20230726 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Điều
trần về tình trạng đàn áp tôn giáo toàn cầu: Việt Nam được chú ý đặc biệt
Việt
Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)
Mạch Sống, ngày 22 tháng 7, 2023
Tại buổi điều trần dưới quyền chủ toạ của Dân Biểu Christopher Smith ngày 18 tháng 7 vừa qua, tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam đã được nêu lên một cách nổi bật bởi chính DB Smith và nhiều nhân chứng điều trần.
“Ở Việt
Nam, cuộc đàn áp của nhà nước cộng sản nhắm vào các tôn giáo, kể cả Giáo Hội
Công Giáo, đã tệ đi trong những năm gần đây. Tôi hân hoan khi thấy Việt Nam bị
đưa vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt năm 2022 của Bộ Ngoại Giao mặc dù tôi tin
mãnh liệt rằng Việt Nam phải bị chỉ định là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt,” DB
Smith phát biểu khi khai mạc buổi điều trần.
Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, CPC) là quốc gia vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và trong thời gian kéo dài đến hiện nay. Quốc gia nào hội đủ 2 trong 3 tiêu chí này bị đưa vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List, SWL) để theo dõi về tiêu chí còn lại.
Buổi
điều trần, chủ đề “Tình trạng tồi tệ về tự do tôn giáo trên thế giới”, được
triệu tập bởi Tiểu Ban Sức Khoẻ Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Các Tổ Chức
Quốc Tế mà DB Smith là Chủ Tịch. Tiểu ban này trực thuộc Uỷ Ban Đối Ngoại của
Hạ Viện Hoa Kỳ. Xem toàn bộ buổi điều trần:
https://foreignaffairs.house.gov/hearing/the-dire-state-of-religious-freedom-around-the-world/
Hình 1 – Quang cảnh buổi điều trần ngày 18/07/2023 (ảnh chụp từ
trang mạng Quốc Hội Hoa Kỳ)
Là người điều trần đầu tiên, Tiến Sĩ Abraham Cooper, một giáo sĩ
Do Thái Giáo và cũng là đương kim Chủ Tịch của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế (US Commissioner on International Religious Freedom, USCIRF), cho biết
một phải đoàn của Uỷ Hội đã đến Việt Nam trong những ngày 15-19 tháng 5 vừa qua
để tiếp xúc các giới chức chính quyền Việt Nam và đặc biệt là với chính các nạn
nhân và các vị lãnh đạo tinh thần của các cộng đồng tôn giáo bị bách hại.
“Bộ Ngoại Giao gần đây ghi nhận sự tụt lùi của Việt Nam về tự do tôn giáo và đã đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (SWL),” Ông Cooper phát biểu. “Chúng tôi duy trì quan điểm là Việt Nam xứng đáng bị đưa vào danh sách CPC.”
Hình 2 -- Phái đoàn USCIRF gặp gỡ một số chức việc Cao Đài, ngày
19/05/2023
Ông Cooper nhận xét rằng chính sách Hoa Kỳ về bảo vệ tự do tôn
giáo đang có những tác động cụ thể lên tình hình ở Việt Nam, ít ra là ngăn cản
để Việt Nam không đi theo vết xe của chính sách đàn áp tôn giáo của Trung Quốc.
Tiến Sĩ Eric Patterson, Chủ Tịch tổ chức Religious Freedom
Institute, tập trung bài điều trần vào Việt Nam và Ấn Độ.
“Giống Trung Quốc, Việt Nam theo đuổi chế độ Cộng Sản chuyên chế và áp đặt sự kiểm soát lên mọi thứ. Chế độ đặc biệt đàn áp những người Hmong và người Thượng, Họ bỏ tù nhiều người hoạt động tôn giáo với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ,” Ông Patterson phát biểu.
Hình 3 – Phái đoàn USCIRF cùng với phải đoàn người Việt tại Hội
Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á do BPSOS đồng tổ chức ở
Bali, Indonesia, ngày 9/11/2022 (ảnh BPSOS)
Theo Ts. Patterson, chính phủ Hoa Kỳ đã vội rút Việt Nam ra khỏi
danh sách CPC năm 2007 khi Việt Nam mới chỉ đưa ra một danh sách các điểm hứa
hẹn. Ngay sau khi được ra khỏi danh sách CPC, Việt Nam đã quay trở lại đàn áp
tôn giáo một cách thô bạo.
