Sunday, February 10, 2019

20190210 Bản tin biển Đông

20190210 Bản tin biển Đông

Canada joins effort to counter China with Asian warship drills
South China Sea: Canada sends warship to join international forces shadowing Beijing’s navy
Canada and the War in the Far East
Matthew Fisher: Canadian warships shadowed by Chinese navy in South China Sea
Trump Singles Out China in State of the Union Address | China News Headlines | China
In Divided Venezuela, Opposition Leader Guaidó Pledges To Let U.S. Aid Enter | NBC Nightly News

Venezuela : Maduro trúng ngư lôi nhưng chưa chìm
Tú Anh Đăng ngày 09-02-2019 Sửa đổi ngày 09-02-2019 14:54
Ông Nicolas Maduro đọc diễn văn trước những người ủng hộ tại Caracas.REUTERS/Carlos Barria
Khủng hoảng Venezuela, Binh pháp Hoa Vi của đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh trong mắt một nhà dân túy, Gián điệp quốc tế tái xuất, Hệ quả 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran… những chủ đề trên các tuần báo Pháp hôm nay làm cuộc khủng hoảng Áo Vàng và đấu đá tại Pháp, chỉ là bão tố trong ly nước.
Như thường lệ, thời sự quốc tế dồi dào nhất vẫn là tuần báo Courrier International tổng hợp 1.500 bài báo quốc tế. Hồ sơ đặc biệt tuần này tổng kết 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran và nhìn về tương lai không có tín hiệu khả quan. Cũng bất trắc không kém là cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, đối đầu hai vị tổng thống. Người đương nhiệm ngày càng yếu thế hơn so với vị lâm thời.
Courrier International giới thiệu với độc giả hai quan điểm : Tổng thống xã hội bị siết gọng kềm, theo nhận định của El Tiempo, báo Colombia. Quan điểm thứ hai của báo Đức, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung : cần phải hướng dẫn tổng thống tự phong.
Sau khi chủ tịch Quốc Hội lập pháp Venezuela tuyên thệ nhậm chức tổng thống, trước hàng chục ngàn người, chuyện gì sẽ xảy ra trong bước kế tiếp ? Đây là câu hỏi được đặt ra trên khắp nước Venezuela và trên thế giới, theo báo El Tiempo. Dưới bức hí họa một ông râu sâu róm ngồi trong xe tăng chĩa súng cà-nông vào một anh thanh niên mảnh khảnh tay cầm ống loa, tác giả phân tích tương quan lực lượng : một bên, Juan Guaido được quốc tế công nhận và nhất là không ngờ nhà lãnh đạo đối lập trẻ tuổi này lại được phe đối lập đoàn kết hậu thuẫn. Bên kia, Nicolas Maduro, bị cô lập, đứng dưới chân tường.
Tuy nhiên, dù Mỹ và các nước láng giềng của Venezuela huy động mọi biện pháp bóp nghẹt dưỡng khí kinh tài để làm sụp chế độ Caracas, còn phải có nhiều động tác hơn nữa mới có thể đánh chìm được Nicolas Maduro. Bởi vì hàng sĩ quan cao cấp, đang bị tư pháp điều tra về các hành động tham ô và buôn ma túy, biết rõ nếu họ buông Maduro thì họ sẽ chết theo. Nhưng nếu quân đội ý thức là dân chúng cần lương thực và cần mở cửa biên giới với Colombia để nhận viện trợ quốc tế thì người ta có quyền hy vọng một giải pháp ôn hòa. El Tiempo của Colombia không dám phiêu lưu trả lời câu hỏi : Maduro sẽ sụp đổ hay không ? Tuy nhiên, tờ báo kết luận : chưa bao giờ gọng kềm siết chặt như thế và có nhiều quyết tâm làm cho chế độ sụp đổ như thế.
Cùng nhận định là Maduro không đầu hàng một cách dễ dàng, báo Đức Người Frankfurter cho rằng cần phải « giúp » lãnh đạo đối lập bởi vì Maduro « để lộ bản chất » không chấp nhận luật chơi dân chủ, tổ chức bầu lại tổng thống để đưa đất nước ra khỏi bế tắc chính trị một cách lý tưởng nhất cho cả đôi bên và quốc tế. Khi công nhận Juan Guaido, Đức và đa số quốc gia châu Âu hỗ trợ cho Mỹ và các quốc gia châu Mỹ la-tinh vì hai nhu cầu : đạo đức và dân chủ. Các nền dân chủ Châu Âu không thể không bảo vệ các quyền chính đáng của công dân Venezuela.
Từ một quốc gia thịnh vượng, Venezuela đã rơi xuống hố sâu khủng hoảng và nghèo đói vì chế độ của Maduro. Khi một nhà lãnh đạo chính trị là cội nguồn của mọi bất hạnh xảy đến cho dân chúng thì phải ngăn chận đương sự lộng hành. Sự kiện trong nội bộ châu Âu có những đảng mị dân như « phong trào 5 sao » ở Ý ủng hộ Maduro chứng tỏ phe tả châu Âu chỉ gắn bó với ý thức hệ và quên đi chuyện chính quyền Trung Quốc và Nga hoàn toàn không quan tâm gì đến số phận thường dân Venezuela mà chỉ nhìn đến trữ lượng dầu hỏa và tính tóan hơn thua với Hoa Kỳ.
Tập đoàn Hoa Vi Trung Quốc, vũ khí chiến tranh gián điệp của Bắc Kinh trong mục tiêu khống chế tây phương, là chủ đề thứ hai của các tuần báo. Mỹ và Châu Âu đối phó ra sao ? Hệ quả đối với Trung Quốc ?
Bằng cách nào Hoa Vi chinh phục thị trường châu Âu ? Điều tra của New York Times, được Courrier International giới thiệu một trích đoạn đưa ra ba chiến thuật : đầu tư, bảo trợ và hứa hẹn hoa mỹ, rồi từ từ gây sức ép với những nạn nhân lọt vào bẫy rập. Tại Anh, Hoa Vi lập « hội đồng quản trị đặc biệt » với John Brown, cựu Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí BP làm chủ tịch. Rồi thông báo sẽ đầu tư 3 tỉ bảng Anh. Hoa Vi tìm cách kết thân với thủ tướng Anh, thủ tướng Đức. Chỉ trong vòng 5 năm, nhân viên của Hoa Vi tại châu Âu tăng từ 7300 lên 12.000.
Thế nhưng, vị thế châu Âu của Hoa Vi, thị trường thứ hai sau Hoa lục, rơi một cách nhanh chóng. Đây là tín hiệu báo trước Hoa Vi sẽ mất thị phần trên toàn thế giới. Tháng Giêng 2019, một trong những cán bộ lãnh đạo ở Ba Lan bị bắt về tội gián điệp. Tất cả những gì xảy ra trong ba tháng qua đều đi theo chiều hướng xấu : Pháp, Đức, Tiệp đều nghĩ đến phương án loại Hoa Vi ra khỏi các dự án G5 trong tương lai.
Báo chí Hồng Kông và Hoa lục cũng cho rằng phản ứng của Mỹ và Tây Âu, từ biện pháp truy tố đánh cắp bí mật công nghệ hay cáo buộc gián điệp là một « logic chính trị » muốn « tiêu diệt Hoa Vi bằng mọi giá » ?
Tuần báo Le Point giải thích vì sao mạng lưới viễn thông thế hệ 5 của Hoa Vi đe dọa tự do thế giới. Trong bài « Binh pháp chiến tranh mới của Trung Quốc », Le Point cho rằng một mặt Hoa Vi được chế độ Trung Quốc yểm trợ tối đa : bảo vệ thị trường nội địa, hỗ trợ đánh cắp công nghệ nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước trợ giúp xuất khẩu qua con đường tơ lụa mới, tự do hối lộ không bị trừng phạt. Mặt khác, Hoa Vi là công ty chủ chốt trong chính sách theo dõi nhận diện công dân qua hệ thống camera kỹ thuật số kết hợp chặt chẽ với bộ máy công an. Điều 7 Luật an ninh 2017 buộc công dân và xí nghiệp hợp tác với an ninh tình báo.
