Monday, January 24, 2022

20220125 Cong Dong Tham Luan

20220125 Cong Dong Tham Luan

 

LHQ gửi thư tố giác chung cho Việt Nam về vụ buôn người ở Serbia

Muốn bài trừ nạn buôn lao động, phải truy tận gốc: các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Mạch Sống, ngày 21 tháng 1, 2022

http://machsongmedia.org

Hôm nay 8 chuyên gia LHQ về nhân quyền gửi thư tố giác chung cho chính quyền Việt Nam, Trung Quốc và Serbia về tình trạng của hơn 400 người lao động Việt Nam làm việc tại một công ty Trung Quốc ở thành phố Zrenjanin, Serbia.

“Chúng tôi quan tâm sâu sắc rằng các người lao động di dân này có thể đã bị buôn cho mục đích lao động cưỡng bức, và đã sống và lao động trong những điều kiện tồi tệ ở Serbia, nguy hại nghiêm trọng đến mạng sống và sức khoẻ của họ,” các chuyên gia này cảnh báo.

Đặc biệt vì ít khi xảy ra, các chuyên gia LHQ này đã gửi văn thư trực tiếp cho các công ty Việt Nam đã gửi người lao động sang Serbia, nhắc nhở họ nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc hướng dẫn của LHQ về kinh doanh và nhân quyền.

“Điều tiết và theo dõi các tổ chức tuyển dụng lao động là cực kỳ quan trọng để phòng ngừa một cách hiệu quả tình trạng buôn người cho mục đích lao động cưỡng bức,” các chuyên gia LHQ nhấn mạnh. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1a88a8c8-4c7c-406d-934e-90b4a8962be2.png%3Frdr%3Dtrue&t=1643085018&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c09-52000c017e00&sig=2oOl3uh0htaIPYW2FagF8w--~D

Hình 1. Khu sinh sống của các người lao động Việt Nam tại công trường xây dựng nhà máy lốp xe Linhlong (nguồn: N1)

Trung tuần tháng 11, hai tổ chức bảo vệ nhân quyền của Serbia là A11 Initiative và ASTRA đứng ra tố cáo hành vi bóc lột sức lao động và ngược đãi trên 400 lao động Việt Nam tại công trường xây dựng nhà máy làm lốp xe của công ty Shandong Linglong Tire của Trung Quốc. Công ty trực tiếp sử dụng họ là China Energy Engineering Group Tianjin Electric Power Construction, một công ty xây dựng Trung Quốc có đăng ký hoạt động ở Serbia. 

Họ phải sống chui rúc trong các nhà ngủ tập thể chật chội, chỉ có 2 phòng vệ sinh cho hơn 400 con người. Họ thiếu nước sạch, không nước nóng, thiếu quần áo ấm và không có lò sưởi giữa thời tiết băng giá. Vì thiếu ăn, có người đã phải lùng bắt thú ở quanh nơi ở để ăn thêm. Họ bị bắt phải làm vượt quá số giờ trong hợp đồng và thường xuyên nhận lương trễ; họ bị trừ lương mỗi khi dụng cụ bị hư hỏng. Họ không được trang bị đồ bảo hộ cho những công việc nguy hiểm.

Sau khi báo chí Serbia và quốc tế làm lớn chuyện, công ty sử dụng lao động đã chuyển các công nhân Việt đến 4 ký túc xá gần công trường. Điều kiện sinh sống được cải thiện nhưng các công nhân hoàn toàn bị bưng bít, không thể liên lạc với các tổ chức nhân quyền và báo chí.  Một vài công nhân đã trốn khỏi các nơi giam lỏng này để xin sự bảo vệ của các tổ chức nhân quyền.

“Ngay từ những ngày đầu, BPSOS đã hợp tác chặt chẽ với một trong số tổ chức nhân quyền này, giúp họ hiểu rõ thêm đường dây buôn lao động thông qua chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, trình bày. “Chúng tôi cũng bàn với họ về triển vọng có thể phải giúp một vài công nhân trong tầm ngắm của nhà nước Việt Nam xin quy chế tị nạn.”

Ngày 16 tháng 12, Nghị Viện Âu Châu ra nghị quyết chỉ trích chính quyền Serbia đã ngày càng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và do đó không bảo vệ quyền của công nhân làm tại các công ty Trung Quốc. Nghị Quyết này kêu gọi chính quyền Serbia, ứng viên gia nhập Liên Hiệp Âu Châu năm 2025, phải điều tra đến nơi đến chốn vụ buôn người liên quan hơn 400 công nhân Việt Nam.

