20220104 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Fri, Dec 31, 2021 at 12:01 PM
***Đây không phải là việc "giả mù sa mưa" mà là một sách lược của tầu cộng lẫn việt cộng. Có như thế tầu cộng mới có cơ hội lùa dân qua Việt Nam dần dần hay ồ ạt tùy theo từng thời, từng giai đoạn, Còn việt cộng có dịp dâng đất Việt cho tầu mà không sợ bị kết tội do sự nổi loạn của dân Việt.
"Lên Thuyền" – "Một cuộc di tản giáo dục lớn khỏi VN?" (Nguyên Ngọc)
Cách đây mấy hôm, tôi có đến thăm một chị bạn, gặp cả chị và con trai chị. Chả là vài năm trước đây tôi có dạy cả hai mẹ con học một ít tiếng Pháp. Tôi hỏi thăm cháu năm nay lên lớp mấy rồi, chị bảo giờ đang nghỉ hè, vào năm học mới cháu sẽ lên lớp tám. Ngừng một chút, rồi chị nói tiếp: “Em cũng đang chuẩn bị ráo riết để cho cháu ‘lên thuyền’ thầy ạ.”
Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà. Em chuẩn bị cho cháu lên cấp ba thì sang học ở Mỹ. Bây giờ cũng đang có một phong trào ‘thuyền nhân’ chạy khỏi đất nước như hồi mấy mươi năm trước, ngày càng đông đảo. Hồi những năm 70, 80 là thuyền nhân chính trị, di tản chính trị. Bây giờ là thuyền nhân giáo dục, di tản giáo dục. Chạy trốn nền giáo dục này”.
Hóa ra tôi quá lạc hậu. Một cuộc di tản mới, sâu sắc chẳng kém gì cuộc di tản trước, mà nào tôi có biết. Hay đúng hơn, tôi không biết nó đã đến mức một phong trào “thuyền nhân” mới. Khẩn thiết chạy trốn khỏi cái nền giáo dục mà cha mẹ họ lo sợ cho con cái họ. Chắc dẫu sao cũng là chỉ những gia đình tương đối khá giả, và tôi nghĩ hẳn cũng chỉ ở thành phố, thậm chí phải là thành phố lớn.
Nhưng mấy hôm sau tôi lại gặp một chị bạn khác, vốn quê Thái Bình. Tôi đem kể với chị chuyện “Lên thuyền” tôi mới được nghe. Chị bảo: “Không chỉ ở thành phố đâu anh ơi, em mới về quê lên đây nè. Ngay ở quê Thái Bình, nhiều gia đình chẳng khá giả gì cũng lo chạy vạy hết nước, có khi bán cả nhà, cả ruộng, để cho con ra học nước ngoài, ngay từ phổ thông. Những bậc cha mẹ có ít nhiều hiểu biết đều rất lo sợ về nền giáo dục này cho con cái của họ. Người cắn răng ở lại chỉ là người đã cùng đường…”.
Vậy đó, Bộ Giáo Dục, nhà nước có biết điều này không? Tôi muốn hỏi. Chưa hề thấy Bộ Giáo Dục, là cơ quan chịu trách nhiệm về toàn bộ nền giáo dục và tình hình giáo dục nước nhà, nói gì về chuyện “Lên Thuyền” này cả. Bộ có biết một cuộc di tản giáo dục mới, rỉ rả, âm thầm, nhưng là đại di tản đang diễn ra, từng ngày, quyết liệt, một cuộc phản kháng âm thầm mà dữ dội bằng chân đối với nền giáo dục mà các vị đang áp buộc lên họ, con cái họ?
Cũng trên trang Văn Việt này cách đây ít lâu, tôi có đọc được bài viết của anh Đỗ Ngọc Thống trả lời những người muốn hỏi anh vì sao là người làm việc chính trong nền giáo dục này mà anh cũng lại cho con ra học nước ngoài, có phải anh cũng cho con di tản giáo dục không? Anh Thống bảo chẳng lẽ người hỏi điều đó không biết rằng anh cũng phải lo sợ cho con anh về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm và bao nhiêu thứ ô nhiễm văn hóa xã hội nữa ở trong nước bây giờ mà anh hẳn không muốn con anh phải chịu.