Do vậy, theo Le Point, hành động trả đũa của Mỹ tương xứng với thử thách chiến lược mà thế giới đang đối đầu : giới chủ nhân doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng nhiều hộ chiếu khác nhau để phòng thân khi bị Bắc Kinh truy nã, từ nay họ biết sẽ gặp vấn đề ở ngoài Trung Quốc. Quan trọng hơn hết là hệ quả tác động bên trong chế độ Bắc Kinh : Cuộc phản công của Mỹ đánh Hoa Vi đã làm gia tăng mối bất hòa, xung khắc giữa lãnh vực nhà nước và tư nhân. Phe tư nhân không muốn tài trợ cho kế hoạch « Made in China 2025 » của Tập Cận Bình. Đòn phản công của Donald Trump còn khuyến khích các đối thủ trong đảng của chủ tịch Trung Quốc, những người chỉ trích họ Tập thiếu thận trọng thách thức Hoa Kỳ.
Trong không khí chiến tranh thương mại, chiến tranh lạnh, Le Point đưa độc giả trở lại những trận đấu trong bóng tối với điệp viên hành động cổ điển, gián điệp mạng, tình báo không gian. Trong trận thế phức tạp này, vì sao Putin tung an ninh quân đội GRU ra nước ngoài ? Hoa Vi đóng vai trò gì trong binh pháp gián điệp của Trung Quốc ? Đối sách của Pháp ra sao ?
Theo Le Point, vũ khí bí mật của Pháp để vô hiệu hóa « Hoa Vi, vũ khí của đảng Cộng sản Trung Quốc » là Ủy ban R226. Nhiệm vụ của cơ quan tối mật này là « nhận dạng, đánh giá mức độ quan trọng của từng cơ phận trong hệ thống 5G và từ đó lựa chọn linh kiện phù hợp, bảo vệ an toàn và bảo mật tối đa ».
Trong một bài điều tra dài hơn 4 trang, Le Point trích một chuyên gia tình báo Pháp than phiền: Nước Pháp chậm quá. Hãy nhìn xem nước Mỹ, khi muốn đập Hoa Vi, họ bắt ngay một lãnh đạo và mọi việc được dấy động.
Trong số những giai thoại về hoạt động tình báo trong thời gian qua, Le Point lý giải vì sao an ninh quân đội Nga, gọi tắt là GRU đảm trách hoạt động ngoài lãnh thổ Nga, nhiệm vụ truyền thống của tình báo đối ngoại SVR ? Nicolai Gluchkov, nhà tài phiệt trước là người thân cận với Putin nhưng sau đó trở thành đối lập, đã chết bí ẩn tại Luân Đôn 8 ngày trước vụ đầu độc cha con cựu trung tá Skripal và hàng loạt cái chết bí ẩn khác bị cho là do điệp viên GRU ra tay.
Tại sau Putin tin cậy vào GRU và thất sủng SVR ? Lý do là khi xảy ra vụ biểu tình ở quảng trường Maidan ở Ukraina và sau đó tổng thống thân Nga Viktor Yanoukovitch bị lật đổ, mà Kremlin không trở tay kịp. Nhân viên SVR có mặt đầy ở trong sứ quán Nga tại Kiev và FSB được tăng viện 10 ngày trước cũng bất lực.
Matxcơva cứu được sĩ diện là nhờ GRU. Trước tiên GRU ra tay khẩn cấp, cứu Yanoukovitch đem sang Nga và vài tháng sau, với những nhân viên bịt mặt, GRU xâm nhập và chiếm bán đảo Crimée không cần nổ súng.
Một thành công lớn khác của GRU trong điệp vụ hải ngoại là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, hàng chục ngàn thư điện tử của ban vận động cho Hillary Clinton bị tiết lộ.
Nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng Áo Vàng. Gilets Jaunes được các phe dân túy châu Âu ủng hộ đánh phá trật tự chính trị hiện hữu. Nhưng đối tượng chính của các phong trào mị dân này là ai ?
Đối với tuần báo L’Obs, trích một cố vấn thân thiết của tổng thống Macron thì nhược điểm của ông là không giữ được miệng. Thấm thía bài học châm dầu vào lửa chọc tức phe Áo Vàng xuống đường nhưng chứng nào tật nấy, chỉ bớt đôi chút mà thôi. Tại sao ? Tại vì nhà lãnh đạo thế hệ mới này đoan chắc rằng giới lãnh đạo trước đều là những kẻ đạo đức giả. Mà muốn giải quyết những vấn nạn của đất nước thì phải có can đảm gọi đích danh vấn nạn đó.
Còn Le Point thì có vẻ tội nghiệp cho tổng thống. Vì muốn bớt nợ công qua tiết kiệm ngân sách mà cuối cùng chủ nhân điện Elysée phải chi thêm tiền. Trong bài « Liệu Macron quẹo trái ? », tác giả bài xã luận làm tính nhẩm : nhà nước chi ra 15 tỉ euro để xoa dịu cơn giận của 100.000 Áo Vàng. Tính ra, tốn kém trung bình vì mỗi áo vàng là 150.000 euro, thế mà tình hình vẫn không yên.
Steve Bannon : Đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù chung của Nga-Mỹ
Không hẹn mà nên, cả L’Obs và L’Express đều tập trung phân tích xu hướng dân túy tại châu Âu và Pháp nhân phong trào Áo Vàng và khủng hoảng ở Venezuela. L’Obs, cánh tả, chỉ trích lãnh đạo đảng « Nước Pháp Bất Khuất » Jean-Luc Melanchon, là nhà cách mạng tưởng tượng, lý luận theo ý thức hệ hơn là nhìn vào thực tế. L’Express tìm hiểu rộng hơn, đến các phong trào dân túy ở Ý, ở Đức và phỏng vấn một « cao thủ » dân túy từng giúp Donald Trump chinh phục cử tri bình dân tại Mỹ và nay được xem là « cố vấn » của đảng cực hữu Pháp : Steve Bannon.
Khi được đặt câu hỏi về mục tiêu sâu xa của phong trào cực hữu, dân túy tại châu Âu phải chăng là để đánh phá Liên Hiệp Châu Âu, phục vụ cho mưu đồ của Putin, cựu cố vấn của Donald Trump gây ngạc nhiên : Không phải như thế. Phong trào Áo Vàng không có bằng cấp đại học danh tiếng của Pháp, nhưng họ đòi hỏi chính đáng. Họ làm Macron lo ngại nhưng cũng không làm Putin, kẻ ghét biểu tình, lên tinh thần. Nếu Liên Hiệp Châu Âu thay đổi thành một hợp bang với từng thành viên hùng mạnh thì sẽ đáng lo cho Putin.
Tuy nhiên, vẫn theo Steve Bannon, tương lai thế giới sẽ đi theo một trật tự mới Cơ Đốc-Do Thái Giáo với Israel, Châu Âu, Nga và Mỹ. Bởi vì « kẻ thù chung của thế giới là đảng Cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài con buôn ». Tập Cận Bình, theo Steve Bannon, là Hitler của thế kỷ 21 : kiểm soát dân chúng bằng máy nhận diện, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo, bắt giam người Hồi Duy Ngô Nhĩ. Như để cảnh báo thế giới bằng ngôn từ gây sốc, Steve Bannon gọi những người vỗ tay hoan hô Tập Cận Bình là những kẻ tệ hại hơn cả những tay « đồng lõa » với Hitler.
Chế độ giáo quyền Iran kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày lật đổ chế độ vương quyền trong bối cảnh thất bại từ kinh tế, xã hội cho đến…tôn giáo.
Iran trở thành một cường quốc khu vực nhưng hiếu chiến và muốn vũ khí hạt nhân. Nhưng đằng sau lớp son rực rỡ này là một nền kinh tế khủng hoảng, một xã hội xa lánh giáo quyền. Giáo chủ Khamenei soạn thảo kế hoạch tương lai 50 năm dự báo Iran sẽ là một nước Hồi giáo hùng mạnh kết hợp công nghệ với giáo quyền. Tuy nhiên, theo luật sư Shrin Ebadi, nhà hoạt động nhân quyền, Nobel Hòa bình 2003, chế độ này không thể tồn tại lâu dài. Phải thay đổi, và hy vọng thay đổi không đổ máu, qua một cuộc trưng cầu dân ý.

