20171220 Mặt Trận Tân Cảnh 1972
***Để cho các thế hệ trẻ Việt Nam sau nầy hiểu rỏ về cuộc chiến cận đại tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cho nên tài liệu nầy được tái thực hiện với bản đồ không ảnh dựa vào tài liệu từ bài viết của Đại Tá Trịnh Tiếu Trưỏng Phòng II trực thuộc vùng II chiến thuật. Ngoài ra còn những căn cứ hoả lực cuả Hoa Kỳ từ những năm 1965-1972. Từ những căn cứ hỏa lực củ cuả Hoa Kỳ để lại củng là những hệ lụy cho các đơn vị VNCH tái phối trí tại những căn cứ củ sau nầy. Trong tài liệu nầy chúng ta nên lưu ý về người cố vấn quân đoàn II là John Paul Vann, một nhân vật dân sự Hoa Kỳ nhưng lại mang quân hàm cấp tướng giả định để tương xứng với cấp tướng của quân đoàn II vùng II chiến thuật. Hiện tượng nầy chỉ xảy ra duy nhất một lần trong quân sử Hoa Kỳ trong trận chiến Việt Nam. Tại sao? Với mục đích gì và có liên quan gì trong việc miền Nam bị thất thủ vào ngày 30/04/1975? Dần dần chúng ta có thể hiểu đưọc tại sao miền Nam thất thủ trên chiến trường với kỷ thuật "rút củi trong lò" và chiến thuật "Việt Nam Hoá" chiến tranh của Hoa Kỳ.
***Để cho các thế hệ trẻ Việt Nam sau nầy hiểu rỏ về cuộc chiến cận đại tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cho nên tài liệu nầy được tái thực hiện với bản đồ không ảnh dựa vào tài liệu từ bài viết của Đại Tá Trịnh Tiếu Trưỏng Phòng II trực thuộc vùng II chiến thuật. Ngoài ra còn những căn cứ hoả lực cuả Hoa Kỳ từ những năm 1965-1972. Từ những căn cứ hỏa lực củ cuả Hoa Kỳ để lại củng là những hệ lụy cho các đơn vị VNCH tái phối trí tại những căn cứ củ sau nầy. Trong tài liệu nầy chúng ta nên lưu ý về người cố vấn quân đoàn II là John Paul Vann, một nhân vật dân sự Hoa Kỳ nhưng lại mang quân hàm cấp tướng giả định để tương xứng với cấp tướng của quân đoàn II vùng II chiến thuật. Hiện tượng nầy chỉ xảy ra duy nhất một lần trong quân sử Hoa Kỳ trong trận chiến Việt Nam. Tại sao? Với mục đích gì và có liên quan gì trong việc miền Nam bị thất thủ vào ngày 30/04/1975? Dần dần chúng ta có thể hiểu đưọc tại sao miền Nam thất thủ trên chiến trường với kỷ thuật "rút củi trong lò" và chiến thuật "Việt Nam Hoá" chiến tranh của Hoa Kỳ.
Mặt trận Tân Cảnh, Kontum 1972
Posted on June 10, 2016 by dongsongcu
Kontum đáng mặt kiêu hùng,
Sánh vai Quảng Trị so cùng Bình Long.
Sánh vai Quảng Trị so cùng Bình Long.
Tháng 4/1975, toàn thể Quân lưc VNCH đã bị “bức tử” một cách nhục
nhã. Nhưng trước đó 3 năm, vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Sư đoàn 22 Bộ binh cũng đã
bị “bức tử” tại Tân Cảnh, Kontum trong trường hợp tương tợ. Tại sao lúc đó Sư
đoàn 22BB đã bị bức tử và đã bị bức tử như thế nào ? Trận Tân Cảnh 1972 là một
trong những trận đánh lớn nhất của Quân lực VNCH. Chúng tôi qua các chức vụ
được giao phó có cơ hội biết được một số sự kiện liên hệ đến trận đánh nàỵ
Chúng tôi xin ghi lại dưới đây với hy vọng giúp các sử gia sau này tìm ra được
câu trả lời chính xác cho những’ vấn nạn kể trên.
1.
Tướng Ngô Du và Quân đoàn II:
Thiếu tướng Ngô Du.
Tháng 8/1970, Thiếu tướng Ngô Du, quyền Tư lịnh Quân đoàn IV (sau khi Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh tử trận), đã được Tổng thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu IỊ Tướng Ngô Du, theo nhận xét của các giới chức Hoa Kỳ, là một tướng lãnh thông minh, giỏi về tham mưu, hăng say phục vụ cho đất nước và quân độị Tuy nhiên, theo nhận xét của họ, ông không can đảm bằng Đại tướng Đỗ Cao Trí hay Trung tướng Dư Quốc Đống.
Ông đến Pleiku với vài sĩ quan thân tín của ông, lập một bộ tham mưu riêng để làm việc. Trong thời gian này, tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) là Trưởng Phòng Nhì Quân đoàn II và Quân khu II từ thời Trung tướng Vĩnh Lộc và Lữ Lan. Đây là lần đầu tôi phục vụ dưới quyền Tướng Ngô Du mặc dù đến năm này (1970) tôi đã phục vụ trong quân đội được 17 năm. Những ngày đầu làm việc với Tướng Ngô Du, tôi phải trải qua một thời gian trắc nghiệm khả năng chuyên môn và thủ tục tham mưu theo sách vở Hoa Kỳ thật gay go. Có những buổi ông gọi tôi lên văn phòng của ông hàng giờ để nhận xét xem tôi có hiểu những danh từ chuyên môn về tình báo theo sách vở tham mưu của quân đội Hoa Kỳ mà ông đã biết. Rất may là tôi đã tốt nghiệp khóa tình báo cao cấp tại Hoa Kỳ vào năm 1968. Tôi trả lời ông rất rõ ràng và đầy đủ những gì ông muốn trắc nghiệm tôi, lúc đó tôi có cảm tưởng ông là vị Tướng chỉ huy trưởng tham mưu Hoa Kỳ, vì ông rất giỏi về thủ tục tham mưu.
***Đây là nhận xét riêng của Đại tá Trịnh Tiếu về tướng Ngô Du, về khả năng tham mưu của ông ta, tuy nhiên đây không có nghĩa là tướng Ngô Du có khả năng quyền biến, linh động tại trận địa. Mặt trận Charlie là một chứng minh khi ông xử dụng tiểu đoàn 11 nhảy dù đóng chốt chết tại Charlie cho F320 tiêu diệt. Còn nửa nhận xét của các sỉ quan Hoa Kỳ về tướng Ngô Du chưa hẳn là đúng, nếu không nói là có dụng ý đốt tướng Ngô Du hay nướng những sỉ quan ưu tú của QLVNCH trong mặt trận vùng II, quân khu II để Hoa Kỳ tạo cớ rút quân an toàn. Nên nhớ mặt trận vùng II, quân khu II là mặt trận có lảnh thổ lớn nhất, thưa dân nhất thế nhưng chỉ có hai sư đoàn: Sư đoàn 22 và 23 bộ binh trấn giử. Mặt trận Tân Cảnh thất thủ là một yếu tố thứ hai khi John Paul Vann cố ý nướng đại tá Lê Đức Đạt tại Tân Cảnh***
***Đây là nhận xét riêng của Đại tá Trịnh Tiếu về tướng Ngô Du, về khả năng tham mưu của ông ta, tuy nhiên đây không có nghĩa là tướng Ngô Du có khả năng quyền biến, linh động tại trận địa. Mặt trận Charlie là một chứng minh khi ông xử dụng tiểu đoàn 11 nhảy dù đóng chốt chết tại Charlie cho F320 tiêu diệt. Còn nửa nhận xét của các sỉ quan Hoa Kỳ về tướng Ngô Du chưa hẳn là đúng, nếu không nói là có dụng ý đốt tướng Ngô Du hay nướng những sỉ quan ưu tú của QLVNCH trong mặt trận vùng II, quân khu II để Hoa Kỳ tạo cớ rút quân an toàn. Nên nhớ mặt trận vùng II, quân khu II là mặt trận có lảnh thổ lớn nhất, thưa dân nhất thế nhưng chỉ có hai sư đoàn: Sư đoàn 22 và 23 bộ binh trấn giử. Mặt trận Tân Cảnh thất thủ là một yếu tố thứ hai khi John Paul Vann cố ý nướng đại tá Lê Đức Đạt tại Tân Cảnh***
Tướng Ngô Du giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II vào một thời gian rất thuận lợi cho ông, vì trước đó 3 tháng (5/1970), Tướng Lữ Lan đã tổ chức một cuộc hành quân vượt biên qua lãnh thổ Cam-bốt đánh thẳng vào Quân khu 702 của CS tại tỉnh Ratanakirị Quân đội ta đã phá hủy toàn bộ khu hậu cần của CS tại mật khu này, ta tịch thu rất nhiều vũ khí nặng của địch, như súng phòng không, cối 120 ly, đại liên 12.7 và hỏa tiễn, v.v…
Còn những mật khu nhỏ của CS trong lãnh thổ Quân khu II, Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB cùng với địa phương quân đã thanh toán. Trong thời gian này, CS rất yếu, các đơn vị chính quy của địch hầu như bị tê liệt, vì thế Tướng Ngô Du đặt hết trọng tâm vào công tác bình định và phát triển tại Quân khu IỊ Ông say mê làm việc suốt ngày đêm, vợ con ông đều để lại Saigon. Bà Ngô Du đặc biệt không bao giờ tham gia vào công việc của chồng. Có nhiều đêm, Tướng Ngô Du gọi tôi qua để thảo luận tình hình vào lúc 2, 3 giờ sáng. Ông cũng thường điện thoại các Tỉnh trưởng trong vùng cũng vào giờ nàỵ
Còn những mật khu nhỏ của CS trong lãnh thổ Quân khu II, Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB cùng với địa phương quân đã thanh toán. Trong thời gian này, CS rất yếu, các đơn vị chính quy của địch hầu như bị tê liệt, vì thế Tướng Ngô Du đặt hết trọng tâm vào công tác bình định và phát triển tại Quân khu IỊ Ông say mê làm việc suốt ngày đêm, vợ con ông đều để lại Saigon. Bà Ngô Du đặc biệt không bao giờ tham gia vào công việc của chồng. Có nhiều đêm, Tướng Ngô Du gọi tôi qua để thảo luận tình hình vào lúc 2, 3 giờ sáng. Ông cũng thường điện thoại các Tỉnh trưởng trong vùng cũng vào giờ nàỵ
2.
Tướng Ngô Du và cố vấn John Paul Vann.
John Paul Vann and his staff at their Pleiku headquarters
John Paul Vann, cố vấn Quân đoàn II.
John Paul Vann, Trung tá Bộ Binh làm cố vấn Sư đoàn 7BB tại vùng IV từ năm 1962-1963. Sau đó, ông về Hoa Kỳ, xin giải ngũ để tiếp tục đại học. Đến năm 1966, ông sang VN trở lại và làm cố vấn dân sự cho các chương trình bình định và phát triển. Tướng Ngô Du rất tâm đắc với Paul Vann về kế hoạch bình định phát triển tại vùng IV trước đâỵ John Paul Vann thông minh, can đảm, hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và thích làm anh hùng cá nhân.
***Đã biết là cuộc chiến sẽ bùng nổ tại vùng II thì tại sao lại phải cử một tướng chỉ giỏi về tham mưu là tướng Ngô Du cùng một cố vấn về tham mưu là John Paul Vann vào vùng II, thật ra John Paul Vann chỉ là một sỉ quan cấp tá (Thiếu Tá khi giải ngủ!) được mang quân hàm cấp tướng giả định làm cố vấn?***
Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann. Tháng 4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân nàỵ Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm với Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn II.
Một điều rất khó xử cho Đại tướng Hoa Kỳ Creighton Abrams lúc bấy giờ là làm thế nào để một vị dân sự chỉ huy Hoa Kỳ còn lại tại Quân đoàn II. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có một dân sự giữ chức vụ cấp tướng và chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ tại mặt trận trong thời chiến, trường hợp của Vann là một biệt lệ.
Theo ước tính của các tướng lãnh Hoa Kỳ tại VN, vào năm 1972, CS sẽ mở nhiều mặt trận lớn tại Quân đoàn I và Quân đoàn II, vì thế kế hoạch bình định và phát triển phải đặt hàng đầu trong năm 1971, để các đơn vị chính quy của ta rãnh tay đối đầu với địch vào năm 1972. Quân đoàn II cần có một cố vấn nhiều kinh nghiệm về bình định phát triển, hợp tác chặt chẽ với Tướng Ngô Du, Tư lịnh Quân đoàn. Người cố vấn đó không khác ai ngoài Paul Vann, vì ông đã xuất sắc trong chức vụ nàỵ Tháng 5/1971, Paul Vann đã được Tướng Abrams bổ nhiệm làm cố vấn Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II.
***Nhận định trên nầy chưa hẳn đã đúng***
Tháng 12/1971, tôi đang làm việc tại văn phòng, Đại tá Cahn, cố vấn tình báo của tôi, đến mời tôi qua văn phòng cố vấn Paul Vann (cũng ở tại Bộ tư lịnh Quân đoàn, gần văn phòng Tướng Ngô Du) để thảo luận tình hình. Mở đầu, ông Vann hỏi tôi:
– Đại tá có biết Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt hay không?
Tôi trả lời:
– Sư đoàn 320 là sư đoàn nổi tiếng tại Điện Biên Phủ trong thời
gian chiến tranh với Pháp vào năm 1954.
– Đại tá có biết sư đoàn này đang ở đâu không?
– Vị trí đóng quân của các sư đoàn CS miền Bắc, Phòng Nhì của Bộ
Tổng tham mưu nắm rất vững, tôi sẽ hỏi và tin cho ông biết saụ
Paul Vann nói tiếp:
– Tôi có nguồn tin chính xác, sư đoàn này đang dưỡng quân tại
Thanh Hóa, trong tháng 2/1972 này sẽ di chuyển vào vùng Tam Biên Việt – Miên –
Lào, và sẽ tham chiến với ta vào tháng 2/1972.
Ông nói thêm:
“Kỳ này tôi nghỉ phép Giáng sinh 15 ngày tại Hoa Kỳ. Vậy Đại tá cố
gắng dùng các phương tiện về tình báo của Đại tá để xác nhận chính xác vị trí
của Sư đoàn 320, sư đoàn này chuyển vào vùng Tam Biên. Tướng Ngô Du và tôi sẽ
có kế hoạch tiêu diệt sư đoàn này”.
***Thật ra khi xem bản đồ không ảnh phối trí lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực bên trên chúng ta có thể hiểu tại sao John Paul Vann nói chắc như đinh đóng cột về việc lên kế hoạch tiêu diệt F320 của CSBV. Nếu không nói là Hoa Kỳ đã có kế hoạch nầy từ lâu và John Paul Vann là người được lệnh thực hành kế hoạch nầy với hai mục đích: Một là tiêu hao lực lượng tinh nhụê của VNCH. Hai là dẩn đường cho Hoàng Minh Thảo đưa quân vào vùng II để cùng thực hiện kế hoạch âm thầm bàn giao VNCH cho CSBV***
Tôi cám ơn về những tin tức vừa chọ Trước đây, tôi đã có dịp đi
quan sát phi trường N.K.P. của Hoa Kỳ nằm trên lãnh thổ Thái Lan, đối diện với
tỉnh Thakhek của Làọ Tại phi trường này, khi phi cơ cất cánh lên cao độ thì có
thể quan sát được đèo Mụ Gia trên đường đi qua biên giới Viêt – Lào, nằm giữa
Vinh và Đồng Hớị Với những phương tiện tình báo điện tử rất tối tân, Hoa Kỳ có
thể biết được sự di chuyển của CS từ Bắc vào Nam, vì thế tôi tin những tin tức
tình báo của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Bắc Việt là chính xác.