Tôi đồng ý với anh Thống về các thứ ô nhiễm rành rành anh đã chỉ ra và vì chúng, anh phải quyết cứu con anh ra khỏi. Tuy nhiên tôi có ngạc nhiên thấy anh không hề nói gì về ô nhiễm cũng sờ sờ ra đó của chính nền giáo dục mà anh đang tham gia làm ra, nó nguy hiểm đến mức hầu như bất cứ bậc cha mẹ nào có thể thì cũng đều không muốn cho con họ phải chịu, và quyết làm mọi cách để cho con “lên thuyền” hôm nay.
Một cuộc di tản giáo dục lớn, sao không ai báo động?
Nguyên Ngọc.
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Thu, Dec 30, 2021 at 2:00 PM
Đồng bào Việt Nam đang làm gì cho đất nước? Hay lại chờ sung rụng hoặc chờ "thế giới bật đèn xanh"?
Nhật Bản phản đối các nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông
Aldgra Fredly
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi (ở giữa) nói chuyện với các nhân viên truyền thông sau khi ông tới thị sát hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh (phía sau), tại căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản hôm 06/09/2021. (Ảnh: Kiyoshi Ota/Pool Photo/AP) Đông Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã nói chuyện với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) thông qua cuộc họp video hôm thứ Hai (27/12), thể hiện sự phản đối của Nhật Bản đối với những nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông bằng cách cưỡng ép.
Ông Kishi đã bày tỏ lo ngại về tình hình ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là tại Quần đảo Senkaku nơi Trung Quốc liên tục xâm nhập. Ông kêu gọi Trung Quốc “tự kiềm chế”, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Nhật Bản hầu như quản lý quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông từ năm 1895, nhưng Bắc Kinh bắt đầu khẳng định quyền của mình đối với quần đảo này vào những năm 1970. Ở Trung Quốc, quần đảo này được gọi là Quần đảo Điếu Ngư.
Nhật Bản đã phản đối mạnh mẽ các cuộc xâm phạm lặp đi lặp lại của các tàu Trung Quốc vào vùng biển này trong nhiều thập niên. Hôm 19/11, bốn tàu Trung Quốc được cho là đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần Quần đảo Senkaku, đây là trường hợp thứ 37 tàu tuần tra Trung Quốc đi vào lãnh hải của Nhật Bản trong năm nay.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Ngụy nói với ông Kishi rằng Trung Quốc sẽ “bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải của mình” ở Quần đảo Senkaku. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của cả hai nước nhằm tham gia các nỗ lực chung để duy trì sự ổn định ở Biển Hoa Đông.
Nhật Bản phải thẳng thắn đối mặt với lịch sử và học hỏi từ lịch sử, và đây là thái độ đúng đắn và sự lựa chọn khôn ngoan, ông Ngụy nói.
Cuộc thảo luận cũng đề cập đến tầm quan trọng của sự ổn định ở Eo biển Đài Loan, nơi căng thẳng giữa hòn đảo tự trị Đài Loan và Trung Quốc đang leo thang. Trung Quốc tuyên bố quốc gia được bầu cử dân chủ này là một phần lãnh thổ của mình và đe dọa sẽ đưa hòn đảo này vào quyền kiểm soát của họ bằng vũ lực nếu cần thiết.
Ông Ngụy chỉ ra rằng Trung Quốc và Nhật Bản nên “tăng cường trao đổi cấp cao” và “cùng nhau kiểm soát rủi ro” để ngăn chặn sự leo thang xung đột giữa hai nước.
Hai bộ trưởng cũng đã đồng ý bắt đầu vận hành một đường dây nóng giữa các quan chức quốc phòng của họ vào cuối năm sau.
“Chúng tôi xác nhận rằng việc sớm thiết lập đường dây nóng giữa các cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc là quan trọng,” ông Kishi nói với các phóng viên sau cuộc họp video, theo Kyodo News.
Tháng trước, Nhật Bản đã tổ chức một cuộc tập trận trên Đảo Tsutara không người ở Goto, tỉnh Nagasaki, với giả định rằng các lực lượng ngoại quốc đã chiếm Quần đảo Senkaku, Kyodo News đưa tin, trích dẫn một số nguồn tin chính phủ.
Cuộc diễn tập kéo dài hai ngày, có sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ, lực lượng tuần duyên, và cảnh sát, không “nhằm vào một hòn đảo hoặc một quốc gia cụ thể” mà là nhằm cải thiện khả năng phản ứng của Nhật Bản đối với các tình huống khẩn cấp ở các khu vực đảo của đất nước, chính phủ cho biết.
Minh Ngọc biên dịch
No comments:
Post a Comment