Hoa Kỳ hoan nghênh Thái Lan điều tra vụ mất tích của nhà báo Trương Duy Nhất
RFA
2019-02-09

Blogger Trương Duy Nhất ở Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 8/2016
 Courtesy FB Trương Duy Nhất
Hoa Kỳ hôm 8/2 hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích từ hôm 26/1 sau khi đào thoát đến Thái Lan để xin quy chế tị nạn chính trị tại Văn phòng của Cao ủy Liên hiệp quốc về tị nạn.

Ông Nhất là một cựu nhà báo và cộng tác viên hàng tuần cho Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do đột nhiên biến mất tại trung tâm mua sắm Future Park - ở ngoại ô Bangkok và không ai liên lạc được với ông từ đó cho đến nay.
Hôm 7/2, chính quyền quân đội Thái Lan lên tiếng cho hay sẽ điều tra về vụ mất tích của nhà bất đồng chính kiến người Việt - Trương Duy Nhất, sau khi các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Amnesty International… đặt nghi vấn về việc mất tích của ông này và không loại trừ khả năng có thể bị mật vụ Việt Nam bắt cóc.

Phản ứng về thông tin chính phủ Thái Lan mở cuộc điều tra mặc dù không có dữ liệu về việc ông Nhất đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này, đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, phía Mỹ hoan nghênh động thái này.
“Chúng tôi biết các báo cáo về việc blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích ở Thái Lan. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông Nhất.
Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các nhà báo thường làm những công việc nhiều rủi ro, chính vì điều đó là trách nhiệm của chính phủ và các công dân trên toàn thế giới lên tiếng để bảo vệ họ,” đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong một tuyên bố gửi Đài Á Châu Tự Do hôm 8/2 viết.

Đến nay đã có 5 tổ chức quốc tế về báo chí và nhân quyền lớn trên thế giới lên tiếng lo ngại về tình trạng mất tích của ông Trương Duy Nhất bao gồm tổ chức Ân xá Quốc tế, Theo dõi nhân quyền, Phóng viên không biên giới, Ủy ban bảo vệ ký giả và Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
Ông Minar Pimple, Giám đốc cao cấp toàn cầu của Ân xá Quốc tế hôm 6/2 thúc giục Thái Lan mở cuộc điều tra, đồng thời chỉ trích chính phủ Việt Nam vẫn giữ im lặng trước các báo cáo về việc biến mất của ông Nhất.

“Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích Trương Duy Nhất. Họ phải cho biết bất cứ thông tin nào về nơi ở của ông ấy và đảm bảo sự an toàn và tự do đi lại của ông Nhất,” ông Minar Pimple cho hay sự biến mất của ông Trương Duy Nhất là một sự báo động sâu sắc.
Ông Trương Duy Nhất, sinh năm 1964, là một phóng viên báo chí nhà nước trong nhiều năm, sau đó ngưng làm báo và chuyển sang mở một trang blog với tên “Một góc nhìn khác”.

Ông Nhất bị chính quyền Việt Nam bắt vào năm 2013 và kết án 2 năm với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS cũ 1999. 
Một số nguồn tin cho Đài Á Châu Tự Do biết ông Nhất bị một nhóm người mặc thường phục bắt giữ tại một tiệm kem trên tầng 3, khu trung tâm thương mại Future Park ở Bangkok hôm 26/1/2019.
Chính quyền quân đội Thái Lan phủ nhận việc có bắt giữ ông Nhất và cho biết sẽ tiến hành điều tra.

Lật đổ chế độ độc tài
Nguyễn Minh Tâm (Danlambao) - Nền độc tài của Nicolas Maduro đang được tính từng ngày, hiện tại hầu như các nước Liên Hiệp Châu Âu đã công nhận Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela. Hoa Kỳ, Canada và khối Lima đang tiến hành viện trợ nhân đạo cho nhân dân Venezuela. Điều này chắc chắn nước Venezuela sẽ chuyển sang chế độ dân chủ sau 1 thời gian biểu tình liên tục dậy sóng đòi lật đổ chế độ độc tài phản dân hại nước, chiếm lấy nguồn tài nguyên dầu lửa của đất nước làm túi riêng của mình. Một bài học cho các chế độ độc tài khi chống lại nhân dân và cả thế giới.

Đất nước Venezuela rất khác Việt Nam. Họ có nền kinh tế đứng thứ tư thế giới trước đây, và là 1 quốc gia dân chủ, đa đảng, chỉ từ khi Hugo Chavez và tên tài xế trung thành hiện tại Nicolas Maduro đưa đất nước tiến lên CNXH quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế quốc gia từ năm 1998, đất nước mới tiến sâu vào lụn bại. Nợ nần chồng chất, dân bới rác mà ăn, lạm phát đến 1.000.000%, bị Trung cộng, Nga lũng đoạn. Vì thế chúng ta đừng thấy lạ lùng là tại sao một đất nước theo CS mà có bầu cử quốc hội, đảng đối lập, Juan Guaido không bị “quần chúng tự phát” hay hồng vệ binh, đấu tố”, quăng cứt, rác vào nhà, và thậm chí là đi xe hai hàng đánh đập ám sát… Nghĩa là người dân có hạt mầm dân chủ từ lâu rồi, từ thuở mới sinh ra, chứ không phải như VN, từ phong kiến rồi Maxit CS nhồi sọ, chưa biết dân chủ là gì, chưa thấy và tôn trọng phản biện đối lập v.v…

Nhưng có một điểm chung trong cuộc CM Venezuela và VN là cách thức lật đổ chế độ độc tài.

Trong bài viết: áp lực đám đông, tôi đã nói rõ, lật đổ chế độ độc tài, không có nghĩa là chúng ta phải giết chết từng thằng CS, tiêu diệt toàn bộ cái đám đảng viên CSVN mà phải làm sao để sức mạnh của đám đông, sức mạnh biểu tình của nhân dân triệt tiêu quyền lực của CS để buộc chúng phải thoái vị, hoặc chấp nhận 1 cuộc bầu cử tự do, bầu cử quốc hội, loại chúng ra khỏi nghị trường, loại ra khỏi quyền lực chúng đang nắm giữ.

Dù bạn có giết chết Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Xuân Phúc khi sức mạnh nhân dân chưa có, khi thành phần đối lập chưa có thì tình hình cũng không thay đổi mấy, Đảng vẫn có thể chọn thằng nào đó kế vị, quyền lực chẳng thay đổi nhiều. Do đó, lật đổ chế độ độc tài là làm sao để sức mạnh đám đông nổi lên, toàn thể nhân dân đứng dậy cùng một mục tiêu, cùng một ý chí triệt tiêu CS, khi đó chính quyền sẽ yếu xuống và khi bộ máy công quyền, quân đội, CA, mật vụ, lung lay phân tán không còn ủng hộ bợ đỡ cho chế độ, thì chế độ độc tài triệt tiêu.

Với Venezuela, bằng những cuộc biểu tình cả triệu người liên tục, kéo dài suốt mấy năm qua, cùng một khẩu hiệu “Maduro từ chức”, nhưng cho đến khi Juan Guaido tuyên bố là Tổng thống lâm thời cuộc CM Venezuela mới chuyển qua bước ngoặt mới. Và cho đến khi Mỹ tuyên bố phong tỏa tài chính toàn bộ Tập đoàn dầu khí quốc gia (PDVSA) của Venezuela, cộng với việc tướng phi công Francisco Esteban Yanez tuyên bố ủng hộ Juan Guaido nhiều sĩ quan quân đội ngã về phía người dân, chúng ta mới tin chắc rằng chính quyền Maduro sẽ sụp đổ theo thời gian, dù anh có chống đỡ cách nào đi nữa.

Nhưng tại sao đến giờ phút này chính thức Maduro vẫn chưa sụp đổ, bởi vì kinh tế Venezuela khác hoàn toàn VN, khác hoàn toàn các nước độc tài khác. Venezuela có trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, mà Maduro đã quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế, cho nên cả nước sống nhờ vào 95% nguồn dầu lửa đó. Có thể nói Maduro đã “bỏ túi” toàn bộ tài sản quốc gia và ông chia chác nhiều phần cho quân đội kinh doanh nắm giữ, chính vì vậy họ rất trung thành với chế độ, dù nhân dân có biểu tình cách nào đi nữa thì nền kinh tế của chính quyền vẩn chưa ảnh hưởng, nguồn sống của họ vẫn còn duy trì, chế độ không nhờ nhiều vào tiền thuế từ xã hội. Nhưng khi Mỹ và các nước Đồng minh phong tỏa kinh tế ngăn chận tẩu tán tài sản và các nước trên thế giới ủng hộ nhân dân Venezuela thì sự tồn tại của chế độ độc tài chỉ còn lây lất, tính từng giờ, từng ngày. Ở đây, chúng ta không bàn về việc Trung cộng hay Nga có nhảy vào hay không, tôi tin rằng chuyện này rất khó xảy ra. 

