Wednesday, May 1, 2019

20190501 Bản tin biển Đông


20190501 Bản tin biển Đông

Had Ken Burns and Lynn Novick ever interviewed this last soldier on April 30, 1975 before they directed this film?
THE VIETNAM WAR: A FILM BY KEN BURNS & LYNN NOVICK

Người lính miền Nam! Người lính cuối cùng.
Anh về đâu ngày cuối tháng tư đen?
Khi miền Nam Sài Gòn đang bỏ ngỏ!
Nhìn hình ảnh nầy với quân phục nầy cho thấy anh có thể là một tân binh chưa ra trường.


Just How Bad a South China Sea War Could Get
US reportedly warns China over hostile non-naval vessels in South China Sea

Cựu sinh viên Y khoa TQ: Ký ức thu hoạch nội tạng sống kinh hoàng

Phần hồi ức dưới đây được George Zheng, một cựu sinh viên Y khoa Trung Quốc hiện đang sống tại Toronto, kể lại với tờ Epoch Times. Anh là người đã trực tiếp tham gia và chứng kiến việc thu hoạch nội tạng từ người còn sống khi còn là sinh viên thực tập chuẩn bị tốt nghiệp trong một bệnh viện tại Trung Quốc. Vì lý do an toàn của bản thân George Zheng, một số chi tiết xác định thời gian và thân phận cụ thể đã bị lược bỏ. 



