Friday, November 5, 2021

20211105 Cong Dong Tham Luan

20211105 Cong Dong Tham Luan

 

Ngày 4 tháng 11, 2021

LHQ: Việt Nam và Ả Rập Xê Út cần bảo vệ phụ nữ và trẻ em Việt bi buôn lao động

·        BPSOS vận động quốc tế tăng áp lực lên Việt Nam và Ả Rập Xê Út

Mạch Sống, ngày 4 tháng 11, 2021

http://machsongmedia.org

Trong thông báo gửi báo chí ngày hôm nay, 4 Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ cho biết họ đã lên tiếng với hai chính phủ Việt Nam và Ả Rập Xê Út về các hồ sơ nạn nhân người Việt bị buôn lao động.

“Chúng tôi kêu gọi Ả Rập Xê Út và Việt Nam ban hành các biện pháp và chính sách để phòng và chống buôn người và bảo vệ các người lao động bị buôn bán,” các chuyên gia nhân quyền của LHQ tuyên bố trong bản thông báo.

Các báo cáo viên đặc biệt nhắc đến “các cáo buộc thực sự đáng quan ngại” mà họ nhận được về một số công ty Việt Nam đã làm giả năm sinh trên giấy tờ tuỳ thân để xuất khẩu các em gái vị thành niên đi lao động nơi xứ người.

Ngày 30 tháng 6, tại buổi họp lần thứ 47 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, giới chức đại diện Việt Nam Bà Lê Thị Tuyết Mai báo cáo với quốc tế: “Việt Nam đã triển khai những cố gắng lớn lao trong việc chống nạn buôn người, đặc biệt trong việc buôn phụ nữ và trẻ em.” 


Hình 1. Bà Lê Thị Tuyết Mai và Ts. Nguyễn Đình Thắng phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, ngày 30/06/2021

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F77804f9f-9102-4341-8dd7-fbc0ad894a34.png%3Frdr%3Dtrue&t=1636133104&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-ff0001016300&sig=PBrVOwEGL8D5W7yE_pLgOg--~D

Tiếp sau đó, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đã phản biện ngay tại diễn đàn LHQ này và nêu lên trường hợp của 30 nữ nạn nhân, trong đó có cả trẻ em vị thành niên, đang được BPSOS can thiệp ở Ả Rập Xê Út:

“Nhiều người trong số họ bị bóc lột, bị lạm dụng, và có khi bị hãm hiếp bởi chủ. Một nạn nhân bị thương tích trầm trọng do bị đánh đập liên tục. Có những người phải lao động 15 đến 20 giờ một ngày. Một nạn nhân chưa được trả lương trong 3 năm.”

Ts. Thắng nói tiếp: “Các nạn nhân này đã cầu cứu với doanh nghiệp đưa họ đi và với Toà Đại Sứ Việt Nam, nhưng vô ích. Một giới chức toà đại sứ lại còn hăm doạ các nạn nhân đã lên tiếng cầu cứu trên Facebook là sẽ bị bỏ tù vì vi phạm luật Việt Nam và luật Ả Rập Xê-Út.”

Trong thông báo, các chuyên gia LHQ nói đến trường hợp của em gái 15 tuổi bị gửi sang Ả Rập Xê Út làm gia nhân và đã chết ở đất nước này.

“Đó là em H’Xuân Siu, khi rời khỏi VIệt Nam chưa đầy 15 tuổi và khi qua đời hãy còn ở tuổi 17,” Ts. Thắng, cho biết. “Trong 4 tháng qua, chúng tôi hợp tác với LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và một tổ chức quốc tế để kêu gọi chính phủ Việt Nam đưa thi thể của em H’Xuân về với gia đình.”

Theo Ts. Thắng, có nhiều triển vọng xác của em H’Xuân sẽ được hồi hương vào giữa tháng 11 này.

Việc nhiều báo cáo viên đặc biệt của LHQ ra thông báo chung cho thấy họ đã không tin lời phát biểu của Bà Lê Thị Tuyết Mai, Đại Sứ của Việt Nam tại LHQ.

Trong khi đó một số viên chức LHQ đã thường xuyên trao đổi thông tin với BPSOS về những hồ sơ nạn nhân mà BPSOS cung cấp. 


Hình 2. Em H’Xuân Siu vài hôm trước khi qua đời, tháng 7, 2021

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F59c8743d-8edb-4f24-9a46-ab1378073708.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1636133104&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c5f-ff0001016300&sig=GlkyODgUmokd64SCd1QEmQ--~D

Ngày 27 tháng 10 vừa qua, tại buổi điều trần ở Hạ Viện Hoa Kỳ về nạn buôn người, Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey) nhận định rằng Việt Nam phải bị xếp Hạng 3 về phòng, chống buôn người.

