Thursday, November 15, 2018

20181116 Bản tin biển Đông

20181116 Bản tin biển Đông
Flash war of 74: the nearly forgotten south china sea showdown
the 1974 paracels sea battle: a campaign appraisal
How Does Medicare Work After Retirement?

Pence says 'empire and aggression' have no place in Indo-Pacific
Symposium: The Vietnam War Revisited
US National Archives
Streamed live on Sep 14, 2018
In collaboration with the Assembly for Democracy in Vietnam, we present a one-day symposium exploring the Vietnam War from the Vietnamese perspective. The symposium will be divided into three segments: Engagement in the War, Aftermath of the War, and Post-War: Perspectives of Younger Generations. Scheduled speakers include Dr. Pierre Asselin (Hanoiʹs Road to the Vietnam War); Rufus Phillips (Why Vietnam Matters); Ambassador Bùi Diễm, Former Ambassador of South Vietnam to the United States; Dr. Tạ Văn Tài,  Former Lecturer and Research Associate, Harvard Law School; and Dr. KieuLinh Valverde (Transnationalizing Vietnam: Community, Culture and Politics in the Diaspora).
  Registration is required at http://vietusactivities.com/.  Meals will be provided for a feeand paid at the time of registration. If no meals are desired the Symposium is free. Registration deadline is August 31, 2018.

Hai luật sư gốc Việt thắng cử thẩm phán ở Texas


QUYẾT ĐUỔI TÀU RA KHỎI BIỂN ĐÔNG
Người Mỹ Gốc Việt chung vai với Người Mỹ Gốc Phi
Kỷ Niệm Ngày Toà Quốc Tế Phán Quyết
“Trung Cộng KHÔNG  có chủ quyền tại Biển Đông Nam Á “
Với sự đồng tâm vận động Luật Chế Tài Trung Cộng S.659 
tại Quốc Hội Hoa Kỳ 2017-2018

  05

Từ trái: Ông Đinh Hùng Cường – Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại HTĐ, VA, MD, Bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao – President của Voice of Vietnamese Americans, Bà Maurese Owens – Người Mỹ Gốc Phi, Dr. Bambi Lorica – Người Mỹ gốc Phi – Ông Eric Lachica (người chụp ảnh) – Washington DC Coordinator of US Pinoy for Good Governance . Hình chụp tại trung tâm Eden, Falls Church, Virginia, ngày 13/7/2018 .

Xin kính mời quý Lãnh đạo Tinh Thần, Lãnh Đạo Cộng Đồng, Chủ Tịch Hội Đoàn, Quý đồng hương khắp nơi cùng chung tay góp sức lên tiếng với Thượng Nghị Sĩ của mình .



S.659 - South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2017115th Congress (2017-2018) | Get alerts
BILL
Sponsor:
Sen. Rubio, Marco [R-FL] (Introduced 03/15/2017)
Committees:
Senate - Foreign Relations
Latest Action:
Senate - 03/15/2017 Read twice and referred to the Committee on Foreign Relations.  (All Actions)
Tracker:
This bill has the status Introduced
Here are the steps for Status of Legislation:1.     Introduced
2.     Passed Senate
3.     Passed House
4.     To President
5.     Became Law
Shown Here:
Introduced in Senate (03/15/2017)
South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2017
This bill expresses the sense of Congress that: (1) the United States opposes actions by the government of any country to interfere in the free use of waters and airspace in the South China Sea or East China Sea, (2) China should not continue to pursue illegitimate claims and to militarize an area that is essential to global security, (3) the United States should expand freedom of navigation operations and overflights and respond to Chinese provocations with commensurate actions, and (4) the United States should oppose any unilateral Chinese actions to undermine Japan's control of the Senkaku Islands.
The bill requires the President to impose entry and U.S.-based property sanctions with respect to: (1) any Chinese person that contributes to construction or development projects in areas of the South China Sea contested by one or more members of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN); (2) any Chinese person that has engaged in actions or policies that threaten the peace or stability of areas of the South China Sea contested by one or more ASEAN members or areas of the East China Sea administered by Japan or the Republic of Korea; and (3) any person that is owned or acting on behalf of such person, or provides such person with financial, material, technological, or other support.
The President shall prohibit the opening in the United States of, and shall prohibit or impose strict conditions on the maintaining in the United States of, a correspondent account or a payable-through account by a foreign financial institution that conducts financial transactions for a sanctioned person if China has taken specified military-related actions concerning the South China Sea or the East China Sea.
The Department of State shall submit a report to Congress identifying each Chinese person that is engaged in sanctioned activities.
The bill prohibits: (1) with specified exceptions and subject to a presidential waiver, the provision of foreign assistance to the government of a country that recognizes China's sovereignty over the contested territory or airspace in the South China Sea or the East China Sea; and (2) the Government Publishing Office, the Department of Defense, the Department of Justice, or U.S. flagged vessels or aircraft from taking certain actions that would imply U.S. recognition of China's sovereignty over such territory or airspace.
No U.S. person may take any action to approve, facilitate, finance, or guarantee any investment, or provide insurance or underwriting, in the South China Sea or the East China Sea that involves any sanctioned person.

Đa số trong chúng ta chưa có dịp đọc Quân Sử.  Mời đọc bài viết ngắn dưới đây.


Bẫy và Rọ - Trận Tái Chiếm Quảng Trị


Người viết vừa nhận được quyển Quân Sử của Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do cựu Thiếu Tá Phạm Cang – nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC từ Iowa gửi tặng. Cựu Thiếu Tá Phạm Cang – Khóa 20 Võ Bị Đà Lạt là người tù cùng Trại Bình Điền với người viết và hiện nay (2017) ông là đương kim Chủ Tịch của Tổng Hội TQLC/VN tại Hoa Kỳ.
 Trần Trung Chính

Trong bài viết này, người viết chú trọng đến phần chiến công của Sư Đoàn TQLC trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972 để ghi nhận tài điều binh của các sĩ quan các cấp trong Sư Đoàn TQLC cũng như sự dũng cảm và hy sinh vô bờ bến của các quân nhân tham dự chiến dịch này. Nhưng quả là thiếu sót lớn nếu không đề cập đến các chiến công và nỗ lực cũng như hy sinh của các quân nhân các cấp trực thuộc các đơn vị khác như Sư Đoàn 3 Bộ Binh (BB), Sư Đoàn 1 BB, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Lữ Đoàn Dù, các Lữ Đoàn TQLC, các tiểu đoàn Pháo Binh, các chi đoàn chiến xa M41 và M48, Tiểu Khu Quảng Trị, các Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) thuộc Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và Quảng Trị, các đơn vị Lôi Hổ và Lực Lượng Đặc Biệt, các chiến sĩ Không Quân và Hải Quân của QLVNCH…v…v…

Tài liệu của sĩ quan Lê Văn Trạch (Phòng 2 Sư Đoàn 3 BB) tiết lộ rằng Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn cũng như Phòng 2 của Sư Đoàn 3 BB và Phòng 2 của Quân Đoàn 1 bị quân đội Cộng sản Bắc Việt đánh lừa bằng cách tạo ra những mật lệnh truyền tin cũng như mở ra những cuộc tấn công hạn chế tại Quân Khu 2 khiến Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh đổi quân vào đúng ngày 30 tháng 3 năm 1972 - là ngày cộng quân Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công toàn diện tại Quảng Trị. Lệnh đổi quân sẽ hoàn tất vào 6 giờ chiều cùng ngày, nhưng từ 12 giờ trưa, Tướng Vũ Văn Giai và Đại Tá Cố Vấn sẽ bay về Sài Gòn nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần (theo sách Easter Offensive của Đại Tá H. Turley).

... không có vấn đề “ĐÚNG, SAI” đặt ra ở đây vì mục đích của bài viết là để chúng ta nên nhìn trận chiến Việt Nam qua nhiều vị trí quan sát khác nhau ...

Chiến trận Quảng Trị đã trôi qua 45 năm, nhiều tài liệu của 2 bên lâm chiến đã được công bố, nhưng những điều đã được công bố (có cả hình ảnh và thủ bút của những người tham dự chiến trận) thì không phải là những điều được người viết trình bày tại bài viết này. Cũng có thể độc giả đòi hỏi người viết phải trưng ra tài liệu để minh họa cho lập luận trình bày, xin trả lời là cá nhân người viết không có những tài liệu đó, vấn đề được trình bày ở đây thuộc về nhận xét riêng của người viết. Cũng không có vấn đề “ĐÚNG, SAI” đặt ra ở đây vì mục đích của bài viết là để chúng ta nên nhìn trận chiến Việt Nam qua nhiều vị trí quan sát khác nhau để thế hệ kế tiếp có dịp ngó lại các sự kiện lịch sử gần giống với thực tế đã từng xảy ra trước đó!

