20170521 Chiến Trận Charlie,
Ra mắt bộ phim "Máu Lửa Charlie" tại Texas
Máu Lửa Charlie.
Người ở lại Charlie.
https://www.youtube.com/watch?v=cVb4IjzwiAQ
Thiếu Tá Mễ hét lên:
-
“Tất cả mọi người! ngay cả thương binh, ai
còn có thể bắn được hảy vào những giao thông hào phòng thủ. Ai than thở hay
tránh né, chạy trốn, chính tôi sẽ bắn ngay tại chổ. “Thiên Thần Mũ Đỏ” không biết
đến hai chử hàng giặc! Nếu mọi người để thua trận, chính tôi sẽ cho bomb dội vào
ngay trên đầu căn cứ. Rõ chưa!”
Một khẩu lệnh tuyệt vời miên viễn!
Sáng ngàn đời hừng hực lữa Charlie.
Một khẩu lệnh thiên thu duy nhất.
“Song Kiếm” Tung Hoành Giử Nước Non.
Ngàn năm hậu thế còn ai biết?
“Rãi xuống đầu tôi những tấn bomb!”
Mũ Đỏ Thiên Thần Oai Chiến Địa.
Một chuyến đi xa, một chuyến về.
Cuộc Chiến Không Cân Sức của Tiểu Đoàn 11 Dù
"Song Kiếm Trấn Ải" đối đầu với sư đoàn F320 việt cộng cùng những đơn
vị địa phương.
Bài viết nầy được thực hiện dựa vào tài liệu Anh Ngữ dưới
đây:
FSB=Fire Support Base.
AA-127mm Anti-Aircraft.
FSB5, FSB6, FSB Charlie, FSB Yankee, FSB Delta, FSB
Hotel=những căn cứ pháo binh yểm trợ.
Những nhân vật lừng danh của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù trong chiến trận Charlie 1972.
Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 11
Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Đại Úy Đoàn Phương Hải Sĩ Quan Hành Quân trong chiến
trận Charlie 1972.
Đại Úy Hùng đại đội trưởng 113.
Thiếu úy Thinh khóa 25 Trừ Bị Thủ Đức chỉ huy đại đội
111.
Trung Úy Phan Canh Cho đại đội 114.
Thiếu Tá John Joseph Duffy, Sĩ Quan cố vấn cho Tiểu Đoàn 11 Dù, một nguời sĩ quan thuộc lực lượng đặc biệt cuả Hoa Kỳ và củng là người chiến sĩ đồng minh đã khắng khít sống chết bên nhau với đơn vị Tiểu đoàn 11 Dù nầy.
Thiếu Tá Lê Văn Mễ, Sĩ Quan Tham Mưu của tiểu đoàn 11
Nhảy Dù là người chỉ huy đơn vị sau cái chết của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, củng
là người chỉ huy có khả năng nhất trong đơn vị nầy, sau đó ông được thăng cấp Đại
Tá với chức vụ Sĩ Quan Hành Quân của sư đoàn Dù cho đến ngày 30/04/1975.
Phần I
Một ngọn núi không tên có cao độ 1062m trên bản đồ
hành quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, qua âm thoại truyền tin, có cái tên
mã hoá là Charlie từ một chử cái C của vần Việt ngử, nằm ở phía Tây Bắc của
thành phố Kontum, phía Tây Nam của Tân Cảnh trên rặng núi thấp có tên là Rocket
Ridge thuộc vùng II chiến thuật. Tại ngọn núi nầy đã có một trận chiến lừng
danh của những “Thiên Thần Mũ Đỏ” Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù với 451 tay súng đã đối
đầu với cả sư đoàn Thép 320, sư đoàn 968, chưa kể các trung đoàn pháo, trung
đoàn phòng không, trung đoàn tank của việt cộng.
Ngày 25 tháng 3 năm 1972 Tiểu đoàn 11 Dù được không vận
vào cao điểm “C-Charlie” với 4 đại đội: 111, 112, 113, 114, tổng cộng 451 tay
súng tức là một tiểu đoàn trừ (thiếu quân số) mục đích là để bảo vệ mặt Tây của
Kontum củng như quốc lộ 4 (QL-4) cùng với cố vấn Hoa Kỳ là Thiếu Tá John Joseph
Duffy, một sỉ quan thuộc lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ đã trở lại chiến trường
Việt Nam lần thứ tư, đây có lẻ là một trận chiến cam go nhất của ông trên chiến
trường Việt nam.
Cao độ Charlie được chia ra thành 3 cứ điểm C-Charlie,
C1, C2.
Cao độ C1 nằm về phía Bắc dưới chân căn cứ Yankee củ của
Hoa Kỳ do Đại Úy Hùng đại đội trưởng 113 trấn giử.
C-Charlie với cao độ 960m được trấn giử bởi đại đội 111 do Thiếu úy Thinh, hay Thịnh, khóa 25 Trừ
Bị Thủ Đức chỉ huy.
C2 với cao độ 1062m sẽ do phần còn lại của tiểu đoàn
là đại đội 112, 114 trấn đóng rải rác, riêng đại đội 114 của Trung Úy Phan Canh
Cho đóng theo sường đồi thoai thoải phía Nam của ngọn đồi nên gánh chịu nặng nhất
vì đây là tụ điểm tấn công từ sư đoàn thép 320 (sư đoàn Điện Biên) và trung
đoàn 66 thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng của việt cộng.
Thoạt tiên khi được đổ quân xuống căn cứ, Trung Tá Nguyễn
Đình Bảo đã thấy ngay rằng đây là một tử lộ cho đơn vị vào trấn đóng vì cao điểm
thấp của Charlie chỉ từ 960m cho tới 1062m so với những cao điểm phía Tây dãy
núi Chu Mom Ray-Big Mama có độ cao từ 1274m, 1513m, 1773m mà việt cộng đã giăng
pháo thành mạng lưới chờ các đơn vị Dù vào bẩy. Đây là một cuộc chiến rừng núi,
ai có lợi thế về cao điểm thì kẻ đó thắng, biết thế nhưng Trung Tá Bảo không
còn một chọn lựa nào khác vì đây là lệnh của tướng Ngô Dzu Tư Lệnh vùng II chiến
thuật, “một cái lệnh giết quân” mà lịch sử sẽ đem ra phán xét tướng Ngô Dzu nầy
trong những thế hệ kế tiếp vì tướng trấn một quân khu mà không nắm vửng địa thế
quân khu củng như không biết rỏ khả năng của những đơn vị tác chiến dưới quyền
điều hành của mình cùng như khả năng của địch thì tướng nầy không xứng đáng
mang cấp bậc tướng.
Khả năng của Nhảy Dù là lưu động, đột kích chớp
nhoáng, thanh toán, quét sạch mục tiêu xong là rút đi không để lại dấu vết.
Thế nhưng ở đây tướng
Ngô Dzu lại buộc Nhảy Dù phải cấm dùi căn cứ làm mục tiêu cho pháo của việt cộng
tập bắn. Đây là một quyết định sai lầm của tướng Ngô Dzu đã khiến cho 414 tay
súng thiện chiến của binh chủng Nhảy Dù bị hy sinh một cách oan uổng, lịch sử sẽ
phán xét tướng nầy.Phần II
Đêm đầu tiên những người lính Dù có thể nghe âm thanh
của những quân xa việt cộng di chuyển trong khu vực phiá Tây và Tây Nam dảy Trường
Sơn cùng những ngọn đèn pha của các quân xa việt cộng có thể thấy từ xa. Những
cuộc bắn phá quấy rối của pháo binh Dù đều vô hiệu quả vì mục tiêu xa khỏi tầm
bắn của 105mm, 155mm (15, 20km tối đa).
Ngày hôm sau, 26/03/1972 Thiếu Tá Lê Văn Mễ dẩn hai đại
đội 112 và 114 để giải vây cho một đơn vị của Dù đang bị việt cộng bao vây tại
phía Nam. Mặc dù việt cộng chống trả kiên cường nhưng với khả năng chiến đấu mãnh
liệt cùng sự yểm trợ của pháo binh và phi pháo những đơn vị Dù đã đẩy lui việt
cộng ra khỏi vị trí. Không bao lâu sau đó những đơn vị của sư đoàn F-320 phản
công bằng những đợt biển người được yểm trợ bởi súng không giựt 75mm đã được bố
trí ở ngọn đồi kế bên bắn trực xạ vào các đơn vị Dù. Để tránh tổn thất Thiếu Tá
Mễ cho lệnh rút hai đại đội ra khỏi khu vực để xử dụng phi cơ và pháo binh chống
lại chiến thuật biển người cuả việt cộng.
Nổi ưu tư của chỉ huy trưởng tiểu đoàn 11 Dù lộ hẳn ra
mặt vì ông hiểu rằng cái bẩy của kẻ thù đang dần dần khép chặt.
Ngày hôm sau (27/03/1972) tình thế trở nên yên lặng
cho một cơn bảo lửa sắp tới.
Các đơn vị Dù vẩn mở ra những cuộc truy lùng những nơi
ẩn nấp của việt cộng. Hầu như việt cộng đang cố tình tránh né trong những căn cứ
mật đã được chuẩn bị sâu trong rặng núi Trường Sơn. Làm sao có thể buộc việt cộng
phải lộ diện?
Những phi vụ đánh bomb được thực hiện mổi ngày nhưng
không có nhiều hiệu quả vì việt cộng ẩn mình trong những hầm trú ẩn theo hình
chử U hay những công sự kiên cố.
Ngày 27/03/1972 việt cộng bắt đầu pháo vào Charlie bằng
pháo 105mm, 122mm, 130mm để thăm dò với những trận mưa pháo dữ dội nhất trong
khu vực núi non vùng II chiến thuật. Kể từ giây phút nầy Charlie không còn bình
yên như trước.
Đầu tiên việt cộng bắn thăm dò xung quanh những căn cứ
pháo binh và rồi pháo binh Dù phản pháo. Pháo việt cộng ngưng bắn trong thời
gian ngắn rồi sau đó bắt đầu bắn trả lại ngay sau đó khi pháo binh Dù ngưng bắn.
Những cuộc đấu pháo như thế xảy ra rất nhiều lần trong ngày giửa hai bên và từ
đó việt cộng đã dò ra vị trí của căn cứ Dù vì chúng có vị trí thuận tiện từ
trên cao độ nên vòng vây pháo càng lúc càng gần, chính xác hơn nên thương vong
của Dù càng tăng. Rõ ràng pháo của việt cộng bắt đầu bắn vào những phòng tuyến
của Charlie như mưa. Sau những lần bắn dò để thử pháo binh Dù, việt cộng đã dời
những khẩu pháo 130mm xuống núi gần hơn chính xác hơn.
Với tầm bắn 30km của pháo 130mm, Pháo binh của Nhảy Dù
bất lực vì tầm bắn của pháo 105, 155mm chỉ có khả năng từ 10-15km là tối đa.
*Từ điểm nầy cho chúng ta thấy khả năng quân sự cuả tướng
Ngô Dzu đã lộ ra hai yếu điểm: Một, không nắm vửng chiến trường rừng núi. Hai,
không hiểu sự sai biệt về khả năng pháo của việt cộng so với khả năng pháo của
binh chủng Dù (105, 155mm=10, 15km đấu với 130mm=30km).
Buổi sáng sớm ngày 01/04/1972 sau 4 giờ pháo dập vào
Charlie việt cộng tung trung đoàn E64 (trung đoàn thép đầu tiên) thuộc sư đoàn
F320 Điện Biên tấn công biển người vào căn cứ pháo của tiểu đoàn Dù thuộc đại đội
114 ở phía Nam do Đại Úy Cho trấn giử, cùng lúc việt cộng pháo cầm chừng vào những
căn cứ pháo của Dù xung quanh để ngăn cản sự yểm trợ của các căn cứ nầy.
Đại đội 114 Dù đã can đảm, anh dũng chống trả những đợt
xung phong biển người nầy của việt cộng.
Đại đội 112 của Đại Úy Hùng, không phải Đại Úy Hùng của
đại đội 113, đã bắn trực xạ để yểm trợ các đồng đội của mình thuộc đại đội 114.
Trận điạ thật tàn khốc!
Việt cộng đã pháo vùi, pháo dập những căn cứ của quân Dù trong chiến dịch Easter Offensive 1972 bằng những khẩu pháo 130mm với lợi thế có tầm bắn 30km nầy, hơn hẳn tầm bắn của các khẩu pháo 155mm, 105mm của binh chủng Dù.
Mặc cho từng làn sóng biển người tấn công các phòng
tuyến của Dù tới tấp với những tiếng gào thét:
-Hàng sống! Chống chết!
Các đơn vị Dù vẩn chống trả oai dũng cứ thấy địch tràn
vào là nhắm và bắn.
-Giử vững phòng tuyến!
-Không lùi!
-Bắn!
-Bắn thằng đằng kia!
Những âm thanh hổn độn của cuộc chiến như trong địa ngục
hoà lẩn khói thuốc súng, bụi, lửa tiếng súng nổ người bị thương ngã gục, tiếng
rên la vì trúng thưong của cả hai bên cùng tiếng đạn pháo binh chạm nổ đinh
tai, nhức óc.
-“415, 416, 417, đây là
314, điều chỉnh pháo, over!
-Phương hướng… Khoảng
cách… Bên trái… Phòng tuyến đang bị tràn ngập, over!
-Một phát (one round), toạ
độ… out!
-Tất cả nghe đây! Đây là
314! Bắn thật chính xác! 10 quả, over!
Qua đợt bắn yểm trợ từ các căn cứ pháo FSB5, FSB6, FSB
Yankee, FSB Hotel những Gunships của Hoa Kỳ và Skyraiders của không lực VNCH nhập
cuộc.
Sau nhiều giờ chống trả dủng mảnh hửu hiệu những đợt tấn
công biển người của việt cộng, các đơn vị Dù đã thành công đẩy lùi những đợt tấn
công của việt cộng từ sư đoàn F320 nầy mà phần tổn thất nặng nề nghiên về phía việt
cộng khiến cho sư đoàn F320 việt cộng phải rút lui.
Củng nhờ vào sự hổ trợ của phi pháo Gunships, TACAIR và
pháo binh mà Charlie vẩn đứng vững.
-Trình Trung Tá, Tôi đã gọi Quân đoàn II tại Vỏ Định để tường trình việt cộng pháo vào Charlie bằng đạn 130mm nhưng họ không tin. Đại Úy Hải đã báo cáo với vị chỉ huy trưởng bằng giọng mệt mỏi.
-Cái gì?
Họ đã nói như thế à!? Trung Tá Bảo hỏi lại với giọng giận dữ.
-Họ chỉ
tin khi chúng ta gửi cho họ vỏ đạn 130mm làm bằng chứng. Đại Úy Hải trả lời với
một giọng cay đắng.
-Nếu họ
muốn thì hảy bảo họ đến đây mà lượm vỏ đạn 130mm! Trung Tá Bảo trả lời bằng hành
động đá văng một viên sỏi.
-Việt cộng đã bắn pháo
130mm với đầu đạn nổ chậm khiến cho đạn đi vào mặt đất sâu hơn nên sức công phá
dữ dội, khủng khiếp hơn. Hảy báo cáo với quân đoàn tại Vỏ Định là tôi nói thế,
nó chính là pháo 130mm. Vị chỉ huy trưởng tiểu đoàn 11 Dù đã trả lời với giọng điệu
pha lẩn giận giử và thất vọng.
***Qua cuộc đối thoại vừa qua đã cho chúng ta thấy khả năng thiếu hiểu biết của một vị tướng biên khu vùng II Ngô Dzu về lực lượng việt cộng tại mặt trận Charlie.***
Thêm một ngày qua trên chiến trận Charlie bao gồm C, C1,
C2, các đơn vị Dù phải xây dựng lại những hầm hố cá nhân phòng thủ đã sụp đổ vì
những sự tàn phá từ đạn pháo 130mm của việt cộng cho vững chắc hơn, kiên cố hơn,
cho được sâu hơn, càng sâu càng tốt vì sự sống còn của đơn vị lại phải tùy thuộc
vào những tảng đá vô tri nầy. Hằng trăm chiến sĩ Dù phải căn mắt ra trong bóng đêm
chờ đợi những cuộc tấn công kế tiếp và những giây phút chợp mắt ngắn ngủi với họ
bây giờ qủa thật là một món quà xa xỉ.
Khi nào chúng sẽ pháo tiếp?
Chúng sẽ pháo vào đâu?
Những câu hỏi như thế vang lên trong đầu của hằng trăm
chiến sĩ Dù tại căn cứ Charlie (C, C1, C2).