Trong phần phát biểu của mình, Đại Sứ Lưu Động Cho Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế Rashad Hussain, giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự
do tôn giáo toàn cầu, bày tỏ mối quan tâm về tình hình đang xấu đi ở Việt Nam.
“Tôi chia sẻ quan tâm của Ông. Chúng tôi không có sự bất đồng quan
điểm nào về thực chất những sự việc xảy ra ở Việt Nam,” Đại Sứ Hussain nói với
DB Smith.
Đại Sứ Hussain cho biết là năm ngoái, Ông đã cử nhân viên và rồi đích thân đến Việt Nam để tiếp xúc các thành phần bị bách hại về tôn giáo trước khi tiếp xúc các giới chức Việt Nam tại buổi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam.
Hình 4 -- Đại Sứ Rashad Hussain tại buổi điều trần, ngày
18/07/2023 (ảnh chụp từ trang mạng của Quốc Hội Hoa Kỳ)
Trả lời câu hỏi của DB Smith là chừng nào Bộ Ngoại Giao chỉnh sửa
lỗi lầm đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách CPC trước đây, Đại Sứ Hussain cho
biết văn phòng của Ông vừa bắt đầu tiến trình rà soát để quyết định việc chỉ
định quốc gia nào bị đưa vào danh sách CPC vào cuối năm nay.
“Tôi sẽ giữ liên lạc chặt chẽ với văn phòng của Ông trong tiến
trình làm quyết định này,” Đại Sứ Hussain cam kết với Dân Biểu Smith.
“Góp phần tạo nên sự chú ý đặc biệt đến Việt Nam tại buổi điều trần chính là các nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo vì chính họ đã thực hiện nhiều bản báo cáo vi phạm gửi cho LHQ và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS, giải thích.
Hình 5 -- Dân Biểu Christopher Smith cùng với nữ Chánh Trị Sự Cao
Đài Nguyễn Xuân Mai đến từ Việt Nam, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế do BPSOS đồng tổ chức ở Washington DC, ngày 30/06/2022 (ảnh BPSOS)
Từ năm 2015 đến nay, BPSOS đã huấn luyện khoảng 2 nghìn thành viên
của trên 200 nhóm và cộng đồng tôn giáo bị bách hại về thu thập và
phối kiểm thông tin cho các bản báo cáo vi phạm. Từ đó đến nay, gần 500 bản báo
cáo, bao gồm hàng nghìn vụ vi phạm, đã được chuyển đến LHQ, Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, và nhiều định chế nhân quyền quốc tế.
Bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận phần đóng góp
quan trọng này của chính các nạn nhân ở Việt Nam: “Chiếu theo các bản báo cáo
của tổ chức NGO Boat People SOS, trong năm [2022] đã có ít ra 95 vụ vi phạm qua
đó công an địa phương đã triệu tập, khảo tra, sách nhiễu hoặc đe doạ các
tín đồ của các hội thánh không đăng ký Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Truyền
Giảng Phúc Âm và Tin Lành Đề Ga,”
“Đó mới chỉ là các vụ vi phạm ở Tây Nguyên, nếu tình chung thì số
vụ vi phạm đã được báo cáo riêng trong năm 2022 còn nhiều hơn nhiều,” Ts. Thắng
cho biết. “Các báo cáo này cho thấy tình trạng đàn áp tôn giáo đang tệ đi ở
Việt Nam như nhận định chung tại buổi điều trần.”
Ngay trước buổi điều trần, BPSOS đã chuyển đế cho DB Smith, Uỷ Hội
USCRIF và văn phòng của Đại Sứ Hussain bảo báo cáo về tình hình đàn áp đang gia
tăng ở Tây Nguyên sau vụ nổ súng ở Tỉnh Đắk Lắk ngày 11 tháng 6 vừa qua.
DB Smith cho biết là Ông đã cùng một số đồng viện thuộc lưỡng đảng đã đưa vào Hạ Viện Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam (HR 3001). Nhiều nhân chứng điều trần bày tỏ sự ủng hộ dự luật này.