“Nghị quyết này chỉ đặt vấn đề với chính phủ Serbia thì chưa đủ vì Serbia là nơi tiếp nhận; trong lĩnh vực buôn người xuyên quốc gia thì quốc gia gốc chính là nguồn gốc của thảm trạng buôn người,” Ts. Thắng giải thích. “Chính vì vậy mà chúng tôi đã tập trung vào việc cung cấp các thông tin về những công ty xuất khẩu lao động Việt Nam cho LHQ.”

Theo thông tin của BPSOS, 4 công ty xuất khẩu lao động Việt Nam đã gửi công nhân sang Serbia gồm có: Song Hỷ Gia Lai (Gia Lai), Công Ty Xuất Khẩu Lao Động Bảo Sơn (Hà Nội), Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tư Vấn Giáo Dục và Nghề Nghiệp CEC (Hà Nội), và Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Kaizen (Nghệ An).

Toán pháp lý của BPSOS đã cung cấp cho LHQ cũng như tổ chức nhân quyền ở Serbia các phân tích về hợp đồng tuyển dụng mà công nhân phải ký kết với công ty xuất khẩu lao động, và chỉ ra những điểm vi phạm ngay cả luật pháp Việt Nam. Xem: https://www.vncrp.org/post/hanh-vi-ep-buoc-cam-ket-trai-phap-luat-trong-vu-viec-400-lao-dong-o-serbia-2021-12-31

“Chúng tôi hoan nghênh việc các chuyên gia LHQ rọi đèn pha lên các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam; chúng là khởi điểm của đường dây buôn người,” Ts. Thắng nói. “Muốn có thực tâm bài trừ nạn buôn người thì chính quyền Việt Nam nhất thiết phải điều tra hoạt động của các tổ chức này.”

Công ty Bảo Sơn cũng gửi hàng loạt nữ lao động Việt Nam sang Ảp Rập Xê Út, trong đó một số là nạn nhân buôn người.

Theo phóng sự điều tra của báo The Guardian (Anh Quốc), Serbia và Romania là 2 quốc gia trung chuyển để đưa lậu người từ Việt Nam vào Âu Châu. Cũng theo báo này, khoảng 30 trong số hơn 400 công nhân trong vụ Shandong Linhlong Tire đã lên đường sang Anh, Pháp và Đức. Nhiều công nhân nữa đang chuẩn bị ra đi tương tự.  Điều này cho thấy xuất khẩu người lao động sang Serbia và Romania chỉ là một xếp đặt cố tình để họ xâm nhập Âu Châu.

Các chuyên gia nhân quyền LHQ ký chung thư tố giác về vụ buôn người Việt ở Serbia gồm có:

·        Bà Siobhan Mullally, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em

·        Ông Felipe Gonzales Morales, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nhân quyền của di dân

·        Ông Tomoya Obokata, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả

·        5 thành viên của Tổ Công Tác về vấn đề nhân quyền và các công ty xuyên quốc gia và những doanh nghiệp khác: Bà Elżbieta Karska (Chủ Tịch), Ông Githu Muigai (Phó Chủ Tịch), Ông Surya Deva, Bà Fernanda Hopenhaym, và Bà Anita Ramasastry.

Việt Nam, Trung Quốc và Serbia có 2 tháng để trả lời thư tố giác chung về vụ Serbia.

Ngày 25 tháng 10, 5 chuyên gia nhân quyền của LHQ cũng đã gửi thư tố giác cho Việt Nam về tình trạng buôn lao động ở Ả Rập Xê Út. Việt Nam đã không trả lời.

Thông tin liên quan:

Thông cáo báo chí của LHQ: https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=28046&LangID=E

 LHQ công bố thư tố giác tình trạng lao động Việt bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1777-lhq-cong-bo-thu-to-giac-tinh-trang-lao-dong-viet-bi-buon-ban-sang-a-rap-xe-ut.html

 

Nạn nhân buôn người hồi hương từ Ả Rập Xê Út có thể được hỗ trợ

Chính quyền Ả Rập Xê Út có quỹ hỗ trợ nạn nhân

Mạch Sống, ngày 21 tháng 1, 2022

http://machsongmedia.org

Trong tuần qua, 3 cựu lao động hồi hương từ Ả Rập Xê Út đã có cuộc phỏng vấn về nhu cầu cần hỗ trợ với văn phòng ở Việt Nam của IOM, tổ chức chuyên bảo vệ di dân thuộc hệ thống LHQ. Cả 3 trường hợp này nằm trong danh sách khoảng 30 cựu nạn nhân buôn người mà BPSOS đã lập hồ sơ khi họ còn ở Ả Rập Xê Út. Cả 3 nạn nhân đều đã được phỏng vấn.

