Saturday, February 6, 2010

Án Sử Aỉ Nam Quan 05

Trong cuộc chiến Việt Trung 1979-1991 đã khiến cho một số đất vùng Bắc biên, trong đó có Ải-Nam Quan, đã lọt vào tay giặc không phải vì dân tộc Việt-Nam hèn yếu mà chính vì bọn “Việt gian bán nước” do Hồ chí Minh cầm đầu, cũng giống như tổ quốc Lĩnh-Nam đã mất cũng chỉ vì tên Việt gian Lê Đạo Sinh.
Mất Ải-Nam Quan vào tay Trung Cộng là một mối hận cho dân Việt-Nam và mối hận nầy đã do Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt-Nam gây ra, chính bọn “Việt gian bán nước” nầy sẽ phải trả lời trước toà án dân tộc Việt-Nam trong một ngày rất gần.
Dưới đây là tài liệu trích từ quyển sách “Biên Giới Việt Trung 1885-2000” cuả nhà biên khảo Ngô Quốc Dũng.

************************************************************************

Khởi trích từ trang 183 trong quyển sách “Biên Giới Việt Trung” 1885-200.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Theo Địa Chí Loại Tạp Khảo: “Cửa Trấn-Nam ( Chấn-Nam ) ở trên đường từ Ung-Châu đến Lạng-Sơn, được mở từ thời nhà Tống, thuộc động Bằng-Tường, phủ Tư-Minh.”,
tài liệu nầy có hai dử kiện:
1) được mở từ thời nhà Tống.
2) thuộc động Bằng-Tường, phủ Tư-Minh.

Chứng minh:
Vùng đất cuả động Bằng-Tường là vùng đất nằm trong 72 khê động dưới thời nhà Lý làm phên dậu cho vùng Bắc biên cuả nước Đại-Nam do chính Công Chúa Lý An-Quốc được phong chức “Bảo-Quốc Hoà-Dân” trấn giử, là phần đất của dân tộc Việt-Nam.
Nhà Tống cùng thời với Nhà Lý nước Đại-Nam (Việt-Nam).
Dưới thời vua Lý chắc chắn là các vua và tướng cuả nhà Lý sẽ không để yên cho nhà Tống xây ải trên đất Đại-Nam.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Theo “Phương Đình Địa Dư Chí” chép:
“Cửa quan có Ải Nam Quan: ở địa phận hai xã Đồng-Đăng và Bảo-Lâm châu Văn-Uyên. Phiá Bắc địa-giới châu Bằng-Tường tỉnh Quảng-Tây Trung Quốc. Hai bên tả hửu núi đá cao ngất, ở giửa mở một cửa quan, có cánh cửa có khóa, chỉ khi có việc sứ mới mở, tên là cửa Nam Quan ( một tên là Đại-Nam Quan, một tên là Trấn-Di Quan, lại có tên là Trấn-Nam Quan)”.

Tài liệu nầy có những dử kiện mâu thuẩn:
1) Phiá Bắc địa-giới châu Bằng-Tường tỉnh Quảng-Tây Trung Quốc.
2) Cửa quan có Ải Nam Quan: ở địa phận hai xã Đồng-Đăng và Bảo-Lâm châu Văn-Uyên.
3) Trấn-Di Quan.

Chứng minh:
1) Câu nầy có nghĩa là Trấn-Di Quan phải ở phía Bắc châu Bằng-Tường, điều nầy khó có thể xảy ra dưới triều Đại-Nam nhà Lý.
2) Trong câu nầy có gian ý là Trấn-Di Quan (còn gọi là Ải Nam Quan) từ phía Bắc địa giới châu Bằng-Tường đã được dời “bằng miệng” xuống hai xã Đồng-Đăng và Bảo-Lâm châu Văn-Uyên.
3) Trấn có nghĩa là: chắn, ngăn chận theo chử Hán. Di là từ-ngữ Hán tộc gọi dân Bách-Việt, trong đó có dân tộc Việt-Nam. Người Việt-Nam không ai tự gọi mình là Di cả, ngoại trừ bọn Việt gian bán nước đã gục đầu nhận giặc làm cha. Như thế tên Trấn-Di Quan do Hán tộc đặt bằng miệng và rồi đem đi cắm ở một vùng đất mà bọn chúng muốn chiếm. Bằng chứng hiện thực nhất là hai quần đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa mà bọn Hán tộc cướp nước gọi là “Tây-Sa và Nam-Sa”, ngay cả từ ngữ Tây-Sa cũng đã lộ rõ ý đồ cướp biển của chúng vì Tây-Sa (Hoàng-Sa) đâu có nằm về phiá Tây cuả nước Tàu?.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Theo “Đại-Nam Nhứt Thống Chí”:
Trấn-Nam Quan ở trong nội địa nước Tàu, dựng dưới thời Gia-Tỉnh nhà Minh 1522-1566.