4. Tung màng lưới tình báo điện tử vào tháng 1/1972:
Tôi cho thả rất nhiều chùm điện tử (được ngụy trang như những cây
nhỏ trong rừng) trên đường mòn Hồ Chí Minh để báo động khi có người đi qua. Các
máy điện tử đều hướng về Mật khu 609, nơi trú quân của Tướng Hoàng Minh Thảo,
Tư lịnh Mặt trận B3 của CS tại vùng Attopeu (Nam Lào) để dò bắt các mật điện
của Bộ tư lịnh này.
Hàng ngày đều có máy bay không thám của Quân đoàn và phi cơ chụp
không ảnh của Bộ Tổng tham mưu CS, chụp ảnh một khu vực rộng lớn trên đường mòn
Hồ Chí Minh để theo dõi các hoạt động của địch trên các đường mòn đưa vào lãnh
thổ Quân khu IỊ Các toán viễn thám, biệt kích, trinh sát và tình báo đã được
thả xuống khắp nơi tại vùng ba biên giới để rình bắt các cán binh CS đi lẻ tẻ
trong rừng.
Quả nhiên, đến cuối tháng 1/1972, các toán thám báo đã bắt được
một cán binh CS nhỏ tuổi (khoảng 17 tuổi). Người này khai thuộc Sư đoàn 320 vừa
mới hành quân đến vùng ba biên giớị Tù binh khai Sư đoàn 320 di chuyển ngày
đêm, đúng một tháng từ Thanh Hóa đến vùng đương sự vừa bị bắt. Tôi liền trình
lên Tướng Ngô Du và cố vấn Paul Vann các tin tức mà tù binh này đã cung cấp.
5. Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 320 bằng B-52 của Tướng Ngô Du và
John Paul Vann:
Tướng Ngô Du và Paul Vann không muốn các đơn vị bộ binh VNCH tiến
sâu vào các mật khu kiên cố đầy rừng núi hiểm trở để tiêu diệt địch như Tướng
Westmoreland đã làm trước đây trong chiếc dịch “Tìm và Diệt”. Năm 1967, Lữ đoàn
173 Nhảy Dù và Sư đoàn 4 Hoa Kỳ đã thiệt mất 287 người và trên 1000 người bị
thương tại Mật khu 609 của Tướng Hoàng Minh Thảo, nhưng Tướng Westmoreland
tuyên bố chiến thắng tại Hoa Thịnh Đốn.
***Ở đây chúng ta cần phải thấy rõ sự khác biệt về hai kế hoạch cùa Tướng Westmoreland và John Paul Vann. Chiến thuật của Tướng Westmoreland là tìm và tiêu diệt CSBV từ ngoài biên ngăn không cho CSBV xâm nhập vào nội địa Nam Việt Nam. Riêng kế hoạch của John Paul Vann là đưa hẳn quân CSBV vào ngay trong vùng II rồi dùng B52 để tiêu diệt. Mới nghe qua thì rất hợp lý nhưng suy xét lại chúng ta sẽ thấy phần thất lợi cho VNCH vì lúc bấy giờ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đâý là năm 1972 "Mùa Hè Đỏ Lữa". Từ việc mở cửa ngỏ vùng II của John Paul Vann đến việc miền nam thất thủ không bao lâu sau đó. Riêng kế hoạch B52 chỉ là một kế mê trận vì quyền quyết định đánh B52 hay không là của Hoa Kỳ. Bằng chứng cụ thể là John Paul Vann đã bỏ mặc cho Đại Tá Lê Đức Đạt sư đoàn trưởng 22 bộ binh chết mất xác tại Tân Cảnh chỉ vì không có B52 yểm trợ như John Paul Vann đã hứa***
Paul Vann muốn bắt chước Tướng Walton
Walker trong kế hoạch đánh bại quân Bắc Triều Tiên năm 1953. Vì thế, 2 ông đã
đưa ra kế hoạch dụ Sư đoàn 320 tiến sâu vào trong lãnh thổ Quân đoàn II (vùng
Tân Cảnh – Dakto thuộc Kontum) để tiêu diệt toàn bộ sư đoàn thiện chiến này
bằng pháo đài bay B-52. Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại
tướng Abrams tất cả 25 “Box” của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm
trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại
Quân đoàn IỊ (Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc
B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs). Sư đoàn 22BB tại Bình
Định được lịnh di chuyển 2 trung đoàn và Bộ Tham mưu một của sư đoàn lên Tân
Cảnh để giao chiến với Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt. Quân đoàn dự trù CS sẽ tăng
cường Sư đoàn 2 Sao Vàng cho mặt trận nàỵ Tướng Ngô Du thiết lập thêm 2 căn cứ
hỏa lực là căn cứ 5 và 6 trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh để yểm trợ hỏa lực
pháo binh cho Sư đoàn 22BB. Toàn bộ pháo binh và chiến xa cơ hữu của sư đoàn
cũg được điều động lên vùng nàỵ Ngoài ra, Quân đoàn còn tăng cường thêm Biệt
Động Quân để củng cố vững chắc đồn biên phòng Ban Het, cửa ngõ đi vào lãnh thổ
Quân Đoàn II và Quân khu IỊ Nhiệm vụ của Sư đoàn 22BB là dụ cho địch xuất hiện
và đi vào thật sâu để Không quân Hoa Kỳ tiêu diệt bằng B-52.
Sau khi dàn binh bố trận xong, Tướng Ngô Du mời Đại tướng Cao Văn
Viên lên quan sát mặt trận vào cuối tháng 2/1972. Qua một ngày đi thăm tất cả
các đồn bót và công sự bố phòng của ta, trước khi ra về, Đại tướng đã bắt tay
thân mật Tướng Ngô Du và Paul Vann và nói: “Tôi chưa thấy một cuộc phối trí
quân sự nào chu đáo và đầy đủ như sự phối trí nàỵ Tôi tin tưởng 2 ông sẽ đập
nát Sư đoàn 320 bằng hỏa lực không quân và pháo binh của VN và Hoa Kỳ. Chúc 2
ông thành công tốt đẹp”.
6. Những trục trặc đáng tiếc:
Quân đoàn II có 2 sư đoàn chính quy là Sư đoàn 22BB và Sư đoàn
23BB. Sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 5 tỉnh phía Bắc Quân đoàn II gồm
Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23BB chịu trách nhiệm
lãnh thổ 7 tỉnh còn lại của Quân đoàn II là Ban Mê Thuộc, Tuyên Đức, Quảng Đức,
Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sư đoàn 22BB do Thiếu tướng
Triễn làm Tư lịnh; Sư đoàn 23BB do Thiếu tướng Cảnh làm Tư lịnh. 2 vị tư lịnh
này lập được nhiều chiến công trên các mặt trận tiêu diệt địch tại Quân đoàn II
nhiều năm trước đây.
Paul Vann đề nghị Tướng Ngô Du thay thế 2 vị tư lịnh này viện lý
do sau đây: Mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gây cấn, cần phải có các tư lịnh sư
đoàn năng động, trẻ tuổị 2 Tướng Triễn và Cảnh đã lớn tuổị Như tôi (Đại tá
Trịnh Tiếu) đã nói trên, John Paul Vann rất năng động, hiếu thắng và kiêu căng,
nên ông chỉ thích các đại tá trẻ, có can đảm làm tư lịnh sư đoàn. Tướng Ngô Du
bị bất ngờ trước ý kiến này của Paul Vann, nên đã nói với Paul Vann biết rằng
việc bổ nhiệm tư lịnh sư đoàn là do Tổng thống Thiệu quyết định, ông không có
quyền. Hơn nữa, 2 vị tướng tư lịnh nói trên không phạm lỗi gì, nên không thể đề
nghị thay đổi được. Nhưng Paul Vann nhất quyết đề nghị thay thế 2 vị tư lịnh sư
đoàn. Tướng Triễn và Tướng Cảnh biết được những khó khăn của Tướng Ngô Du trong
lúc mặt trận sắp bùng nổ nên 2 ông đã nói với Tướng Ngô Du rằng vì “đất nước và
quân đội”, 2 ông sẽ sẵn sàng làm đơn lên Tổng thống xin từ chức vì lý do sức
khoẻ để Tướng Ngô Du tiện việc sắp xế. Thái độ của 2 Tướng này đã làm cho quân
nhân các cấp ở trong Quân doàn khâm phục. Paul Vann đề nghị: “Đại tá Lý Tòng Bá
và Đại tá Lê Minh Đảo, là các sĩ quan trẻ, năng động và có nhiều kinh nghiệm
chiến trường mà tôi biết tại Quân đoàn IIỊ Tướng Ngô Du hỏi: “Quân đoàn II có
nhiêu Đại tá trẻ và giỏi như Đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Tôn Thất Hùng, và nhiều
Đại tá khác, tại sao ông không đề nghị?”. Paul Vann trả lời: “Đại ta Lê Đức Đạt
mang tiếng tham nhũng tại Quân đoàn III, nên tôi không đề nghị, còn Đại tá Tôn
Thất Hùng tôi chưa có cơ hội được biết khả năng của ông ta”
***Sĩ quan trẻ của VNCH đã được huấn luyện với phương châm: "Tổ quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm"cho nên chẳng ngạc nhiên trong thập niên 1960's-1970's miền Nam đã có những sĩ quan xuất sắc, năng động, linh động, gan dạ đã sống và chết với binh sỉ ngoài chiến trường vì thế John Paul Van tuyển chọn những sĩ qua trẻ là đúng. Tuy nhiên bên sau những quyết định đó còn ẩn ý gì khác trước khi Hoa Kỳ rút quân thì chúng ta không được hiểu. Có điều là Miền Nam đã mất đi rất nhiều những sĩ quan tài giỏi như cồ Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao độ Charlie, hay Đại Úy Nguyễn Văn Đương tại căn cứ hỏa lực 31 Hạ Lào và còn nhiều nửa những sĩ quan cấp úy khác rất có triển vọng là những sĩ quan ưu tú trong tương lai***
Tình hình quân sự tại mặt trận càng ngày càng khẩn trương, Tướng
Ngô Du cần phải thỏa mãn gấp điều kiện của Paul Vann, nhưng ông chỉ thỏa mãn
50%. Ông đề nghị Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lịnh Sư
đoàn 23BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lịnh Sư đoàn 22BB. Sở dĩ Tướng Ngô Du đề
nghị Đại tá Lê Đức Đạt là vì Đại tá Đạt đang là Tư lịnh phó Sư đoàn 22BB, lên
thay thế Tư lịnh sư đoàn là hợp lý. Hơn nữa, Đại tá Đạt rất thân với Đại tướng
Cao Văn Viên, nên ông nghĩ rằng khi Đại tá Đạt lên làm Tư lịnh tại mặt trận thì
Đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho Đại tá Đạt. Paul Vann rất giận Tướng Ngô
Du đã không đề nghị Đại tá Lê Minh Đảo trong chức vụ Tư lịnh Sư đoàn 22BB.
Đại tá Đạt làm Tư lịnh tại mặt trận Tân Cảnh được một tuần lễ thì
địch bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với ta tại nhiều nơị Đại tướng Cao Văn Viên liền
tăng cường cho Đại tá Đạt một Lữ đoàn Dù. Tướng Ngô Du đã thổ lộ với tôi trên
trực thăng chỉ huy của ông là Paul Vann là một người Mỹ rất hăng say muốn giúp
VN, nhưng không thông cảm cho hoàn cảnh và tình cảm của người VN.
7. Mặt trận bùng nổ:
Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ
bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng
Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các
mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long). Theo
tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng
Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị
của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS
sẽ tiến quân vào Kontum.
Để đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù
vừa được Đại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và
thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là “Charlie” và “Delta” để ngăn chặn Sư đoàn 320
của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầu.
Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn
cứ “Delta”, nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ
đỏ). Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối
120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ. Tướng Ngô Du và tham
mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann
được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và
“Charlie”. Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn
cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của
Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ
“Delta”, ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt
đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ này.
Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm được đồn nhưng các chiến
sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook của ta
được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ
“Delta” để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm naỵ Nhưng trực thăng đã
bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn. Thấy thế, Paul Vann đã liều
lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa,
chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn
Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp
từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ
loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp. Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp
tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước
uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tớị Chuẩn tướng Gerge
Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải
kêu lên: “Thật điên rồ!”. Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của
Paul Vann.
Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ
“Delta”. Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này và
sau đó 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ “Charlie”. Lần
này Lữ đoàn Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy bị một hỏa tiễn 122 ly trúng
vào hầm chỉ huy làm Trung tá Bảo tử trận ngay giây phút đầu tiên. Những sĩ qan
còn lại của Trung tá Bảo thấy địch quá đông nên đã rút khỏi căn cứ và bỏ xác
Trung tá Bảo lại trong hầm.rõ.
***Sau cái chết của cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo đã cho thấy rõ là tướng tham mưu Ngô Du chỉ có thể hiểu về tham mưu mà không hiểu nhiều về trận địa rừng núi khi cho tiểu đoàn 11 Dù đóng chốt chết tại Charlie. Mặc dù tiểu đoàn 11 Dù là con tốt thí dùng để dụ F320 nhưng không phải là con chốt chết. Binh chủng Dù là binh chùng lưu động. Không thể dùng như con chốt chết. Nếu Tướng Ngô Du biết dùng lực lượng dù lưu động nầy để khuấy rối F320 thì tình thế vùng II có thể đã đổi khác. Cho đến khi Charlie lâm vào tình thế bi đát nhất, tướng Ngô Du vẩn theo kế hoạch của John Paul Vann là tiểu đoàn 11 Dù phải tử thủ để hứng đạn pháo 130mm và 122mm của CSBV từ những cao điểm 1500-1700m trên Chu Mom Ray bắn sang. Đây là kế hoạch thí quân có chủ đích của John Paul Vann nhằm tiêu diệt tiềm năng chiến đấu của VNCH trước khi Hoa Kỳ rút quân***
Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng,
nên Đại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận
Quảng Trị. Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tốị Tướng Ngô Du
vô cùng lo lắng.
8. Không tin nhưng phải làm:
Câu chuyện sau đây do chính Trung tá Trần Hữu Công, Chánh văn
phòng của Tướng Ngô Du, kể lại cho tôị Thân sinh Tướng Ngô Du là cụ Ngô Khôi,
một viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Đang sống tại Qui Nhơn, thấy con
mình quá lo âu cho chiến trường sắp đến, nên đã vội lên Pleiku và nói với Tướng
Ngô Du như sau: “Con à, cha biết trách nhiệm của con rất nặng đối với đất nước
và quân đội, nhất là sinh mạng của các chiến sĩ. Vậy con phải xin ơn trên phù
hộ. Cha đề nghị con xuống Qui Nhơn, ở đó có đền Đức Thánh Trần. Dân địa phương
rất tin vào sự thiêng liêng của ngàị Con mang lễ vật đến xin ngài phù hộ, cứu
độ sinh mạng đồng bào và các chiến sĩ trong vùng trách nhiệm của con”. Lắng
nghe lời dặn của cha, Tướng Ngô Du đã vâng dạ rất lễ phép, nhưng ông không thi
hành vì ông theo đạo Thiên Chúạ Tuy nhiên, Tướng Ngô Du giao nhiệm vụ này cho
Trung tá Công. Khi Trung Tá Công đem lễ vật vào đền thì vị sư trụ trì nhìn
thẳng vào Trung tá và nói rõ: “Ông không có niềm tin thì đến đây làm gì? Hãy
mang lễ vật rở về”. Trung tá Công giật mình hoảng sợ, đã cố trình bày lý do tại
sao ông cần phải đến cầu xin Đức Thánh Trần và xin vị sư đó giúp cho. Vị sư này
chấp nhận và cùng với Trung tá Công khấn vái. Lễ lạc xong, nhà sư đưa cho Trung
tá Công một lá bùa, bảo đốt ra tro và rải xuống những vị trí nào thấy nguy hiểm
nhất. Trung tá Công đã làm đúng theo lời vị sư, ông dùng trực thăng rải xuống
đồn Ben Het (giáp biên giới Lào) theo lịnh của Tướng Ngô Du.
Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã
bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống
chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến
xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Làọ Sau đó ta rút
quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.
9. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB và John Paul Vann:
Đại tá Lê Đức Đạt
Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng,
hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện
của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du
tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghị Ông cho rằng đó chỉ là
loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS.
Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.
***Khi xem bản đồ không ảnh bên trên nó cho thúng ta thấy rõ là những tiết lộ quân báo của các toán viển thám là chính xác, thế nhưng John Paul Vann vẩn hoài nghi. Đây là một dâú hỏi lớn cho chúng ta vì qua bản đồ không ảnh bên trên cho thấy những căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực vàng vẩn còn có hiệu năng tình báo, nếu không nói là chính xác nhất, thế mà John Paul Vann hoài nghi là sao? Nếu không nói đây là kế hoạch của ông ta để cho CSBV vào sâu trong nội địa Miền Nam?***
Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch
tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư
đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạọ Chiến
xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên
tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. T54 là loại chiến xa bọc
sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta
gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giâỵ Giống như hỏa tiễn Tow
của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m).
Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao
vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình
Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và
Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm
ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to: “Ông
Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôỉ”. Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông
dùng trực thăg bay xuống mặt Bắc Bình Định.
***Theo tiết lộ của Đại Tá Trịnh Tiếu qua tài liệu bên trên cho ta thấy rõ kế hoạch của John Paul Vann là mở cửa dẩn CSBV vào nhưng lại không dùng B52 như kế hoạch đã định để cho Tân Cảnh thất thủ và Đại Tá Lê Đức Đạt sư đoàn trưởng 22 bộ binh chết mất xác/ Đây mới là kế hoạch chính John Paul Vann cho chúng ta thấy mục đích rõ ràng của Hoa Kỳ là tiêu hao tiềm lực của VNCH và mở cửa cho CSBV vào miền Nam. Khi tướng Ngô Du hiểu được thì đã trể.***
Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Định cũng rất sôi động. Tướng
Ngô Du chỉ dịnh Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư
đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân,
Bồng Sơn và Tam Quang. Sư đoàn 3 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với
các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann
cũng gây khó khăn cho Đại tá Đức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề
của địch. Đại tá Đức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn.
Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Đại tá Philip Kaplan, cố vấn
cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích,
Đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành
dộng thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi: “Đại
tá Đạt, ông sẽ là vị Tư lịnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận”.
Đại tá Đạt rất tức giận, ông đã vứt điếu tuốc đang hút xuống đất, cười gằn và
bảo Paul Vann: “Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
***Đây lả lúc John Paul Vann ra mặt công nhiên phủi tay bằng cách đổ tội cho Đại Tá Đạt vì kế hoạch mở cửa đưa CSBV vào vùng II đã hoàn tất***
Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với
địc rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp
vào căn cứ Tân Cản bằng hỏa tiễn 122 lỵ Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn
của Đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn
Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn rất thân
với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan, 23
tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử
dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước
nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với
địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ
cho Đại tá Đạt.
Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 km về
phía Bắc, do Địa Pương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy
đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130
Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy
tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi
cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì
loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa.
Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa địch đã bao vây căn cứ
Tân Cảnh. Đại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi
trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Đại tá Kaplan cho Đại tá
Đạt biết và yêu cầu cùng lên trực thăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Đại tá Đạt
từ chốị Đại tá Đạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ vào
khoảng 7g sáng, nhưng ông không yêu cầu Tướng Ngô Du lên cứu như Đại tá Kaplan
đã làm. Ông ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra
ngoài trước khi trời sáng.
***Cho dù John Paul Vann phê bình và nhận xét về Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào chúng ta không cần biết. Chỉ dựa vào thái độ cương quyết và quết định ở lại với Tân Cảnh trong lúc giặc đang tràn ngập căn cứ đã đủ cho chúng ta hiểu rõ tư cách của một sĩ quan chỉ huy tại mặt trận của Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào***
Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nhưng bị thương;
ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên
đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã
Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. 3 tháng sau, ông cùng gia đình
lên Pleiku để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn.
Đại tá Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Đại tá
Kaplan, có lẽ Đại tá Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập.
Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
Ai cứu Kontum trong cơn hấp hối?
Sau khi mặt trận Tân Cản bị thảm bại, Tư lịnh Sư đoàn 22BB chết
mất xác tại mặt trận, thành phần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp
cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về
Kontum. Sư đoàn 22B tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã
Kontum coi như không còn nữạ Toà hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người
sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cự
Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian nàỵ Ông bị xúc động khi
được tin Đại tá Lê Đức Đạt tử trận. Những hy vọng thắng trận vinh quang mà ông
ấp ủ trong lòng trên 3 tháng nay đã tiêu tan và biến thành thảm bại cay đắng vì
có những bất đồng giữa ông và Paul Vann, và thành kiến không tốt đẹp của Paul
Vann đối với Đại tá Lê Đức Đạt. Do đó, bịnh tim của ông bị tái phát. Thông
thường chiến thuật Cộng quân là thừa thắng xông lên. Do đó, chúng tôi không
loại bỏ giả thuyết Cộng quân sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Địa Phương Quân
và Nghĩa Quân trấn giữ. Tướng Ngô Du phải cho tái phối trí lực lượng, điều động
2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một Trung
đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân đoàn.
Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, được chỉ định làm Tư lịnh
mặt trận Kontum. Tướng Ngô Du chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào
Kontum 5 ngày thôi, thì ông và Đại tá Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và
đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã nàỵ
Đường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku – Kontum là Quốc
lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Cộng quân chiếm và
đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn.
Rất may khi địch chiếm đèo Chu
Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau
5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày saụ Như vậy, chúng ta có thể tin
rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các
cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của
địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và
một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh
Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công
mới ngay được.
Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không
ăn, không ngũ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó. Trước đó một ngày, ông
đã điện thoại Tổng thống Thiệu và yêu cầu Tổng thống đề cử người thay thế ông.
Tại Saigon, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị
Trung tướng, nhưng không ông nào chịu lên làm Tư lịnh Quân đoàn II, vì biết
tình hình rất đen tối tại đâỵ Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn
Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.
Đại tá Lý Tòng Bá, người mà Paul Vann khẩn thiết yêu cầu Tướng Ngô
Du đề nghị TT Thiệu đề cử làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB, nay đang nằm tại mặt trận
chính. Paul Vann làm việc tại Kontum với Đại tá Lý Tòng Bá trong lúc chưa có cố
vấn của Sư đoàn. Paul Vann nhớ đến Đại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho
Đại tá Bá tại Bình Dương. Khi đưa Đại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói:
“Ông và tôi phải hết sức yểm trợ Đại tá Bá vì tôi đã hứa với Đại tướng Abrams
là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ
tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn”.
+ Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn và Quân đoàn II: Đầu tháng 5/1972,
TT Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II
thay thế Trung tướng Ngô Dụ Trước khi nhận nhiệm vụ, Tướng Toàn trình diện Đại
tướng Cao Văn Viên và yêu cầu Đại tướng thỏa mãn cho ông về những thay đổi nhân
sự. Ông cho rằng Quân đoàn II thất trận là do Bộ Tham mưu Quân đoàn thiếu khả
năng. Đến Pleiku, việc đầu tiên của Tướng Toàn là tập hợp các sĩ quan Quân đoàn
lại và xỉ vã nặng lờị Ông chỉ trích Bộ Tham mưu của Quân đoàn yếu kém, thiếu
khả năng tham mưu nên tình hình Quân đoàn mới đen tối như hiện naỵ Ông giận dữ
và tỏ ý muốn đưa hết các sĩ quan trong Bộ Tham mưu ra tuyến đầu với các đơn vị tiểu
đoàn và trung đoàn để chiến đấu.
Sau khi nghe tường trình về tình hình, ông chỉ thị Đại tá Vĩnh
Phúc, Trưởng phòng IV Quân đoàn, ra làm việc tại phi trường Kontum tiếp nhận vũ
khí và đạn dược từ Saigon không vận rạ Thời gian này phi trường Kontum luôn luôn
bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly, nên có một vài phi cơ C-130 tiếp vận của ta
đã bị trúng đạn bốc cháy.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.
Tướng Toàn kêu Trưởng phòng II cùng với ông lên Kontum. Tôi liền
cầm bản đồ theo ông lên trực thăng của Tư lịnh. Trên trực thăng chỉ huỵ chỉ có
ông và tôi cùng sĩ quan Đại úy tùy viên. Tôi thấy Tướng Toàn rất lo âu, mồ hôi
nhễ nhại, mặc dù khí hậu Cao nguyên không nóng. Ông hỏi tôi : “Anh cho tôi
biết, chúng ta có đủ khả năng giữ vững được Kontum không ?”. Thời gian bay lên
Kontum chỉ 20′ nên tôi phải trả lời ông rất ngắn gọn. Căn cứ theo các chuyện đã
xảy ra tại mặt trận Tân Cảnh, tôi tính toán kỹ và nói: “Thưa Thiếu tướng, ta có
thể giữ được, mặc dù quân địch có đến 3 sư đoàn (Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư
đoàn 968), ta chỉ có một (Sư đoàn 23BB). Điều kiện là Thiếu tướng và cố vấn
Paul Vann phải thảo luận với nhau không có gì trục trặc xảy rạ Đại tá Lý Tòng
Bá là người quen rất thân với Paul Vann đang ở lại mặt trận nên sẽ được Paul
Vann giúp đỡ tận tình”. Sau này tôi mới biết câu trả lời của tôi đã trùng hợp
với lời khuyên của Đại tướng Cao Văn Viên trước khi Tướng Toàn đi nhận chức: “Ông
lên trên đó phải chiều cố vấn Paul Vann mới xong được”.
Đến Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Rhotenberry hướng dẫn
Tướng Toàn thăm tuyến đầu bảo vệ Kontum về phía Bắc 5 km. Tại đây, các sĩ quan
các cấp và các binh sĩ Sư đoàn 23BB, mỗi người một chiếc xẻng cá nhân, đang
hăng say đào công sự phòng thủ. Tướng Toàn vui vẻ an ủi, khích lệ và nhắc nhủ
mọi người phải cố gắng chuẩn bị chiến đấu, quyết tâm tử thủ, không để CS chiếm
một tấc đất nào tại Kontum. Ông chỉ thị cho Đại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn
trưởng, Tiểu đoàn trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các
tổ chống chiến xa bằng súng M72 Law, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ vào
các chiến xa hư của ta vào ngày kế để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 Law của Mỹ
có thể tiêu diệt được các chiến xa T54 của Cộng quân. Ông cho Đại tá Bá biết
ông sẽ cho không vận trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum
để Đại tá Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huỵ Về hành chánh, Tướng Toàn
chỉ thị Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và
ủy lạo dân, làm cho họ tin tuởng vào chính phủ và quân độị Khuyến khích dân
chúng phải hết sức ủng hộ Quân đoàn để tử thủ. Trở về Pleiku, Tướng Toàn bàn
ngay với cố vấn Paul Vann nhiều giờ về kế hoạch bảo vệ Kontum. Sau đó, ông chỉ
thị Đại tá Hoàng, Tham mưu phó Chiến Tranh Chính trị Quân đoàn xử dụng phi cơ
C47 của ông đi Phan Thiết và Saigon mua cá tươi và xoài tượng đem lên phân phát
cho các binh sĩ tại Kontum để bữa ăn có thêm chất tươi.
Về hành quân, Tướng Toàn chỉ thị Trung tá Nguyễn Đức Dung chỉ huy
Lữ đoàn 2 Thiết Giáp với một Liên đoàn Biệt Động Quân tăng cường phải đem các
chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực
lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc lộ 14bis vòng quanh
sau lưng địch để đi; ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành
quân nàỵ Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng
cự của Cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của
Tư lịnh Quân đoàn, Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Động Quân đã thanh toán và đè
bẹp các lực lượng của Cộng quân, mở được Quốc lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem
nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3. Đoàn xe thiết giáp và Biệt
Động Quân qua cầu Dak-Bla tiến vào Kontum, đồng bào trong thị xã chạy ra xem
rất đông, nồng nhiệt chào mừng và hoan hô vang trờị Đây là chuyện chưa từng có
trước đâỵ Tướng Toàn gắn cấp bậc Đại tá tại mặt trận cho Trung tá Nguyễn Đức
Dung ở đầu cầu Dak-Bla.
Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng
cường cho Đại tá Lý Tòng Bá Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Động
Quân, trên 20 chiếc xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu, và thuốc men
mới được không vận từ Saigon lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm
cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng. Tình hình Kontum
bắt đầu sôi động. Các hỏa tiễn 122 ly của địch cứ đều đều rót vào các căn cứ
quân sự và phi trường Kontum làm tinh thần dân và quân luôn luôn bị căng thẳng.
Về tình báo, Tướng Toàn chỉ thị tôi phải báo cáo cho ông biết
trước ngày giờ Cộng quân tấn công vào Kontum và làm gấp kế hoạc trải thãm B52
phía Bắc tuyến đầu của ta để ông và Paul Vann áp dụng kế hoạch khi địch tấn
công. Hôm sau, tôi trình lên ông kế hoạch 100 “Box” B52 (mỗi Box chiều dài 3
km, chiều ngang 1 km) chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không
của địch, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh. Tướng Toàn và
Paul Vann đã chấp thuận hoàn toàn ý kiến của tôị
+ Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu tấn công
vào Kontum:
Tướng Toàn rất chú trọng đến vai trò tình báọ Lần đầu tiên trong
binh nghiệp tôi phục vụ dưới quyền ông. Sau vài ngày làm việc, tôi thấy ông có
vẻ có phần tin tưởng nơi tôi, nên tôi càng lo và cố sức chu toàn nhiệm vụ. Tôi
đốc thúc các phần hành chuyên môn, nhất là các toán tình báo kỹ thuật, ngày đêm
bám sát địch, không được chểnh mảng trong nhiệm vụ giao phó.
Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của
B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau: “Mũi tấn công
hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ
tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày
14/5/72 – Stop”. Tôi vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Đọc xong mật
điện, ông liền bảo tôi theo ông lên Kontum.
Chuẩn tưóng Lý Tòng Bá
Trong giao thông của tuyến đầu, Tướng Toàn và Đại tá Lý Tòng Bá đi
từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn
công. Tướng Toàn nói: “Khi địch nổ súng thì sẽ có B52 thả ngay trên đầu địch.
Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ”. Áp lực
của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B52
sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lệ.
Tại hầm chỉ huy Sư đoàn 23, Tướng Toàn, Paul Vann, Đại tá Bá, Đại
tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B52 sẽ dội
bom xuống và thời gian dộị Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không
quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với
ông về thể tức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới
đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông
được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong
ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đạ Đề nghị này được Đại
tướng Abrams chấp thuận. Đêm 13 rạng 14/2/72, Tướng Toàn, Paul Vann và 2 Bộ
tham mưu Việt – Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp
chờ đợị Phi đoàn A37 của Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku túc trực 100%. Chiếc
trực thăng của Chuẩn tướng John Hill, Tư lịnh phó của Paul Vann cấp tốc gắn 2
đại liên 12.7 ly bên hông và các xạ thủ luôn túc trực ở trực thăng. Tướng John
Hill đang nghĩ dưỡng sức ở Cam Ranh để chờ ngày về nước, cũng đã tình nguyện ở
lại để giúp Paul Vann đối phó với CS tại mặt trận Kontum. Nhiều cặp phi cơ trực
thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g
đêm. 2 đoàn B52 cất cánh từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất
hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương. Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00
sáng).
Kém 5 phút đến 5g, Đại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt
đầu nổ súng. Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất
cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng
chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù. Paul Vann ra lịnh
cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72. Tất cả 25 Box B52 đồng
loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên
đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi
bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2. Tiếp theo từng đoàn A37
và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các
chiến xa và các ổ phòng không địch. Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn
quân của Cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực
thăg của Chuẩn tướng John Hill và trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán
rất nhiềụ
Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của
B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6
chiếc. 3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều
khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên
các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống. Một giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann
bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát tì thấy rất nhiều xác của Cộng quân trong
các hố bom, không thể đếm hết được. Paul Vann thấy một số Cộng quân đang lảo
đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn
Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán.
Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và
các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72. Trong các cuộc oanh kích
này, Không quân ta bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu.
Phòng không địch đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Thặng lái khiến ông bị tử
thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum (Thiếu tá Phạm Thặng là anh ruột
của Đại úy Phạm Thục, hoa tiêu trực thăng, là em rể tôi).
Kế hoạch trải thảm B52 đã dứt điểm cuộc tấn công đầu tiên của 2 sư
đoàn Cộng quân vào Kontum. Trong trận này, chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư
lịnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải một đối thủ nguy hiểm là Tướng
Toàn, một vị tướng có nhiều kinh nghiệm khi điều khiển chiến trường. Theo ước
tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và
20 chiến xa T54. Quân ta đã thắng trận đầụ Các chiến xa T54 của địch mà ta đã
bắt sống được mang về triển lãm tại Saigon. Sau trận đánh này, các binh sĩ VNCH
đã đặt tên cho Paul Vann là “ông B52”.
Cuối cùng cộng sản đại bại tại Kontum Thị xã Kontum được xây cất bên
cạnh bờ sông Dak-Bla nằm về hướng Bắc. Sông Dakbla uốn quanh như con rồng rất
đẹp và cảnh 2 bên bờ sông rất thơ mộng, nước sông chảy mạnh từ hướng Đông qua
hướng Tâỵ Dân số Kontum độ 25,000 người, cả Kinh lẫn Thượng, đa số sinh sống
trong thị xã và các vùng phụ cận thị xã. Khoảng 70% dân theo đạo Thiên Chúạ Vì
thế, Toà Giám mục giáo phận Kontum (gồm Kontum và Pleiku) đã được đặt ở số 44
Trần Hưng Đạo, Kontum, do Đức cha Seitz, một giáo sĩ thừa sai người Pháp làm
Giám mục. Ông nói và viết thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Thượng. Ông đã bị
Cộng quân trục xuất sau 30/4/75.
Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Đại tá Lý
Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Đông,
Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại Vật của thiên nhiên là
con sông Dakbla, nên giao cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm.
Sự thảm bại cay đắng trong trận ngày 14/5/72, Tướng Hoàng Minh
Thảo và các Cộng quân đã phải kiểm thảo rất chu đáo để rút kin nghiệm. Một câu
hỏi quan trọng đã được Tướng Hoàng Minh Thảo đặt ra: Tại sao đối phương biết
rõ được lực lượng và ngày giờ Cộng quân sẽ tấn công để xử dụng B52 ồ ạt? Tướng
Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương rất cao nên đã
bắt được tất cả những mật lịnh mà Bộ tư lịnh B3 của ông đã đánh đi.
Rút kinh nghiệm, ông không xử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện
thoại và người để liên lạc. Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân
đoàn II đều ngạc nhiên không thấy địch lên máy nữa. Tôi làm phúc trình lên
Tướng Toàn về sự việc này và ước tính địch còn khả năng tấn công ta vài đợt nữa
trong những ngày sắp tới. Quân đoàn nên cẩn thận, không nên khinh địch. Tôi đã
liên lạc với ông Archer, Trưởng toán Tình báo của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và mượn được
2 máy nghe lén điện thoại. Loại máy này rất tối tân, chỉ nhỏ bằng nắm tay, ta
chỉ cần đâm vào dây điện thoại của địch bằng một cây kim rồi cắm máy chui vào
bụi cây cách nơi cắm vài trăm thước cũng nghe được các cuộc điện đàm của địch.
Tôi liền cho các biệt kích lọt vào các khu hậu cần của địch, xử dụng máy điện
thám nghe lén điện thoại của địch, nhưng chưa ghi nhận được điều gì quan trọng.
+ Vinh nhục trong ngành tình báo:
Ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo
cho tôi biết một tin động trời là đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm
được gần nửa thành phố. Bị bất ngờ, tôi hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành
quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hự Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho tôi
biết độ 2 tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương
mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục
trong thành phố. Cuộc giao tranh giữa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu
khu với đặc công của địch rất dữ dộị Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa
có địch xuất hiện.
Đúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã
hối hả chạy vào Quân đoàn. Vừa gặp tôi ông liền quát tháo om sòm và dọa đưa tôi
ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi: “Tại sao để cho đặc công Cộng quân vào chiếm thị xã
Kontum mà không hay biết?”. Tôi nghiêm người đứng chịu trận. Biết nói gì bây
giờ ? Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng một trận mà đã khinh dịch. Cấp chỉ huy của
ta thiếu đôn đốc và kiểm soát. Cộng quân rất tinh ranh, chúng biết được yếu
điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị
xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất.
Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn và tôi bay lên Kontum. Trên
trực thăng, tôi không dám nhìn thẳng vào ông vì biết ông đang nóng giận và lo
âụ Đến Bộ Chỉ huy của Đại tá Lý Tòng Bá, chúng tôi thấy nơi đây đang bị pháo
kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực
thăng vừa đáp xuống thì chúng tôi thấy Đại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang
hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác.
Mặc dù tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh
nói lớn với Đại tá Bá: “Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu! Không chạy
đi đâu hết”. Ông yêu cầu Đại tá Bá cho biết tình hình như thế nàọ Đại tá Bá chỉ
vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300 m và cho biết
một đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng một đại đội
trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự
kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên
được.
Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy:
– Tư lịnh Quân đoàn ra lệnh! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc
công Cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả”.
Bên kia đầu máy trả lời:
– Nghe lệnh! Tin Mặt Trời rõ! Tôi đang thi hành!
Tiếng đại liên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa.
Trong khi đặc công tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có
gắn 2 khẩu đại liên 12.7 ly bay quan sát vùng Võ Định (Bắc Kontum 15 km) và
thấy nhiều đơn vị Cộng quân di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và
báo cho Paul Vann biết để xử dụng B52. Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên
10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu Tướng Toàn quan sát mặt trận và
chỉ thị thêm cho Đại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía
trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong.
Sau một giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của địch, Đại đội
trưởng Trinh Sát báo cáo trong máy:
– Trình Mặt Trời! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa
địa.
Tướng Toàn đáp:
– Tốt! Tôi sẽ thưởng công cho anh!
Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉn trưởng Kontum, chạy qua trình
diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả một trận tơi bời. Sau đó, Tướng Toàn bảo Đại tá
Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói: “Có gì ông chết
tôi cũng chết”. Đại tá Long hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự
của đặc công Cộng quân trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong
khu Tòa Giám mục, đang chống trả với Địa Phương Quân. Tướng Toàn liền tăng
cường cho Đại tá Long 5 chiến xa, một Liên doàn Biệt Động Quân, và chỉ thị nếu
cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công
thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt
hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khu. Hai ngày sau, Đại tá Bá và Đại tá Long mới
thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công Cộng quân trong thành phố. Bên ta
thiệt hại nhẹ.
+ Anh hùng và mỹ nhân:
Gia đình Đại tá Long được đưa về Saigon khi Kontum bắt đầu sôi
động. Sau vụ đặc công xâm nhập vào thành phố, Đại tá Long và tất cả các sĩ quan
mật khu kiểm soát chặt chẽ các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hơn. Hàng
đêm, ông và một số sĩ quan đi khắp nơi trong thành phố để đôn đốc Nghĩa Quân và
Nhân Dân Tự Vệ tăng cường canh phòng cẩn mật.
Như mọi người trog thị xã Kontum đều biết, tại đây có cô gái lai
Pháp rất xinh đẹp và dễ tương tên Lucie, cô là chủ một tiệm sách nằm giữa thị
xã, các sĩ quan trẻ tuổi thường đến mua sách và trò chuyện đùa giỡn với cộ Đại
tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, khi đi kiểm soát vùng cũng vài lần ghé lại tiệm
sách này để “thăm dân cho biết sự tình”. Không biết ai đã báo cáo lại chuyện
này với bà Long tại Saigon, bà liền cấp tốc tìm phương tiện bay lên Kontum này
và chạy vào Tòa Hành chánh tỉnh la lối om sòm, đập nát kính chiếc xe Toyota của
Đại tá Tỉnh trưởng. Bị mất mặt, Đại tá Long lôi bà về tư thất đánh cho một trận
và bắt bà phải trở về lại Saigon.
Năm 1970, khi Đại tá Long làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm Thị
trưởng Đà Lạt, bà Thủ tướng Khiêm thường hay lên đây nghỉ mát, nên bà Long có
dịp tiếp xúc và chuyện trò với bà Khiêm. Nhờ sự quen biết đó nên khi về tới
Saigon, bà Long đã chạy ngay vào nhà bà Khiêm khóc lóc, vạch lưng vạch ngực cho
bà Khiêm xem các dấu vết đánh của Đại tá Long. Phụ nữ thường hay bênh nhau, nên
bà Khiêm đã chở bà Long sang gặp bà Thiệu để trình bày mọi chuyện.
Nghe bà Long kể lể, bà Thiệu xúc động liền yêu cầu TT Thiệu cách
chức Đại tá Long. Hôm sau, Quân đoàn nhận được mật điện của TT Thiệu chỉ thị Tư
lịnh Quân đoàn II đề cử một sĩ quan khác giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kontum thay.
thế Đại tá Nguyễn Bá Long trong 24 giờ. Lý do sẽ cho biết sau.
Trong trận chiến Kontum, Đại tá Long là người có chiến công. Trực
thăng chỉ huy của Đại tá Long đã một lần bị địch bắn rơi, nhưng rất may ông
không chết và được cứu thoát. Tôi được biết Đại tá Long đã cưới bà này làm vợ
trong một hoàn cảnh đặc biệt, vì lòng nhân đạo hơn là vì tình. Nhưng nay, vì
một sự ghen tương nhãm nhí của bà vợ và sự nóng giận không kềm chế của Đại tá
Long đã làm cho ông thân bại danh liệt. Năm 1974, Đại tá Long bị giải ngũ. Sau
30/4/75, Đại tá Long phải đi học tập cải tạo và bị chuyển ra Bắc. Ông là Đại tá
Quân lực VNCH đầu tiên chết trong trại cải tạo tại miền Bắc. VC bắt ông phải đi
gánh nước hàng ngày, ông bị té bể xương chậu (xương mông) và nằm đau đớn cho
tới chết vì cán bộ trại giam không cho ông thuốc men hay đưa đi bệnh xá để cứu
chữa. Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn đã tốt ngiệp khóa 8 Sĩ Quan Đà Lạt và đậu
thủ khoa. Ông là một sĩ quan rất giỏi về cả tham mưu lẫn tác chiến.
+ Kontum kiêu hùng:
Cuộc tấn công của đặc công Cộng quân đã bị ta thanh toán trong 3
ngàỵ Các đơn vị chính qui của Cộng quân được bố trí xung quanh để tiến vào thị
xã hợp đồng tác chiến với đặc công đã bị B52 và Không Quân ta tiêu diệt. Cuộc
tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum coi như thất bạị
Cộng quân điên cuồng trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122
ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn
luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
Tôi làm tờ trình ước tính tình báo lên Tướng Toàn và Paul Vann là
địch còn khả năng tấn công ta đợt 3 trong vòng 10 ngày tớị Sư đoàn 968 trừ bị
của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tín mức độ và
cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và xử
dụng kế hoạc 100 Box B52 mà tôi đã trình khi Tướng Toàn mới nhận chức. Paul Van
có uy tín với Đại tướng Abrams nên được xử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn
khác.
Đúng 5g sáng ngày 28/5/72, Cộng quân tấn công đợt 3 vào Kontum
bằng 3 mũi chính:
– Mũi từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2 Cộng quân.
– Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.
Trong đợt tấn công này địch không dùng chiến xa T54.
Mũi 1 và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các chiến sĩ can
trường của Sư đoàn 23BB. Địch đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng
thủ đầu của ta nhưng đều bị đẩy luị Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không Quân
tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân ta tại tuyến đầụ
Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng
Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa
nếm mùi B52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2.
Sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên
nhiên ngăn chặn không cho địch tiến quân một các dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng
vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ngăn cặn.
Paul Vann đã xử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan
trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vụ B52 đến trải thảm.
Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Đại tướng Abrams
cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. 2 bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối
địch vẫn không chiếm được vị trí nào của tạ Tướng Hoàng Min Thảo thấy không thể
kéo dài cuộc tấn công vì sợ B52 đến dội bom, đã ra lịnh rút lui thật nhanh.
Tại cuộc Hoà đàm Ba Lê, có lẽ Lê Đức Thọ cũng điên đầu vì Cộng
quân chưa tạo được một chiến thắng quân sự nào tại Kontum, Quảng Trị hay Bình
Long để yểm trợ yêu sách với Kissinger.
Trận chiến Kontum kéo dài đến 3 tháng (3, 4, 5/72) mà Cộng quân
chẳng những không chiếm được vị trí nào mà còn bị thiệt mất một số quân khá
lớn. Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đán kéo dài này,
mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30
chiến xa T54 và nhiều đại pháo, phòng không bị thiêu hủỵ Sau trận này, Sư đoàn
2 Sao Vàng của Cộng quân đã hoàn toàn bị xóa tên.
Ngày 31/5/72, TT Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc
Chuẩn tướng cho Đại tá Lý Tòng Bá.
Trịnh Tiếu
http://www.vlink.com/nlvnch/kontum2.html
20171202 Chiến Sĩ Vô Danh Nha Kỷ Thuật
http://hoinhakythuat.blogspot.com/2014/09/pleiku-pho-nui.html
"Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay
trực thăng trên trại Lệ Khánh để “gắn lon” cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy
Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne
được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái Bình, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến
sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt
trận.
Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc
chưa bao giờ có một cảnh “gắn lon” độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên
trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người
hùng biên trấn Tây Nguyên. Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân
Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng vì giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh
Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Phòng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp
bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc
biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang
hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt
trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.
***Đọc xong một đoạn tài liệu trên chúng ta thấy rõ vị thế và nhiệm vụ của John Paul Vann ngay là rút củi trong lò để quân Hoa Kỳ có thể rút về nưóc an toàn. Xem thêm đoạn bên dưới mọi người sẽ thấy rỏ điểm đặt biệt của vị thế John Paul Vann"***
Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải
vì chức vụ cố vấn, mà vì đời sống tình cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong
thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đã thay đổi cuộc
đời của ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái này đã âm hưởng mạnh
mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, vì ông là nhân vật quyền thế đương thời.
Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đã
nói lên tâm sự của mình, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:
- Sau khi tình hình ở Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với
nàng. Tôi sẽ ở đây với nàng cho hết cuộc đời, và Việt Nam sẽ là quê hương thứ
hai của tôi.
Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách
hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một
quốc gia bạn. Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh
Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một ký giả người Anh của tờ Sunday Times để
xin phương tiện ra chiến trường.
Ông Vann khoản chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói
tiếng Việt nhưng hình như hiểu tiếng Việt, bởi vì khi nghe một sĩ quan của
Phòng Báo Chí nói với tôi sáng nay không còn chiếc trực thăng nào cho báo chí,
ông Vann đã vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn
được tiếng là người rất niềm nở với giới ký giả. Tôi đã có lần nhìn thấy chiếc
trực thăng riêng của ông Vann trên bãi đáp. Chiếc trực thăng này sơn màu trắng,
mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân
đội thường dùng.
Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của
ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng
và hỏa tiễn phòng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công."
