Sunday, April 12, 2020

20200414 Ban tin bien Dong


20200414 Ban tin bien Dong

3 types of the CCP virus are spreading; Chinese province plans to add 52,000 quarantine rooms
Descent into Hell: Life of the Chinese Under the Chinese Communist Party (Part Two) | NTD
Exclusive: China’s Gestapo” Exposed in Leaked Document, China tech companies threat national security
1st documentary movie on the origin of CCP virus. Tracking Down the Origin of the Wuhan Coronavirus
The CCP makes profits from the coronavirus pandemic. Ending lockdowns in Wuhan? |CCP Virus|Crossroads
[CCP Virus] Virus Test Kits Contaminated with Virus; China Folds in Narrative War|Coronavirus update
[CCP Virus] China Sends the World Faulty Medical Supplies; Propaganda Agents Exposed | Crossroads
China Suppresses News on CCP Virus; Second Wave Outbreak Possible | Crossroads by The Epoch Times
What the coronavirus hasn't stopped: Beijing's buildup in the South China Sea
20200414 BTBD 01
A 2017 photo shows an airstrip and other structures on China's man-made Subi Reef in the Spratly Islands in the South China Sea. (Bullit Marquez / Associated Press)
20200414 BTBD 02
A 2016 satellite image shows what is claimed to be an under-construction airstrip at Chinese-controlled Fiery Cross Reef in the Spratly Islands. (DigitalGlobe)
Wuhan is open and infections are down, but China's coronavirus numbers can't be trusted
Recovered coronavirus patients test positive again in blow to immunity hopes
New Chinese Assault Carrier Catches Fire



Một Lần Nghe Thái Thanh Hát Ở Sài Gòn Sau 1975
23/03/2020
·         Thân Nguyễn
·         


Hội Ca Cầm năm 1982. Tác giả Thân Nguyễn hàng ngồi, thứ nhì từ bên trái. Nhà báo Trần Đại Lộc ngồi bìa phải

