20230712 Cong Dong Tham Luan BPSOS
BPSOS
cùng 35 tổ chức kêu gọi TT Biden tăng đỉnh số nhận định cư tị nạn cho 2024
Đề nghị tăng số chỗ lên 10,000 cho chương trình Welcome Corps
Mạch
Sống, ngày 11 tháng 7, 2023
Ngày 30
tháng 6, tổ chức Refugee Council USA (Hội Đồng Tị Nạn – Hoa Kỳ, viết tắt là
RCUSA) gửi văn thư chính thức kêu gọi Tổng Thống Biden nâng đỉnh số nhận định
cư tị nạn lên 135,000 chỗ cho tài khoá 2024 so với mức 125,000 hiện nay. Tài
khoá 2024 sẽ bắt đầu ngày 1 tháng 10 năm nay và kéo dài đến 30 tháng 9 sang
năm. Đồng thời, tổ chức RCUSA cũng kêu gọi Hành Pháp Biden mạnh mẽ thực hiện
các cải tổ cần thiết để Hoa Kỳ sẵn sàng đón nhận 200,000 người tị nạn vào tài
khoá sau nữa. Xem nội dung văn thư:
Theo dự phóng của các chuyên gia thì trong tài khoá 2023, Hoa Kỳ sẽ chỉ định cư tối đa 65,000 người tị nạn. Đây là một cải thiện đáng kể so với những tài khoá trước, nhưng vẫn còn rất thấp so với đỉnh số 125,000 đã được Tổng Thống quyết định và Quốc Hội chuẩn duyệt. Con số nhận định cư tị nạn chỉ có 11,411 năm 2021 và 25,465 năm 2022.
Hình 1 – Biểu đồ đỉnh số (màu xanh dương) và con số thực (màu cam) định cư
tị nạn vào Hoa Kỳ, nguồn: https://www.migrationpolicy.org/programs/data-hub/charts/us-refugee-resettlement
“Chúng tôi ghi nhận những cố gắng đáng khen ngợi của Hành Pháp Biden, đặc
biệt của Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes, để tăng số tị nạn được định
cư vào Hoa Kỳ trong tài khoá 2023,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm
Chủ Tịch BPSOS, nói. “Tuy nhiên, với mức độ nhận định cư trong 3 năm đầu của
Hành Pháp Biden, xem như đã bỏ phí khoảng 210,000 chỗ định cư trong khi rất
nhiều người tị nạn đang miệt mài chờ đợi để đến được tự do.”
Trong văn thư, tổ chức RCUSA cũng đề nghị nâng số chỗ dành cho chương trình
định cư tị nạn theo diện bảo lãnh tư nhân Welcome Corps lên 10,000 cho tài khoá
2024 so với 5,000 chỗ hiện nay. Chương trình này đang gặp một số vướng mắc kỹ
thuật nên tiến độ triển khai bị chậm lại.
Chỉ 2 tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức vào tháng 2 năm
2021, Tổng Thống Biden ban hành quyết định thành lập chương trình bảo lãnh tư
nhân này. Đến tháng 9, Bộ Ngoại Giao báo cáo Quốc Hội kế hoạch thực hiện quyết
định của Tổng Thống. Nhưng mãi đến tháng 1 năm 2023, Bộ Ngoại Giao mới công bố
giai đoạn 1 của chương trình – trong giai đoạn này, chương trình Welcome Corps
chỉ áp dụng cho khu vực Đông Phi Châu và các nhóm bảo trợ chỉ có thể tái định
cư người tị nạn theo chỉ định của chính phủ. Ngày 20 tháng 6, gia đình 8 người
tị nạn Congo và 1 người tị nạn từ Ethiopia là đợt đầu tiên đến Hoa Kỳ theo
chương trình Welcome Corps giai đoạn 1.
Giai đoạn 2, lẽ ra được triển khai trong tháng 6, nay đã phải dời lại đến cuối năm. Trong giai đoạn 2, chương trình Welcome Corps được mở rộng toàn cầu và các nhóm bảo trợ được phép yêu cầu người tị nạn họ muốn giúp định cư. Ngày 20 tháng 6, Bộ Ngoại Giao đề nghị thể thức cho người tị nạn ghi danh với chương trình này và đang lấy ý kiến cho đến ngày 21 tháng 8:
Dựa vào các ý kiến đóng góp, Bộ Ngoại Giao sẽ
thiết kế hệ thống thu thập thông tin của người tị nạn khi ghi danh xin tham gia
giai đoạn 2 của chương trình Welcome Corps.
“Trong 2 tháng rưỡi còn lại của tài khoá
2023, e rằng chương trình Welcome Corps chỉ đón nhận không đến 10% của con số
5,000 được phân bổ và tất cả đều thuộc giai đoạn 1”, Ts. Thắng nhận định. “Dù
vậy, chúng tôi vẫn đề nghị tăng gấp đôi số chỗ cho chương trình này và đồng
thời góp ý cho Hành Pháp Biden tháo gỡ những trở ngại làm chậm tiến độ thực
hiện chương trình.”
