Tuesday, November 13, 2018

20181114 Di Tích Chiến Công Các Tướng Lĩnh Nam Tại Trung Quốc


20181114 Di Tích Chiến Công Các Tướng Lĩnh Nam Tại Trung Quốc
Dấu tích chiến công của các tướng Lĩnh Nam nước ta tại Trung Quốc
Cuốn cổ thư của Đại Việt nhiều lần làm chấn động Trung Nguyên – P1
Cuốn cổ thư của Đại Việt nhiều lần làm chấn động Trung Nguyên – P2
Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ



·      Trần Hưng 
·      Thứ Hai, 12/11/2018 • 4.5k Lượt Xem
Vào thời Hai Bà Trưng, nước ta có tên gọi là Lĩnh Nam, biên giới phía bắc lên tận tới Hồ Động Đình (phía bắc thành phố Hồ Nam thuộc Trung Quốc). Ngày nay vẫn còn đó rất nhiều miếu thờ Hai Bà Trưng cùng các tướng của mình ở vùng đất Trung Quốc thuộc Lĩnh Nam xưa kia.
Quét sạch quân Hán
Cuối năm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Thánh Thiên, Lê Chân cùng hàng chục các nữ thủ lĩnh khác cùng về theo Hai Bà Trưng.
Năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.
Quân Hai Bà Trưng tiến thẳng đến Luy Lâu. Thái thú Tô Định, phải cạo râu, cạo tóc, vứt bỏ cả ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân của mình rồi chạy trối chết về nước.
Tất cả các châu quận đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại, gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải, v.v. tức bao gồm cả tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc ngày nay.

  01

Bản đồ nước Việt xưa kia.
Sách sử nhà Hán có ghi chép lại rằng:
“Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau Công Nguyên), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Năm 40 sau Công Nguyên, dân tộc Bách Việt làm chủ chính mình, quét sạch quân Hán ra khởi bờ cõi. Mặc dù sau đó cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhưng dấu tích của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay.
Quảng Đông
Cuốn Đại Việt sử ký toàn thư kỷ Thuộc Đông Hán có ghi chép rằng:
Người địa phương thương mến Trưng Nữ Vương, làm đền thờ phụng (đền ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc, ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có).
Phiên Ngung chính là Kinh đô của nước Nam Việt xưa kia (207 – 111 TCN). Nay là thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vậy theo “Đại Việt sử ký toàn thư” thì nơi đây có đền thờ Hai Bà Trưng.

 02

Vị trí Phiên Ngung thuộc quận Nam Hải. (Ảnh wikipedia.org)
Quận Khúc Giang thuộc địa cấp thị Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, còn đền thờ nữ tướng của Hai Bà Trưng là Đàm Ngọc Nga (tước Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải) cùng với di tích những trận đánh long trời lở đất với đội quân của Mã Viện; nữ tướng Trần Thị Phương Châu (tước Nam Hải công chúa), trong sử Việt cũng có ghi chép vào năm 1288 vua Trần Nhân Tông sai Đại thần Đoàn Nhữ Hài qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.
Tại Quảng Đông cũng có nhiều đền thờ Thánh Thiên, giữ chức “Bình Ngô Đại tướng quân” thống lĩnh toàn bộ quân Lĩnh Nam. Đây là nữ tướng kiệt xuất bậc nhất trong sử Việt mà tên tuổi cùng những trận đánh được lưu truyền mãi đến thời nhà Trần.
Thánh Thiên chỉ huy quân Lĩnh Nam ở Hợp Phố, với tài cầm binh tài tình, lúc công lúc thủ, biến hóa không lường khiến quân Hán của Mã Viện nhiều trận thảm bại.

  03

Quân Hán muốn chiếm được vùng biển Nam Hải và Hợp phố để cho quân theo đường biển đánh vào vua Trưng ở quận Giao Chỉ. (Ảnh: Wikipedia)
Cuối cùng Mã Viện phải dâng biểu về Triều đình xin thêm quân tinh nhuệ và than thở rằng: “Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức”. (Xem bài: Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương”)
Nhóm “Hán Nôm Thăng Long – Hà Nội” sưu tầm được bài thơ cổ cho thấy ở Khâm Châu (Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay) có miếu thờ Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng. Bài thơ như sau:
Đề Khâm Châu Trưng nữ tướng miếu
Sỉ học yêu kiều khí lộ bàng,
Huy qua ảnh dục vãn đồi dương.
Lợi tuỳ lưu thuỷ phù vân viễn,
Danh dữ nhàn hoa dã thảo hương.
Chiến thắng hà đa công thủ kế,
Đồ tồn nại phạp bảo nguy phương.
Kinh hành từ hạ trùng tăng cảm,
Quý ngã thân đồ cửu xích trường.
Diễn nghĩa
Riêng lấy làm thẹn gặp nữ tướng quân ở dọc đường,
Đã từng múa gươm toan kéo ngược tà dương.
Lợi đã theo nước chảy như mây nổi,
Danh thơm sực nức như hoa cỏ ngoài đồng.
Lúc chiến đấu chắc cũng đã dùng đủ mưu kế để thắng giặc,
Nhưng vẫn không chống được mọi bước nguy nan.
Nhân đi qua dưới miếu thờ lòng ngậm ngùi thương cảm,
So việc nghĩ thẹn thân mình cao chín thước.
Phúc Kiến, Hải Nam
Tại vùng biển Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam có nhiều đền thờ nữ tướng Trần Quốc, tước Gia Hưng công chúa, giữ chức Trung Dũng đại tướng quân chỉ huy quân Lĩnh Nam trấn giữ vùng biển Nam Hải, trong dân gian vẫn gọi là “Nàng Quốc”.
Theo đó, danh tướng nhà Hán được phong đến tước “Hầu” là Đoàn Chí đem đại quân tiến đánh Nam Hải để quân Hán có thể theo đường biển tiến vào quận Giao Chỉ. Nữ tướng Trần Quốc dàn quân trên biển với thế trận biến hóa khôn lường. Đoàn Chí cùng đại quân 6 lần tiến đánh nhưng không sao thắng nổi, quân Hán tử trận vô số, thậm chí tướng giỏi như Đoàn Chí cũng phải bỏ mạng, quân Hán thất kinh hồn vía không dám tiến đánh nữa.
Quảng Tây
Nhà báo Phạm Hồng từng cho biết ông đã thấy nhiều đền thờ Trưng Trắc, Trưng Nhị ở Quảng Tây. Nơi đây cũng có nhiều đền thờ nữ Đại tướng quân Thánh Thiên.
Hồ Nam
Nguyễn Thực là người làng Vân Điềm, đỗ tiến sĩ thời Lê Trung Hưng, làm quan rất thanh liêm. Ông làm nhiều thơ, nhưng phần nhiều bị thất lạc. Đến thế kỷ 18 Lê Quý Đôn sưu tầm được một số bài, trong đó có một bài được làm khi Nguyễn Thực đi sứ ở Trung Quốc, đó là bài “Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh” (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh):
Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy
Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ
Uất thông đông hậu thùy thiên cán
Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi
Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích
Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ
Phong cương tự cổ phân trung ngoại
Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi
Diễn nghĩa
Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt
Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ
Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um
Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ
Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương
Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng
Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài
Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày
Câu thơ “Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương, Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng” nói rõ những có những đền thờ Hai Bà Trưng cùng các tướng của bà.
Ngô Thì Nhậm khi đi sứ nhà Thanh năm 1793 có làm một tập thơ, trong đó có bài “Phân Mao lĩnh” như sau:
Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao
Hoàng Mao dịch lộ nhận Phân Mao
Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh
Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao
Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ
Uy đà quế đố lạc sơn sào
Phong lai giải uấn tay nam lợi
Vị ứng Hùng Bi vạn nhận ca
Nghĩa là:
Một dải núi xanh ở nơi giáp giới với Sở và Việt
Trên đường đến trạm Hoàng Mai nhận ra đó là núi Phân Mao
Sách trời định ra không quá núi Hành Sơn
Khí đất làm trôi ngược lông chim nhạn ở Nhạn Trạch
Lưỡi kiếm của bà Trưng mở ra động phủ
Sâu quế của Triệu Đà còn đầy trong hang núi
Gió từ tây nam làm nguôi cơn nồng
Coi thường núi Hùng Bi dù cao tới muôn sải
Nước Sở xưa kia chính là tỉnh Hồ Nam, nơi giáp với Sở và Việt chính là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.
Hồ Động Đình là biên giới của Lĩnh Nam với nhà Hán (phía bắc tỉnh Hồ Nam). Khi Mã Viện cùng Lưu Long, Đoàn Chí thống lĩnh 30 vạn quân tiến đánh Lĩnh Nam, trận đánh đầu tiên chính là ở Hồ Động Đình. Tổng trấn Hồ Động Đình là nữ tướng Phật Nguyệt dụng binh như thần khiến quân Hán nhiều trận thảm bại, thây chết nghẽn cả sông Trường Giang.