Các quốc gia ở Hạng 3 sẽ đối mặt nhiều biện pháp chế tài của Hoa Kỳ. DB Smith cũng đưa vào hồ sơ Quốc Hội tài liệu của BPSOS về các phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Ả Rập Xê Út.

“Chúng tôi đang kêu gọi Hoa Kỳ nêu tình trạng buôn lao động này tại buổi đối thoại nhân quyền sắp diễn ra với Việt Nam,” Ts. Thắng nói.

Các báo cáo viên đặc biệt của LHQ cùng lên tiếng gồm có: Bà Siobhán Mullally, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Nạn Buôn Người, Đặc Biệt Phụ Nữ và Trẻ Em; Ông Nils Melzer, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Tra Tấn và các Hình Thức Đối xử hoặc Trừng Phạt Độc Ác, Bất Nhân hoặc Hạ Nhân Phẩm; Ông Tomoya Obokata, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về các Hình Thức Nô Lệ Tân Thời, Bao Gồm Nguyên Nhân và Hậu Quả; Ông Felipe González Morales, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Nhân Quyền của Di Dân. Ngoài ra có sự ủng hộ của Ông Morris Tidball-Binz, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về Hành Quyết Tuỳ Tiện hay Ngoài Luật Pháp. 

Năm 2008, BPSOS thành lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA). Đến nay, liên minh này đã giải cứu hoặc can thiệp cho gần 11 nghìn nạn nhân buôn người, tuyệt đại đa số là người Việt, tại 25 quốc gia trên thế giới.

Thông tin liên quan:

Các doanh nghiệp liên quan phải hồi hương gấp 30 nữ lao động Việt bị kẹt ở Ả Rập Xê-Út

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1726-cac-doanh-nghiep-lien-quan-phai-hoi-huong-gap-30-nu-lao-dong-viet-bi-ket-o-a-rap-xe-ut-2.html

Dân Biểu Hoa Kỳ: Việt Nam xứng đáng bị đưa vào Hạng 3 về buôn người

https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1764-dan-bieu-hoa-ky-viet-nam-xung-dang-bi-dua-vao-hang-3-ve-buon-nguoi.html

DB Christopher Smith kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3 về nạn buôn người

https://www.facebook.com/VNAdvocacy/videos/951499022376233

Phát biểu của Đại Sứ Việt Nam và của Ts. Nguyễn Đình Thắng tại LHQ

https://www.facebook.com/watch/?ref=search&v=135396675337340

Thông báo của các báo cáo viên đặc biệt của LHQ

https://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=27768&LangID=E

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Nov 3 at 11:01 AM

Phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dodd về nạn tin giả của báo chí Hoa Kỳ trong vụ "Đàn áp Phật Giáo" để tiêu diệt Đệ Nhất VNCH --- (Tác giả: Kiêm Ái)

VỀ BẢN PHÚC TRÌNH CỦA ỦY BAN LIÊN HIỆP QUỐC

Thượng viện Hoa Kỳ, Ủy Ban Tư Pháp

Ngày 17 tháng 2 năm 1964

Ngài James O.Eastland,
Chủ tịch Tiểu Ban Nội Vụ Thượng Viện , Hoa Thịnh Đốn

Thưa Ngài Chủ Tịch,

Vào đầu tháng 9 năm ngoái, vào lúc cao độ của cuộc khủng hoảng Phật Giáo, 16 quốc gia đệ trình Bản Tuyên Cáo lên ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, kết án chính phủ Việt Nam đã vi phạm trầm trọng về nhân quyền.

Để trả lời, chính phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mời Liên Hiệp Quốc gởi một Ủy Ban đến tìm hiểu sự thật và cam kết sẽ hợp tác chặt chẻ với Ủy Ban. Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận lời mời và ngày 11 tháng 10 một Ủy Ban đã được thành lập gồm đai diện các quốc gia Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Dahomey,Morocco, Ceylan và Nepal.

Phúc trình của Ủy Ban về Việt Nam, dù rằng được ấn hành trong nội bộ của Liên Hiệp Quốc vào ngày 9 tháng 12, nhưng chỉ được phổ biến một cách hạn chế cho báo chí. Sự thật Bản Phúc Trình này chỉ được báo chí biết đến hơn 2 tuần lễ sau khi được ấn hành do một vài bình luận gia biết được vấn đề.

Theo tôi nghĩ bản phúc trình này có những điểm đáng lưu tâm và tôi đề nghị Tiểu Ban Nội Vụ Thượng Viện ấn hành để các Thượng Nghị Sĩ hiểu rõ vấn đề.