Sau hơn một tuần liên tiếp tấn công vào đại đội 114 của
Đại úy Cho, một phần đơn vị của sư đoàn F320 không thể nào chiếm lấy căn cứ này
ngoài sự tổn thất với hằng trăm xác việt cộng phơi thây bên ngoài hàng rào phòng
thủ của căn cứ.
Nổi ưu tư của vị chỉ huy tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tại FSB
Charlie, Trung Tá Bảo, càng gia tăng khi mà số thương vong của binh sỉ trong đơn
vị gia tăng sau những đợt pháo cùng sự thiếu hụt đạn dược, thực phẩm, nước uống
cho đơn vị. Những chuyến tiếp tế bằng không vận càng khó khăn vì những hệ thống
súng phòng không của việt cộng bao quanh căn cứ.
Dưới hầm chỉ huy sâu trong trong lòng đất với nắp hầm
dầy 1m, Trung Tá Bảo chỉ vào các điểm được ước đoán là những vị trí pháo của việt
cộng và nói:
-Tôi chắc
chắn đây là vị trí các khẩu pháo của chúng, tất cả đều ở độ cao trên 1500m, từ đó
chúng có thể thấy chúng ta rõ như chúng ta thấy các đứa con của chúng ta bên dưới
(C, C1). Ông bác sỉ (Đại Úy y sĩ Tô Phạm Liễu) cùng với Mễ đừng tụ lại một nơi
ngừa trường hợp người nầy mất vẩn còn người kia chỉ huy đơn vị.
Đại Úy Y Sĩ Tô Phạm Liễu cùng Thiếu Tá Mễ tiểu đoàn phó
cùng đứng nghiêm và trả lời:
-Tuân lệnh!
Trung Tá Bảo khẻ cười và gật đầu, một nổi buồn khó tả
thoáng qua trên gương mặt vị chỉ huy nầy. Có lẻ ông ta đã cảm thấy một sự bất tường
nào đó sẽ đến với mình?
Trong giây phút đó chưa ai hiểu được điều gì, Đại Úy Hải sĩ quan Hành Quân của tiểu đoàn đứng bật dậy nói”
-Thưa
Trung Tá, tôi đi đây, nếu có chuyện gì tôi sẽ đến với Trung Tá cùng Duffy.
Vị chỉ huy trưởng củng đứng dậy và đi chầm chậm với những
bước nặng nề về lại hầm trú ẩn với chiến lưng khòm xuống trên mặt đất loang lỗ những
vết đạn pháo của kẻ thù như một con hổ đã bị thương trên vùng rừng núi lãnh địa
đã bị tàn phá.
Những ngày sau đó pháo 130mm dồn dập phủ xuống tất cả
các vị trí của căn cứ FSB Charlie bao gồm C, C1, C2.
Trung đoàn E64 của sư đoàn F320 việt cộng sau khi được
bổ xung quân từ trung đoàn E66 đã hoàn toàn bao vây căn cứ FSB Charlie.
Giờ phút nầy chúng không ngần ngại tiến quân ngay trong
ban ngày với tiếng ồn của xe tank cùng Molotova đã nghe rõ sau những đợt pháo, điều
nầy cho thấy việt cộng quyết tâm nhổ cho được căn cứ Charlie bằng mọi giá.
FACs (Forward Air Controllers) của Hoa Kỳ và không quân
VNCH đã phát hiện thêm 9 căn cứ hệ thống phòng không của việt cộng đang bao vây
hoàn toàn căn cứ FSB Charlie để ngăn chận sự tiếp tế từ không vận của không quân
Hoa Kỳ và không quân VNCH. Hai dàn súng phòng không AA-127mm và AA-37mm của việt
cộng đặt tại phía Đông căn cứ FSB Charlie nhằm ngăn chận sự rút lui của đơn vị tiểu
đoàn 11 Dù.
Thông thường những phi vụ được bay theo hướng từ Nam
ra Bắc tiến về hướng tây cho việc đánh bomb hay tiếp tế sau đó sẽ bay về hướng Đông
theo quốc lộ 14 để trở về căn cứ nhưng bây giờ đã bị những dàn phòng không AA-127mm và
AA-37mm phía Đông FSB Charlie ngăn chận.
Từ căn cứ FSB Charlie có thể thấy rõ đạn bắn từ những
dàn súng phòng không do việt cộng phía Đông Charlie bắn lên mổi khi có những
phi vụ của không quân Hoa Kỳ hay VNCH vào vùng.
Phần III
Với cao độ trên 1500m
việt cộng đã chiếm ưu thế về pháo binh và càng gia tăng pháo vào những căn cứ
pháo binh yểm trợ cho căn cứ Charlie dọc theo dãy Rocket Ridge để khóa chận những
khả năng yểm trợ mổi khi chúng tấn công Charlie khiến cho quân Dù tại căn cứ nầy
càng bị lẻ loi cô độc khi phải căn mình hứng chịu, đương đầu với những trận mưa
pháo. Điều nầy lại càng khẳng định rõ ràng về khả năng thiếu hiểu biết của tướng
vùng II Ngô Dzu khi bắt Tiểu đoàn 11 Dù phải đóng chốt tại Charlie.Với tình trạng thê thảm nầy Đại Tá Trần Quốc Lịch chỉ huy trưởng của Lữ Đoàn 2 Dù từ Vỏ Định đã yêu cầu với tướng vùng II tại Kontum cho Tiểu Đoàn 11 Dù rút ra khỏi căn cứ Charlie để có thể linh động hành quân ngoài vùng căn cứ Charlie, thế nhưng Thiếu Tướng Ngô Dzu đã từ chối trả lời đề nghị nầy và vị cố vấn Hoa Kỳ vùng II là John Paul Vann đã khẳng định rẳng Tiểu đoàn 11 Dù phải đóng chốt và chiến đấu cho dù phải chết!?
***Tại sao một cố vấn Hoa Kỳ lại có thể thiếu hiểu biết
về cuộc chiến rừng núi như thế? Với dụng ý gì khi John Paul Vann buộc đơn vị Dù
phải đóng chốt cho tới chết? Đây có phải là chiến thuật thí quân để tiêu diệt
tiềm năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trước khi bàn giao miền Nam
Việt Nam cho cộng sản Bắc Việt và rợ hán? Có phải cái chết của tướng Đổ Cao Trí
củng do chính tình báo Hoa Kỳ làm? Vì kể từ sau cái chết của tướng Đổ Cao Trí,
cuộc chiến miền Nam đã đi vào chung cuộc thê thảm cho cả miền Nam nói riêng và
cả nước nói chung. Còn cái chết của tướng Nguyễn Văn Hiếu do ai giết, củng của
tình báo Hoa Kỳ?***
Tướng Ngô Dzu ở vị trí tướng vùng II cho đến ngày 01/05/1972 là kết thúc và người kế nhiệm là tướng Nguyễn Văn Toàn bắt đầu ngày 02/05/1972, John Paul Vann vẩn là vị cố vấn Hoa Kỳ vùng II của MACV’s SRAG tại Pleiku.
Tướng Nguyễn Văn Toàn.
Điều nguy hiểm nhất là đầu đạn pháo 130mm được Nga
cung cấp có gắn đầu đạn nổ chậm nghỉa là đạn xuyên thủng những hầm trú ẩn, những
giao thông hào rồi mới nổ vì thế căn cứ Charlie 2 không thể nào chịu đựng nổi sức
công phá của loại đạn nầy. Cuối cùng kết qủa như thế nào chúng ta củng đã biết,
pháo 130mm đã phá thủng nấp hầm của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo khiến ông chết
ngay tại hầm, vị cố vấn Hoa Kỳ Thiếu Tá Duffy củng như vị Sĩ quan Tham Mưu tiểu
đoàn Dù Thiếu Tá Mể đều bị thương.
Cái chết của người chỉ huy khả kính của Tiểu Đoàn 11 Dù
đã gây chấn động các cấp sĩ quan nhưng họ không còn thời gian để thương tiếc
cho vị chỉ huy của mình vì hiện nay những người lính đang chiến đấu cần sự chỉ
huy của họ hơn bao giờ hết.
Ngay sau đó Thiếu tá Lê Văn Mể lên giử chức Tiểu Đoàn
Trưởng và Đại Úy Đoàn Phương Hải trở thành sĩ quan Tham Mưu. Mặc dù những người lính Dù đã chiến đấu tận lực đẩy
lui những đợt tấn công biển người của việt cộng và làm tổn thất nặng nể cho quân
địch nhưng Thiếu Tá Mể vẩn không mấy quan tâm dù đã thu đạt được hằng đống vũ
khí tịch thu được của việt cộng cho bằng sự đau đớn, đau buồn và mất mát về cái
chết của vị chỉ huy khả kính mà củng là một ngưòi bạn, một người thầy, nhất là
trách nhiệm mới của một vị chỉ huy tiểu đoàn thay thế Trung Tá Nguyễn Đình Bảo.
Đêm xuống, đêm với cái bẩy xập dần dần khóa chặt. Mể,
Hải, Liệu-bác sĩ tiểu đoàn- cùng nhìn nhau. Liệu ra lệnh cho nhóm lính quân y dưới
quyền khiêng cái xác của vị chỉ huy trưởng ra trước ánh sáng. Ngoại trừ vết thương
trúng tim, cái kiến cận bảo vệ mắt củng đã vở. Mắt nhắm kín miệng hơi hé mở lộ
ra những cái răng cửa. Cơ thể vị chỉ huy đã bị thương nhiều chổ. Không còn cách
nào cứu chửa nửa. Hầm chỉ huy của vị chỉ huy Nguyễn Đình Bảo trúng 3 quả pháo
130mm cùng một lúc với đầu đạn nổ chậm, Hải ngồi xuống sờ soạng vào cơ thể vẩn
còn hơi ấm của vị chỉ huy của mình và khẻ phủi nhẹ nhàng những hạt bụi vẩn còn
phủ đầy bộ áo trận Dù màu huyết dụ.
“-Để tôi tấm cho anh ấy.” Liệu nói với Mể và Hải.
Liệu ngồi xuống dùng bông gòn thấm alcohol và lau từng
phần cơ thể của vị chỉ huy lừng danh trong đơn vị Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng
Hoà.
Với 12 năm trong quân ngủ của binh chủng Dù, Trung Tá
Nguyễn Đình Bảo đã từng xuôi Nam, ngược Bắc từ trận địa nầy cho đến những trận địa
khác đã xông tên, đục pháo khắp bốn vùng chiến thuật để bảo vệ miền Nam Việt
Nam Cộng Hoà, cuối cùng lại phải chết tại Charlie với độ cao 1062m (C2) chỉ vì
một cái lệnh ngu xuẩn của một tướng vùng II thiếu kiến thức cơ bản về chiến
tranh rừng núi.
Rừng núi Trưòng Sơn lại nhận thêm một linh hồn của con
dân miền Nam đã tận sức “Bảo Quốc An Dân” cho miền Nam được yên bình, no ấm.
Việt cộng lại mở từng đợt tấn công biển người từ phía
Tây và Tây Nam vào căn cứ C hay Charlie để trả thù cho những lần thất bại trước.
Từ độ cao 1062m của căn cứ chỉ huy C2 những sĩ quan Dù
có thể thấy từng đợt, rồi từng đợt, rồi từng đợt quân việt cộng tràn lên cố phá
vở tuyến phòng thủ của đại đội 111 Dù do Thiếu Úy Thịnh đang chỉ huy. Việt cộng
vẩn từ từ điền vào chổ trống những xác của việt cộng đã gục ngã dưới những họng
súng M-16s, M-60s, M-79s, M-72s, XM-202s (loại rocket bắn một loạt 4 trái phi đạn),
súng phun lửa FLASH và lựu đạn nhưng việt cộng vẩn tiến tới như không biết cái
chết là gì (đây có thể là một chiến thuật mới mà việt cộng đã áp dụng, đó là chúng
dụng thuốc kích thích chống sợ hải do rợ hán cung cấp).
-“Bọn chúng khùng hả Đại Úy?” Người sĩ quan phụ tá đã
hỏi Đại Úy Hải, vị chỉ huy không tin vào những gì đang xảy ra trưóc mắt của mình.
***Sau chiến dịch Easter Offensive, trong cuộc thẩm vấn
tù binh việt cộng đã cho biết là sư đoàn 320 của việt cộng đã dùng thuốc kích
thích của rợ hán cung cấp có tên là “Hùng Binh” trước khi mở những đợt tấn công
biển người vào các đơn vị Dù, sau khi hết thuốc những người lính việt cộng trở
nên nhúc nhát hơn bao giờ hết***
Lính Dù của đại đội 111 dưới giao thông hào phòng thủ đã
bắn mà không cần phải nhắm vì không có thời gian để nhắm bắn và khoảng cách giử
hai bên chỉ trong vòng một tầy tay ném lựu đạn. Lực lượng Dù chống trả một cách
can trường, dủng cảm. Lính việt cộng thuộc trung đoàn 64 tấn công Charlie qua 5
đợt biển người nhưng rồi phải triệt thoái, thế nhưng những đợt lính việt cộng từ
phía sau vẩn tiếp tục tràn tới như một bầy ruồi bu vào cái bánh mật dưới sức chống
trả cật lực, dủng mãnh của các chiến sĩ Dù thuộc đại đội 111.
Trận chiến kéo dài cho đến khi trời đổ tối, Thiếu Tá Mể
quyết định rút đại đội 111 Dù của Thiếu Úy Thịnh về lại căn cứ C2 vì lý do thiếu
thốn đạn dược của đơn vị Dù nầy.
Đại Úy Hải gọi Thiếu Úy Thịnh qua mã số truyền tinh:
- “401 (Thiếu Úy Thịnh) đây là 06 (Đại Úy Hải). Hảy gói
ghém hành lý để trở về thăm gia đình, nhớ mang theo những đứa con với quần áo đã
bị rách (những thương binh) rõ chưa…”
- “06 (Đại Úy Hải), 401 đây (Thiếu Úy Thịnh). Nhận rõ
thẩm quyền. Tôi củng định như thế vì đã cạn hết kẹo (đạn dược) nhưng tôi sợ 008
(Trung Tá Bảo) và 007 (Thiếu Tá Mể) hiểu lầm chúng tôi là hèn nhát. Thiếu Úy Thịnh
trả lời Đại Úy Hải như thế.
Lúc bấy giờ Thiếu Úy Thịnh vẩn chưa biết là Trung Tá Bảo
đã chết vì pháo 130mm và Thiếu Úy Thịnh củng chưa biết ngày mai sẽ là ngày cuối
cùng của vị sĩ quan nầy.
Đại đội 111 Dù rút về căn cứ C2 với tổn thất trung bình.
Như thế là trung đoàn 64 việt cộng đã chiếm độ cao 960m Charlie sau khi quân Dù
của đại đội 111 rút về căn cứ C2 1062m.
Từ trên cao của căn cứ C2, quân dù có thể thấy màu áo
xám của quân việt cộng đã tràn ngập căn cứ Charlie. Thiếu Tá Mể gọi Đại Úy Hải:
-
“Gọi không quân ngay (TACAIR) Hải! Đánh
bomb! Bomb! Đốt chúng ngay!
-
“Chúng ta có 530 Jupiters trên tầng số,
Thiếu Tá! Chúng tôi gọi ngay…”
Đại Úy Hải đáp lời Thiếu Tá Mể và cho toạ độ của
Charlie cho 3 phi cơ Skyraiders của không quân Việt Nam (VNAF’s 530 phi đoàn
Jupiters) đang vào vùng và đánh bomb từ Tây sang Đông.
Phi đoàn 530 Skyraiders đánh bomb Napalm ngay trên đầu
căn cứ 960m Charlie.