Trước tiên, hãy cùng ôn lại chút chuyện đầu thời Chiến Quốc. Khi đó, Tôn Tẫn, tương truyền là cháu của Tôn Tử - tác giả của Binh Pháp Tôn Tử, đã dùng diệu kế để giúp Đại Tướng Điền Kỵ của nước Tề thắng Tề Vương trong cuộc đua ngựa, với ba loại Giỏi, Thường, và Kém.  Vòng đầu cuộc đua, Tôn Tẫn đã cố vấn Điền Kỵ đưa ngựa kém ra đua với ngựa giỏi của Tề Vương. Kết quả: 0-1, phần thua về Điền Kỵ. Vòng hai, Điền Kỵ lấy ngựa giỏi ra đua với ngựa thường của Tề Vương: Kết quả: 1-1. Vòng ba, Điền Kỵ lấy ngựa thường ra đua với ngựa kém của Tề Vương. Sau 3 vòng đua, Điền Kỵ thắng Tề Vương với tỷ số 2-1.

Trở lại với chiến trận Quảng Trị, trái với nhận định của sĩ quan Lê Văn Trạch (phòng 2 của Sư Đoàn 3 BB), người viết cho rằng chính lực lượng xâm lăng của Cộng quân bị lừa vào BẪY và RỌ ngay tại vùng Quảng Trị giới tuyến để rồi chịu nhận một tổn thất sinh mạng quá lớn lao.

Diễn trình lọt vào BẪY và RỌ của quân Bắc Việt gần giống với cuộc đua ngựa do Tôn Tẫn bày mưu sắp xếp:

Chỉ trong 48 giờ chiến đấu, Trung Tá Phạm Văn Đính của Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3 BB kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt vào lúc 14:30 ngày 2 tháng 4 năm 1972. Gần một tháng sau, Tướng Vũ Văn Giai hạ lệnh Sư Đoàn 3 BB rút khỏi Quảng Trị, đó là ngày 1 tháng 5 năm 1972. Kết quả 1-0, phần thắng nghiêng về phía quân cộng sản.

Đến 14:30 ngày 1 tháng 5 năm 1972, Lữ Đoàn 147 TQLC và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh rút khỏi thành phố Quảng Trị. Tới ngày 2 tháng 5 năm 1972, phòng tuyến cuối cùng của QL/VNCH là sông Mỹ Chánh do 2 Lữ Đoàn TQLC, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và 01 Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn giữ và Cộng quân cũng bị chận đứng tại đây, không tiến thêm được bất cứ tấc đất nào nữa. Kết quả 1-1.

Ngày 1 tháng 5 năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là phòng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kế hoạch tái chiếm Quảng Trị khởi đầu từ ngày 19 tháng 6 năm 1972 cho đến 19 tháng 9 năm 1972 (thời hạn 3 tháng). Tiểu Đoàn 5 TQLC do Thiếu Tá Phạm Văn Tiền chỉ huy đã cắm cờ VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 16 tháng 9 năm 1972 – trước thời hạn ấn định 3 ngày. Kết quả 2-1 chung cuộc cho chiến trường Trị Thiên vào năm 1972, phần thắng nghiêng về phía VNCH.

Ghi chú của người viết:

Từ điển VN định nghĩa như sau:

BẪY:
(Danh từ):
Dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết loài vật hoặc kẻ địch; thí dụ: bẫy chông, chim sa vào bẫy.
Cái bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào.
(Động từ):
Bắt hoặc tiêu diệt bằng bẫy.
Lừa cho mắc mưu để làm hại, thí dụ: bẫy người vào tròng.
RỌ
(Danh từ):

Đồ dùng đan bằng tre nứa, hình thuôn dài dùng để nhốt súc vật khi vận chuyển.

Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai sau khi họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 3 BB cùng các sĩ quan chỉ huy các lực lượng yểm trợ cho chiến trường Quảng Trị, đã tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị vào khoảng 3-4 giờ sáng ngày 01 tháng 5 năm 1972.  Các đơn vị đồn trú trong Cổ Thành Quảng Trị di chuyển theo hướng Tri Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng; nhưng mãi đến trưa 3 chiếc trực thăng CH-54 mới bốc Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và các cố vấn Mỹ bay vào Huế.

Tại Huế, Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Huế - Thừa Thiên, hay tin Sư Đoàn 3 BB rút bỏ Quảng Trị từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1972; tin này do cố vấn trưởng của CSQG loan báo (ông này được người bạn đang là cố vấn trưởng cho Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai ngay tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB loan báo). Thiếu Tá Liên Thành liền thông báo ngay cho Thiếu Tá Hóa, lúc đó đang là tùy viên của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú - Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Thiếu Tá Hóa chưa hay biết gì cả, nhưng Thiếu Tá Liên Thành cho hay đây không phải là tin tình báo mà do chính cố vấn trưởng của CSQG sau khi nói chuyện qua điện thoại với cố vấn trưởng của Chuẩn Tướng Giai. Thiếu Tá Hóa nói sẽ gọi lại sau khi kiểm chứng.

Tới 6 giờ sáng, Thiếu Tá Hóa cho hay nguồn tin trên là đúng và xác nhận một số quân nhân và dân chúng Quảng Trị đã vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Ngay sau đó, Thiếu Tá Liên Thành phát động cuộc hành quân Cảnh Sát, bắt giữ toàn thể các phần tử thân Cộng và hoạt động cho Việt Cộng mà Ty CSQG Thừa Thiên đã thành lập danh sách đen từ trước. Con số bị bắt vượt quá 2,000 người chỉ trong 48 giờ thực hiện (đa số là các phật tử dưới trướng của nhà sư Thích Trí Quang và Giáo Hội Ấn Quang). Ông báo cáo thành quả này cho Tướng Nguyễn Khắc Bình và yêu cầu Bộ Tư Lệnh giúp đỡ. Chưa tới 10 ngày sau, Tướng Nguyễn Khắc Bình gửi ra Huế một chiếc hải vận hạm của Cục Quân Vận để chuyên chở hơn 2,000 người này ra đảo Côn Sơn, chịu trách nhiệm an ninh là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hải của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Tướng Nguyễn Khắc Bình nói đây là kế hoạch “bịt tai, bịt mắt, trói chân, trói tay“ của CSQG nhằm tránh thành phố Huế  bị “nội công - ngoại kích“ của Việt Cộng.

Điều đáng nói ở đây là Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 từ trong Đà Nẵng không hay biết gì cả, chả thế mà từ trung tuần tháng 4 năm 1972,  tiếng nói của ông được phát thanh trên Đài Phát Thanh Huế có đoạn: “Quảng Trị vững như bàn thạch…”. Thiếu Tá Liên Thành nói với người viết: không ai cười Tướng Lãm về chuyện này cả vì công chức và dân chúng thì bận lo di tản vô Đà Nẵng, còn lính tráng và cảnh sát thì lo chống giữ quân Bắc Việt để chờ Sài Gòn… tiếp viện.

Hồ sơ trận liệt của Phòng 2, Sư Đoàn 3 BB cho hay trận chiến Quảng Trị năm 1972 rất quan trọng. Cho nên Quân Ủy Trung Ương Quân Đội Bắc Việt đã cho thành lập Đảng Ủy và Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Trị Thiên do Tướng Lê Trọng Tấn, phó Tổng Tham Mưu Trưởng, làm Tư Lệnh, Tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị làm Chính Ủy kiêm Bí Thư Đảng Ủy. Các Tướng Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doãn Quế, Hồng Sơn, Lương Đệ, Anh Nhân làm Phó Tư Lệnh Chiến Dịch. Ngay cả Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Trị là Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia vào Đảng Ủy Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch. Sau chót, Thượng Tướng Văn Tiến Dũng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, lúc bấy giờ là đương kim Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Bắc Việt, được cử làm đại diện của Quân Ủy Trung Ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược của Chiến Dịch quan trọng này.

Người viết không nêu chi tiết các đại đơn vị của Quân Đội Bắc Việt (độc giả nào cần biết chi tiết xin xem báo KBC Hải Ngoại cũng như các hồi ký của các vị chỉ huy của VNCH viết về trận chiến này). Về mặt tổng quát quân Bắc Việt có 6 Sư Đoàn BB chủ lực, 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn độc lập, 4 tiểu đoàn đặc công, 5 tiểu đoàn địa phương của Quảng Trị và Quảng Bình, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn cao xạ phòng không, 1 trung đoàn hỏa tiễn SAM, 2 trung đoàn thiết giáp, 2 trung đoàn công binh.