Welcome Corps thực ra vẫn thuộc chương trình định cư tị nạn của chính phủ Hoa Kỳ, chỉ khác là người tị nạn sẽ được đón tiếp và hỗ trợ bởi nhóm bảo trợ tư nhân 5 người thay vì bởi các tổ chức định cư tị nạn chuyên nghiệp được chính phủ tài trợ.
Hình 2 -- Từ trang mạng của Welcome Coalition:
https://welcome.us/partners#welcome-coalition
Trong vai trò hội
thành viên của tổ chức RCUSA, là liên minh gồm 36 tổ chức ở Hoa Kỳ chuyên về
định cư người tị nạn hoặc bảo vệ quyền tị nạn, BPSOS tham gia vận động cho
chương trình Welcome Corps từ cuối năm 2020, khi ứng cử viên Joe Biden vừa đắc
cử tổng thống. Sau đó, BPSOS tham gia là thành viên nguyên thuỷ của Welcome
Coalition, là tiền thân của Welcome Corps, được thành lập bởi 3 cựu Tổng Thống
Hoa Kỳ gồm Bush (con), Clinton và Obama và các đệ nhất phu nhân để định cư các
người tị nạn từ Afghanistan.
Trong vai trò thành
viên Hội Đồng Quản Trị của RCUSA, Ts. Thắng họp định kỳ với Bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ để góp ý cho những cải tổ trong chương trình định cư tị nạn, bao gồm cả
chương trình Welcome Corps.
Thông tin liên quan:
Những diễn tiến phấn
khởi về định cư tị nạn
Thông
tin cập nhật về chương trình định cư tị nạn qua bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ
Chương
trình định cư tị nạn theo diện bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: hy vọng nhưng thận
trọng
Chương
trình định cư tị nạn theo diện tư nhân bảo lãnh của Hoa Kỳ
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Công
bố tài liệu bổ sung cho báo cáo về di dân gian lận vào Canada
Không
chỉ là di dân gian lận, còn có yếu tố an ninh quốc gia
Mạch
Sống, 10 tháng 7, 2023
Ngày 30 tháng 6, BPSOS hoàn tất tài liệu bổ sung về yếu tố an ninh
quốc gia cho báo cáo ngày 2 tháng 5 về di dân gian lận vào Canada.
Bản báo cáo này tổng hợp kết quả cuộc điều tra do BPSOS thực hiện
từ cuối năm 2022. Qua đó, BPSOS nhận diện 13 trường hợp với dấu hiệu gian lận
trong chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra năm 2012 cho các
cựu thuyền nhân, bộ nhân đến Thái Lan từ Việt Nam trong khoảng thời gian 1984 –
1991 và đang lưu lạc ở Thái Lan trong hoàn cảnh không quy chế hợp pháp.
Những dấu hiệu gian lận bao gồm: chưa hề là thuyền nhân hay bộ
nhân, là thuyền nhân / bộ nhân đã hồi hương và có quy chế hợp pháp ở Việt Nam,
hoặc là công dân Campuchia chứ không phải Việt Nam.
Tài liệu bổ sung, được thiết kế như một bản phụ đính và căn cứ vào lời khai của một youtuber tên Nguyễn Hoàng Huy Đức, cho thấy:
Hình 1 –
Youtuber Nguyễn Hoàng Huy Đức nhận diện 2 trường hợp bất hợp lệ trong số 108
người được VOICE đưa vào Canada (nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=Dz0jPOWfv84&t=5479s)
1. Trong
số 108 người được VOICE đưa vào Canada, có 4 đến 5 người là “chiến hữu” của
youtuber này. Họ cùng hoạt động trong Biệt Đoàn Sao Trắng và tổ chức Thanh Niên
Việt Nam Tự Do, trực thuộc Chính Phủ Việt Nam Tự Do. Youtuber này chỉ điểm đích
danh 2 người là Nguyễn Việt Trung và Lâm Phước Xe (hồ sơ số 1 và số 9 trong báo
cáo của BPSOS).
2. Các
“chiến hữu” này hoạt động ở Việt Nam đến năm 2005 mới chạy sang Thái Lan.
3. Tổ
chức của họ có Ít ra 6 thành viên đã bị kết án tù ở Thái Lan, Philippines và
Hoa Kỳ về tội hoạt động khủng bố và trong một trường hợp còn mang tội nhập cảnh
Hoa Kỳ bằng passport của người khác.
Thông tin do youtuber kể trên cung cấp xác nhận những khám phá của BPSOS về di dân gian lân: Các “chiến hữu” của người này đều bất hợp lệ cho chương trình định cư nhân đạo của Canada vì họ không hề là cựu thuyền nhân, bộ nhân – mãi đến năm 2005 họ mới đến Thái Lan. Lẽ ra họ phải thông qua thủ tục xin quy chế tị nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ như mọi người. Đằng này họ giả mạo lý lịch và lấy mất chỗ của các cựu thuyền nhân, bộ nhân lưu lạc, vô tổ quốc.
