Thursday, March 9, 2023

20230310 Cong Dong Tham Luan

20230310 Cong Dong Tham Luan

 

Hiện tượng thi nhau lao vào trường CA

https://www.youtube.com/watch?v=WXqATy27mGY

Nhờ CS, 90% dân Việt bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này

https://www.youtube.com/watch?v=iGlyqyxOQGU

3.07| Tiếng Lòng Dân. Ngyễn Phú Trọng, Võ Văn Thưởng, ngày 8/3 VN đã có độc lập trước khi ông HCM...

https://www.youtube.com/watch?v=sX1kf32Zb1M

Bí quyết giúp CS sống sạch sẽ hơn

https://www.youtube.com/watch?v=S6Z_ZEk1VsI

Hạt giống đỏ, đặt đâu ngồi đấy

https://www.youtube.com/watch?v=nQNOY30V7PA

Đi tìm lai lịch bí ẩn của VVT. Cha của ông ta là ai?

https://www.youtube.com/watch?v=NjzAc8_v6Qc

CA đã bao vây tất cả các chi nhánh của F88 tại SG.

https://www.youtube.com/watch?v=nFQxLDofs8Y

NPT nhắc khéo Tô Lâm 'vụ bò vàng' lòng trung thành và bảo vệ chế độ.

https://www.youtube.com/watch?v=R1aAFtbMnXY

Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy của Điệp Mỹ Linh | NAMDUONGTV

https://www.youtube.com/watch?v=TZNNe7wy2n4

 

Muốn thoát “Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt” của Hoa Kỳ, nhà nước Việt Nam đã làm sai cách

Biến viên chức Hoa Kỳ thành nhân chứng và mượn danh người bị phản cảm bởi quốc tế

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 9 tháng 3, 2023

http://machsongmedia.org

Nếu mục đích của nhà nước Việt Nam là thoát “Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt” của Hoa Kỳ do đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng, thì họ rõ ràng đã hố nặng khi ngăn cản không cho các nạn nhân của sự đàn áp tiếp xúc toán nhân quyền của Toà Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Tây Nguyên trong các ngày 20 – 24 tháng 2. Họ tiếp tục hố khi mượn danh của nhà truyền đạo Hoa Kỳ Franklin Graham để đánh bóng chính sách về tôn giáo.

Ngăn cản các cuộc tiếp xúc với các viên chức nhân quyền của Hoa Kỳ 

Tổng cộng có 35 vụ công an và giới chức chính quyền địa phương ngăn cản các người thuộc 22 cộng đồng Tin Lành người Thượng và người Hmong để không thể tiếp xúc với các viên chức chuyên trách nhân quyền của Hoa Kỳ. Các hành vi ngăn cản này bao gồm cho công an canh gác 24/24 trước cửa nhà đề người trong nhà không đi đâu được, theo sát các cá nhân trong tầm ngắm kể cả khi họ đi làm rẫy hoặc đưa con đi học, bắt và giữ người suốt ngày trong đồn công an, và thậm chí chặn các viên chức Hoa Kỳ khi ngay trước cửa nhà của những người mà họ muốn đến thăm.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fca1632d5-ed08-4717-a8da-ec52e7a42610.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1678423497&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc8-840001011100&sig=mR9Vwqlk1g1aPZcvXaYlxQ--~D

Hình 1 – “Quần chúng tự phát” ngăn cản các viên chức Hoa Kỳ tiếp xúc tín đồ Tin Lành ở Tây Nguyên (ảnh của MSFJ)

Các hành vi như vậy hoàn toàn thất thố vì:

1.   Chúng tạo sự kiện để chính nạn nhân báo cáo hàng loạt vi phạm với quốc tế, bao gồm các định chế nhân quyền LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, các chính quyền trong Liên Minh Quốc Tề cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

2.   BPSOS đã hoàn tất bản báo cáo với đầy đủ thông tin về 35 hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo mới đây của chính quyền VIệt Nam. Chúng tôi đã gửi bản báo cáo này đến các định chế nhân quyền LHQ và đã đích thân trình bày về các vi phạm này với một số viên chức LHQ trong tuần này tại Geneva.

