Thursday, January 30, 2020

20200130 Ban tin bien Dong

20200130 Ban tin bien Dong

Coronavirus Live Updates: Deaths Surpass 200, and State Department Urges Against Travel to China


Is This Picture How China Takes Over the South China Sea? 
20200130 BTBD 01
China faces bigger epidemic than Sars in ‘complicated and grave’ coronavirus outbreak
UK doing the wrong thing on Huawei, says Australian ex-spy
Coronavirus outbreak poses risk to U.S. Federal’s economic outlook
First case of person-to-person transmission of Wuhan virus in the US confirmed
China coronavirus: major airlines pull plug on services to Hong Kong and mainland as US considers stopping all flights

CÁCH VIẾT MỘT BẢN BÁO CÁO VI PHẠM NHÂN QUYỀN
Mach Song bpsos@bpsos.org
Ngày 30 tháng 1 năm 2019
Xin quý độc giả của BPSOS hãy ghé thăm trang facebook: BPSOS - Đề Án Dân Quyền Việt Nam và bấm theo dõi trang để giúp BPSOS phổ biến luật pháp quốc nội cho người dân Việt Nam. 
Xin quý vị vào bằng link này:  https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/

Chào các bạn! Tôi là Huy. Và hôm nay tôi sẽ làm 1 video ngắn để hướng dẫn các bạn cách viết một bản báo cáo vi phạm nhân quyền theo đúng chuẩn của LHQ.
Thực ra thì nhân quyền nó sẽ bao gồm rất là nhiều quyền, nên tôi chỉ liệt kê ra những quyền mà tại các nước độc tài, chúng ta hay bị vi phạm nhất. Đó là quyền tự do tôn giáo hay niềm tin, quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do đi lại... Tuy các quyền này nếu bị vi phạm thì sẽ có những mẫu báo cáo khác nhau. Nhưng chung quy lại thì chúng ta đều phải làm rõ tất cả những điều mà tôi sẽ nói trong video này.
Đầu tiên đối với 1 vụ vi phạm, có thể chúng ta biết rất rõ về nó, nhưng các cơ quan nhân quyền LHQ thì không. Vì vậy chúng ta phải mô tả 1 chút về bối cảnh của đối tượng bị vi phạm nhân quyền.
Nếu xem đến đây mà các bạn đang thắc bối cảnh là gì thì đừng lo. Tôi sẽ cho các bạn câu trả lời ngay sau đây.
Tôi lấy ví dụ về một vụ vi phạm tại Giáo xứ A
Thì Bối cảnh sẽ là: Lịch sử hình thành, địa điểm, bao nhiêu giáo dân, diện tích bao nhiêu..vv...
Vậy là chúng ta đã xong nội dung đầu tiên. Bây giờ chúng ta sẽ sang nội dung thứ 2 nhé.
Và phần này chúng tôi gọi nó là 4W và 1H
4W là viết tắt 4 chữ cái đầu của Who, Where, When, Why?
1H là viết tắt chữ cái đầu của How?
Nhưng thứ tự được sắp xếp sẽ là Who, Where, When, How, Why
Đối với Who? Tức là Ai?
Ở phần này các bạn cần làm rõ ai là nạn nhân của vụ vi phạm và ai là kẻ vi phạm
Tiếp theo là Where? Tức là ở đâu? ở phần này các bạn chỉ cần ghi rõ địa điểm xảy ra vụ vi phạm.
Thực ra phần này không phải là chỉ cần ghi rõ thôn bản, xã, huyện hay tỉnh nhé các bạn. Phần này các bạn cần ghi rõ là tại tư gia hay nhà thờ hoặc chùa chiền... tuỳ thuộc vào vụ vi phạm.
Chúng ta chuyển tiếp sang phần When? Tức là khi nào?
Phần này khá đơn giản, các bạn chỉ cần ghi rõ các mốc thời gian của từng thời điểm xảy ra vụ vi phạm. Càng rõ ràng càng tốt.
Nếu sự việc trải dài trong một thời gian, bạn cần nêu rõ các mốc điểm thời gian chính yếu.
Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần How? Nghĩa là vụ việc xảy ra như thế nào?
Phần này chúng ta không nên kể lể quá chi tiết, chỉ cần cho biết tóm tắt từng sự việc một và hậu quả của nó (nếu có).
Và phần cuối cùng của nội dung thứ 2 là Why? Tức là tại sao xảy ra vụ vi phạm?
Ở phần này chúng ta cần phải nêu rõ lý do vì sao lại dẫn đến vụ vi phạm, Đặc biệt là phải nói sự thật.
Tôi lấy Ví dụ: Hôm nay các bạn có một sinh hoạt tôn giáo và cán bộ địa phương đến dò xét tình hình. Sau đó các bạn bắt giữ vị cán bộ này vì cho rằng họ (cán bộ) vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo của các bạn.Và Sự việc các bạn bắt giữ người (cán bộ) khiến chính quyền địa phương đem lực lượng (công an, cảnh sát, dân quân...) đến để đàn áp, thì các bạn cũng phải trình bày hết ra như vậy.
Các bạn cần lưu ý: Qua ví dụ này tôi không khuyến khích các bạn bắt giữ cán bộ nhà nước khi họ đang làm nhiệm vụ đâu. Điều tôi muốn nói là các bạn phải trung thực trong mọi thông tin, không được cáo buộc những điều không thực vì muốn quốc tế phản ứng mạnh mẽ với chế độ.
Một khi LHQ mất uy tín vì căn cứ vào thông tin mà các bạn đưa ra không xác thực, thì tiếng nói của LHQ với chính quyền sở tại sẽ bị giảm.
Và nội dung cuối cùng của video này:
Nếu bạn không phải là nạn nhân trong vụ việc mà chỉ là người làm báo cáo thì bạn cần phải thu thập các tài liệu của vụ việc cho chính xác theo 5 bước trên. Bạn phải được sự đồng ý của nạn nhân để thay mặt họ làm báo cáo.  Lưu ý là nạn nhân có muốn giữ bí mật thông tin cá nhân của họ hay không.  Các tài liệu (văn thư, giấy mời...) và hình ảnh tại hiện trường, nếu có, cần được kèm theo Báo Cáo Vi Phạm.
Và điều quan trọng nhất là các bạn phải trung thực khi trình bày sự kiện, có sao nói vậy và tránh những bình luận mang tính cảm xúc, lên án.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những video tiếp theo.