Chứng minh:
Tài liệu nầy có lẽ đã dẩn chứng từ chuyến công du cuả cụ Nguyễn Du khi đi sứ sang Tàu, tuy nhiên vẫn không chứng minh được điều gì vì cổng nầy có thể là giả tạo và tài liệu của cụ Nguyễn Du đã không chứng minh được cổng nầy tại địa phương nào? ở toạ độ nào, chỉ nói chung chung. Cái phần “Trấn-Nam Quan trong nội địa nước Tàu” lại càng tăng thêm phần ngờ vực về sự thật của sử Tàu và lòng gian dối của Hán tộc.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Theo bản đồ “Intinéraires De Chine en Annam:
“Các lộ trình từ Trung-Hoa đến An-Nam” được thiết lập dưới triều Nguyên (Mông-Cổ), và được Châu Tư Bôn (Tschou-Sse-Peun) chú giải thêm và công bố vào năm 1579, việc thông thương giửa Quảng-Tây và thủ đô An-Nam là Hà-Nội có ba lộ trình.
Hà-Nội lúc đó có tên gọi là Tây-Kinh….
“Lộ-trình thứ nhứt: Từ Châu (Động) Bằng-Tường (Ping-shiang-tcheou), qua cửa ải phía Nam ( tức Nam-Quan ), đến Pha-Lũy Dịch thuộc châu Văn-Uyên, hoặc đi về phía Bắc châu Thoát-Lãng, hai lối cùng đến phủ Lạng-Sơn trong một ngày đường.”

Chứng minh:
Tài liệu trên được trích trong những tài liệu cấm cột mốc giửa chính quyền Pháp và nhà Thanh.
Trong tài liệu nầy cho thấy là quan lại Tàu đã gian dối tạo tài liệu cùng bản đồ giả “vẽ tay” giao cho chính quyền Pháp, mà chính quyền Pháp lại mù tịt về vấn đề cổ sử cùng biên giới giửa Việt-Nam và Tàu. Quan lại nhà Thanh đã dùng những địa danh lấy từ miền Bắc nước Trung Hoa để đặt tên cho những vùng nguời Hán muốn chiếm đoạt.
Chứng minh khác là tên ngọn “Núi Lão Sơn” trong trận chiến Việt Trung 1979-1991, tức cao điểm 1509 cuả Núi Đất vùng Hà-Giang, mà Trung Cộng đã đặt tên sau khi chiếm ngọn núi nầy là tên núi Lão Sơn nằm trong địa phận tỉnh Sơn Đông miền Đông Bắc nước Trung-Hoa.
Đọc giả có thể vào www.google.com và đánh chử laoshan, bấm search sẽ thấy ngay điều giả dối, đê tiện cuả Trung Cộng.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Theo “Thanh Nhứt ThốngChí”:
“Vào năm 1726, tức năm thứ 2 triều Ung-Chính, cửa nầy được “tu bổ” lại. “Cửa quan nầy dài 110 trượng ( = 50 m ), có đề 3 chử Trấn-Nam Quan, nghĩa là cửa để phòng giử phương Nam. Đằng sau cửa có đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường, là nơi đón tiếp sứ bộ nước ta.”

Chứng minh:
Phần tài liệu nầy cũng rất hàm hồ không rõ ràng vì không xác định rõ vị trí của Trấn-Nam Quan và nếu chúng ta chấp nhận những phản luận trên có nghĩa là Trấn-Nam Quan không phải ở vị trí như hiện nay mà phải ở phiá Bắc châu Bằng-Tường, nếu có.

