Thursday, July 20, 2023

20230721 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230721 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Chị Nguyễn Thị Luyến: lao động ở Jordan và 10 năm ở Thái

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1972-chi-nguyen-thi-luyen-lao-dong-o-jordan-va-10-nam-o-thai.html

 

LTS: Năm 2008, BPSOS thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia). Vài tháng sau khi thành lập, CAMSA đã thực hiện một số vụ giải cứu tổng cộng lên đến 3500 nạn nhân ở nhiều quốc gia.

Đối với những nạn nhân sau khi được giải cứu nhưng vẫn phải đến Thái Lan xin tị nạn để tránh bị đàn áp nếu hồi hương hoặc sau khi đã hồi hương, họ sẽ tiếp tục nhận được sự bảo vệ pháp lý của văn phòng pháp lý của BPSOS tại Bangkok để được cứu xét tư cách tị nạn và được tái định cư.


Tác giả: Hải Di Nguyễn

Tháng 2/2008, chị Nguyễn Thị Luyến (sinh năm 1985) cùng nhiều phụ nữ Việt khác cùng đình công đòi hỏi quyền lợi người lao động ở Jordan.

Tiếp tục đấu tranh đòi lại công lý khi về lại Việt Nam, chị bị dồn đến “không còn đất sống” và phải sang Thái Lan lánh nạn.

Chị đến Canada định cư ngày 6/10/2022, sau 10 năm thăng trầm ở Thái Lan, và kể lại câu chuyện của mình ngày 17/7/2023. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F549b20cd-3789-4e71-b843-ea6249fef978.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1689904991&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c47-440001013300&sig=MrfRk6si77BIFc.6PDV3Sg--~D

Bị lừa đi xuất khẩu lao động ở Jordan thế nào?

Ở Việt Nam, chị Nguyễn Thị Luyến ở Phú Thọ.

“Cuộc sống của những người như mình ở vùng quê, điều kiện kinh tế khó khăn, mọi người cũng mong muốn có cuộc sống tốt hơn nên đăng ký đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.”

Chị cho biết “Ở Việt Nam những chương trình xuất khẩu lao động thường đưa về Sở [Lao động] Thương binh và Xã hội, đưa về xóm làng, rồi họ vận động chị em phụ nữ đi xuất khẩu lao động để nâng cao thu nhập cho gia đình. Xã và thôn xóm vận động các chị em đi.”

Công việc là may sản phẩm cho một công ty cung cấp trang phục học sinh, sinh viên. Theo lời chị, họ nói lương tháng sẽ là 250 USD nếu làm mỗi tuần năm ngày, mỗi ngày tám tiếng; làm thêm giờ sẽ được trả thêm.

“Thời điểm 2008, lương ở Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu/ tháng thôi. Còn nếu đi làm ở Jordan thì 250 đô, lúc đấy khoảng 5 triệu, rồi tiền làm thêm nữa, chúng tôi cũng hy vọng được 5-7 triệu, 10 triệu, nên chúng tôi mới mong muốn đi.”

Chị không cần đào tạo vì đã có nghề, và không được học tiếng vì ở Jordan nhưng chủ là người Trung Quốc và đã có người phiên dịch.

Chị kể mình phải đưa công ty môi giới khoảng 40 triệu đồng – tiền vé máy bay, tiền làm visa, “cọc chống trốn” – nếu tôn trọng hợp đồng ba năm sẽ được trả lại khoảng 20 triệu.

Năm 2007, chị Nguyễn Thị Luyến sang Jordan. 

Đình công

Chị cho biết, ở Jordan chị phải làm việc từ 7 giờ sáng đến khoảng 6 giờ chiều, ăn khoảng nửa tiếng, rồi tiếp tục làm đến 8-9 giờ đêm.

“Ai cũng cố gắng làm. Nhưng đến tháng trả lương thì họ trả người 120 đô, người 150 đô, người 170 đô.” Mọi người đều làm thêm nhiều, kể cả thứ Bảy, nhưng cả mức lương căn bản đã được hứa – 250 USD – cũng không có.

Họ viết đơn lên cho ông chủ thì “ông chủ nói chúng tôi chỉ ký như vậy, trả như vậy”. Hợp đồng chỉ có tiếng Anh, không có tiếng Việt – chị nói họ cho ký lúc nửa đêm và “bảo ký nhanh lên” trước khi lên máy bay nên không ai kịp đọc – “khi cãi với ông chủ, mình không biết nói tiếng, cũng không biết cãi thế nào.”