Phần trước người viết đã nhắc sơ về lực lượng trấn giữ chiến trường Quảng Trị, nhưng nếu so sánh với lực lượng Bắc Việt thì quyết định của Tướng Vũ Văn Giai rút quân ra khỏi Quảng Trị vào ngày 01 tháng 5 năm 1972 là quá hợp tình hợp lý. Hồ sơ trận liệt của Phòng 2 Sư Đoàn 3 BB được chuẩn bị kỹ càng như đã nêu, chả lẽ Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn không có kế hoạch đối phó? Theo nhận xét của người viết, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn đã tham khảo với Ban Tham Mưu của Đại Tướng Creighton Abrams để giăng BẪY chiêu dụ đại quân của Bắc Việt sập bẫy tiến vào Quảng Trị.

Phía tình báo của quân Bắc Việt đã đánh giá thấp khả năng của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và khả năng tác chiến của Sư Đoàn 3 BB qua các dữ kiện thu thập từ thực tế như sau:

Đại Tá Vũ Văn Giai là sĩ quan xuất sắc cấp Trung Đoàn, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng (sau chiến dịch Lam Sơn 719 – tháng 2/ 1971) được đề cử làm Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB tân lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1971, tuy nhiên ông chưa có thì giờ để được đi học Khóa Tham Mưu Cao Cấp điều binh cấp Sư Đoàn. Được tiếng là Tư Lệnh Chiến Trường Quảng Trị, nhưng ông không điều khiển được các Lữ Đoàn TQLC, các Lữ Đoàn Nhảy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Thiết Đoàn Kỵ Binh... bởi vì các đơn vị tăng phái cho ông đều tuân lệnh từ các cấp chỉ huy hàng dọc của đơn vị họ.

Vì thành lập quá gấp gáp để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường Quảng Trị, một số quân nhân của Sư Đoàn 3 BB được ân xá từ nhóm quân phạm và nhất là Lực Lượng Biên Phòng bị giải tán rồi chuyển qua Sư Đoàn 3 BB nên thiếu thành phần hạ sĩ quan và sĩ quan cấp trung đội và đại đội thiện chiến (trước đó họ quen việc trấn đóng phòng thủ tiền đồn biên giới nên chưa quen với công việc chiến đấu di động như các đơn vị bộ binh thuần túy).

Người viết cho rằng sự yếu kém của Sư Đoàn 3 BB khi trấn giữ mặt trận Quảng Trị là điều thực tế.  Nhưng vai trò của Sư Đoàn 3 BB vào thời điểm tháng 4/1972 là miếng mồi để dụ quân Bắc Việt tiến vào Quảng Trị (xin xem tiêu lệnh phân công và nhiệm vụ do chính Tướng Lê Trọng Tấn soạn thảo qua tài liệu được tìm thấy trong sổ tay của một số Tiểu Đoàn Trưởng quân Bắc Việt tử trận, và phòng 2 Sư Đoàn 3 BB và phòng 2 của Sư Đoàn TQLC cũng lưu giữ tài liệu này). Vì vậy khi thấy Sư Đoàn 3 BB không được tăng viện tương xứng, Trung Tá Phạm Văn Đính – Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56 đã ra đầu hàng quân Bắc Việt: Trung Tá Đính không nghĩ tới trường hợp Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai được mật lệnh sẽ rút quân ra khỏi Quảng Trị để tránh bị tổn thất nhân mạng cho binh sĩ các cấp.

Tất cả những đơn vị rút lui ra khỏi Quảng Trị vào tháng 5/1972 đều được chỉnh đốn hàng ngũ, tái trang bị quân trang quân dụng để chờ ngày xuất phát tái chiếm Quảng Trị. Nhưng riêng Sư Đoàn 3 BB thì không, sau khi tập trung tái bổ xung nhân sự và quân trang vũ khí tại Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa, toàn thể Sư Đoàn 3 BB được vận chuyển vào Quảng Nam để nhận vùng trách nhiệm mới. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh (gốc Pháo Binh) được bổ nhiệm làm tân Tư Lệnh, dĩ nhiên phải thay đổi huy hiệu của Sư Đoàn vì khi trấn đóng tại Quảng Trị, huy hiệu cũ có 2 chữ BẾN HẢI. Để thay thế Sư Đoàn 3 BB, toàn thể Sư Đoàn TQLC cũng được chuyển ra Quảng Trị (ngoại trừ Trung Tâm Huấn Luyện Sóng Thần và Quân Y Viện Lê Hữu Sanh vẫn còn nằm lại Thủ Đức – Gia Định). Điều đó củng cố cho ý nghĩ của người viết là kế hoạch di tản Sư Đoàn 3 BB ra khỏi Quảng Trị cũng như tái phối trí và hoán chuyển 2 Sư Đoàn vừa nói trên đều nằm trong kế hoạch dự trù từ trước của Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn.

Sĩ quan Lê Văn Trạch của Phòng 2 Sư Đoàn 3 BB viết: “… Trước tình hình khẩn trương, có nguy cơ quân đội BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên – Huế, trong khi Tướng Hoàng Xuân Lãm và Bộ Tham Mưu của ông không còn khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.“ (Hết trích)

Đại Tá Ngô Quang Trưởng khi đang là Lữ Đoàn Trưởng cuả Nhảy Dù đang hành quân tại vùng giáp ranh Quảng Trị - Thừa Thiên, tháng 6/1966 nhận được lệnh của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có – Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH vào thành Mang Cá đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB thay thế Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Tướng Nhuận bị cất chức và chuyển giao vào Sài Gòn để ra Tòa Án Quân Sự vì dính dáng đến biến cố Bạo Loạn Miền Trung 1966.

Năm 1967, Đại Tá Ngô Quang Trưởng được thăng chức Chuẩn Tướng và nắm giữ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Trong vòng 4 năm từ 1966 đến 1970, ông cũng được thăng cấp Thiếu Tướng trong thời gian làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Khoảng cuối năm 1970 ông về nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, ông được vinh thăng Trung Tướng trước khi trở ra miền Trung làm Tư Lệnh vùng 1.

Điều chắc chắn không ai chối cãi là ông quá quen thuộc với địa hình vùng Quảng Trị - Thừa Thiên nhiều hơn Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai. Và cá nhân người viết còn đoan chắc là Tướng Ngô QuangTrưởng đã tham dự nhiều khóa huấn luyện của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân của Quân Lực Hoa Kỳ tại Fort Lavenworth. Sự thăng tiến trong kỹ thuật tác chiến của Tướng Trưởng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan tình báo Bắc Việt, nên quân Bắc Việt đã phải trả giá rất đắt về nhân mạng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị 1972. Tướng Trưởng cũng đã tốt nghiệp với ưu hạng của Văn Bằng Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân Đồng Minh.

Cả đến hai mươi năm sau, trong quyển tiểu sử tự viết (autobiography) vào năm 1992, Đại Tướng Norman Schwarzkopf, Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh trong Chiến Tranh Vùng Vịnh - Gulf War, đã gọi Tướng Ngô Quang Trưởng là "vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất mà tôi đã từng được biết." Sự ngưỡng mộ hết mực của Đại Tướng Schwarzkopf dành cho Tướng Ngô Quang Trưởng chính là vì ông đã chứng kiến tài phối hợp điều binh Liên Quân Đồng Minh của Tướng Trưởng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị năm 1972 mà nhiều người đã lầm tưởng Đại Úy Schwarzkopf ngưỡng mộ Thiếu Tá Trưởng trong trận đánh tại Ia Drang vào năm 1965 khi Thiếu Tá Trưởng làm Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù.

Ngay khi ra vùng 1, Tướng Trưởng đã cho thiết lập Trung Tâm Truyền Tin để ông có thể ra lệnh trực tiếp cho các giới chức quân sự cao cấp như Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược B-52 tại căn cứ Utapao bên Thái Lan, Bộ Tư Lệnh Hải Đội của Hoa Kỳ tại vùng biển VN, các đơn vị Không Quân của Hải Quân đóng trên các Hàng Không Mẫu Hạm, Sư Đoàn TQLC/VN, Sư Đoàn Nhẩy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ, các tiểu đoàn Pháo Binh Diện Địa cũng như Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 101 của Pháo Binh 175 ly. (Chú thích của người viết: liệt kê dài dòng như vậy để cho thấy Trung Tướng Trưởng đang điều quân cấp liên Quân Đoàn của Liên Quân Đồng Minh).

Đại Tá Dư Quốc Đống giữ chức Tư Lệnh Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên để giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 từ 1965, ông thăng chức Chuẩn Tướng vào năm 1966 (khi đó Đại Tá Ngô Quang Trưởng còn giữ chức Lữ Đoàn Trưởng của Nhẩy Dù). Ngay từ 19-6-1965, Tướng Lê Nguyên Khang đã nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn kiêm nhiệm Tư Lệnh TQLC. Vì vậy khi ra miền Trung nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Bộ Tổng Tham Mưu đã thay thế 2 ông Tướng có thâm niên công vụ cao hơn Tướng Trưởng để ông dễ chỉ huy 2 đại đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Sự thay thế đó là Đại Tá Lê Quang Lưỡng giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn Dù và Đại Tá Bùi Thế Lân giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, cả 2 ông Tư Lệnh mới này đều tốt nghiệp Khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức và chưa có thâm niên công vụ cấp Tướng Lãnh.