Sự ra đi của nữ ca sĩ Thái Thanh mới đây đã để lại bao nhiêu thương tiếc trong giới yêu âm nhạc cả trong nước Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Càng đáng tiếc hơn khi tang lễ của cô diễn ra trong thời điểm Cali có lệnh cấm tụ tập để ngăn ngừa sự lây lan dịch cúm COVID-19. Nhiều người ái mộ sẽ không được viếng cô lần cuối.
Nhiều người biết rằng sau 1975, trong thời gian 10 năm ở lại Sài Gòn trước khi đoàn tụ gia đình tại Mỹ, Thái Thanh không bao giờ hát trở lại trước công chúng. Vậy mà tôi là một trong những người có vinh dự được nghe cô hát ở Việt Nam trong một lần hiếm hoi, tại tư gia của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Năm đó là vào khoảng đầu năm 1982.  Tôi là một thành viên trong nhóm thân hữu có tên là Hội Ca Cầm. Chúng tôi bao gồm đủ thành phần xã hội: công nhân, giáo viên, lao động tự do, bác sĩ, cựu viên chức- sĩ quan VNCH mới đi học tập về… nhưng có cùng một sở thích: yêu âm nhạc, và vẫn muốn hát với nhau những bài hát trước 1975. Hội Ca Cầm được thành lập bởi anh Trần Đại Lộc (cựu nhà báo của Nhật Báo Người Việt). Nhóm chúng tôi họp nhau khá thường xuyên để ca hát, đặc biệt là sau khi bác Doãn Quốc Sỹ được trả tự do lần đầu vào năm 1980. Nhiều ca nhạc sĩ chuyên nghiệp như Tâm Vấn, Anh Ngọc, Duy Trác, Thái Hiền, Trần Quang Lộc, Nguyễn Quyết Thắng, Phan Ni Tấn… từng tham gia những buổi văn nghệ của Hội Ca Cầm.
Cuối năm 1981, ca sĩ Duy Trác (cũng là cựu luật sư văn phòng phủ tổng thống) đi tù cải tạo về, đến thăm bác Sỹ, và cũng bắt đầu tham gia sinh hoạt văn nghệ với chúng tôi. Chú Trác nói thích không khí văn nghệ của nhóm. Chú có quen cô Thái Thanh và sẽ thử mời cô Thái Thanh đến để vừa thăm bác Sỹ, vừa dự một “đêm văn nghệ bỏ túi”. Và Cô Thái (tên gọi thân mật của nhóm chúng tôi dành cho cô Thái Thanh) đã nhận lời. Chúng tôi vô cùng hào hứng, vì biết Cô Thái rất kín tiếng, ít tiếp xúc đám đông trong thời gian đó. Và rất nhiều người trong chúng tôi chưa bao giờ được hân hạnh nghe cô hát “live” bao giờ. Trước 1975, làm gì có tiền mà vào phòng trà Đêm Màu Hồng nghe Thái Thanh hát!
Tôi nhớ hôm đó Cô Thái đến với một cô con gái. Gia đình chú Duy Trác và toàn nhóm Hội Ca Cầm có mặt để chào đón sự kiện đặc biệt này. Chúng tôi không dám rủ đông bạn bè, vì sợ Cô Thái ngại. Vậy mà căn phòng khách nhỏ xíu của nhà bác Sỹ cũng chứa gần 30 người. Ban đầu Cô Thái ngồi nói chuyện với hai bác Sỹ, cô chú Duy Trác, chúng tôi ngồi nghe. Rồi anh Trần Đại Lộc bắt đầu dẫn vào chương trình văn nghệ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Dĩ nhiên là “tiên chủ, hậu khách” để “hâm nóng” không khí văn nghệ. Chúng tôi dù không chuyên nghiệp nhưng mê hát, và hát cũng không tệ. Hôm đó tôi hát bài Em Tôi của Lê Trạch Lựu, và một bài của anh Trần Đại Lộc. Bác sĩ Trương Minh Cường hát bài Đợi Anh Về, và một bài do ông sáng tác. Chú Duy Trác hát hai bài chú sáng tác trong tù cải tạo. Rồi Thanh Hương- con gái út của bác Sỹ, hát một bài của người anh trai, và bài “Sáng Nay Mùa Xuân” của anh Lộc sáng tác nhân dịp đón bác Doãn Quốc Sỹ từ tù cải tạo về.
Đến lúc đó thì Cô Thái đã bắt được nguồn cảm hứng âm nhạc, và cảm nhận được không khí yêu văn nghệ của chúng tôi. Cô bắt đầu đứng dậy, chỉ Thanh Hương cách phát âm sao cho mạnh và rõ. Cô nói nhớ lấy hơi từ bụng.
Rồi giây phút mọi người chờ đợi cũng đến, Cô Thái bắt đầu hát.  Cô xin phép được đứng hát, vì cô không quen “hát ngồi” như chú Duy Trác. Cô yêu cầu cô con gái ngồi vào piano, đệm đàn cho mình. Hình như cô bắt đầu bằng bài Paris Có Gì Lạ Không Em của Ngô Thụy Miên. Mọi người ngẩn ngơ, vì sau bao nhiêu năm lặng tiếng, hôm nay tiếng hát Thái Thanh vẫn tuyệt diệu như ngày nào. Sau đó, cô hát Tuổi 13 (cũng của Ngô Thụy Miên). Đến đây, cô không thể đứng yên, mà phải bắt đầu nhún nhẩy như trình diễn. Cô còn nói là phải “uốn éo” một chút thì mới có hứng được!
Không khí đêm văn nghệ ngày càng trở nên thân tình hơn giữa chúng tôi và người ca sĩ tên tuổi vào bậc nhất của Sài Gòn trước 1975. Cô Thái sau đó yêu cầu Hưng (con trai của bác Sỹ, và là tay đàn guitar chính của Hội Ca Cầm) đệm guitar cho cô hát bài Mùa Thu Không Trở Lại của Phạm Trọng Cầu. Trước đó, Hưng đã đệm cho chú Duy Trác hát, rất suôn sẻ. Vậy mà khi đệm cho cô Thái Thanh, một phần vì cô hát nhịp rất lơi, một phần có lẽ vì… khớp, cho nên Hưng không thể theo được nhịp hát của cô. Thật là bất ngờ, cô Thái Thanh ngồi xuống, giật cây đàn guitar từ tay Hưng, và tự đệm cho mình hát:
… Ngày… Em… Đi…
Nghe chơi vơi não nề
qua vườn Luxembourg
Sương rơi che phố mờ
Buồn này ai có mua?...
Được nghe Thái Thanh hát “live” sau 1975 đã là hiếm. Nhưng được nhìn Cô Thái tự đệm đàn guitar cho mình hát thì có lẽ là kỷ niệm có một không hai trong đời. Tất cả chúng tôi đều tận hưởng giây phút âm nhạc để đời này. Cho đến tận hôm nay, tôi vẫn nhớ như in kỷ niệm đẹp ngày hôm đó.
Cô Thái sau đó vẫn giữ mối tình thân với gia đình bác Doãn Quốc Sỹ. Vào năm 1985, trước khi cô đi Mỹ, cô có đến chào bác Sỹ gái. Lúc này, bác trai đã bị bắt lần thứ hai (tháng 5-1984). Việc đến nhà bác Sỹ dễ bị công an theo dõi. Vậy mà cô không hề ngại. Cô Thái đem một tấm hình Đức A Di Đà Phật đến tặng bác gái, và bảo rằng: “em đi, nhờ chị ở lại tiếp tục thờ Đức A Di Đà hộ em…”. Thật là cảm động! Một thời gian ngắn sau đó, chúng tôi nghe tin cô đã đến Mỹ. Chúng tôi bật đài VOA nghe lần phỏng vấn đầu tiên ca sĩ Thái Thanh tại ở hải ngoại, nghe cô nhắn nhủ với những người ở lại (trong đó có chúng tôi): “…Hãy sống lâu hơn những gì mình không thích…”.
Ngày hôm nay, Cô Thái đã ra đi “Nghìn Trùng Xa Cách”. K.- người đầu tiên trong nhóm chúng tôi đặt ra cái tên gọi “Cô Thái”- đã buồn bã viết cho mọi người rằng: “…Ngày buồn! Dấu chấm hết cho một nền nghệ thuật chính đạo…”. Không thể kể hết những bài được những người hâm mộ Thái Thanh viết và truyền trên mạng trong những ngày qua. Tôi chỉ xin góp thêm một điều: Tiếng Chim Thanh đã từng có lần cất lên ở Việt Nam sau 1975. Và tôi đã từng được nghe tiếng hót của loài chim quí đó, trong một thời điểm hiếm hoi mà tôi sẽ không bao giờ quên…
Thân Nguyễn   