04
Nhạc Dương lâu và Hồ Động Đình.
Tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam có ghi chép trận đánh hồ Động Đình như sau:
“Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Hiện nay di tích về nữ tướng Phật Nguyệt có rất nhiều ở thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam) và trong dãy núi Ngũ Lĩnh.
Núi ngũ lĩnh có 5 dãy núi, trong đó có núi Quế Dương, ở khu vực gần bờ Tương Giang của núi này có “Thiên Đài”, đây là nơi xưa kia Đế Minh phân chia cương thổ, phía bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía nam sông Dương Tử thuộc về người Việt do Lộc Tục (tức Kinh Dương Vương) cai quản.
Khi quân Lĩnh Nam rút khỏi Hồ Động Đình, tướng quân Đào Hiển Hiệu được lệnh chỉ huy 1.000 quân cầm chân quân Hán của phó tướng Lưu Long tại Thiên Đài để đại quân rút đi, sau đó sẽ rút quân theo sau.
Nhưng đến Thiên Đài, nhận thấy nơi đấy có có miếu thờ quốc tổ, quốc mẫu, tướng quân Đào Hiển Hiệu không cam lòng rút đi, ông đã cùng 1.000 binh sĩ quyết chiến đến hơi thở cuối cùng để rồi nằm lại mãi mãi nơi đây cùng quốc tổ, quốc mẫu, khiến mấy vạn quân Hán phải tử trận mới vượt qua được nơi đây.
Tại Thiên Đài ngày nay còn miếu thờ tướng quân Đào Hiển Hiệu với đôi câu đối:
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long
“Nam Hồ” tức chỉ Hồ Động Đình, “Vũ Đế” tức vua Hán Quang Vũ, “thiên đao” chỉ 1.000 tay đao tức 1.000 binh sĩ của Đào Hiển Hiệu.
Tại cửa Thẩm Giang chảy vào Hồ Động Đình có miếu thờ nữ tướng Trần Thiếu Lan. Sử Việt ghi nhận nhiều sứ thần đi qua đây đều tế lễ nữ tướng này.
Tứ Xuyên
Khi đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, giáo sư Trần Đại Sỹ được Sở Du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị tướng của Vua Bà, nhưng họ không biết cụ thể 3 vị tướng này là ai.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng thời cách mạng văn hóa đã hủy rất nhiều, đến nay chỉ còn lại 3 câu đối. Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành
Chiến công cùng những trận đánh của các tướng của Hai Bà Trưng như trận Hồ Động Đình, trận Hợp Phố, trận đánh vùng biển Nam Hải đều được ghi trong sử sách và nổi tiếng đến tận thời nhà Trần.
***
Đến năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, tướng nhà Minh là Trương Phụ cho đốt nhiều nguồn sử liệu, các sách quý bị lấy hết chở về thành Nam Kinh.
Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 12 năm 1937 quân Nhật chiếm được thành Nam Kinh, nhiều tài liệu và sách quý bị lấy đi về mang về Nhật Bản, trong đó có cả các sách sử khi xưa của người Việt.
Cuốn sử Việt ngày nay là “Đại Việt sử ký toàn thư” được viết vào thế kỷ 17, bên cạnh nguồn chính thống còn lưu lại, phải dựa vào dân gian truyền miệng, một số dã sử, cũng như sử Trung Quốc, vì thế mà những chiến công oai hùng thời Lĩnh Nam đã không được ghi chép lại.
Sử Trung Quốc còn ghi chép lại lời buộc tội Mã Viện của Phò mã Lương Tùng tâu lên vua Quang Vũ: “Trận Động Đình hồ bị Phật Nguyệt đánh tan ba mươi vạn quân. Trận Nam Hải bị Thánh Thiên giết bốn mươi vạn. Phụ hoàng sai y đánh Lĩnh Nam, làm thiệt bốn mươi vạn quân, các đại tướng danh tiếng Phùng Đức, Sầm Anh, Liêu Đông Tứ Vương chết.”
Lời tâu của Phò mã Lương Tùng phần nào nói lên thiệt hại to lớn của quân Hán cùng những trận đánh hào hùng của các nữ tướng Lĩnh Nam xưa kia.
Trần Hưng
Xem thêm:

