Monday, November 15, 2021

20211115 Cong Dong Tham Luan

20211115 Cong Dong Tham Luan

 

Cao Thị Huyền: Nạn nhân buôn người bị mất tích tại Ả Rập Xê Út

BPSOS bpsos@bpsos.org

 Ngày 15 tháng 11, 2021

(LTS - Từ giữa năm 2021, BPSOS đã phát giác ra khoảng 50 nạn nhân buôn người tại Ả Rập Xê Út và đã hỗ trợ giải cứu và hồi hương hơn 20 phụ nữ lao động. Trang Facebook BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam đã đăng tải một loạt các bài viết về các trường hợp đáng thương tâm của các phụ nữ lao động Việt tại xứ người, hỗ trợ pháp lý cho các nạn nhân và gia đình đồng thời đề nghị các biện pháp phòng ngừa để tránh trở thành nạn nhân buôn người trong tương lai. Sau đây là một câu chuyện điển hình).

Chị Cao Thị Huyền sinh năm 1991, có địa chỉ thường trú tại thôn Bái Bò, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá. Chị Huyền là một trong số những người được bà Lê Thị Bích đến tận nhà để vận động đi làm việc tại Ả Rập Xê Út. Bà Bích khẳng định rằng chị Huyền sẽ chỉ làm việc từ 8-12 giờ/ngày với mức lương tương đương 9 triệu đồng/tháng. Nếu gặp khó khăn trong công việc, bà Bích và công ty sẽ đứng ra giải quyết cho người lao động một cách tốt nhất. Vì tin vào những lời hứa của bà Lê Thị Bích, ngày 09 tháng 5 năm 2017, chị Huyền đã ký Hợp đồng đưa người lao động giúp việc gia đình đi làm việc có thời hạn tại Ả-Rập Xê-Út với công ty Cổ phần Đầu tư Vĩnh Cát (có trụ sở tại: Số 48 TT11B Đô thị mới Văn Quán, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội).

Tuy nhiên, khi đặt chân đến gia đình nhà chủ, chị Huyền mới biết những điều bà Lê Thị Bích nói chỉ là một nửa sự thật. Tại đây, chị Huyền đã phải làm việc 17 giờ/ngày, chỉ được ăn thức ăn thừa, không được nghỉ ngơi, thường xuyên bị gia đình người chủ đánh đập và bị trả lương trễ. Các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đều không đúng với nội dung trong hợp đồng mà chị đã ký với công ty Vĩnh Cát. Ngoài ra, người chủ còn thu giữ điện thoại của chị Huyền, họ chỉ cho phép chị liên lạc với gia đình trong vài phút mỗi khi gửi tiền về.

Theo thông tin từ chồng chị Huyền là anh Quách Văn Điệp, gần đến ngày hết hạn hợp đồng, chị Huyền có nhắn tin cho anh Điệp với nội dung: “Anh liên hệ với công ty gấp. Bây giờ em quá kiệt sức rồi. Em không thể cố gắng thêm được nữa. Bây giờ hai chân của em đau không đi được nữa. Và đau vành ngực em không thở được. Nhanh lên không em chết bên đây đó”.

Hình ảnh và tin nhắn cuối cùng của chị Cao Thị Huyền

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F625b006b-3ac7-4c97-a241-46240e2784f3.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1637021463&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd4-360001017900&sig=s1PCDnfMpYwOY05DDmaVgg--~D

Nhận được tin nhắn từ vợ, anh Điệp đã nhiều lần gọi điện và gặp trực tiếp bà Lê Thị Bích để yêu cầu giúp đỡ. Mỗi lần như vậy, bà Bích đều hứa “sẽ nói với ông chủ” hoặc “chủ đang làm thủ tục, vài hôm nữa sẽ về”.

Chờ đợi mãi không được nên anh Điệp đã đã đến chi nhánh công ty Vĩnh Cát tại Thanh Hóa và trụ sở chính của công ty tại Hà Nội không dưới 10 lần để yêu cầu công ty thực hiện việc thanh lý hợp đồng đã hết hạn và đưa chị Huyền về nước.

Giám đốc chi nhánh công ty Vĩnh Cát ở Thanh Hoá là ông Lê Đình Toàn đã nhiều lần từ chối gặp anh Điệp, thay vào đó anh Điệp chỉ nhận được câu trả lời từ nhân viên là công ty sẽ cố gắng giải quyết. Khi anh Điệp yêu cầu công ty phải có câu trả lời rõ ràng thì chi nhánh công ty tại Thanh Hoá và trụ sở chính của công ty ở Hà Nội lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Sau đó, nhân viên của công ty Vĩnh Cát gọi cho anh Điệp và khuyên gia đình nên cố gắng đợi thêm từ 01 đến 03 tháng nữa, khi nào công ty tìm được người thay thế thì sẽ đưa chị Huyền về nước.