To write this article, I have used the following sources :
● Phan Nhat Nam / « Mua He Do Lua » / Nang Moi Mien Nam, CA, USA (2003)
● ARVN's General Ngo Quang Truong / « The Easter Offensive 1972 » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History (1980)
● ARVN's General Cao Van Vien / « The Final Collapse » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History (1983)
● ARVN's General Le Quang Luong / « Engels in Red Hats : who alive, who's died » / Vietnamese in Dallas (2005)
● ARVN's General Lam Quang Thi / « Autopsy: The Death of South Vietnam » / Sphinx Publishing (1986)
● ARVN's Colonel Trinh Tieu, ex-Head of Intelligence (S-2) of II Corps 1972 / « Memoires : Front Tan Canh, Kontum, 1972 »
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Victory of Tay Nguyen Campaign » / Hanoi : People's Army Publishing House (1979)
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Fighting on the Tay Nguyen Front » / Hanoi : People's Army Publishing House (2004)
● NVA's General Van Tien Dung / « Dai thang mua Xuan - Our Great Spring Victory » / Hanoi : People's Army Publishing House (2003)
● US-Army General W.C. Westmoreland / « A Soldier Reports » / Garden City, N.Y., Doubleday (1976)
● USMC Colonel G.H. Turley / « The Easter Offensive » / Novato C.A. : Presidio Press (1985)
● USAF General William W. Momyer. / « The Vietnamese Air Force, 1951 1975, An Analysis Of its Role in Combat » / Washington D.C. : Office of Air Force History (1975)
● USAF Major A.J.C. Lavalle, ed. / « Air Power and the 1972 Spring Invasion » / Washington D.C. : Office of Air Force History (1985)
● Dale Andrade / « Trial By Fire : The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle » / New York : Hippocrene Books (1995)
● Bernard C. Nalty / « Air War over South Vietnam : 1968 -1975 » / Washington D.C. : Air Force History and Museums Program (2000)
● www.thebattleofkontum.com of Lt. Col. John G. « Jack » Heslin (US-Army, retired)
● http://epoetryworld.com (Website of Major John Joseph Duffy, US-Army, retired)
● http://en.wikipedia.org
● http://www.quansuvn.net <--> -->http://vnmilitaryhistory.net
Phần IV
Ngày hôm sau, 13/04/1972 Thiếu Tá Mễ ra lệnh cho Đại Úy
Hùng Đại Đội Trưởng 112 Dù tái chiếm lại Charlie nhưng nỗ lực của đơn vị Dù nầy
đã thất bại vì quả lực hùng hậu của việt cộng, chúng đã dùng súng cối 60mm,
82mm và DKZ 75 để tấn công đơn vị Dù và đơn vị nầy đã phải triệt thoái vì vấn đề
hoả lực của Dù quá kém. Thiếu đạn dược, thiếu thực phẩm, thiếu nước uống đã khiến
cho các đơn vị Dù lâm vào tình thế cực kỳ nguy hiểm và căn cứ chỉ huy C2 đã phải
dùng vũ khí tịch thu được của việt cộng để chống cự, tử thủ căn cứ.
Sự thiếu thốn tiếp liệu đã ảnh hưởng rất rõ ràng vào
khả năng tổ chức những kế hoạch phản công của Tiểu đoàn 11 Dù vào vòng vây đang
bao quanh căn cứ C2 của việt cộng và đơn vị nầy phải triệt thoái rút lui ra khỏi
căn cứ là điều thấy rất rõ ràng, hiển nhiên. Số lượng tử vong và thưong binh
gia tăng theo những trận mưa pháo, mặc dù tinh thần chiến đấu của lính Dù rất
cao nhưng họ có thể giử được như thế trong bao lâu vói tình trạng thiếu thốn lương
thực, nước uống, đạn dược?
Những thương binh củng như những tử sĩ cần phải được tải
đi càng sớm càng tốt vì thế địa điểm bải đáp tải thương phải an toàn.
Thiếu Tá Mể ra lệnh cho Đại Đội trưỏng Thịnh:
-
“Anh cố gắng tìm một bải đáp ở phía Đông
C2 chừng 100m để dọn bải đáp cho việc tải thương. Đừng đề cho những đứa con của
mình nghỉ là chúng ta bỏ quên họ, hơn nửa chúng ta gần hết đạn dược và nước uống.”
-
“Tuân lệnh thẩm quyền, tôi thi hành ngay.”
Thiếu Úy Thịnh dẩn theo chừng 40 quân nhân Dù xuống núi
hướng vào phiá Đông để giải toả và chuẩn bị bải đáp cho việc tải thương nhưng
những nổ lực của những quân nhân nầy như những đợt xà phòng, nổi lên rồi xẹp xuống
vì họ đã bị việt cộng phục kích bao vây và tấn công cả bốn mặt.
Mặc cho tiếng gào thét luôn mồm của việt cộng: “Hàng sống!
Chống chết!”, những người lính Dù vẩn chiến đấu thật dủng cảm như những con mãnh
sư trong tình trạng tuyệt vọng của giây phút cuối cùng.
Không thể tiến tới. Tuyệt đường rút lui. Đạn trong nòng
súng đạn không còn. Quả lựu đạn cuối cùng củng đã tung ra cho nổ. Giờ chỉ còn một
đáp số cuối cùng là hứng chịu những loạt đạn AK-47 tập bắn của việt cộng. Thiếu
Úy Thịnh ngả lăn ra chết ngay sau khi hứng trọn những băng AK-47 của lũ việt cộng
khát máu. Thiếu Úy Ba phóng đến chỉ để kịp ôm xác vị chỉ huy của mình vẩn còn nóng
hổi những dòng máu đang chảy và củng đã bị bắn gục trên xác của vị chỉ huy của
mình.
Trong công sự phòng thủ của C2, Thiếu Tá Mể với giọng
phẩn uất gọi đơn vị Dù của Đại Đội 111 qua tần số thính thoại:
-
“Có ai còn sống sót không, trả lời?”
-
“Có Khanh sĩ quan tiền pháo đây thẩm quyền!”
Thiếu Úy Khanh là sỉ quan tiền pháo cuả Đại Đội 111 đã đi theo toán quân để gọi
yểm trợ pháo binh khi đơn vị cần.
-
“Khanh! Hảy chỉ huy và hướng dẩn những đứa
con về lại căn cứ. Thằng 114 sẽ bắn yểm trợ dọn đường. Nghe rõ chưa, trả lời?”
-
“Nhận lệnh. Nghe rõ 5/5 thẩm quyền.”
Vị sỉ quan pháo thủ đã gôm những người lính còn lại của
đại đội 111 Dù để phá vòng vây trở lại căn cứ. Trung Sỉ Lung người hạ sĩ quan
nhiều kinh nghiệm nhất của toán đã hướng dẩn toán xông phá được một lổ hỏng của
vòng vây để thoát khỏi cái bẩy xập của việt cộng. Trung Sỉ Lung là người thoát
ra sau cùng nhưng vì chợt nhớ lại vẩn còn thi thể của hai vị sĩ quan vẩn còn
trong vòng vây của giặc cộng nên anh đã quay trở lại để cố mang xác của hai vị
chỉ huy nầy đi. Cố gắng của vị Hạ Sỉ Quan Lung nầy đã trở thành vô vọng vì việt
cộng đã bắn xối xả vào anh để rồi anh củng gục chết ngay trên hai thân xác vị
chỉ huy của mình.
Không bỏ chiến hửu của mình bên trong lòng địch cho dù
là họ đã chết là tâm niệm của đơn vị Dù.
Cao cả thay tình chiến hửu của binh chủng Dù! Sống cùng
sống. Chết cùng chết.
Trước một buổi trưa hai trung đoàn 64 và 66 cùng tung
ra những đợt tấn công trực tiếp bằng pháo liên tục cùng mọi hỏa lực của việt cộng
đổ dồn vào căn cứ C2, căn cứ chỉ huy của toàn khu Charlie.
Thiếu Tá Mễ hét lên:
-
“Tất cả mọi người! ngay cả thương binh, ai
còn có thể bắn được hảy vào những giao thông hào phòng thủ. Ai than thở hay
tránh né, chạy trốn, chính tôi sẽ bắn ngay tại chổ. “Thiên Thần Mũ Đỏ” không biết
đến hai chử hàng giặc! Nếu mọi người để thua trận, chính tôi sẽ cho bomb dội vào
ngay trên đầu căn cứ. Rõ chưa!”
Một khẩu lệnh tuyệt vời miên viễn!
Sáng ngàn đời hừng hực lữa Charlie.
Một khẩu lệnh thiên thu duy nhất.
“Song Kiếm” Tung Hoành Giử Nước Non.
Ngàn năm hậu thế còn ai biết?
“Rãi xuống đầu tôi những tấn bomb!”
Mũ Đỏ Thiên Thần Oai Chiến Địa.
Một chuyến đi xa, một chuyến về.
Lính việt cộng thuộc sư đoàn 320 (F-320) tràn lên tấn
công từng làn sóng biển người, hết đợt nầy tới đợt khác để dứt điểm chiếm lấy căn
cứ C2 bằng mọi giá. Giặc đã phá vở một góc phòng thủ của Dù qua những đợt biển
người tràn ngập những giao thông hào. Mổi lần việt cộng tràn ngập căn cứ đều bị
các đơn vị Dù dưới đất củng như những phi cơ không yểm cùng gunships trên không
đẩy lui ra khỏi căn cứ. Một chiến trường máu lửa khốc liệt mà những người dân Sài
Gòn hay cả dân Miền Nam chưa bao giờ được biết tới, hay tưởng tượng, hay nghỉ tới.
Thiếu Tá Mễ nhìn Đại Úy Hải và ra lệnh:
-
“Gọi không yểm cho rãi Napalms ngay đi Hải!”
-
“Dạ có ngay, thưa Thiếu Tá.”
Đại Úy Hải nhìn lên theo dõi hai chiết A-1E Skyraiders
của không quân Việt Nam thuộc phi đoàn 530th Jupiters Fighter
Squadron đang đánh những đợt bomb ngay trước căn cứ. Ông ta hiểu rằng chỉ có những
phi công mới có thể thấy rỏ hơn ông ta những hướng tiến quân của việt cộng. Hai
chiếc Skayraiders đã thả những đợt bomb cùng bắn những tràn đại liên xuống đầu địch
ở độ cao rất thấp ngay trên những đọt cây. Rãi bomb ở độ thấp như thế nầy rất
chính xác vào mục tiêu. Những quả bomb Napalms nổ tung ngay thành những cột lửa
trúng ngay những đợt biển người đang tiến lên khiến cho lính việt cộng gào thét
lăn nhào bốc cháy không xa những giao thông hào phòng thủ của Dù. Giặc cộng phải
rút lui thế là cuộc tấn công biển người bị phá vở. Tuy nhiên một chiếc
Skyraider đã bị phòng không của việt cộng bắn trúng, phi cơ nầy do Thiếu Úy
Duong Huynh Ky một phi công trẻ nổi tiếng của phi đoàn 530th
Jupiters Fighter điều khiển và vì để giải cứu quân bạn (CAS-Close Air Support) tại
Charlie đang nguy khốn anh đã bay ở độ cao quá thấp, cách mặt đất không hơn
300m, nên khi bị bắn trúng một cánh máy bay bên phải đã vướng vào cành cây khiến
phi cơ bị lật nhào và rơi xuống đất nổ tung, người phi công đã không đủ thời
gian để bung dù ra thoát hiểm. Thế là thân tầu đã gói trọn thân anh thành một
chiếc cầu lửa. Ngọn Lữa Charlie!
Chính sự hy sinh đánh bomb cảm tử của người phi công
can đảm Duong Huynh Ky đã tạo nên khoảng trống thời gian cho quân bạn Dù thoát
nạn. Sự phối hợp cứu nguy sinh tồn của hai quân binh chủng Dù và Không Quân đã
tạo thành keo sơn gắn bó trong suốt cuộc chiến Việt Nam. “Vinh Dự Hy Sinh” để
cho quân bạn thoát hiểm nầy đã được quân binh chủng Dù luôn khắc cốt ghi tâm. Nơi
đâu có Dù, nơi đó có Không Quân. Vỉnh Biệt Anh! Người Hùng “Tổ Quốc Không Gian.”
Binh chủng Dù không những chỉ có keo sơn gắng bó với những
phi công trẻ thuộc những phi đoàn Skyraiders của VNCH mà nó bao gồm cả những
phi đoàn trực thăng bạn của Hoa Kỳ những trực thăng helicopter gunships hay những
phi công Phantom, hay những phản lực cơ loại E… hay F…của không lực Hoa Kỳ USAF
đã từng bao vùng và bảo vệ lẩn nhau từ trên không cho tới diện địa. Chính những
nổ lực cuả Không Quân đã cứu thoát Tiểu Đoàn 11 Dù (còn gọi là Song Kiếm Trấn Ải)
không bị tràn ngập và thoát hiểm.
Chỉ có những chiến sĩ Dù đã tận mắt chứng kiến sự hy
sinh cuả Không Quân VNCH hay USAF không ngại gian nguy lao đầu vào vùng lữa đạn
phòng không tại Charlie của cộng quân ở độ thật thấp để giải cứu quân bạn đã
khiến cho hai binh chủng Dù và Không Quân khắn khích với nhau như cá với nước.
Chính do sự gan dạ và liều lỉnh của những phi công nầy
đã loại bỏ ra ngoài trận chiến Charlie từ 5 đến 9 dàn cao xạ phòng không
AA-sites của việt cộng, tạo thành một cây dù bảo vệ cho căn cứ Charlie.
Theo nguồn tin khai thác tù binh việt cộng sau cuộc
chiến tại Charlie cho biết sự phối hợp hửu hiệu giửa hoả lực của Không Quân và
binh chủng Dù cùng với helicopter gunships đã khiến cho những dàn cao xạ phòng
không của việt cộng rất ngại phải đương đầu với những loại gunships của Hoa Kỳ.
Vào ngày 14/04/1972 chỉ huy cao cấp tiền phương B-3 của
việt cộng quyết định đưa thêm quân vào chiến trường tại Rocket Ridge để mở đường
tấn công
vào bộ chi huy của Sư Đoàn 22 bộ binh tại Tân Cảnh, chính
vì thế mà việt cộng phải nhổ cái gai Charlie đi bằng mọi giá. Lực lượng tấn công
Charlie bây giờ được tăng cường thêm trung đoàn thiết giáp-tank 203 gồm có
T-34, T-85 để trợ lực thêm cho những đơn vị bộ binh cuả việt cộng trong vùng.
T-34, T-85 được trang bị súng phòng không 12.7mm cùng với súng D-10T bắn pháo đạn
100mm dùng chống tank M-48 của VNCH do Hoa Kỳ cung cấp.
Việt cộng phát động những cuộc tấn công liên tiếp bằng
những đợt pháo từ hướng Tây Nam, rồi hướng Tây, và Tây Bắc bằng những đơn vị mới
tăng cường phối hợp với sư đoàn F-320, trung đoàn tank E-203 cùng những đơn vị
bộ binh địa phương khác.
Thiếu Tá Mễ liên lạc với bộ chỉ huy căn cứ Liên Đoàn 2
Dù tại Vỏ Định để báo cáo tình trạng nguy hiểm hiện nay tại Charlie.
-
“Chúng tấn công bằng bộ binh, thưa thẩm
quyền!”
Đại Tá Trần Quốc
Lịch Sĩ Quan chỉ huy của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù trực tiếp hỏi Thiếu Tá Mể:
-
“Chúng tấn công từ hướng nào?”
-
“Chúng tấn công Charlie nặng nhất từ hướng
Tây Nam và hướng Tây, thưa thẩm quyền!”.
Tất cả mọi quân nhân của Tiểu Đoàn 11 Dù từ lính cho đến
Hạ Sĩ Quan hay Sĩ Quan đều có mặt tại chiến hào và chiến đấu bên nhau không phân
biệt cấp bậc vì họ không còn chọn lựa nào khác mà phải chấp nhận số phận nghiệt
ngả nầy là củng sống và chết bên nhau.
Đại Úy Liệu Y sỉ của Tiểu Đoàn 11 Dù đang tìm kiếm vũ
khí cho chính mình và ông ta đã bởn cợt với Thiếu Ta Mể rằng:
-
“Tôi chẳng còn bông băng hai kim chích gì
cả, đành phải ôm đại liên M-60mm vậy.”
Duffy, cố vấn Mỷ của tiểu đoàn, thấy Bá Sỉ Liệu dung
Colt .45 để bắn, ông ta hỏi:
-
“Hey! Doc. tại sao lại dùng colt .45 vậy?”
-
“Tôi chỉ còn lại có cây colt.45 nầy thôi,
Duffy!” Bác sỉ Liệu trả lời.
Sau nhiều đợt tấn công việt cộng đã tràn ngập phòng
tuyến vòng ngoài của quân Dù. Bác Sĩ Liệu nhắm colt.45 vào một quân nhân Dù đang
tìm đường chạy vào bên trong căn cứ la to:
-
“Ê! Anh kia chạy đi đâu? Hảy ở lại chiến đấu,
đồ hèn!”
Thiếu Tá Mể hét lên giận dử:
“Nếu Bác Sỉ không bắn anh, chính tôi sẽ bắn anh tại chổ
để anh biết cái chết nó như thế nào, đồ hèn!”
Thiếu Tá Mể cảm thấy buồn cười với câu nói của mình vì
chết là hết, làm sao biết được cái chết nó như thế nào!
Mặc dù sự gặp sự chống trả mảnh liệt của quân Dù, việt
cộng vẩn không giảm bớt những đợt tấn công (có lẻ do thuốc kích thích “Hùng
Binh” của rợ hán).