Như vậy, nguyên tắc để lật đổ chế độ độc tài, đầu tiên là làm sao để người dân vượt qua sợ hãi đứng lên, biểu tình liên tục, cùng một quyết tâm thay đổi xã hội. Đó là sức mạnh duy nhất của người dân. Tiếp theo, được thế giới ủng hộ, thiếu yếu tố này không có cuộc CM nào thành công cả. Trong và ngoài nước cùng một ý chí thay đổi chế độ mới tạo nên sức mạnh thật sự và chính quyền độc tài mới bị cô lập trên thị trường quốc tế, làm suy yếu nền kinh tế, làm mất nguồn thu nhập nuôi dưỡng chế độ. Tiếp theo, từ những sức mạnh đó, chính quyền, quân đội, công an, bộ máy trung thành với chế độ mới rệu rã, hoang mang tâm lý sợ hãi phân mãnh, bất an, bỏ chạy, quay đầu về với nhân dân làm sụp đổ chế độ độc tài. Nghĩa là, có đủ 3 yếu tố này, chế độ độc tài mới sụp đổ.

Với Việt Nam cũng vậy, chỉ khi nào người dân vượt qua sợ hãi chịu đứng lên, thế giới ủng hộ, là bước đầu để thành công. Thành phần CA, mật vụ CS chỉ là phường đầu trâu mặt ngựa, bám đảng kiếm ăn, đổi màu chạy trước nên không quan trọng, nhưng 95% chính quyền VN đã lọt vào tay Hán nô Tàu cộng cho nên chỉ khi nào Trung cộng rung rinh sắp sụp đổ, CMVN mới thành công.

Đi theo những nguyên lý trên, chúng ta hãy khảo sát cách thức Tổng thống Donald Trump tấn công Trung cộng như thế nào?. Ông cũng đi theo 3 bước này.

Bước 1: Làm suy yếu Trung cộng, làm suy yếu tất cả những hệ thống chống đỡ để nó tồn tại. 

Đầu tiên là chiến tranh thương mại. Áp thuế để cân bằng thâm hụt mậu dịch, ra nhiều hiệp định để bảo hộ mậu dịch và kêu gọi các công ty rút vốn nhà máy ra khỏi Trung cộng, làm cho thị trường chứng khoán Trung Cộng lao dốc và nền kinh tế suy yếu thấy rõ. Tấn công vào Cty Huawei, Cty nhà nước núp bóng tư nhân bộ não của Tàu cộng. Trump đẩy mạnh tài sản sở hữu trí tuệ, công tác tình báo, gián điệp mạng, an ninh quốc gia để cả thế giới tẩy chay làm kiệt quệ mấy công ty viễn thông 5G của Trung cộng. Có thể nói trên mặt trận thương mại Donald Trump đã thành công, đến nỗi Tập Cận Bình xin diện kiến trước ngày 1/3 ngày chấm dứt đình chiến, nhưng Trump cũng không thèm gặp. Thật khó dự đoán, không biết Trump có áp thuế 25% lên 267 tỷ hàng hóa còn lại hay không? Bởi, với cách thức tấn công hiện tại, Trump đã làm Trung cộng điêu đứng rồi, nếu áp thuế tiếp tục, dồn Tập Cận Bình vào chân tường, có thể hàng nông sản và nhiều mặt hàng khác của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng, cho nên theo tôi, nếu Tập chịu nhượng bộ về cân bằng thâm hụt mậu dịch, và một phần nào đó về ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ thì việc không áp thuế tiếp tục có nhiều phần lợi hơn cho Hoa Kỳ.

Bởi, cuộc chiến kinh tế này, Trump cũng thừa biết, chỉ làm suy yếu Trung cộng, chứ không thế nào tiêu diệt được nó, muốn thấy hiệu quả thật sự phải sau 5-10 năm, cho nên phải tấn công trên tất cả mọi mặt. 

Về phần quân sự ở Biển Đông, như nhiều lần chúng tôi đã nói, Biển Đông chỉ có thể gầm gừ và khiêu khích, không thể làm gì khác hơn. 

Bước 2: Tấn công và phá hủy hệ thống chống đỡ đó.

Theo tôi, việc đứng lên tự phong của Tổng thống Juan Guaido phải có sự tiếp tay của Hoa Kỳ, bởi vì nó hợp hiến và được dàn nội các của Trump ủng hộ ngay từ đầu rất cấp thời và hiệu quả. Từng diễn biến xảy ra ở Venezuela có một mối tương quan mật thiết nào đó với Hoa Kỳ? Do đó có thể nói, việc Venezuela thành công phải chăng là tiến trình phá vỡ từng nhánh cây, bứng từng gốc bự, chặc đứt từng rễ nhỏ của Trump để tiêu diệt Trung cộng. Bởi Venezuela là nguồn cung cung dầu lửa chính cho Trung cộng. Ngoài chiến tranh thương mại, gián điệp mạng, Trump đã chọn giải pháp cắt đứt nguồn cung ứng dầu lửa và khí đốt cho đất nước này. Dù tổng thống lâm thời Juan Guaido tuyên bố vẫn tiếp tục các hợp đồng mà quốc hội đã thông qua và trả khoảng nợ 60 tỷ dolla mà Venezuela đã nợ Trung cộng để xoa dịu tình hình, nhưng trước mắt Venezuela cũng làm cho Tập cận Bình xay xẩm, mất đi một chí cốt cùng hội cùng thuyền và tương lai đầy những bất trắc khi Juan Guaido xóa bỏ chế độ độc tài, bắt tay với các nước dân chủ, mà Mỹ là nước lọc dầu thô cho Venezuela, cho nên, chắc chắn nguồn dầu lửa của Trung cộng phải bị động khó khăn hơn trước.

Trong khi đó, tình hình Trung đông, do Tết Nguyên đán, việc xây bức tường biên giới, và bài diễn văn thông điệp đầu năm của Tổng thống Trump mà chúng ta quên đi bản tin quan trọng khác. Zalmay Khalilzad,đã thông báo Mỹ sẽ rút toàn bộ binh lính khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng? 