Phần gian dối trong tài liệu sử Tàu:
Trong phần “An-Nam Bị-Lục”:
“Phủ Lạng-Sơn được mô tả: ở phiá Bắc Giao-Châu, cách 530 dặm (theo tài liệu 1 dậm tàu = 600 m; như vậy 530 x .600 km = 318 km.), năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh-Lạc, đổi đặt thành 7 châu:
Thượng-Văn, Hạ-Văn, Thất-Nguyên, Vạn-Nhai, Quảng-Nguyên, Thượng-Tư và Hạ-Tư
và 5 huyện là:
Khâu-Ôn, Trấn-Di, Uyên-huyện, Đan-Ba, Thoát-huyện.
Theo tài liệu trên tên đầu tiên cuả Trấn-Di Quan, tức Trấn-Nam Quan, Đại-Nam Quan hay Hửu-Nghị Quan sau nầy là Kê-Lăng Quan và hai cửa quan Trấn-Nam và Pha-Lũy hoàn toàn khác nhau.
Cửa Trấn-Nam là một cửa biên giới.
Pha-Lũy Môn thuộc huyện Uyên.
Theo tài liệu Chu Tử Bôn, Pha-Lũy là một trạm để sứ-bộ nước ta trước khi sang Tàu ngừng ở đây sửa-soạn đồ triều cống. Trạm nầy ở gần Trấn-Nam Quan. tuy nhiên trong “An-Nam Bị Lục”, phần ghi về phủ Lạng-Sơn có nhắc cửa Lưu-Quan.
“Ải Lưu-Quan ở phiá Bắc, thuộc địa giới châu Văn-Uyên, về phiá Nam là Kê-Lăng Quan, xa hơn nửa là Cần Trạm. Năm thứ 2 triều Vĩnh-Lạc (nhà Nguyên), Hoàng Thông đưa Trần Thiên Bình về An-Nam, tiến qua hai cửa quan là Ải Lưu và Kê-Lăng Quan, sắp đến Cấn Trạm, đường núi hiểm-trở, cây cối rậm-rạp, quân đi không thành hàng lối, quân phục của An-Nam kéo ra giết chết Trần Thiên Bình và quan Đại-Lý-Khanh là Tiết Phẩm…..
Tướng quân Trương Phụ xuất phát từ huyện Bằng-Tường, qua Pha-Lũy Dịch tiến quân đánh vở 2 cửa Ải Lưu và Kê-Lăng đến Cần-Trạm, lùng soát hai bên đường, phục binh đều trốn hết, bây giờ mới tiến đóng ở chợ Xương-Giang, đặt cầu nổi cho quân sang đến khi nước An-nam yên, mới đổi Kê-Lăng Quan làm Trấn-Di Quan….”
“Pha-Lũy Dịch ở phiá Bắc châu Vạn-Uyên 100 dặm (100 x .600 = 60 km), cũng gọi là Pha-Lũy Quan. Từ Bằng-Tường vào An-Nam tất phải qua đường nầy, nay gọi là Pha-Dữ Trạm.
‘Du-Trình Ký’ chép: Từ cửa quan (Đại-Nam Quan ?) thuộc địa-giới châu Bằng-Tường, đi về phía Nam 30 dặm (30 x .600 = 18 km) đến trạm Pha-Lôi (Pha-Lũy ?), lại qua trạm Đông-Bộc, trạm Bất-Bộc, trạm Bất-Bác, lại 100 dặm (100 x .600 = 60 km) đến trạm Bộc-Thượng, lại qua trạm Phi-Lê, trạm Xương-Giang, trạm Chi-Kiều, trạm Lã-Khôi tất cả 210 dặm (210 x .600 = 126 km) qua song Phú-Lương đến thành An-Nam.”

Chứng minh:
1) “Phủ Lạng-Sơn được mô tả: ở phiá Bắc Giao-Châu, cách 530 dặm (theo tài liệu 1 dậm tàu = 600 m; như vậy 530 x .600 km = 318 km). Nếu đúng như khoảng cách 318 km, tương đương 530 dậm tàu, như thế ải Nam Quan củ ( nếu có ) không phải ở vị trí hiện nay.
2) Từ Kê-Lăng Quan đổi thành Trấn-Nam Quan tạo thành nghi vấn vì Kê-Lăng có thể là tên một địa phương thuộc miền Bắc nước Trung-Hoa như địa danh Cối-Kê trong thời chiến Tam Quốc chẳng hạn. Liệu địa danh Cối-Kê và Kê-Lăng Quan có liên hệ gì không? Hay từ Cối-Kê đã biến thành Kê-Lăng?
3) Ải Lưu-Quan ở phiá Bắc, thuộc địa giới châu Văn-Uyên, về phiá Nam là Kê-Lăng Quan, xa hơn nửa là Cần Trạm.
Tóm lại tên của ải theo thứ tự gồm:
-Lưu-Quan.
-Kê-Lăng Quan.
-Trấn-Di Quan.
-Trấn-Nam Quan.
-Đại-Nam Quan.
-Mục Nam Quan.
-Hửu-Nghị Quan.
Điều nầy cho thấy mổi lần một tên thay đổi là một lần mất đất, nhất là ở hai tên sau cùng, từ Đại-Nam Quan biến thành Mục-Nam Quan rồi Hửu-Nghị Quan và cuối cùng là không còn gì cả và điều nầy được chứng minh là nếu bạn đọc mở web site dưới đây để tìm tên Ải Nam Quan, Mục-Nam Quan, Hửu-Nghị Quan… các tên nầy sẽ không còn nửa trong tỉnh Lạng-Sơn.
http://www.fallingrain.com/world/VM/39/
Ngoài ra nó còn có nghiã là Ải Nam Quan đã mất không phải là ải của mấy trăm năm về trước, nếu ải nầy có thật.

Ngưng trích ở cuối trang 186.

Nếu chúng ta để ý hầu hết những tài liệu trên đều được trích từ tài liệu sử Tàu, mà tất cả sử Tàu chưa chắc đã đúng vì trong mổi một người Hán, “tiến về phương Nam” luôn là một phương châm của tộc Hán, dẩn chứng chính xác nhất là màu lá cờ đỏ cuả Trung Cộng có 5 ngôi sao vàng. Màu đỏ theo ngủ hành là màu của phương Nam, lại bao quanh 5 ngôi sao vàng mà màu vàng tượng trưng cho hành Thổ, trung cung cuả dân tộc Bách-Việt. Vì thế sử tàu luôn luôn có những dối trá, lường lận khiến cho chúng ta không thể nào ngờ được nếu không suy xét kỷ lưỡng.
Bấy nhiêu đó đã cho thấy dã tâm cuả Hán tộc.

No comments:

Post a Comment