Thursday, February 13, 2020

20200213 Ban tin bien Dong

20200213 Ban tin bien Dong


China’s Huawei charged with racketeering
US accuses Huawei of spying on mobile phone users
Huawei, Meng Wanzhou hit with new racketeering, corporate espionage charges in U.S.
US prosecutors bring new charges against China’s Huawei
The fallout from the death of a Chinese doctor is turning into major challenge for Xi Jinping
Vietnam quarantines rural community of 10,000 because of coronavirus
Fear of virus from ship unnerves Cambodians
“almost all of them in China. Buses will take passengers to Sihanoukville's international airport as the next step on their homeward journeys.”
US military prepping for coronavirus pandemic
White House does not have high confidence in China’s coronavirus information, official says
Nowcasting and forecasting the potential domestic and international spread of the 2019-nCoV outbreak originating in Wuhan, China: a modelling study. 
20200213 BTBD 01 
20200213 BTBD 02 
20200213 BTBD 03
Researchers say the coronavirus may be more contagious than current data shows
Coronavirus live updates: China’s Hubei province reports 116 more deaths and 4,823 new cases



Feb 13 at 12:22 AM
Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản Bị VC Cướp Sau 1954 và sau 1975
Thông Cáo Báo Chí
Sau bước tiến dài, kế hoạch cho năm 2020 - 2021
Hai Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ có quyền lực và thẩm quyền vừa gửi văn thư chính thức yêu cầu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ mở chương trình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường tài sản mà họ đã chiếm đoạt của công dân Hoa Kỳ gốc Việt.
Đây là kết quả của cuộc vận động kéo dài 2 năm của chúng tôi cùng với số vài trăm gia đình bị ảnh hưởng.
Kế hoạch của chúng tôi cho năm 2020 bao gồm 3 nỗ lực song hành:
(1)    Thúc đẩy Bộ Ngoại Giao giải quyết 10 hồ sơ thí điểm mà BPSOS đã nộp cho họ cuối năm 2018.
(2)    Vận động thêm các Thượng Nghị Sĩ khác kêu gọi Bộ Ngoại Giao ủng hội việc mở chương trình đòi tài sản cho lượng lớn hồ sơ. Chúng tôi sẽ liên lạc các người đã ghi danh và hướng dẫn họ cách vận động 2 vị thượng nghị sĩ ở mỗi tiểu bang.
(3)    Vận động các Dân Biểu Hạ Viện thông qua Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1383. Dự thảo luật này khuyến cáo chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ tài sản của công dân Mỹ bị chiếm đoạt ở Việt Nam. Điều khoản khuyến cáo này sẽ là bàn đạp để năm 2021 chúng tôi bắt đầu vận động Quốc Hội thông qua luật đưa Việt Nam vào danh sách đối tượng để can thiệp.
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ghi danh các hồ sơ có tài sản bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt ở Việt Nam, ngoài bắc sau 1954 và trong Nam sau 1975. Số 700 hồ sơ chúng tôi hiện có trải 31 tiểu bang. Để tăng triển vọng vận động thành công, chúng tôi cần lượng hồ sơ lớn hơn và trải nhiều tiểu bang hơn.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi sự tiếp tay của các cá nhân, các hội đoàn và các chương trình truyền thông tiếng Việt, giúp phổ biến bản thông cáo báo chí này.
Đa tạ và kính thư,
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giàm Đốc kiêm Chủ Tịch, BPSOS
Mach Song

Chương Trình Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản (Chương Trình VPRP)
Mach Song bpsos@bpsos.org
Thông Cáo Báo Chí
Sau bước tiến dài, kế hoạch cho năm 2020 - 2021
Hai Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ có quyền lực và thẩm quyền vừa gửi văn thư chính thức yêu cầu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ mở chương trình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường tài sản mà họ đã chiếm đoạt của công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Đây là kết quả của cuộc vận động kéo dài 2 năm của chúng tôi cùng với số vài trăm gia đình bị ảnh hưởng.

Kế hoạch của chúng tôi cho năm 2020 bao gồm 3 nỗ lực song hành:
(1)    Thúc đẩy Bộ Ngoại Giao giải quyết 10 hồ sơ thí điểm mà BPSOS đã nộp cho họ cuối năm 2018.
(2)    Vận động thêm các Thượng Nghị Sĩ khác kêu gọi Bộ Ngoại Giao ủng hội việc mở chương trình đòi tài sản cho lượng lớn hồ sơ. Chúng tôi sẽ liên lạc các người đã ghi danh và hướng dẫn họ cách vận động 2 vị thượng nghị sĩ ở mỗi tiểu bang.
(3)    Vận động các Dân Biểu Hạ Viện thông qua Luật Nhân Quyền Việt Nam, HR 1383. Dự thảo luật này khuyến cáo chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ tài sản của công dân Mỹ bị chiếm đoạt ở Việt Nam. Điều khoản khuyến cáo này sẽ là bàn đạp để năm 2021 chúng tôi bắt đầu vận động Quốc Hội thông qua luật đưa Việt Nam vào danh sách đối tượng để can thiệp.

Chúng tôi sẽ đẩy mạnh ghi danh các hồ sơ có tài sản bị nhà nước Việt Nam chiếm đoạt ở Việt Nam, ngoài bắc sau 1954 và trong Nam sau 1975. Số 700 hồ sơ chúng tôi hiện có trải 31 tiểu bang. Để tăng triển vọng vận động thành công, chúng tôi cần lượng hồ sơ lớn hơn và trải nhiều tiểu bang hơn.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi sự tiếp tay của các cá nhân, các hội đoàn và các chương trình truyền thông tiếng Việt, giúp phổ biến bản thông cáo báo chí này.