Việc gì đã xảy ra?? Không có việc gì cả, không có chiến sự, không có tổn thất, lực lượng Taliban, IS vẫn còn đó, đang suy yếu nhưng vẫn chiếm giữ 60% lãnh thổ Afganistan, vậy hà cớ gì, hôm trước thông báo rút 7000 quân cùng 2000 quân ở Syria, hôm nay lại thông báo triệt thoái quân toàn bộ. Và trong thời gian tới, phiến quân Hồi giáo Taliban có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước này. Có thể ứng cử vào chức vụ tổng thống?? Phải chăng có những thỏa thuận ngầm mà chúng ta không thể biết? Tại sao nội các Donald Trump lại chấp nhận một sự nhún nhường đến như vậy? Gần đây Trump cũng kêu gọi các Công ty hãy đầu tư vào Pakistan, Nam Á, Trung á để cải thiện môi trường chính trị khu vực này?

Phải chăng, Mỹ đang bắt tay với phiến quân Hồi giáo Taliban hay khủng bố Hồi giáo cực đoan IS để tấn công Trung cộng và giúp họ xây dựng một Nhà nước Hồi giáo Afghanistan như chúng tôi đã phân tích ở bài viết trước: Tiêu diệt Trung cộng. Chỉ có giải pháp đánh đổi này, Mỹ mới chấp nhận lùi bước đến như vậy, trong khi không có lý do gì để Mỹ phải rút quân cả. Nhớ rằng Hồi giáo Taliban theo dòng Shunni, (cùng với người Duy Ngô Nhĩ), được Pakistan hậu thuẫn từ những ngày đầu, và Pakistan, Afghanistan có đường biên giới tiếp giáp với Tây Tạng và Tân Cương bên Trung Quốc, trong khi đó, người Hồi ở Iran hầu hết theo dòng Shiite, Trump lại cấm vận triệt để và còn tăng cường thêm binh lính ở Iraq để kiểm soát thêm tình hình Iran. Phải chăng kế hoạch cắt đứt mọi nguồn cung cấp khí đốt cho Trung cộng đã dần lộ diện. Iran luôn luôn bị cấm vận. Bây giờ hướng đến là các ống dẫn dầu ở Tân Cương. (Venezuela đã và đang thoi thóp)

Như vậy trong năm nay 2019, Đài Loan sẽ độc lập - tuy nó không bợ đỡ cho Tàu cộng tồn tại, nhưng Đài Loan thất thủ sẽ lột toàn bộ mặt nạ con hổ giấy cho cả thế giới nhận biết và nó phá hủy toàn bộ cấu trúc chính danh của Trung cộng - hay Tân Cương có khủng bố và dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng nỗi lên sẽ là bước tiếp theo trong mục đích tiêu diệt Tàu cộng của Donald Trump. Bởi vì, chỉ duy nhất con đường Tân Cương là có thể giựt sập hệ thống bợ đỡ của Trung cộng. 

Bước 3: Nhân dân các nước nhỏ vùng lên.

Quay trở lại Bắc Hàn. Mọi thỏa thuận của Donlad Trump và Kim Jong Un chỉ có giá trị trong nhiệm kỳ đầu của Trump không thể nào qua nhiệm kỳ 2, cho nên chỉ có thư tay, thỏa thuận miệng chứ chưa có Hiệp ước nào được ký kết, và kỳ gặp sắp tới 27-28/2 ở Hà nội cũng vậy, “chúng tôi đã đạt được những điều tốt đẹp” chứ chẳng có một ý tưởng nào khác. Do đó Trump phải diệt hoặc thấy Trung cộng hấp hối trước 2020, chứ không thì Bắc Hàn lật kèo. 

Và Donald Trump sẽ dành món quà này cho các nước nhỏ ra tay.

Không cần nói nhiều các bạn cũng hiểu rồi, nhân dân Trung Quốc, Việt Nam, Hong Kong, Tân Cương Tây Tạng chia 5 xẻ 7 Trung Quốc và biết đâu, Bắc Hàn cũng có 1 phần trong đó.

Tại sao Mỹ phải diệt Trung cộng? Bởi vì trên thế giới này, Trung cộng là quốc gia duy nhất có thể soán ngôi Mỹ, mặc dù thực lực hiện tại Trung cộng chưa thể qua mặt Mỹ, nhưng với lợi thế về đời sống công nghệ số, tương lai Trung Quốc thống lĩnh thế giới về không gian mạng là chuyện có thể. Hãy nhìn Liên minh Châu Âu các cường quốc thế giới về KHKT thời điện tử nhưng không mạnh về công nghệ thời điện toán, cho nên họ già nua và có vẻ lạc hậu với đà tăng trường hiện đại. Ngày xưa Mông cổ làm bá chủ Á-Âu chỉ vì vung kiếm trên lưng ngựa, nhưng khi Châu Âu chế tạo ra những cây súng trường đầu tiên thì Mông cổ sụp đổ, như vậy đừng có nói rằng quốc gia nào đó sẽ tồn tại mãi mãi. Sự phát triển của KHKT sẽ quyết định sự tồn tại của một quốc gia. Hiện tại Hoa Kỳ chỉ hơn Trung Cộng về sản xuất những con Chip, nếu Hoa Kỳ không nhìn ra vấn đề thì Trung cộng sẽ qua mặt và xuất khẩu mô hình Tư bản-Độc tài 2025 đi khắp thế giới. Thật là một đại họa cho thế giới?? Hãy cảm ơn Trump và chắc chắn Trung cộng sẽ bị tiêu diệt trong thời gian tới.

Sài Gòn 9/2/2019


Tiến Sĩ Nguyễn văn Lương thường viết tham luận về kinh tế và chính trị. Ông hoạt động rất năng nổ, tích cực và rất "chán" các kiểu đấu tranh "cuội" mù quáng.  Ông là một trong những nhân vật sáng giá của cộng đồng Người Việt Quốc Gia, của tiểu bang Florida, gồm các ông bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, giáo sư bác sĩ Nguyễn Quyền Tài, và kỹ sư kiêm nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Chu Bá Yến.


Subject:  27 và 28/2 ĐẾ QUỐC MỸ TIẾP THẰNG "ĂN VẠ" TẠI NHÀ THẰNG "ĂN MÀY"!

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại KHÔNG CHỦ ĐỘNG: kết qủa đưa đến Việt Nam hiện nay

Miền Nam có 80% đất dai là canh nông.  Gìn giữ vùng canh nông là Nhân dân tự vệ, Địa phương quân/ Nghĩa quân; nhưng lực lượng này thiếu chuẩn bị để gìn giữ thôn quê, khiến csVN xử dụng “kế hoạch lấy nông thôn bao vây thành thị”; tổ chức thành phần du kích chiến được nuôi sống bởi dân quê, và thắng miền Nam Việt Nam .