Cuốn cổ thư của Đại Việt nhiều lần làm chấn động Trung Nguyên – P1
·      Trần Hưng
·      Thứ Bảy, 02/06/2018 • 6.8k Lượt Xem
Huyền sử cho rằng, cuốn cổ thư mang tên Dụng binh yếu chỉ này xuất hiện từ thời Lĩnh Nam, giúp các nữ tướng nước ta nhiều lần ngăn bước quân Hán, bại 12 đại tướng, khiến 45 vạn quân tử trận, chấn động Trung Nguyên. Không chỉ thế, theo chiều dài lịch sử, cuốn sách này được các anh hùng Đại Việt sử dụng để làm nên những chiến công vang dội bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc.
Thiên tài chắp bút
Người chắp bút cuốn cổ thư này không phải là một nam nhân, mà là một nữ nhân. Bà chính là nữ danh tướng Thánh Thiên thời Hai Bà Trưng (Xem bài: Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương”).
Theo truyền thuyết, bà vốn là người đĩnh ngộ, học một biết mười; năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều nắm được; năm 12 tuổi đã có tài văn chương. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì Thánh Thiên võ công không cao, tính tình điềm đạm như một khuê nữ, nhưng bà lại đọc sách rất nhiều.
Thánh Thiên rất ham mê tìm hiểu binh pháp. Những cuốn sách khiến bà say mê nghiên cứu là:
·         “Lục thao” của Khương Tử Nha, đây là cuốn sách về luyện quân, chiến lược, chính lược.
·         “Việt tộc binh pháp” không rõ tác giả, có thể là của Phương chính Hầu Trần Tự Minh, ông tổ của dòng họ Trần, người tổng chỉ huy quân đội dưới thời vua An Dương Vương.
·         “Tôn Tử binh pháp” của Tôn Tử.
·         “Tôn Ngô binh pháp” từ binh thư của Tôn Tử và Ngô Khởi ghép lại mà thành.

 05

Bản “Binh pháp Tôn Tử” vào thời Càn Long. (Ảnh qua Wikipedia)
Khi Thánh Thiên dựng cờ khởi nghĩa, sau nhiều trận giao tranh với quân Hán, nhận thấy “Tôn Tử binh pháp” và “Tôn Ngô binh pháp” không phù hợp với khí hậu, địa thế Lĩnh Nam, Thánh Thiên đã dùng sở học cùng kinh nghiệm của mình, tham chiếu sách xưa để soạn ra cuốn “Dụng binh yếu chỉ” gồm 36 thiên. Trong đó dạy cách dùng binh.
Thánh Thiên vừa có tài quân sư, vừa có tài dùng binh. Nếu Phương Dung đánh trận Trường An dài trăm dặm, Phật Nguyệt đánh trận hồ Động Đình bảy mươi dặm (Xem bài: Vị nữ tướng nước Nam “một tay nhổ núi Nga Mi, một tay nhổ núi Thái Sơn”), Phùng Vĩnh Hoa đánh trận Tượng Quận ba trăm dặm, thì Thánh Thiên đánh trận Nam Hải trên một diện tích lớn chưa từng có, kéo dài từ Phúc Kiến, qua đảo Hải Nam, đến vịnh Bắc Việt, lan tới Thanh Hóa (Nghi Sơn, Biện Sơn). Ấy là chưa kể trên năm trăm dặm công chúa Trần Quốc đánh lên Trung Nguyên. Tính chung, trận dài tới hai ngàn năm trăm cây số. Có lẽ Nam Hải là trận rộng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Dùng “Dụng binh yếu chỉ” được phong “Bình Ngô Đại tướng quân”
Cuối năm 39 SCN, Hai Bà Trưng hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Thánh Thiên cũng như hàng chục các thủ lĩnh khác kéo quân về dưới cờ của Hai Bà Trưng. Năm 40 SCN, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.
Thánh Thiên nhờ có “Dụng binh yếu chỉ” của mình mà đánh đâu thắng đó, đuổi sạch quân Hán khỏi Giang Sơn, lập được công lớn. Sau khi giành lại Giang Sơn, Thánh Thiên đã chia sẻ “Dụng binh yếu chỉ” của mình cho các tướng, cũng là dùng để thao dợt binh mã chuẩn bị cho các cuộc chiến sau này. 

 06
Đền Ngọc Lâm – nơi thờ Thánh Thiên công chúa. (Ảnh từ ditichlichsuvanhoa.com)
Nhờ đó, Thánh Thiên được vua Trưng tin tưởng trao ấn “Bình Ngô Đại tướng quân” thống lĩnh toàn bộ quân Lĩnh Nam. Thánh Thiên cắt cử các tướng trấn giữ các nơi, sẵn sàng đánh trả nếu quân Hán lại xâm phạm bờ cõi.
Trận hồ Động Đình chấn động Trung Nguyên
Đầu năm 42 SCN, vua Hán là Quang Vũ sai Mã Viện cùng phó tướng Lưu Long, Đoàn Chí thống lĩnh 30 vạn đại quân tiến đánh Lĩnh Nam. Mã Viện cho quân tiến đánh hồ Động Đình do tướng quân Phật Nguyệt giữ.
Nữ tướng Phật Nguyệt dùng “Dụng binh yếu chỉ” bày trận nhiều lần đánh bại quân Hán, khiến thây chất thành gò cao nghẽn cả sông Trường Giang.
07

Hồ Động Đình ngày nay. (Ảnh wikipedia.org)
Tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (Đây là tỉnh thủ phủ phía nam hồ Động Đình Trung Quốc) có ghi chép trận đánh hồ Động Đình như sau:
“Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng Đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga Mi, một tay nhổ núi Thái Sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường Giang, hồ Ðộng Đình, oán khí bốc lên tới trời.”
Nhận thấy các chiến thuyền của mình to lớn hơn quân Lĩnh Nam, sẽ có lợi thế nào tham chiến trên biển, Mã Viện quyết định hợp quân ở Hợp Phố, nhằm tận dụng đường biển đánh vào quận Giao Chỉ. Tuy nhiên tại Hợp Phố “Bình Ngô Đại tướng quân” Thánh Thiên đã chờ sẵn.
Trận Hợp Phố – Nam Hải nổi danh sử sách
Cùng với trận chiến hồ Động Đình, trận chiến Hợp Phố là trận đánh nổi tiếng trong sử Việt trước đây. Mã viện 3,4 lần cho toàn quân công thành nhưng đều thảm bại.
Thánh Thiên cho quân vượt thành bày trận nhiều lần đánh tan quân Mã Viện, khiến vị tướng này phải dâng biểu về Triều đình xin thêm quân tinh nhuệ và than thở rằng:
“Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức.”
Không chiếm được Hợp Phố, nhưng quân Hán muốn tiến vào Giao Chỉ (nơi có vua Trưng) bằng đường biển nhằm tận dụng các chiến thuyền lớn của mình. Nên Mã Viện và Lưu Long cho quân đánh chiếm vùng biển ở Nam Hải. Thế nhưng vùng Nam Hải được được trấn thủ bởi nữ tướng Gia Hưng Trần Quốc, đặt dưới sự chỉ huy của Đại tướng Thánh Thiên.