Ngôn ngữ không biết, công ty môi giới không giải quyết, Bộ Lao động không can thiệp, ĐSQ Việt Nam ở Jordan không có, chị Nguyễn Thị Luyến cùng các nữ lao động khác quyết định đình công tháng 2/2008 đòi quyền lợi.

Bị “đánh túi bụi”

Theo mô tả của chị, công ty cắt cơm cho nhân viên, và đưa bảo vệ và cảnh sát vào đánh, ép công nhân quay lại làm việc.

“Họ lấy dùi cui đánh túi bụi… Mấy chị em phải rút [bình] chữa cháy, phun vào cảnh sát để tự vệ… Có người bị đánh sau đó phải nhập viện ở bên đấy. Đánh dã man luôn, máu chảy.”

Giữa lúc hoảng loạn không ai bảo vệ, các nữ công nhân cầu cứu khắp nơi. Theo lời chị Nguyễn Thị Luyến, báo Tuổi Trẻ là tờ báo đầu tiên đưa tin họ kêu cứu. Nhờ đó, TS. Nguyễn Đình Thắng của tổ chức BPSOS liên lạc với họ, và báo cáo với tổ chức IOM (International Organisation for Migration, tức Tổ chức Di trú Quốc tế).

“BPSOS giúp đỡ lương thực, thực phẩm, gửi tiền sang để mọi người có cái ăn ở bên đó. Tại vì lúc mình đình công, rồi cảnh sát vào đánh, người ta không cho mình ăn luôn.”

Có phụ nữ bị đánh đến ngất xỉu, nằm trong công xưởng đến vài ngày, sau đó mới được IOM đưa vào bệnh viện.

“Có một người lãnh sự quán [Việt Nam] bên Ả Rập sang, họ nói nhìn thấy thương quá, họ sẽ giúp, cuối cùng họ không giúp gì luôn, họ chỉ nói miệng thôi.”

Chị nói “Áp lực lớn từ dư luận quốc tế, lúc đó Việt Nam mới đưa về.”

Tìm công lý ở Việt Nam 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Faf34f253-ed0b-4c15-b7e2-f6052968b27c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1689904991&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c47-440001013300&sig=KUwUnZwOPWp97bIFL4wriw--~D  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc1382bd0-d3b5-4598-8e41-701fdc9da6fe.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1689904991&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c47-440001013300&sig=0oOUvBvUjv5hr.oF1AAfWw--~D

Giấy tờ liên quan đến vụ kiện (chúng tôi đã che đi thông tin riêng tư). 

 

Về lại Việt Nam, chị Nguyễn Thị Luyến cùng nhiều phụ nữ khác từ Jordan làm đơn kêu cứu và “căng bạt trước Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đình công ở đó” nhưng “họ không giúp gì cả, không trả lời”. “Tiền không có, không có chỗ ăn, còn công an suốt ngày đuổi” nên mọi người chỉ trụ được một tuần rồi về quê. 

Không bỏ cuộc, chị và một số nữ lao động khác tiếp tục làm đơn tố cáo và kiện các công ty môi giới.

Tuy nhiên, khi sắp ra tòa sơ thẩm, chị bị cướp hết giấy tờ tài liệu, và đến lần hai lại bị tai nạn giao thông.

Khi mình làm đơn kiện những công ty lao động và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mình có bị đe dọa trước rồi. Rồi chính quyền địa phương cũng đe dọa, vấn đề ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, hình ảnh chính quyền địa phương. Người ta ép mình không kiện tụng, người ta sẽ đền bù, nhưng người ta sẽ đền bù nguyên cái số tiền mình đi thôi. Lúc đấy mình không chịu, một mình mình thì dễ dàng rồi, nhưng những người khác thì sao?”

Chị bị “tai nạn giao thông nghiêm trọng, bị gãy hết răng đằng trước, bị chấn thương sọ não” và phải từ bỏ vụ kiện, nhưng những người khác cũng hoảng sợ, không dám tiếp tục.

Tôi đã liên lạc với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về các cáo buộc của chị Nguyễn Thị Luyến nhưng không nhận được phản hồi.