Ba tháng chờ đợi nhưng không thấy công ty Vĩnh Cát giải quyết, anh Điệp lại đến trụ sở chính của công ty Vĩnh Cát ở Hà Nội. Tại đây, ông Nguyễn Thanh Sơn là Tổng giám đốc công ty Vĩnh Cát đã viết cam kết sẽ đưa chị Huyền về nước trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, sau 30 ngày công ty vẫn không đưa chị Huyền về nước.

Đầu năm 2020, chị Huyền đã chạy đến đồn cảnh sát tại Ả Rập Xê Út để cầu cứu. Nhận được tin báo từ cảnh sát địa phương, chủ nhà và người đại diện công ty Vĩnh Cát tại Ả Rập Xê Út là bà Quách Thị Thu Hiền đã đến làm việc. Họ yêu cầu chị Huyền quay về nhà chủ tiếp tục làm việc thêm hai tuần nữa. Bà Quách Thị Thu Hiền hứa sẽ yêu cầu chủ nhà làm thủ tục để đưa chị Huyền về nước. Bà Quách Thị Thu Hiền thông báo cho anh Điệp là công ty và gia đình nhà chủ sẽ thu xếp mua vé cho chị Huyền về Việt Nam trước Tết Nguyên đán năm 2020. Tuy nhiên đến Tết, bà Hiền đã lên máy bay về nước để lại chị Huyền cùng với những lời hứa hẹn nơi đất khách quê người.

Kể từ tháng 3 năm 2020, anh Điệp đã mất liên lạc với chị Huyền và không có thêm bất kỳ thông tin nào về tình trạng của chị Huyền.

Sau khi mất liên lạc với chị Huyền, anh Điệp đã gửi đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, báo Lao Động và báo Thanh Niên. Đồng thời, anh Điệp có gửi thư điện tử cho ông Nguyễn Quốc Khánh là Bí thư thứ hai quản lý người lao động ngoài nước của Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út. Ông Nguyễn Quốc Khánh đã trả lời anh Điệp như sau: “Danh sách lao động do Công ty Vĩnh Cát lập và gửi ĐSQ theo hướng dẫn của Cơ quan chức năng hữu quan, có thể vợ bạn chưa có exit visa/ chưa hết hạn hợp đồng thì không đủ điều kiện về theo chuyến này. Bạn hãy liên hệ với công ty để biết chi tiết việc này”.

Kể từ khi hợp đồng giữa chị Huyền và công ty Vĩnh Cát hết hạn, phía công ty Vĩnh Cát đã nhiều lần hứa hẹn sẽ đưa chị Huyền về nước nhưng không có bất kỳ hành động nào được thực hiện. Trong khi đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Ả Rập Xê Út cũng không hỗ trợ hay can thiệp để giúp chị Huyền được về nước.

Qua đó có thể thấy rằng việc gửi đơn cầu cứu của anh Điệp là cần thiết nhưng chưa đủ để buộc công ty Vĩnh Cát phải thực hiện lời hứa. Vì vậy, anh Điệp cần làm một số việc như sau:

·        Thứ nhất, gửi đơn đề nghị đến công ty Vĩnh Cát, Cục Quản lý Lao động ngoài nước và Bộ Ngoại giao Việt Nam (đơn vị chủ quản Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út) nhằm yêu cầu công ty Vĩnh Cát đưa chị Huyền về nước; đồng thời đề nghị hai cơ quan còn lại giám sát và đốc thúc công ty Vĩnh Cát trong việc đưa chị Huyền về nước.

·        Thứ hai, báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út nhằm yêu cầu các quan chức ngoại giao phải hỗ trợ và bảo vệ chị Huyền trong thời gian bị kẹt tại quốc gia nay.

·        Thứ ba, báo cho nhà chức trách tại Ả Rập Xê Út để họ thực hiện nghĩa vụ giải cứu chị Huyền.

·        Thứ tư, báo cho các tổ chức quốc tế về bảo vệ nhân quyền để họ tìm cách giúp đỡ chị Huyền.

Sự việc của chị Cao Thị Huyền một lần nữa cho thấy để không trở thành nạn nhân buôn người, người có dự định xuất khẩu lao động phải tìm hiểu kỹ các thông tin về công ty xuất khẩu lao động. Trong trường hợp đang ở nước ngoài và bị bóc lột sức lao động, nạn nhân nên:

- Liên lạc với người thân ở Việt Nam để họ làm đơn yêu cầu công ty xuất khẩu lao động phải thực các hiện các nghĩa vụ đã cam kết với người lao động.

- Báo tin cho các cơ quan và tổ chức sau: Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại, nhà chức trách địa phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền để họ hỗ trợ hoặc giải cứu nạn nhân.