08
Các địa danh có trong bài viết phân bố trên bản đồ Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Ảnh: Wikipedia)
Cùng với trận trận Động Đình, trận Hợp Phố, trận đánh ở biển Nam Hải rất nổi tiếng trong sử xưa, vang dội 1.400 năm mãi đến thời nhà Trần.
Nữ tướng Gia Hưng Trần Quốc sử dụng “Dụng binh yếu chỉ” dàn quân trên biển (ngày nay theo ghi chép từ dân gian truyền lại thì nữ tướng Trần Quốc được viết là “Nàng Quốc”).
Chiến thuyền quân Hán do tướng Đoàn Chí nườm nượp tiến vào. Quân Hán 6 lần tiến quân, nhưng nữ tướng Trần Quốc sử dụng thế trận tài tình biến hóa khôn lường 6 lần đánh lui đại quân nhà Hán, đánh nhiều trận khiến quân tướng nhà Hán thất kinh.
Thậm chí tướng giỏi như Đoàn Chí cũng phải bỏ mạng nơi vùng biển Nam Hải, thủy binh quân Hán bị thiệt hại vô số. Mã Viện thất kinh không còn dám nghĩ đến việc đánh vùng biển Nam Hải nữa.
Chiến công ngoài sức tưởng tượng
Tổng cộng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thánh Thiên, quân Hai Bà Trưng đã đánh bại 12 đại tướng quân của nhà Hán là:
·         Phục ba đại tướng quân, Tân Tức hầu Mã Viện.
·         Phiêu kị đại tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long.
·         Lâu thuyền tướng quân, Nam An hầu Đoàn Chí.
·         Chinh Tây đại tướng quân Chu Long.
·         Chinh Nam đại tướng quân Trịnh Sư.
·         Uy viễn đại tướng quân Ngô Anh.
·         Trấn uy đại tướng quân Vương Hùng.
·         Long nhương đại tướng quân Sầm Anh.
·         Chinh di đại tướng quân Phùng Đức.
·         Hổ nha đại tướng quân Mã Anh.
·         Trấn viễn đại tướng quân Mã Huống.
·         Bình man đại tướng quân Mã Dư.
Thêm nữa, dù quân số tham gia vào những trận đánh này ngày nay không thể khảo cứu chính xác, nhưng theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì có thể là 45 vạn quân Hán đã tử trận. Đây quả là một chiến công ngoài sức tưởng tượng.
Dù thắng trận, Mã Viện lại không lập công
Để tiến được vào Giao Chỉ đánh vua Trưng nhằm kết thúc cuộc chiến, Mã Viện quyết định tránh đối đầu với các tướng Lĩnh Nam, mà theo đường tắt bí mật tiến quân, chia quân làm 2 cánh thủy bộ.
Cánh quân bộ tiến chiếm Thương Ngô rồi cho quân đi ngầm qua Quỷ Môn quan (ải Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay), lẻn xuống vùng Lục Đầu rồi tiến ngược lên Lãng Bạc. Cánh quân thủy bí mật xuống các chiến thuyền lớn ở Hợp Phố rồi theo đường biển đến Lãng Bạc. Hai cánh quân thủy bộ của quân Hán hội tại Lãnh Bạc (thuộc Tiên Du ngày nay).
Dù đánh thắng được quân Hai Bà Trưng nhưng tổng cộng, quân Hán bị thiệt hại to lớn.
Năm 49 SCN, Mã Viện đưa quân đi đánh dẹp các bộ lạc Ô Hoàn ở quận Vũ Lăng (nay là tỉnh Qúy Châu và Hồ Nam của Trung Quốc), bị bệnh truyền nhiễm và chết.
Sau khi Mã Viện chết một số tướng lĩnh có lời buộc tội Mã Viện, trong đó Phò mã Lương Tùng tâu với vua Hán Quang Vũ rằng:
“…Trận Động Đình hồ bị Phật Nguyệt đánh tan ba mươi vạn quân. Trận Nam Hải bị Thánh Thiên giết bốn mươi vạn. Phụ hoàng sai y đánh Lĩnh Nam, làm thiệt bốn mươi vạn quân, các đại tướng danh tiếng Phùng Đức, Sầm Anh, Liêu Đông Tứ Vương chết …”
Lời tâu của Phò mã Lương Tùng phần nào nói lên thiệt hại to lớn của quân Hán khi đánh Lĩnh Nam. Kèm theo đó là một số lời tấu về việc Mã Viện đã tự ý lấy ngọc trai và sừng tê giác mà không mang về Kinh đô.
Nghe những lời buộc tội này, vua Hán Quang Vũ đã tước đi Thái ấp cũng như tước Hầu của Mã Viện.
Sau khi Thánh Thiên mất, cuốn “Dụng binh yếu chỉ” vẫn được lưu truyền, trở thành bí kíp giúp những anh hùng sau này bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc.
(Còn nữa)
Một số chi tiết trong bài viết thuộc về huyền sử hoặc dã sử, không được ghi chép trong chính sử. Mong độc giả lưu ý.
Trần Hưng
Xem thêm:

Cuốn cổ thư của Đại Việt nhiều lần làm chấn động Trung Nguyên – P2
·      Trần Hưng
·     
·      Thứ Hai, 04/06/2018 • 1.9k Lượt Xem
Huyền sử cho rằng, cuốn cổ thư mang tên Dụng binh yếu chỉ này xuất hiện từ thời Lĩnh Nam, giúp các nữ tướng nước ta nhiều lần ngăn bước quân Hán, bại 12 đại tướng, khiến 45 vạn quân tử trận, chấn động Trung Nguyên. Không chỉ thế, theo chiều dài lịch sử, cuốn sách này được các anh hùng Đại Việt sử dụng để làm nên những chiến công vang dội bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc.
·         Tiếp theo phần 1
Sau khi Thánh Thiên mất, cuốn Dụng binh yếu chỉ vẫn được lưu truyền không trọn vẹn, sau này trở thành bí kíp giúp những anh hùng bảo vệ Giang Sơn.
09