Khi Hoa Kỳ đổ quân vào năm 1965, lực lượng du kích csVN này đã gây sự tổn thất về nhân mạng quá cao... khiến Hoa Kỳ phải thay đổi Chiến lược vì phản chiến khắp nơi trên đất nước cũng vì kết quả thiệt hại nhân mạng đến quân nhân Mỹ... do đó, kể từ năm 1967, hội nghị bàn tròn Ba Lê được thành lập dể giải quyết chiến tranh Việt Nam !

Ra hải ngoại, chúng ta ca tụng QLVNCH, Hải Lục Không quân nhưng không nói đến Đia phương quân/Nghĩa quân, vì chiến tích của họ quá khiêm nhường! Tại sao?

Dưới con mắt của mọi người, và trong những sinh hoạt hơn 44 năm qua, người Việt hải ngoại có bao giờ nhắc đến lực lượng DPQ/NQ này không? Hay chỉ tâng bốc những bộ quân phục rằn ri, Hải, Lục, Không quân, Lực lượng đặc biệt? Khách quan mà nói thẳng thắn rằng, sự hãnh diện của những người chủ chốt bảo vệ nông thôn của nhân dân tự vệ, nghĩa quân, địa phương quân không có tại hải ngoại!

Thêm vào đó, chứng minh cho sự thiếu hãnh diện này, là một sĩ quan Hải quân của QLVNCH, tôi đã sống trong lòng Đồng Tháp Mười từ mùa hè 1972, cũng như làm sĩ quan liên lạc cho Sư đoàn 9 BB, trách nhiệm của chuẩn tướng Huỳnh Văn Lạc và tiểu khu Kiến Phong tại Cao Lãnh, cho đến tháng 9 năm 1974 thì thuyên chuyển ra Duyên Đoàn 14 tại Hội An, Quảng Nam, Đà Nẵng... và tôi hiểu rất rõ sự hời hợt, vô trách nhiệm của chính phủ VNCH đối với lực lượng NQ/DPQ này.  Tôi thừ hỏi qúi vị, năm 1972, khi thuyên chuyển đến Đồng Tháp Mười... tôi nhận thấy những đơn vị ô hợp DPQ/NQ mà chúng tôi phải tiếp cứu họ hàng đêm, vì vũ khí của họ còn trang bị bằng những khẩu súng Garant, Carbine M1,,, và không có đạn dược cung cấp... nhiều nơi, anh em NQ/DPQ phải xin từng quả lựu đạn của những đơn vị tiếp cứu họ...nhiều người lính DPQ/NQ kéo lê trên đuờng đất những khẩu súng garants, vì những khẩu súng này còn dài hơn thân thể của họ... thì sự chuẩn bị cho lực lượng khổng lồ này để bảo vệ nông thôn có hữu hiệu không? Hãy tưởng tượng 80% đất đai nông thôn bị bỏ ngỏ như thế, cũng là nguyên nhân chính mà nhiều cấp phường trưởng, xã trưởng, quận trưởng... bị thủ tiêu dã mãn bởi csVN vì thiếu an ninh, an toàn tại nông thôn!

Đó là lý do chính mà lực lượng du kịch của MTGPMN thảnh công đưa đến sự tổn thất về nhân mạng cho quân nhân Hoa kỳ từ khi lâm trận 1965 đến 1967 quá cao, đã đưa đến kết quả phản chiến tại Hoa Kỳ khiến quốc hội, lập pháp Hoa Kỳ phải trói tay hành pháp để giải quyết chiến tranh Việt Nam ...

Nếu lực lượng DPQ/NQ được huấn luyện kỹ càng, kiểm soát được nông thôn thì Hoa Kỳ đâu phải gửi linh tham chiến Việt Nam, có đúng không?... nói một cách khác đi, trong thời Kỳ chiến tranh, miền Nam không hoàn tất sự CHỦ ĐỘNG cho đất mình đã là kết quả mất miền Nam.

Hiện tại, người Việt hài ngoại, gửi tiền, du lịch, đầu tư Việt Nam, không những làm mất giá trị pháp lý của người tị nạn, thân nhân người Việt trong nước sống qua ngày với tinh thần chờ đợi trợ cấp, thờ ơ, khiến miền Nam bất khiển dụng, giảm khí thế đấu tranh, chấp nhận, không nổi dậy ...

Nuôi thân nhân sống, csVN cũng sống... nhưng csVN sống để củng cố quyền lực, bán tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải, đưa Việt Nam đến nô lệ Trung Cộng vì nợ nần cao ,,, và lũ lãnh đạo không có cái đầu này, tẩu tán tài sản ra hải ngoại. Chúng chửi Mỹ, chống Mỹ, ghét Mỹ nhưng thèm dollars Mỹ, đưa thân nhân ra những quốc gia tự do sinh sống (không thèm sống tại Nga Sô, Trung Cộng)...và rất thèm thuồng sống tại Hoa Kỳ!

Trước 1975, 80% vùng dân quê miền Nam nuôi csVN để chúng chiếm miền Nam bằng du kích chiến, lấy nông thôn bao vây thành thị qua chiêu bài MTGPMN.

Sau 1975, bây giờ, dân hải ngoại gửi tiền tạo người dân trong nước bất khiển dụng, thờ ơ, chấp nhận, không nổi dậy, và tiền ngoại tệ đã nuôi csVN để chúng bán nước Việt Nam 

Đó là nguyên nhân chính đưa đến kết quả Việt Nam hiện nay, lỗi lầm lớn là người Việt hải ngoại .

Chỉ một phương pháp duy nhất, thay vì tập trung vào nhân quyền, người dân Việt tại hải ngoại hãy thỉnh nguyện với chính phủ nơi cư ngụ, xin ban hành một sắc lệnh khg cho dân Việt nơi cư ngụ gửi tiền, đầu tư, du lịch Việt Nam như cộng đồng Cuba làm.  Tại Hoa Kỳ, rất dễ dàng vì người Mỹ gốc Việt thỉnh nguyện thư với lý do giữ tiền của tại Mỹ để “Make America Great Again”, Khiến 60% số tiền gửi vào Việt Nam bị cắt đứt thì csVN phải xụp đổ... do sự đói khổ, người dân phải nổi dậy, không có tiền, mãi lực không có, kinh tế không đi chuyển, xã hội sẽ xáo trộn... thêm trạng thái tâm lý khi sắc lệnh ban hành, csVN sẽ náo loạn, tình trạng bối rối, rắn mất đầu phải xảy ra... đó là chưa kể đến sự vỡ nợ!