'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Jan 30 at 10:49 AM
Virus corona mới: Những điều biết và chưa biết
Đăng ngày: 30/01/2020 - 10:03 Sửa đổi ngày: 30/01/2020 - 12:46
 20200130 BTBD 02
Khách đến uống cà phê tại một cửa hàng Starbucks ở Bắc Kinh phải qua kiểm tra thân nhiệt. Ảnh chụp ngày 30/01/2020. REUTERS/Carlos Garcia
Thụy My
Tỉ lệ tử vong, mức độ lây từ người sang người, thời điểm người bệnh có thể lây cho người khác, thời gian ủ bệnh : AFP ghi nhận nhiều điều còn chưa được biết rõ khiến chưa thể xác định được tác động toàn cầu của bệnh dịch do virus corona mới từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Tỉ lệ tử vong là bao nhiêu?
Hiện nay có 170 người đã chết trên tổng số 7.700 trường hợp nhiễm bệnh. Chưa có bệnh nhân nào tử vong bên ngoài Hoa lục, trong khi khoảng 60 người đã được xác nhận mắc bệnh tại 15 nước, từ châu Á cho đến châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông.
Ở giai đoạn này, chúng ta chưa thể biết được tỉ lệ tử vong cụ thể do virus 2019-nCoV gây ra, vì không biết được số người bị lây nhiễm thực sự.
Hôm thứ Ba 28/01/2020, bộ trưởng y tế Pháp Agnès Buzyn cho rằng tỉ lệ tử vong « dưới 5% ». Tỉ lệ này mỗi ngày lại giảm bớt vì có nhiều ca nhiễm bệnh mới hơn là ca tử vong. Trước đó, chỉ có hai nạn dịch gây chết nhiều người do virus dòng corona gây ra : dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch SARS năm 2002-2003 đã làm 774 người chết trên thế giới trong số 8.096 ca mắc bệnh (tỉ lệ tử vong 9,5%). Còn dịch MERS thì vẫn chưa kết thúc, với 858 bệnh nhân chết trên 2.494 trường hợp bị lây nhiễm (tỉ lệ tử vong 34,5%).
Cũng theo bà Buzyn, virus corona mới « làm chết người ít hơn SARS và MERS, nhưng lây nhiễm nhiều hơn ».
Mức độ lây nhiễm như thế nào?
Nhiều chuyên gia khác nhau đã cố gắng ước lượng số người bị một bệnh nhân lây cho. Được gọi là « tỉ lệ tái sinh căn bản » (R0), thông số này rất quan trọng để ngăn chận dịch bệnh. Có nhiều tỉ lệ được đưa ra từ 1,4 đến 3,8, mà theo giải thích của giáo sư David Fisman, đại học Toronto thì như vậy khá thấp.
Tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc lại ước lượng cao hơn, theo đó một người bệnh có thể lây cho hơn 5 người khác. J.Stephen Morrison, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington nhận định : « Nếu tỉ lệ này được xác định, có thể giải thích một phần vì sao số trường hợp lây nhiễm gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc ».
Vào lúc nào một bệnh nhân có thể lây cho người khác?
Câu hỏi quan trọng này hiện vẫn chưa có câu trả lời.
Hôm Chủ nhật 26/1, chính quyền Trung Quốc nói rằng việc lây nhiễm có thể diễn ra ngay trước khi các triệu chứng xuất hiện (đây là trường hợp của dịch cúm, nhưng SARS thì không). Dù sao đi nữa, giả thiết này dựa trên việc quan sát vài trường hợp, và chưa được khẳng định.