Quyển sách Quân Sử của TQLC/VNCH cũng đề cập đến khả năng ghê gớm và hiệu quả của hải pháo đặt trên các tàu chiến tiếp cận bờ biển Quảng Trị đã bắn yểm trợ TQLC/VNCH. Đây là loại vũ khí mà các tướng lãnh của Bắc Việt không biết tới. Họ đã điều động nhiều súng phòng không để kiềm chế các máy bay của Không quân, nhiều đơn vị mang hỏa tiễn AT-3 để khống chế chiến xa của ta, dùng đại bác 130 ly tầm xa 32 km bắn cường tập vào mục tiêu để đè bẹp pháo binh ta. Nhưng không có đơn vị nào trang bị hỏa tiễn ĐỊA đối HẢI để đẩy lui các chiến hạm của Hoa Kỳ ngày đêm pháo kích vào các căn cứ của Cộng quân! Điều này cũng dễ hiểu vì quân đội Liên Xô và Trung Cộng không có kinh nghiệm nào về hải pháo và cũng chưa bao giờ tham chiến với mô thức chiến trận này. Suy ra, nếu có tác chiến trực tiếp với Hoa Kỳ thì bộ binh Trung Cộng hay bộ binh Liên Xô cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề y như quân đội Bắc Việt vậy thôi.

Người viết gọi Cổ Thành Quảng Trị là cái RỌ, vì chiều tối 01 đại đội quân Bắc Việt vượt sông chui vào tăng cường cho quân trú phòng, nhưng không chịu nổi hỏa lực của hải pháo, nên sáng hôm sau phải rút ra. Làm một bài tính, khi vào khoảng hơn 100 người mà khi rút ra, đại đội chỉ còn khoảng 7-8. Nhà báo Huy Đức trong quyển Bên Thắng Cuộc tính nhẩm đã có hơn 10,000 chiến binh Bắc Việt bỏ mạng, bỏ xác tại Cổ Thành (thành phần này đa số là sinh viên học sinh của thành phố Hà Nội).
Chính phủ Nixon giúp chúng ta chiến thắng trận Quảng Trị năm 1972 là để “mua thời gian” không cho cộng quân chiếm VNCH trong năm 1972. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, có nhiều việc cần phải làm, Hoa Kỳ không thể bị sa lầy tại Việt Nam cho nên bỏ rơi VNCH cũng là cách làm cho chiến tranh Việt Nam phải chấm dứt.
Nhiều người VN, kể cả người viết bài, đều không hiểu đấu pháp của Tổng Thống Nixon. Và cũng vì vậy phía bên cộng sản VN đã chịu tổn thất nhân mạng lên tới 3 triệu tinh binh. Tháng 11/1968, cá nhân người viết cùng với người bạn chạy lên Tòa Đại Sứ Mỹ ở đường Thống Nhất xem diễn biến bầu cử giữa 2 ứng cử viên Humphrey của Đảng Dân Chủ và Nixon của Đảng Cộng Hòa. Chúng tôi thở phào khi ứng cử viên Nixon chiến thắng và lầm tưởng Chính Phủ Nixon sẽ yểm trợ VNCH chiến thắng Bắc Việt. Đó là một sự lầm lẫn to lớn vì sau này mới hiểu ra là Nixon cần chiến thắng ngôi vị Tổng Thống Hoa Kỳ để “rút quân về nước”.

Nixon ra lệnh cho Melvin Laird – Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng lập kế hoạch rút quân dưới cái tên Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Cuối năm 1971, toàn thể Lục Quân Hoa Kỳ trú đóng tại phần đất VNCH đã lên đường về nước. Cấp lãnh đạo Bắc Việt tưởng là ngon ăn nên phát động 3 mặt trận Trị - Thiên, Kontum và Bình Long - An Lộc nhưng thất bại cả 3 mặt trận. Lãnh đạo VC tưởng rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ không bỏ phiếu cho Nixon vì Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh thất bại. Thực tế, trong cuộc bầu cử 1972, Tổng Thống Nixon đạt được thắng lợi trên 49 tiểu bang vì ông chủ trương rút quân từ từ chứ ông không “bỏ chạy” như ứng cử viên Đảng Dân Chủ  là Thượng Nghị Sĩ Mc Govern chủ trương.

Người viết không có bất cứ lời than phiền nào đến các vị lãnh đạo của VNCH vì chúng ta bị Bắc Việt xâm lăng, chúng ta bắt buộc phải chiến đấu để bảo vệ đất nước của chúng ta, bảo vệ nhân dân và gia đình thân thuộc của chúng ta. Chính phủ Nixon giúp chúng ta chiến thắng trận Quảng Trị năm 1972 là để “mua thời gian” không cho cộng quân chiếm VNCH trong năm 1972. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, có nhiều việc cần phải làm, Hoa Kỳ không thể bị sa lầy tại Việt Nam cho nên bỏ rơi VNCH cũng là cách làm cho chiến tranh Việt Nam phải chấm dứt.
Viết xong tại San José, ngày chủ nhật 12 tháng 2 năm 2017

Trần Trung Chính



“Đây không đơn giản là một sự nhầm lẩn mà nó là cả một kết hoạch giết chết tiếng Việt của rợ hán qua bàn tay trợ giúp của lũ chồn hôi giặc hồ. Muốn tiêu diệt một dân tộc phải tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó. Nó là kế sách của rợ hán.
Lac Viet 
Nov 16 at 2:10 PM
Kính Quý Vị,

Chỉ khoảng từ hơn 2 năm nay, tôi để ý đến rất nhiều Bản Tin được đọc trên Youtube hay Bản Tin chữ viết đã dùng chữ "Thập Kỷ" để chỉ khoảng thời gian vài chục năm.
Ví dụ: Nước Tàu đã có nền kinh tế phát triển vượt bưc trong vài "Thập Kỷ" qua. 
Vậy để chỉ khoảng thời gian mấy chục năm đó ta dùng "Thập Kỷ" hay " Thập Niên"
Nếu dùng "Thập Kỷ" trong đoạn văn này là sai thì tôi thấy ngay cả đài RFI, VOA đều có những sai lầm căn bản này và 80% Bản Tin trên mạng đều sai như vậy.
Còn một vấn đề nữa, một số nhà vận động "Thoát Óc Nô Lệ Tàu"  cho rằng chúng ta không nên gọi Nước Tàu là "Trung Quốc" ngay cả "Trung Cộng" hay  "Trung Hoa" cũng không.
Họ cho rằng chữ "Trung " này xuất phát từ "Hán Mao" tự nhận là trung tâm của đế chế CS Tàu mới và được Hồ Chí Minh, tên gián điệp Hồ Quang du nhập vào Việt Nam thi hành trọn vẹn lệnh của Mao.
Dù đã khoảng 2300 lịch sử trôi qua, Nhà Tần đã thôn tính các nước trong vùng rộng lớn tại Hoàng Hà, Dương Tử, Ngũ Lĩnh trong đó Tộc Bách Việt và nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng đã bị xâm lược và bị Hán Hóa ngoại trừ vùng Sông Hồng của tộc Âu Lạc là Việt Nam bây giờ.
Qua lịch sử đó, nhà Tần vẫn được xử dụng để gọi tên nước trong suốt các triều đại về sau: đó là Tần, phiên âm từ "Chin", tổ tiên Việt gọi họ là Tàu, và Tây Phương gọi là Chine, China.
Để chắc ăn, Hán Tập nghe nói đang có ý định dịch tên nước là " Kingdom Center" cho sát với mộng bá quyền của Hán Tập ngày nay.
Vậy Tổ Tiên ta đã gọi bọn "phương Bắc" là Tàu (Tần, Chin) thì nên gọi Tàu Cộng thay vì dùng chữ Trung Quốc, Trung Hoa hay Trung Cộng.
Chưa kể, người Việt chúng ta còn dùng chữ "Tàu Khựa" để tỏ ý khinh miệt kẻ thù cướp nước VN
Mong quý vị am tường chỉ giáo.
Lạc Việt 
On Fri, Nov 16, 2018 at 9:40 AM Tung Pham <tungphams@sbcglobal.net> wrote:

