Friday, January 19, 2024

20240120 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20240120 Cong Dong Tham Luan BPSOS


Giáo dân Cồn Dầu bị đàn áp vì đòi công lý đang trên đường đến tự do

Ông Huỳnh Ngọc Trường và gia đình sẽ đến Hoa Kỳ ngày mai

Ngày 17 tháng 1, 2024

http://machsongmedia.org

Chiều tối nay, giờ Việt Nam, Ông Huỳnh Ngọc Trường, người đi đầu các cuộc biểu tình của giáo dân Cồn Dầu ở Hà Nội, vừa rời Việt Nam cùng vợ và 4 con và đang trên đường đến Hoa Kỳ tị nạn.

Ngày 4 tháng 5, 2010 chính quyền Đà Nẵng đưa lực lượng công an và cảnh sát cơ động tấn công khi cả giáo xứ đang đưa đám một giáo dân cao tuổi mới qua đời. Trên một 100 giáo dân bị thương tích bởi bạo lực của lực lượng tấn công; 2 phụ nữ bị sảy thai; 62 giáo dân bị bắt và tra tấn nhiều ngày; 1 giáo dân bị tra tấn đến chết; 6 giáo dân bị xử án tù; gần 150 giáo dân phải chạy sang Thái Lan và Mã Lai lánh nạn. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F65c04d4b-f7b9-4a8d-891a-9be42756c608.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1705641451&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfa-0e0005015000&sig=ddJHBr5PX5_8gDw_QNQAhw--~D

Hình 1 – Gia đình Ông Huỳnh Ngọc Trường ở phi trường Doha, chờ chuyến bay tiếp sang Hoa Kỳ, ngày 17/01/2024

Sau cuộc khủng bố này, 2/3 giáo dân chấp nhận di dời vì sợ hãi; 1/3 quyết tâm ở lại để bảo vệ xứ đạo gần 150 năm tuổi trước các đòn thù liên tục của chính quyền Đà Nẵng.

 Số giáo dân chạy được đến Thái Lan và Mã Lai ngay lập tức nhận được sự can thiệp của văn phòng pháp lý của BPSOS ở Bangkok và ở Kuala Lumpur. Cuối cùng hơn 130 người đã được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận tư cách tị nạn và được Hoa Kỳ nhận tái định cư.

Với sự hỗ trợ của BPSOS, những người đến Hoa Kỳ tiếp tục yểm trợ những người ở lại đòi công lý. Sau 10 năm bền bỉ, cuối cùng chính quyền Đà Nẵng nhượng bộ và bồi thường bằng các lô đất trị giá tổng cộng khoảng 170 triệu Mỹ kim theo giá thị trường.  

Tuy nhiên, vẫn còn 11 gia đình tiếp tục đấu tranh vì chưa được đền bù thoả đáng. Ông Trường là con chim đầu đàn của nhóm gia đình này.

Tháng 11 năm 2019, Ông Trường cùng vợ và một số giáo dân Cồn Dầu tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief, SEAFORB) do BPSOS đồng tổ chức ở Thái Lan, kêu gọi sự can thiệp của quốc tế cho những gia đình Cồn Dầu tiếp tục đòi công lý.

Khi trở về Việt Nam, Ông Trường và các giáo dân Cồn Dầu đã bị công an giữ lại ở phi trường Đà Nẵng để khảo tra nhiều giờ. Họ hỏi: Đi đâu? Có biết Ông Nguyễn Đình Thắng? Tại sao chụp hình với Ông Thắng ở hội nghị bên Thái Lan? Đi Thái Lan làm gì? Gặp những ai ở đó? Tại sao nói xấu nhà nước? v.v. Tối mịt họ mới thả Ông Trường và các người đi cùng về nhà.

Mấy ngày sau đó, thấy công an liên tục bám sát, Ông Trường tìm đường tạm lánh sang Lào nhưng bị bắt, bị đánh đập và bị trả về lại Đà Nẵng. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1acb0985-e185-4124-bde8-7cea19c2e264.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1705641451&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfa-0e0005015000&sig=fVf7KHHkRVDn47n4TZNh3A--~D

Hình 2 - Vợ chồng Ông Huỳnh Ngọc Trường và Đại Sứ Sam Brownback, Bangkok, Thái Lan, ngày 04/11/2019 (hình BPSOS)

Nhờ sự vận động của BPSOS và sự can thiệp mạnh mẽ của Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lúc bấy giờ là Ông Sam Brownback, gia đình Ông Trường được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét quy chế tị nạn và nhận định cư thẳng từ Việt Nam. Tuy nhiên, công an đã giữ passport của Ông Trường và nhất định không trả lại.

Sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Ông Trường mới lấy lại được passport. Tuy nhiên, cận ngày lên đường rời Việt Nam, công an Đà Nẵng đã bắt Ông Trường để khảo tra và phong toả nhà của ông, không cho đi đâu. Phải mất nhiều ngày, gia đình của ông mới tìm được cách để vào Sài Gòn rồi lên đường tái định cư.

“Chúng tôi giữ liên lạc với phía chính phủ Hoa Kỳ về tình trạng của gia đình Ông Trường trong suốt nhiều ngày,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Tôi chỉi thở phào nhẹ nhõm khi biết họ đã đến phi trường Doha.”

Theo Ts. Thắng, Ông Trường sẽ nghỉ ngơi khoảng một tuần rồi lại lên đường đến thủ đô Hoa Kỳ để tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, cũng do BPSOS đồng tổ chức. Tại đây, Ông sẽ gặp lại cựu Đại Sứ Sam Brownback và tiếp tục vận động cho số gia đình giáo dân Cồn Dầu chưa được bồi thường thoả đáng.

Bài liên quan:

Cuộc đấu tranh hơn 10 năm của giáo dân Cồn Dầu đạt mục tiêu cuối cùng

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1715-cuoc-dau-tranh-hon-10-nam-cua-giao-xu-con-dau-dat-muc-tieu-cuoi-cung.html


CEDAW: Việt Nam che đậy nạn buôn người và bạo lực với phụ nữ

https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/2091-cedaw-viet-nam-che-day-nan-buon-nguoi-va-bao-luc-voi-phu-nu.html

Hải Di Nguyễn

Để chuẩn bị cho cuộc họp tháng 2/2024 với Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Committee on the Elimination of Discrimination against Women, viết tắt là CEDAW) trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam, BPSOS đã nộp ba bản báo cáo chung với một số tổ chức XHDS về vấn đề phụ nữ ở Việt Nam.

Một trong các bản báo cáo, làm chung với Hmong Human Rights Coalition, tập trung vào phụ nữ H’mông, bị phân biệt đối xử vừa về vấn đề sắc tộc, vừa về vấn đề tôn giáo. Nhiều phụ nữ H’mông theo đạo Tin lành bị cưỡng ép bỏ đạo, đuổi khỏi làng; bị tách khỏi con cái hoặc bị từ chối giấy khai sinh cho con; hoặc bản thân không được cấp hộ khẩu và giấy tờ tùy thân, bị đẩy vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình, v.v.

Một báo cáo khác, BPSOS soạn chung với tổ chức Người Thượng vì Công lý, tập trung vào cách nhà nước Việt Nam đối xử với phụ nữ người Thượng: đàn áp tôn giáo và phân biệt sắc tộc, đe dọa, sách nhiễu, cưỡng ép bỏ đạo, cưỡng chế đất và không đền bù thỏa đáng, bắt bớ các phụ nữ biểu tình, v.v.

Bản báo cáo thứ ba, soạn cùng Liên hiệp Môn đệ Cao Đài, tổ chức Đức tin & Công lý, và Nhóm Thân hữu Thiền Am, đi vào hai vấn đề buôn người và bạo lực với phụ nữ.

Nạn buôn người và sự che đậy của nhà nước

Nhà nước Việt Nam nhìn chung có chính sách kép với nạn buôn người: họ có thể hỗ trợ nạn nhân và trừng phạt thủ phạm trong các trường hợp buôn người “cá lẻ” như lao động trẻ em hoặc lừa đảo người lao động vào các đường dây lừa đảo, nhưng không công nhận là buôn người những trường hợp bị lường gạt, bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục trong các chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước.

Không những không trừng phạt các công ty môi giới lao động, thủ phạm buôn người, nhà nước Việt Nam còn chĩa mũi dùi vào nạn nhân, đe dọa, sách nhiễu, tạo áp lực, ép buộc họ im lặng. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F20bde194-cd9e-4dab-8d4a-77ef74e5b65d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1705641451&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfa-0e0005015000&sig=afC2RSzKi9AzmlggXDXzug--~D

Một ví dụ là trường hợp chị Huỳnh Thị Gấm, sang Ả Rập Xê Út năm 2019 qua chương trình xuất khẩu lao động của công ty HAVIMEC. Mỗi khi rời đi vì bị chủ đánh đập, chị lại bị công ty đẩy sang chủ khác, tiếp tục bị hành hạ. Mỗi khi cầu cứu vì không còn đường thoát, chị lại bị sứ quán Việt Nam trả về công ty môi giới, tiếp tục bị bóc lột nơi xứ người.