Fri, Apr 10 at 11:24 AM
Date: Thu, Apr 9, 2020 at 5:36 PM
Subject:   Người Việt ở Mỹ nghĩ gì về ứng cử viên tổng thống 2020 Joe Biden!
Người Việt ở Mỹ nghĩ gì khi đọc tin này về ứng cử viên tổng thống 2020 Joe Biden!
ỨNG CỬ VIÊN 2020 JOE BIDEN .
Một tuần trước Giáng sinh năm 1972 Joe Biden nhận tin vợ và con gái sơ sinh tử nạn giao thông, hai con trai nhỏ nhập viện.
Đầu năm 1973 Joe Biden không tuyên thệ nhận chức ở quốc hội nhưng trong bệnh viện và bên giường bệnh của 2 con.
Sau khi trở thành nghị viện đại diện cho tiểu bang Delaware , Joe ráo riết vận động quốc hội Mỹ cắt bỏ hoàn toàn quân viện cho miền Nam VN và kết quả là từ hơn 1 tỷ đô xuống còn 300 ngàn đô cho năm 1974 và năm 1975 là chấm dứt quân viện (tức là chấm dứt viện trợ quân sự)
Đầu năm 1975 biết chắc Việt Nam Cộng Hoà sẽ mất , Joe B cùng George McGorven thượng viện tiểu bang South Dakota cùng thống đốc California là Jerry Brown hợp lực để ngăn cản một ngân sách giúp người Việt nam di tản khỏi nước trước khi cộng sản tràn vào .
Joe B lập luận: nước Mỹ không có bổn phận mang theo người Việt Nam qua Mỹ trong khi nước Mỹ đang thất nghiệp.
Tuy vận động của Joe thất bại nhưng Joe không bỏ cuộc .
Sau năm 1975 hơn 130.000 người Việt nam đến Guam và chờ thủ tục vào Mỹ .
Không từ bỏ cơ hội nên Joe cùng George McGovern đã yêu cầu chính phủ Mỹ trả toàn bộ người tỵ nạn Vietnam và Campuchia về nước .
Hành động gian ác này đã bị lên án, nhưng với bản chất gian ác nên sau khi người Việt Nam chuẩn bị đến Mỹ và sẽ hạ cánh tại California thì Joe và thống đốc California là Jerry Brown đã kêu gọi không cho người Việt Nam đến California cũng vì lý do thất nghiệp. Vì hành động của Joe và Jerry quá tàn ác nên tổng thống Jimmy Carter thuộc đảng dân chủ đã ban lệnh người Việt nam được quyền đến và định cư ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Hoa kỳ. Khi luật được ban hành đã chặn đứng âm mưu ám hại người Việt Nam năm 1975.
Tháng 11 - 2020 này mỗi lá phiếu của người Việt bầu cho đảng dân chủ là bầu cho Joe Biden, là trực tiếp bầu cho kẻ đã nhúng tay vào cái chết của Việt Nam cộng hoà 45 năm trước đây.
Lê Bảo Quốc


Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com 
Fri, Apr 10 at 11:24 AM
Subject: 'Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác'
“Cảm ơn bạn một lần nữa, tuyệt vời ngon và thật ấm áp”, đó là tin nhắn từ khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện CHU Grenoble gửi tới anh Phan Việt Phong – ông chủ kiêm bếp trưởng nhà hàng Obobun, người đã nấu bún bò miễn phí tặng cho các y bác sỹ nơi đây.