Nỗi Buồn Tíếng Việt - 

Chu Đậu

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở hải ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm. 
Thế nhưng dựa vào đâu mà nói đó là những thay đổi xấu ? 
Nếu sự thay đổi đưa lại một chữ Hán Việt để thay thế một chữ Hán Việt đã quen dùng, thì đây là một thay đổi xấu, nếu dùng một chữ Hán Việt để thay một chữ Việt thì lại càng xấu hơn. Bởi vì nó sẽ làm cho câu nói tối đi. Người Việt vẫn dễ nhận hiểu tiếng Việt hơn là tiếng Hán Việt. Nhất là những tiếng Hán Việt này được mang vào tiếng Việt chỉ vì người Tầu ở Trung Hoa bây giờ đang dùng chữ ấy. Nếu sự thay đổi để đưa vào tiếng Việt một chữ dùng sai nghĩa, thì đây là một sự thay đổi xấu vô cùng. Hãy duyệt qua vài thay đổi xấu đã làm buồn tiếng Việt hôm nay : 
1. Chất lượng : 
Ðây là chữ đang được dùng để chỉ tính chất của một sản phẩm, một dịch vụ. Người ta dùng chữ này để dịch chữ quality của tiếng Anh. Nhưng than ôi ! Lượng không phải là phẩm tính, không phải là quality. Lượng là số nhiều ít, là quantity. Theo Hán Việt Tự Ðiển của Thiều Chửu, thì lượng là : đồ đong, các cái như cái đấu, cái hộc dùng để đong đều gọi là lượng cả. Vậy tại sao người ta lại cứ nhắm mắt nhắm mũi dùng một chữ sai và dở như thế. Không có gì bực mình hơn khi mở một tờ báo Việt ngữ ở hải ngoại rồi phải đọc thấy chữ dùng sai này trong các bài viết, trong các quảng cáo thương mãi. Muốn nói về tính tốt xấu của món đồ, phải dùng chữ phẩm. Bởi vì phẩm tính mới là quality. Mình đã có sẵn chữ phẩm chất rồi tại sao lại bỏ quên mà dùng chữ ‘chất lượng’. Tại sao lại phải bắt chước mấy anh cán ngố, cho thêm buồn tiếng nước ta. 
2. Liên hệ : 
Cũng từ miền Bắc, chữ này lan khắp nước và nay cũng tràn ra hải ngoại. Liên hệ là có chung với nhau một nguồn gốc, một đặc tính. Người cộng sản Việt Nam dùng chữ liên hệ để tỏ ý nói chuyện, đàm thoại. Tại sao không dùng chữ Việt là ‘nói chuyện’ cho đúng và giản dị. Chữ liên hệ dịch sang tiếng Anh là ‘to relate to …’, chứ không phải là ‘to communicate to …’ 
3. Ðăng ký : 
Ðây là một chữ mà người Cộng Sản miền Bắc dùng vì tinh thần nô lệ người Tầu của họ. Ðến khi toàn chiếm lãnh thổ, họ đã làm cho chữ này trở nên phổ thông ở khắp nước, Trước đây, ta đã có chữ ghi tên (và ghi danh) để chỉ cùng một nghĩa. Người Tầu dùng chữ đăng ký để dịch chữ ‘register’ từ tiếng Anh. Ta hãy dùng chữ ghi tên hay ghi danh cho câu nói trở nên sáng sủa, rõ nghĩa. Dùng làm chi cái chữ Hán Việt kia để cho có ý nô lệ người Tầu ? ! 
4. Xuất khẩu, Cửa khẩu : 
Người Tầu dùng chữ khẩu, người Việt dùng chữ cảng. Cho nên ta nói xuất cảng, nhập cảng, chứ không phải như cộng sản nhắm mắt theo Tầu gọ là xuất khẩu, nhập khẩu. Bởi vì ta vẫn thường nói phi trường Tân Sơn Nhất, phi cảng Tân Sơn Nhất, hải cảng Hải Phòng, giang cảng Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn. Chứ không ai nói phi khẩu Tân Sơn Nhất, hải khẩu Hải Phòng, thương khẩu Sài Gòn trong tiếng Việt. Khi viết tin liên quan đến Việt Nam, ta đọc bản tin của họ để lấy dữ kiện, rồi khi viết lại bản tin đăng báo hay đọc trên đài phát thanh tại sao không chuyển chữ (xấu) của họ sang chữ (tốt) của mình, mà lại cứ copy y boong ? 
5. Khả năng : 
Chữ này tương đương với chữ ability trong tiếng Anh, và chỉ được dùng cho người, tức là với chủ từ có thể tự gây ra hành động động theo chủ ý. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam người ta dùng chữ khả năng trong bất kỳ trường hợp nào, tạo nên những câu nói rất kỳ cục. Ví dụ thay vì nói là ‘trời hôm nay có thể mưa’, thì người ta lại nói : ‘trời hôm nay có khả năng mưa’, nghe vừa nặng nề, vừa sai. 
6. Tranh thủ :
Thay vì dùng một chữ vừa rõ ràng vừa giản dị là chữ ‘cố gắng’, từ cái tệ sính dúng chữ Hán Việt của người cộng sản, người ta lại dùng một chữ vừa nặng nề vừa tối nghĩa là chữ ‘tranh thủ’. Thay vì nói : ‘anh hãy cố làm cho xong việc này trước khi về’, thì người ta lại nói : ‘anh hãy tranh thủ làm cho xong việc này trước khi về’. 
7. Khẩn trương : 
Trước năm 1975 chúng ta đã cười những người lính cộng sản, khi họ dùng chữ này thay thế chữ ‘nhanh chóng’. Nhưng than ôi, ngày nay vẫn còn những người ở Việt Nam (và cả một số người sang Mỹ sau này) vẫn vô tình làm thoái hóa tiếng Việt bằng cách bỏ chữ ‘nhanh chóng’ để dùng chữ ‘khẩn trương’. Ðáng lẽ phải nói là : ‘Làm nhanh lên’ thì người ta nói là : ‘làm khẩn trương lên’. 
8. Sự cố, sự cố kỹ thuật : 
Tại sao không dùng chữ vừa giản dị vừa phổ thông trước đây như ‘trở ngại’ hay ‘trở ngại kỹ thuật’ hay giản dị hơn là chữ ‘hỏng’ ? (Nói ‘xe tôi bị hỏng’ rõ ràng mà giản dị hơn là nói ‘xe tôi có sự cố’) 
9. Tham quan : 
Đi thăm, đi xem thì nói là đi thăm, đi xem cho rồi tại sao lại phải dùng cái chữ này của người Tầu ? ! Sao không nói là ‘Tôi đi Nha Trang chơi’, ‘tôi đi thăm lăng Minh Mạng’, mà lại phải nói là ‘tôi đi tham quan Nha Trang’, ‘tôi đi tham quan lăng Minh Mạng’. 
10. Nghệ nhân :
Ta vốn gọi những người này là ‘nghệ sĩ’. Mặc dù đây cũng là tiếng Hán Việt, nhưng người Tầu không có chữ nghệ sĩ, họ dùng chữ nghệ nhân. Có những người tưởng rằng chữ nghệ nhân cao hơn chữ nghệ sĩ, họ đâu biết rằng nghĩa cũng như vậy, mà sở dĩ người cộng sản Việt Nam dùng chữ nghệ nhân là vì tinh thần nô lệ Trung Hoa. 
11. Chuyển ngữ : 
Ðây là một chữ mới, xuất hiện trên báo chí Việt Nam ở hải ngoại trong vài năm gần đây. Trước đây chúng ta đã có một chữ giản dị hơn nhiều để tỏ ý này. Ðó là chữ dịch, hay dịch thuật. Dịch tức là chuyển từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Ðoàn Thị Ðiểm dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc của Ðặng Trần Côn Phan Huy Vịnh dịch Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, Nguyễn Hiến Lê dịch Chiến Tranh Và Hòa Bình của Leon Tolstoi ... Người viết ở hải ngoại bây giờ hình như có một mặc cảm sai lầm là nếu dùng chữ dịch thì mình kém giá trị đi, nên họ đặt ra chữ 'chuyển ngữ' để thấy mình oai hơn. Chữ dịch không làm cho ai kém giá trị đi cả, chữ ‘chuyển ngữ’ cũng chẳng làm giá trị của ai tăng thêm chút nào. Tài của dịch giả hiện ra ở chỗ dịch hay, dịch đúng mà thôi. Chứ đặt ra chữ mới nghe cho kêu không làm tài năng tăng lên chút nào, hơn nữa nó còn cho thấy sự thiếu tự tin, sự cầu kỳ không cần thiết của người dịch. 
12. Tư liệu : 
Trước đây ta vốn dùng chữ tài liệu, rồi để làm cho khác miền nam, người miền bắc dùng chữ ‘tư liệu’ trong ý : ‘tài liệu riêng của người viết’. Bây giờ những người viết ở hải ngoại cũng ưa dùng chữ này mà bỏ chữ ‘tài liệu’ mặc dù nhiều khi tà liệu sử dụng lại là tài liệu đọc trong thư viện chứ chẳng phải là tài liệu riêng của ông ta. 
13. Những danh từ kỹ thuật mới : 
Thời đại của điện tử, của computer tạo ra nhiều danh từ kỹ thuật mới, hay mang ý nghĩa mới. Những danh từ này theo sự phổ biến rộng rãi của kỹ thuật đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Hầu hết những chữ này có gốc từ tiếng Anh, bởi vì Hoa Kỳ là nước đi trước các nước khác về kỹ thuật. Các ngôn ngữ có những chữ cùng gốc (tiếng Ðức, tiếng Pháp …) thì việc chuyển dịch trở nên tử nhiên và rõ ràng, những ngôn ngữ không cùng gốc, thì người ta địa phương hóa những chữ ấy mà dùng. Riêng Việt Nam thì làm chuyện kỳ cục là dịch những chữ ấy ra tiếng Việt (hay mượn những chữ dịch của người Tầu), tạo nên một mớ chữ ngây ngô, người Việt đọc cũng không thể hiểu nghĩa những chứ ấy là gì, mà nếu học cho hiểu nghĩa thì khi gặp những chữ ấy trong tiếng Anh thì vẫn không hiểu. Ta hãy nhớ rằng, ngay cả những người Mỹ không chuyên môn về điện toán, họ cũng không hiểu đích xác nghĩa của những danh từ này, nhưng họ vẫn cứ chỉ biết là chữ ấy dùng để chỉ các vật, các kỹ thuật ấy, và họ dùng một cách tự nhiên thôi. Vậy tại sao ta không Việt hóa các chữ ấy mà phải mất công dịch ra cho kỳ cục, cho tối nghĩa. Ông cha ta đã từng Việt hóa biết bao nhiêu chữ tương tự, khi tiếp xúc với kỹ thuật phương tây cơ mà. Ví dụ như ta Việt hóa chữ ‘pomp’ thành ‘bơm’ (bơm xe, bơm nước), chữ ‘soup’ thành ‘xúp’, chữ ‘phare’ thành ‘đèn pha’, chữ ‘cyclo’ thành ‘xe xích lô’, chữ ‘manggis’ (tiếng Mã Lai) thành ‘quả măng cụt’, chữ ‘durian’ thành ‘quả sầu riêng’, chữ ‘bougie’ thành ‘bu-gi, chữ ‘manchon’ thành ‘đèn măng xông’, chữ ‘boulon’ thành ‘bù-lon’, chữ ‘gare’ thành ‘nhà ga’, chữ ‘savon’ thành ‘xà bông’ … Bây giờ đọc báo, thấy những chữ dịch mới, thì dù đó là tiếng Việt, người đọc cũng vẫn không hiểu như thường. Hãy duyệt qua một vài danh từ kỹ thuật bị ép dịch qua tiếng Việt Nam, như : 
a. Scanner dịch thành ‘máy quét’. Trời ơi ! ’máy quét’ đây, thế còn máy lau, máy rửa đâu ? ! Mới nghe cứ tưởng là máy quét nhà ! 
b. Data Communication dịch là ‘truyền dữ liệu’. 
c. Digital camera dịch là ‘máy ảnh kỹ thuật số’. 
d. Data base dịch là ‘cơ sở dữ liệu’. Những người Việt đã không biết data base là gì thì càng không biết ‘cơ sơ dữ liệu’ là gì luôn. 
e. Software dịch là ‘phần mềm’, hardware dịch là ‘phần cứng’ mới nghe cứ tưởng nói về đàn ông, đàn bà. Chữ ‘hard’ trong tiếng Mỹ không luôn luôn có nghĩa là ‘khó’, hay ‘cứng’, mà còn là ‘vững chắc’ ví dụ như trong chữ ‘hard evident’ (bằng chứng xác đáng) … Chữ soft trong chự ‘soft benefit’ (quyền lợi phụ thuộc) chẳng lẽ họ lại dịch là ‘quyền lợi mềm’ sao ? 
f. Network dịch là ‘mạng mạch’. 
g. Cache memory dịch là ‘truy cập nhanh’. 
h. Computer monitor dịch là ‘màn hình’ hay ‘điều phối’. 
i. VCR dịch là ‘đầu máy’ (Như vậy thì đuôi máy đâu ? Như vậy những thứ máy khác không có đầu à ?). Sao không gọi là VCR như mình thường gọi TV (hay Ti-Vi). Nếu thế thì DVD, DVR thì họ dịch là cái gì ? 
j. Radio dịch là ‘cái đài’. Trước đây mình đã Việt hóa chữ này thành ra-đi-ô hay ra-dô, hơặc dịch là ‘máy thu thanh’. Nay gọi là ‘cái đài’ vừa sai, vừa kỳ cục. Ðài phải là một cái tháp cao, trên một nền cao (ví dụ đài phát thanh), chứ không phải là cái vật nhỏ ta có thể mang đi khắp nơi được. 
k. Channel gọi là ‘kênh’. Trước đây để dịch chữ TV channel, ta đã dùng chữ đài, như đài số 5, đài truyền hình Việt Nam … gọi là kênh nghe như đang nói về một con sông đào nào đó ở vùng Hậu Giang ! 
Ngoài ra, đối với chúng ta, Sài Gòn luôn luôn là Sài Gòn, hơn nữa người dân trong nước vẫn gọi đó là Sài Gòn. Các xe đò vẫn ghi bên hông là ‘Sài Gòn - Nha Trang’, ‘Sài Gòn - Cần Thơ’ … trên cuống vé máy bay Hàng Không Việt Nam người ta vẫn dùng 3 chữ SGN để chỉ thành phố Sài Gòn. Vậy khi làm tin đăng báo, tại sao người Việt ở hải ngoại cứ dùng tên của một tên chó chết để gọi thành phố thân yêu của chúng mình ? ! Ði về Việt Nam tìm đỏ mắt không thấy ai không gọi Sài Gòn là Sài Gòn, vậy mà chỉ cần đọc các bản tin, các truyện ngắn viết ở Hoa Kỳ ta thấy tên Sài Gòn không được dùng nữa. Tại sao ? 
Ðây chỉ là một vài ví dụ để nói chơi thôi, chứ cứ theo cái đà này thì chẳng mấy chốc mà người Việt nói tiếng Tầu luôn mất ! Tất nhiên, vì đảng cộng sản độc quyền tất cả mọi sinh hoạt ở Việt Nam, nên ta khó có ảnh hưởng vào tiếng Việt đang dùng trong nước, nhưng tại sao các nhà truyền thông hải ngoại lại cứ nhắm mắt dùng theo những chữ kỳ cục như thế ? ! Cái khôi hài nhất là nhiều vị trong giới này vẫn thường nhận mình là giáo sư (thường chỉ là giáo sư trung học đệ nhất cấp (chưa đỗ cử nhân) hay đệ nhị cấp ở Việt Nam ngày trước, chứ chẳng có bằng Ph.D. nào cả), hay là các người giữ chức này chức nọ trong các hội đoàn tự cho là có trách nhiệm về văn hóa Việt Nam ở ngoài nước ! 
Trước đây Phạm Quỳnh từng nói : ‘Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn’, bây giờ Truyện Kiều vẫn còn mà cả tiếng ta lẫn nước ta lại đang đi dần xuống hố sâu Bắc Thuộc. Than ôi !
Chu Đậu


Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba
Published: 16/11/2018 | By: VQ1
 15
Hình minh họa
Kể từ khi Washing Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết “Hiểm Họa Toàn Cầu Từ Nền Chuyên Chế Kỹ Thuật Số Của Tàu Cộng” (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật mình nhìn lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty bình phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà còn là Tencent, Alibaba… Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua hình ảnh cựu chủ tịch Jack Ma.
Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu Cộng nham hiểm đều nhìn ra mối nguy hại của “Trung Hoa Mộng” đối với sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nhìn thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa nước ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc.
Tuy nhiên, không nhiều người nhìn ra Huawei và ZTE đã cài cắm bao nhiêu mạng ma (botnet) nghe lén lấy cắp thông tin, và bao nhiêu camera ghi hình trộm thông qua hàng triệu bộ định tuyến mạng không dây (router) và điện thoại thông minh (smartphone) do 2 đại công ty này sản xuất, đang được sử dụng lan tràn và thịnh hành ở Việt Nam, vì firmware của chúng cũng là spyware (phần mềm gián điệp). Do vậy mà tính cho đến nay, đã có 4 nước là Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chính thức cấm cửa thiết bị viễn thông của 2 công ty này ở nước họ (2), chưa kể sắp tới sẽ là Anh, Nga. Lý do chính là những lo ngại về an ninh và bảo mật thông tin, cùng bóng dáng chính phủ Tàu Cộng hậu thuẫn sau chúng.
Càng khó nhìn rõ hơn nữa là sự cộng tác tích cực của 2 công ty Tencent và Alibaba cho Giấc Mộng Trung Hoa này. Hai ông chủ của 2 tập đoàn trên làm thành cặp “song mã”: Mã Hoá Đằng (Pony Ma) và Mã Vân (Jack Ma) nhằm kéo cỗ xe “Giấc Mộng China” cùng người cầm lái vĩ đại Tập Cận Bình lao về mốc thời gian 2025 đầy mộng tưởng “Made in China 2025” và đặc biệt là mốc 2050 vô cùng huyễn hoặc “Vượt Mặt Hoa Kỳ”. Hiện thì chiếc mã xa này cùng tên xà ích đang bị Donald J. Trump chặn đứng, đánh cho đảo đầu xe tuột dốc với khẩu hiệu “Make America Great Again”.