Đa tạ và kính thư,
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giàm Đốc kiêm Chủ Tịch, BPSOS


Hiệp ước mậu dịch EU - Việt Nam: Lợi ích gì cho nhân quyền và dân chủ?
* Khai thác các sân chơi và luật chơi mới

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 12 tháng 2, 2020
http://machsongmedia.com

Hôm nay Nghị Viên Âu Châu thông qua Hiệp Ước Mậu Dịch Tự Do Liên Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Ước Bảo Hộ Đầu Tư (IPA). EVFTA gần như sẽ có hiệu lực ngay, còn EVIPA sẽ phải chờ từng quốc hội của tất cả 27 quốc gia thành viên Liên Âu chuẩn duyệt thì mới có hiệu lực. Chỉ riêng hiệp ước EVFTA cu~ng đã mở ra một sân chơi mới, với những luật chơi mới.

Vấn đề đặt ra là chúng ta, những người quan tâm đến nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, có đủ sức khai thác và khai thác như thế nào sân chơi mới này để cải thiện tình trạng nhân quyền và tiến dần đến dân chủ.

Muốn chuyển dịch thể chế độc tài sang dân chủ thì lực lượng cổ suý dân chủ phải mạnh hơn về lực và vững hơn về thế so với lực lượng chuyên chế cầm quyền. Phong toả kinh tế tự nó không thay đổi tương quan lực và thế giữa người dân và chế độ. Ngược lại, hỗ trợ một quốc gia phát triển kinh tế cu~ng không tự nó làm thay đổi thể tương quan ấy. Venezuela và China là dẫn chứng.

Chủ trương của chúng tôi (BPSOS) là khai thác các hiệp định mậu dịch, kể cả Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay EVFTA, để tạo cơ hội cho nhân quyền và dân chủ.

Trong giai đoạn thương thảo hiệp ước, chúng tôi kết hợp với những tổ chức nhân quyền thân hữu để cài vào nội dung hiệp ước các điều khoản nhân quyền và các điều kiện về thể chế. Mục đích là đặt luật chơi và dọn trước sân chơi thuận lợi cho việc bảo vệ nhân quyền và phát triển phong trào dân chủ. Đồng thời, chúng tôi đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ để người dân tăng khả năng và mức độ sẵn sàng để khai thác luật chơi và dụng võ trên sân chơi mới.

Trong thời gian Hoa Kỳ thương thảo TPP với Việt Nam năm 2008, chiến lược này đã đạt một số thành tựu: Việt Nam đã ký Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn, ký Công Ước LHQ về Quyền của Người Khiếm Dụng, ký Hiệp Định Thư Palermo về Chống Buôn Người, chấp nhận các điều kiện về quyền lạo động, trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh... Song song, năm 2015 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Trade Promotion Authority (S. Amdt. 1237), đặt tự do tôn giáo làm ưu tiên khi Hoa Kỳ thương thảo mậu dịch với bất kỳ quốc gia nào.
Về tăng lực và thế cho người dân ở trong nước, chúng tôi năm 2012 triển khai chương trình xây dựng nội lực cho các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở trong nước, năm 2015 khởi xướng Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Vùng Đông Nam Á hàng năm, năm 2016 hỗ trợ hình thành Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam, năm 2018 tạo điều kiện để các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc tham gia các sự kiện quốc tế như Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng Thăng Tiến Tôn Giáo, các cuộc kiểm điểm của LHQ đối với Việt Nam...

Đối với EVFTA và EVIPA, nhiều tổ chức nhân quyền ở Âu Châu, với sự hưởng ứng của một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đã thành công trong việc cài đặt các điều khoản về quyền lao động, biến đổi khí hậu, nhân quyền, tính minh bạch, thể chế pháp trị... vào nội dung của EVFTA.

Việt Nam đã chấp nhận một số nhượng bộ cụ thể như để Bà Trần Thị Nga cùng gia đình đi Mỹ, tạm thả Ông Ngô Hào để chữa bệnh, chấp nhận cho phái đoàn Liên Âu thăm các tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Hoàng Đức Bình và Nguyễn Bắc Truyển.

Và quan trọng không kém, các cuộc vận động vừa qua đã tạo bàn đạp cho các cuộc vận động tương lai:
- Gần 200 nghị sĩ, tức 27% Nghị Viện Âu Châu, bỏ phiếu chống. Họ là những đồng minh "phía trong" của chúng ta trong các cuộc vận động nhân quyền và dân chủ sắp đến. Chưa kể 16% bỏ phiếu trắng hoặc không bỏ phiếu - họ có thể sẽ đứng cùng với chúng ta nếu được vận động.
- Trên 100 tổ chức nhân quyền và xã hội dân sự sẽ là đồng minh "phía ngoài" của chúng ta.
- Nhiều vị trong số 401 nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ cu~ng sẽ lên tiếng mạnh mẽ trước các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vì lỡ bảo đảm rằng EVFTA sẽ giúp cải thiện nhân quyền và không muốn bẽ mặt.
- Nhiều chục tổ chức người Việt ở trong và ngoài nước đã thao dợt về vận động quốc tế vận.

Đối với chúng tôi, điều cần thiết là thu hoạch các thành quả của ngày hôm nay để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh ngày mai. Trong tinh thần đó, ngày hôm nay BPSOS đã khởi động cuộc vận động Nghị Viện Âu Châu cho 2 vấn đề:
- Phục hồi quyền công dân cho người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành
- Trả tự do cho tù nhân lương tâm



No comments:

Post a Comment