***Đọc xong đoạn tài liệu được viết một cách vô tình trên: (Chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng) chúng ta sẽ thấy rõ có vấn đề về vị trí của John Paul Vann trong mặt trận nầy. Đây không phải là một tài liệu tình cờ mà trong mặt trận An Lộc, khi những đoàn phi cơ tiếp tế của VNCH vào An Lộc không thể nào vào đáp xuống để tiếp tế cho An Lộc vì những dàn phòng không AAA 12.7ly của CSBV bắn xối xả vào những đoàn khi cơ nầy, ngay cả phi cơ tải thương có chử thập đỏ vẩn bị bắn như thường. Thế nhưng những chiếc phi cơ của Hoa Kỳ khi vào tiếp tế cho An Lộc lại an toàn vô sự. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ vậy? Câu trả lời là dưới thân phi cơ của những phi công Hoa Kỳ có sơn màu trắng và trên mủ đội của phi hành đoàn đều có sơn màu trắng. Từ đó chúng ta có thể suy ra đây là ám hiệu giửa Hoa Kỳ và CSBV, có nghĩa là CSBV không được bắn vào phi cơ của Hoa Kỳ. Suy ra từ đây với dạng phi cơ đặc biệt sơn màu trắng của John Paul Vann đã nói lên nhiệm vụ của John Paul Vann trong mặt trận tại vùng II***
John Paul Vann and his staff at their Pleiku headquarters
John Paul Vann, cố vấn Quân đoàn II.
John Paul Vann, Trung tá Bộ Binh làm cố vấn Sư đoàn 7BB tại vùng IV từ năm 1962-1963. Sau đó, ông về Hoa Kỳ, xin giải ngũ để tiếp tục đại học. Đến năm 1966, ông sang VN trở lại và làm cố vấn dân sự cho các chương trình bình định và phát triển. Tướng Ngô Du rất tâm đắc với Paul Vann về kế hoạch bình định phát triển tại vùng IV trước đâỵ John Paul Vann thông minh, can đảm, hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và thích làm anh hùng cá nhân.
***Đã biết là cuộc chiến sẽ bùng nổ tại vùng II thì tại sao lại phải cử một tướng chỉ giỏi về tham mưu là tướng Ngô Du cùng một cố vấn về tham mưu là John Paul Vann vào vùng II, thật ra John Paul Vann chỉ là một sỉ quan cấp tá (Thiếu Tá khi giải ngủ!) được mang quân hàm cấp tướng giả định làm cố vấn?***
Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann. Tháng 4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân nàỵ Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm với Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn II.
***Đã biết là cuộc chiến sẽ bùng nổ tại vùng II thì tại sao lại phải cử một tướng chỉ giỏi về tham mưu là tướng Ngô Du cùng một cố vấn về tham mưu là John Paul Vann vào vùng II, thật ra John Paul Vann chỉ là một sỉ quan cấp tá (Thiếu Tá khi giải ngủ!) được mang quân hàm cấp tướng giả định làm cố vấn?***
Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann. Tháng 4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân nàỵ Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm với Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn II.
Một điều rất khó xử cho Đại tướng Hoa Kỳ Creighton Abrams lúc bấy giờ là làm thế nào để một vị dân sự chỉ huy Hoa Kỳ còn lại tại Quân đoàn II. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có một dân sự giữ chức vụ cấp tướng và chỉ huy các đơn vị Hoa Kỳ tại mặt trận trong thời chiến, trường hợp của Vann là một biệt lệ.
Theo ước tính của các tướng lãnh Hoa Kỳ tại VN, vào năm 1972, CS sẽ mở nhiều mặt trận lớn tại Quân đoàn I và Quân đoàn II, vì thế kế hoạch bình định và phát triển phải đặt hàng đầu trong năm 1971, để các đơn vị chính quy của ta rãnh tay đối đầu với địch vào năm 1972. Quân đoàn II cần có một cố vấn nhiều kinh nghiệm về bình định phát triển, hợp tác chặt chẽ với Tướng Ngô Du, Tư lịnh Quân đoàn. Người cố vấn đó không khác ai ngoài Paul Vann, vì ông đã xuất sắc trong chức vụ nàỵ Tháng 5/1971, Paul Vann đã được Tướng Abrams bổ nhiệm làm cố vấn Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II.
***Nhận định trên nầy chưa hẳn đã đúng***
***Nhận định trên nầy chưa hẳn đã đúng***
Tháng 12/1971, tôi đang làm việc tại văn phòng, Đại tá Cahn, cố vấn tình báo của tôi, đến mời tôi qua văn phòng cố vấn Paul Vann (cũng ở tại Bộ tư lịnh Quân đoàn, gần văn phòng Tướng Ngô Du) để thảo luận tình hình. Mở đầu, ông Vann hỏi tôi:
– Đại tá có biết Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt hay không?
Tôi trả lời:
– Sư đoàn 320 là sư đoàn nổi tiếng tại Điện Biên Phủ trong thời
gian chiến tranh với Pháp vào năm 1954.
– Đại tá có biết sư đoàn này đang ở đâu không?
– Vị trí đóng quân của các sư đoàn CS miền Bắc, Phòng Nhì của Bộ
Tổng tham mưu nắm rất vững, tôi sẽ hỏi và tin cho ông biết saụ
Paul Vann nói tiếp:
– Tôi có nguồn tin chính xác, sư đoàn này đang dưỡng quân tại
Thanh Hóa, trong tháng 2/1972 này sẽ di chuyển vào vùng Tam Biên Việt – Miên –
Lào, và sẽ tham chiến với ta vào tháng 2/1972.
Ông nói thêm:
“Kỳ này tôi nghỉ phép Giáng sinh 15 ngày tại Hoa Kỳ. Vậy Đại tá cố
gắng dùng các phương tiện về tình báo của Đại tá để xác nhận chính xác vị trí
của Sư đoàn 320, sư đoàn này chuyển vào vùng Tam Biên. Tướng Ngô Du và tôi sẽ
có kế hoạch tiêu diệt sư đoàn này”.
***Thật ra khi xem bản đồ không ảnh phối trí lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực bên trên chúng ta có thể hiểu tại sao John Paul Vann nói chắc như đinh đóng cột về việc lên kế hoạch tiêu diệt F320 của CSBV. Nếu không nói là Hoa Kỳ đã có kế hoạch nầy từ lâu và John Paul Vann là người được lệnh thực hành kế hoạch nầy với hai mục đích: Một là tiêu hao lực lượng tinh nhụê của VNCH. Hai là dẩn đường cho Hoàng Minh Thảo đưa quân vào vùng II để cùng thực hiện kế hoạch âm thầm bàn giao VNCH cho CSBV***
***Thật ra khi xem bản đồ không ảnh phối trí lực lượng của Hoa Kỳ trong khu vực bên trên chúng ta có thể hiểu tại sao John Paul Vann nói chắc như đinh đóng cột về việc lên kế hoạch tiêu diệt F320 của CSBV. Nếu không nói là Hoa Kỳ đã có kế hoạch nầy từ lâu và John Paul Vann là người được lệnh thực hành kế hoạch nầy với hai mục đích: Một là tiêu hao lực lượng tinh nhụê của VNCH. Hai là dẩn đường cho Hoàng Minh Thảo đưa quân vào vùng II để cùng thực hiện kế hoạch âm thầm bàn giao VNCH cho CSBV***
Tôi cám ơn về những tin tức vừa chọ Trước đây, tôi đã có dịp đi
quan sát phi trường N.K.P. của Hoa Kỳ nằm trên lãnh thổ Thái Lan, đối diện với
tỉnh Thakhek của Làọ Tại phi trường này, khi phi cơ cất cánh lên cao độ thì có
thể quan sát được đèo Mụ Gia trên đường đi qua biên giới Viêt – Lào, nằm giữa
Vinh và Đồng Hớị Với những phương tiện tình báo điện tử rất tối tân, Hoa Kỳ có
thể biết được sự di chuyển của CS từ Bắc vào Nam, vì thế tôi tin những tin tức
tình báo của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Bắc Việt là chính xác.
4. Tung màng lưới tình báo điện tử vào tháng 1/1972:
Tôi cho thả rất nhiều chùm điện tử (được ngụy trang như những cây
nhỏ trong rừng) trên đường mòn Hồ Chí Minh để báo động khi có người đi qua. Các
máy điện tử đều hướng về Mật khu 609, nơi trú quân của Tướng Hoàng Minh Thảo,
Tư lịnh Mặt trận B3 của CS tại vùng Attopeu (Nam Lào) để dò bắt các mật điện
của Bộ tư lịnh này.
Hàng ngày đều có máy bay không thám của Quân đoàn và phi cơ chụp
không ảnh của Bộ Tổng tham mưu CS, chụp ảnh một khu vực rộng lớn trên đường mòn
Hồ Chí Minh để theo dõi các hoạt động của địch trên các đường mòn đưa vào lãnh
thổ Quân khu IỊ Các toán viễn thám, biệt kích, trinh sát và tình báo đã được
thả xuống khắp nơi tại vùng ba biên giới để rình bắt các cán binh CS đi lẻ tẻ
trong rừng.
Quả nhiên, đến cuối tháng 1/1972, các toán thám báo đã bắt được
một cán binh CS nhỏ tuổi (khoảng 17 tuổi). Người này khai thuộc Sư đoàn 320 vừa
mới hành quân đến vùng ba biên giớị Tù binh khai Sư đoàn 320 di chuyển ngày
đêm, đúng một tháng từ Thanh Hóa đến vùng đương sự vừa bị bắt. Tôi liền trình
lên Tướng Ngô Du và cố vấn Paul Vann các tin tức mà tù binh này đã cung cấp.
5. Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 320 bằng B-52 của Tướng Ngô Du và John Paul Vann:
Tướng Ngô Du và Paul Vann không muốn các đơn vị bộ binh VNCH tiến
sâu vào các mật khu kiên cố đầy rừng núi hiểm trở để tiêu diệt địch như Tướng
Westmoreland đã làm trước đây trong chiếc dịch “Tìm và Diệt”. Năm 1967, Lữ đoàn
173 Nhảy Dù và Sư đoàn 4 Hoa Kỳ đã thiệt mất 287 người và trên 1000 người bị
thương tại Mật khu 609 của Tướng Hoàng Minh Thảo, nhưng Tướng Westmoreland
tuyên bố chiến thắng tại Hoa Thịnh Đốn.
***Ở đây chúng ta cần phải thấy rõ sự khác biệt về hai kế hoạch cùa Tướng Westmoreland và John Paul Vann. Chiến thuật của Tướng Westmoreland là tìm và tiêu diệt CSBV từ ngoài biên ngăn không cho CSBV xâm nhập vào nội địa Nam Việt Nam. Riêng kế hoạch của John Paul Vann là đưa hẳn quân CSBV vào ngay trong vùng II rồi dùng B52 để tiêu diệt. Mới nghe qua thì rất hợp lý nhưng suy xét lại chúng ta sẽ thấy phần thất lợi cho VNCH vì lúc bấy giờ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đâý là năm 1972 "Mùa Hè Đỏ Lữa". Từ việc mở cửa ngỏ vùng II của John Paul Vann đến việc miền nam thất thủ không bao lâu sau đó. Riêng kế hoạch B52 chỉ là một kế mê trận vì quyền quyết định đánh B52 hay không là của Hoa Kỳ. Bằng chứng cụ thể là John Paul Vann đã bỏ mặc cho Đại Tá Lê Đức Đạt sư đoàn trưởng 22 bộ binh chết mất xác tại Tân Cảnh chỉ vì không có B52 yểm trợ như John Paul Vann đã hứa***
Paul Vann muốn bắt chước Tướng Walton Walker trong kế hoạch đánh bại quân Bắc Triều Tiên năm 1953. Vì thế, 2 ông đã đưa ra kế hoạch dụ Sư đoàn 320 tiến sâu vào trong lãnh thổ Quân đoàn II (vùng Tân Cảnh – Dakto thuộc Kontum) để tiêu diệt toàn bộ sư đoàn thiện chiến này bằng pháo đài bay B-52. Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại tướng Abrams tất cả 25 “Box” của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại Quân đoàn IỊ (Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs). Sư đoàn 22BB tại Bình Định được lịnh di chuyển 2 trung đoàn và Bộ Tham mưu một của sư đoàn lên Tân Cảnh để giao chiến với Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt. Quân đoàn dự trù CS sẽ tăng cường Sư đoàn 2 Sao Vàng cho mặt trận nàỵ Tướng Ngô Du thiết lập thêm 2 căn cứ hỏa lực là căn cứ 5 và 6 trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh để yểm trợ hỏa lực pháo binh cho Sư đoàn 22BB. Toàn bộ pháo binh và chiến xa cơ hữu của sư đoàn cũg được điều động lên vùng nàỵ Ngoài ra, Quân đoàn còn tăng cường thêm Biệt Động Quân để củng cố vững chắc đồn biên phòng Ban Het, cửa ngõ đi vào lãnh thổ Quân Đoàn II và Quân khu IỊ Nhiệm vụ của Sư đoàn 22BB là dụ cho địch xuất hiện và đi vào thật sâu để Không quân Hoa Kỳ tiêu diệt bằng B-52.
***Ở đây chúng ta cần phải thấy rõ sự khác biệt về hai kế hoạch cùa Tướng Westmoreland và John Paul Vann. Chiến thuật của Tướng Westmoreland là tìm và tiêu diệt CSBV từ ngoài biên ngăn không cho CSBV xâm nhập vào nội địa Nam Việt Nam. Riêng kế hoạch của John Paul Vann là đưa hẳn quân CSBV vào ngay trong vùng II rồi dùng B52 để tiêu diệt. Mới nghe qua thì rất hợp lý nhưng suy xét lại chúng ta sẽ thấy phần thất lợi cho VNCH vì lúc bấy giờ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Đâý là năm 1972 "Mùa Hè Đỏ Lữa". Từ việc mở cửa ngỏ vùng II của John Paul Vann đến việc miền nam thất thủ không bao lâu sau đó. Riêng kế hoạch B52 chỉ là một kế mê trận vì quyền quyết định đánh B52 hay không là của Hoa Kỳ. Bằng chứng cụ thể là John Paul Vann đã bỏ mặc cho Đại Tá Lê Đức Đạt sư đoàn trưởng 22 bộ binh chết mất xác tại Tân Cảnh chỉ vì không có B52 yểm trợ như John Paul Vann đã hứa***
Paul Vann muốn bắt chước Tướng Walton Walker trong kế hoạch đánh bại quân Bắc Triều Tiên năm 1953. Vì thế, 2 ông đã đưa ra kế hoạch dụ Sư đoàn 320 tiến sâu vào trong lãnh thổ Quân đoàn II (vùng Tân Cảnh – Dakto thuộc Kontum) để tiêu diệt toàn bộ sư đoàn thiện chiến này bằng pháo đài bay B-52. Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại tướng Abrams tất cả 25 “Box” của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại Quân đoàn IỊ (Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs). Sư đoàn 22BB tại Bình Định được lịnh di chuyển 2 trung đoàn và Bộ Tham mưu một của sư đoàn lên Tân Cảnh để giao chiến với Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt. Quân đoàn dự trù CS sẽ tăng cường Sư đoàn 2 Sao Vàng cho mặt trận nàỵ Tướng Ngô Du thiết lập thêm 2 căn cứ hỏa lực là căn cứ 5 và 6 trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh để yểm trợ hỏa lực pháo binh cho Sư đoàn 22BB. Toàn bộ pháo binh và chiến xa cơ hữu của sư đoàn cũg được điều động lên vùng nàỵ Ngoài ra, Quân đoàn còn tăng cường thêm Biệt Động Quân để củng cố vững chắc đồn biên phòng Ban Het, cửa ngõ đi vào lãnh thổ Quân Đoàn II và Quân khu IỊ Nhiệm vụ của Sư đoàn 22BB là dụ cho địch xuất hiện và đi vào thật sâu để Không quân Hoa Kỳ tiêu diệt bằng B-52.
Sau khi dàn binh bố trận xong, Tướng Ngô Du mời Đại tướng Cao Văn Viên lên quan sát mặt trận vào cuối tháng 2/1972. Qua một ngày đi thăm tất cả các đồn bót và công sự bố phòng của ta, trước khi ra về, Đại tướng đã bắt tay thân mật Tướng Ngô Du và Paul Vann và nói: “Tôi chưa thấy một cuộc phối trí quân sự nào chu đáo và đầy đủ như sự phối trí nàỵ Tôi tin tưởng 2 ông sẽ đập nát Sư đoàn 320 bằng hỏa lực không quân và pháo binh của VN và Hoa Kỳ. Chúc 2 ông thành công tốt đẹp”.