“Không còn đất sống”

Thoát khỏi cảnh hành hạ đánh đập ở Jordan, các nữ lao động trở về nước lại rơi vào địa ngục khác: “thường khi đi, ai cũng phải cắm nhà để vay tiền ngân hàng. Sau khi mình không trả được nợ ngân hàng, người ta siết nhà, rồi phải vay nặng lãi để trả tiền”, chị Nguyễn Thị Luyến nói. “Có người phát điên.”

Những người đi kiện tụng giống như mình, đi xin việc cũng không được.”

Không chỉ vậy, chị liên tục bị tra hỏi. Chị cho biết ngay từ lúc về tới Nội Bài, chị đã bị công an giam giữ vài tiếng đồng hồ và lục hết giấy tờ – hỏi về BPSOS, hỏi về IOM, hỏi ai xúi giục đình công, mà không hỏi các công nhân bị đối xử thế nào và vì sao phải đình công. 

Từ đó chị liên tục bị gọi lên tra hỏi, bị gọi là “phản động”, bị chính quyền địa phương đàn áp và tạo áp lực lên gia đình chồng.

Vừa yếu sức sau tai nạn giao thông, vừa hoảng loạn vì bị siết nhà, vừa bị chồng bỏ vì anh ta không muốn liên lụy, vừa không có công lý vì phải từ bỏ vụ kiện, chị Nguyễn Thị Luyến lại bị hàng xóm cô lập và liên tục bị công an địa phương “gọi lên gọi xuống để điều tra, vùi dập” đến “không còn đất sống”. Tâm trí bị ảnh hưởng, trầm cảm nặng và không thể đi làm, chị phải phụ thuộc vào gia đình, và đôi khi được giúp đỡ từ mạnh thường quân. 

Bị “dồn đến đường cùng”, chị sang Thái Lan lánh nạn năm 2012.

10 năm ở Thái Lan

Nhờ sự giới thiệu của BPSOS, chị Nguyễn Thị Luyến và chồng sau làm việc cho một trung tâm từ thiện ở Thái Lan – giúp đỡ các phụ nữ, trẻ em bị bỏ rơi, tâm lý chị dần dần ổn định.

Sau 5 năm, hai vợ chồng lên Bangkok. Chị đi làm chui, làm thiện nguyện giúp người Việt mới sang, đi phiên dịch tiếng Thái…

Chị cho biết đã ghi danh xin tỵ nạn từ lúc mới sang Thái Lan năm 2012 và có quy chế tỵ nạn năm 2015, nhưng tới tận năm 2022 mới được sang định cư Canada, nhờ sự giúp đỡ của tổ chức VOICE.

 

Bị giam trong IDC trước khi sang Canada 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fbb07a94b-538a-4abc-9611-f0c04957aaa0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1689904991&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c47-440001013300&sig=Cg5rhwbGDDc7OXKZSFzNiw--~D

Trước khi bị đưa vào IDC. 


Tháng 4/2022, để hoàn tất giấy tờ đi Canada, chị Nguyễn Thị Luyến đến Cảnh sát Hoàng gia xin giấy chứng minh mình không phạm tội ở Thái Lan và bị bắt đưa vào IDC (Immigration Detention Centre, tức trại giam của Sở Di trú Thái Lan) vì cư trú bất hợp pháp.

Hai vợ chồng và hai con (đứa thứ hai 5 tháng tuổi) bị giam 19 ngày trong IDC – ba người trong đó nhiễm Covid – sau đó phải thuê luật sư và hai vợ chồng phải trả tiền phạt 10,000 baht (khoảng 293 USD) mỗi người để tại ngoại.

Sau khi được trả tự do, chị cho biết cả nhà phải mỗi tháng hai lần đi 50 cây số để trình diện với Sở Di trú Thái Lan.

Ngày 6/10/2022, chị Nguyễn Thị Luyến cùng gia đình sang định cư tại Toronto, Canada.

Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:

https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan


Điều tài tình nhất của đạo diễn bộ phim “Chuyến bay giải cứu”

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/dieu-tai-tinh-nhat-cua-dao-dien-bo-phim-chuyen-bay-giai-cuu/

Lời khai của những con ruồi (*) trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’

https://saigonnhonews.com/chuyen-ong-tu-ba-tam/loi-khai-cua-nhung-con-ruoi-trong-vu-an-chuyen-bay-giai-cuu/



No comments:

Post a Comment