3.   Các viên chức nhân quyền của Hoa Kỳ đến Tây Nguyên chỉ là để quan sát hiện tình tại chỗ, chứ họ đã nhận đầy đủ thông tin về những sự kiện xảy ra ở Tây Nguyên qua nhiều chục bản báo cáo do BPSOS chuyển đến. Những điều họ trải nghiệm và mục kích qua chuyến đi mang tính thuyết phục và chính họ đã trở thành các nhân chứng đáng tin cậy.

4.   Các nạn nhân đã và sẽ tiếp tục tường trình trực tiếp với quốc tế các sự việc đã xảy ra trước, trong, và sau khi phái đoàn Hoa Kỳ đến Tây Nguyên. Ngày 23 tháng 2, khi các hành vi kể trên của chính quyền Việt Nam đang diễn ra ở Tây Nguyên, một số nạn nhân đã họp trực tuyến với 2 uỷ viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Trong tuần này, nhiều nạn nhân đã hoặc sẽ tiếp xúc trực tiếp qua điện thoại với các viên chức Hoa Kỳ đến Tây Nguyên vừa rồi.

Đầu năm nay, BPSOS khởi xướng cuộc họp bàn tròn định kỳ hàng tháng để các nạn nhân tường trình trong tư cách nhân chứng với các giới chức quốc tế về những vi phạm xảy ra ở Việt Nam. Tại cuộc họp bàn tròn tháng 1, các nhân chứng đã đối thoại trực tiếp với Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, Ông Rashad Hussain. Tại cuộc họp tháng 2, các nhân chứng đã tường trình với Uỷ Viên Fred Davie và Uỷ Viên Frank Wolf của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Nghĩa là bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được chính nạn nhân tường trình với quốc tế không quá 30 ngày sau.

Sử dụng nhà truyền đạo người Mỹ Franklin Graham làm bình phong

Trong 2 ngày 4 và 5 tháng 3, nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho nhà truyền đạo người Mỹ này tổ chức sự kiện Xuân Yêu Thương ở Sài Gòn với 14 nghìn người tham dự. Đổi lại, theo báo chí trong nước, ông ta hứa hẹn sẽ nói với chính quyền Hoa Kỳ là ở Việt Nam có tự do tôn giáo. Một số tín hữu của các hội thánh tư gia độc lập bị bách hại lo lắng rằng Ông Franklin Graham sẽ làm giảm sự quan tâm của Hoa Kỳ và quốc tế đến tình trạng đàn áp tôn giáo đang tràn lan ở Việt Nam. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2fb986cb-6c9e-4918-9b1f-ae46e895f63a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1678423497&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc8-840001011100&sig=pxAz4fSjBGbkZZwKNzrY9w--~D

Hình 2 -- Nhà truyền đạo Franklin Graham tại sự kiện Xuân Yêu Thương ở Sài Gòn (ảnh của Billy Graham Evangelist Association)

Thực ra, việc mượn danh của Ông Franklin Graham là sai lầm và sẽ phản tác dụng vì:

1.   Ông Franklin Graham đã bị nhiều người quan tâm đến tự do tôn giáo, ngay cả nhiều giáo hội Tin Lành, ở Hoa Kỳ và trên thế giới chỉ trích do các phát biểu khích bác Hồi Giáo. Trong khi đó, đương kim Đại Sứ Lưu Động Rashad Hussain là người theo đạo Hồi.

2.   Ông Franklin Graham đã bị phần lớn dư luận quốc tế lên án khi kêu gọi cầu nguyện cho Tổng Thống Vladimir Putin sau khi Nga xua quân xâm lăng Ucraina. Tại sự kiện ở Sàigòn, ông ta cũng cầu nguyện cho giới lãnh đạo Việt Nam. Điều này dễ làm cho dư luận quy kết giới lãnh đạo Việt Nam là cùng hội cùng thuyền với Putin.

3.   Do bị tiếng tăm, Ông Graham đã không được mời tham dự, đừng nói là phát biểu, tại các sự kiện quan trọng như Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Quốc Tế hoăc Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.

Thực ra, đây không là lần đầu tiên Ông Franklin Graham tổ chức sự kiện ở Việt Nam. Năm 2018, Ông ta đã được chính quyền Việ Nam tạo điều kiện để tổ chức sự kiện tương tự ở Hà Nội, với 30 nghìn tín hữu Tin Lành tham dự. Dù vậy, tháng 12 vừa qua Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ đưa vào “Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt”. Điều này cho thấy tiếng nói và hành động của ông ta không ảnh hưởng giới làm chính sách của Hoa Kỳ.