Đây là Bản Phúc Trình bao gồm những lời khai và tài liệu, nhưng không hề có những nhận xét hay kết luận của Ủy Ban, tôi tin rằng bất cứ ai sau khi đọc cũng có thể đưa ra lời kết luận về lời cáo buộc "Phật Giáo đã bị đàn áp" mà thật ra chỉ là một sự thổi phồng đầy ác ý và tuyên truyền gian trá

Tôi cũng lưu tâm quý vị liên hệ sự kiện này với cuộc phỏng vấn của NCWC News Agency vào ngày 20 tháng 12 với Đại sứ Fernando Volio Jimerez của Costa Rica, một trong những người đã kiến nghị thành lập Ủy Ban Liên Hiệp Quốc và cũng là một thành viên của Ủy Ban Tìm Hiểu Sự Thật.

Tôi xin trích dẫn lời của ông Volio:

"Cá nhân tôi nghĩ rằng không hề có chính sách kỳ thị, đàn áp, ngược đãi đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo. Lời khai về những sự việc này thường chỉ là những tin đồn vô căn cứ hoặc đã được thổi phồng hay phóng đại.

Khi một nhân chứng cố gắng đưa ra những bằng chứng cụ thể, nhưng những sự việc mà nhân chứng viện dẫn chỉ có tính cách cá thể, chứ không phải là chính sách của chính phủ đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo".

Sau khi đọc bản Phúc trình của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc, tôi đã liên lạc với Đại Sứ Volio để hiểu tường tận cảm nghĩ của ông.

Đại sứ Volio nói với tôi rằng, nếu dựa trên những tin tức đã xuất hiện trên báo chi thế giới thì ông đã sửa soạn và sẵn sàng bỏ phiếu lên án chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng khi ông Ngô Đình Diệm gởi thư mời Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam quan sát, ông đã nghĩ rằng lời mời này phải được chấp nhận trước khi Liên Hiệp Quốc ghi vào nghị trình thảo luận.

Đại sứ Volio cũng nói rằng, sau 2 tuần lễ tích cực điều tra tại Việt Nam, Ông đã đi đến kết luận: lời cáo buộc tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đối với chính quyền của ông Ngô Đình Diệm đã không thể tồn tại; Ông nghĩ rằng với những bằng chứng thu thập được đã chứng tỏ rằng không hề có vấn đề kỳ thị tôn giáo hoặc xâm phạm quyền tự do tôn giáo.

Đại sứ Volio nói rằng chính phủ Ngô Đình Diệm đã cộng tác chặt chẻ với Ủy Ban, cho phép Ủy Ban đi bất cứ nơi nào mà Ủy Ban muốn, lấy lời khai của bất cứ nhân chứng nào mà Ủy Ban thấy rằng cần thiết, Ông viện dẫn lời tuyên bố của ông Bộ Trưởng Ngoại Giao và cho rằng lời tuyên bố này đã đem lại cho ông một cảm nghĩ đặc biệt: "Chính phủ có thể không toàn hão, cũng như các viên chức trong chính phủ không phải là những ông thánh. Chúng tôi sẽ lắng nghe những ý kiến của quý vị và sẽ cố gắng sửa đổi những khuyết điểm". Đại sư Volio nhấn mạnh rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, Ủy ban đã có thể điều tra tại chỗ về những cáo buộc rằng một chính phủ hội viên đã vi phạm nhân quyền. Đại sư Volio cũng nói rằng, với lời mời và sự hướng dẫn trong suốt cuộc điều tra, đã cho ông cảm nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sẵn sàng sửa đổi những sai lầm nếu có, và tin tưởng vào sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.

Bản phúc trình không đưa ra một kết luận nào, một vài lời khai trong bản phúc trình nêu lên những nghi vấn về tính cách xác thực về sự tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp. Phúc trình của Ủy ban đã đề cập đến lời khai của một tăng sĩ 19 tuổi đã khai với Ủy Ban rằng tăng sĩ này được tuyển mộ bởi một "tiểu đội hiến thân tự thiêu. Tăng sĩ này khai rằng đã được cho biết rằng Đại Lão Hòa Thượng Giáo Chủ Phật Giáo đã bị giết, và rằng hằng trăm tín đồ Phật giáo đã bị cho đi "mò tôm" tại sông Saigon, và rằng nhiều ni cô đã bị mổ bụng giết chết, và rằng chùa Xá Lợi đã bị thiêu đốt. Tăng sĩ này cũng khai rằng đã được yêu cầu tự nguyện tự thiêu để bảo vệ Phật Pháp, được bảo đãm rằng trước khi tự thiêu sẽ được cho uống những viên thuốc để không bị đau đớn khi tự thiêu và ký vào 3 bức thư đã được soạn sẵn. Tăng sĩ này đã bị Cảnh Sát bắt trước khi hành động man rợ này xảy ra.