 16
Công ty bán hàng Alibaba của Jack Ma
Tencent xâm nhập Việt Nam bằng cửa hậu khi mua cổ phần, có thể tới 31% của VNG, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghệ internet Việt Nam (3). Bộ công cụ thu thập thông tin của Tencent gồm Wechat, Zalo (dùng nền tảng Wechat), Shopee, Wechat Pay…Cùng một cách thức, nhưng quy mô và trực tiếp hơn, Alibaba đã mua lại Lazada, ký kết với Công Ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), đơn vị trung gian duy nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho giao dịch bán lẻ tại Việt Nam để mở đường cho Alipay tiến vào thị trường thanh toán online Việt Nam (4). Bộ công cụ đánh cắp thông tin khách hàng của Alibaba là sàn thương mại điện tử Taobao, dịch vụ tìm kiếm eTao, Lazada, và Alipay…
Việc gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ các công cụ của Tencent như Wechat, Zalo, Shopee, Wechat pay và của Alibaba như Taobao, eTao, Lazada, Alipay cùng phát huy tác dụng đánh cắp thông tin người dùng Việt Nam cho chính phủ Tàu Cộng, với sự trợ giúp đắc lực của 2 “sát thủ vô hình” đã nằm vùng Huawei và ZTE? Nguy cơ vô cùng khủng khiếp. Chắc chắn 4 đại công ty này đang hàng giây hàng phút thu thập thông tin về Việt Nam và người dân Việt Nam mà gửi về đại bản doanh Tàu Cộng theo đúng cách thức họ đã làm với Châu Phi và các nước khác (5). Tiến thêm một nấc nữa, hiện nay cả Alibaba và Tencent không còn giấu giếm tham vọng thâu tóm các hoạt động tài chính Việt Nam, “xương sống của đất nước”. Tương lai Việt Nam sẽ ra sao đây?

 17
Đài CNBC nói về công ty Tencent của Tàu Cộng
Hãy chọn tập đoàn Alibaba tiêu biểu mà tìm hiểu sự nham hiểm của Tàu thông qua hình ảnh Jack Ma. Có nhiều cơ sở để nhận định những phát biểu của Jack Ma trùng với các quan điểm về giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình, nên rất có thể Jack Ma chính là 1 trong những sứ giả ngầm được Tập tuyển chọn, cử đi “chém gió” tô vẽ hình ảnh Tàu Cộng hùng mạnh tươi đẹp để phủ tầm ảnh hưởng văn hóa lên các nước khác, bên cạnh chính sách nhất quán của tập đoàn này là thu thập, đánh cắp dữ liệu người dùng như đích thân Jack Ma đã nói: “Thế giới sẽ là dữ liệu. Tôi nghĩ đây mới chỉ là khởi đầu cho thời đại dữ liệu“.
Còn nhớ, khoảng thời gian này năm ngoái (4/11/2018-8/11/2018), Jack Ma đã đình đám đến Việt Nam nhân sự kiện Tuần Lễ Cao Cấp APEC 2017 tại Đà Nẵng. Là nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Alibaba thuộc loại lớn nhất Tàu Cộng, lại mang trên mình sự hào nhoáng của khối tài sản 47.6 tỉ USD (thời điểm đó), nên không hề ngạc nhiên khi công chúng Việt Nam chú ý đặc biệt tới ông, cá biệt còn có bạn trẻ phát cuồng đến nỗi khóc lóc quỳ lạy ông ta. Bao nhân vật đến Việt Nam còn tài năng xuất chúng hơn Jack Ma nhiều nhưng tuyệt nhiên chưa ai được quỳ lạy như thế bao giờ.
Hành trang ông mang theo đến Việt Nam ngoài các phát ngôn vô thưởng vô phạt liên quan tới quan điểm sống và những bí quyết làm giàu kiểu chung chung, dễ không như: “đừng bao giờ phàn nàn”, “những người nhỏ bé rồi sẽ trở thành khổng lồ”, “ngày nay kiếm tiền rất đơn giản”…, chúng còn là các lời ru ngủ mang hàm lượng mị dân rất cao như: “Alibaba sang Việt Nam mục tiêu đầu tiên không phải để làm ăn mà để hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, doanh nhân phát triển kinh tế, làm ăn tốt ở nội địa rồi vươn ra cạnh tranh với thế giới”. Thiệt là quá xá tốt mà!
Tuy nhiên, liên quan đến Trung Hoa Mộng thì nhận định sau đây của Jack Ma mới là thấm thía: “Hàng giả từ các nhà máy của Tàu Cộng còn tốt hơn hàng thật”. Điều này cũng minh định chính sách xuất khẩu hàng giả, hàng nhái của các công ty Tàu Cộng được chính phủ phía sau hỗ trợ. Do đó, Alibaba với những Taobao, eBao, Alipay, Lazada chính là kẻ đi mở đường cho hàng vạn công ty Tàu Cộng vào Việt Nam hợp pháp nhằm “tàn sát” nền sản xuất non yếu của nước ta bằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