Ngược lại, tiếng nói của chính các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo có trọng lượng và mang tính thuyết phục. Đó là lý do BPSOS tạo nhiều cơ hội để các nạn nhân làm nhân chứng. Với sự kiện mới xảy ra ở Tây Nguyên, giờ đây có thêm nhiều viên chức Hoa Kỳ gia nhập hàng ngũ chứng nhân.

Làm sai cách, nhà nước Việt Nam đang tự phơi bày thêm nữa chính sách đàn áp tôn giáo của họ trước quốc tế.

 

Welcome Corps: Giới thiệu chương trình bảo lãnh người tị nạn

Cập nhật của BPSOS ngày 08/03/2023

http://machsongmedia.org

Kế hoạch của BPSOS để giải quyết định cư cho số 1 nghìn đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan bao gồm: (1) vận động các quốc gia đệ tam gia tăng định cư người tị nạn nhằm giải quyết việc định cư cho 2/3 số đồng bào này, (2) cổ động và hỗ trợ người Việt ở Canada và Hoa Kỳ giúp định cư số 1/3 còn lại qua chương trình bảo lãnh tư nhân.

Trong những tháng gần đây, Cao Uỷ Tị Nạn LHQ tăng đáng kể việc phỏng vấn định cư người tị nạn Việt Nam nhằm giới thiệu đến các quốc gia đệ tam. Hoa Kỳ, Canada và cả New Zealand cũng nhận định cư thêm số người tị nạn Việt Nam. Đây là một dấu hiệu đáng mừng.

Để thúc đẩy việc bảo lãnh tư nhân ở Canada, BPSOS hợp tác với Trung Tâm Người Việt Canada.

Nhằm vận dụng chương trình định cư theo diện bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ, hiện chưa áp dụng cho người Việt tị nạn ở Thái Lan, chúng tôi vận động sẵn các nhóm và tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ tham gia chương trình Welcome Corps. Đến nay đã có 49 nhóm bảo lãnh của người Việt ở Hoa Kỳ đã hoặc đang được thành lập, và 50 hội thánh Tin Lành Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn nhận định cư người tị nạn Việt Nam. Mục tiêu của chúng tôi là đưa 120 hộ gia đình người Việt tị nạn định cư qua chương trình bảo lãnh tư nhân khi chương trình này được chính thức triển khai.

Trong video dưới đây, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees kêu gọi các cựu thuyền nhân đã đến Hoa Kỳ qua chương trình ROVR hãy giang tay giúp định cư những đồng bào đã có quy chế tị nạn nhưng đang kẹt ở Thái Lan. Đại Sứ Rees chính là người đã cùng với Dân Biểu Christopher Smith soạn đạo luật dẫn đến chương trình ROVR, giúp định cư vào Hoa Kỳ hơn 18 nghìn đồng bào thuyền nhân sau khi hồi hương và sau đó được nới rộng để định cư gần 2 nghìn đồng bào cựu thuyền nhân ở Philippines.

Cùng lên tiếng với Đại Sứ Rees là Mục Sư Jordan Smith, trong toán nhân sự của BPSOS ở Thái Lan. Mục Sư Smith chuyên trách vận động các hội thánh Tin Lành ở Hoa Kỳ yểm trợ nỗ lực của BPSOS để định cư người Việt tị nạn và giữ liên lạc với CUTN/LHQ để bảo đảm sự hợp tác thích ứng và kịp thời của cơ quan quốc tế này. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fweb-extract.constantcontact.com%2Fv1%2Fthumbnail%3Furl%3Dhttps%253A%252F%252Fi.ytimg.com%252Fvi%252FDVJpdULtx8A%252Fhqdefault.jpg&t=1678423497&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc8-840001011100&sig=vMzZm74jPEg0YJXZigSbQw--~D

Transcript:

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ Grover Joseph Rees: “Xin kính chào bạn. Tôi là Grover Joseph Rees.

Trong 14 năm qua, tôi đã làm việc cho Boat People SOS, trong lãnh vực nhân quyền và người tị nạn tại Đông Nam Á.