Ủy ban cũng đã phỏng vấn một số những nhà lãnh đạo Phật Giáo và những lãnh đạo thanh niên mà theo phúc trình thì đã bị giết. Không thể tìm thấy những bằng chứng hoặc kiểm chứng những bản tin của các báo chí nói rằng một số tu sĩ Phật giáo đã bị ném từ trên gác xuống trong cuộc bố ráp chùa Xá Lợi.

Theo ý tôi, điều cần phải nói thêm rằng nhân dân Hoa Kỳ một lần nữa đã bị một vài tờ báo thông tin một cách sai lạc về tình hình quốc ngoại mà nhân dân Hoa Kỳ hằng lưu tâm đến.

Chúng ta được thông tin rằng chính phủ Ngô Đình Diệm đã có những hành động đàn áp, rằng những tu sĩ vô tội đã bị thúc đẩy tự thiêu để phản kháng. Ngược lại, việc đàn áp đã không xảy ra một cách trầm trọng, và đó chỉ là một sự khích động mang màu sắc chính trị.

Ủy ban đã không đi sâu vào động cơ chính trị dẫn đến sự khích động của Phật Giáo. Nhưng tôi nghĩ rằng câu trả lời cho vấn đề này chính là câu trả lời của Thượng Tọa Thích Trí Quang người lãnh đạo cuộc tranh đấu (hiện đang tị nạn tại tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon) với Miss Marguerite Higgins: "Chúng tôi chỉ có thể dàn xếp với miền Bắc sau khi đã lật đổ Diệm và Nhu".

Phần lớn những cuộc biểu tình phản đối của tín đồ Phật Giáo đã không thực hiện được theo ý muốn và chính đó là điều mà tín đồ Phật giáo bị khích động.

Một vấn đề liên quan đến việc phát hành phúc trình này là vì nó liên quan đến vấn đề an ninh quôc nội.

Báo chí Hoa Kỳ hãnh diện về truyền thống toàn hảo và khách quan của mình. Thật vậy, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới lương tâm của nhà báo được vinh hạnh như vậy, hoặc ở đó những cuộc đua tài của các nhà báo đáng được quốc gia tán thưởng. Nhưng đáng tiếc, đã có một số tình hình liên quan đến chính sách đối ngoại, ở đó nhân dân Hoa Kỳ, quốc hội và ngay cả chính quyền đã bị dẫn dắt một cách sai lầm bởi những báo cáo thiếu chính xac của một số báo chí.

Báo chí Hoa Kỳ trong thời chiến tranh đã bóng gió loan tin Mihailovich là người đáng được cộng tác và rằng Tito là môt nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại. Kết cuộc là sự phản bội của của Mihailovich và đã đặt một chế độ Cộng sản tại Yugoslavia.

Trong thời kỳ hậu chiến, môt vài trong số những tờ báo nói với chúng ta rằng Tưởng chỉ là một bù nhìn và Cộng Sản Trung Quốc chỉ là những kẻ cải cách điền địa; và kết cuộc của một chính sách lầm lẫn đã đưa đến là lục địa Trung Hoa đã bị nhuộm đỏ.

Lần cuối đây có những tờ báo nói với nhân dân Hoa Kỳ rằng Castro không phải là cộng sản mà là con người có bản chất giữa Robin Hood và Thomas Jefferson và cuối cùng, kết quả là một chính thể Cộng Sản đã hình thành tại Cuba.

Giờ đây, chúng ta lại là nạn nhân của một sự lừa dối khác, hậu quả là chính phủ của ông Ngô Đình Diệm đã bị tiêu diệt và một tình trạng rối loạn đã diễn ra sẽ làm cho việc chống Cộng trở nên khó khăn hơn.

Quốc hội cũng như nhân dân Hoa Kỳ quá lệ thuộc vào những tin tức do báo chí loan tải. Ngay cả những viên chức chính quyền dù rằng nắm trong tay những nguồn tin tức đặc biệt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tin tức đọc trong báo. Do đó, thực tế báo chí giữ vai trò làm chính sách.

Tôi tin rằng thực là hữu dụng nếu nhân viên báo chí tự hỏi những hậu quả trầm trọng mà báo chí đã làm để hướng dẫn một cách sai lầm chúng ta trong những tình hình như vậy.

Đồng thời tôi hy vọng rằng mỗi một thành viên Thượng viện sẽ bỏ thời giờ để đọc bản phúc trình và đưa ra những nhận xét của riêng mình.

Chân thành cảm tạ.

Thomas J. Dodd
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ

 

No comments:

Post a Comment