Đại Úy Hải và Thiếu Tá Mể củng nhìn nhau, cùng hiểu ngầm
với nhau.
-
“Chúng ta gần hết đạn rồi Thiếu Tá! Tôi đề
nghị chúng ta phải rút đi…”
-
“We are nearly out of ammunition, Major! I
suggest, we leave now…”
Thiếu Tá Mể lặng lẽ giở mủ sắt xuống và nhìn qua Thiếu
Tá Duffy, sĩ quan cố vấn Mỷ như ngầm hỏi ý kiến.
-
“Đừng ngần ngại, đó là cách tốt nhất, thưa
ngài…” Duffy trả lời.
-
“No hesitation, the best way, sir…”
Duffy, Thiếu Tá Lực Lượng Đặc Biệt của Hoa Kỳ đã bị thương
ba lần tại trận địa nhưng vẩn quyết định ở lại với đơn vị 11 Dù, đã hiểu rỏ tình
trạng thê thảm của đơn vị bạn. Đây là lần đầu tiên Duffy đã dùng chử “Ngài-Sir”
đối với một sỉ quan của binh chủng bạn cùng cấp bậc. Điều nầy cho thấy vị sỉ
quan nầy đã chứng kiến sự chiến đấu can trường, đảm liệt của đơn vị 11 Dù đã không
lui bước trước bao nhiêu đợt tấn công tàn khốc của việt cộng.
Cuối cùng, Thiếu Tá Mể quyết định:
-
“Đồng ý! Chúng ta rút. Hải! Bảo thằng 112
phá vòng vây, kế đến là bộ chỉ huy. Đoạn hậu là thằng 114. Đừng quên báo cho thằng
113 bắt tay với chúng ta tại bải đáp.”
Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp của Thiếu
Tá Mể đã phải triệt thoái binh trước sức tấn công của kẻ thù.
Tại mặt trận Tết Mậu Thân 1968, chính đơn vị của Thiếu
Tá Mể đã tái chiếm lại Thượng Tứ vả đại đội chỉ còn lại có 30 người sống sót. Lần
nầy Thiếu Tá Mể chẳng còn chọn lựa nào khác là rút lui để bảo tồn lực lượng của
Tiểu Đoàn 11 Dù chỉ vì tình trạng thiếu thuốc men, đạn dược, nước uống, thực phẩm,
những nhu yếu cần thiết cho đơn vị nên đơn vị phải lặng lẽ rút đi trong đêm sau
những đợt tấn công của giặc.
Bắt đầu từ 6 giờ chiều B-52 trải thảm tại hướng Nam và
hướng Đông của Charlie phối họp với từng đợt 3 chiếc (helicopter gunships)
Cobras vào vùng để yểm trợ cho cuộc triệt thoái rút quân của đơn vị 11 Dù.
Có khoảng 100 xác lính Dù đã phải để lại trận địa sau
cuộc chiến. Những thương binh nặng đành phải bỏ nằm lại lặng lẻ trong những hầm
phòng thủ của căn cứ để chờ giặc vào chiếm hy vọng với lòng nhân đạo của giặc họ
vẩn sống còn.
Đau!
Thật đau! giặc cộng thì bao giờ có lòng nhân? Thân phận
chung cuộc của những thương binh nầy chúng ta đã hiểu!
Thiếu Tá Duffy liếc nhìn về bên sau trước khi cho chạm
dây điện cho nổ căn cứ trước khi rút lui.
Quân việt cộng chỉ cách có từ 5m-10m bên sau căn cứ vì
thế những người lính Dù không còn thời gian để suy nghỉ ngoại trừ việc vất vả leo
núi vượt rừng già để thoát khỏi căn cứ Charlie. Mệt. Đuối. Lã người.
“Tôi đã nhận ra bải đáp bên trái của chúng ta, thưa thẩm
quyền...” Đại Úy Hùng, đại đội trưỏng 112 Dù báo cáo với Thiếu Tá Mể bẳng truyền
tin. Thiếu Tá Mể là một sỉ quan đầy kinh nghiệm và tự tin nhưng vẩn không ngớt
lo lắng:
-
“Nếu chúng phục kích tại đây thì kể như
xong…!” Thiếu Tá Mể không dám nghỉ tiếp.
-
“Gọi Duffy cho tôi, Hải!”
Vị cố vấn Mỷ đang đi bên sau Đại Úy Hải và Bác Sĩ Liệu
đi chậm lại bên sau hai người. Miệng mĩm cười khi đi ngang Bác Sĩ Liệu, với ba
lần bị thưong, bốn ngày chiến đấu không ăn, không ngủ nhưng trông Duffy vẩn vững
vàng, khoẻ mạnh như là một khối thép ròng với chiếc mũ vải đi rừng của Lực Lượng
Đặc Biệt Mỷ trên đầu cùng với khẩu M-18 trên tay trông rất tự tin, trầm tỉnh như
không có gì lo lắng.
Bác Sĩ Liệu đưa ngón tay cái lên tỏ lòng ngợi khen khi
Duffy đi ngang.
-
“Anh quả là số 1, Duffy! Vững vàng lắm!”
-
“You are number One, Duffy! Très dur!”
-
“Chào Bác Sĩ!” Duffy mĩm cười.
-
“Hello, Doc!” Duffy smiled.
Thiếu Tá chỉ vào bản đồ:
-
“Duffy, chúng ta đang ở tại đây, thằng 113
ở bên trái, mình tiến tới từ bên phải để bắt tay với hắn. Anh gọi không vận đến
đón chúng ta, đồng ý?”
-
“Duffy, we are here, 113 on the left. We
move up from the right to link up with him. Then you call some slicks to get us
out. Ok?”
Duffy gật đầu.
-
“Tốt, tốt lắm, anh quả là một chỉ huy giỏi!”
-
“Good! Very good! You are the best
commander”
-
“Oh, Anh làm tôi thấy thẹn, Duffy”. Thiếu
Tá Mể mĩm cười mệt mỏi.
-
“Oh! You make me ashamed, Duffy”. Me
laughed tiredly.
Thật thận trọng, hai đại đội 112 và 113 với hai Đại Úy
cùng tên Hùng đã tiến vào hai bên bải đáp.
-
“Rồi! Duffy, chừng nào thì có không vận?”
Thiếu Tá Mể hỏi.
-
“Good! Duffy, for how long from now will
there be slicks for us? Me asked.
-
“Mười phút, thưa Thiếu Tá.” Duffy trả lời.
-
“Ten minutes, Sir!” Duffy replied.
Nhưng chẳng còn thêm 10 phút nào cho đơn vị 11 Dù!
Một trận mưa pháo của sư đoàn F-320 việt cộng trút xuống
đầu của quân Dù ngay trên khu vực bải đáp đón quân Dù. Giặc tấn công tứ phía.
-
“Hàng sống! Chống chết!”. Những tiếng gào
thét áp đảo tinh thần của việt cộng nổi lên khắp mọi phía.
Quân Dù đã tận lực!
Đạn dược đã cạn, khẩu súng trở thành mãnh sắt vụn nặng
nề. Quân Dù đã đánh cận chiến sáp lá cà với việt cộng bằng lưởi lê, hai tay không
cận chiến. Xác quân Dù lẩn lộn với xác việt cộng rãi rác trên bải chiến trường
khi quân số hai bên quá chênh lệch phần thật bại, thua cuộc của quân Dù đã rõ.
Thiên Thần Mũ Đỏ sống oai hùng thì chết củng phải dủng mãnh kiên cường. Không hàng
giặc.
Phần V
Những phút cuối khó quên trong việc giải cứu đơn vị Dù.
Một nhóm nhỏ 35 người của quân Dù vẩn còn xót lại, bao
gồm cả bộ chỉ huy Dù và vị cố vấn Mỷ. Họ vẩn chiến đấu và có thể được không vận
về với sự trợ lực của không lực Hoa Kỳ bao vùng qua đêm, bằng cách đón nhận từng
nhóm 5 người của toán trực thăng helicopter gunships.
Cuộc không vận giải cứu sau cùng gồm có Thiếu Tá Mể,
chỉ huy trưởng đơn vị 11 Dù, Thiếu Tá cố vấn Mỷ Duffy, Đại Úy Hải chỉ huy phó đơn
vị, cùng với Thiếu Úy Long đã trở nên một bi kịch, đau đớn.
Sáng sớm hôm sau, 15/04/1972, Thiếu Tá Duffy trực máy
liên lạc với FAC đang bay bao vùng trên đầu để bảo vệ toán Dù cuối cùng còn lại
nhưng không thể nào đáp xuống để giải cứu toán nầy. Cùng lúc ấy Dennis Watson
phi công của H Troop, 7/17th Air Cavalry (Air CAV), đang bay cùng
Thiếu Tá Gibbs (phi công trưởng của H Troop cùng Dallas Nihsen (xạ thủ đại liên)
đang theo dỏi cuộc điện đàm liên lạc của Duffy với FAC về tình huống hiện tại.
Nhiệm vụ của toán nầy được thay đổi từ bộ chỉ huy bao
gồm 4 chiếc trực thăng Hueys yểm trợ bởi 2 chiếc Cobras cùng vào mục tiêu để đón
quân bạn. Lúc ban đầu mọi việc đều yên ổn. Chiếc thứ nhất bị bắn nhưng không
sao. Chiếc thứ hai rồi chiếc thứ ba hơi khó khăn nhưng tới chiếc thứ tư thì có
vấn đề khi vừa qua khỏi ngọn cây đã bị việt cộng tập trung hỏa lực vào bải đáp
nên phải hủy đi chuyện đón người.
Một điều rất đáng quan tâm trong giây phút cuối đón người
là nhóm phi công Hoa Kỳ chỉ muốn Thiếu Tá cố vấn Duffy là người lên phi cơ đầu
tiên mà thôi. Duffy nhìn những chiến hửu Dù còn lại, những người đã cùng Duff ăn,
ngủ, chiến đấu bên nhau trong suốt hai tuần lễ tại Charlie, Duff nói:
-
“Tôi không thể bỏ các bạn lại một mình. Các
bạn là những chiến hửu thật đúng nghỉa của một chiến hửu cùng sống chết bên
nhau trên chiến trường. Tôi biết rất rõ một khi tôi là người lên phi cơ trước,
sẽ không còn có một chuyến bay nào đến đón các bạn nửa.
Duffy đã nói và giử lời, vẩn ở lại cho đến phút cuối với
những chiến hửu không cùng chủng tộc với mình, cho đến khi người lính Dù cuối cùng
được đón đi ra khỏi trận địa.
Một đồng minh đúng nghiã của một đồng minh!
Một chiến hửu đúng nghiã của một chiến hửu.
Tuyệt vời!
Không còn từ ngữ nào để diễn tả tình chiến hửu sống chết
có nhau trên chiến trường như thế.
Kể từ giây phút đó tên của Thiếu Tá Duffy đã đi vào quân
sử Hoa Kỳ và quân sử Dù của Việt Nam Cộng Hoà.
Bốn sĩ quan cuối
cùng (Mể, Duffy, Hải, Long) băng rừng chạy để cố thoát ra khỏi vòng vây của giặc
cộng. Từ xa họ vẩn còn nghe tiếng thét gào của giặc cộng gọi Thiếu Tá Mể, Đại Úy
hải phải đầu hàng. Duffy báo cho biết hai chiếc Cobras đang vào vùng, lần nầy là
lần cuối cùng.
Họ nhìn lên khi thấy chiếc Huey của Dennis Watson đang
tiến tới và đáp xuống với sự bắn yểm trợ của hai gunships.
Đại Úy Hải là người lên sau cùng nhưng…
Choc...Choc…Choc…
Giật cộng bắn vào phi cơ khi chiếc phi cơ đang nhấc lên.
Đại Úy Hải bị bắn vào chân rơi xuống khỏi phi cơ.
Thiếu Tá Duffy tức khắc nhảy ngay xuống khi phi cơ vẩn
còn đang ở vị trí nhấc lên.
Duffy đã suy nghỉ gì trong lúc đó? Thật là điên! Nhưng
củng thật can đảm!
Sau trận chiến, Thiếu Úy Long nhớ lại:
Từ bên trong phi cơ nhìn xuống Thiếu Úy Long thấy Thiếu
Tá Duffy đang ôm khẩu M-18 đứng kế bên Đại Úy Hải đang nằm dưới đất. Hình ảnh đó
gây nên ấn tưởng sâu sắc cho Thiếu Úy Long và nếu phi cơ vẩn tiếp tục cất cánh
anh ta sẽ nhảy xuống khỏi phi cơ để cùng sống và cùng chết với Duffy.
Chiếc trực thăng lại đáp xuống một lần nửa dưới những
lằn mưa đạn của giặc cộng.
Duffy cố mang Đại Úy Hải vào trong phi cơ và phi cơ cất
lên dưới lằn mưa đạn. Phi cơ bị đạn 9 viên vào thân tàu. Hai loạt đạn vào phòng
lái. Một viên đạn vào phòng máy và ít nhất là một viên bắn vào chong chóng sau đuôi
chỉ cách có 1 inch=25,4cm và một viên chết người. Đó là người xạ thủ Dallas Lee
Nihsen, viên đạn AK-47 có lẽ trúng ngay mạch máu của Dallas khiến máu trào như
suối. Máu anh ta đã đổ lên cả người của Duffy và Hải. Duffy cố chận cầm máu nhưng
vô ích. Dallas hôn mê và đã chết tại bệnh viện Kontum.
Thảm trạng của Dallas chỉ được biết khi phi cơ đáp xuống
bệnh viện Kotum.
Nhiệm vụ của Dallas Lee Nihsen đã chấm dứt vào ngày đó,
ngày 15/04/1972, và người chiến binh nầy đang trên đường bay về căn cứ để chuẩn
bị về lại Hoa Kỳ, nhưng phi vụ bị thay đổi vào giờ phút chót và đây là phi vụ
cuối cùng của người chiến binh không bỏ chiến hửu lại bên sau tuyến giặc.
35 năm sau….
Những người lính Dù già… tỵ nạn vẩn nhắc lại khoảng khắc
để đời trong quân sử Dù về tình chiến hửu vô giá có một không hai đó. Họ củng đã
đến bức tường Vietnam Veterans Memorial Wall hằng năm tại Washington D.C. để tưởng
niệm những chiến hửu của họ đã không về lại với gia đình, trong đó có DALLAS
LEE NIEHSEN tại line 137, Panel02W.
Cao quý thay tình chiến hửu trên trận địa máu lửa và mạng
sống được đếm từng giây, từng phút!
Bên dưới đây là những tài liệu đã được tra cứu cho bài
viết.
PART VI :To write this article, I have used the following sources :
● Phan Nhat Nam / « Mua He Do Lua » / Nang Moi Mien Nam, CA, USA (2003)
● ARVN's General Ngo Quang Truong / « The Easter Offensive 1972 » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History (1980)
● ARVN's General Cao Van Vien / « The Final Collapse » / Washington D.C. : US-Army Center of Military History (1983)
● ARVN's General Le Quang Luong / « Engels in Red Hats : who alive, who's died » / Vietnamese in Dallas (2005)
● ARVN's General Lam Quang Thi / « Autopsy: The Death of South Vietnam » / Sphinx Publishing (1986)
● ARVN's Colonel Trinh Tieu, ex-Head of Intelligence (S-2) of II Corps 1972 / « Memoires : Front Tan Canh, Kontum, 1972 »
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Victory of Tay Nguyen Campaign » / Hanoi : People's Army Publishing House (1979)
● NVA's General Hoang Minh Thao / « Fighting on the Tay Nguyen Front » / Hanoi : People's Army Publishing House (2004)
● NVA's General Van Tien Dung / « Dai thang mua Xuan - Our Great Spring Victory » / Hanoi : People's Army Publishing House (2003)
● US-Army General W.C. Westmoreland / « A Soldier Reports » / Garden City, N.Y., Doubleday (1976)
● USMC Colonel G.H. Turley / « The Easter Offensive » / Novato C.A. : Presidio Press (1985)
● USAF General William W. Momyer. / « The Vietnamese Air Force, 1951 1975, An Analysis Of its Role in Combat » / Washington D.C. : Office of Air Force History (1975)
● USAF Major A.J.C. Lavalle, ed. / « Air Power and the 1972 Spring Invasion » / Washington D.C. : Office of Air Force History (1985)
● Dale Andrade / « Trial By Fire : The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle » / New York : Hippocrene Books (1995)
● Bernard C. Nalty / « Air War over South Vietnam : 1968 -1975 » / Washington D.C. : Air Force History and Museums Program (2000)
● www.thebattleofkontum.com of Lt. Col. John G. « Jack » Heslin (US-Army, retired)
● http://epoetryworld.com (Website of Major John Joseph Duffy, US-Army, retired)
● http://en.wikipedia.org
● http://www.quansuvn.net <--> -->http://vnmilitaryhistory.net
173rd Border Battles Map 1 Rocket Ridge
173rd Border Battles Map 2
173rd Border Battles Map 3
Battle of the Slopes
Map of Chu Mom Ray Area
Map of 69th Armor TAOR-Rocket Ridge-Charlie
173rd Border Battles Map 1 Rocket Ridge
173rd Border Battles Map 2
173rd Border Battles Map 3
Battle of the Slopes
Map of Chu Mom Ray Area
Map of 69th Armor TAOR-Rocket Ridge-Charlie
PLA Type 59 is a licensed
built copy of the Soviet M-46 gun which was developed from the M-36 130 mm
naval gun
130 mm cannon M-46
http://www.armchairgeneral.com/forums/forumdisplay.php?f=113
Charlie
14°33'24.00"N
107°46'58.07"E
Charlie 1
14°33'23.99"N
107°46'58.16"E
Close this window
Creation Date: Monday, November 10, 1997
Last Modified: Sunday, July 18, 1999
Copyright © Ray Smith, 1996, 1997, 1998, 1999
www.rjsmith.com/topo_map.html
Battle of Charlie 1972
Battle of Kontum
Firebase Charlie one
From Charlie Escape to Vo
Dinh
Charlie Hill
Capability of 130mm USSR
Tương quan lực lượng.