Không biết đã có bao nhiêu người đã dùng đến Dụng binh yếu chỉ, nhưng một số nguồn dã sử có ghi nhận 2 trường hợp sau:
Chỉ dùng 2 thiên trong “Dụng binh yếu chỉ” khiến quân Ngô thất điên bát đảo
Sau khi Lĩnh Nam mất vào tay nhà Hán, người Việt lại phải trải qua thời gian dài bị đô hộ. Đến năm 246, một người phụ nữ là Triệu Thị Trinh đã nổi lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô (thời Tam Quốc), quân sĩ đều tôn kính gọi là Bà Triệu.
Bấy giờ khi Bà Triệu khởi binh thì chỉ dùng tới 2 thiên của Dụng binh yếu chỉ là “đoản binh” và “trận pháp” nhưng đã đánh nhiều trận khiến quân Ngô điên đảo. Từ căn cứ núi Nưa, Bà Triệu cho quân tiến xuống đánh khắp vùng đồng bằng, đánh đâu thắng đó khiến binh tướng nhà Ngô kinh hoàng. (Xem bài: Múa giáo đánh hổ dễ, đối mặt vua Bà khó)
Từ đó quân Ngô có câu rằng:
Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Nghĩa là:
Múa giáo đánh hổ dễ,
Đối mặt vua Bà khó.
 10
Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. (Ảnh từ wikipedia.org)
Cuối cùng nhà Ngô phải cử Lục Dận (cháu của danh tướng Lục Tốn) sang Giao Châu. Lục Dận dùng vàng bạc của cải mua chuộc các thủ lĩnh địa phương và tù trưởng. Họ vì lợi trước mắt mà nhận của cải rời đi, khiến nghĩa quân của Bà Triệu không còn đủ số lượng để đương đầu với quân Ngô.
Bà Triệu không giữ được căn cứ, phải rút vào núi Tùng và tuẫn tiết trên núi.
“Dụng binh yếu chỉ” góp phần đánh tan quân Mông Thát
Đến thời nhà Trần thì Dụng binh yếu chỉ vốn có 36 thiên chỉ còn lại 5 thiên là Thủy chiến, Đoản binh, Hư thực, Dụng gián, Trận pháp.
Bấy giờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn học rất sâu rộng, ông nghiên cứu tất cả binh thư của Đại Việt, Trung Nguyên, Chiêm thành, Mông Cổ, trong đó có cả Dụng binh yếu chỉ, rồi soạn ra hai bộ sách:
·         Bộ “Binh thư yếu lược” gồm 18 thiên.
·         Bộ “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” gồm có 9 trận pháp. Biến hóa chín lần chín là 81 thế trận.
Phần phụ lục “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” có ghi chép 5 thiên còn sót lại trong Dụng binh yếu chỉ của Thánh Thiên.

 11
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ảnh minh họa Trí Thức VN)
Bộ “Binh thư yếu lược” cùng “Vạn Kiếp tông bí truyền” được dùng để truyền dạy cho các tướng lĩnh là Hoàng thân nhà Trần. Những binh pháp trong đó đã được sử dụng để Đại Việt 3 lần đánh tan quân Mông Thát.
Tuy nhiên cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền” hiện cũng đã thất truyền, chỉ còn được biết tới nhờ lời đề tựa cho sách của Nhân Huệ Vương Khánh Dư. Trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép đoạn Hưng Đạo Vương nhắn nhủ cho con cháu đời sau về cuốn sách này:
Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó.
Phải chăng cũng chính vì việc trao truyền phải dựa vào sự lĩnh ngộ nên những tinh hoa binh pháp mà Hưng Đạo Vương soạn ra mới dần dần bị mai một mất? Đây cũng là một nguyên nhân đáng chú ý, bên cạnh một nguyên nhân khác…
Vì sao có lớp bụi dày suốt 20 thế kỷ
Nói về Dụng binh yếu chỉ, chúng ta luôn phải lưu ý rằng truyền kỳ về cuốn cổ thư này thuộc về huyền sử hoặc dã sử mà không được chính sử ghi chép lại. Điều này thật ra cũng có nguyên nhân riêng của nó.
Sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần thì lại không thể chống nổi sự xâm lược của quân Minh. Năm 1407 sau khi đánh bại nhà Hồ, tướng nhà Minh là Trương Phụ cho đốt nhiều nguồn sử liệu, các sách quý bị lấy hết chở về thành Nam Kinh, trong đó bao gồm cả toàn bộ các nguồn sử liệu trước đây, kể cả các tác phẩm của Hưng Đạo Vương.
 12
Vết tích thành nhà Hồ. (Ảnh qua thepinsta.com)
Các sách sử của nước ta chép sau thời kỳ này không còn có nhiều căn cứ nữa, phải dựa vào cả một số sách sử Trung Quốc để ghi chép lại; vì thế mà những trận đánh vang dội của các nữ tướng thời Lĩnh Nam cũng như Dụng binh yếu chỉ đều không được ghi chép lại.
Đơn cử như Đại Việt Sử ký toàn thư dựa vào cuốn sử nhà Nguyên là “Kinh thế đại điển tư lục” mà cho rằng Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản bị tử trận. Nhưng thực tế tất cả các gia phả họ Trần đều ghi chép rằng người tử trận là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện, còn Hoài Văn Hầu sau này được phong thành Hoài Văn Vương và sống thọ đến 92 tuổi. (Xem bài: Trần Quốc Toản không tử trận, lập 13 chiến công, uy vũ chấn động Trung Nguyên)
Các nguồn sử liệu nước ta bị lấy về Nam Kinh. Sau đó, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, vào tháng 12 năm 1937, quân Nhật chiếm được thành Nam Kinh, nhiều tài liệu và sách quý bị lấy đi về mang về Nhật Bản, trong đó có cả các sách sử của người Việt. Điều này lại phủi thêm một lớp bụi mù lên lịch sử nước nhà. Chỉ có một số rất ít nhà nghiên cứu có điều kiện, cất công đi tìm hiểu từ Trung Quốc qua Nhật Bản, cộng thêm cơ duyên trùng hợp mới may mắn tìm hiểu được một phần sự thật của câu chuyện mang nhiều màu sắc huyền sử này.
Một số chi tiết trong bài viết thuộc về huyền sử hoặc dã sử, không được ghi chép trong chính sử. Mong độc giả lưu ý.
Trần Hưng
Xem thêm:

Lừng danh sử Việt: Đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ
·      Trần Hưng
·     
·      Thứ Hai, 09/07/2018 • 49.9k Lượt Xem
Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.