Hình 6 -- Đại Sứ Rashad Hussain với phái đoàn chức sắc chức việc tôn giáo người Việt ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 30/06/2022 (ảnh Bộ Ngoại Giao)
“Chúng tôi tin rằng một mặt trận thống nhất sẽ giúp tạo nên những thay đổi tích cực ở Việt Nam, bao gồm Quốc Hội Hoa Kỳ khi mà Chủ Tịch Chris Smith đưa ra dự luật Nhân Quyền Việt Nam, qua đó chỉ ra những hành vi xấu và kêu gọi sự cải thiện đáng kể,” Chủ Tịch USCIRF phát biểu.
Sau buổi điều trần, BPSOS đã yêu cầu DB Smith chuyển 2 hồ sơ đề nghị chế tài giới chức VTV vì các hành vi đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào một số chức sắc tôn giáo và người vận động cho tự do tôn giáo đang sinh sống ở Hoa Kỳ.
Bài liên quan:
BPSOS
tham dự buổi công bố bản phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Sống trong tình trạng “vô quốc tịch, vô tổ quốc” ngay trên đất
nước mình
LTS: Ngày
13/7/2023, ông Trần Ngọc Sương, tín đồ Cao Đài Chơn Truyền 1926, đã được cơ
quan chức năng Việt Nam cấp thẻ căn cước công dân, chấm dứt 16 tháng đội đơn
khiếu nại vì phải sống trong tình trạng “vô quốc tịch” trên chính quê hương
mình.
Tháng 3/2022, ông cùng một số công dân địa phương tới cơ quan chức năng để làm thẻ căn cước theo quy định của luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên sau đó ông không nhận được thẻ căn cước, trong khi mọi người khác đều có. Ông khiếu nại nhiều lần nhưng không được giải quyết—cho đến nay.
Thực trạng ông Trần Ngọc Sương gặp phải đã nhiều lần được các tổ
chức quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào báo cáo về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Các tổ
chức này đã đặt nghi vấn: Phải chăng nhà nước Việt Nam tìm mọi cách để trả thù
ông chỉ vì ông bảo vệ niềm tin tôn giáo và báo cáo về vấn đề tôn giáo ở Việt
Nam?
Ông Trần Ngọc Sương không phải là trường hợp cá biệt, và tín đồ
đạo Cao Đài Chơn Truyền 1926 không phải là cộng đồng tôn giáo duy nhất có thể
rơi vào tình trạng này.
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Song Chi, đã đăng
trên Diễn Đàn Thế Kỷ, về việc chính quyền địa phương ở một số tỉnh ở Việt Nam từ
chối hộ khẩu và giấy tờ tùy thân như một biện pháp trừng phạt với các thành
viên thuộc tôn giáo hoặc nhà thờ bị cấm, khiến họ sống trong tình trạng “vô
quốc tịch” trên chính đất nước mình.
Bài viết tập trung vào cộng đồng Hmong theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên,
và đã được rút ngắn.
Tác giả: Song Chi
Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình? Có bao giờ bạn
nghĩ lại có những chuyện như vậy? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng
thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một
lý do: niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.
Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin
lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối
với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp
dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ
niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước,
hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư
ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.
Cách huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng từ vài cây số cho tới hàng chục
cây số có nhiều người H'mong tới tái định cư như vậy, từ khoảng năm 2000–2001,
họ sống thành những khu được đặt tên là Tiểu khu 178, 179, 181, Tiểu khu Tây
Sơn…Mỗi tiểu khu có khoảng dưới 100 cho tới 120 hộ gia đình, xấp xỉ 700–800
người. Chính quyền địa phương hoàn toàn bỏ rơi những cộng đồng này, làm như thể
họ không tồn tại.
Việc từ chối hộ khẩu và giấy tờ tùy thân đã được chính quyền một
số tỉnh ở Việt Nam sử dụng như một biện pháp trừng phạt đối với các thành viên
của các tôn giáo không được công nhận hoặc các nhà thờ bị cấm. Trong hai thập
kỷ, người H'mong ở các tiểu khu này không được đăng ký hộ khẩu, và do đó, không
thể có được thẻ căn cước, là bằng chứng chính về quốc tịch Việt Nam; nói cách
khác, họ là những người “vô quốc tịch, vô tổ quốc” trên chính đất nước của mình
và bị từ chối những quyền cơ bản nhất của công dân, không thể tiếp cận các dịch
vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Họ sẽ không được cấp quyền sử dụng đất và không thể sở hữu tài
sản, mở tài khoản ngân hàng, có việc làm chính thức hoặc xin giấy phép kinh
doanh. Các cặp vợ chồng không có giấy tờ sẽ không được cấp giấy chứng nhận kết
hôn và con cái của họ có thể không có giấy khai sinh, hoặc chỉ được khai sinh
theo họ mẹ. Thông thường, con cái của họ sẽ bị từ chối giáo dục chính thức.