VNCH.
Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (Song Kiếm Trấn Ải). Quân số 451
người lính
Không Quân VNCH Phi đoàn 530 khu trục Skyraiders bao vùng.
USAF không yểm rất hạn chế, phi vụ B-52 rất giới hạn (1
hay 2 phi vụ mà thôi).
Quân Việt Cộng.
Sư đoàn F-320 (E-48, E-52, E-64). Sư đoàn F-320 có hai
sư đoàn F-320A, F-320B
Trung đoàn F-66.
Đại đội 12.7mm phòng không AAMG.
Đại đội súng cối 82mmm.
Tiểu đoàn D-74 pháo 122mm.
Pháo 130mm không rõ đơn vị.
Trung đoàn E-203 tank.
Dùng thuốc kích thích và xích chân lính vào xe tank
hay súng phòng không.
Hill 1338 derives its name from the height of its highest point above sea level in meters. Therefore hill 1338 is approximately 4,391 feet above sea level. Hill 1338 is approximately 22 kilometers from the Cambodian border and sits astride a major exit of the Ho Chi Minh Trail system. Hill 1338
On June 20, 1967, Charlie Company 2nd Battalion 503rd Infantry (Airborne) 173rd Airborne Brigade (Separate) moved onto hill 1338. The following day, June 21, Alpha Company 2nd Battalion 503rd Infantry (Airborne) set up set up a night defensive position (NDP) about halfway up the north face of hill 1338.
On June 22 Alpha Company began to move back down the slope of hill 1338 to return to Dak To. In the midst of this movement they were ambushed by the NVA. What followed was a viscious battle that cost Alpha Company 76 KIA, and 23 WIA. This was from an initial complement of 137 men. Of the dead, 43 suffered fatal, close-range head wounds. The NVA had executed the wounded as they lay helpless on the ground.
A search of the area revealed the bodies of a dozen or so NVA in freshly dug graves. Evidence gathered at the scene indicated that they were from the 24th NVA Infantry Regiment which was transiting Hill 1338 on their way back to sanctuary in Laos or Cambodia. The fact that the encounter was unplanned explains why the NVA did not linger on the battlefield and kill every man in Alpha Company despite the fact that they could have given their numerical superiority.
MACV, after a lengthy delay, announced in a press release that Alpha 2nd/503rd had killed 475 NVA (the 173rd's official After Action Report claimed 513 NVA dead) with 106 of the NVA dead claimed to be from actual body count with the remainder probably killed by artillery fire. The survivors of the battle believe only about fifty to seventy-five NVA were killed based on the number of corpses they pulled from hastily dug shallow graves on and around the battlefield.
Last Modified: Sunday, July 18, 1999
Copyright © Ray Smith, 1996, 1997, 1998, 1999
www.rjsmith.com/topo_map.html
Khu vực căn cứ Charlie bên dưới cao điểm Hill 1338.
***Tài liệu tiết lộ tiếp theo dưới đây từ một sĩ quan Biệt Động Quân đã cho thấy là tiểu đoàn 11 BDQ củng là một nạn nhân trong việc đóng chốt chết tại Charlie với số luợng tổn thất là trên 50%. Điều nầy cho thấy rõ ràng đây là một âm mưu tiêu diệt tiềm lực chiến đấu của VNCH để cho quân đồng minh tháo chạy hợp pháp***
20171225 TD 11 BDQ Tai Charlie
20171225 TD 11 BDQ Tai Charlie
Tiểu Đoàn 11 BĐQ Tại Căn Cứ Charlie
Tư Kiên
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382330113.jpg
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ thì có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 thì đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ.
Có lẽ vì đóng riêng biệt như vậy nên TĐ 11 hầu như hoạt động độc lập nhiều hơn hai tiểu đoàn bạn. Sau khi các Trại Biên Phòng của CIDG cải tuyển qua BĐQ hoàn tất vào tháng 12 năm 1970 thì các tiểu đoàn này có một chương trình huấn luyện bổ túc toàn đơn vị ở Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Trong thời gian đi thụ huấn ở đây, trại được giao lại cho một đơn vị BĐQ khác. Liên Đoàn II/BĐQ là Liên Đoàn Tiếp Ứng hay Liên Đoàn Trừ Bị Vùng, nhưng cũng chỉ có 2 Tiểu Đoàn 22 và 23 là có nhiệm vụ hoán chuyển cho các Tiểu Đoàn Biên Phòng đi Dục Mỹ “hấp” thôi. Còn TĐ 11 đảm nhiệm vai trò một đơn vị lưu động, hết tăng cường cho Trung Đoàn 42 BB lại biệt phái cho Tiểu Khu Kontum, Phú Bổn, thậm chí cho cả các Chi Khu nữa.
Cuối tháng 11-1971, TĐ 11 BĐQ được lệnh tiếp viện cho trại Polei Kleng (TĐ72 BĐQ Biên Phòng) ở phía Tây Nam Kontum. Nhờ B52 rải thảm trúng Trung Đoàn 95B, thuộc sư Đoàn 320 Thép của CS nên bọn chúng đại bại.
Cũng từ thời gian này chiến trận bắt đầu leo thang trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Dĩ nhiên với tình hình đó thì TĐ11 BĐQ bị hành quân liên miên là chuyện tự nhiên. Từ Polei Kleng, tiểu đoàn được trực thăng bốc thẳng về Kontum tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB. Nơi đây, họ đưa tiểu đoàn lên phía Bắc Kontum để thám sát tình hình quanh khu vực Tân Cảnh, phi trường Phượng Hoàng. Trinh Sát của Tiểu Đoàn khám phá rất nhiều đoạn đường, ở những điạ thế ngặt nghèo, được làm rất công phu.
Chúng bắc cầu qua những chỗ trũng hoặc suối bằng những cây rừng loại lớn cả người ôm. Qua những tin tức ghi nhận được, chúng xử dụng xe be của dân khai thác lâm sản làm những đoạn đường này, và cố né tránh đụng độ với Tiểu Đoàn chúng tôi.
Báo cáo về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn thì họ không tin là Cộng Sản Bắc Việt đang có dự mưu gì với Kontum, bởi lẽ sau Tết Âm Lịch tình hình chiến sự có vẻ “êm” hơn bình thường. Báo về Liên Đoàn thì nơi đây cũng chỉ ghi nhận để báo lại lên trên.
Nói chung, ngay từ đầu năm 1972, các tin tức tình báo đã ghi nhận được những biến chuyển của cuộc chiến kể cả các do đơn vị trinh sát cuả Tiểu Đoàn thu nhận được. Vì bọn CSBV đã làm những con đường khuất dưới những tàng cây rậm rạp của những cánh rừng già bạt ngàn trên cao nguyên, nên những báo cáo chúng tôi gởi về không làm sao ăn khớp được với không ảnh do Không Quân của cả Mỹ lẫn Việt chụp, thậm chí chúng tôi còn bị nghi ngờ là cung cấp tin tức giả mạo.
Ngay sau khi hết giai đoạn tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB, TĐ11 cũng chẳng phải đi đâu xa, vì đã nhận lệnh tăng phái cho Tiểu Khu Kontum và được quân vân xa chở thẳng đến địa điểm mới bên kia sông Dakbla, hướng Đông Kontum. Đó là một làng Thượng có tên Việt là Ngọc Hồi.
Làng khá sạch sẽ và ngăn nắp với một Nhà Rông rộng lớn, mái cao nhọn lợp tranh, ngay giữa làng. Chỉ cần thấy cái Nhà Rông này là biết ngay đây là một bản làng người Thượng, vẫn có thói quen xử dụng nước suối trong sinh hoạt. Vì thế, dù trong ấp có một giếng nước lại có cả máy bơm tay nữa nhưng họ vẫn hàng ngày kéo nhau ra sông Dakbla tắm rửa và lấy nước. Vì làng nằm cạnh bờ sông nên việc lấy nước cũng dễ dàng. (Chẳng hiểu sao lại gọi là sông, thực ra nó chỉ là 1 con suối hơi lớn bề ngang chừng hơn 10 mét. Dân xe be đã ủi một đoạn hơi lài 2 bên để xe có thể băng ngang suối.)
Chúng tôi cũng thích ra sông tắm, để vui đùa dưới làn nước trong mát hầu quên đi những ưu tư của cuộc chiến. Dù cùng tấm trên một dòng sông, nhưng các thiếu nữ Thượng không bao giờ tắm chung, không chỉ với chúng tôi mà ngay với nam giới Thượng cũng thế. Họ luôn đi lên thượng nguồn lấy nước và tắm ở phía đó. Ngắm những thiếu nữ Thượng tắm cũng là một thú vui của đám lính Kinh. Họ hồn nhiên 100% dưới làn nước. Dù biết có người đang nhìn họ cũng vẫn thoải mái, không mắc cỡ. Họ cũng không cho rằng nhìn như vậy như vậy là thiếu lễ độ. Nhưng những thiếu nữ đã có chồng thì họ mặc váy để tắm, và nếu có con thì họ che cả ngực khi biết có người nhìn(?). Trai Thượng không tham gia với đám lính người Kinh, nhưng họ cũng chẳng phản đối gì.
Bọn VC thường từ phía này bắn cối và rocket vô phi trường Kontum. Anh em Địa Phương Quân vô vùng là bị phục kích, và dĩ nhiên “dữ nhiều lành ít”. Ngay ngày đầu tiên những toán lục soát của các đại đội đã gom về được một mớ rocket 122 mm được VC cài để tự khai hoả. Chính vì vậy dù pháo binh lấy điểm chính xác để chống pháo kích thì cũng chẳng ăn thua gì vì chúng đã rút ngay sau khi đặt. Vả lại với phương pháp đó thì không sao có thể biết chúng đang ở đâu vì chúng đặt khắp mọi nơi. Tầm hoạt động của cối và rocket 122 mm của VC thì khá gần, do vậy việc khoanh vùng để tìm và diệt không khó. Sau một tuần lễ tình hình trở lại bình thường, phi trường không còn bị pháo kích nữa.
Điều đặc biệt hơn cả là Tiểu Đoàn lùng xục khắp một vùng rộng lớn như vậy nhưng lại không chám trán, không đụng trận nào với VC cả, cứ như là ngửi hơi cọp lũ chó rừng trốn mất tăm mất dạng, vô tình chúng tôi được một dịp tốt hiếm hoi để dưỡng quân. Sau đó cả tháng trời, mặt trận phía Bắc và Tây Kontum đang lần hồi sôi động đến độ phải điều động cả Lữ Đoàn 2 Dù từ trong Nam ra tăng cường cho mặt trận Kontum thì Tiểu Đoàn chúng tôi vẫn như “ngồi chơi sơi nước”.
Được trả về Liên Đoàn, một lần nữa chúng tôi lại bàn giao chiến địa cho anh em Địa Phương Quân. Cũng một lần nữa, chúng tôi lại tách rời Liên Đoàn để nhận nhiệm vụ tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù. Quân số của Tiểu Đoàn chúng tôi khi đó khoảng 670 người. Đây là một con số rất lớn, bởi sau này khi tình hình chiến sự khốc liệt việc bổ xung quân số không còn đầy đủ và nhanh chóng nữa thì Tiểu Đoàn có khi chỉ còn hơn 400 người thôi (!)
Lữ Đoàn 2 Dù giao chúng tôi nhiệm vụ giữ an ninh phòng thủ căn cứ, chỉ phái một hai Đại Đội đi “làm ăn bên ngoài”. Khi đó, Lữ Đoàn Dù bố trí “các con” của họ tại những căn cứ theo hình cánh cung, trải dài trên 10km, từ dưới Căn Cứ 6 của Trung Đoàn 42 BB tới khoảng giữa trại Polei Kleng và Võ Định. Đại Đội 4 BĐQ của Trung Úy Trần Cao Chánh được phái ra ngoài căn cứ hoạt động trong khu vực giữa 2 căn cứ Charlie và Delta (TĐ 11 Dù và TĐ 2 Dù) và ở về hướng đông của 2 căn cứ này. Họ đã được pháo binh Dù yểm trợ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả với số lượng lớn, khi được yêu cầu.
Cần nói thêm là khi ra ngoài hoạt động Đại Đội này liên lạc thẳng tần số nội bộ trực thuộc điều động và báo cáo với Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, khi đó Quyền Trưởng Ban 3 là Đại úy Nguyễn ngọc Nhi, khóa 20 Võ Bị
Đầu tháng Tư địch tăng cường từ hướng Tây, pháo kích dữ dội vào các căn cứ Dù. Chúng dùng đủ loại pháo binh, kể cả 130 ly, có tầm bắn tới 30km trong khi pháo binh 155 ly của ta chỉ khoảng 15km. Rõ ràng chúng có nhiều ưu thế hơn ta. Cách duy nhất để “khóa mõm” bọn này là dùng máy bay. Nhưng không phải khi nào các đơn vị của ta cũng có thể điều động máy bay vào vùng, nhất là khi thời tiết xấu. Thêm nữa địch đặt pháo ngay biên giới, khi xong bọn chúng lại kéo đại bác qua biên giới.
Trong khi đó, chúng ta không thể ném bom vào đất bạn được, vì mỗi lần như vậy họ lại kiện cáo lung tung với Toán Liên Hợp Bốn Bên.
Đêm 11 rạng 12 Tháng Tư, qua tần số nội bộ của Dù, Tr/Úy Chánh biết rằng Charlie đã bị pháo kích nặng nề, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử trận. (Căn cứ chính của BCH/TĐ với TĐ Trưởng Nguyễn Đình Bảo và TĐ Phó, Thiếu Tá Mễ lại là C2, còn C tên chính thức trên phóng đồ là do Đại Đội 111 đóng).
Sau 17 ngày hành quân riêng lẻ, Đại Đội 4 của Tr/Úy Chánh lại được trả về Tiểu Đoàn, chuẩn bị hoán đổi cho 1 Tiểu Đoàn Dù nhận nhiệm vụ khác.
Sáng ngày 19 -4-1972, Tiểu Đoàn 11 BĐQ được lệnh sẵn sàng “trực thăng vận”. Tôi tháp tùng Thiếu Tá Ngô Văn Mai-Tiểu Đoàn Trưởng, và Trung Úy Phan Văn Hải-Trưởng Ban 3, đến BCH Lữ Đoàn 2 Dù ở Căn Cứ Lam Sơn gần Võ Định để nhận Lệnh Hành Quân, Phóng Đồ và Đặc Lệnh Truyền Tin. Thiếu Tá Mai và Đại Úy Hải vô họp, còn tôi qua bên Ban Truyền Tin. Tiếp tôi là một ông Thượng Sĩ, dáng hơi lùn, hơi mập, người Bắc tên Thập. Ông ta đôi điều ba chuyện cho tôi biết là tình hình rất “găng”. Khi trao Đặc Lệnh Truyền Tin cho tôi, ông dặn đi dặn lại về chuyện bảo mật khiến tôi phải phì cười. Tôi đã trả lời ông rằng chuyện bảo mật tuy không phải là vô ích, nhưng không hoàn toàn an toàn như mình mong đợi.
Ngay buổi chiều hôm đó, trực thăng đã bốc Tiểu Đoàn 11 BĐQ vào vùng để hoán đổi với Tiểu Đoàn 2 Dù tại căn cứ Delta.