Hình 2 –
Bản tin BBC về những “chiến hữu” của youtuber Nguyễn Hoàng Huy Đức bị bắt tại
Thái Lan về hoạt động khủng bố, ngày 21/06/2001
Không
chỉ có thế, họ đã từng sát cánh với những nhân vật bị xử án tù vì hoạt động
khủng bố ở nhiều quốc gia. Đây có thể là yếu tố an ninh quốc gia thúc đẩy Bộ Di
Dân, Tị Nạn và Quốc Tịch Canada đẩy nhanh hơn cuộc điều tra về tình trạng di
dân gian lận được dẫn chứng trong bản báo cáo ngày 2 tháng 5 của BPSOS.
BPSOS đã
chia sẻ bản phụ đính này như thông tin bổ sung đến một số giới chức Canada, một
số toà đại sứ ở Thái Lan, lực lượng cảnh sát đặc biệt của Thái Lan, và một số
cơ quan LHQ đặt văn phòng ở Thái Lan.
Bản báo
cáo hoàn tất ngày 2 tháng 5 sẽ được bổ sung thông tin vào cuối tháng 7 về thêm
một số hồ sơ có dấu hiệu gian lận.
Đọc bản phụ đính tại đây:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/07/Addendum-to-report-on-immigration-fraud-June-30-2023.pdf
Bài liên
quan:
Công bố
tài liệu điều tra các hồ sơ giả đã lấy mất chỗ định cư Canada của những người
xứng đáng
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Phản
hồi bài viết của Ông Phạm Văn Nam “Các Nhận Định Sai Lệch của TS Nguyễn Đình
Thắng về Chương Trình Welcome Corps”
Ông Nam bị lạc đề ngay từ vạch khởi đầu
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 9
tháng 7, 2023
Ngày 7 tháng 7, Ông Phạm Văn Nam gửi đến hộp thư email của tôi bài
viết “Các Nhận Định Sai Lệch của TS Nguyễn Đình Thắng về Chương
Trình Welcome Corps” để phản biện bài viết ngày 1 tháng 7 của tôi. Ông Nam bị
lạc đề ngay từ vạch khởi đầu.
Tựa đề bài viết của tôi là: “Lời khuyên cho các cựu thuyền nhân bị
bỏ rơi lại ở Thái Lan”. Trong bài, tôi viết rất rõ, không thể hiểu lầm: “Những
cựu thuyền nhân, bộ nhân không quy chế tị nạn không thể trông chờ gì nơi chương
trình Welcome Corps.”
Lý do là chương trình Welcome Corps đòi hỏi quy chế tị nạn do Cao
Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận mà các cựu thuyền nhân, bộ nhân bị VOICE bỏ rơi không
có, ngoại trừ số ít hồ sơ được luật sư của BPSOS can thiệp về pháp lý.
Trong số ít hồ sơ ấy,
BPSOS đang lo định cư Canada cho bà Thạch Thị Phay và định cư Hoa Kỳ cho gia
đình Ông Sơn Doành. Hai hồ sơ còn lại thì chưa ai lo, mong Ông Nam giúp họ định
cư Hoa Kỳ theo chương trình Welcome
Corps.
Số khoảng 10 hồ sơ cựu
thuyền nhân, bộ nhân còn lại không quy chế tị nạn thì luật sư của BPSOS vẫn
đang cố can thiệp cho một số ít, nhưng thủ tục xin quy chế tị nạn với CUTN/LHQ
rất trần ai và lâu lắc.
Để giải quyết một lần cho
trọn mọi trường hợp cựu thuyền nhân, bộ nhân không quy chế tị nạn thì chỉ có
cách mở lại chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra năm 2012.
Chương trình này không đòi hỏi quy chế tị nạn, nhưng đã đóng lại đầu năm 2018.
Vì biết rằng có người hứa hẹn sẽ tái định cư các cựu thuyền nhân,
bộ nhân không quy chế tị nạn qua chương trình Welcome Corps, tôi nhắc nhở họ
đừng để bị lừa gạt lần nữa, “đừng thả mồi bắt bóng” -- trông chờ vào chương
trình Welcome Corps để rồi không đấu tranh đòi mở lại chương trình định cư nhân
đạo của Canada. Thế thôi.
Tóm lại, Ông Nam viết dông dài về đối tượng là những người có quy
chế tị nạn, chẳng ăn nhập gì đến các cựu thuyền nhân, bộ nhân không quy chế tị
nạn là đối tượng của bài viết của tôi.
Tôi ghi nhận Ông Nam đã chịu khó viết lách. Tiếc rằng, “nhọc lòng
mà chẳng nên công cán gì” vì lạc đề ngay từ đầu.