Trong hầu hết các trường hợp, một người không quốc tịch thậm chí không thể nộp
đơn kiện để yêu cầu bồi thường tư pháp do thiếu giấy tờ tùy thân. Các hoạt động
di chuyển, đi lại từ nơi này sang nơi kia cũng bị hạn chế nghiêm trọng.
Báo cáo của tổ chức BPSOS (một tổ chức hoạt động nhân quyền phi
lợi nhuận của người Việt có trụ sở tại Mỹ) đã chỉ ra có hơn hai nghìn hộ gia
đình người H'mong và người Thượng theo đạo Cơ đốc, chiếm khoảng 10.000 người,
đã trở thành người không quốc tịch vì đức tin tôn giáo của họ.
Trở lại với các cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành ở các
Tiểu khu 179, 181…, như phần lớn các sắc dân bản địa, cộng đồng thiểu số khác,
cuộc sống của những người H'mong tại đây vô cùng nghèo nàn, cơ cực, và do tình
trạng bị chính quyền bỏ rơi nên cuộc sống của họ càng thêm khó khăn. Đồng bào
sinh sống bằng nghề làm ruộng làm rẫy. Khu vực này trước đây là đất hoang, từ
năm 2000 thì có nhiều người Kinh, người dân tộc thiểu số đã đến khai hoang, sau
đó là những người H'mong chạy trốn hoặc bị đuổi khỏi làng của họ ở Tây Bắc Việt
Nam như vừa kể.
Mọi thứ đều thiếu thốn – chỉ có nước thì đồng bào góp tiền cùng
nhau mua ống dẫn để dẫn nước từ đầu nguồn về, còn lại chưa có điện, chưa có
internet, chưa có trạm y tế, trường học gì cả. Không có đường xá, đồng bào các
Tiểu khu 179, 181… lại huy động nhau khu nào lo khu nấy, góp tiền, phát cây, mở
một con đường đất để xe cộ từ trong khu có thể chạy ra đường lộ và ngược lại,
nhưng mùa khô thì đi được, còn mùa mưa, lũ thì chịu thua. Còn Tiểu khu Tây Sơn
thì có đường do công ty khai thác vàng mở đường dọc bờ sông. Đau ốm bệnh hoạn
chỉ khi nào nặng lắm thì mới chạy xe ra trạm y tế xã, huyện, cách các tiểu khu
cũng chừng vài chục cây số trở lên; hoặc như Tiểu khu 179 phải đi đò qua sông
ra huyện. Nhưng cũng chẳng mấy khi đồng bào biết đến viên thuốc hay trạm xá.
Những người phụ nữ có bầu toàn sinh con tại nhà, chồng, người nhà hoặc hàng xóm
phụ đỡ đẻ, riết rồi cũng quen, trời sinh voi sinh cỏ, chỉ khi nào đau bụng tới
mấy ngày vẫn không sinh được thì mới lại chở nhau ra trạm y tế xã, huyện, và
không phải là không có những trường hợp trẻ sinh ra bị chết, vì bị nhiễm trùng
hay vì lý do này lý do khác.
Trẻ em lớn lên như cỏ dại, không biết đến trường lớp là gì.
Từ năm 2016, người dân ở Tiểu khu 179 góp tiền dựng lên một cái
nhà gỗ, có 4 phòng học từ lớp 1–4 , và làm đơn xin chính quyền điều phối giáo
viên đến dạy cho các em. Dựng nhà từ 2016 đến 2019 mới có giáo viên, nhưng vì
vùng sâu vùng xa nên cũng khó, giáo viên chỉ đến dạy 1, 2 buổi một tuần, dạy
Toán và tiếng Việt, còn từ lớp 5 trở lên là lại phải đi ra huyện, ra tỉnh để
học. Em nào gia đình có tiền thì thuê phòng trọ ở chung nhau, không có tiền thì
tự dựng chòi, dựng lều ở gần trường.