Goerge Zheng giấu mặt do lo ngại vấn đề an toàn của bản thân.
Sự việc mà tôi mô tả diễn ra vào những năm 1990. Vào thời điểm đó, tôi là một sinh viên sắp tốt nghiệp từ một trường quân y tại Trung Quốc. Tôi đang thực tập tại Khoa tiết niệu, bệnh viện Đa khoa Quân đội Thẩm Dương (Shenyang Army General Hospital). Một ngày, bệnh viện nhận được cuộc gọi từ Khu Quân sự Thẩm Dương ở phía Bắc Trung Quốc, yêu cầu một số nhân viên y tế ngay lập tức lên xe để thực hiện một nhiệm vụ quân sự.
Nhóm 6 người được chọn bao gồm 2 nữ y tá, 3 bác sĩ quân y nam, và tôi – một thực tập sinh. Khoa ra lệnh: Kể từ thời điểm đó, chúng tôi phải cắt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài, bao gồm cả người thân và bè bạn.
Chúng tôi ngay lập tức lên một chiếc xe thùng, bên trong toàn bộ là màu xanh dương nhạt. Bệnh viện cũng phái thêm một xe quân sự. Cửa xe quân sự chưa đóng lại, và tôi có thể nhìn thấy một người lính đang cầm súng.
Xe quân sự dẫn đường. Sau khi lên đường cao tốc, xe quân sự hú còi, và các xe khác tránh đường. Chúng tôi di chuyển với tốc độ rất cao.
Cuối cùng, chúng tôi tới nơi, và sau khi ra khỏi xe thùng, chúng tôi phát hiện mình đang ở một nơi được núi bao bọc xung quanh. Binh lính đang đứng gác xung quanh một tòa nhà. Nhân viên quân đội đón chúng tôi nói rằng tòa nhà này là một nhà tù quân sự nằm gần thành phố Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc.
Đêm hôm đó, chúng tôi ở lại nhà khách quân đội; binh lính đứng gác bên ngoài phòng của chúng tôi. Buổi sáng, 1 y tá và 2 lính đi tới nhà tù để thu thập và phân loại mẫu máu. Sau khi họ trở về với mẫu máu, chúng tôi lên xe thùng và đi khỏi.
Xe dừng, tôi nhìn qua khe cửa và thấy lính gác đang bao quanh xe thùng, tay cầm súng máy. Họ đang quay lưng lại phía chúng tôi.
Chúng tôi chờ trong xe; không được phép cử động. Đột nhiên, có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa và nhìn thấy 4 lính đang khiêng một thanh niên. Anh ta bị dây thừng cuốn quanh cổ và chân, tay bị trói sau lưng. Anh ta không cử động.
Anh ta bị đưa vào xe thùng, và đặt trên một túi nhựa đen được để trên sàn trước đó. Túi này bao phủ toàn bộ sàn, và khi quan sát, tôi biết nó được đặc chế.
Người thanh niên bị trói bằng dây thừng mỏng – loại có thể cắt vào da thịt nếu bị gây áp lực.. Anh ta bị trói theo cách mà, nếu một người đứng trên dây trói từ cổ kéo dài tới hai tay ở đằng sau lưng, anh ta sẽ không thể di chuyển hay vùng vẫy được. Nếu anh ta vùng vẫy, dây trói sẽ chặt hơn, và anh ta sẽ bị bóp nghẹt cổ.
Một trong các bác sĩ yêu cầu tôi đứng lên trên dây thừng và giữ người thanh niên để anh ta không thể di chuyển. Khi tôi giữ chân anh ta, tôi có thể cảm thấy nhiệt độ cơ thể anh ta còn nóng. Tôi cũng thấy cổ anh ta có đầy máu.. Không biết anh ta bị thương lúc nào, nhưng đó chắc chắn là một vết thương.
Lúc này, tất cả nhân viên y khoa khác đã nhanh chóng thay đồ phẫu thuật. Y tá trưởng cắt mở quần áo của người thanh niên với kéo, và rồi lau dung dịch sát trùng từ phần bụng dưới tới ngực của người đó 3 lần.
Sau đó một bác sĩ cầm lấy dao mổ, và rạch một đường dài từ xương ức xuống tận rốn. Chân của anh ta bắt đầu co giật. Sau đó bác sĩ mở toàn bộ khoang bụng dưới của anh ta. Máu và ruột ngay lập tức vọt ra. Bác sĩ đặt ruột qua một bên và nhanh chóng cắt một quả thận; người bác sĩ còn lại cắt quả thận từ bên của anh ta. Họ làm rất thành thạo và nhanh chóng.
Bác sĩ bảo tôi cắt tĩnh mạch và động mạch. Khi tôi cắt, máu lập tức phụt ra. Máu phụt ra khắp tay và thân thể người thanh niên đó. Máu chảy, cũng có nghĩa là chắc chắn anh ta còn sống!