6. Những trục trặc đáng tiếc:
Quân đoàn II có 2 sư đoàn chính quy là Sư đoàn 22BB và Sư đoàn
23BB. Sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 5 tỉnh phía Bắc Quân đoàn II gồm
Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum. Sư đoàn 23BB chịu trách nhiệm
lãnh thổ 7 tỉnh còn lại của Quân đoàn II là Ban Mê Thuộc, Tuyên Đức, Quảng Đức,
Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sư đoàn 22BB do Thiếu tướng
Triễn làm Tư lịnh; Sư đoàn 23BB do Thiếu tướng Cảnh làm Tư lịnh. 2 vị tư lịnh
này lập được nhiều chiến công trên các mặt trận tiêu diệt địch tại Quân đoàn II
nhiều năm trước đây.
Paul Vann đề nghị Tướng Ngô Du thay thế 2 vị tư lịnh này viện lý
do sau đây: Mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gây cấn, cần phải có các tư lịnh sư
đoàn năng động, trẻ tuổị 2 Tướng Triễn và Cảnh đã lớn tuổị Như tôi (Đại tá
Trịnh Tiếu) đã nói trên, John Paul Vann rất năng động, hiếu thắng và kiêu căng,
nên ông chỉ thích các đại tá trẻ, có can đảm làm tư lịnh sư đoàn. Tướng Ngô Du
bị bất ngờ trước ý kiến này của Paul Vann, nên đã nói với Paul Vann biết rằng
việc bổ nhiệm tư lịnh sư đoàn là do Tổng thống Thiệu quyết định, ông không có
quyền. Hơn nữa, 2 vị tướng tư lịnh nói trên không phạm lỗi gì, nên không thể đề
nghị thay đổi được. Nhưng Paul Vann nhất quyết đề nghị thay thế 2 vị tư lịnh sư
đoàn. Tướng Triễn và Tướng Cảnh biết được những khó khăn của Tướng Ngô Du trong
lúc mặt trận sắp bùng nổ nên 2 ông đã nói với Tướng Ngô Du rằng vì “đất nước và
quân đội”, 2 ông sẽ sẵn sàng làm đơn lên Tổng thống xin từ chức vì lý do sức
khoẻ để Tướng Ngô Du tiện việc sắp xế. Thái độ của 2 Tướng này đã làm cho quân
nhân các cấp ở trong Quân doàn khâm phục. Paul Vann đề nghị: “Đại tá Lý Tòng Bá
và Đại tá Lê Minh Đảo, là các sĩ quan trẻ, năng động và có nhiều kinh nghiệm
chiến trường mà tôi biết tại Quân đoàn IIỊ Tướng Ngô Du hỏi: “Quân đoàn II có
nhiêu Đại tá trẻ và giỏi như Đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Tôn Thất Hùng, và nhiều
Đại tá khác, tại sao ông không đề nghị?”. Paul Vann trả lời: “Đại ta Lê Đức Đạt
mang tiếng tham nhũng tại Quân đoàn III, nên tôi không đề nghị, còn Đại tá Tôn
Thất Hùng tôi chưa có cơ hội được biết khả năng của ông ta”
***Sĩ quan trẻ của VNCH đã được huấn luyện với phương châm: "Tổ quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm"cho nên chẳng ngạc nhiên trong thập niên 1960's-1970's miền Nam đã có những sĩ quan xuất sắc, năng động, linh động, gan dạ đã sống và chết với binh sỉ ngoài chiến trường vì thế John Paul Van tuyển chọn những sĩ qua trẻ là đúng. Tuy nhiên bên sau những quyết định đó còn ẩn ý gì khác trước khi Hoa Kỳ rút quân thì chúng ta không được hiểu. Có điều là Miền Nam đã mất đi rất nhiều những sĩ quan tài giỏi như cồ Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao độ Charlie, hay Đại Úy Nguyễn Văn Đương tại căn cứ hỏa lực 31 Hạ Lào và còn nhiều nửa những sĩ quan cấp úy khác rất có triển vọng là những sĩ quan ưu tú trong tương lai***
***Sĩ quan trẻ của VNCH đã được huấn luyện với phương châm: "Tổ quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm"cho nên chẳng ngạc nhiên trong thập niên 1960's-1970's miền Nam đã có những sĩ quan xuất sắc, năng động, linh động, gan dạ đã sống và chết với binh sỉ ngoài chiến trường vì thế John Paul Van tuyển chọn những sĩ qua trẻ là đúng. Tuy nhiên bên sau những quyết định đó còn ẩn ý gì khác trước khi Hoa Kỳ rút quân thì chúng ta không được hiểu. Có điều là Miền Nam đã mất đi rất nhiều những sĩ quan tài giỏi như cồ Đại Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao độ Charlie, hay Đại Úy Nguyễn Văn Đương tại căn cứ hỏa lực 31 Hạ Lào và còn nhiều nửa những sĩ quan cấp úy khác rất có triển vọng là những sĩ quan ưu tú trong tương lai***
Tình hình quân sự tại mặt trận càng ngày càng khẩn trương, Tướng
Ngô Du cần phải thỏa mãn gấp điều kiện của Paul Vann, nhưng ông chỉ thỏa mãn
50%. Ông đề nghị Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lịnh Sư
đoàn 23BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lịnh Sư đoàn 22BB. Sở dĩ Tướng Ngô Du đề
nghị Đại tá Lê Đức Đạt là vì Đại tá Đạt đang là Tư lịnh phó Sư đoàn 22BB, lên
thay thế Tư lịnh sư đoàn là hợp lý. Hơn nữa, Đại tá Đạt rất thân với Đại tướng
Cao Văn Viên, nên ông nghĩ rằng khi Đại tá Đạt lên làm Tư lịnh tại mặt trận thì
Đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho Đại tá Đạt. Paul Vann rất giận Tướng Ngô
Du đã không đề nghị Đại tá Lê Minh Đảo trong chức vụ Tư lịnh Sư đoàn 22BB.
Đại tá Đạt làm Tư lịnh tại mặt trận Tân Cảnh được một tuần lễ thì
địch bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với ta tại nhiều nơị Đại tướng Cao Văn Viên liền
tăng cường cho Đại tá Đạt một Lữ đoàn Dù. Tướng Ngô Du đã thổ lộ với tôi trên
trực thăng chỉ huy của ông là Paul Vann là một người Mỹ rất hăng say muốn giúp
VN, nhưng không thông cảm cho hoàn cảnh và tình cảm của người VN.
7. Mặt trận bùng nổ:
Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ
bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng
Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các
mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long). Theo
tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng
Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị
của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS
sẽ tiến quân vào Kontum.
Để đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù
vừa được Đại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và
thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là “Charlie” và “Delta” để ngăn chặn Sư đoàn 320
của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầu.
Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ “Delta”, nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ). Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ. Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận. Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và “Charlie”. Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ “Delta”, ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ này.
Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm được đồn nhưng các chiến
sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống. Trực thăng Chinook của ta
được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ
“Delta” để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm naỵ Nhưng trực thăng đã
bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn. Thấy thế, Paul Vann đã liều
lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa,
chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn
Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp
từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ
loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp. Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp
tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước
uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tớị Chuẩn tướng Gerge
Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải
kêu lên: “Thật điên rồ!”. Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của
Paul Vann.
Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ
“Delta”. Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này và
sau đó 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ “Charlie”. Lần
này Lữ đoàn Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy bị một hỏa tiễn 122 ly trúng
vào hầm chỉ huy làm Trung tá Bảo tử trận ngay giây phút đầu tiên. Những sĩ qan
còn lại của Trung tá Bảo thấy địch quá đông nên đã rút khỏi căn cứ và bỏ xác
Trung tá Bảo lại trong hầm.rõ.
***Sau cái chết của cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo đã cho thấy rõ là tướng tham mưu Ngô Du chỉ có thể hiểu về tham mưu mà không hiểu nhiều về trận địa rừng núi khi cho tiểu đoàn 11 Dù đóng chốt chết tại Charlie. Mặc dù tiểu đoàn 11 Dù là con tốt thí dùng để dụ F320 nhưng không phải là con chốt chết. Binh chủng Dù là binh chùng lưu động. Không thể dùng như con chốt chết. Nếu Tướng Ngô Du biết dùng lực lượng dù lưu động nầy để khuấy rối F320 thì tình thế vùng II có thể đã đổi khác. Cho đến khi Charlie lâm vào tình thế bi đát nhất, tướng Ngô Du vẩn theo kế hoạch của John Paul Vann là tiểu đoàn 11 Dù phải tử thủ để hứng đạn pháo 130mm và 122mm của CSBV từ những cao điểm 1500-1700m trên Chu Mom Ray bắn sang. Đây là kế hoạch thí quân có chủ đích của John Paul Vann nhằm tiêu diệt tiềm năng chiến đấu của VNCH trước khi Hoa Kỳ rút quân***
***Sau cái chết của cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo đã cho thấy rõ là tướng tham mưu Ngô Du chỉ có thể hiểu về tham mưu mà không hiểu nhiều về trận địa rừng núi khi cho tiểu đoàn 11 Dù đóng chốt chết tại Charlie. Mặc dù tiểu đoàn 11 Dù là con tốt thí dùng để dụ F320 nhưng không phải là con chốt chết. Binh chủng Dù là binh chùng lưu động. Không thể dùng như con chốt chết. Nếu Tướng Ngô Du biết dùng lực lượng dù lưu động nầy để khuấy rối F320 thì tình thế vùng II có thể đã đổi khác. Cho đến khi Charlie lâm vào tình thế bi đát nhất, tướng Ngô Du vẩn theo kế hoạch của John Paul Vann là tiểu đoàn 11 Dù phải tử thủ để hứng đạn pháo 130mm và 122mm của CSBV từ những cao điểm 1500-1700m trên Chu Mom Ray bắn sang. Đây là kế hoạch thí quân có chủ đích của John Paul Vann nhằm tiêu diệt tiềm năng chiến đấu của VNCH trước khi Hoa Kỳ rút quân***
Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng,
nên Đại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận
Quảng Trị. Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tốị Tướng Ngô Du
vô cùng lo lắng.
8. Không tin nhưng phải làm:
Câu chuyện sau đây do chính Trung tá Trần Hữu Công, Chánh văn
phòng của Tướng Ngô Du, kể lại cho tôị Thân sinh Tướng Ngô Du là cụ Ngô Khôi,
một viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Đang sống tại Qui Nhơn, thấy con
mình quá lo âu cho chiến trường sắp đến, nên đã vội lên Pleiku và nói với Tướng
Ngô Du như sau: “Con à, cha biết trách nhiệm của con rất nặng đối với đất nước
và quân đội, nhất là sinh mạng của các chiến sĩ. Vậy con phải xin ơn trên phù
hộ. Cha đề nghị con xuống Qui Nhơn, ở đó có đền Đức Thánh Trần. Dân địa phương
rất tin vào sự thiêng liêng của ngàị Con mang lễ vật đến xin ngài phù hộ, cứu
độ sinh mạng đồng bào và các chiến sĩ trong vùng trách nhiệm của con”. Lắng
nghe lời dặn của cha, Tướng Ngô Du đã vâng dạ rất lễ phép, nhưng ông không thi
hành vì ông theo đạo Thiên Chúạ Tuy nhiên, Tướng Ngô Du giao nhiệm vụ này cho
Trung tá Công. Khi Trung Tá Công đem lễ vật vào đền thì vị sư trụ trì nhìn
thẳng vào Trung tá và nói rõ: “Ông không có niềm tin thì đến đây làm gì? Hãy
mang lễ vật rở về”. Trung tá Công giật mình hoảng sợ, đã cố trình bày lý do tại
sao ông cần phải đến cầu xin Đức Thánh Trần và xin vị sư đó giúp cho. Vị sư này
chấp nhận và cùng với Trung tá Công khấn vái. Lễ lạc xong, nhà sư đưa cho Trung
tá Công một lá bùa, bảo đốt ra tro và rải xuống những vị trí nào thấy nguy hiểm
nhất. Trung tá Công đã làm đúng theo lời vị sư, ông dùng trực thăng rải xuống
đồn Ben Het (giáp biên giới Lào) theo lịnh của Tướng Ngô Du.
Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã
bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống
chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến
xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Làọ Sau đó ta rút
quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.
9. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB và John Paul Vann:
Đại tá Lê Đức Đạt
Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng,
hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện
của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó. Tướng Ngô Du
tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghị Ông cho rằng đó chỉ là
loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS.
Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.
***Khi xem bản đồ không ảnh bên trên nó cho thúng ta thấy rõ là những tiết lộ quân báo của các toán viển thám là chính xác, thế nhưng John Paul Vann vẩn hoài nghi. Đây là một dâú hỏi lớn cho chúng ta vì qua bản đồ không ảnh bên trên cho thấy những căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực vàng vẩn còn có hiệu năng tình báo, nếu không nói là chính xác nhất, thế mà John Paul Vann hoài nghi là sao? Nếu không nói đây là kế hoạch của ông ta để cho CSBV vào sâu trong nội địa Miền Nam?***
Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạọ Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ. Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giâỵ Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m).
Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao
vây Tân Cảnh. Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình
Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và
Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm
ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tướng Ngô Du nổi giận la to: “Ông
Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôỉ”. Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông
dùng trực thăg bay xuống mặt Bắc Bình Định.
***Theo tiết lộ của Đại Tá Trịnh Tiếu qua tài liệu bên trên cho ta thấy rõ kế hoạch của John Paul Vann là mở cửa dẩn CSBV vào nhưng lại không dùng B52 như kế hoạch đã định để cho Tân Cảnh thất thủ và Đại Tá Lê Đức Đạt sư đoàn trưởng 22 bộ binh chết mất xác/ Đây mới là kế hoạch chính John Paul Vann cho chúng ta thấy mục đích rõ ràng của Hoa Kỳ là tiêu hao tiềm lực của VNCH và mở cửa cho CSBV vào miền Nam. Khi tướng Ngô Du hiểu được thì đã trể.***
Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Định cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ dịnh Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quang. Sư đoàn 3 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann cũng gây khó khăn cho Đại tá Đức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề của địch. Đại tá Đức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn. Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Đại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Đại tá Lê Đức Đạt. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành dộng thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi: “Đại tá Đạt, ông sẽ là vị Tư lịnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận”. Đại tá Đạt rất tức giận, ông đã vứt điếu tuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann: “Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
***Đây lả lúc John Paul Vann ra mặt công nhiên phủi tay bằng cách đổ tội cho Đại Tá Đạt vì kế hoạch mở cửa đưa CSBV vào vùng II đã hoàn tất***
Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với
địc rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp
vào căn cứ Tân Cản bằng hỏa tiễn 122 lỵ Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn
của Đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn
Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích. Người bạn rất thân
với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan, 23
tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử
dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước
nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với
địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ
cho Đại tá Đạt.
Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 km về
phía Bắc, do Địa Pương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy
đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130
Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy
tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi
cơ C-130 tác xạ để ngăn không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì
loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa.
Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa địch đã bao vây căn cứ
Tân Cảnh. Đại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi
trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn. Đại tá Kaplan cho Đại tá
Đạt biết và yêu cầu cùng lên trực thăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Đại tá Đạt
từ chốị Đại tá Đạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ vào
khoảng 7g sáng, nhưng ông không yêu cầu Tướng Ngô Du lên cứu như Đại tá Kaplan
đã làm. Ông ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra
ngoài trước khi trời sáng.
***Cho dù John Paul Vann phê bình và nhận xét về Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào chúng ta không cần biết. Chỉ dựa vào thái độ cương quyết và quết định ở lại với Tân Cảnh trong lúc giặc đang tràn ngập căn cứ đã đủ cho chúng ta hiểu rõ tư cách của một sĩ quan chỉ huy tại mặt trận của Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào***
Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nhưng bị thương; ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. 3 tháng sau, ông cùng gia đình lên Pleiku để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn.