Giáo sư Mark Woolhouse, trường đại học Edimbourg (Scotland) nhấn mạnh với AFP: « Cần khẩn cấp tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Hy vọng chính của chúng ta là kiểm soát được dịch bệnh và nhanh chóng nhận diện những người bị bệnh để cách ly, tránh lây lan. Nếu việc lây nhiễm virus diễn ra trước khi xuất hiện các triệu chứng được xác nhận rộng rãi, thì hiệu quả của biện pháp cách ly sẽ không còn bao nhiêu ».
Mức độ lây từ người sang người như thế nào?
Hầu hết những trường hợp lây trực tiếp từ người sang người được nhận thấy ở Hoa lục. Ba trường hợp khác là ở Việt Nam, Đức, Nhật Bản.
Theo ông J.Stephen Morrison, nguy cơ lây như vậy « rất thấp tại các nước phát triển ». Tuy nhiên nếu có những trường hợp « lây sang một số nước châu Phi hay các lục địa mà phương tiện an toàn vệ sinh hạn chế, thì các ổ dịch lớn có thể bùng nổ bên ngoài Trung Quốc. Đó có thể là khúc dạo đầu cho một nạn dịch toàn cầu ». Ông cũng nói thêm, hiện thời một kịch bản như thế chỉ mới trên lý thuyết.
Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Những yếu tố mới nhất cho thấy thời gian từ lúc bị nhiễm virus cho đến lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gọi là thời kỳ ủ bệnh, chừng như ngắn hơn người ta tưởng.
WHO hôm thứ Hai 27/1 cho rằng thời kỳ ủ bệnh là từ 2 đến 10 ngày. Nhưng đối với một số trường hợp thì nhanh hơn : trong số 34 bệnh nhân Trung Quốc được các chuyên gia Hà Lan nghiên cứu, thì thời gian ủ bệnh trung bình là 5,8 ngày.
Khi một thanh niên 27 tuổi bị lây nhiễm từ người cha từ Vũ Hán đến Việt Nam, các triệu chứng chỉ ba ngày sau đã xuất hiện, theo một lá thư đăng trên tạp chí y học Mỹ NEJM hôm thứ Ba 28/1. Pháp chọn mức cao nhất là 14 ngày để ấn định thời gian cách ly đối với các công dân hồi hương từ Vũ Hán.
Những triệu chứng như thế nào?
Căn bệnh về đường hô hấp do virus corona mới gây ra có một số triệu chứng giống như SARS, theo như 41 trường hợp đầu tiên được theo dõi tại Trung Quốc. Tất cả các bệnh nhân này đều bị viêm phổi, hầu như đều bị sốt, ba phần tư bị ho, và hơn phân nửa bị khó thở.
Tuy nhiên theo phân tích của giáo sư Bin Cao, tác giả chính của các nghiên cứu đăng trên The Lancet, thì « có những khác biệt quan trọng so với SARS. Chẳng hạn không có các triệu chứng như sổ mũi, đau họng, hắt hơi ».
Tuổi trung bình của số 41 bệnh nhân trên là 49, và gần một phần ba đã bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim…Một phần ba trong số những người này cảm thấy rất khó thở, và sáu người đã chết.
Hiện nay chưa có vaccin cũng như thuốc chữa đối với virus corona, các bác sĩ chỉ khắc phục những triệu chứng, trong đó có việc làm hạ sốt.

No comments:

Post a Comment