Lời tri ân từ tô bún bò Việt Nam
Ngày 16/3, thực hiện quy định của Chính phủ Pháp, anh Phan Việt Phong đóng cửa nhà hàng của mình tại thành phố Grenoble. Buổi sáng trước giờ đóng cửa, anh đến để chia tất cả số thực phẩm còn dư cho nhân viên và khách, tránh lãng phí đồ ăn.
“Cậu bạn bán gaufre đầu đường thích ăn nem, mình mang tặng 20 cái. Ông bạn tặng lại mình cả kiện rau củ quả. Ai cũng vui vẻ nhưng không giấu khỏi chút trầm lắng, tương trợ nhau, cứ như sắp vào một cuộc chiến”, anh Phong tâm sự trên trang cá nhân.
Vài ngày sau đó, trong lúc đang xem tin tức trên mạng, anh Phong đọc được dòng thư của một bếp trưởng nổi tiếng trong vùng, kêu gọi các nhà hàng kết nối thành nhóm nấu ăn luân phiên, tiếp sức cho các y bác sỹ trong bệnh viện.
Không chút suy nghĩ, anh Phong để lại bình luận xác nhận tham gia. May mắn, khi anh đề nghị sự hỗ trợ từ các nhân viên của mình, hai nhân viên đã đồng ý tới giúp anh một tay. 
Anh Phong chia sẻ: “Bước vào thời điểm căng thẳng của cả nước Pháp, bệnh viện CHU Grenoble, như mọi bệnh viện khác, bị quá tải. Ít ai biết, bình thường các nhân viên y tế ở Pháp phải tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi, hoặc mua đồ ăn bên ngoài. 
Song những ngày phong tỏa, các cửa hàng đều đóng cửa, nhiều y bác sỹ trực chiến liên tục tại bệnh viện, công việc kết thúc muộn, không có thời gian nấu ăn. Nhiều người cũng có con nhỏ mà không được ở nhà chăm sóc, phải thuê người trông nom”.
Ngay khi anh Phong đăng bài lên nhóm kết nối, món bún bò của anh đã nhận được ba đơn hàng từ khoa Hồi sức cấp cứu và khoa Phổi – Tim mạch của Chu Grenoble, với tổng cộng 101 suất cho bữa trưa ngày 25/3.
Sáng hôm đó, anh Phong ra nhà hàng từ 5 giờ để vào bếp một mình. Tới 9g30 sáng thì hai bạn nhân viên tới hỗ trợ. 101 suất bún bò được bày biện đẹp đẽ, ngon mắt với màu xanh óng ả của rau xà lách, cà rốt bào sợi tươi rói bên cạnh nhúm lạc rang vàng ruộm. Một số suất còn có thêm nem rán theo yêu cầu.
Đóng gói cẩn thận các suất ăn xong, trước khi chuyển ra xe để mang vào viện, anh Phong lấy bút viết lên nắp hộp đựng những lời chúc phúc, cầu nguyện và cảm ơn gửi tới các y bác sỹ: “Dành cho những con người đẹp đẽ”, “Cảm ơn vì đã ở đây lúc này!” 