Trước đó, tôi phục vụ trong vai trò Đại sứ Mỹ và trước đó nữa, tôi làm việc cho Quốc Hội Mỹ trong tiểu bang về các hoạt động quốc tế và nhân quyền, chủ tọa bởi người hùng nhân quyền: Dân biểu Chris Smith.

Thật là một đặc quyền lớn cho tôi khi được làm việc với Dân biểu Smith vào những năm 1995 và 1996, với các vị dân biểu khác và với TS Thắng từ Boat Psople SOS, các tổ chức nhân đạo khác, để tìm cách ngăn chặn việc cưỡng bách hàng ngàn thuyền nhân hồi hương về Việt Nam và các chế độ toàn trị khác.

Và Quốc hội đã làm điều đó. Chúng tôi đã thông qua dự luật ngăn chặn nguồn tài trợ để sẽ không có khoản tiền nào của Hoa Kỳ có thể được sử dụng để hồi hương bất kỳ ai về Việt Nam, trừ khi thực sự có đủ những bảo vệ cho những người tị nạn thực thụ.

Bộ Ngoại giao ghét dự luật đó và họ đã yêu cầu Tổng thống Clinton phủ quyết.

Nhưng chúng tôi đã nói rõ rằng Quốc hội sẽ tiếp tục thông qua dự luật đó, hết lần này đến lần khác và Quốc Hội sẽ không cung cấp tiền cho những đợt hồi hương cưỡng bách về Việt Nam, trừ khi có những biện pháp bảo vệ thực sự cho người tị nạn.

Thế là Bộ ngoại giao bằng lòng đàm phán và chúng tôi đã đồng ý về một chương trình được gọi là chương trình ROVR, viết tắt của Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees.”

Dân biểu Chris Smith: “Tôi chỉ đưa ra nhận xét rằng chúng ta cũng có Tiến sĩ Thắng đang có mặt ở đây, và tôi muốn chia sẻ đôi lời về những việc ông ấy đã làm trong những năm 1990, khi tôi là Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Hạ viện.

Chính TS Thắng đến văn phòng của tôi và nói rằng hiện có một vấn đề nhân quyền nghiêm trọng liên quan đến người tị nạn sắp bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, rằng những người này sắp bị cưỡng bức hồi hương về Việt Nam, nơi mà họ nhiều khả năng sẽ phải đối diện với tình trạng bị đối xử một cách ác độc và nhiều người trong số họ sẽ bị bỏ tù.

Nhờ việc vận động của TS Thắng, chúng tôi tổ chức bốn cuộc điều trần, trong đó có một cuộc họp kín mà trong đó, Nội các Clinton có ý định đưa những người bị từ chối quy chế tị nạn trở lại Việt Nam cho dù các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã tuyên bố rất rõ ràng họ là người tị nạn, và nói nỗi sợ bị đàn áp của họ khi quay trở về Việt Nam, vì bị cưỡng bức hay vì bất cứ lý do nào khác là có thật. Việc này là không hợp lý.

Sau bốn cuộc điều trần, tôi đề xuất một điểm sửa trong một dự luật, lần này, cũng theo hướng dẫn của TS Thắng, quy định không được sử dụng tiền của Hoa Kỳ để cưỡng bách hồi hương bất cứ ai.

Điều này đã làm Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi thái độ.

Chúng tôi cũng có một số người bạn trong Chính phủ Mỹ, như TS Thắng cũng biết.

Từ đó, chương trình ROVR được thiết lập. Và tôi thực muốn cảm ơn TS Thắng vì ông chính là người đã làm cho chương trình này được thiết lập, ông là nhà hoạt động nhân quyền. Và cảm ơn tổ chức của ông, BPSOS. Nhưng ông chính là người đã tạo ra sự khác biệt trong việc cứu khoảng 20 ngàn người tị nạn khỏi bị cưỡng bách hồi hương.”

Grover Joseph Rees: “Họ phỏng vấn 19.000 người đã bị trục xuất về Việt Nam, và nhận ra 18,000 người trong số đó là người tị nạn thực sự, mà đáng lẽ ra họ không phải bị ép hồi hương.

Chúng tôi đã đưa 18,000 người này, sau đó là gia đình của họ, đến Hoa Kỳ.