Ở thời điểm này, cả hai quả thận bị lấy ra đã được cho vào trong một thùng chuyên chở nội tạng mà y tá đã cầm.
Tiếp đó, người bác sĩ đối diện yêu cầu tôi phải lấy nhãn cầu của người thanh niên. Tôi ngồi xuống và áp sát vào. Khoảnh khắc đó, mí mắt anh ấy động đậy và rồi anh ta nhìn tôi. Tôi nhìn vào mắt anh ấy. Có gì đó rất kinh hoàng trong mắt anh ấy – điều gì đó không thể diễn tả bằng lời..
Đầu óc tôi trống rỗng, và cả người tôi run rẩy. Tôi cảm thấy khiếp sợ. Tôi đờ ra.
Tôi nói với bác sĩ là tôi không thể làm điều đó.
Đột ngột, người bác sĩ kéo mạnh đầu người thanh niên với tay trái, sử dụng hai ngón tay trái để giữ mí mắt mở, rồi dùng cái kẹp gắp bông ở tay phải để móc nhãn cầu ra. Quá chóng vánh.
Thời điểm đó, tôi đang run rẩy và vã mồ hôi khắp từ đầu tới chân. Tôi cảm thấy mình sắp sụp xuống.
Tôi chợt nhớ tới đêm trước đó tại nhà khách, một quân nhân tới và nói với người chỉ huy của nhóm chúng tôi. Có một câu đã găm vào ký ức của tôi: “Dưới 18 tuổi, cơ thể rất khỏe mạnh và sung sức.” Có phải là nói về người thanh niên này?
Sau khi bác sĩ ra hiệu cho nhân viên ngồi tại ghế hành khách là chúng tôi đã xong, cửa hông bật mở, 4 lính đi vào trong xe thùng, gói người thanh niên vào một túi nhựa lớn, và kéo vào một xe quân đội đang ở gần đó.
Ngay lập tức, xe thùng khởi động, chúng tôi quay lại bệnh viện rất nhanh, được xe quân đội dẫn đường. Tất cả áo, mũ, găng tay phẫu thuật mà chúng tôi sử dụng được gom lại để tiêu hủy sau khi chúng tôi về tới nơi.
Sau khi về tới nơi, nội tạng được chuyển ngay tới phòng phẫu thuật, nơi một nhóm bác sĩ phẫu thuật đang đợi, sẵn sàng cấy ghép chúng cho bệnh nhân trên bàn phẫu thuật.
Lúc này, tôi đã không thể làm được gì nữa; cả người tôi hoàn toàn mệt mỏi. Người chỉ huy thấy vậy và cho phép tôi nghỉ. Tôi ngồi xuống, nhưng vẫn còn có thể thấy họ đang thực hiện ca phẫu thuật.
Tôi bỏ việc ở bệnh viện và quay về nhà. Tôi vẫn cảm thấy cực kỳ yếu ớt và bị sốt cao. Mẹ hỏi tôi có chuyện gì xảy ra, nhưng tôi chỉ trả lời mơ hồ, vì không dám tiết lộ việc này với bất kỳ ai.
Nhưng nỗi đau không dừng lại ở đó. Một mặt, chỉ nghĩ tới ký ức đó thôi cũng thật kinh hoàng, chứ chưa nói đến kể nó ra. Tôi đã trực tiếp chứng kiến việc giết hại tàn khốc một con người, và trái tim tôi cực kỳ bứt rứt. Tôi cũng lo lắng rằng mình sẽ bị chính quyền truy ra và bị sát hại. Gánh nặng đó khiến tôi cực kỳ khốn khổ.
Trong một thời gian dài, cảnh tượng trong chiếc xe ngày đó cứ diễn lại hết lần này lần khác trong óc tôi – cảnh một sinh mệnh giống như chúng ta bị cướp mất nội tạng khi đang còn sống, và nỗi đau và khiếp sợ kinh hoàng bên trong mắt anh ấy khi anh ấy nhìn tôi. Tâm tôi không thể chịu đựng được.. Tôi cảm thấy mình phát điên, và thường xuyên cận kề bờ vực sụp đổ.
Nhiều năm đã qua, nhưng ký ức đáng sợ đó vẫn không thể bị xóa đi. Trong suốt những năm đó, tôi không muốn động chạm tới nó và chủ động lẩn tránh. Bởi vì mỗi khi tôi nói tới, tôi lại không thể kiểm soát hoàn toàn bản thân.
Khi truyền thông thế giới bắt đầu phơi bày việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Trung Quốc, tôi lập tức hiểu ra tất cả: Tất cả đều là sự thật, thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã tồn tại trong hệ thống quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ rất lâu rồi. Chỉ là cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã cung cấp cho họ một nguồn nội tạng lớn hơn rất nhiều mà thôi.
Yi Ling ghi lại, Toroto 2019
Minh Nhật biên dịch
Fra: Thai Hoang <thaihoang386@yahoo.com>
Date: tir. 30. apr. 2019 
From: James Bach <bachjames@sbcglobal.net>