“Có 3 lĩnh vực nhu cầu khẩn cấp mà các nạn nhân hồi hương thường gặp phải; đó là tài chính, y tế, và pháp lý,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.

Về tài chính thì nhiều nạn nhân bị quỵt tiền lương bởi nhà chủ; có người phải tự bỏ khoản tiền lớn để trả vé máy bay hồi hương, chi phí cách ly và tiền vận chuyển từ khu cách ly về nhà. Nhiều nạn nhân phải kêu gọi người nhà ở Việt Nam vay công mượn để trả các khoản chi phí hồi hương này. Và cũng có nạn nhân còn kẹt ở trung tâm bảo trợ xã hội SAKAN vô hạn định vì không có tiền.

Theo Ts. Thắng, cơ quan IOM đã phối hợp với cảnh sát Ả Rập Xê Út để giải cứu nhiều nạn nhân dựa vào thông tin của BPSOS trong khi toà đại sứ Việt Nam ở quốc gia này không mảy may làm gì. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8f0b6da3-3cf2-415e-a25b-463bbe244d01.png%3Frdr%3Dtrue&t=1643085018&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c09-52000c017e00&sig=NcnSzffCrkNa4l4nlRJamw--~D

Hình. 1 Cô Huỳnh Thị Gấm tại trung tâm cách ly sau khi hồi hương ngày 28 tháng 10, 2021

Sau khi bị quốc tế phê phán, đầu tháng 9 vừa qua nhà nước Việt Nam bắt đầu thuê bao các chuyến bay để đưa lao động hồi hương với giá vé cao ngất ngưởng, và gọi đó là "chuyến bay giải cứu”. Giá vé trung bình là 1.200 USD một suất. Một số người Việt có quan hệ với toà đại sứ Việt Nam ở thủ đô Riyadh làm trung gian ghi danh hồi hương đã thổi giá lên đến 2.500 – 3.000 USD. Trong khi đó, chi phí chuyến bay thương mại từ Ả Rập Xê Út về Việt Nam chỉ tốn khoảng 800 USD.

“Thực chất, những chuyến bay này chẳng có ý nghĩa giải cứu gì cả.” Ts. Thắng giải thích. “Khi mà cảnh sát Ả Rập giải cứu nạn nhân, lẽ ra nhà nước Việt Nam phải trích quỹ hỗ trợ người lao động ở ngoài nước để đưa họ về nước.”

Việc mạo danh “chuyến bay giải cứu” để trục lợi gần đây bị nhiều người ở trong nước lên án. TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia về du lịch và hàng không, được báo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tường thuật là đã lên án việc có đơn vị nhân danh chống dịch mà trục lợi trên nỗi khốn khó của đồng bào. Theo báo này, “So sánh chênh lệch giữa giá bay giải cứu của Vietnam Airlines, ông Nam cho rằng có thể lờ mờ hiểu ra câu chuyện tiền còn lại bao nhiêu và đi vào túi ai.”

Khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Ả Rập Xê Út, các nạn nhân không ngờ họ vác một gánh nợ lớn thay vì kiếm được tiền để cải thiện kinh tế gia đình.  Một số nạn nhân hồi hương giờ này vẫn chưa về đến nhà vì phải lập tức tìm việc làm nơi xa để trả nợ chồng chất.

Trong trường hợp của cô Huỳnh Thị Gấm, từ tháng 2 năm 2020 gia đình ở Việt đã phải vay tiền nặng lãi (120% một năm) để trả 4 nghìn USD cho thủ tục hồi hương của công ty xuất khẩu lao động HAVIMEC. Thay vì được hồi hương, cô đã bị bán qua tay thêm 5 nhà chủ. Kẻ bán cô, 1 người Việt đại diện công ty tuyển dụng nhân sự ở Ả Rập, đã giữ của cô 7 tháng lương, tương đương 2.800 USD. Khi về nước ngày 28 tháng 10 vừa qua, cô Gấm đã phải trả thêm 700 USD tiền dịch vụ cách ly phòng chống Covid.