Những người thuộc diện ROVR hiện đã ở Hoa Kỳ được khoảng 25 năm. Một số người đi theo các chương trình nhân đạo khác, chẳng hạn như chương trình HO đã ở Hoa Kỳ lâu hơn nữa.

Và nhiều người trong số họ đã có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình, đóng góp cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta.

Nhiều người trong số này đã tìm mọi cách để đóng góp lại vào đất nước Hoa Kỳ.

Tôi đến đây để nói với bạn rằng vẫn còn những người tị nạn từ Việt Nam vì bị đàn áp chính trị, vì đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Họ bị mắc kẹt ở Bangkok và những nơi khác ở Đông Nam Á.

Trước đây, chúng ta không thể làm gì cho họ, nhưng bây giờ có thể có một cơ hội.

Tổng thống Biden đã thông báo rằng sẽ có một cái gọi là chương trình bảo lãnh tư nhân cho người tị nạn.

Và họ đã công bố các chi tiết sơ bộ của chương trình. Chúng tôi không biết được tất cả những chi tiết đó. Chúng tôi không thực sự biết nó giúp được gì hay không.

Nhưng chúng tôi hy vọng rằng trong vài tháng nữa, các cá nhân, các gia đình, các Hội thánh, các cộng đồng có thể cùng tụ họp lại để quyên góp một số tiền, để có được một số tài nguyên và chào đón những người tị nạn mắc kẹt này, để đưa họ đến Hoa Kỳ, để đưa họ đến tự do và an toàn.

Bây giờ tôi xin giới thiệu Mục sư Jordan Smith, là người sẽ cho biết những chi tiết mà chúng ta biết cho đến nay về chương trình bảo lãnh tư nhân này.”

Mục sư Jordan Smith: “Cám ơn ông Đại sứ Rees. Tôi tên là Jordan Smith và gần đây tôi đã tham gia với BPSOS tại Bangkok. Vai trò của tôi là tái định cư người tị nạn và hỗ trợ cộng đồng.

Như Đại sứ Rees đã nói, tôi có vai trò tiếp cận các nhóm tôn giáo và cộng đồng, các người thuộc diện ROVR tại Hoa Kỳ, để trình bày cơ hội kết nối với các người tị nạn tại Bangkok.

Cơ hội mà Đại sứ Rees gọi là Welcome Corps.

Chúng tôi biết chút ít về chương trình này. Tôi sẽ nói những gì chúng tôi biết cũng và những gì chúng tôi không biết, và những bước bạn có thể thực hiện để chuẩn bị cho viễn cảnh đến Mỹ của những người tị nạn từ Đông Nam Á qua chương trình này.

Những gì chúng tôi biết là chương trình được gọi là kế hoạch bảo lãnh tư nhân. Hay nói cách khác là một số cá nhân có cơ hội tham gia vào chương trình này và chào đón những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ, vào các cộng đồng mà họ đang sinh sống.

Những gì bạn có thể làm vào lúc này là bạn có thể tham gia Welcome Corps.

Bạn có thể ghi danh cho bốn người bạn và cùng chuẩn bị để có thễ đón những người tị nạn từ Đông Nam Á trong chương trình này.

Nhưng điều chính bạn có thể làm ngay bây giờ là ghi danh với Welcome Corps để tham dự các buổi hướng dẫn bằng video, để chuẩn bị một kế hoạch chào đón người tị nạn, và kết nối cùng 5 người bạn để sẵn sàng chào đón những người tị nạn nếu cơ hội đó xảy ra trong tương lai.

Và chúng tôi muốn khơi dậy sự lạc quan của bạn, chúng tôi hy vọng về chương trình này.

Những gì chúng ta chưa biết là các chi tiết và chương trình sẽ vận hành ra sao, và chương trình này sẽ mang lại lợi ích gì cho các cộng đồng ở đây và ở Đông Nam Á.

Chúng tôi khuyên bạn không nên làm việc với những người nói rằng họ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc này. Và xin đừng đưa tiền cho những người nói rằng họ có thể tạo điều kiện cho các bạn đến Hoa Kỳ.

Điều bạn có thể làm là theo dõi trang web Welcome Corps. Theo dõi những tin nhắn và cập nhật chính thức của BPSOS.

Và chúng tôi đang nỗ lực làm việc và sẽ cập nhật khi có thêm thông tin về cơ hội bảo lãnh thông qua chương trình này.