Hôm thứ 4 vừa rồi, ngày 1/4, anh Phong nấu bún bò lần thứ hai, tặng 100 suất cho hai bệnh viện khác.
Mới đây nhất, anh nhận được lá thư đề nghị giúp đỡ từ một y tá ở bệnh viện Belledonne. Trong thư có đoạn: “Người bạn thân nhất của tôi, cũng là một y tá đã bị nhiễm COVID-19 trong quá trình làm việc, hiện đang phải nhập viện trong khoa phổi. Sau khi trải qua quá trình hồi sức, cô ấy đã khỏe hơn rất nhiều và một trong những yêu cầu đầu tiên của cô là khao khát khủng khiếp được ăn món bò bún của bạn.
Tôi đã hứa với cô ấy sẽ tặng cô ấy và tôi không muốn phá vỡ lời hứa của mình. Cảm ơn bạn rất nhiều.”
Đó là lý do mà ngày 6/4, anh Phong lại vào bếp. “Và mình sẽ làm với tất cả lòng biết ơn và yêu thương”, anh Phong thổ lộ.
Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác
Người Pháp có câu: “Une bonne action en entraine une autre” (Một hành động tốt sẽ tạo ra những việc tốt khác). Anh Phan Việt Phong nói anh rất tin vào điều này.
Bằng chứng là, ngay khi biết tin nhà hàng của anh Phong tham gia nấu ăn tiếp sức cho các y bác sỹ chống dịch COVID-19, nhiều khách hàng và bạn bè đã nhắn tin cho anh xin được chung tay đóng góp.
Người bày tỏ muốn gửi tiền, người trực tiếp đến bếp hỗ trợ, người gửi cho anh khẩu trang để vào viện an toàn hơn.
Một đối tác chuyên cung cấp rau củ mang thực phẩm đến cho anh Phong mà nhất quyết không lấy tiền với lý do: “Đây là điều bình thường ai cũng làm vào lúc này. Tôi mà tính tiền cậu thì tôi là đứa chẳng ra gì”. Dù trước đó ít ngày, người đàn ông này phải đổ bỏ cả vài chục ngàn Euro tiền rau củ vào thùng rác vì các nhà hàng bị đóng cửa đột ngột, không có nơi tiêu thụ. 
Cảm động hơn, một nhân viên nhắn tin cho anh Phong xin không nhận lương cho đến hết đợt nghỉ dịch vì muốn chia sẻ khó khăn cùng Obobun. Anh Phong bảo: “Mình có niềm tin mạnh mẽ rằng: Khi mình thực sự hết lòng với ai đó, họ sẽ không quay lưng lại với mình lúc khó khăn. Và đây là thời điểm để mình trải nghiệm những sự ấm áp đó. Có khách hàng, có nhân viên ủng hộ, mình không sợ nếu phải làm lại từ đầu”.
Cũng bởi không sợ nếu phải làm lại từ đầu sau những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 toàn cầu này gây ra, anh Phong và những người bạn làm nhà hàng ở thành phố Grenoble vẫn đang tích cực dành quỹ thời gian rảnh rỗi và tài lực còn cầm cự được của mình để chia sẻ, tiếp sức cho các y bác sỹ, những người chiến sỹ blouse trắng ở tuyến đầu chống dịch. 
Anh Phong cho hay, việc trở lại bếp trong bối cảnh phần lớn các nhà hàng phải đóng cửa có ý nghĩa tương trợ rất lớn. Một mặt giúp các y bác sỹ giải quyết vấn đề ăn uống, đảm bảo sức khỏe để làm việc, một mặt hỗ trợ phần nào những người nông dân, các nhà phân phối nông sản đang thiếu nơi tiêu thụ.
Những suất ăn kèm theo lời cổ vũ, tri ân được trao đi, những dòng chữ cảm tạ được gửi lại. “Bạn không thể tưởng tượng được niềm hạnh phúc mà bạn mang lại cho chúng tôi trưa nay!” –  lời nhắn anh Phong nhận được kèm hình ảnh tô bún bò anh nấu được vị bác sỹ nào đó đăng tải lên mạng xã hội. Gần 20 năm sống tại Pháp, anh Phong tâm sự, chưa bao giờ anh hạnh phúc đến thế khi cảm nhận sâu sắc tình người ấm áp giữa lúc khó khăn. Hay như anh viết trên trang cá nhân, đó chính là “mùa xuân trong mùa dịch”

Fri, Apr 10 at 11:23 AM
Subject:  Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du -