 13
Cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ.
Hình ảnh các nữ nhi người Việt tiên phong xông pha trận mạc đã trở thành nỗi kinh hoàng ám ảnh quân Hán lúc đó:
·         Vùng Mê Linh có chị em Trưng Trắc, Trưng nhị.
·         Vùng Yên Dũng, Bắc Giang có nữ tướng Thánh Thiên.
·         An Biên, Hải Phòng có căn cứ của Lê Chân.
·         Tiên La (Thái Bình) có Bát Nạn tướng quân.
·         Bạch hạc (Vĩnh Phú) có nàng Hội.
·         Nga Sơn, Thanh Hóa có Lê Thị Hoa.
·         Động Lão Mai ở Thái Nguyên có Hồ Đề.
·         Tam Nông, Vĩnh Phú có Xuân Nương.
·         Châu Đại Man (Tuyên Quang) có Nàng Quỳnh, Nàng Quế.
·         Thanh Sơn, Vĩnh Phú có Đàm Ngọc Nga.
·         Tam Thanh (Vĩnh Phú) có Thiều Hoa.
·         Bạch Hạc (Vĩnh Phú) có Quách A.
·         Tiên Nga (Vĩnh Phú) có Vĩnh Hoa.
·         Vĩnh Tường, Vĩnh Phú có Lê Ngọc Trinh.
·         Đường Lâm – Sơn Tây có Lê Thị Lan.
·         Thanh Ba (Vĩnh Phú) có Phật Nguyệt.
·         Lang Tài (Bắc Ninh) có Phương Dung.
·         Thương Hồng (Hải Dương) có Trần Nang.
·         Gia Lâm, Hà Nội có Đường Quốc.
·         Bình Xuyên (Vĩnh Phú) có ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương, Thanh Nương.
·         Chí Linh, Hải Dương có Quý Lan.
Các nhà sử học xem đây là một chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ. Trong các thủ lĩnh này, ngoài hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị rất quen thuộc với người Việt, nổi lên hai vị nữ tướng là Thánh Thiên và Lê Chân.
Nữ nhi làm thủ lĩnh
Theo dân gian lưu truyền, thời ấy tại làng Bích Uyển thuộc phủ Kinh Môn, quận Hải Dương một vị quan là Nguyễn Huyến cùng vợ về quê ở ẩn, trước ngày sinh phu nhân nằm mộng thấy một người con gái tự xưng là “Tự nơi dương đình khâm thụ mệnh Trời, xuống đầu nhập thai sinh”. Phu nhân thụ thai đúng 13 tháng, giữa ngày 12 tháng 2 năm Ngọ sinh một gái mày ngài, mắt phượng, tướng mạo oai nghiêm, vợ chồng rất yêu quý con mà đặt mệnh danh cho là Thánh Thiên công chúa.
Thánh Thiên thông minh đĩnh ngộ, học một biết mười, năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Năm 12 tuổi đã có tài văn chương, thông thạo võ thuật
Ông Nguyễn Huyến thường ngày vẫn đem tâm sự gửi gắm trong mấy câu thơ ngâm nga:
Từ khi thất quốc, vong gia
Vợ chồng, con cái đến nhờ thuyền môn
Lòng riêng báo quốc không chồn
Bình lương chứa chất luôn luôn đã nhiều
Ai tài chửa thấy ai theo
Một mình công việc trăm chiều khó đương
Sau khi cha mẹ qua đời, Thánh Thiên chiêu mộ quân sĩ, luyện chiến thuật, nổi danh một phương. Nghe tin cậu mình từ quan chiêu mộ trai làng, Thánh Thiên đưa quân đến phối hợp cùng cậu mình, giành được nhiều thắng lợi ở vùng Yên Dũng, Bắc Giang. Người Hán liên tục đưa quân tiến đánh nhưng lần nào cũng bị bại trận phải rút về.

14
Thánh Thiên công chúa (Ảnh minh họa)
Một nữ tướng khác là Lê Chân sinh ra ở làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn, nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu. Gia đình họ Lê chuyên dạy học, làm thuốc, làm nhiều việc thiện cho dân quanh vùng.
Theo dân gian truyền lại thì ông bà Lê Đạo tuổi cao, muộn con nên rất lo lắng. Một hôm, hai vợ chồng lên chùa Yên Tử làm lễ cầu tự. Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy hai vị thiên sứ một vị mặc áo xanh tay cầm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cầm bảo kiếm dẫn ông lên thiên cung. Ông bàng hoàng kinh sợ vội sụp lạy trước một vị đại quan ngồi trong điện, đầu đội mũ bách tinh, mình mặc áo bào vàng; bên trái bên phải mỗi bên có một vị quan tay cầm giấy bút. Ông Lê Đạo văng vẳng nghe thấy lời truyền bảo:
“Nhà ngươi có phúc lớn, tiếng đến thiên đình. Nay nhân có một tiên nữ phạm lỗi, đày xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con nhà ngươi, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp”.
Bỗng chuông trống chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ. Vợ chồng ra về, một buổi sáng sớm, bà đi ra ngoài ấp thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, sinh được một gái (hôm ấy là ngày 08 tháng 02) mày ngài mắt phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhân cớ ướm chân nên đặt tên là Chân.
Năm Lê Chân 18 tuổi, sắc đẹp và đức hạnh nổi tiếng khắp vùng. Không chỉ có tài thơ ca mà giỏi cả võ nghệ.