Xin cám ơn.”

Thông tin liên lạc:

 

Ở Hoa Kỳ: Ts. Phan Quang Trọng, email: trong.phan@gmail.com

Ở Thái Lan: Mục Sư Jordan Smith, email: Jordan.Smith@pspfoundation.org

Thông tin liên quan:

Cập nhận về chương trình định cư người tị nạn - ngày 27 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1906-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-theo-dien-tu-nhan-bao-lanh-cua-hoa-ky.html

Cập nhật ngày 17 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1904-cap-nhat-ve-no-luc-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan-ngay-17-thang-2-2023.html

Cập nhật ngày 12 tháng 2, 2023: https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1902-cap-nhat-ve-no-luc-thuc-day-dinh-cu-nguoi-ti-nan-o-thai-lan.html

 

Câu chuyện một người Khmer Krom: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan

Song Chi

http://machsongmedia.org

LTS: Trong 2 tháng đầu năm 2023, hơn 300 người dân tộc J’rai đã đến Thái Lan từ Việt Nam, mỗi người phải đóng từ 800 đến 1000 Mỹ kim cho đường dây đưa họ đi. Khai thác các tin giả hoặc tin không đầy đủ và không chính xác về chương trình tư nhân bảo lãnh định cư người tị nạn, một số đường dây hứa hẹn là chỉ trong vài tháng những đồng bào nhẹ dạ này sẽ định cư Hoa Kỳ. Để ngăn ngừa phần nào sự tác hại của tin giả, tin không chính xác, chúng tôi sẽ có loạt bài giới thiệu về hành trình tìm tự do đầy gian truân, đầy hiểm nguy và đằng đẵng của những người đi tị nạn vì lý do chính trị hoặc tôn giáo. 

 

Một mặt, chúng tôi, BPSOS, muốn cảnh giác đồng bào ở trong nước và ở hải ngoại về các tin giả, các lời hứa hẹn hão. Mặt khác, chúng tôi muốn giới thiệu những hồ sơ tị nạn xứng đáng và cần được định cư. Hiện nay có khoảng 1000 đồng bào đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan, phần lớn nhờ sự can thiệp của các luật sư của BPSOS. Chúng tôi tiếp tục vận động các quốc gia đệ tam sớm định cư họ. Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ, Canada, và New Zealand bắt đầu nhận định cư thêm nhiều hồ sơ người tị nạn Việt Nam, nhưng vẫn không đủ. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng người Việt tiếp tay định cư một số đồng bào đã có quy chế tị nạn theo chương trình bảo lãnh tư nhân đã có ở Canada và đang được triển khai ở Hoa Kỳ.

 

Dưới đây là tóm tắt câu chuyện của ông Thạch Soong và gia đình, từ bài viết của tác giả Song Chi. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7e416e0d-993f-44c7-babe-54c741db5908.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1678423497&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc8-840001011100&sig=natmT2P0_T766IXcXuQ4yA--~D

Gia định Ông Thạch Soong cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng, Thái Lan ngày 30/10/2022 

*****

Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Mỹ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 17 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…

xxxxx

Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống ở Việt Nam.

Thạch Soong bắt đầu tham gia hoạt động trong phong trào Khmer Krom năm 1983, tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Xuất phát chỉ vì anh thấy người Khmer Krom bị nhà nước cộng sản đàn áp tôn giáo nặng nề. 

Phong trào Khmer Krom hình thành trước hết là để đấu tranh đòi tự do tôn giáo. Thạch Soong là người đứng đầu ở huyện Long Phú, nhưng giai đoạn này anh chưa làm được gì nhiều, vì sự kiểm soát, đàn áp chặt chẽ của nhà nước cộng sản Việt Nam. Anh chỉ đi nói chuyện vận động anh em bà con, giải thích để cho họ hiểu thế nào là tự do tôn giáo, chính phủ đang đàn áp ra sao. Dần dần anh không chỉ nói về tự do tôn giáo mà còn nói về nhân quyền. Người dân phải có quyền phát biểu, lên tiếng, dám nói khi bị nhà nước đàn áp. Cả chuyện được quyền học chữ, văn hóa, được duy trì những phong tục tập quán, lễ hội đậm đà bản sắc của người Khmer.