Đây là ngọn đồi cao nhất trong dãy núi nằm ở Tây Bắc thị xã Kontum, phía Nam căn cứ Tân Cảnh. Trên bản đồ, cao độ của đồi là 1,049 m, còn trong thực thế chỉ cao hơn mặt đất khoảng 250 – 300m. Điạ điểm rất thuận lợi cho viêc đóng quân vì với cao độ như vậy địch rất khó trèo lên tấn công, xe tăng địch cũng không thể lên tới được. Nhưng điạ điểm này cũng là vị trí “hứng pháo thoải mái” vì địch có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của mình khi bắn đi và sau đó điều chỉnh cho chính xác đến độ từng mét được!
Quả thật, trực thăng vừa đổ toán của tôi xuống đã vội cất cánh ngay, trong khi những người lính Dù đang ở trong những giao thông hào chờ chuyển quân vội ngoắc chúng tôi nhảy xuống hoặc chui vào hầm ngay. Tôi vừa vào được một căn hầm thì mặt đất rung rinh bởi những tiếng ầm ầm, vì bọn VC thấy trực thăng chuyển quân đến nên chúng pháo “chào mừng”. (Thật quá lịch sự!) Tiếc thay đây lại là trò chơi dại dột thiếu tính toán bởi lẽ trên đầu chúng còn 1 chiếc OV10 đang lặng lẽ bay lòng vòng quan sát và thêm 4 chiếc Cobra như những chú cá mập đang bay quanh đội hình chuyển quân của những chiếc UH1B. Khi phát giác thấy những điểm đặt súng của địch, 4 chiếc Cobra vội quay đầu vào mục tiêu rồi chúi mũi rót rocket vô. Các trái đạn được phóng đi từ 4 chiếc trực thăng nổ ròn rã trên mục tiêu, khóa họng những khẩu pháo hỗn xược và chắc cũng tiễn đưa bọn pháo thủ ngu xuẩn xuống địa ngục để đền tội ác!
Sau loạt pháo “chào mừng” Tiểu Đoán 11 BĐQ hoán đổi nhiệm vụ với Tiểu Đoàn 2 Dù, tình hình trở lại yên tĩnh cho đến tối. Khi những toán Dù cuối cùng rời khỏi trận địa thì không một tiếng hoả tiễn nào dám bắn lên Delta nữa.
Ngày 14 Tháng Tư, 9 “box” B52 đến san bằng Charlie.
Theo báo chí VC và những thông tin địa phương thì ngày nay, hầu như từ người tài xế xe ôm, tài xế xe lam cho tới người bán hàng rong ở Kontum nếu được hỏi ai cũng sẵn sàng chỉ cho biết Charlie ở đâu. Họ sẵn sàng đưa du khách đi thăm cứ địa nổi tiếng một thời đó. Dĩ nhiên nơi đó cũng có một đài “Tổ Quốc Ghi Công” để vô tình xác nhận với hậu thế rằng VC cũng đổ rất nhiều xương máu nơi chiến địa này, mặc dù chúng luôn tìm cách lấp liếm những thương vong trong cuộc chiến. Nhưng theo tôi, chính những chiến công oai hùng của TĐ 11 Dù, với sự hy sinh của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sau này được Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh viết thành ca khúc Người Ở Lại Charlie nổi tiếng, mới khiến mọi người chú ý để trở thành điểm thu hút khách du lịch, chứ không ai rảnh đâu để đến thăm trận địa có VC chết!
Cần nói thêm về những căn cứ hỏa lực của Dù, tâm điểm là ngọn đồi Charlie. Đây chỉ là tên gọi trên Phóng Đồ Hành Quân của Lữ Đoàn 2 Dù còn thực ra đồi này không có tên, nếu có chỉ là những vòng cao độ. Charlie là một cứ điểm cũ của Quân Đội Hoa Kỳ để lại, trên bản đồ cao khoảng 900m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế chỉ cao chừng 150m so với chung quanh, cách Quốc Lộ 14 khoảng 10km về hướng Tây, cách biên giới Việt-Miên chừng hơn 30km, nơi có nhiều nhánh rẽ của đường mòn chiến lược Hồ chí Minh.
Để đề phòng Cộng quân Bắc Việt xâm nhập Kontum, Quân Đội Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phòng thủ quy mô tạo nên một vành đai chắn ngang từ Benhet tới Polei Kleng. Sau đó 3 căn cứ CIDG là Benhet, Dakto, Polei Kleng của Hoa Kỳ trên vành đai này đã là nơi đóng quân của những tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Hai căn cứ khác được giao cho Trung Đoàn 42 Bộ Binh là Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6 ở về phía Tây Nam Tân Cảnh, khoảng giữa đoạn đường từ Tân Cảnh về Võ Định, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 BB. Một loạt những căn cứ cũ bị bỏ hoang từ trước đó nay được Dù khôi phục lại để phục vụ cho cuộc hành quân này. Chúng ta có thể kể đến Yankee (Y), Charlie (C), Delta (D), Hotel (H).
Trong cuộc hành quân, ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh đặt tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ở căn cứ Lam Sơn gần Võ Định, Dù còn thêm một căn cứ hỏa lực pháo binh nữa là Yankee có cả pháo binh 155 ly. Charlie cách Delta khoảng 5km. Căn cứ Hotel hay Hồng Hà nằm ngay sau Delta và thông nhau bằng một yên ngựa khá phẳng dài chừng hơn 1km. Hotel có mặt sau là một vách núi cao án ngữ phía Tây nên không bị pháo VC rót tới. Nó cũng chỉ là khoảng đất bằng phẳng dài chừng vài ba trăm mét với phiá Đông là thung lũng sâu ngút ngàn.
Nói về Chalie người người chỉ nghĩ đến đó là một địa điểm. Ngay cả nhà văn Phan Nhật Nam khi nói về Charlie cũng chỉ mô tả như “One point on the map” (Charlie hay Cải Cách). Thực ra, căn cứ chính tức điểm trên phóng đồ là C lại do Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11 Dù trấn giữ, còn BCH TĐ 11 Dù lại ở một vị trí khác mang tên C2 cách đó khoảng hơn nửa km về phía Nam. Cũng thế họ đã bố trí lực lượng thành nhiều cứ điểm chung quanh, mỗi cứ điểm là 1 Đại Đội. Cách bố trí như vậy có lợi vì có thể phòng thủ và hoạt động trên một phạm vi rộng hơn, đồng thời tránh được địch tập trung pháo kích. Chiến thuật đem những Tiểu Đoàn Dù chiến đấu tinh nhuệ ra lập căn cứ, giữ chốt quả thật khó hiểu, giờ lại tới phiên Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một đơn vị cơ động tinh nhuệ của BĐQ Vùng 2 bị trói chân trên một sườn đồi.
Căn cứ Delta có lẽ do Công Binh Dù mới xây dựng nên vẫn còn mùi đất mới chứ không phải mùi ẩm thấp. Giữa đồi là những căn hầm kiên cố của Bộ Chỉ Huy và các ban. Có tất cả 5 căn hầm lớn và rất nhiều hầm nhỏ được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt sâu chừng một mét. Ngoài những hầm dùng cho người ở, họ còn thiết lập thêm những hầm làm kho dự trữ lương thực và nước uống. Có khá nhiều gạo xấy, thịt hộp được Tiểu Đoàn 2 Dù bàn giao lại cho chúng tôi, chưa kể khoảng 500 ống bằng đạn 155 ly đựng nước uống.
Đồi Delta này khá hẹp nên ngoài BCH Tiểu Đoàn chỉ có thể bố trí Đại Đội 1 của Trung Úy Nguyễn Hùng ở chung. Đại Đội 3 của Thiếu Úy Bùi Đăng Thủy được trấn giữ căn cứ Hotel, lo việc tiếp tế và tải thương. Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh được bố trí về hướng Bắc trên 1 bình nguyên tương đối thoai thoải và thấp hơn, mà trên phóng đồ ghi là D2, D3.
Thời gian đóng quân ở Delta chừng hơn một tuần lễ. Ngày ngày chúng tôi “ăn” hàng trăm trái pháo đủ loại, thỉnh thoảng “đón tiếp” địch leo từ những triền đồi hướng Bắc lên tấn công. Bọn chúng chọn hướng này vì có sườn đồi tương đối thoai thoải lại thêm có ít cây cối còn sót lại, dễ ẩn nấp và bám sát. Nhưng đây lại là mồ chôn bọn chúng, vì chung quanh khu vực này là những hàng rào mìn Claymore mà Tiểu Đoàn 2 Dù gài sẵn và để lại, với những “con cóc mìn” được để tập trung tại các ụ súng trong giao thông hào. Với kinh nghiệm tác chiến có thừa, nhất là các hạ sĩ quan kỳ cựu, các binh sĩ cứ thư thả để địch vào hẳn khu vực hiệu quả rồi bấm “con cóc”. Quả nhiên, khi bọn chúng vào hẳn tầm sát thương thì từng trái “claymore” ròn rã nổ, đã tiễn đưa đám bộ đội vô thần qua bên kia thế giới.
Nhiều ngày như vậy không ăn thua gì, bọn Cộng quân bỏ hẳn không dám tấn công bằng đặc công hoặc bộ đội nữa, chúng quay lại bài bản cũ tiếp tục tăng cường pháo kích. Không hiểu chúng được tiếp tế bằng cách nào mà hàng ngày chúng rót cả mấy trăm trái pháo đủ loại lên đồi. Qua khai thác tù binh, chúng tôi chỉ biết đạn dược được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng sức người gọi là dân công, mỗi người mang được tối đa 4-5 trái cối 61 ly hoặc 2 trái cối 82 ly trong những chiếc gùi cõng trên lưng. Với những loại đạn pháo lớn như 130 ly hoặc hỏa tiễn 122 ly thì không hiểu chúng làm cách nào vận chuyển được mà lại có số lượng nhiều đến như vậy?
Sau này, ngã ngũ ra tôi mới biết rõ tất cả đạn dược đều được Kampuchia bí mật vận chuyển từ Trung Cộng về qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó giao lại cho Cục R vận chuyển công khai trên đất Miên tới biên giới. Đám dân công chỉ là cái bình phong che mắt để lấy tiếng với quốc tế!
Ngày thứ 5 tính từ khi nhảy vào Delta, tức ngày 23 Tháng Tư năm 1972, hầm tôi lãnh nguyên một trái 122 ly loại xuyên phá. Cũng may trái đạn chỉ đánh xập cửa hầm, còn mấy trái khác lại nổ ngay trên nóc hầm. Tuy tôi thoát chết nhưng binh sĩ dưới quyền thì 1 tử thương 4 bị thương nặng. Sau khi băng bó xong tôi cho tản thương họ qua căn cứ Hotel phía sau để chờ trực thăng đưa ra. Vậy là tôi còn trơ trọi một mình! Do hầm quá tối và hơi ngộp nên những binh sĩ dưới quyền thường kéo nhau ra cửa hầm ngồi cho thoáng. Chính vì thế nên định mệnh chiếu cố tới!
Sau lúc cửa hầm tôi bị bắn xập thì đến hầm của Thượng Sĩ Đương cũng bị xuyên lủng. Không chỉ Th/S Đương mà còn thêm 3 y tá nữa cũng đi theo ông! Một trái 122 ly oan nghiệt xuyên phá ngay giữa hầm và nổ ngay bên trong. Trong hầm của tôi, vì là hầm Truyền Tin nên lúc nào cũng dự trữ sẵn vài máy PRC 25 để phòng thay thế. Cũng rất may là anh em Dù đã để lại cả kho nên tôi có đủ pin dự trữ. Nhưng tôi không dám dùng pin mới để thắp đèn, mà tận dụng những cục cũ để thắp một bóng 6volt cho đỡ tối. Bên BCH thì được dùng thoải mái pin mới để thắp bóng 12 volt, đủ ánh sáng mà làm việc.
Cho đến giờ phút này thì Cộng quân không dám tấn công lên nữa, nhưng chúng lại pháo kích ác liệt hơn bằng những loại pháo hạng nặng như 130 ly và hỏa tiễn xuyên phá 122 ly. Số thương vong ngày càng lớn, nhất là phía 3 Đại Đội vì hầm hố không đủ kiên cố, phía BCH Tiểu Đoàn thì Trung Đội Vũ Khí Nặng của Thượng Sĩ Hóa cũng chỉ còn mấy người. Tôi nhớ khá rõ quân số của Tiểu Đoàn khi vào vùng là 647 người nhưng đến ngày rời Delta chỉ còn hơn 300! Hơn 300 chiến binh đã “giã từ vũ khí” trong chỉ hơn 1 tuần lễ ngắn ngủi “trấn thủ lưu đồn” lãng nhách!
Thực ra với cái đồi đó không cần phải mang một đại đội đến trấn thủ. Một trung đội cũng đã quá nhiều bởi lẽ chỉ có hướng Bắc là địch có thể leo lên, mà cho dù có leo lên được thì cũng không thể mang nhiều đạn dược. Hầu như mỗi cán binh VC chỉ có vài băng đạn AK, rất ít lựu đạn, và không anh nào có lương thực mang theo. Trang bị như vậy thì đánh đấm nỗi gì?! Chưa kể là ở trên đó thì lấy nước đâu mà uống, dòng sông Pokơ lượn lờ phía đông cũng cách xa tới 5km. Với độ cao như vậy làm sao có thể lên xuống đó để lấy nước?
Do địa thế cao vượt khỏi mọi chướng ngại nên từ Delta chỉ với anten 7 đoạn chúng tôi cũng có thể liên lạc thường xuyên với hậu cứ ở Biển Hồ, Pleiku xa trên 50km. Ngay khi cửa hầm tôi bị pháo xập, Bắc Hải (Trưởng Ban 3) đã báo về hậu cứ là thày trò tôi “tiêu” rồi, trong khi tôi đang gỡ những bao cát bị đổ đè trên người những người lính để đưa họ vô sâu hơn trong hầm và băng bó sơ cứu cho họ. Rồi lại cũng một mình tôi phải dọn sạch cửa hầm để lấy lối ra gọi y tá và người tới khiêng họ đi. Đến lúc đó mới biết là tôi vẫn còn sống mà lại không bị gì hết.
Cái phiền hà lớn nhất của tôi giờ này chính là không còn người giúp việc ngoài 2 âm thoại viên trực máy với BCH. Thôi thì đành để họ làm việc 24/24 vậy chứ biết sao bây giờ, nhà binh mà “dĩ biến phải tùng quyền thôi”. Riêng tôi thì từ giờ phút này phải đảm nhiệm công việc mã và giải mã công điện. Mọi liên lạc qua lại đều phải mã hóa, riêng công điện thì phải mật mã hóa, mà chìa khóa mật mã chỉ mình tôi nắm! Thế là đang rảnh rang tôi bị tất bật suốt ngày…
Ngày 24 Tháng Tư, tôi lại nhận một tin khác không vui qua máy truyền tin PRC 25: Căn Cứ Tân Cảnh đã bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt hy sinh tại căn cứ. Ngay chiều đó, địch đã xử dụng những đại bác của ta bỏ lại ở Tân Cảnh “gởi quà” đến chúng tôi. Từng trái đạn 105 ly, 155 ly nổ ròn rã trên Delta. Thiếu Úy Lễ, Sĩ Quan đề lô đi theo BCH Tiểu Đoàn, thất sắc nói với chúng tôi,
- “Nó mà căn delay là không còn đất sống vì đạn delay 155 ly sâu cả 2 m mới nổ. Hầm này chịu cũng không nổi đâu!”
Nhưng dù địch không biết chỉnh delay thì những viên 155 ly nổ cũng ác liệt hơn hẳn 130 ly của VC. Tiếng nổ đanh hơn, ròn hơn và cũng lớn hơn, chấn động cũng mạnh hơn nhiều. Từ trước tới giờ chưa khi nào chúng tôi tưởng tượng được sức công phá của những trái đạn 155 ly “hiền hòa” lại dữ dội đến như vậy. Mặt đất rung chuyển sau từng đợt đạn nổ, và số thương vong cũng bắt đầu tăng lên, tiếng í ới của những binh sĩ bị thương kêu cứu càng lúc càng nhiều. TĐT vội ra lệnh cho tôi gọi Không Trợ. Khi những chiếc máy bay OV10 của Không Lực Hoa Kỳ hoặc L19 của Phi Trường Cù Hanh lên vùng thì địch im vì sợ lộ mục tiêu làm mồi cho A 37 hoặc F 5. Khi những chiếc này quay về chúng lại tiếp tục “làm hỗn”. Lợi dụng lúc địch im tiếng pháo chúng tôi cho tải thương qua Căn Cứ Hồng Hà để trực thăng đến tải thương và sau đó bốc những binh sĩ đã hy sinh về bệnh viện dã chiến.