30/04: Lời của một người từ miền Bắc về 'chính nghĩa quốc gia'.
Lê Mai Hoa
Đối với những thế hệ lớn lên ở miền Bắc sau năm 1975 cho đến nay thì lá cờ vàng hay chính nghĩa quốc gia là những khái niệm đầy xa lạ, thậm chí bị hiểu sai, bôi nhọ rất nhiều.
Tiếp xúc với VNCH là một may mắn.
Tôi sinh ra ở miền Bắc sau khi chiến tranh đã kết thúc, người thân trực hệ cũng không có ai đi tù cải tạo nên suốt những năm tháng ấu thơ, Chiến tranh Việt Nam cũng như những người ở bên kia chiến tuyến là khái niệm rất mờ nhạt.

Thời bấy giờ, chỉ được nghe người lớn kể rằng gia đình vẫn còn mấy ông, bà nữa đang định cư ở Mỹ.

Thời tiểu học, khi thấy tôi háo hức vì sắp được nghỉ học dịp 30/4, mẹ nhẹ nhàng nói: "Con không nên ăn mừng ngày 30/4. Có biết bao con người khổ đau, họ phải treo cờ rủ, mặc áo tang trong ngày đó đấy".
Đối với đứa trẻ miền Bắc khi ấy mới 9-10 tuổi, câu nhắc nhở của mẹ để lại trong tôi nỗi nghi vấn trong nhiều năm sau này, vì trót được dạy rằng 30/4 là ngày "thắng Mỹ.
Một cách khách quan, vào thời đi học, tôi không thấy "Mỹ-Ngụy" là xấu, chỉ thấy nó là cái gì đó mơ hồ, xa xôi.
Cái thiếu của phần đông thế hệ trẻ trong nước hiện nay là lý tưởng phục vụ tổ quốc hoặc phục vụ nhân loại và tri thức. Bạn Lê Mai Hoa
Cho đến khi hiểu được sơ lược về VNCH, tôi mới thấy hóa ra VNCH thực gần gũi, chính là những người máu mủ mà giờ đây bị chia cắt bởi hai bờ đại dương.
Từ sau 1995 tôi đã dần dần được gặp một số người thân từ Mỹ về. Thời gian đầu, giữa tôi và họ cũng không có gì đậm đà vì sự không hiểu nhau, mà chắc nhiều người tị nạn khi về thăm quê hương cũng gặp tình trạng tương tự.
Sau này câu chuyện có nhiều tiến triển đáng kể do kiến thức của tôi về phía 'quốc gia'.
Nhờ vào quan hệ người thân, tôi đã được tiếp xúc với Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, bà quả phụ của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, ca sĩ Minh Phúc (lúc đang viết bài này thì được tin ông vừa qua đời) và một người cháu nội của cụ Trần Văn Hương đang định cư ở châu Âu.
Tôi cũng từng được Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng và Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại tặng sách, đó vừa là vinh dự cho người trí thức trong nước, cũng là may mắn hiếm hoi của một người trẻ lớn lên ở miền Bắc.
Tôi xem đó là cơ duyên may mắn của mình. Vì với một đứa trẻ miền Bắc lớn lên cùng với hằng hà sa số huân, huy chương chống Mỹ của ông nội, ông ngoại, đó là cơ hội quá hiếm hoi để mở mang đầu óc, xua tan áng sương mù đã án ngữ trong não trạng của người miền Bắc (sau 1954).
Tôi vẫn còn nhớ hai đêm thức trắng đọc cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy của tác giả Nguyễn Tiến Hưng - cuốn sách mà trang của BBC có giới thiệu.
Đọc xong thì vừa trăn trở, vừa xót thương cho số mệnh của dân tộc.
Ngoại lệ hiếm hoi.
Nhưng tôi có thể xem là một ngoại lệ hiếm hoi của thế hệ sống tại miền Bắc ngày nay.