Về dịch bệnh thời vua Gia Long và cái chết của thi hào Nguyễn Du
Tranh dân gian Việt Nam trong sách của Henri Oger, Pháp, 1909
Thời điểm đầu thế kỷ 19 có nhiều tai họa tương tự như hiện nay. Dịch bệnh bùng phát ra sao, ảnh hưởng gì trong quá khứ, tác động ra sao đến dòng lịch sử mà chúng ta đang kế thừa? Âu cũng là một dịp để nhìn lại.
Nước Việt của vua Gia Long đã nghi nhận thiệt hại có tới 206.835 ca tử vong vì dịch bệnh. Để khắc phục hậu quả, triều đình Huế đã xuất công quỹ 730.000 quan tiền để phát chẩn, mai táng.
Dân số Việt Nam vào lúc đó có khoảng 10 triệu, tính ra tổng số thiệt hại nhân mạng là 4%, một con số chóng mặt, ngay cả với dân số 90 triệu như bây giờ.
Song hiện tại chiúng ta có rất ít tư liệu về dịch bệnh thế kỷ trước.
Đại Nam thục lục chép sơ lược :
Giáp tuất, Gia Long năm thứ 13 [1814]
Quảng Đức có dịch. Sai dinh thần lập sở dưỡng tế ở Thế Lại (tên xã) cho người ốm ở, nhà nước cấp cho tiền gạo thuốc thang. Người chết thì cho tiền và vải để chôn (tiền 1 quan, vải 10 thước).
Định lệ thuế bách công. Mỗi năm mỗi người nộp 1 quan 5 tiền, vải trắng 2 tấm. Người nào ứng dịch ở Kinh thì miễn.
Năm này, vợ vua Gia Long là"hoàng hậu Tống thị băng, thọ 54 tuổi."Song sử không nghi rõ chết vì nguyên nhân gì.
 Người Âu tại Việt Nam thế kỷ 19
Ất hợi, Gia Long năm thứ 14 [1815] có hiện tượng người chết vô gia cư, người ốm bị xua đuổi. Hiện tượng này có phải tương tự như hiện nay, dân các vùng dịch sợ hãi chạy khỏi các ổ dịch và bị dân các vùng khác xua đuổi?
Vua Gia Long đã ra dụ rằng: "Nuôi dân như nuôi con là việc đầu của vương giả phát chính thi nhân. Trẫm thường lấy lòng thương người mà làm chính sách thương người, mong xa gần đều thông đức hóa, phong tục trở nên thuần hậu. Gần đây nghe có người đau ốm giữa đường, dân sở tại đã không nhận nuôi lại còn ruồng đuổi, chẳng chút lòng thương xót giúp nhau, phong tục ấy rất là bạc bẽo. Từ nay quân dân đi đường có người đau ốm thì chủ quản ở làng xóm đều phải tùy tiện bảo dưỡng, không được ruồng đuổi, mỗi ngày nuôi dưỡng bao nhiêu, nhà nước trả tiền, chết thì cấp tiền chôn cất, để cho kẻ còn người mất đều được nhờ ơn, không một ai phải bơ vơ thất sở. (Cấp tiền nuôi dân và quân mỗi ngày 30 đồng; cấp tiền chôn quân 3 quan, dân 1 quan). "
Triều đình phải lập bệnh viện, nhà dưỡng tế, quan trấn thủ kinh thànhphó tướng quân Chấn Võ là Trần Văn Tín chết, song không phải tại trận tiền mà ở kinh thành, có phải tử vong vì liên quan nạn dịch?
Ngày nay, có các ý kiến lo ngại dịch Covid-19 kéo dài sẽ khiến kinh tế nhiều nước bị suy thoái, thất nghiệp cao, căng thẳng xã hội dẫn tới xung đột, bạo loạn.
Năm đó, ở Việt Nam, nạn cướp bóc, nổi dậy xuất hiện ở nhiều nơi:
Thổ phỉ Cao Bằng là Nông Văn Nho hợp đảng sang ăn cướp châu Quy Thuận nước Thanh. Thanh Hoa giặc nổi, cướp bóc các hạt Vĩnh Lộc, Yên Địn. Thổ phỉ ở Thái Nguyên đánh cướp Võ Nhai.
Hạ lệnh cho các phủ lỵ ở Bắc Thành đều chiếu theo số binh mà trữ hai tháng lương để chi dùng khi có việc.” 


Dịch từ Ấn Độ sang
Tôi tìm lại các sách sử của Pháp thấy họ nhắc tới đại dịch lúc đó gọi là "Typhus Amaril", vào năm 1816 đã càn quét Ấn Độ.
Vua Gia Long mất ngày 2/3/1820, thọ 58 tuổi. Xuất thân võ tướng, nếm mật nằm gai, môi trường rèn luyện cơ thể dẻo dai, thường thấy ở hiện tượng các tướng lĩnh đều rất thọ.
Vậy cái chết của vua Gia Long trùng vào thời điểm này có phải vì dịch bệnh? Đây là một nghi vấn chúng ta cần xem xét.
Thi hào Nguyễn Du cũng ra đi vào năm 1820, khi mới chỉ 54 tuổi.
Vị vua mới đã có các chính sách cứu trợ, hoãn bắt lính, khoan sức dân.
Đại Nam Thực lục ghi lại Dụ của vua Minh Mạng:
"Gần đây lệ khí lan tràn từ Gia Định trở ra đến Quảng Bình nhiều người ốm chết, trẫm nghe thấy rất lấy làm thương. Phàm lính là để giữ nước, vẫn không thể thiếu được, mà đạo nuôi dân cũng nên rộng rãi. Vậy thông dụ cho ở Kinh và các thành dinh trấn phàm việc sung điền binh đinh trốn và chết đều hoãn lại, đợi sau khi lệ khí yên rồi sẽ bắt cũng chưa muộn."
"Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An rộng học giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết. Vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống. Khi đưa tang về lại cho thêm 300 quan tiền. "
Các bác sĩ Pháp vào đầu thế kỷ 19, là Pierre Lefort, Jean Guyon, Nicolas-Pierre Gilbert, Antoine Dalmas, từ năm 1818 đã tìm kiếm nguồn gốc của căn bệnh này, sau đó được gọi là "bệnh Siam" (bệnh sốt Thái lan).
Đông Dương bị rất nặng sốt xuất huyết, người bệnh nôn ra máu đen, mà còn bệnh sốt vàng da, có thể là thêm bệnh viêm gan siêu vi trùng, hay chỉ là một? 