Bài liên quan:
Lời khuyên cho các
cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại ở Thái Lan
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Càng
chống chế càng sa lầy: Hệ quả của cuộc biểu tình trước văn phòng PSPF ở Thái
Lan
Lừa gạt dư luận, phạm luật, gây hại cho người tị nạn và tạo khó khăn thêm cho LM Namwong
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 8
tháng 7, 2023
Thứ Hai 3 tháng 7 vừa rồi, khoảng 20 người đã làm cuộc biểu tình
chớp nhoáng trước văn phòng của People Serving People Foundation (PSFP), tổ
chức do BPSOS phối hợp cùng một số nhân sĩ người Thái thành lập để hợp pháp hoá
các hoạt động bảo vệ người tị nạn.
Nội dung biểu tình là tẩy chay là lên án một số cá nhân vì cho
rằng họ cáo buộc và đe doạ LM Peter Prayoon Namwong. Nhóm tổ chức cuộc biểu
tình đã quay video đưa lên Facebook, đồng thời chuyển cho một youtuber ở Hoa Kỳ
để sử dụng với mục đích phỉ báng. Họ đã:
1. Đánh lừa dư luận
2. Tự đặt mình vào tầm ngắm của luật
pháp Thái Lan
3. Gây nguy hại cho một số người tị
nạn
4. Tạo thêm khó khăn cho LM Namwong
Đánh lừa dư luận
Tại cuộc biểu tình, Ông Nguyễn Văn Thành đóng vai đại diện của các cựu thuyền nhân lưu lạc và không quy chế (without status) để phát biểu. Sau đó, ông ta tiếp tục vai diễn ấy trên một kênh youtube ở hải ngoại. Thực tế, Ông Thành tuy là cựu thuyền nhân nhưng đã hồi hương và có passport Việt Nam. Ông ta chỉ mới quay lại Thái Lan năm 2018. Ông ta không hề lưu lạc, không hề vô tổ quốc.
Hình 1 -- Passport Việt Nam của Ông Nguyễn Văn Thành
Họ tái diễn màn gạt gẫm như đã từng làm: Võ Văn Dũng vô tổ quốc
nhưng có passport Việt Nam, Kieng Sabay sống nghèo khó trong căn chung cư xập
xệ nhưng có nhà riêng cho thuê, Đoàn Huy Chương không được BPSOS giúp gì nhưng
có chữ ký nhận tiền tài trợ, Grace Bùi dùng chứng cứ có cạo sửa để vu không
nhân viên của BPSOS.
Khi đưa một người khai man lý lịch làm khuôn mặt đại diện cho các
cựu thuyền nhân lưu lạc, họ xem thường dư luận, khinh miệt khả năng phán đoán
của người đọc, người xem.
Tự đặt mình vào tầm ngắm của luật pháp Thái Lan
Văn phòng PSPF ở trong khu “kín cổng” (gated community), người lạ
vào thì phải trình báo và phải được phép. Khi qua cổng, khách phải ghi lại
thông tin cá nhân và bị chụp hình. Chắc chắn nhóm tổ chức biểu tình đã không
khai thật ý định sẽ biểu tình. Khai gian để xâm nhập khu kín cổng là vi phạm
luật Thái Lan và, nếu có người báo cáo, sẽ bị cảnh sát điều tra vì ảnh hưởng
đến an ninh của tất cả cư dân trong khu vực kín cổng.
Tệ hơn, họ quay video để phổ biến trên Facebook hành vi xâm nhập bất hợp pháp và rồi phát tán lên youtube.
Hình 2 – Hình ảnh của nhiều người bị lừa đi biểu tình đã phổ biến
trên Facebook khi chưa được phép
Gây nguy hiểm cho người tị nạn
Trong số khoảng 20 người tham gia biểu tình, chúng tôi nhận nhiện
phân nửa thuộc nhóm tổ chức. Số còn lại đã bị lừa. Họ được rủ lên văn phòng
PSPF để gặp các luật sư nhằm yêu cầu can thiệp cho Ông Đường Văn Thái được tự
do. Đến nơi, họ được cho xếp hàng trước cửa, rồi có người căng biểu ngữ tiếng
Anh. Không rành tiếng Anh, họ chỉ phát hiện mình bị lừa khi xem Facebook và
youtube. Họ đang lo sợ vì:
1. Họ bị dẫn dắt để xâm nhập khu “kín
cổng” và sẽ gặp lôi thôi với luật pháp nếu bị cảnh sát điều tra.
2. Họ có thể bị dễ dàng nhận diện qua
video trên Facebook và qua kênh youtube.
3. Hình ảnh của họ, có người có con
nhỏ, bị phát tán khi chưa được phép có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân và
gia đình.
Để tiện can thiệp và bảo vệ cho các nạn nhân này, luật sư của
chúng tôi đang phỏng vấn để lấy thông tin của từng người tố cáo đã bị lừa và
nay đang trong tình trạng nguy hiểm.