Dân oan bị mất nhà cửa, tài sản đã đưa đến kết qủa họ nổi dậy, dù lẻ tẻ, nhưng chứng minh sự nổi dậy do sự đói khổ... như thế, gửi tiền nuôi thân nhân khiến người dân không thể nổi dậy, mà đưa đến kết qủa uống rượu, ăn nhậu nhiểu nhất Á châu, không đấu tranh!

Người Việt hải ngoại gủi tiền, tạo cơ hội, Giúp csVN sống, thì đừng nghĩ đến sự nhân quyền tại Việt Nam; mà ngược lại, làm giảm sự đấu tranh của người dân trong nước, đó là chưa kể đến một lũ người Việt tại hải ngoại đang thủ lợi bằng cách giúp đỡ, nuôi nấng, phục vụ bọn csVN đang sống bất hợp pháp, trà trộn trong cộng đồng (từ gia nô, thông dịch, bác sĩ, dịch vụ... vì đồng tiền sai khiến, thu hút).Thêm vào đó, csVN bỏ Nga Sô mà chúng nô lệ từ năm 1975, và thay đồi nhân sự để theo Trung Cộng năm 1990 vì liên bang Sô Viết xụp đổ, và... trong giai đoạn sắp tới, trong chiến tranh Mậu dịch Mỹ-Trung, Hoa Kỳ không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, csVN sẽ chuẩn bị một chính phủ Quân Chủ đề ngả theo Mỹ (vì Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ) khi Trung Cộng xụp đổ! Cộng đồng hải ngoại và những người quan tâm với đất nước Việt Nam có nghĩ đến chưa? 

Thụ động chờ đợi để chấp nhận chỉnh phủ csVN trá hình thành Quân chủ, vì quan niệm theo Mỹ sẽ khá hơn hiện tại? 

Hay CHỦ ĐỘNG để dẹp bỏ chế độ không có cái đẩu csVN, để hải ngoại và quốc nội chung sức, tiền, tài... xây dựng một Việt Nam hùng mạnh của DNÁ châu, chỉ có sự hùng mạnh Việt Nam sẽ là đồng minh các cường quốc, thay vì nô lệ Trung Cộng như hiện nay?

Tương lai Việt Nam nằm trong bàn tay người Việt hải ngoại!

Kính thư
Ts Nguyễn V Lương, 
Florida, USA

On Saturday, February 9, 2019, 10:39 PM, HungT.

27 và 28/2 ĐẾ QUỐC MỸ TIẾP THẰNG "ĂN VẠ" TẠI NHÀ THẰNG "ĂN MÀY"

Dương Hoài Linh

ĂN CƯỚP, ĂN VẠ VÀ ĂN MÀY.

Trên thế giới có ba nước phát triển kinh tế theo những đường lối riêng mà các nhà kinh tế học cũng phải chào thua. Tiếc thay ba nước đó đều là ba nước cộng sản.

Ăn cướp : đó là đường lối kinh tế của Trung Quốc. Ngoài việc công bố đường lưỡi bò, lấn chiếm biển Đông,tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế để cướp đất Trung Quốc còn lợi dụng nhân công giá rẻ, thao túng tiền tệ, sản xuất hàng giả, bắt buộc chuyển giao công nghệ sản xuất để cướp giá trị thặng dư , chất xám , sức lao động của các nước đem về làm của mình để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không những thế Trung Quốc còn tiến hành xâm lược mềm để duy trì ảnh hưởng ra các nước châu Á và thế giới.

Ăn vạ : đó là chính sách kinh tế của Triều Tiên. Đây là một chính sách kinh tế độc nhất vô nhị. Thay vì chú trọng phát triển sản xuất trong nước Triều Tiên chỉ nhắm vào viện trợ tiền và lương thực từ nước ngoài. Vũ khí hạt nhân là một công cụ để ăn vạ. Và Triều Tiên giống như một chiếc xe vận hành một thời gian là phải dừng lại để đổ xăng. Khi phải ghé vào trạm xăng đó là lúc xuống nước. Khi xăng đầy bình rồi thì lại hung hăng tiếp. Ba lần đổ xăng gần đây của Triều Tiên là năm 2000, 2007 và 2018. Dân thế giới đã quen với cách ăn vạ của Triều Tiên nhưng bao giờ cũng nghĩ là lần ghé vào trạm xăng này của Triều Tiên là lần cuối cùng. Họ hy vọng là đất nước này sẽ thôi không ăn vạ như Chí Phèo nữa. Nhưng chứng nào vẫn tật đó. Vì không dám liều để trị tên ăn vạ này nên cả thế giới phải bấm bụng chi tiền xăng cho nó, để rồi lại phải tiếp tục nhức đầu vì nó.

Ăn mày : Khác với hai tên kia Việt Nam nhu mì hơn khi chỉ dám đi ăn mày. Một đất nước tự hào là đã đánh thắng Pháp , Mỹ , Trung Quốc nhưng lại không có gan ăn vạ như Triều Tiên. Việt Nam liên tục xách bị và gậy đi ăn mày các nước từ Nhật , Hàn Quốc, châu Âu đến Mỹ. Ăn mày từ ngoại tệ  đến vốn DOA, vay mượn tứ tung. Không những thế còn gởi công nhân xuất khẩu nô-lệ  lao động đi tất cả các nước trên thế giới để kiếm ngoại tệ , chưa đủ còn cho phụ nữ ra ngoài   lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, làm gái ở Singapore, Malaysia...để kiếm tiền bổ sung ngân sách.

Có lẽ ba tên ăn cướp , ăn vạ và ăn mày này sẽ phải viết sách đúc kết các kinh nghiệm phát triển kinh tế độc đáo của mình để lưu truyền cho hậu thế. Bởi lẻ các nhà kinh tế học thiên tài nhất của thế giới có nằm mơ cũng không thể nghĩ ra được những chính sách kinh tế có một không hai này.
._,_.___


Posted by: Thien Doan

No comments:

Post a Comment