện “người”, cũng nên nhắc qua về chuyện ông Phạm Văn Đồng đi Pháp vào tháng 4 năm 1977, khi được báo chí phỏng vấn về chuyện sau khi vào được miền Nam, chính quyền Bắc Việt đã đưa hàng trăm ngàn người miền Nam đi tù, gọi là “học tập cải tạo”, ông Đồng đã trả lời bằng tiếng Pháp, rằng “chúng tôi gọi đó là những trại phục hồi, một quan niệm cực kỳ nghiêm túc về nhân quyền”.
Ông Đồng mô tả rằng những người được đưa đi “phục hồi” đó là những kẻ “tội ác tày trời”, nhưng không nói rõ là tội ác với ai. Ông so sánh chính thể miền Nam như một chế độ Đức Quốc Xã.
“Những người này, chúng tôi cho họ một cơ hội để trở lại làm người”, ông Đồng trợn mắt, chỉ tay, nhấn mạnh, về những người đang bị giam giữ.
Theo trang Việt Nam Sử Liệu, sau năm 1975, các trại “cho trở lại làm người” ấy đã giam nhốt hàng trăm ngàn sĩ quan , kể cả các viên chức dân sự từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những người này phải đi học tập cải tạo ở những trại tập trung rất xa gia đình, mà trong một thời gian dài khởi đầu, không ai biết tung tích của họ ở đâu, sau khi bị lừa bằng những cuộc trình diện ngắn hạn, rồi bắt đi. Cho đến nay, người bị học “trở lại làm người”, lâu nhất là 17 năm , được ghi nhận từ hồ sơ H.O (Humanization Organization ) của Bộ Ngoại giao Mỹ .
Cũng đã có rất nhiều người chết trong khi đi “học làm người” như vậy.
Năm 2001 , báo Orange County Register của Mỹ đăng một loạt bài về cuộc đời của những người từng sống trong trại cải tạo ở Việt Nam . Kết quả tìm hiểu của tờ báo từ năm 1975 đến năm 2001 cho biết ước tính một triệu người bị giam giữ mà không có cáo buộc chính thức hay được xét xử và 165.000 người chết. Tài liệu gốc có thể tham khảo ở đây https://bit.ly/3eRDHYP . Theo các nhà phân tích thì việc bị giam giữ dài hạn, và thường bị chuyển từ trại này sang trại khác có dụng ý chia cắt để tù nhân, không liên kết với nhau được và đường dây liên lạc với gia đình thêm khó khăn, tạo mặt bằng nhân tâm của miền Nam suy sụp. Đến năm 1980, Hà Nội xác nhận là còn khoảng 26.000 người bị giam, nhưng giới ngoại giao thì tin rằng con số thật cao hơn nhiều (“Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont”, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần IV về Á Châu).
Ông Phạm Văn Đồng (1906-2000) là thành phần Cộng sản phiên bản gốc, đi theo con đường của Hồ Chí Minh từ năm 1925. Năm 1926, ông được đào tạo tại Quảng Châu, Trung Quốc, và cũng là người được lịch sử đảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi là người học trò giỏi của ông Hồ Chí Minh. Ông cũng được đặt bí danh theo họ, kiểu như người Hoa, là đồng chí Tô.
Việc đưa hàng trăm ngàn người miền Nam đi “học trở lại làm người” (có tài liệu cho rằng con số gần 1 triệu người) được biết chủ trương kiểm soát con người và thực địa, dựa theo các Nghị Quyết cũ, số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 để đưa những người Cộng hòa Miền Nam có nguy cơ chống cộng đi “học tập cải tạo”, cũng từ sự cổ vũ của ông Phạm Văn Đồng. Những nghị quyết như vậy, với ông Đồng, cũng đưa rất nhiều người miền Bắc trong các thời kỳ Nhân văn Giai Phẩm, Xét lại chống đảng… đến chỗ lưu đày hay giam hãm.
Cũng nên nhắc về các “trại phục hồi” ấy, một trong những nhân vật tiêu biểu bị đưa đi “học làm lại cách làm người” như ông Đồng nói, là một người kiến tạo môi trường giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa. Hay chính xác hơn, là Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân – Tổng trưởng Văn Hóa – Giáo dục – Thanh niên của Việt Nam Cộng hòa.
Ông là một học sĩ, tốt nghiệp các văn bằng về kinh tế, giáo dục ở Pháp, Anh và Mỹ, rồi ông về nước, bắt đầu phụng sự cho giáo dục tại Việt Nam từ năm 1963. Những gì mà ông để lại cho miền Nam là không kể xiết, bởi mục đích của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân là nhằm xây dựng một tương lai mới của Việt Nam, với con người và tri thức tốt nhất để phát triển đất nước, nhất là một mai, khi quê hương thôi chiến tranh.
Cũng nhờ giáo sư Nguyễn Duy Xuân, mà Cần Thơ với hệ thống đại học và ký túc xá, các cơ sở thiết bị phụng sự nghiên cứu, giáo dục tốt nhất, đã thoát khỏi vị trí một miền quê hẻo lánh trở thành Tây Đô, vượt lên cạnh tranh với cả Sài Gòn. Đi xa học hỏi và thành đạt, nhưng ông không quên tìm cách, dựng xây chốn quê nghèo nàn của mình ngày xưa.
Giáo sư Nguyễn Duy Xuân cũng bị coi là thành phần “tội ác tày trời” và phải đi học “trở lại làm người” trong một chế độ lao tù hà khắc. Là một người hoạt động tri thức, chân yếu tay mềm, giáo sư Nguyễn Duy Xuân đã không chịu đựng nổi những ngày tháng sau 1975 ấy. Ngày 10 tháng 11, 1986, ông trút hơi thở cuối cùng tại trại tù Ba sao, Hà Nam vì bệnh tật và suy kiệt. Đến năm 2015, gia đình của ông mới nhận lại được tro cốt, chuyển từ xe lửa từ trại giam Nam Hà về Sài Gòn. Dù gia đình (vợ và hai cô con gái) của giáo sư Nguyễn Duy Xuân nay đã định cư ở Pháp, nhưng phải để lại phần tro bụi của giáo sư tại một ngôi chùa ở quận Bình Thạnh, bởi ước nguyện cuối cùng của giáo sư là sống làm người Việt, thì chết cũng sẽ phải nằm lại trên đất Việt. Nếu có một kiếp sau, ông lại tiếp tục phụng sự cho quê hương mình.
Trong suốt cuộc đời, giáo sư Nguyễn Duy Xuân chưa bao giờ cầm súng bắn ai. Ông cũng chưa bao giờ ký một lệnh nào để làm hại ai hay thiệt hại cho tổ quốc mình. Ông chỉ là một người yêu nước, yêu sự phát triển văn minh và yêu hòa bình. Ấy vậy mà, ông bị coi là “tội ác tày trời” và bị đưa đi “học để có thể trở lại làm người”.
“Người” được định nghĩa thế nào, là ai, theo dòng lịch sử?
Tôi muốn nhắc lại về một con người Việt Nam đáng kính trọng, nhưng có thể lãng quên. Tôi không còn đủ sức để căm ghét hay hận thù, với những thứ diễn ra chung quanh mình từ thời ấu thơ cho đến nay, nên tôi chỉ còn dành sức để tiếc thương, để nhớ và kể về những gì tốt đẹp nhất mà con người Việt Nam đã có.
Và đã bị hủy diệt.



No comments:

Post a Comment