Trước đây, Bà Grace Bùi đã tạo nguy hiểm cho một nhân viên của
BPSOS khi kết hợp với chương trình Youtube Nửa Vòng Trái Đất để vu khống người
này cung cấp thông tin cho công an Việt Nam bắt cóc Đường Văn Thái. Nhân viên
BPSOS này, cũng là thân phận tị nạn, đã phải dời đi một quốc gia khác vì lý do
an toàn cá nhân.
Có người còn cho chúng tôi biết đã được nhóm tổ chức hứa trả 50 USD nếu tham gia biểu tình, nhưng người này đã từ chối. Chúng tôi có thu lại lời khai để sử dụng khi đến lúc.
Hình 3 – Bà Grace Bùi lên chương trình youtube Nửa Vòng Trái Đất
để vu khống BPSOS và gây nguy hiểm cho một nhân viên của BPSOS cũng là người tị
nạn
Tạo thêm khó khăn cho LM Namwong
LM Namwong đang bị Toà Giám Mục của Giáo Phận Nakhon Ratchasima
điều tra về mối liên quan đến các hồ sơ di dân gian lận vào Canada. Để trả lời,
LM Namwong có thể giải thích vì nhẹ dạ, cả tin nên đã nể tình bao che cho thủ
phạm. Như vậy, chỉ là lỗi bất cẩn có thể châm chước.
Cuộc biểu tình dàn dựng ngày 3 tháng 7 đã trói cột LM Namwong vào
tình huống khó thoát: cấu kết với những phần tử kích động bạo lực nhằm bịt
miệng nhân chứng và tấn công uy tín của bất kỳ ai phanh phui sự thật, và cản
trở cuộc điều tra của Toà Giám Mục. LM Namwong sẽ khó giải thích cách nào tài
liệu nội bộ của Uỷ Ban Điều Tra của Toà Giám Mục đã lọt vào tay một youtuber ở
Hoa Kỳ để thực hiện chiến dịch công kích, đe doạ.
Không những thế, một số khách mời tại sự kiện 30 tháng 4 tổ chức ở tư gia của LM Namwong lại xuất hiện trong vai chủ chốt tại cuộc biểu tình, tạo nên tình huống có thể là tình ngay lý gian khó phân trần, giải thích.
Hình 4 -- Hai khuôn mặt chính trong cuộc biểu tình là khách mời
đến sự kiện 30 tháng 7 tổ chức tại tư gia của LM Namwong, ngày 30/042/2023
Kết luận
Cuộc biểu tình ngày 3 tháng 7 trước văn phòng PSPF là một màn dàn
dựng với mục đích ngăn cản cuộc điều tra của BPSOS về các hồ sơ di dân gian lận
vào Canada và những gây thiệt hại gây ra cho những trường hợp xứng đáng, đồng
thời cản trở cuộc điều tra của Toà Giám Mục về mối quan hệ của LM Namwong với
những thủ phạm đưa lậu người vào Canada.
Màn dàn dựng này đánh lừa dư luận bằng cách cho người khai man lý
lích diễn vai đại diện các cựu thuyền nhân lưu lạc vô tổ quốc, xâm phạm khu kín
cổng để thực hiện việc trái phép, phổ biến hình ảnh mà không được phép của
nhiều người tị nạn, và đang đẩy LM Namwong vào thế khó chối cãi mối quan hệ với
các thủ phạm gian lận di dân.
Trong số 15 người thuộc nhóm tổ chức, chúng tôi nhận diện có 11
người tham gia biểu tình, 8 người vẫn còn được luật sư của chúng tôi đại diện
pháp lý và 4 người đã ký nhận với BPSOS về tài khoản trợ cấp khẩn cấp tổng cộng
hơn 10 nghìn USD. Có một điều lạ là một người tham gia và phát biểu tại cuộc
biểu tình hôm 3 tháng 7, thì 2 hôm sau đã lẳng lặng đến PSPF để xin sự trợ giúp
pháp lý.
Luật sư của chúng
tôi đang rà soát lại từng hồ sơ của những người này trước khi thông báo quyết
định đến từng người.
Chúng tôi chủ trương
không nêu thông tin cá nhân ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. Đây là trường
hợp bất khả kháng mà chúng tôi phải lên tiếng.
Thông tin liên quan:
Dư luận viên tồi bị
lộ hàng:
https://www.youtube.com/watch?v=UeaEQ21rthY
SBTN phỏng vấn Ông
Kiêng Sabay: Tại sao cứ phải gạt gẫm đồng hương?
Nam Lộc trả lời Sean
Lê: Võ Văn Dũng đủ tiêu chuẩn định cư Canada – Có thật không?
Vụ Đường
Văn Thái: Bằng chứng ngậm máu phun người trên chương trình Nửa Vòng Trái Đất
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
Chị H Thái Ayun và việc trở lại giúp nạn nhân buôn người
Hải Di
Nguyễn
Ngày
22/6/2023, tôi đã có một bài viết về chị H Thái Ayun,
một phụ nữ từng sang Ả Rập Xê Út qua chương trình xuất khẩu lao động và phải
làm video cầu cứu để có chuyến bay về Việt Nam.