  15
Lê Chân (Ảnh minh họa)
Thái thú Tô Định muốn ép Lê Chân về làm tì thiếp, nhưng Lê Chân đã dứt khoát từ chối vì thế mà Tô Định đã sát hại cả bố mẹ nàng. Lê Chân trốn thoát được liền tìm thầy học binh thư, võ nghệ, kết giao với những người cùng chí hướng.
Khi đã tinh thông võ nghệ, Lê Chân cùng các bạn bè tâm phúc theo đường sông xuôi về phía nam. Đến đất An Dương, của sông Cấm (Hải Phòng ngày nay), thì thấy nơi đây đất đai màu mỡ liền dừng chân lập trại khai phá, chiêu thêm dân đến, lập xóm ấp, trồng dâu, nuôi tằm, khai thác thủy hải sản, đồng thời chiêu lập binh mã.
Nhớ cội nguồn, Lê Chân đặt tên cho nơi đây là An Biên trang. Binh sĩ chiêu mộ được tập luyện rất chu đáo và có sở trường thủy trận.
Cuộc khởi nghĩa của các nữ tướng
ADVERTISEMENT
Mặc dù thời bấy giờ, các cuộc khỏi nghĩa có rất nhiều, nhưng lại không có sự liên kết giữa các nơi. Chính vì vậy, cuối năm 39 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hiệu triệu tất cả các thủ lĩnh cùng quy tụ về. Thánh Thiên, Lê Chân cùng hàng chục các nữ thủ lĩnh khác cùng về theo Hai Bà Trưng.

16

Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
Năm 40 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng xuất quân. Đại hội quân sĩ được tổ chức tại Hát Môn, Trưng Trắc lập đàn tráng, cáo lễ với trời đất, tự xưng là Trưng Nữ Vương, rồi chia quân tiến đánh các nơi.
Thánh Thiên Công Chúa cưỡi ngựa xông trận, quân Hán chặn lại. Ngày xưa mỗi khi ra trận các tướng thường khiêu chiến và đánh trước. Tướng quân Hán thấy tướng quân Nam chỉ là một nữ tướng thì cả cười, không ngờ chỉ mấy đường kiếm Thánh Thiên đã chém bay đầu tướng Hán, thêm một tướng Hán nữa xông trận lại bị Thánh Thiên chém chết. Không chịu nổi nỗi nhục khi quân Bách Việt chỉ có nữ tướng mà hạ liền hai tướng của mình, quân Hán đưa thêm tướng vào trận, thế nhưng chỉ thấy vài đường kiếm đã bị Thánh Thiên chém bay đầu. Mới chỉ thoáng chốc quân Hán mất liền 3 tướng, cả quân tướng Hán đều thất kinh.
Quân Nam hò reo dậy đất, sĩ khí ngùn ngụt xông lên, quân Hán hoảng sợ tháo chạy. Quân Hai Bà Trưng tiến thẳng đến Luy Lâu. Thái thú Tô Định, phải cạo râu, cạo tóc, vứt bỏ cả ấn tín, trà trộn vào đám loạn quân của mình rồi chạy trối chết về nước.

 17
Đường tiến quân của Hai Bà Trưng năm 40 SCN.
Tất cả các châu quận đều được quân Hai Bà Trưng chiếm lại, gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải v.v… tức bao gồm cả tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông Trung Quốc ngày nay.

 18
Bản đồ Lĩnh Nam thời Trưng Vương.
Sách sử nhà Hán có ghi chép lại rằng: “Năm Kiến Vũ thứ 16 (tức năm 40 sau Công Nguyên), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi.”
Năm 40 sau Công Nguyên, dân tộc Bách Việt làm chủ chính mình, quét sạch quân Hán ra khởi bờ cõi.
Đây cũng là lần duy nhất trong lịch sử thế giới, một đội quân mà người cầm quân hầu hết là phụ nữ trẻ tuổi, nhưng không chỉ giành chiến thắng mà còn lập ra một vương triều mới, lịch sử ghi nhận chỉ diễn ra duy nhất một lần ở Việt Nam.
Các lễ hội mừng thắng trận diễn ra, người dân đều suy tôn Trưng Trắc lên làm vua. Sau khi lên ngôi vua, Trưng Trắc cho đóng đô ở Mê Linh, củng cố thành lũy sẵn sàng chống giặc.
Lê Chân năm ấy mới 24 tuổi được phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ. Lê Chân huấn luyện quân sĩ liên kết nhằm tạo sức mạnh tập thể.
Cuộc chiến bảo vệ giang sơn
Thái thú Tô Định khi chạy trốn về nước, Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội: “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”.
Năm 42 sau Công Nguyên, Hán Quang Vũ Đế phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với Đoàn Chí đem ba vạn quân sang đánh chiếm Bách Việt.
Thế nhưng quân của Mã Viện khi từ Hợp Phố tiến sang gặp ngay phải đội quân của Thánh Thiên. Hai bên giao chiến ba, bốn trận, quân Hán bị bại trận, thây chết ngổn ngang, không tiến được phải lùi về vùng Mã Giang. Uy danh của dũng tướng Thánh Thiên khiến quân tướng nhà Hán đều kinh hoàng.
Mã Viện phải dâng biểu về triều đình xin thêm tướng giỏi và quân tinh nhuệ giúp sức: “Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức”.
Vua Hán lập tức cho thêm quân tướng tinh nhuệ sang giúp Mã Viện cùng mật truyền: “Nên dùng mưu mà đánh”.
Mã Viện là một viên tướng giàu kinh nghiệm, qua quan sát lối đánh của quân Bách Việt, viên tướng này nhận thấy sức mạnh của quân Việt chính là sự đoàn kết. Một người lính Việt có thể đánh thua một người lính Hán, nhưng nhiều quân Việt thì lại đánh thắng nhiều quân Hán. Từ đó Mã Viện đã tìm được cách phá vỡ thế trận quân Nam, nhất là khi đã có thêm viện binh đến.
Bị quân của Thánh Thiên chặn đường bộ, Mã Viện cho quân đến Hợp Phố rồi đi theo đường biển tiến đánh xuống phía nam. Đội quân phòng thủ vùng biển Đông Bắc do Lê Chân chỉ huy, quân Nam chặn chiến thuyền quân Hán ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Tướng quân Bát Nạn cũng đưa quân đến chặn quân trên bộ của Mã Viện ở cửa biển, phối hợp cùng cánh quân của Lê Chân.
Lê Chân cho dựng các chướng ngại trên sông, dùng thuyền nhỏ nhẹ nhưng cơ động của mình đánh vào mạn thuyền to lớn của quân Hán khiến quân Hán thiệt hại nặng nề.
Suốt dọc cửa sông Bạch Đằng, trên bờ và dưới nước, quân Việt do Bát Nạn cùng Lê Chân chỉ huy giao chiến ác liệt cùng quân Hán. Song quân Hán lực lượng đông hơn, được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau đã đánh lui quân Nam, hai nữ tướng đành phải lui quân.
Các thuyền của Lê Chân nhỏ nhẹ nên di chuyển rất nhanh, chẳng mấy chốc đã bỏ xa quân Hán. Về kinh đô Mê Linh hội với quân Hai Bà Trưng tại đây.
Mã Viện chọn vùng Lãng Bạc (Tiên Du ngày nay) để hội quân, nơi đây địa thế thuận lợi để quân Hán có thể phòng thủ, quân thủy bộ dễ dàng hỗ trợ cho nhau.