Ảnh ông Hứa Xán Hoàng, nhà sưu tập sách cổ Việt Nam hiện sống ở Đài Loan
Dịch Typhus Amaril xuất hiện từ năm 1648 ở Yucatan (Mexico), được đề cập dưới thuật ngữ nôn mửa (nôn ra máu - đen - hoặc xuất huyết).
"Sốt vàng da" đã chặn quốc tiến viễn chinh của Pháp qua qua kênh đào Panama (từ 1881 -1889, đã có hơn 22.000 công nhân xây dựng ở đây thiệt mạng.
Tội ác của "bệnh Siam", "Typhus Amaril" rất nặng.
1793, ở Philadelphia, khoảng 5.000 người chết, bằng 10% dân số.
1805, 1/3 dân số Gibraltar chết.
1821, tại Barcelona, ​​20.000 người chết theo một số ước tính.
1878, ở Mississippi 13.000 người chết.
Cần lưu ý là mặc dù đã có vaccine, dịch này đến nay vẫn hoành hành.
Dịch tễ gia Max Theiler nhận giải Nobel 1951 nhờ tìm ra vaccine chống 'sốt vàng da” (yello fever), song các năm1960-1962, tại Ethiopia, đại dịch sốt vàng da đã làm 30.000 người chết.
Đại dịch virus corona khi nào mới hết?
Năm 1965, tại Sénégal có hàng trăm trường hợp tử vong. Năm 2010 chỉ riêng châu Phi và Nam Mỹ có tới 60 000 người chết.
Trước một chuyến đi làm việc tại châu Phi, tôi phải tiêm 300 euro vaccine chích ngừa trước khi rời Paris vì thời nay dịch bệnh vẫn còn bên đó.
Sử chỉ viết dịch từ Ấn Độ sang Hà Tiên rồi lây lan ngược lên phía Bắc của vương quốc của vua Gia Long thời ấy.
Ai là những 'tác nhân' đem dịch tới? Chắc chắn là bằng đường biển - như hàng không, tàu cruise ship ngày nay - nhưng có phải là những quân nhân người Âu từng phục vụ vua Gia Long?
Cần ghi lại các câu chuyện 'thời đại'
Nhân đây, tôi muốn kể về một người Đài Loan có tâm với văn hóa Việt Nam để bổ sung thêm một nguồn tư liệu nữa về dịch bệnh và để nói rằng vào những những thời điểm đất trời chuyển mình thế này, người ta cần sống với giá trị gì.
Câu chuyện trở lại với anh Hứa Xán Hoàng (anh Cao) trong bài tôi đã đăng trên trang BBC News Tiếng Việt về “hình ảnh rồng Lạc Long Quân”.
Anh Cao có những trang sách chép về dịch bệnh thế kỷ 19, sưu tầm những bài thuốc, những tục lệ, bùa chú, lễ khấn cầu dân gian Việt Nam thường làm mỗi khi có dịch. 
Ảnh minh họa