Những cuộc họp mặt, hội họp thường xuyên của Thạch Soong và bà con anh em khiến chính quyền địa phương bắt đầu để ý. 

Từ năm 1985 trở đi nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp, bắt bớ dữ dội, kể cả sư sãi trong chùa. Cảm thấy không an toàn, năm 1985, Thạch Soong bỏ nhà trốn tới Bạc Liêu một thời gian. Mấy tháng sau, khi Thạch Soong trở về thăm cha mẹ bệnh thì bị bắt, bị nhốt 1 tháng ở huyện Long Phú, toàn bộ giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu của cả nhà bị tich thu. Sau khi được thả ra thì anh thường xuyên bị công an theo dõi, xách nhiễu không làm được gì. Thạch Soong quyết định cùng gia đình-vợ và 1 con nhỏ, bỏ làng xóm ra đi.

Bắt đầu giai đoạn đi ở ẩn, lang thang chỗ này chỗ khác. Khi thì ở Cà Mau, khi thì ở Châu Đốc, đi làm thuê làm mướn, đào đất vét sình ai thuê gì làm nấy. Giai đoạn ở Cà Mau làm việc tại các vuông tôm, gia đình anh và nhiều người dân đi làm thuê khác phải đốn cây dựng lều trong rừng tràm, rừng đước Năm Căn làm chỗ tá túc qua ngày. Ở trong rừng điện nước tất nhiên không có, chỉ thắp đèn dầu, nấu củi. Hàng ngày hai vợ chồng đi làm thuê, mấy đứa nhỏ ở trong lều nấu nướng, tự chăm sóc nhau.

Khi bỏ nhà ra đi, vợ chồng anh chỉ mới có một đứa con gái nhỏ là con riêng của vợ. Đến Bạc Liêu sinh thêm 1 đứa, đến Cà Mau thêm 1 đứa, đến Châu Đốc thêm 3 đứa nữa, tất cả là 6 đứa con. Không đứa nào được đi học, được biết tới trường lớp là gì.

Sau 16 năm, Thạch Soong cảm thấy không thể sống ở Việt Nam vì không thể trở về địa phương, cứ tạm trú chỗ này chỗ kia không có giấy tờ tùy thân, con cái không đi học được. Anh quyết định tìm người quen đưa cả gia đình đến Campuchia. 

Gia đình Thạch Soong đến Campuchia vào năm 2001. Ở Campuchia, cũng lại cuộc đời làm ruộng làm rẫy, nhổ cỏ hốt đất, ai mướn gì làm đó. Được một thời gian, dù biết luật pháp Campuchia không cho phép, nhưng Thạch Soong vẫn quyết định cùng một số người lập trại tỵ nạn của người Khmer Krom, để lên tiếng cho quốc tế biết về tình trạng của người Khmer Krom lưu vong ở Campuchia. 

Lần thứ nhất họ lập trại ở tỉnh Battambang gần biên giới Thái Lan. Được hơn một tuần thì quân đội Campuchia ập tới, giải tán trại, bắt 4 người trong đó có Thạch Soong, nhốt 3 ngày. 

Một tuần sau Thạch Soong lại lập trại ở tỉnh Banteay Meanchey. Được hơn nửa tháng cũng lại bị bao vây bắt, bị bỏ tù 64 ngày.

Sau khi được thả ra lần thứ hai thì Thạch Soong bị quản thúc, cả cảnh sát Campuchia, cả công an Việt Nam tại khu vực đó đều theo dõi, không làm gì được. Lại một lần nữa Thạch Soong quyết định ra đi, lần này là sang Thái Lan. 

Thạch Soong và gia đình đến Thái Lan năm 2004.

Ngay khi vừa đặt chân đến Thái Lan, anh đã tìm đến văn phòng Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, Thái Lan nộp đơn xin quy chế tỵ nạn nhưng đơn bị bác. Lý do thiếu tư liệu để chứng minh mình đủ điều kiện tỵ nạn. Lần thứ hai nộp đơn, lại bị bác, viên chức ở Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc nói Thạch Soong là người Khmer Krom thì có thể sống ở Campuchia được.