***Cho dù John Paul Vann phê bình và nhận xét về Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào chúng ta không cần biết. Chỉ dựa vào thái độ cương quyết và quết định ở lại với Tân Cảnh trong lúc giặc đang tràn ngập căn cứ đã đủ cho chúng ta hiểu rõ tư cách của một sĩ quan chỉ huy tại mặt trận của Đại Tá Lê Đức Đạt như thế nào***
Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nhưng bị thương; ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. 3 tháng sau, ông cùng gia đình lên Pleiku để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn.
Đại tá Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Đại tá
Kaplan, có lẽ Đại tá Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bị Cộng quân tràn ngập.
Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
Ai cứu Kontum trong cơn hấp hối?
Sau khi mặt trận Tân Cản bị thảm bại, Tư lịnh Sư đoàn 22BB chết
mất xác tại mặt trận, thành phần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp
cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về
Kontum. Sư đoàn 22B tan rã. Vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã
Kontum coi như không còn nữạ Toà hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người
sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cự
Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian nàỵ Ông bị xúc động khi
được tin Đại tá Lê Đức Đạt tử trận. Những hy vọng thắng trận vinh quang mà ông
ấp ủ trong lòng trên 3 tháng nay đã tiêu tan và biến thành thảm bại cay đắng vì
có những bất đồng giữa ông và Paul Vann, và thành kiến không tốt đẹp của Paul
Vann đối với Đại tá Lê Đức Đạt. Do đó, bịnh tim của ông bị tái phát. Thông
thường chiến thuật Cộng quân là thừa thắng xông lên. Do đó, chúng tôi không
loại bỏ giả thuyết Cộng quân sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Địa Phương Quân
và Nghĩa Quân trấn giữ. Tướng Ngô Du phải cho tái phối trí lực lượng, điều động
2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một Trung
đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân đoàn.
Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, được chỉ định làm Tư lịnh
mặt trận Kontum. Tướng Ngô Du chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào
Kontum 5 ngày thôi, thì ông và Đại tá Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và
đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã nàỵ
Đường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku – Kontum là Quốc
lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Cộng quân chiếm và
đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn.
Rất may khi địch chiếm đèo Chu Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày saụ Như vậy, chúng ta có thể tin rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.
Rất may khi địch chiếm đèo Chu Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày saụ Như vậy, chúng ta có thể tin rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.
Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không
ăn, không ngũ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó. Trước đó một ngày, ông
đã điện thoại Tổng thống Thiệu và yêu cầu Tổng thống đề cử người thay thế ông.
Tại Saigon, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị
Trung tướng, nhưng không ông nào chịu lên làm Tư lịnh Quân đoàn II, vì biết
tình hình rất đen tối tại đâỵ Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn
Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.
Đại tá Lý Tòng Bá, người mà Paul Vann khẩn thiết yêu cầu Tướng Ngô
Du đề nghị TT Thiệu đề cử làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB, nay đang nằm tại mặt trận
chính. Paul Vann làm việc tại Kontum với Đại tá Lý Tòng Bá trong lúc chưa có cố
vấn của Sư đoàn. Paul Vann nhớ đến Đại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho
Đại tá Bá tại Bình Dương. Khi đưa Đại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói:
“Ông và tôi phải hết sức yểm trợ Đại tá Bá vì tôi đã hứa với Đại tướng Abrams
là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ
tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn”.
+ Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn và Quân đoàn II: Đầu tháng 5/1972,
TT Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II
thay thế Trung tướng Ngô Dụ Trước khi nhận nhiệm vụ, Tướng Toàn trình diện Đại
tướng Cao Văn Viên và yêu cầu Đại tướng thỏa mãn cho ông về những thay đổi nhân
sự. Ông cho rằng Quân đoàn II thất trận là do Bộ Tham mưu Quân đoàn thiếu khả
năng. Đến Pleiku, việc đầu tiên của Tướng Toàn là tập hợp các sĩ quan Quân đoàn
lại và xỉ vã nặng lờị Ông chỉ trích Bộ Tham mưu của Quân đoàn yếu kém, thiếu
khả năng tham mưu nên tình hình Quân đoàn mới đen tối như hiện naỵ Ông giận dữ
và tỏ ý muốn đưa hết các sĩ quan trong Bộ Tham mưu ra tuyến đầu với các đơn vị tiểu
đoàn và trung đoàn để chiến đấu.
Sau khi nghe tường trình về tình hình, ông chỉ thị Đại tá Vĩnh
Phúc, Trưởng phòng IV Quân đoàn, ra làm việc tại phi trường Kontum tiếp nhận vũ
khí và đạn dược từ Saigon không vận rạ Thời gian này phi trường Kontum luôn luôn
bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly, nên có một vài phi cơ C-130 tiếp vận của ta
đã bị trúng đạn bốc cháy.
Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.
Tướng Toàn kêu Trưởng phòng II cùng với ông lên Kontum. Tôi liền
cầm bản đồ theo ông lên trực thăng của Tư lịnh. Trên trực thăng chỉ huỵ chỉ có
ông và tôi cùng sĩ quan Đại úy tùy viên. Tôi thấy Tướng Toàn rất lo âu, mồ hôi
nhễ nhại, mặc dù khí hậu Cao nguyên không nóng. Ông hỏi tôi : “Anh cho tôi
biết, chúng ta có đủ khả năng giữ vững được Kontum không ?”. Thời gian bay lên
Kontum chỉ 20′ nên tôi phải trả lời ông rất ngắn gọn. Căn cứ theo các chuyện đã
xảy ra tại mặt trận Tân Cảnh, tôi tính toán kỹ và nói: “Thưa Thiếu tướng, ta có
thể giữ được, mặc dù quân địch có đến 3 sư đoàn (Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư
đoàn 968), ta chỉ có một (Sư đoàn 23BB). Điều kiện là Thiếu tướng và cố vấn
Paul Vann phải thảo luận với nhau không có gì trục trặc xảy rạ Đại tá Lý Tòng
Bá là người quen rất thân với Paul Vann đang ở lại mặt trận nên sẽ được Paul
Vann giúp đỡ tận tình”. Sau này tôi mới biết câu trả lời của tôi đã trùng hợp
với lời khuyên của Đại tướng Cao Văn Viên trước khi Tướng Toàn đi nhận chức: “Ông
lên trên đó phải chiều cố vấn Paul Vann mới xong được”.
Đến Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Rhotenberry hướng dẫn
Tướng Toàn thăm tuyến đầu bảo vệ Kontum về phía Bắc 5 km. Tại đây, các sĩ quan
các cấp và các binh sĩ Sư đoàn 23BB, mỗi người một chiếc xẻng cá nhân, đang
hăng say đào công sự phòng thủ. Tướng Toàn vui vẻ an ủi, khích lệ và nhắc nhủ
mọi người phải cố gắng chuẩn bị chiến đấu, quyết tâm tử thủ, không để CS chiếm
một tấc đất nào tại Kontum. Ông chỉ thị cho Đại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn
trưởng, Tiểu đoàn trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các
tổ chống chiến xa bằng súng M72 Law, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ vào
các chiến xa hư của ta vào ngày kế để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 Law của Mỹ
có thể tiêu diệt được các chiến xa T54 của Cộng quân. Ông cho Đại tá Bá biết
ông sẽ cho không vận trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum
để Đại tá Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huỵ Về hành chánh, Tướng Toàn
chỉ thị Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và
ủy lạo dân, làm cho họ tin tuởng vào chính phủ và quân độị Khuyến khích dân
chúng phải hết sức ủng hộ Quân đoàn để tử thủ. Trở về Pleiku, Tướng Toàn bàn
ngay với cố vấn Paul Vann nhiều giờ về kế hoạch bảo vệ Kontum. Sau đó, ông chỉ
thị Đại tá Hoàng, Tham mưu phó Chiến Tranh Chính trị Quân đoàn xử dụng phi cơ
C47 của ông đi Phan Thiết và Saigon mua cá tươi và xoài tượng đem lên phân phát
cho các binh sĩ tại Kontum để bữa ăn có thêm chất tươi.
Về hành quân, Tướng Toàn chỉ thị Trung tá Nguyễn Đức Dung chỉ huy
Lữ đoàn 2 Thiết Giáp với một Liên đoàn Biệt Động Quân tăng cường phải đem các
chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực
lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc lộ 14bis vòng quanh
sau lưng địch để đi; ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành
quân nàỵ Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng
cự của Cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của
Tư lịnh Quân đoàn, Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Động Quân đã thanh toán và đè
bẹp các lực lượng của Cộng quân, mở được Quốc lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem
nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3. Đoàn xe thiết giáp và Biệt
Động Quân qua cầu Dak-Bla tiến vào Kontum, đồng bào trong thị xã chạy ra xem
rất đông, nồng nhiệt chào mừng và hoan hô vang trờị Đây là chuyện chưa từng có
trước đâỵ Tướng Toàn gắn cấp bậc Đại tá tại mặt trận cho Trung tá Nguyễn Đức
Dung ở đầu cầu Dak-Bla.
Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng
cường cho Đại tá Lý Tòng Bá Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Động
Quân, trên 20 chiếc xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu, và thuốc men
mới được không vận từ Saigon lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm
cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng. Tình hình Kontum
bắt đầu sôi động. Các hỏa tiễn 122 ly của địch cứ đều đều rót vào các căn cứ
quân sự và phi trường Kontum làm tinh thần dân và quân luôn luôn bị căng thẳng.
Về tình báo, Tướng Toàn chỉ thị tôi phải báo cáo cho ông biết
trước ngày giờ Cộng quân tấn công vào Kontum và làm gấp kế hoạc trải thãm B52
phía Bắc tuyến đầu của ta để ông và Paul Vann áp dụng kế hoạch khi địch tấn
công. Hôm sau, tôi trình lên ông kế hoạch 100 “Box” B52 (mỗi Box chiều dài 3
km, chiều ngang 1 km) chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không
của địch, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh. Tướng Toàn và
Paul Vann đã chấp thuận hoàn toàn ý kiến của tôị
+ Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu tấn công
vào Kontum:
Tướng Toàn rất chú trọng đến vai trò tình báọ Lần đầu tiên trong
binh nghiệp tôi phục vụ dưới quyền ông. Sau vài ngày làm việc, tôi thấy ông có
vẻ có phần tin tưởng nơi tôi, nên tôi càng lo và cố sức chu toàn nhiệm vụ. Tôi
đốc thúc các phần hành chuyên môn, nhất là các toán tình báo kỹ thuật, ngày đêm
bám sát địch, không được chểnh mảng trong nhiệm vụ giao phó.
Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của
B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau: “Mũi tấn công
hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ
tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày
14/5/72 – Stop”. Tôi vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Đọc xong mật
điện, ông liền bảo tôi theo ông lên Kontum.
Chuẩn tưóng Lý Tòng Bá
Trong giao thông của tuyến đầu, Tướng Toàn và Đại tá Lý Tòng Bá đi
từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn
công. Tướng Toàn nói: “Khi địch nổ súng thì sẽ có B52 thả ngay trên đầu địch.
Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ”. Áp lực
của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B52
sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lệ.
Tại hầm chỉ huy Sư đoàn 23, Tướng Toàn, Paul Vann, Đại tá Bá, Đại
tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B52 sẽ dội
bom xuống và thời gian dộị Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không
quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với
ông về thể tức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới
đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông
được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong
ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đạ Đề nghị này được Đại
tướng Abrams chấp thuận. Đêm 13 rạng 14/2/72, Tướng Toàn, Paul Vann và 2 Bộ
tham mưu Việt – Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp
chờ đợị Phi đoàn A37 của Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku túc trực 100%. Chiếc
trực thăng của Chuẩn tướng John Hill, Tư lịnh phó của Paul Vann cấp tốc gắn 2
đại liên 12.7 ly bên hông và các xạ thủ luôn túc trực ở trực thăng. Tướng John
Hill đang nghĩ dưỡng sức ở Cam Ranh để chờ ngày về nước, cũng đã tình nguyện ở
lại để giúp Paul Vann đối phó với CS tại mặt trận Kontum. Nhiều cặp phi cơ trực
thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g
đêm. 2 đoàn B52 cất cánh từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất
hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương. Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00
sáng).
Kém 5 phút đến 5g, Đại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt
đầu nổ súng. Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất
cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng
chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù. Paul Vann ra lịnh
cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72. Tất cả 25 Box B52 đồng
loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên
đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi
bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2. Tiếp theo từng đoàn A37
và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các
chiến xa và các ổ phòng không địch. Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn
quân của Cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực
thăg của Chuẩn tướng John Hill và trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán
rất nhiềụ
Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của
B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6
chiếc. 3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều
khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên
các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống. Một giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann
bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát tì thấy rất nhiều xác của Cộng quân trong
các hố bom, không thể đếm hết được. Paul Vann thấy một số Cộng quân đang lảo
đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn
Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán.
Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và
các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72. Trong các cuộc oanh kích
này, Không quân ta bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu.
Phòng không địch đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Thặng lái khiến ông bị tử
thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum (Thiếu tá Phạm Thặng là anh ruột
của Đại úy Phạm Thục, hoa tiêu trực thăng, là em rể tôi).
Kế hoạch trải thảm B52 đã dứt điểm cuộc tấn công đầu tiên của 2 sư
đoàn Cộng quân vào Kontum. Trong trận này, chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư
lịnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải một đối thủ nguy hiểm là Tướng
Toàn, một vị tướng có nhiều kinh nghiệm khi điều khiển chiến trường. Theo ước
tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và
20 chiến xa T54. Quân ta đã thắng trận đầụ Các chiến xa T54 của địch mà ta đã
bắt sống được mang về triển lãm tại Saigon. Sau trận đánh này, các binh sĩ VNCH
đã đặt tên cho Paul Vann là “ông B52”.
Cuối cùng cộng sản đại bại tại Kontum Thị xã Kontum được xây cất bên
cạnh bờ sông Dak-Bla nằm về hướng Bắc. Sông Dakbla uốn quanh như con rồng rất
đẹp và cảnh 2 bên bờ sông rất thơ mộng, nước sông chảy mạnh từ hướng Đông qua
hướng Tâỵ Dân số Kontum độ 25,000 người, cả Kinh lẫn Thượng, đa số sinh sống
trong thị xã và các vùng phụ cận thị xã. Khoảng 70% dân theo đạo Thiên Chúạ Vì
thế, Toà Giám mục giáo phận Kontum (gồm Kontum và Pleiku) đã được đặt ở số 44
Trần Hưng Đạo, Kontum, do Đức cha Seitz, một giáo sĩ thừa sai người Pháp làm
Giám mục. Ông nói và viết thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Thượng. Ông đã bị
Cộng quân trục xuất sau 30/4/75.
Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Đại tá Lý
Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Đông,
Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại Vật của thiên nhiên là
con sông Dakbla, nên giao cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm.
Sự thảm bại cay đắng trong trận ngày 14/5/72, Tướng Hoàng Minh
Thảo và các Cộng quân đã phải kiểm thảo rất chu đáo để rút kin nghiệm. Một câu
hỏi quan trọng đã được Tướng Hoàng Minh Thảo đặt ra: Tại sao đối phương biết
rõ được lực lượng và ngày giờ Cộng quân sẽ tấn công để xử dụng B52 ồ ạt? Tướng
Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương rất cao nên đã
bắt được tất cả những mật lịnh mà Bộ tư lịnh B3 của ông đã đánh đi.
Rút kinh nghiệm, ông không xử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện
thoại và người để liên lạc. Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân
đoàn II đều ngạc nhiên không thấy địch lên máy nữa. Tôi làm phúc trình lên
Tướng Toàn về sự việc này và ước tính địch còn khả năng tấn công ta vài đợt nữa
trong những ngày sắp tới. Quân đoàn nên cẩn thận, không nên khinh địch. Tôi đã
liên lạc với ông Archer, Trưởng toán Tình báo của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và mượn được
2 máy nghe lén điện thoại. Loại máy này rất tối tân, chỉ nhỏ bằng nắm tay, ta
chỉ cần đâm vào dây điện thoại của địch bằng một cây kim rồi cắm máy chui vào
bụi cây cách nơi cắm vài trăm thước cũng nghe được các cuộc điện đàm của địch.