Tính cho đến khi được lệnh rút khỏi căn cứ, Tiểu Đoàn không để một binh sĩ nào nằm lại với Delta. Bởi vậy ngay sau pass trực thăng cuối cùng rời căn cứ, B52 đã thoải mái rải thảm bom xuống khu vực. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt địch.
(Sau này theo một số tài liệu của VC thì chính tướng VC là Hoàng Minh Thảo, tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, báo cáo về Bắc Bộ Phủ rằng chúng đã thiệt hại trên 10,000 tên trong chiến dịch này. Đây chỉ là con số báo cáo giả mà VC phải tiết lộ. Theo ước tính của người Mỹ và VNCH thì khoảng 25,000.)
Ngay từ những pass trực thăng đầu tiên tôi đã được theo BCH/TĐ rời vùng. Cảm giác đầu tiên khi xuống khỏi trực thăng đó là “hoàn hồn”, như được sống lại sau hơn một tuần lễ căng thẳng trong địa ngục. Gặp lại một số bạn bè trong đơn vị đang từng người nhảy khỏi trực thăng, chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, sau khi kiểm điểm lại những ai mất ai bị thương.
Lòng tôi không khỏi trĩu nặng khi nghĩ đến viên trung sĩ, đã hy sinh ngay tại cửa hầm của tôi, và 4 người lính khác đang nằm bịnh viện. Quả thật trong chiến tranh, không thể tính toán gì được về cái sống và chết của mỗi người, chỉ còn trông cậy vào 2 chữ Hên Xui – Vận Số, hoặc nhờ các Thần Linh che chở mà thôi.
Tư Kiên
Nguồn: www.bietdongquan.com
Tư Kiên
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382330113.jpg
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ thì có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 thì đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ.
Có lẽ vì đóng riêng biệt như vậy nên TĐ 11 hầu như hoạt động độc lập nhiều hơn hai tiểu đoàn bạn. Sau khi các Trại Biên Phòng của CIDG cải tuyển qua BĐQ hoàn tất vào tháng 12 năm 1970 thì các tiểu đoàn này có một chương trình huấn luyện bổ túc toàn đơn vị ở Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Trong thời gian đi thụ huấn ở đây, trại được giao lại cho một đơn vị BĐQ khác. Liên Đoàn II/BĐQ là Liên Đoàn Tiếp Ứng hay Liên Đoàn Trừ Bị Vùng, nhưng cũng chỉ có 2 Tiểu Đoàn 22 và 23 là có nhiệm vụ hoán chuyển cho các Tiểu Đoàn Biên Phòng đi Dục Mỹ “hấp” thôi. Còn TĐ 11 đảm nhiệm vai trò một đơn vị lưu động, hết tăng cường cho Trung Đoàn 42 BB lại biệt phái cho Tiểu Khu Kontum, Phú Bổn, thậm chí cho cả các Chi Khu nữa.
Cuối tháng 11-1971, TĐ 11 BĐQ được lệnh tiếp viện cho trại Polei Kleng (TĐ72 BĐQ Biên Phòng) ở phía Tây Nam Kontum. Nhờ B52 rải thảm trúng Trung Đoàn 95B, thuộc sư Đoàn 320 Thép của CS nên bọn chúng đại bại.
Cũng từ thời gian này chiến trận bắt đầu leo thang trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Dĩ nhiên với tình hình đó thì TĐ11 BĐQ bị hành quân liên miên là chuyện tự nhiên. Từ Polei Kleng, tiểu đoàn được trực thăng bốc thẳng về Kontum tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB. Nơi đây, họ đưa tiểu đoàn lên phía Bắc Kontum để thám sát tình hình quanh khu vực Tân Cảnh, phi trường Phượng Hoàng. Trinh Sát của Tiểu Đoàn khám phá rất nhiều đoạn đường, ở những điạ thế ngặt nghèo, được làm rất công phu.
Chúng bắc cầu qua những chỗ trũng hoặc suối bằng những cây rừng loại lớn cả người ôm. Qua những tin tức ghi nhận được, chúng xử dụng xe be của dân khai thác lâm sản làm những đoạn đường này, và cố né tránh đụng độ với Tiểu Đoàn chúng tôi.
Báo cáo về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn thì họ không tin là Cộng Sản Bắc Việt đang có dự mưu gì với Kontum, bởi lẽ sau Tết Âm Lịch tình hình chiến sự có vẻ “êm” hơn bình thường. Báo về Liên Đoàn thì nơi đây cũng chỉ ghi nhận để báo lại lên trên.
Nói chung, ngay từ đầu năm 1972, các tin tức tình báo đã ghi nhận được những biến chuyển của cuộc chiến kể cả các do đơn vị trinh sát cuả Tiểu Đoàn thu nhận được. Vì bọn CSBV đã làm những con đường khuất dưới những tàng cây rậm rạp của những cánh rừng già bạt ngàn trên cao nguyên, nên những báo cáo chúng tôi gởi về không làm sao ăn khớp được với không ảnh do Không Quân của cả Mỹ lẫn Việt chụp, thậm chí chúng tôi còn bị nghi ngờ là cung cấp tin tức giả mạo.
Ngay sau khi hết giai đoạn tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB, TĐ11 cũng chẳng phải đi đâu xa, vì đã nhận lệnh tăng phái cho Tiểu Khu Kontum và được quân vân xa chở thẳng đến địa điểm mới bên kia sông Dakbla, hướng Đông Kontum. Đó là một làng Thượng có tên Việt là Ngọc Hồi.
Làng khá sạch sẽ và ngăn nắp với một Nhà Rông rộng lớn, mái cao nhọn lợp tranh, ngay giữa làng. Chỉ cần thấy cái Nhà Rông này là biết ngay đây là một bản làng người Thượng, vẫn có thói quen xử dụng nước suối trong sinh hoạt. Vì thế, dù trong ấp có một giếng nước lại có cả máy bơm tay nữa nhưng họ vẫn hàng ngày kéo nhau ra sông Dakbla tắm rửa và lấy nước. Vì làng nằm cạnh bờ sông nên việc lấy nước cũng dễ dàng. (Chẳng hiểu sao lại gọi là sông, thực ra nó chỉ là 1 con suối hơi lớn bề ngang chừng hơn 10 mét. Dân xe be đã ủi một đoạn hơi lài 2 bên để xe có thể băng ngang suối.)
Chúng tôi cũng thích ra sông tắm, để vui đùa dưới làn nước trong mát hầu quên đi những ưu tư của cuộc chiến. Dù cùng tấm trên một dòng sông, nhưng các thiếu nữ Thượng không bao giờ tắm chung, không chỉ với chúng tôi mà ngay với nam giới Thượng cũng thế. Họ luôn đi lên thượng nguồn lấy nước và tắm ở phía đó. Ngắm những thiếu nữ Thượng tắm cũng là một thú vui của đám lính Kinh. Họ hồn nhiên 100% dưới làn nước. Dù biết có người đang nhìn họ cũng vẫn thoải mái, không mắc cỡ. Họ cũng không cho rằng nhìn như vậy như vậy là thiếu lễ độ. Nhưng những thiếu nữ đã có chồng thì họ mặc váy để tắm, và nếu có con thì họ che cả ngực khi biết có người nhìn(?). Trai Thượng không tham gia với đám lính người Kinh, nhưng họ cũng chẳng phản đối gì.
Bọn VC thường từ phía này bắn cối và rocket vô phi trường Kontum. Anh em Địa Phương Quân vô vùng là bị phục kích, và dĩ nhiên “dữ nhiều lành ít”. Ngay ngày đầu tiên những toán lục soát của các đại đội đã gom về được một mớ rocket 122 mm được VC cài để tự khai hoả. Chính vì vậy dù pháo binh lấy điểm chính xác để chống pháo kích thì cũng chẳng ăn thua gì vì chúng đã rút ngay sau khi đặt. Vả lại với phương pháp đó thì không sao có thể biết chúng đang ở đâu vì chúng đặt khắp mọi nơi. Tầm hoạt động của cối và rocket 122 mm của VC thì khá gần, do vậy việc khoanh vùng để tìm và diệt không khó. Sau một tuần lễ tình hình trở lại bình thường, phi trường không còn bị pháo kích nữa.
Điều đặc biệt hơn cả là Tiểu Đoàn lùng xục khắp một vùng rộng lớn như vậy nhưng lại không chám trán, không đụng trận nào với VC cả, cứ như là ngửi hơi cọp lũ chó rừng trốn mất tăm mất dạng, vô tình chúng tôi được một dịp tốt hiếm hoi để dưỡng quân. Sau đó cả tháng trời, mặt trận phía Bắc và Tây Kontum đang lần hồi sôi động đến độ phải điều động cả Lữ Đoàn 2 Dù từ trong Nam ra tăng cường cho mặt trận Kontum thì Tiểu Đoàn chúng tôi vẫn như “ngồi chơi sơi nước”.
Được trả về Liên Đoàn, một lần nữa chúng tôi lại bàn giao chiến địa cho anh em Địa Phương Quân. Cũng một lần nữa, chúng tôi lại tách rời Liên Đoàn để nhận nhiệm vụ tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù. Quân số của Tiểu Đoàn chúng tôi khi đó khoảng 670 người. Đây là một con số rất lớn, bởi sau này khi tình hình chiến sự khốc liệt việc bổ xung quân số không còn đầy đủ và nhanh chóng nữa thì Tiểu Đoàn có khi chỉ còn hơn 400 người thôi (!)
Lữ Đoàn 2 Dù giao chúng tôi nhiệm vụ giữ an ninh phòng thủ căn cứ, chỉ phái một hai Đại Đội đi “làm ăn bên ngoài”. Khi đó, Lữ Đoàn Dù bố trí “các con” của họ tại những căn cứ theo hình cánh cung, trải dài trên 10km, từ dưới Căn Cứ 6 của Trung Đoàn 42 BB tới khoảng giữa trại Polei Kleng và Võ Định. Đại Đội 4 BĐQ của Trung Úy Trần Cao Chánh được phái ra ngoài căn cứ hoạt động trong khu vực giữa 2 căn cứ Charlie và Delta (TĐ 11 Dù và TĐ 2 Dù) và ở về hướng đông của 2 căn cứ này. Họ đã được pháo binh Dù yểm trợ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả với số lượng lớn, khi được yêu cầu.
Cần nói thêm là khi ra ngoài hoạt động Đại Đội này liên lạc thẳng tần số nội bộ trực thuộc điều động và báo cáo với Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, khi đó Quyền Trưởng Ban 3 là Đại úy Nguyễn ngọc Nhi, khóa 20 Võ Bị
Đầu tháng Tư địch tăng cường từ hướng Tây, pháo kích dữ dội vào các căn cứ Dù. Chúng dùng đủ loại pháo binh, kể cả 130 ly, có tầm bắn tới 30km trong khi pháo binh 155 ly của ta chỉ khoảng 15km. Rõ ràng chúng có nhiều ưu thế hơn ta. Cách duy nhất để “khóa mõm” bọn này là dùng máy bay. Nhưng không phải khi nào các đơn vị của ta cũng có thể điều động máy bay vào vùng, nhất là khi thời tiết xấu. Thêm nữa địch đặt pháo ngay biên giới, khi xong bọn chúng lại kéo đại bác qua biên giới.
Trong khi đó, chúng ta không thể ném bom vào đất bạn được, vì mỗi lần như vậy họ lại kiện cáo lung tung với Toán Liên Hợp Bốn Bên.
Đêm 11 rạng 12 Tháng Tư, qua tần số nội bộ của Dù, Tr/Úy Chánh biết rằng Charlie đã bị pháo kích nặng nề, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử trận. (Căn cứ chính của BCH/TĐ với TĐ Trưởng Nguyễn Đình Bảo và TĐ Phó, Thiếu Tá Mễ lại là C2, còn C tên chính thức trên phóng đồ là do Đại Đội 111 đóng).
Sau 17 ngày hành quân riêng lẻ, Đại Đội 4 của Tr/Úy Chánh lại được trả về Tiểu Đoàn, chuẩn bị hoán đổi cho 1 Tiểu Đoàn Dù nhận nhiệm vụ khác.
Sáng ngày 19 -4-1972, Tiểu Đoàn 11 BĐQ được lệnh sẵn sàng “trực thăng vận”. Tôi tháp tùng Thiếu Tá Ngô Văn Mai-Tiểu Đoàn Trưởng, và Trung Úy Phan Văn Hải-Trưởng Ban 3, đến BCH Lữ Đoàn 2 Dù ở Căn Cứ Lam Sơn gần Võ Định để nhận Lệnh Hành Quân, Phóng Đồ và Đặc Lệnh Truyền Tin. Thiếu Tá Mai và Đại Úy Hải vô họp, còn tôi qua bên Ban Truyền Tin. Tiếp tôi là một ông Thượng Sĩ, dáng hơi lùn, hơi mập, người Bắc tên Thập. Ông ta đôi điều ba chuyện cho tôi biết là tình hình rất “găng”. Khi trao Đặc Lệnh Truyền Tin cho tôi, ông dặn đi dặn lại về chuyện bảo mật khiến tôi phải phì cười. Tôi đã trả lời ông rằng chuyện bảo mật tuy không phải là vô ích, nhưng không hoàn toàn an toàn như mình mong đợi.
Ngay buổi chiều hôm đó, trực thăng đã bốc Tiểu Đoàn 11 BĐQ vào vùng để hoán đổi với Tiểu Đoàn 2 Dù tại căn cứ Delta.
Đây là ngọn đồi cao nhất trong dãy núi nằm ở Tây Bắc thị xã Kontum, phía Nam căn cứ Tân Cảnh. Trên bản đồ, cao độ của đồi là 1,049 m, còn trong thực thế chỉ cao hơn mặt đất khoảng 250 – 300m. Điạ điểm rất thuận lợi cho viêc đóng quân vì với cao độ như vậy địch rất khó trèo lên tấn công, xe tăng địch cũng không thể lên tới được. Nhưng điạ điểm này cũng là vị trí “hứng pháo thoải mái” vì địch có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của mình khi bắn đi và sau đó điều chỉnh cho chính xác đến độ từng mét được!
Quả thật, trực thăng vừa đổ toán của tôi xuống đã vội cất cánh ngay, trong khi những người lính Dù đang ở trong những giao thông hào chờ chuyển quân vội ngoắc chúng tôi nhảy xuống hoặc chui vào hầm ngay. Tôi vừa vào được một căn hầm thì mặt đất rung rinh bởi những tiếng ầm ầm, vì bọn VC thấy trực thăng chuyển quân đến nên chúng pháo “chào mừng”. (Thật quá lịch sự!) Tiếc thay đây lại là trò chơi dại dột thiếu tính toán bởi lẽ trên đầu chúng còn 1 chiếc OV10 đang lặng lẽ bay lòng vòng quan sát và thêm 4 chiếc Cobra như những chú cá mập đang bay quanh đội hình chuyển quân của những chiếc UH1B. Khi phát giác thấy những điểm đặt súng của địch, 4 chiếc Cobra vội quay đầu vào mục tiêu rồi chúi mũi rót rocket vô. Các trái đạn được phóng đi từ 4 chiếc trực thăng nổ ròn rã trên mục tiêu, khóa họng những khẩu pháo hỗn xược và chắc cũng tiễn đưa bọn pháo thủ ngu xuẩn xuống địa ngục để đền tội ác!
Sau loạt pháo “chào mừng” Tiểu Đoán 11 BĐQ hoán đổi nhiệm vụ với Tiểu Đoàn 2 Dù, tình hình trở lại yên tĩnh cho đến tối. Khi những toán Dù cuối cùng rời khỏi trận địa thì không một tiếng hoả tiễn nào dám bắn lên Delta nữa.
Ngày 14 Tháng Tư, 9 “box” B52 đến san bằng Charlie.
Theo báo chí VC và những thông tin địa phương thì ngày nay, hầu như từ người tài xế xe ôm, tài xế xe lam cho tới người bán hàng rong ở Kontum nếu được hỏi ai cũng sẵn sàng chỉ cho biết Charlie ở đâu. Họ sẵn sàng đưa du khách đi thăm cứ địa nổi tiếng một thời đó. Dĩ nhiên nơi đó cũng có một đài “Tổ Quốc Ghi Công” để vô tình xác nhận với hậu thế rằng VC cũng đổ rất nhiều xương máu nơi chiến địa này, mặc dù chúng luôn tìm cách lấp liếm những thương vong trong cuộc chiến. Nhưng theo tôi, chính những chiến công oai hùng của TĐ 11 Dù, với sự hy sinh của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, sau này được Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh viết thành ca khúc Người Ở Lại Charlie nổi tiếng, mới khiến mọi người chú ý để trở thành điểm thu hút khách du lịch, chứ không ai rảnh đâu để đến thăm trận địa có VC chết!