Tiểu khu 179 như vậy còn đỡ hơn Tiểu khu 181, không có giáo viên nào chịu vào dạy nên bà con phải cho trẻ đi học xa nhà cách vài chục cây số. Thuê phòng trọ mất khoảng 600.000–700.000 VNĐ/tháng (khoảng hơn 25 cho tới hơn 29 USD) cho một phòng 3, 4 em ở, nhưng với rất nhiều gia đình đồng bào thiểu số thu nhập của họ chỉ chừng 500 000 VNĐ/tháng (khoảng hơn 20 USD) nên họ cũng chẳng lo nổi, đành dựng chòi, lều trên đất của người dân ở các xã khác, có tốn phí dựng nhờ đất nhưng rẻ hơn.
Những chiếc lều, chòi tạm bợ được dựng lên cho những đứa trẻ ở
Tiểu khu 181 sống để đi học cho gần trường ở huyện.
Những cái chòi, lều dựng bằng đủ thứ vật liệu tạm bợ, từ nilon,
bìa carton, ván ép, trong đó 7 cho tới 10 đứa trẻ, tuổi từ 7, 8 đến 10, 12 sống
với nhau, tự nấu ăn, tự lo liệu chăm sóc nhau. Sống như vậy rất không an toàn,
đủ thứ tai nạn có thể xảy ra cho những đứa trẻ như cháy, lấy nước ở dưới giếng
sâu có thể bị ngã xuống giếng, mưa bão v.v… Chuyện học hành cực khổ như vậy,
lại không có gia đình ở bên cạnh bảo ban, nhắc nhở, nên lũ trẻ đi học bữa đực
bữa cái, chữ chưa kịp vào đầu lại bay đi đâu mất, siêng lắm cũng chỉ vài năm là
buông, lại về nhà phụ ba mẹ làm nương làm rẫy. Em nào ham học lắm mới học hết
lớp rồi ra huyện, ra tỉnh học tiếp.
Trẻ con thì như vậy, còn người lớn quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời kiếm ít đồng đong gạo nhưng nào đã yên. Thứ nhất là đồng bào H'mong ở đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì đức tin và sinh hoạt tôn giáo. Chính quyền địa phương lấy lý do họ ngụ cư bất hợp pháp, không được công nhận, nên không được phép xây nhà thờ, không được có mục sư, không cho phép thành lập nhóm, thành lập chi hội; bà con phải mượn nhà một người trong tiểu khu làm nhà nguyện, mỗi năm khi đến lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, lễ Thăng Thiên…thì phải làm đơn gửi chính quyền, chính quyền cho thì mới được tổ chức, rồi mời mục sư ở nơi khác, ví dụ như ở tỉnh Lâm Đồng đến.
Những đứa trẻ ở Tiểu khu 181 sống trong những cái lều tạm bợ để đi
học.
Cái khổ thứ hai là từ năm 2015 chính quyền tỉnh Lâm Đồng có văn
bản đòi cưỡng chế, di dời người dân đi nơi khác, để lấy lại đất cho các công ty
sân sau của nhà nước đầu tư, khai thác. Nói là đi nơi khác mà không biết là đi
đâu. Từ năm 2016–2018 bà con đấu tranh mạnh mẽ, giữa công ty và bà con thường
xuyên xảy ra tranh chấp, người dân ở Tiểu khu 179 vì có sự liên kết với các tổ
chức nhân quyền ở bên ngoài, gửi thư cho chính quyền, rồi quốc tế lên tiếng nên
chính quyền chịu lùi bước, dừng cưỡng chế, lại còn hứa hẹn là sẽ cho tái định
cư tại chỗ. Chính quyền huyện Đam Rông cũng đã cam kết cấp thẻ căn cước công
dân cho mọi người dân ở Tiểu khu 179, xây dựng hạ tầng như trạm y tế xã, trường
học cho bà con, cử giáo viên đến sống trong thôn để dạy cho trẻ em. Các tổ chức
nhân quyền của người Việt ở nước ngoài như BPSOS hoan nghênh thiện chí này và
đề nghị quốc tế khen ngợi. Bà con ở Tiểu khu 181 thấy vậy liền gửi thư chất vấn
về sự chênh lệch này và yêu cầu được có cơ hội tương tự như ở Tiểu khu 179.