Tôi liền cho các biệt kích lọt vào các khu hậu cần của địch, xử dụng máy điện
thám nghe lén điện thoại của địch, nhưng chưa ghi nhận được điều gì quan trọng.
+ Vinh nhục trong ngành tình báo:
Ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo
cho tôi biết một tin động trời là đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm
được gần nửa thành phố. Bị bất ngờ, tôi hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành
quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hự Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho tôi
biết độ 2 tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương
mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục
trong thành phố. Cuộc giao tranh giữa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu
khu với đặc công của địch rất dữ dộị Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa
có địch xuất hiện.
Đúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã
hối hả chạy vào Quân đoàn. Vừa gặp tôi ông liền quát tháo om sòm và dọa đưa tôi
ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi: “Tại sao để cho đặc công Cộng quân vào chiếm thị xã
Kontum mà không hay biết?”. Tôi nghiêm người đứng chịu trận. Biết nói gì bây
giờ ? Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng một trận mà đã khinh dịch. Cấp chỉ huy của
ta thiếu đôn đốc và kiểm soát. Cộng quân rất tinh ranh, chúng biết được yếu
điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị
xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất.
Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn và tôi bay lên Kontum. Trên
trực thăng, tôi không dám nhìn thẳng vào ông vì biết ông đang nóng giận và lo
âụ Đến Bộ Chỉ huy của Đại tá Lý Tòng Bá, chúng tôi thấy nơi đây đang bị pháo
kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực
thăng vừa đáp xuống thì chúng tôi thấy Đại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang
hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác.
Mặc dù tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh
nói lớn với Đại tá Bá: “Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu! Không chạy
đi đâu hết”. Ông yêu cầu Đại tá Bá cho biết tình hình như thế nàọ Đại tá Bá chỉ
vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300 m và cho biết
một đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng một đại đội
trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự
kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên
được.
Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy:
– Tư lịnh Quân đoàn ra lệnh! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc
công Cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả”.
Bên kia đầu máy trả lời:
– Nghe lệnh! Tin Mặt Trời rõ! Tôi đang thi hành!
Tiếng đại liên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa.
Trong khi đặc công tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có
gắn 2 khẩu đại liên 12.7 ly bay quan sát vùng Võ Định (Bắc Kontum 15 km) và
thấy nhiều đơn vị Cộng quân di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và
báo cho Paul Vann biết để xử dụng B52. Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên
10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu Tướng Toàn quan sát mặt trận và
chỉ thị thêm cho Đại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía
trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong.
Sau một giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của địch, Đại đội
trưởng Trinh Sát báo cáo trong máy:
– Trình Mặt Trời! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa
địa.
Tướng Toàn đáp:
– Tốt! Tôi sẽ thưởng công cho anh!
Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉn trưởng Kontum, chạy qua trình
diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả một trận tơi bời. Sau đó, Tướng Toàn bảo Đại tá
Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói: “Có gì ông chết
tôi cũng chết”. Đại tá Long hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự
của đặc công Cộng quân trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong
khu Tòa Giám mục, đang chống trả với Địa Phương Quân. Tướng Toàn liền tăng
cường cho Đại tá Long 5 chiến xa, một Liên doàn Biệt Động Quân, và chỉ thị nếu
cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công
thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt
hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khu. Hai ngày sau, Đại tá Bá và Đại tá Long mới
thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công Cộng quân trong thành phố. Bên ta
thiệt hại nhẹ.
+ Anh hùng và mỹ nhân:
Gia đình Đại tá Long được đưa về Saigon khi Kontum bắt đầu sôi
động. Sau vụ đặc công xâm nhập vào thành phố, Đại tá Long và tất cả các sĩ quan
mật khu kiểm soát chặt chẽ các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hơn. Hàng
đêm, ông và một số sĩ quan đi khắp nơi trong thành phố để đôn đốc Nghĩa Quân và
Nhân Dân Tự Vệ tăng cường canh phòng cẩn mật.
Như mọi người trog thị xã Kontum đều biết, tại đây có cô gái lai
Pháp rất xinh đẹp và dễ tương tên Lucie, cô là chủ một tiệm sách nằm giữa thị
xã, các sĩ quan trẻ tuổi thường đến mua sách và trò chuyện đùa giỡn với cộ Đại
tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, khi đi kiểm soát vùng cũng vài lần ghé lại tiệm
sách này để “thăm dân cho biết sự tình”. Không biết ai đã báo cáo lại chuyện
này với bà Long tại Saigon, bà liền cấp tốc tìm phương tiện bay lên Kontum này
và chạy vào Tòa Hành chánh tỉnh la lối om sòm, đập nát kính chiếc xe Toyota của
Đại tá Tỉnh trưởng. Bị mất mặt, Đại tá Long lôi bà về tư thất đánh cho một trận
và bắt bà phải trở về lại Saigon.
Năm 1970, khi Đại tá Long làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm Thị
trưởng Đà Lạt, bà Thủ tướng Khiêm thường hay lên đây nghỉ mát, nên bà Long có
dịp tiếp xúc và chuyện trò với bà Khiêm. Nhờ sự quen biết đó nên khi về tới
Saigon, bà Long đã chạy ngay vào nhà bà Khiêm khóc lóc, vạch lưng vạch ngực cho
bà Khiêm xem các dấu vết đánh của Đại tá Long. Phụ nữ thường hay bênh nhau, nên
bà Khiêm đã chở bà Long sang gặp bà Thiệu để trình bày mọi chuyện.
Nghe bà Long kể lể, bà Thiệu xúc động liền yêu cầu TT Thiệu cách
chức Đại tá Long. Hôm sau, Quân đoàn nhận được mật điện của TT Thiệu chỉ thị Tư
lịnh Quân đoàn II đề cử một sĩ quan khác giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kontum thay.
thế Đại tá Nguyễn Bá Long trong 24 giờ. Lý do sẽ cho biết sau.
Trong trận chiến Kontum, Đại tá Long là người có chiến công. Trực
thăng chỉ huy của Đại tá Long đã một lần bị địch bắn rơi, nhưng rất may ông
không chết và được cứu thoát. Tôi được biết Đại tá Long đã cưới bà này làm vợ
trong một hoàn cảnh đặc biệt, vì lòng nhân đạo hơn là vì tình. Nhưng nay, vì
một sự ghen tương nhãm nhí của bà vợ và sự nóng giận không kềm chế của Đại tá
Long đã làm cho ông thân bại danh liệt. Năm 1974, Đại tá Long bị giải ngũ. Sau
30/4/75, Đại tá Long phải đi học tập cải tạo và bị chuyển ra Bắc. Ông là Đại tá
Quân lực VNCH đầu tiên chết trong trại cải tạo tại miền Bắc. VC bắt ông phải đi
gánh nước hàng ngày, ông bị té bể xương chậu (xương mông) và nằm đau đớn cho
tới chết vì cán bộ trại giam không cho ông thuốc men hay đưa đi bệnh xá để cứu
chữa. Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn đã tốt ngiệp khóa 8 Sĩ Quan Đà Lạt và đậu
thủ khoa. Ông là một sĩ quan rất giỏi về cả tham mưu lẫn tác chiến.
+ Kontum kiêu hùng:
Cuộc tấn công của đặc công Cộng quân đã bị ta thanh toán trong 3
ngàỵ Các đơn vị chính qui của Cộng quân được bố trí xung quanh để tiến vào thị
xã hợp đồng tác chiến với đặc công đã bị B52 và Không Quân ta tiêu diệt. Cuộc
tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum coi như thất bạị
Cộng quân điên cuồng trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122
ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn
luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
Tôi làm tờ trình ước tính tình báo lên Tướng Toàn và Paul Vann là
địch còn khả năng tấn công ta đợt 3 trong vòng 10 ngày tớị Sư đoàn 968 trừ bị
của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tín mức độ và
cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và xử
dụng kế hoạc 100 Box B52 mà tôi đã trình khi Tướng Toàn mới nhận chức. Paul Van
có uy tín với Đại tướng Abrams nên được xử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn
khác.
Đúng 5g sáng ngày 28/5/72, Cộng quân tấn công đợt 3 vào Kontum
bằng 3 mũi chính:
– Mũi từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2 Cộng quân.
– Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.
Trong đợt tấn công này địch không dùng chiến xa T54.
Mũi 1 và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các chiến sĩ can
trường của Sư đoàn 23BB. Địch đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng
thủ đầu của ta nhưng đều bị đẩy luị Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không Quân
tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân ta tại tuyến đầụ
Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng
Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa
nếm mùi B52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2.
Sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên
nhiên ngăn chặn không cho địch tiến quân một các dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng
vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ngăn cặn.
Paul Vann đã xử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan
trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vụ B52 đến trải thảm.
Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Đại tướng Abrams
cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. 2 bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối
địch vẫn không chiếm được vị trí nào của tạ Tướng Hoàng Min Thảo thấy không thể
kéo dài cuộc tấn công vì sợ B52 đến dội bom, đã ra lịnh rút lui thật nhanh.
Tại cuộc Hoà đàm Ba Lê, có lẽ Lê Đức Thọ cũng điên đầu vì Cộng
quân chưa tạo được một chiến thắng quân sự nào tại Kontum, Quảng Trị hay Bình
Long để yểm trợ yêu sách với Kissinger.
Trận chiến Kontum kéo dài đến 3 tháng (3, 4, 5/72) mà Cộng quân
chẳng những không chiếm được vị trí nào mà còn bị thiệt mất một số quân khá
lớn. Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đán kéo dài này,
mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30
chiến xa T54 và nhiều đại pháo, phòng không bị thiêu hủỵ Sau trận này, Sư đoàn
2 Sao Vàng của Cộng quân đã hoàn toàn bị xóa tên.
Ngày 31/5/72, TT Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc
Chuẩn tướng cho Đại tá Lý Tòng Bá.
Trịnh Tiếu
http://www.vlink.com/nlvnch/kontum2.html
20171202 Chiến Sĩ Vô Danh Nha Kỷ Thuật
http://hoinhakythuat.blogspot.com/2014/09/pleiku-pho-nui.html
"Buổi chiều cùng ngày, lúc 18 giờ 20 phút, Trung Tướng Ngô Dzu bay
trực thăng trên trại Lệ Khánh để “gắn lon” cho Đại Úy Bửu Chuyển, Chỉ Huy
Trưởng trại Lệ Khánh. Cặp lon Thiếu Tá mới toanh và hai chai rượu champagne
được thả từ phi cơ xuống. Trung Úy Phan Thái Bình, Tiểu Đoàn Phó cùng 20 chiến
sĩ Biệt Động Quân Biên Phòng khác cũng được thăng cấp và tưởng thưởng tại mặt
trận.
Tôi nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh của nhiều quốc gia, chắc
chưa bao giờ có một cảnh “gắn lon” độc đáo như vậy. Hai bông mai bạc từ trên
trời rơi xuống, xuyên qua làn mưa pháo của địch quân, nở trên vai áo của người
hùng biên trấn Tây Nguyên. Ông John Paul Vann là cố vấn quân sự Hoa Kỳ của Quân
Đoàn II. Ông mang cấp bậc Đại Tá, nhưng vì giữ chức vụ cố vấn bên cạnh Tư Lệnh
Quân Đoàn, nên Bộ Quốc Phòng Mỹ cho ông giải ngũ để khỏi trở ngại về vấn đề cấp
bậc. Ông Vann là một cố vấn quân sự có một vị thế và cuộc sống riêng tư rất đặc
biệt. Người ta đồn rằng ông là bạn thân của Tổng Thống Nixon, có uy tín ngang
hàng với Kissinger, cho nên ông là cố vấn quân sự có nhiều quyền hạn đặc biệt
trong những quyết định về sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.
***Đọc xong một đoạn tài liệu trên chúng ta thấy rõ vị thế và nhiệm vụ của John Paul Vann ngay là rút củi trong lò để quân Hoa Kỳ có thể rút về nưóc an toàn. Xem thêm đoạn bên dưới mọi người sẽ thấy rỏ điểm đặt biệt của vị thế John Paul Vann"***
Nhưng miền Nam Việt Nam và cả Hoa Kỳ nói nhiều đến ông, không phải
vì chức vụ cố vấn, mà vì đời sống tình cảm riêng tư của ông nhiều hơn. Trong
thời gian ở Cao Nguyên này, một người con gái má đỏ, môi hồng đã thay đổi cuộc
đời của ông. Sóng gió của mối tình muộn và đầy ngang trái này đã âm hưởng mạnh
mẽ tận Hoa Thịnh Đốn, vì ông là nhân vật quyền thế đương thời.
Và một ngày, giữa lúc Cao Nguyên khói lửa ngút trời, ông Vann đã
nói lên tâm sự của mình, sự thổ lộ cũng xem như là một chọn lựa:
- Sau khi tình hình ở Cao Nguyên sáng sủa, tôi sẽ làm đám cưới với
nàng. Tôi sẽ ở đây với nàng cho hết cuộc đời, và Việt Nam sẽ là quê hương thứ
hai của tôi.
Bởi vậy, bạn bè của ông thường nói rằng, ông đang phục vụ một cách
hăng say cho quê hương Việt Nam của ông, chứ không phải đang làm cố vấn cho một
quốc gia bạn. Tôi gặp ông John Paul Vann trong một buổi sáng tại Bộ Tư Lệnh
Quân Đoàn II khi đến đây cùng với một ký giả người Anh của tờ Sunday Times để
xin phương tiện ra chiến trường.
Ông Vann khoản chừng 50 tuổi, dáng người cao lớn, ông không nói
tiếng Việt nhưng hình như hiểu tiếng Việt, bởi vì khi nghe một sĩ quan của
Phòng Báo Chí nói với tôi sáng nay không còn chiếc trực thăng nào cho báo chí,
ông Vann đã vui vẻ hỏi tôi có muốn dùng chiếc trực thăng của ông không. Ông vẫn
được tiếng là người rất niềm nở với giới ký giả. Tôi đã có lần nhìn thấy chiếc
trực thăng riêng của ông Vann trên bãi đáp. Chiếc trực thăng này sơn màu trắng,
mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân
đội thường dùng.
Chưa quen biết nhiều, nên tôi không muốn nhận sự giúp đỡ của
ông, cũng một phần tôi nghĩ rằng, một chiếc máy bay đặc biệt như vậy, chắc súng
và hỏa tiễn phòng không của địch thích nhắm vào để lập chiến công."
***Đọc xong đoạn tài liệu được viết một cách vô tình trên: (Chiếc trực thăng này sơn màu trắng, mũi nhọn, thân dài, có hình dạng khác hẳn với những chiếc trực thăng của quân đội thường dùng) chúng ta sẽ thấy rõ có vấn đề về vị trí của John Paul Vann trong mặt trận nầy. Đây không phải là một tài liệu tình cờ mà trong mặt trận An Lộc, khi những đoàn phi cơ tiếp tế của VNCH vào An Lộc không thể nào vào đáp xuống để tiếp tế cho An Lộc vì những dàn phòng không AAA 12.7ly của CSBV bắn xối xả vào những đoàn khi cơ nầy, ngay cả phi cơ tải thương có chử thập đỏ vẩn bị bắn như thường. Thế nhưng những chiếc phi cơ của Hoa Kỳ khi vào tiếp tế cho An Lộc lại an toàn vô sự. Tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ vậy? Câu trả lời là dưới thân phi cơ của những phi công Hoa Kỳ có sơn màu trắng và trên mủ đội của phi hành đoàn đều có sơn màu trắng. Từ đó chúng ta có thể suy ra đây là ám hiệu giửa Hoa Kỳ và CSBV, có nghĩa là CSBV không được bắn vào phi cơ của Hoa Kỳ. Suy ra từ đây với dạng phi cơ đặc biệt sơn màu trắng của John Paul Vann đã nói lên nhiệm vụ của John Paul Vann trong mặt trận tại vùng II***
No comments:
Post a Comment