Vì bị sứ
quán Việt Nam ở Ả Rập Xê Út nhiều lần sách nhiễu và cho người trà trộn, đe dọa
trong trung tâm bảo trợ, và vì cảm thấy mình sẽ không còn an toàn ở Việt Nam,
chị sang Thái Lan tỵ nạn ngày 26/12/2021.
Ở Thái
Lan, chị H Thái Ayun làm việc cho CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day
Slavery in Asia, tức Liên minh Bài trừ Nô lệ Mới ở Á châu) và giúp đỡ các nạn
nhân buôn người có hoàn cảnh như mình trước đây.
Tôi phỏng vấn chị lần hai ngày 7/7/2023, và trong bài viết này sẽ chủ yếu viết về công việc của chị H Thái Ayun cho CAMSA.
Thông tin nạn nhân ở Ả Rập Xê Út
Sau khoảng hai năm làm giúp việc ở Ả Rập Xê Út, có lúc phải lau
dọn cho bốn hộ gia đình mỗi ngày nhưng mỗi tuần chỉ được ba bữa cơm, chị H Thái
Ayun muốn về lại Việt Nam nhưng không có chuyến bay trong mùa dịch, nên được
đưa vào trung tâm bảo trợ ở Damman cuối năm 2020.
Đầu năm 2021, chị được chuyển đến trung tâm bảo trợ SAKAN ở
Riyadh, và từ đó gặp nhiều phụ nữ Việt Nam khác cũng sang Ả Rập Xê Út theo
chương trình xuất khẩu lao động.
Bị kẹt lại vì không có chuyến bay về Việt Nam, và vì các công ty
môi giới bỏ rơi, chị H Thái Ayun và các nữ lao động khác quyết định làm video
cầu cứu ngày 1/4/2021, từ đó nhận được sự chú ý của VOA, tổ chức Người Thượng
Vì Công lý, và tổ chức BPSOS.
Như đã viết trong bài trước, từ trong thời gian này, chị H Thái Ayun đã bắt đầu gửi thông tin, hình ảnh, bằng chứng về các nạn nhân khác cho BPSOS—các nạn nhân bị chủ bóc lột, quỵt lương, bạo hành, hoặc cưỡng hiếp.
Dấu vết đánh đập trên người một phụ nữ sinh năm 1989.
Các thông tin đó được gửi cho Hội đồng Nhân quyền và IOM
(International Organisation for Migration, tức Tổ chức Di trú Quốc tế).
Tỵ nạn ở Thái Lan
Như đã viết trong bài trước, khi ở trung tâm bảo trợ SAKAN, chị H
Thái Ayun bị người của sứ quán Việt Nam nhiều lần sách nhiễu, đe dọa.
Tôi đã liên lạc với sứ quán Việt Nam ở Ả Rập Xê Út về những cáo
buộc này, nhưng không nhận được câu trả lời.
Chị H Thái Ayun cũng nhận được lời khuyên là không nên về Việt
Nam.
Ngày 7/7, chị nói “Chính phủ Ả Rập Xê Út không có chính sách tỵ
nạn. Lúc đó BPSOS có đề nghị mình sang tỵ nạn ở một nước nào đó, hình như là
Romania, nhưng mình không quen biết ai, lạ nước lạ cái. Mình hỏi có cách nào
sang Thái Lan lánh nạn không. Sau đó nhờ IOM và tổ chức BPSOS sắp xếp cho mình
sang Thái Lan.”
Chị sang Thái Lan tỵ nạn ngày 26/12/2021.
Ngoài việc làm kiếm sống (như phụ hồ), từ đầu năm 2022 chị bắt đầu
làm tình nguyện viên cho BPSOS và hỗ trợ cho CAMSA để giúp các nạn nhân buôn
người. Chị cũng tham gia các khóa học của BPSOS về xã hội dân sự và phòng chống
buôn người.
Chị H Thái Ayun và các nữ lao động về Việt Nam
Chị H Thái Ayun giữ liên lạc với các nữ lao động trước đây cùng ở
Ả Rập Xê Út và đã trở về Việt Nam. Chị “lấy thông tin họ về Việt Nam có bị sách
nhiễu, có bị đàn áp, chính quyền có làm gì họ không, hoặc chính quyền có hỗ trợ
gì cho họ không. Nhưng mà không có bất kỳ hỗ trợ nào từ chính quyền Việt Nam
cả.”
Chị cho biết mình phối hợp với BPSOS để lập hồ sơ gửi cho IOM, để
IOM giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
“Họ muốn gia súc thì IOM hỗ trợ cho họ bằng gia súc, có nghĩa là
chuyển khoản trực tiếp cho bên người bán… Chị em không muốn chăn nuôi, hoặc
mong muốn cái khác, thì IOM chuyển khoản tiền mặt.”