Vấn nạn buôn người dưới danh nghĩa xuất khẩu lao động đã tồn tại từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh sự nhẹ dạ và cả tin của người lao động trước những lời dụ dỗ của người môi giới thì việc làm ngơ của các cơ quan có thẩm quyền trong nước và Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại cũng là yếu tố khiến cho nạn nhân phải chấp nhận tình trạng bị bóc lột sức lao động. Do đó, sự chủ động của nạn nhân và người nhà có thể giúp quá trình giải cứu và hỗ trợ pháp lý được thuận lợi hơn.

Xin mời xem bài gốc tại trang Facebook BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam

https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/photos/a.498760047208585/1352409045177010/

 

Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á lần VII

Chủ Đề: Đạo Cao Đài – Thách Đố và Triển Vọng

Thời gian: lúc 10am – 12:45pm trong 2 ngày 29 & 30 tháng 11, 2021

Trong khuôn khổ của Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á lần VII, phần hội luận liên quan đến Việt Nam năm nay sẽ tập trung vào Đạo Cao Đài như trường hợp tiêu biểu về chính sách đàn áp tôn giáo của nhà nước và nỗ lực bảo vệ đức tin của một cộng đồng tôn giáo bị bách hại.

Cuộc hội luận bao gồm 2 buổi trong 2 ngày 29 và 30 tháng 11, mỗi ngày từ 10:00 am đến 12:45pm giờ Hoa Thịnh Đốn, tương đương 10:00 – 12:45 tối giờ Việt Nam. Các trọng tâm bao gồm:

(1)   Quan điểm và vai trò của quốc tế

(2)   Các thách đố và nguy cơ mà tín đồ Cao Đài phải đối mặt trong hơn 40 năm qua

(3)   Những bài học hay về đối phó với chính sách diệt đạo

(4)   Kế hoạch hành động trong 5 năm tới nhằm khôi phục cơ đạo

Chủ trương của ban tổ chức là khuyến khích các nhóm với khuynh hướng khác nhau cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm, và kế sách của mình. Ban tổ chức sẽ đúc kết các cách nhìn đa dạng trong một tài liệu tổng hợp, sẽ phổ biến sau hội nghị để mọi tín đồ Cao Đài tuỳ nghi truy cứu hoặc sử dụng.

Diễn giả tại buổi hội luận, ngoài các tín đồ Cao Đài với nhiều kinh nghiệm đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo còn có các giới chức quốc tế, các chuyên gia pháp lý, các người rành rẽ về quốc tế vận, và giới truyền thông.

Trong tinh thần đa tôn giáo, ban tổ chức kêu gọi thành viên của ác cộng đồng tôn giáo khác tham dự cuộc hội luận sắp đến để góp ý hay và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn với các tín đồ Cao Đài.

Ghi danh tham dự: 

https://zoom.us/webinar/register/WN_Mo_1KpEoTGyNXUdSy_bBMQ

Nếu không có nhu cầu đặt câu hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm, quý vị có thể theo dõi trực tuyến cuộc hội luận sẽ được livestream trên Facebook: 

https://www.facebook.com/VNFoRB

Các phát biểu bằng tiếng Anh sẽ được dịch tóm tắt sang tiếng Việt để tiện cho người Việt ở trong nước theo dõi.

Mạng Lưới Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á, tên chính thức là Southeast Asia Freedom of Religion or Belief (SEAFORB) Network, được BPSOS đồng sáng lập năm 2015. Hàng năm, mạng lưới này tổ chức hội nghị luân phiên ở các quốc gia Đông Nam Á. Trong những hội nghị trước, các buổi hội luận liên quan đến Việt Nam đều theo hình thức bàn tròn đa tôn giáo, với thành phần tham dự đến từ các tôn giáo khác nhau cùng chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm. Năm nay chúng tôi chọn cách thức mới: thực hiện nhiều buổi hội luận quanh năm, mỗi buổi tập trung vào một tôn giáo đặc thù với sự tham dự của các tôn giáo bạn.

Mọi thắc mắc xin liên lạc: forb@bpsos.org

Các giới chức quốc tế đã nhận lời tham gia buổi hội luận với chủ đề Đạo Cao Đài:

Nữ Luật Sư Anurima Bhargava, Uỷ Viên, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Faaba2667-aae7-4d84-8e95-46b506254f34.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1637021983&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd4-36000d017900&sig=7cKpydZq3liNFFrcTpBupQ--~D

Daniel Nadel, Viên Chức Cao Cấp, Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F61783961-28de-44fd-b0a1-8b546b8e8d7f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1637021983&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd4-36000d017900&sig=cZPfkfCp4vTHPQkeGkS2og--~D

Đại Sứ Jos Douma, Đặc Phái Viên về Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin, Hoà Lan; Chủ Tịch Liên Minh cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F346e1b06-7d89-4e82-bc99-3313bffa4011.png%3Frdr%3Dtrue&t=1637021983&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd4-36000d017900&sig=srfzF2dQ7HaJNhG5m7aLhA--~D

 


No comments:

Post a Comment