Sức khoẻ cũng là một vấn đề quan tâm cho nhiều nữ lao động vì họ không hề được khám sức khoẻ trong suốt thời gian lao động ở Ả Rập Xê Út. Chưa kể, có những chị em phụ nữ bị đánh đến trọng thương và một số ít trường hợp bị sách nhiễu tình dục hoặc hiếp dâm. Ngoài những tổn thương về thể xác, họ còn bị chấn thương tâm lý. Họ cần được khám bệnh và điều trị nhưng phần lớn không có tiền.

Đối với nạn nhân quyết tâm đòi công lý, BPSOS giúp họ đòi công ty xuất khẩu lao động phải bồi thường các thiệt hại về tài chính, sức khoẻ, tâm lý cũng như yêu cầu nhà nước tiến hành điều tra, khởi tố và trừng phạt các công ty này về tội buôn người.

“Điều đáng tiếc là cơ quan hữu trách ở Việt Nam đến nay vẫn xem sự việc chỉ là tranh chấp dân sự giữa 2 bên ký hợp đồng,” Ts. Thắng nói. “Họ đã không xem đây là trường hợp buôn người để truy tố hình sự.”

Trong trường hợp của cô Gấm, công an đã gọi cho Ông Cù Cao Cường, người đại diện công ty HAVIMEC thu tiền từ gia đình cô Gấm, nhưng chỉ khuyến cáo ông ta nên tình nguyện trả lại tiền. Điều này đã không xảy ra.

“Trong khi đó, chính phủ Ả Rập Xê Út không chỉ giải cứu nạn nhân mà còn có quỹ trợ giúp nạn nhân buôn người theo đề nghị của cơ quan IOM,” Ts. Thắng nhận xét. “Đối với các nạn nhân mà chúng tôi đã lập hồ sơ, chúng tôi tiếp tục theo dõi để giúp họ tiếp cận quỹ hỗ trợ này.”

Thông tin liên quan:

Chấm dứt ngay chuyến bay hồi hương “trục lợi”, sớm nối thông đường bay thường lệ quốc tế

https://vneconomy.vn/cham-dut-ngay-chuyen-bay-hoi-huong-truc-loi-som-noi-thong-duong-bay-thuong-le-quoc-te.htm

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sat, Jan 22 at 12:20 PM

Bắc Kinh đang thúc đẩy ‘cơ sở pháp lý mới’ thay thế cho ‘Đường 9 đoạn’

Theo Ani News, chính quyền Trung Quốc có thể đang có sự thay đổi trong chiến lược đối với Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh sẽ thay đổi việc quảng bá “đường 9 đoạn” bằng một cơ sở pháp lý khác để gia tăng yêu sách đối với vùng biển này.

Malaysian foreign minister sees shift in Beijing's justification of South China Sea claims

https://www.aninews.in/news/world/asia/malaysian-foreign-minister-sees-shift-in-beijings-justification-of-south-china-sea-claims20220120200005/

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Saifuddin Abdullah, cho biết, sự chuyển hướng của Bắc Kinh đã được các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhận ra và cho rằng cách thúc đẩy cơ sở pháp lý mới của phía Trung Quốc còn nguy hiểm hơn “đường 9 đoạn”.

Cụ thể, Bắc Kinh muốn gia tăng tuyên bố chủ quyết đối với 4 nhóm đảo trên Biển Đông, được chính quyền Trung Quốc gọi là “Four Sha”, và dần dần cách tiếp cận này sẽ thay thế cho tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn”.

Theo cách tiếp cận mới, Bắc Kinh sẽ tăng cường các tuyên bố nói rằng họ có “chủ quyền lịch sử” không thể tranh cãi đối với “Four Sha”.

Chính quyền Trung Quốc gọi các đảo trong “Four Sha” với các tên là “Dongsha Qundao”, “Xisha Qundao” (Hoàng Sa – Paracel Islands), “Zhongsha Qundao” và “Nansha Qundao” (Trường Sa – Spratly Islands).

Đường chín đoạn đã bị tòa án công lý quốc tế La Haye bác bỏ vào năm 2016 trong vụ kiện tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Mặc dù Bắc Kinh bác bỏ phán quyết này nhưng nhiều quốc gia đã tán thành.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 12/1 đã công bố báo cáo “Limits in the Seas” (Giới hạn trên các vùng biển) phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hơn 80% diện tích Biển Đông được bao quanh bởi “Đường 9 đoạn”. Báo cáo phủ định cái gọi là “các quyền lịch sử” và “chủ quyền” của Trung Quốc với hơn 100 thực thể ở vùng biển này.

 

No comments:

Post a Comment