Tôi đã tiếp xúc với nhiều người, ngay cả với nhiều tầng lớp người ta vẫn gọi là trí thức. Với những người tử tế, hầu hết trong số họ có mục tiêu lớn nhất là nuôi sống gia đình, còn lớn hơn nữa là nuôi hoài mộng trở thành đại gia, nhưng số người giàu có ý thức làm từ thiện, tác động tích cực ngược trở lại với xã hội không nhiều, chứ chưa nói đến việc xoay chuyển giang sơn.
Cũng không nên nhầm lẫn những người đấu tranh hiện nay là người quốc gia. Tôi còn nhớ có một vị tù nhân lương tâm khi mới sang Mỹ, ngồi họp báo với đồng bào ở Cali nhưng vẫn gọi VNCH là tội đồ của dân tộc vì chống lại sự thống nhất đất nước.
Chuyện đó không quá lạ lẫm với những người lớn lên ở miền Bắc, vì từ khi mở mắt chào đời họ (thậm chí bậc phụ huynh của họ) đã chỉ biết có lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ duy nhất.
Di sản lớn nhất của VNCH là tri thức, hãy gắng truyền đạt nó về nước.
Tùy vào góc độ nhìn nhận của mỗi người, VNCH có những ảnh hưởng riêng với đời sống trong nước như âm nhạc, văn hóa hay… dollar. Tôi biết nhiều người ở Việt Nam sáng đi họp chi bộ, chiều vẫn ký giấy nhận dollar người nhà bên Mỹ gửi về.
Trong cộng đồng người Việt hải ngoại, có người chọn cách không bao giờ bắt tay với Hà Nội, thậm chí không về thăm quê hương, để bảo vệ lý tưởng, có người chủ động về Việt Nam hợp tác với nhà nước, mong muốn đem kiến thức của mình về xây dựng đất nước tuy chưa biết hiệu quả của nó đến đâu.
Nhưng dù chọn cách nào, tấm lòng ái quốc của những người Quốc Gia chân chính thực đáng trân trọng.
Sự thực, trong nước bây giờ không còn quá thiếu thốn về vật chất như thời thập niên 1980.
Cái thiếu của phần đông thế hệ trẻ trong nước hiện nay là lý tưởng phục vụ tổ quốc hoặc phục vụ nhân loại và tri thức.
Đó là thứ tôi lại cảm nhận thấy rất rõ ràng từ những người Quốc Gia đã lớn lên, đi học dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Từ những người trí thức đã thoát ra hải ngoại, nay trở về thăm quê hương cho đến những ông cụ thương phế binh Nhảy dù, Thủy quân lục chiến mà tôi từng tiếp xúc trên mảnh đất miền Nam.
Khi kênh SBTN bằng tiếng Việt ở Hoa Kỳ làm cuốn phim tài liệu về trận chiến Quảng Trị vào năm 2007, tôi còn nhớ một người lính VNCH năm xưa đã trả lời trước câu hỏi về mong ước cho tương lai:
"Tôi mong con tôi sẽ biết làm người."
Người cựu quân nhân nêu trên chỉ hành nghề bán vé số ở thời điểm đó, nhưng nói được câu mà bộ phận không nhỏ người lớn lên phía Bắc vĩ tuyến 17 không bao giờ nghĩ đến.
Vì thế người Việt tị nạn cũng nên hạn chế gửi xa xỉ phẩm về nước cho người nhà.
Thay vì dầu thơm hay sô cô la đắt tiền, hãy gắng đem sách vở, tri thức, truyền đạt lý tưởng về chính nghĩa quốc gia cho thế hệ trẻ trong nước.
Họ mới là những người cần biết về ý nghĩa của lá cờ vàng. Họ nên được thấy lá cờ vàng trong những sự kiện tích cực nêu tỏ chính nghĩa quốc gia, chứ không phải làm nền cho những màn chửi bới cộng sản và đả kích lẫn nhau trong cộng đồng.
Họ cũng cần hiểu rằng nhờ có lá cờ vàng, nay mới có cả mấy thế hệ giỏi giang mang dòng máu Việt ở hải ngoại.
Lời kết, mong ước văn minh cho dân tộc.
Mỗi người Việt Nam có những cảm xúc, có những số phận khác nhau xung quanh biến cố 30/4.
Nhưng sau bốn thập niên, tôi nghĩ chúng ta nên đánh giá sự kiện này theo hướng tích cực.
Nhờ có biến cố ấy mà người Việt Nam có mặt khắp năm châu, nước Việt Nam tồn tại hai thực thể (trong nước và hải ngoại), từ đó tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Xin được kết bài nhỏ này bằng câu của thi sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn:
"Tôi cố đợi ngày Việt Nam tái sinh, trong sông biển yêu thương."
Bài viết trình bày quan điểm riêng của tác giả Lê Mai Hoa.
Phiet Pham 
To:Á Nhựt Trần,So Thai,Tướng Kỳ Đoàn,Hậu Hoàng,Liêm Công Dươngand 23 more...

No comments:

Post a Comment