Chúng ta hiện rất thiếu những tư liệu nói về những sự việc kể trên.
Thiết nghĩ nhân loại nói chung học được từ những sự vấp ngã nhiều hơn từ tiếng kèn khải hoàn, băng cờ chiến thắng, đỉnh cao sáng rực, nên việc xử lý những gì bài học của tiền nhân là trách nhiệm lương tâm.
Năm 1992, anh Hứa Xán Hoàng, thương nhân Đài Loan này sang Việt Nam ôm mộng làm giàu nhưng rồi “giác ngộ” về văn hóa, lịch sử Việt và bỏ công sưu tầm.
Đến nay anh sở hữu một khối lượng không nhỏ sắc phong, chỉ dụ, văn bản gồm đủ các dấu triện: Mạnh Đức chi bảo, Chế cáo chi bảo,Thảo tội an dân chi bảo, Sắc chinh vạn dân chi bảo, Quốc gia tín bảo, Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành…nghĩa là đủ thứ chuyện từ thăng thưởng các hoàng thân, đại thần từ tước công hầu trở lên, thăng thụ từ tước hầu trở xuống, sai binh khiển tướng, răn dạy thần dân…
Một phần câu chuyện về đại dịch thời Gia Long tôi kể trên là có được từ cảm hứng khi gặp anh.
Anh Cao trao đổi với tôi:
"Khi mới đến Việt Nam, tôi như bị một dạng trầm cảm, vì vừa làm ăn thua lỗ ở Đài Loan. Tôi thường ghé chùa Giác Lâm trên đường Lạc Long Quân, có cây bồ đề tuổi đời ba, bốn trăm năm, gốc cây phải mấy người ôm mới trọn. Trong chùa có hai kệ sách để Kinh Phật cổ, tôi thường lấy ra đọc.
Tôi thích ngôi chùa vì đến đó cảm thấy được tĩnh lặng và từ đây, tôi lĩnh ngộ ra được đạo lý.
Mấy hôm nayanh nhà báo có nhắc về chữ Tâm, làm gì cũng phải bằng trái tim của mình.
Nhưng Tâm thì ở đâu? Tim là cái gì?
Những người bình thường nghĩ rằng là, tâm chỉ cần nghĩ thôi.
Thật ra không phải là như thế. Nếu bạn chỉ nghĩ thôi, bạn không biết nói ra thành lời, bạn không làm, bạn không hành động thì trái tim cũng như không có. Như vậy là nếu có tâm, cái nơi gần tâm nhất là phải nghĩ, phải tư duy và phải biết biểu đạt và phải làm.
Tôi là một người sưu tập, tôi đã làm, tôi cũng đã nghĩ và tôi cũng biết nói ra để cho bạn nghe đó là cách tôi dùng tâm chăm chỉ.
Ngôi chùa Giác Lâm đã ảnh hưởng lớn nhất đến tôi chính ở điểm này.
Trong chùa có hai câu đối. Câu đôi bên trái có một chữ chân như chân thật (左丿為真). Câu đôi bên phải có một chữ chính như chân chính (\為正).
Chữ chân và chữ chính này, tôi không hiểu ý nghĩa là gì.Tôi đã đọc rất nhiều lần nhưng mà không đoán ra, (Tả丿-vi chân, Hữu\-vi chính).
Sau đó có một hôm, tôi nghĩ ra, đôi chữ này có ý nghĩa như thế nào.
Hai nét phải và bên trái của câu đối (丿\), ghép lại thành chữ  -Nhân. Vậy làm người cần có hai điều, thứ nhất là’ Thật’, thứ hai là ‘Chính’.
Chính người Việt Nam dạy tôi, làm người là phải thật và phải chính. Anh Phong có hỏi tôi làm sao có duyên với Việt Nam thì chính từ chùa này, cũng chính từ trái tim tôi ".
Xem ảnh anh Cao đi giảng kinh nghiệm điền dã về Việt Nam tại nhiều trường Đại Học Đài Loan, Trường Trung Sơn, Trung Quốc, hoặc hợp tác khai thác những thư tịch cổ, sách thuốc Việt Nam với các giáo sư Nhật, Mỹ, Hàn quốc, tôi thấy buồn.
Ông Nguyễn Tuấn Cương, Viện trưởng Viện Hán Nôm Việt đánh giá:
" Sưu tầm của ông Hứa Xán Hoàng vượt xa tất cả những tài liệu có trong thư viện Yenching của Đại học Harvard, Học viện Viễn Đông của Pháp, Toyo Bunko của Nhật, Đại học Leiden của Hà Lan cộng lại."
Chính phủ Việt Nam có nên tặng Hứa Xán Hoàng một chiếc huy chương Lao động cho 20 năm đẹp nhất cuộc đời ông đã âm thầm hy sinh cho chúng ta?
Thời gian, giặc giã, con người, thành kiến và dốt nát đã triệt phá gần hết kho tàng văn hóa của tiền nhân, mà ngay thời cận đại chúng ta cũng đã mất nhiều.
Việt Nam 200 trăm năm trước tưởng chừng là một ốc đảo thanh bình, cuộc nội chiến Nguyễn –Tây Sơn đang dần dần lành vết thương, cũng không thoát được cuộc lưỡi hái của thần chết, dịch bệnh.
Chiến tranh, bệnh dịch luôn là một phần của trào lưu quốc tế, liên kết Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, Việt Nam với cả những hòn đảo xa xôi giữa đại dương như vùng biển Caribbean.
Ngày nay toàn cầu hóa làm dịch đi nhanh hơn, chúng ta đang tập trung tuyên truyền 'thành tích’ ghi điểm cho quan chức, rồi nhà nhà 'thi đua từ thiện', mà quên phần mất mát, đau thương?
Nguyễn Du ra đi để lại câu giã biệt “Ba trăm năm nữa ai người khóc Tố Như?“
Câu chuyện anh Hứa Xán Hoàng sưu tầm sách, thư tịch cổ Việt Nam trong lặng lẽ cũng như vậy.
Ngày mai, ai là người khóc cho chúng ta?
Albert Camus viết ‘Dịch hạch’, tác phẩm ghi lại một thời đen tối của châu Âu giữa thế kỷ 20, giờ đây có ai ở Việt Nam cầm bút để ghi lại nỗi đau nhân loại ngày hôm nay?
Tôi chỉ hỏi, các bạn tìm câu trả lời.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris, Pháp.
***
Từ thập niên 1940s, những học giả của Đài Loan và Trung hoa lục địa bắt tay nhau nghiên cứu mọi phương thức để tìm một hệ thống chứng cứ pháp lý ngỏ hầu tạo ra những bằng chứng giả mạo từ cổ sử để chiếm biển đảo của Việt Nam. Ông Hứa Xán Hoàng đang tìm những tư liệu cổ của Việt Nam để làm gì? Sao người Việt Nam có thể ngây thơ đến như thế! Ý thức "An Ninh Lảnh Thổ" ở đâu?
***

No comments:

Post a Comment