 18
Thế giới: màu xanh nhạt (tự do hoàn toàn), màu xanh đậm (một phần tự do) màu nâu (không kiểm chứng) và màu cam (độc tài)…Đặc biệt màu cam xâm chiếm ăn cắp tin tức & nghe lén tin tức người dân và xâm nhập tin tức mật acc1 quốc gia màu xanh nhạt.
Mỹ và phương Tây đã cáo buộc Alibaba là ổ bán hàng giả nhưng được bảo vệ chặt chẽ bởi chính quyền. Chính quyền Mỹ xếp Alibaba vào danh sách đen các nơi kinh doanh hàng giả, với lượng hàng giả ước tính tới 1.700 tỷ USD vào năm 2015. Giả sử các công ty cứ chực chờ ăn cắp các phát minh, sáng chế của các công ty khác, rồi chế tác ra hàng nhái để đỡ công và chi phí nghiên cứu, thì sự sáng tạo sẽ sớm thui chột, không còn ai muốn sáng tạo nữa vì không lợi bằng làm giả hàng của người khác. Rốt cuộc, thế giới vắng bóng hàng thật, nghĩa là cũng chẳng còn hàng hóa nào nữa. Alibaba và nhiều công ty Tàu Cộng đã và đang làm giàu bằng cách thức “đỉa hút máu” khốn nạn này.
Cứ thử đặt câu hỏi tại sao Jack Ma cùng các đồng sáng lập chọn “Alibaba” mà đặt tên cho công ty thuở sơ khai? Có phải hoàn toàn ngẫu nhiên không? Ai mà không biết câu chuyện “Alibaba Và 40 Tên Tướng Cướp” nổi tiếng trong “Nghìn Lẻ Một Đêm” (Truyện Cổ Ba-Tư). Alibaba làm giàu bằng cách nào? Bằng cách ăn cắp lại kho báu của bọn cướp với câu thần chú: “Vừng ơi! Hãy mở ra!”. Thì ra là đi “ăn cắp” để giàu có chứ không phải lao động sáng tạo cực nhọc gì cả. Ẩn ý của Jack Ma là vậy: Ăn cắp sáng chế, sở hữu trí tuệ người khác (như Alibaba) để sản xuất hàng nhái làm giàu. Như thế mới dám nói “làm giàu không khó” chứ! Cho tới tận bây giờ, Ali Baba hay Alibaba vẫn còn được quân đội Mỹ và quân đội Iraq sử dụng làm từ lóng chỉ bọn ăn cắp hoặc cướp bóc.
Có thể nói khái quát thế này, Alibaba đã khởi xướng tinh thần doanh nhân tập thể khi đưa hàng triệu các người bán hàng Tàu Cộng lên sàn thương mại điện tử, nơi họ bỗng chốc biến thành doanh nhân có thể mở cửa hàng để bán sản phẩm của mình trên mạng. Bằng cách đó, Alibaba đã trở thành trung gian kết nối thu phí giữa người mua người bán để rồi có một kho dữ liệu khổng lồ theo thời gian. Từ đó Alibaba cũng trở nên giàu có. Tuy nhiên, mô hình của Alibaba không tính phí niêm yết và không có nhà kho để giữ hàng hóa, khiến cho nó dễ trở thành chỗ kết tập hàng nhái, dễ hơn nhiều so với mô hình của Amazon. Từ đó, hàng giả, hàng kém chất lượng cũng từ cửa ngõ, hang ổ Alibaba mà tuôn đi khắp thế giới.
Người mua người bán lên sàn thương mại điện tử Taobao tha hồ mở shop, trao đổi tìm kiếm hàng hoá bằng eTao (Alibaba chặn Google và Baidu), thanh toán tiền cho nhau qua Alipay. Nếu là các quốc gia ở Đông Nam Á thì đã có cánh tay nối dài Lazada, sau khi Alibaba đã mua lại công ty này. Thế là hàng triệu shop hàng giả trên Taobao và Lazada, phối hợp nhịp nhàng với Shopee của Tencent sẽ tuôn hàng giả vào Việt Nam. Sẽ không có công ty sản xuất chân chính nào của Việt Nam tồn tại nỗi trước cơn lũ hàng nhái này. Sẽ có hàng loạt công ty trong nước phá sản. Chưa hết, giống như Wechat Pay của Tencent, công cụ thanh toán trực tuyến Alipay của Alibaba với quy mô lớn hơn nhiều sẽ bóp chết nền tài chính Việt một khi nó kết nối trơn tru với NAPAS (6).
Như vậy, Alibaba cũng là một vũ khí lợi hại của Tàu Cộng theo chân “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” (BRI). Vừa dùng tiền cho vay gài bẫy nhượng địa, vừa dùng vũ lực lấn chiếm biển đảo các nước Đông Nam Á, vừa tiến hành nghe lén đánh cắp thông tin, vừa tuôn hàng giả thông qua các sàn thương mại điện tử và các trang mua bán trực tuyến, nay lại đem 2 ví tiền điện tử Alipay và Wechat Pay vào o ép các ngân hàng Việt Nam, sau khi đã bắt chính quyền cho lưu hành Nguyên Tệ ở 7 tỉnh biên giới, thử hỏi Việt Nam ta kháng cự sao đây? Cũng nên nhớ rằng, Tàu Cộng là nước in tiền cho rất nhiều nước khác, chủ yếu là các nước nằm trong lộ giới BRI (7). Có gì bảo đảm chúng không in tiền giả mà tuôn vô các nước? Còn nếu hạn chế tiền giấy chuyển sang thanh toán điện tử thì sẽ gặp ngay cặp “song sát” Alipay và Wechat Pay.
Rất rõ ràng, Jack Ma của Alibaba đã cộng tác chặt chẽ với chính quyền Tập Cận Bình để bành trướng Trung Hoa Mộng. Trước đây, lúc chưa từ chức, Jack Ma liên tục đi đây, đi đó giới thiệu mô hình thành công của Alibaba cùng quan điểm sống, kinh doanh của mình. Thời gian rảnh ở đâu mà ông có nhiều đến vậy? Tỉ phú Mỹ lúc về hưu mới có thời gian làm việc khác. Ấy vậy mà sau khi từ chức ngày 10/9/2018 lại không thấy ông cất bước đi đâu diễn thuyết hết? Quá kỳ lạ. Trả lời thuyết phục cho nghi vấn này thì không thể nào không cám ơn nước Mỹ, cách riêng cám ơn tổng thống Donald J. Trump, bất chấp bao lời dị nghị của các Anti-Trump về tính cách thất thường của ông.
Còn nhớ lúc Tập Cận Bình huênh hoang tuyên bố sẽ vượt mặt Mỹ vào năm 2050, trước hết bằng chương trình “Made in China 2025”, thì Jack Ma cũng to miệng phụ họa không kém khi tuyên bố một câu xanh rờn: “Năm 2036, Alibaba sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, Tàu Cộng, Châu Âu và Nhật Bản” (8). Ông còn hứa với Donald F. Trump là sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ. Nếu như Jack Ma không dựa vào kế hoạch “Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” của chính phủ Tàu Cộng để mở rộng Alibaba và thiết lập nền tảng thương mại toàn cầu, thì liệu rằng ông có dám mở miệng như thế? Chắc chắn là không.
Sau khi Donald J. Trump phát động cuộc thương chiến ngày 6/7/2018 rồi cho nó leo thang bằng số tiền áp thuế ngày một tăng từ 50 tỉ USD lên 200 tỉ USD thì thầy trò Tập Bình-Mã Vân bắt đầu giảm giọng. Tập thì không dám cho báo chí phê phán ông Trump sợ Trump phật lòng, còn Mã thì lúc đầu cố vớt vát hú hoạ: “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể kéo dài 20 năm” (9), sau đó Mã “xù” luôn lời hứa tạo 1 triệu công ăn việc làm cho Mỹ. Rồi khi “Nhất Nhân Trị” Tập Cận Bình run rẩy bắn tin muốn đàm phán với Trump thì Mã từ chức luôn (10). Cuối cùng, đầu tháng 11/2018 khi Tập kêu gọi các công ty Tàu Cộng phải tự lực và “Không ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” (11), thì Mã tắt tiếng luôn.
Tàu Cộng của Tập nói chung, và Alibaba của Mã nói riêng làm giàu bằng cách “ăn cắp” mẫu mã, nhãn mác của thiên hạ mà làm hàng giả bán khắp thế giới, nay buộc phải công khai xin lỗi Mỹ là không dám “ăn cắp sở hữu trí tuệ Mỹ” nữa thì sau này biết làm ra tiền bằng cách gì? Không có tiền thì Trung Hoa Mộng, Sáng Kiến Vành Đai-Con Đường” làm sao mà “sống”? Lời phát biểu trên của Tập chính là hành động xuống nước kéo cờ trắng xin hàng trước Trump. Jack Ma nhạy bén sớm hiểu kết cục cuộc chiến nên đã khôn ngoan từ chức. Đưa ra nhận định 20 năm nhưng cuộc chiến chỉ có thể kéo dài tối đa 2 năm vì Tàu Cộng phải sụp đổ thì không từ chức sao được. “Trảm phong” ai nghe nữa đây. Hơn nữa, bên cạnh lịch sử ăn thịt người man rợ, Tàu Cộng còn không có quốc tộc chỉ có truyền thống gia tộc, tông tộc. Không hạ cánh cuốn gói thì mai sau kẻ lật đổ Tập sẽ tìm Mã mà thanh lý sao?
Tóm lại, tháng 11/2018 là một cột mốc quan trọng đánh dấu “Trung Hoa Mộng” đã chính thức vỡ mộng. Kẻ hoài nghi sẽ nghĩ Tập trá hàng. Tuy nhiên, nhiều chỉ dấu cho thấy đây là Tập đầu hàng thiệt để mong giữ ngôi vương của mình. Trá hàng thì càng chết sớm với Trump, vì lãnh đạo nào trên thế giới bây giờ “trá” bằng Trump. Có gọi là “Trump Sát-na” cũng chính xác vì thay đổi của Trump nhanh cỡ Sát-na. Cứ nhìn Jack Ma và Alibaba mà theo dõi nhiệt độ “Trung Hoa Mộng”. Kẻ cắp đã gặp bà già! Dù Trump đánh Tập là đánh cho Mỹ và chỉ vì Mỹ, nhưng vô hình chung Việt Nam ta được lợi. Nếu không có Trump thì Biển Đông đã thành ao nhà của Tập! Nhiêu đó thôi cũng đủ cám ơn ông ta thật nhiều và thật lòng rồi.
TS Nguyễn Hoàng Dũng
15 tháng 11 năm 2018
Chú thích:
(1).https://thoibao.de/hiem-hoa-toan-cau-tu-nen-chuyen-che-ky-t…
(2).https://m.baomoi.com/diem-danh-nhung-quoc-gi…/c/27541022.epi
(3).http://m.plo.vn/…/co-dong-ngoai-cua-vng-lan-dau-tien-lo-die…
https://www.google.com.vn/…/duong-vao-vng-cua-tencent-trung…
(4).https://m.nguoiduatin.vn/tap-doan-alibaba-cua-ty-phu-jack-m…
(5).https://www.google.com.vn/…/trung-quoc-bac-cao-buoc-danh-ca…
https://m.baomoi.com/huawei-bi-to-an-cap-du-…/c/26935732.epi
(6).https://m.trithucvn.net/…/lo-hong-thanh-toan-tai-viet-nam-t…
(7).https://m.dantri.com.vn/…/trung-quoc-mo-rong-anh-huong-bang…
(8).http://m.cafef.vn/jack-ma-nam-2036-alibaba-se-tro-thanh-nen…
(9).https://news.zing.vn/jack-ma-chien-tranh-thuong-mai-my-trun…
(10).https://news.zing.vn/jack-ma-cong-bo-nguoi-ke-nhiem-va-ke-h…
(11). http://motgiadinh.net/tap-can-binh-keu-goi-dat-nuoc-tu-luc-…

No comments:

Post a Comment