Theo chị H Thái Ayun cho biết, tổ chức IOM xem xét kỹ hồ sơ: những
người được giúp đỡ sớm nhất là những nạn nhân bị quỵt lương, bị đánh đập bạo
hành hoặc cưỡng hiếp, và có đầy đủ bằng chứng; những trường hợp nhẹ hơn hoặc
không đủ bằng chứng có thể phải chờ lâu, hoặc bị xem là không đủ tiêu chuẩn nạn
nhân buôn người và sau đó phải kháng cáo.
Sứ quán và công an Việt Nam “không quan tâm”
Ngoài chuyện giúp lập hồ sơ để tái hòa nhập cộng đồng, chị H Thái
Ayun cũng thu thập thông tin các nữ lao động bị sách nhiễu khi về lại Việt Nam.
Chị nói “Những trường hợp này, hồi còn ở Ả Rập Xê Út, có nói với
sứ quán Việt Nam ở Ả Rập Xê Út, nhưng họ không quan tâm. Khi về, cơ quan công
an ở Việt Nam cũng không hỏi thăm, chỉ hỏi thăm chuyện đưa thông tin ra bên
ngoài, rồi [hỏi] ai là người cầm đầu video đó, và hỏi có liên lạc với mình
không.”
Chị cho biết, bị nặng nhất là nạn nhân “bị nhà chủ đánh mù một mắt
và bị nhà chủ cưỡng hiếp. Đó là nạn nhân công an tới nhiều nhất, thậm chí có cả
công an Hà Nội. Nhưng họ không hỗ trợ gì hết. Mỗi lần tới thăm, họ chỉ cho vài
gói kẹo, dầu ăn, đường, bột ngọt, thế thôi.”
Đó là người phụ nữ tôi đã nhắc đến trong bài trước, bị đánh gần mù mắt.
Người phụ nữ này sinh
năm 1981.
“Sau khi được tiền hỗ trợ
từ tổ chức IOM ở ngoài nước, chị này có đi khám và bác sĩ nói là mắt chị này
không chữa được nữa, dù có thay giác mạc cũng không nhìn thấy được nữa.”
Chị H Thái Ayun cho biết
“Mình đã không liên lạc được với chị ấy 4-5 tháng nay rồi. Chị ấy báo là chị ấy
không theo đuổi vụ tố ác tội phạm, vì công an hay đến nhà và chị này ngại với
hàng xóm. Mình mới về nước mà công an tới sách nhiễu hoài, đến nhà hoài, làm
như mình là tội phạm. Đó là lý do chị này từ chối liên lạc với bên mình.”
Tố giác tội phạm
Chị giải thích “tố giác
tội phạm có nghĩa là làm đơn gửi cho các cơ quan chức năng ở Việt Nam” về các
“công ty tuyển dụng vô trách nhiệm”.
“Lúc nạn nhân gặp khó
khăn, họ không giúp đỡ gì. Trong hợp đồng lao động, sau khi hết hạn hợp đồng
hai năm, chính công ty là người mua vé để lao động về. Nhưng công ty đã bỏ rơi
các lao động, không chịu mua vé cho họ, họ phải tự bỏ tiền ra để mua vé về. Họ
muốn đòi lại công bằng, công lý cho họ, họ phải làm đơn tố giác tội phạm.”
Số tiền để về lại Việt Nam
là 28 triệu đồng.
Chị H Thái Ayun làm việc
với BPSOS để gửi đơn tố cáo. “Công an đã nhận được đơn, nhưng công an không làm
gì cả.”
CAMSA và các nạn nhân buôn người khác
Ngoài những nạn nhân trước đây ở Ả Rập Xê Út và đã về lại Việt
Nam, chị H Thái Ayun cũng giúp những nạn nhân vẫn còn kẹt lại, để Hội đồng Nhân
quyền can thiệp, cho họ được gửi về trung tâm bảo trợ rồi từ đó có thể về Việt
Nam.
Chị cũng thu thập thông tin cho CAMSA về nạn nhân buôn người ở
Campuchia, Romania, Oman, Miến Điện, v.v…
Ngoài ra là những trường hợp mất tích. Chị cho biết chị theo dõi
các trang về phụ nữ làm việc ở Ả Rập Xê Út, Đại sứ quán ở Ả Rập Xê Út, người
Việt ở Ả Rập Xê Út… và thu thập thông tin khi có người ở Việt Nam cầu cứu tìm
người thân mất tích.
Những người mất tích, theo chị H Thái Ayun, có hai dạng. Một dạng
là sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động nhưng trốn ra ngoài
làm việc khác và cắt đứt liên lạc với gia đình. Những trường hợp này được tìm
thấy, hoặc tự liên lạc với người nhà.