Nhưng từ một năm trở lại đây thì chính quyền lại thay đổi, lật lại
những gì đã hứa. Một mặt, họ bắt những người chủ chốt trong các cuộc đấu tranh
lên xã, huyện “làm việc” với công an, bắt phải viết cam kết ngưng liên lạc với
các tổ chức nhân quyền ở bên ngoài thì chính quyền mới tiến hành các cam kết.
Những người này trả lời là hãy thực hiện mọi cam kết thì họ sẽ ngưng liên lạc
với bên ngoài. Tình trạng dằng co cứ kéo dài, mà mọi tiến triển thì không thấy
đâu.
Không những thế, vì nghèo đói, ít học, không hiểu biết gì về luật
pháp, nên đồng bào các sắc dân bản địa dễ bị chính quyền đàn áp và khi đàn áp
thì không biết lên tiếng như thế nào; cũng vì nghèo đói, ít học, thanh niên lớn
lên rất dễ bị các công ty môi giới xuất khẩu lao động dụ đi làm xa hoặc các tổ
chức buôn người dụ dỗ. Chẳng hạn, với nạn nhân từ các đường dây xuất khẩu sang
Ả Rập Xê Út làm việc nhà, có nhiều em là người dân tộc thiểu số, trong số đó có
một em là H Xuân Siu, người dân tộc Gia Rai, đã chết sau 2 năm làm việc như nô
lệ, bị chủ đánh đập, ngược đãi, mà báo chí tiếng Việt ở nước ngoài từng lên
tiếng. Khi chết em chỉ mới 17 tuổi, có nghĩa là khi được tuyển đi làm việc, em
chưa đầy 15 tuổi nhưng những người tuyển dụng đã cấu kết với chính quyền địa
phương làm giả giấy tờ cho em đủ tuổi đi lao động là 18 tuổi trở lên. (“Lao
động trẻ chết bị chôn tại Ả Rập Xê Út gây phẫn uất cho gia đình”,
RFA, “Thiếu nữ người Việt 17 tuổi chết sau hai năm lao động ở Ả-rập
Xê-út”, VOA)
Riêng người H'mong đã có 4 trường hợp bị lừa sang Ả rập Xê Út được
tổ chức BPSOS giải cứu, trong đó có cô Mùa Thị La, sau hơn 4 năm là nạn nhân
của chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam, chịu đủ mọi sự ngược
đãi, hành hạ của chủ mới được trở về Việt Nam.
Với các tổ chức buôn người nhỏ lẻ ví dụ như vụ nhiều nạn nhân bị
lừa sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, bên cạnh nhiều người Kinh từ các
làng quê nghèo, cũng lại là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Riêng Tiểu
khu 181 đã có 5 thanh niên dưới 18 tuổi, được giải cứu về nước, hiện vẫn chưa
có quốc tịch và không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào.
Vượt qua
những hạn chế về văn hoá và điều kiện sống, dưới sự giúp đỡ của những tổ chức
nhân quyền bên ngoài như tổ chức BPSOS, cộng đồng người H'mong theo đạo Tin
Lành đang từng bước trưởng thành để tự bảo vệ niềm tin và các quyền con người,
họ đã biết lên tiếng, báo cáo về tình trạng của cộng đồng mình cho các tổ chức
quốc tế. Nhờ vậy mà các tổ chức quốc tế đã biết tới họ và tiếp tục giúp đỡ họ
ngày một trưởng thành hơn.
Trong
khi đó, với việc vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng, mang tính hệ thống, liên
tục suốt một thời gian dài, ngày 2.12.2022 vừa qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa
Việt Nam vào “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” (Special Watch List, viết tắt SWL)
Và nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ bị đưa vào Danh sách Quan tâm Đặc biệt
(Countries of Particular Concern, viết tắt CPC, mà trước đây Việt Nam từng bị
và được Bộ Ngoại giao Hoa Kỷ dỡ bỏ vào tháng 11.2006 chỉ sau 26 tháng mà không
thực sự có những tiến bộ thực chất). Và nếu lại bị đưa vào danh sách CPC, Việt
Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều biện pháp chế tài, cấm vận.
Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ
rang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
No comments:
Post a Comment