Cần nói thêm về những căn cứ hỏa lực của Dù, tâm điểm là ngọn đồi Charlie. Đây chỉ là tên gọi trên Phóng Đồ Hành Quân của Lữ Đoàn 2 Dù còn thực ra đồi này không có tên, nếu có chỉ là những vòng cao độ. Charlie là một cứ điểm cũ của Quân Đội Hoa Kỳ để lại, trên bản đồ cao khoảng 900m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế chỉ cao chừng 150m so với chung quanh, cách Quốc Lộ 14 khoảng 10km về hướng Tây, cách biên giới Việt-Miên chừng hơn 30km, nơi có nhiều nhánh rẽ của đường mòn chiến lược Hồ chí Minh.
Để đề phòng Cộng quân Bắc Việt xâm nhập Kontum, Quân Đội Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phòng thủ quy mô tạo nên một vành đai chắn ngang từ Benhet tới Polei Kleng. Sau đó 3 căn cứ CIDG là Benhet, Dakto, Polei Kleng của Hoa Kỳ trên vành đai này đã là nơi đóng quân của những tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng. Hai căn cứ khác được giao cho Trung Đoàn 42 Bộ Binh là Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6 ở về phía Tây Nam Tân Cảnh, khoảng giữa đoạn đường từ Tân Cảnh về Võ Định, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 BB. Một loạt những căn cứ cũ bị bỏ hoang từ trước đó nay được Dù khôi phục lại để phục vụ cho cuộc hành quân này. Chúng ta có thể kể đến Yankee (Y), Charlie (C), Delta (D), Hotel (H).
Trong cuộc hành quân, ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh đặt tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ở căn cứ Lam Sơn gần Võ Định, Dù còn thêm một căn cứ hỏa lực pháo binh nữa là Yankee có cả pháo binh 155 ly. Charlie cách Delta khoảng 5km. Căn cứ Hotel hay Hồng Hà nằm ngay sau Delta và thông nhau bằng một yên ngựa khá phẳng dài chừng hơn 1km. Hotel có mặt sau là một vách núi cao án ngữ phía Tây nên không bị pháo VC rót tới. Nó cũng chỉ là khoảng đất bằng phẳng dài chừng vài ba trăm mét với phiá Đông là thung lũng sâu ngút ngàn.
Nói về Chalie người người chỉ nghĩ đến đó là một địa điểm. Ngay cả nhà văn Phan Nhật Nam khi nói về Charlie cũng chỉ mô tả như “One point on the map” (Charlie hay Cải Cách). Thực ra, căn cứ chính tức điểm trên phóng đồ là C lại do Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11 Dù trấn giữ, còn BCH TĐ 11 Dù lại ở một vị trí khác mang tên C2 cách đó khoảng hơn nửa km về phía Nam. Cũng thế họ đã bố trí lực lượng thành nhiều cứ điểm chung quanh, mỗi cứ điểm là 1 Đại Đội. Cách bố trí như vậy có lợi vì có thể phòng thủ và hoạt động trên một phạm vi rộng hơn, đồng thời tránh được địch tập trung pháo kích. Chiến thuật đem những Tiểu Đoàn Dù chiến đấu tinh nhuệ ra lập căn cứ, giữ chốt quả thật khó hiểu, giờ lại tới phiên Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một đơn vị cơ động tinh nhuệ của BĐQ Vùng 2 bị trói chân trên một sườn đồi.
Căn cứ Delta có lẽ do Công Binh Dù mới xây dựng nên vẫn còn mùi đất mới chứ không phải mùi ẩm thấp. Giữa đồi là những căn hầm kiên cố của Bộ Chỉ Huy và các ban. Có tất cả 5 căn hầm lớn và rất nhiều hầm nhỏ được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt sâu chừng một mét. Ngoài những hầm dùng cho người ở, họ còn thiết lập thêm những hầm làm kho dự trữ lương thực và nước uống. Có khá nhiều gạo xấy, thịt hộp được Tiểu Đoàn 2 Dù bàn giao lại cho chúng tôi, chưa kể khoảng 500 ống bằng đạn 155 ly đựng nước uống.
Đồi Delta này khá hẹp nên ngoài BCH Tiểu Đoàn chỉ có thể bố trí Đại Đội 1 của Trung Úy Nguyễn Hùng ở chung. Đại Đội 3 của Thiếu Úy Bùi Đăng Thủy được trấn giữ căn cứ Hotel, lo việc tiếp tế và tải thương. Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh được bố trí về hướng Bắc trên 1 bình nguyên tương đối thoai thoải và thấp hơn, mà trên phóng đồ ghi là D2, D3.
Thời gian đóng quân ở Delta chừng hơn một tuần lễ. Ngày ngày chúng tôi “ăn” hàng trăm trái pháo đủ loại, thỉnh thoảng “đón tiếp” địch leo từ những triền đồi hướng Bắc lên tấn công. Bọn chúng chọn hướng này vì có sườn đồi tương đối thoai thoải lại thêm có ít cây cối còn sót lại, dễ ẩn nấp và bám sát. Nhưng đây lại là mồ chôn bọn chúng, vì chung quanh khu vực này là những hàng rào mìn Claymore mà Tiểu Đoàn 2 Dù gài sẵn và để lại, với những “con cóc mìn” được để tập trung tại các ụ súng trong giao thông hào. Với kinh nghiệm tác chiến có thừa, nhất là các hạ sĩ quan kỳ cựu, các binh sĩ cứ thư thả để địch vào hẳn khu vực hiệu quả rồi bấm “con cóc”. Quả nhiên, khi bọn chúng vào hẳn tầm sát thương thì từng trái “claymore” ròn rã nổ, đã tiễn đưa đám bộ đội vô thần qua bên kia thế giới.
Nhiều ngày như vậy không ăn thua gì, bọn Cộng quân bỏ hẳn không dám tấn công bằng đặc công hoặc bộ đội nữa, chúng quay lại bài bản cũ tiếp tục tăng cường pháo kích. Không hiểu chúng được tiếp tế bằng cách nào mà hàng ngày chúng rót cả mấy trăm trái pháo đủ loại lên đồi. Qua khai thác tù binh, chúng tôi chỉ biết đạn dược được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng sức người gọi là dân công, mỗi người mang được tối đa 4-5 trái cối 61 ly hoặc 2 trái cối 82 ly trong những chiếc gùi cõng trên lưng. Với những loại đạn pháo lớn như 130 ly hoặc hỏa tiễn 122 ly thì không hiểu chúng làm cách nào vận chuyển được mà lại có số lượng nhiều đến như vậy?
Sau này, ngã ngũ ra tôi mới biết rõ tất cả đạn dược đều được Kampuchia bí mật vận chuyển từ Trung Cộng về qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó giao lại cho Cục R vận chuyển công khai trên đất Miên tới biên giới. Đám dân công chỉ là cái bình phong che mắt để lấy tiếng với quốc tế!
Ngày thứ 5 tính từ khi nhảy vào Delta, tức ngày 23 Tháng Tư năm 1972, hầm tôi lãnh nguyên một trái 122 ly loại xuyên phá. Cũng may trái đạn chỉ đánh xập cửa hầm, còn mấy trái khác lại nổ ngay trên nóc hầm. Tuy tôi thoát chết nhưng binh sĩ dưới quyền thì 1 tử thương 4 bị thương nặng. Sau khi băng bó xong tôi cho tản thương họ qua căn cứ Hotel phía sau để chờ trực thăng đưa ra. Vậy là tôi còn trơ trọi một mình! Do hầm quá tối và hơi ngộp nên những binh sĩ dưới quyền thường kéo nhau ra cửa hầm ngồi cho thoáng. Chính vì thế nên định mệnh chiếu cố tới!
Sau lúc cửa hầm tôi bị bắn xập thì đến hầm của Thượng Sĩ Đương cũng bị xuyên lủng. Không chỉ Th/S Đương mà còn thêm 3 y tá nữa cũng đi theo ông! Một trái 122 ly oan nghiệt xuyên phá ngay giữa hầm và nổ ngay bên trong. Trong hầm của tôi, vì là hầm Truyền Tin nên lúc nào cũng dự trữ sẵn vài máy PRC 25 để phòng thay thế. Cũng rất may là anh em Dù đã để lại cả kho nên tôi có đủ pin dự trữ. Nhưng tôi không dám dùng pin mới để thắp đèn, mà tận dụng những cục cũ để thắp một bóng 6volt cho đỡ tối. Bên BCH thì được dùng thoải mái pin mới để thắp bóng 12 volt, đủ ánh sáng mà làm việc.
Cho đến giờ phút này thì Cộng quân không dám tấn công lên nữa, nhưng chúng lại pháo kích ác liệt hơn bằng những loại pháo hạng nặng như 130 ly và hỏa tiễn xuyên phá 122 ly. Số thương vong ngày càng lớn, nhất là phía 3 Đại Đội vì hầm hố không đủ kiên cố, phía BCH Tiểu Đoàn thì Trung Đội Vũ Khí Nặng của Thượng Sĩ Hóa cũng chỉ còn mấy người. Tôi nhớ khá rõ quân số của Tiểu Đoàn khi vào vùng là 647 người nhưng đến ngày rời Delta chỉ còn hơn 300! Hơn 300 chiến binh đã “giã từ vũ khí” trong chỉ hơn 1 tuần lễ ngắn ngủi “trấn thủ lưu đồn” lãng nhách!
Thực ra với cái đồi đó không cần phải mang một đại đội đến trấn thủ. Một trung đội cũng đã quá nhiều bởi lẽ chỉ có hướng Bắc là địch có thể leo lên, mà cho dù có leo lên được thì cũng không thể mang nhiều đạn dược. Hầu như mỗi cán binh VC chỉ có vài băng đạn AK, rất ít lựu đạn, và không anh nào có lương thực mang theo. Trang bị như vậy thì đánh đấm nỗi gì?! Chưa kể là ở trên đó thì lấy nước đâu mà uống, dòng sông Pokơ lượn lờ phía đông cũng cách xa tới 5km. Với độ cao như vậy làm sao có thể lên xuống đó để lấy nước?
Do địa thế cao vượt khỏi mọi chướng ngại nên từ Delta chỉ với anten 7 đoạn chúng tôi cũng có thể liên lạc thường xuyên với hậu cứ ở Biển Hồ, Pleiku xa trên 50km. Ngay khi cửa hầm tôi bị pháo xập, Bắc Hải (Trưởng Ban 3) đã báo về hậu cứ là thày trò tôi “tiêu” rồi, trong khi tôi đang gỡ những bao cát bị đổ đè trên người những người lính để đưa họ vô sâu hơn trong hầm và băng bó sơ cứu cho họ. Rồi lại cũng một mình tôi phải dọn sạch cửa hầm để lấy lối ra gọi y tá và người tới khiêng họ đi. Đến lúc đó mới biết là tôi vẫn còn sống mà lại không bị gì hết.
Cái phiền hà lớn nhất của tôi giờ này chính là không còn người giúp việc ngoài 2 âm thoại viên trực máy với BCH. Thôi thì đành để họ làm việc 24/24 vậy chứ biết sao bây giờ, nhà binh mà “dĩ biến phải tùng quyền thôi”. Riêng tôi thì từ giờ phút này phải đảm nhiệm công việc mã và giải mã công điện. Mọi liên lạc qua lại đều phải mã hóa, riêng công điện thì phải mật mã hóa, mà chìa khóa mật mã chỉ mình tôi nắm! Thế là đang rảnh rang tôi bị tất bật suốt ngày…
Ngày 24 Tháng Tư, tôi lại nhận một tin khác không vui qua máy truyền tin PRC 25: Căn Cứ Tân Cảnh đã bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt hy sinh tại căn cứ. Ngay chiều đó, địch đã xử dụng những đại bác của ta bỏ lại ở Tân Cảnh “gởi quà” đến chúng tôi. Từng trái đạn 105 ly, 155 ly nổ ròn rã trên Delta. Thiếu Úy Lễ, Sĩ Quan đề lô đi theo BCH Tiểu Đoàn, thất sắc nói với chúng tôi,
- “Nó mà căn delay là không còn đất sống vì đạn delay 155 ly sâu cả 2 m mới nổ. Hầm này chịu cũng không nổi đâu!”
Nhưng dù địch không biết chỉnh delay thì những viên 155 ly nổ cũng ác liệt hơn hẳn 130 ly của VC. Tiếng nổ đanh hơn, ròn hơn và cũng lớn hơn, chấn động cũng mạnh hơn nhiều. Từ trước tới giờ chưa khi nào chúng tôi tưởng tượng được sức công phá của những trái đạn 155 ly “hiền hòa” lại dữ dội đến như vậy. Mặt đất rung chuyển sau từng đợt đạn nổ, và số thương vong cũng bắt đầu tăng lên, tiếng í ới của những binh sĩ bị thương kêu cứu càng lúc càng nhiều. TĐT vội ra lệnh cho tôi gọi Không Trợ. Khi những chiếc máy bay OV10 của Không Lực Hoa Kỳ hoặc L19 của Phi Trường Cù Hanh lên vùng thì địch im vì sợ lộ mục tiêu làm mồi cho A 37 hoặc F 5. Khi những chiếc này quay về chúng lại tiếp tục “làm hỗn”. Lợi dụng lúc địch im tiếng pháo chúng tôi cho tải thương qua Căn Cứ Hồng Hà để trực thăng đến tải thương và sau đó bốc những binh sĩ đã hy sinh về bệnh viện dã chiến.
Tính cho đến khi được lệnh rút khỏi căn cứ, Tiểu Đoàn không để một binh sĩ nào nằm lại với Delta. Bởi vậy ngay sau pass trực thăng cuối cùng rời căn cứ, B52 đã thoải mái rải thảm bom xuống khu vực. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt địch.
(Sau này theo một số tài liệu của VC thì chính tướng VC là Hoàng Minh Thảo, tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, báo cáo về Bắc Bộ Phủ rằng chúng đã thiệt hại trên 10,000 tên trong chiến dịch này. Đây chỉ là con số báo cáo giả mà VC phải tiết lộ. Theo ước tính của người Mỹ và VNCH thì khoảng 25,000.)
Ngay từ những pass trực thăng đầu tiên tôi đã được theo BCH/TĐ rời vùng. Cảm giác đầu tiên khi xuống khỏi trực thăng đó là “hoàn hồn”, như được sống lại sau hơn một tuần lễ căng thẳng trong địa ngục. Gặp lại một số bạn bè trong đơn vị đang từng người nhảy khỏi trực thăng, chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, sau khi kiểm điểm lại những ai mất ai bị thương.
Lòng tôi không khỏi trĩu nặng khi nghĩ đến viên trung sĩ, đã hy sinh ngay tại cửa hầm của tôi, và 4 người lính khác đang nằm bịnh viện. Quả thật trong chiến tranh, không thể tính toán gì được về cái sống và chết của mỗi người, chỉ còn trông cậy vào 2 chữ Hên Xui – Vận Số, hoặc nhờ các Thần Linh che chở mà thôi.
Tư Kiên
Nguồn: www.bietdongquan.com
Charlies đây rồi
Đường lên rất khó
http://i.imgur.com/XmbZ7vE.jpg
sau 1 giờ cuốc bộ cũng chỉ tới được đỉnh núi kế bên
http://i.imgur.com/X0qKD72.jpg
http://i.imgur.com/PCiLaFx.jpg
Hướng nhìn từ Charlies về Kontum, dãy núi xa xa là đỉnh Chu pao
http://i.imgur.com/PAn0y2T.jpg
Những gì còn lại
http://i.imgur.com/hKt9Abv.jpg
Đường lên rất khó
http://i.imgur.com/XmbZ7vE.jpg
sau 1 giờ cuốc bộ cũng chỉ tới được đỉnh núi kế bên
http://i.imgur.com/X0qKD72.jpg
http://i.imgur.com/PCiLaFx.jpg
Hướng nhìn từ Charlies về Kontum, dãy núi xa xa là đỉnh Chu pao
http://i.imgur.com/PAn0y2T.jpg
Những gì còn lại
http://i.imgur.com/hKt9Abv.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382431895.JPG
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432041.JPG
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432129.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432476.gif
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432041.JPG
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432129.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432476.gif
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432986.png
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382433214.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432398.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382434242.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382686515.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382433214.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382432398.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382434242.jpg
http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd4/HQPD_1382686515.jpg
No comments:
Post a Comment