Nhưng cũng có một số phụ nữ bị lừa bán làm gái mại dâm và trở
thành nô lệ tình dục. “Trường hợp này là mất tích vĩnh viễn luôn, mình không
liên lạc được luôn. Những người này không biết có còn sống hay không. Mất tăm
luôn.”
Tuy nhiên, vì thông tin ít và bằng chứng không có, chị không biết
nạn buôn bán tình dục của người Việt ở Ả Rập Xê Út có quy mô thế nào và có
nhiều hay không.
Tương lai
Liệu chị H Thái Ayun sẽ tiếp tục làm việc giúp nạn nhân buôn người
trong tương lai không, đặc biệt khi đã đi định cư nước thứ ba?
“Có chứ ạ. Mình thấy mình cần phải giúp gì đó cho những người cùng cảnh ngộ với mình trước đây.”
Video
tài liệu tổng hợp: Cựu thuyền nhân còn kẹt lại – Căn cốt của vấn đề
Tổng hợp các thông tin về di dân gian lận, lấy chỗ của các cựu thuyền nhân / bộ nhân xứng đáng
Mạch
Sống, ngày 7 tháng 7, 2023
Hôm nay,
BPSOS công bố video tổng hợp thông tin từ cuộc điều tra kéo dài 6 tháng, có phụ
đề tiếng Anh để những ai quan tâm dễ dàng chia sẻ với các giới chức hữu trách
với mục đích:
1) Kêu
gọi chính phủ Canada điều tra số hồ sơ di dân gian lận đã lấy mất chỗ của những
cựu thuyền nhân, bộ nhân lẽ ra đã phải được định cư vào Canada từ lâu.
2) Vận
động mở lại chương trình định cư nhân đạo nhằm giải quyết một lần cho trọn các
cựu thuyền nhân, bộ nhân đủ điều kiện nhưng kẹt lại ở Thái Lan.
Xem video tổng hợp: https://www.youtube.com/watch?v=dhQ7Xi7rLYY
Để minh hoạ sự bất cập đã dẫn đến hậu quả cho
nhiều cựu thuyền nhân, bộ nhân lưu lạc vô tổ quốc ở Thái Lan, video đối chiếu 2
trường hợp tương phản cùng được VOICE lập hồ sơ và hứa giải quyết định cư,
nhưng kết cục trái ngược nhau. Một bên là Bà Thạch Thị Phay bị bỏ lại với lý do
VOICE không đủ ngân quỹ để định cư Bà. Bên kia là Ông Nguyễn Phú Lộc, một doanh
gia từng từ chối không định cư Canada nhưng sau đó đổi ý, thì đã được tái định
cư Canada, cho thấy thiếu ngân quỹ không là lý do thực.
Video còn cho thấy cả một đường dây chuyên
vận chuyển vào Canada các “hàng ký gửi” có trả tiền. Có những người không đủ
điều kiện đã sẵn sàng chi tiền cho suất nhập cư. Họ từ Việt Nam ghé Thái Lan để
mua vé vào Canada. Chỉ tội cho các cựu thuyền nhân thực sự đủ điều kiện nhưng
nghèo khó thì bị bỏ rơi.
Điều đáng ngạc nhiên là LM Peter Prayoon
Namwong biết rõ đường dây chi tiền để mua vé đi Canada và, trong một số trường
hợp, đã đứng ra làm trung gian bất chấp ảnh hưởng tai hại đến những cựu thuyền
nhân, bộ nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan.
Video này được thực hiện nhằm bổ sung bản báo
cáo về các hồ sơ di dân gian lận được BPSOS hoàn thành ngày 2 tháng 5 vừa qua
và đã chia sẻ với một số giới chức hữu trách trong chính quyền Canada.
Song song với cách của BPSOS là làm việc trực tiếp với các giới chức hữu
trách, một thỉnh nguyện thư đang được luân lưu để lấy chữ ký nhằm kêu gọi Quốc
Hội và Chính Phủ Canada cứu xét việc mở lại chương trình nhân đạo kể
trên:
https://www.change.org/p/re-open-temporary-public-policy-for-vietnamese-without-status-in-thailand
Một nhóm bảo trợ 5 người đã được thành lập ở Toronto để bảo lãnh bà Phay
tái định cư vào Canada và đoàn tụ với người chị song sinh, là thân nhân duy
nhất còn lại của bà Phay. Việc bảo lãnh có thể thực hiện do bà Phay đã có quy
chế tị nạn nhờ sự can thiệp hiệu quả của luật sư của BPSOS.
Lẽ ra VOICE đã phải ưu tiên tái định cư Bà Phay để sửa chữa sai phạm của
chính mình, nhưng đã không làm.
Bài liên quan:
Lời khuyên cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại ở Thái
Lan
Cập nhật về cuộc vận động mở lại chương trình định cư cho
các cựu thuyền nhân bị kẹt lại ở Thái Lan
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan"
của BPSOS đã bị đánh sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để
theo dõi thông tin về người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các
chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
No comments:
Post a Comment