 19
Trưng Trắc chờ mãi không thấy quân Hán có động tĩnh gì liền chủ động đưa quân đến đánh thẳng vào Lãng Bạc. Quân tiên phong do Lê Chân chỉ huy giao tranh với quân Hán nhiều ngày, quân Hán cố thủ nhưng bị quân của Lê Chân đánh mạnh khiến thiệt hại rất nhiều, cộng thêm cái nắng mùa hè khiến quân Hán mệt mỏi vì bệnh tật. Tướng Hán là Hàn Vũ cũng bị thiệt mạng do bệnh.
Nhiều nhà nghiên cứu xác định trận đánh diễn ra rất ác liệt nhiều ngày ở trên đồi, chân đồi và cả khúc sông thuộc vùng Tiên Du. Quân Hán còn rất mạnh, quân số đông, có lực lượng thuỷ, bộ phối hợp, quen trận mạc, thành thạo đánh tập trung theo cách đánh trận địa. Mã Viện là một lão tướng già dặn kinh nghiệm chiến trường, từng lập nhiều chiến công trong các cuộc đàn áp các phong trào nổi dậy chống nhà Hán.
Để phá thế mạnh liên kết quân Việt, Mã Viện có quân số đông đã cho quân chia cắt quân Nam ra để đánh, khiến quân Việt khó tạo ra sức mạnh liên kết. Sau thời gian dài không thắng được, Hai Bà Trưng phải rút quân về thành Cổ Loa. Quân Việt thiệt hại rất nặng.
Mã Viện cho quân tiến đánh Cổ Loa, quân Nam lui về kinh đô Mê Linh, rồi đến Cấm Khê. Những nghiên cứu mới đây cho thấy Cấm Khê có thể ở thung lũng Suối Vàng, ở chân ngọn núi Vua Bà cao 525m, trong dãy Ba Vì thuộc Hà Tây.
Cấm Khê là nơi thuận lợi để lập trận phòng ngự. Quân Hán cho quân đến đánh Cấm Khê, chiến trận diễn ra ác liệt từ mùa hè năm 42 đến mùa xuân năm 43 thì Cấm Khê thất thủ, Hai Bà Trưng cùng Lê Chân chia hai ngả rút ra khỏi căn cứ. Hai Bà Trưng chạy đến sông Hát thì không thể thoát được đành nhảy xuống sông tự vẫn để không sa vào tay giặc.
Thánh Thiên lúc này đang ở mạn Bắc, nghe tin Cấm Khê thất thủ thì vội đưa quân đến ứng cứu nhưng không kịp, liền đưa quân đóng ở sông Nhật Đức (tức sông Thương ngày nay). Quân Hán tiến đánh với chiến thuật chia cắt đội hình, quân của Thánh Thiên không thích nghi được nên thất trận phải rút về Ngọc Lâm.
Quân Hán tiến đánh Ngọc Lâm, trong trận giao tranh ác liệt, bị bao vây tứ phía, Thánh Thiên đánh đến kiệt sức rồi hy sinh tại bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử, là một bến của con sông nhỏ Đa Mai) thuộc địa phận làng Ngọc Lâm ngày nay.
Nữ tướng Lê Chân rút theo đường thủy đến vùng Lạt Sơn, nhận thấy nơi đây núi rừng hiểm trở có thể chặn quân Hán. Lưng có thể dựa vào dãy núi hình cánh cung; trước mặt, phía Đông là sông Đáy, sông Ngân như hai hào nước. Địa hình căn cứ tiến có thể đánh, lui có thể giữ, đầu cuối hô ứng lẫn nhau.
Lê Chân vừa xây dựng căn cứ, vừa chiêu mộ thêm quân sĩ. Căn cứ chưa xây xong thì Mã Viện đưa quân tiến đánh, nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra. Biết rõ không thể giữ căn cứ lâu dài, Lê Chân để một nữ tướng khác là nàng Tía cùng một lượng lớn quân rút về phía Nam, còn Lê Chân cùng một số ít quân tâm phúc tiếp tục ở lại tử thủ với quân Hán.
Quân còn lại của Lê Chân rất ít không đủ sức đánh với quân Hán. Trận chiến ác liệt cuối cùng diễn ra ở Đồng Loạn, nữ tướng Lê Chân cùng mấy tướng tâm phúc rút lên núi Giát Dâu. Vào chiều ngày 13 tháng 7 năm Quí Mão (tức năm 43 sau Công Nguyên) nữ tướng Lê Chân 27 tuổi, từ trên đỉnh núi nước mắt chảy dài, nhìn lại giang sơn một lần cuối cùng rồi gieo mình xuống dưới núi.

 20
Hình ảnh tưởng niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Sau 3 năm ngắn ngủi giành được quyền tự chủ, dân tộc Bách Việt lại chìm vào thời kỳ Bắc thuộc.
Sức mạnh của quân Việt thời đấy là sức mạnh đoàn kết, binh lính kết nối với nhau tạo ra sức mạnh đương đầu với quân Hán. Mã Viện đã nhìn ra đặc điểm này, nhờ quân đông lại thiện chiến hơn, Mã Viện đã cho quân thực hiện chiến thuật chia cắt quân Việt ra để đánh và đã thành công.
Sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng bình rằng:
Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù. Nghĩa binh đi đến đâu gần xa đều hưởng ứng, 65 thành ngoài miền Ngũ Lĩnh một buổi sớm đều thu phục được, người dân chịu khổ từ lâu, không khác gì đã ra khỏi vực thẳm được thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân một chút… Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?
Đó âu cũng là lời bình nhắc nhở những người đàn ông nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Bởi vì ngày nay phụ nữ đang phải hy sinh rất nhiều, vừa phải lo cho sự nghiệp, vừa phải chu toàn công việc gia đình. Thiết nghĩ, người đàn ông Việt cần thật sự là “nóc nhà”để người phụ nữ an tâm với thiên chức của một người vợ, người mẹ.
Trần Hưng
Xem thêm:


No comments:

Post a Comment