Kể từ đó Thạch Soong quyết định ở lại Thái Lan. Để mưu sinh, anh và gia đình lại tiếp tục những công việc lao động phổ thông nặng nhọc. Thạch Soong lại thành lập Hội Khmer Krom tỵ nạn tại Thái Lan ở khu vực chợ Simummuang, tỉnh Pathum Thani, Thái Lan.

Từ năm 2013, Thạch Soong đi khám, bác sĩ cho biết anh bị bị bệnh tim, phải uống thuốc hàng ngày, cũng không nên làm việc nặng. Nên anh phải nghỉ lao động từ năm 2015.

Thạch Soong lại kiên trì nộp đơn xin quy chế tỵ nạn lần thứ ba.

Năm 2014 sau 6 tháng bất ổn về chính tri, lực Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Prayut Chan-o-cha, Tổng tư lệnh của Quân đội Hoàng gia Thái Lan (RTA), phát động cuộc đảo chính, thành lập một chính quyền quân sự. Chính phủ quân đội lên bắt bớ dữ dội những người nhập cư bất hợp pháp. Người Khmer Krom, Lào, Myanmar…đều bị lùng bắt để trục xuất. Có người chạy trốn nên bị bắn chết, cũng có người bị lùa lên xe chở đi, xe quá đông, bị ngộp thở chết. Sợ bị bắt, bị trục xuất về Campuchia, Thạch Soong đến văn phòng trung tâm tỵ nạn Bangkok Refugee Center (BRC) gần như “nằm vạ”.

Năm 2014 Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc mở lại hồ sơ gia đình Thạch Soong. Câu chuyện về trường hợp của anh Thạch Soong tổ chức BPSOS đã được nghe từ trước, khi gia đình anh được mở lại hồ sơ, Giám đốc BPSOS là ông Nguyễn Đình Thắng đích thân tìm đến nhà anh, văn phòng BPSOS có luật sư bảo trợ cho người tỵ nạn giúp anh trong việc làm lại giấy tờ. 3, 4 tháng sau tức năm 2015 Cao Ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc công nhận quy chế tỵ nạn cho gia đình Thạch Soong. 

Năm 2019 văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Bangkok gọi gia đình anh Thạch Soong lên phỏng vấn làm hồ sơ tái định cư. Nhưng phải đến 3 năm 9 tháng sau anh mới có kết quả được đi tỵ nạn. Và rồi, cuối cùng, Văn phòng Tổ chức Di cư Quốc tế (The International Organization for Migration, viết tắt IOM) thông báo là ngày 30.11.2022 gia đình Thạch Soong sẽ được lên máy bay đến Hoa Kỳ.

Bây giờ thì gia đình anh đã được đặt chân đến đất Mỹ. Nhìn lại 37 năm sống trong tình trạng tỵ nạn, cô con gái đầu, sinh năm 1980, lúc đó mới có 4 tuổi, bây giờ đã 42 tuổi, con trai út cũng đã 22 tuổi. 37 năm, từ Việt Nam đến Campuchia, Thái Lan, ở đâu gia đình anh cũng sống “ngoài lề xã hội”, không giấy tờ, không có công ăn việc làm, nói một cách khác, như những người vô tổ quốc!

Nhưng Thạch Soong không hối tiếc đã bị mất một nửa cuộc đời. Một cách giản dị, anh chỉ nghĩ, lỡ rồi, không hối hận, những gì anh đã làm cũng chỉ là vì muốn cho người Khmer Krom có tự do, xã hội có tự do mà thôi. Chị Kim Suôn, người vợ gắn bó chia ngọt sẻ bùi bao nhiêu năm của anh còn suy nghĩ đơn giản hơn, chồng đi đâu thì mình đi đó, chồng con ở đâu thì mình ở đó, vậy thôi. Còn bây giờ, đến Mỹ, cuộc sống như thế nào, sẽ làm gì, anh chị cũng chưa tính được, cứ đến đâu hay đến đó, nhưng chắc chắn là không thể nào khổ hơn những năm tháng đã qua được! 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F216af8ed-6999-4e81-b79d-ca33e109c7a9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1678423497&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cc8-840001011100&sig=10MZHpBSGeJX5IzH9JrBUg--~D

Gia đình Ông Thạch Soong được thân hữu tiễn lên đường định cư Hoa Kỳ, phi trường Bangkok ngày 30/11/2022.

Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ

 

 

No comments:

Post a Comment