Trong hai năm ở Ả Rập Xê Út, chị Huỳnh Thị Gấm bị đẩy từ chủ này sang chủ khác—tổng cộng sáu chủ khác nhau—bị đày đọa, đánh đập, quỵt tiền, tấn công tình dục, và chị cho biết, cũng bị chính HAVIMEC chặn bớt tiền, cho tới khi được hồi hương cuối tháng 10/2021 nhờ sự can thiệp của Tổ chức Di trú Quốc tế và chương trình CAMSA của BPSOS.

Chị nhiều lần tố cáo công ty môi giới HAVIMEC với công an Việt Nam. Công an xem đó là tranh chấp dân sự chứ không điều tra như một trường hợp buôn người, và cho tới nay chưa có điều gì cho thấy công an Việt Nam truy tố HAVIMEC và thủ phạm buôn bán chị Huỳnh Thị Gấm.

Bản báo cáo cũng nêu ra vài trường hợp thương tâm khác. Nhiều nạn nhân khi tố cáo thủ phạm còn bị công an hoặc nhân viên sứ quán đe dọa, sách nhiễu, như chị H Thái Ayun, phải đi lánh nạn ở Thái Lan.

Dung túng bạo lực với phụ nữ

Bản báo cáo nói các cơ quan thực thi pháp luật ở Việt Nam thường tránh truy tố thủ phạm có hành vi bạo lực với phụ nữ, nếu họ là quan chức nhà nước, hoặc không thuộc nhà nước nhưng thuộc thành phần được bảo vệ, chẳng hạn như Hội Cờ Đỏ.

Ngày 17/12/2017, một nhóm nữ giáo dân Kẻ Gai đang làm lạch mương cho phần đất họ đã dâng cho nhà thờ, thì chính quyền địa phương đến yêu cầu họ dừng lại. Chẳng thấy lý do, họ không dừng.

Không lâu sau đó, hơn 100 đàn ông choàng cờ đỏ xuất hiện và xông vào tấn công, đánh đập các phụ nữ này ngay trước mặt công an và chính quyền địa phương. Có giáo dân bị đánh đến bất tỉnh. Sau đó chính quyền địa phương đưa tới cảnh sát cơ động. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcc4f7b7b-e51b-40d4-a281-31ba99f6babf.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1705641451&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfa-0e0005015000&sig=lGROltjuxKxdA3.JB3.n7g--~D

Không điều gì cho thấy nhà nước Việt Nam từ trước đến nay đã truy tố bất kỳ thành viên nào của Hội Cờ Đỏ, và khi bị chất vấn ở LHQ tháng 11/2023, phái đoàn nhà nước Việt Nam gọi Hội Cờ Đỏ là “một nhóm người dân yêu nước”.

Bản báo cáo cũng nói đến một trường hợp liên quan đến một giáo sĩ Cao Đài 1997. Chi phái Cao Đài 1997 là do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1997 nhằm khống chế và tiêu diệt đạo Cao Đài—trong năm 2023 vừa qua, đã bị một tòa án ở Texas phán quyết là tổ chức tội phạm.

Báo cáo cho CEDAW nói đến trường hợp năm cháu gái ở Sở Đồng Nhi, khi đó 9-12 tuổi, bị giáo sĩ này, khi đó 63 tuổi, cưỡng hiếp nhiều lần năm 2005. Đến tận hôm nay, thủ phạm vẫn tiếp tục sống tự do, các nạn nhân vẫn chưa tìm được công lý và vẫn phải trốn tránh vì lo sợ bị trả thù. 

Công an Việt Nam có bạo lực với phụ nữ

Ngoài ra, công an Việt Nam cũng có hành vi bạo lực với phụ nữ thuộc các nhóm tôn giáo độc lập không muốn chịu sự quản lý của nhà nước.

Bản báo cáo cho CEDAW kể ra hai trường hợp bà Nguyễn Xuân Mai và bà Nguyễn Hồng Phượng, thuộc đạo Cao Đài 1926. Bà Nguyễn Hồng Phượng cho biết, ngày 17/9/2021, bà bị công an tra khảo về Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á năm 2019, bị khám xét cơ thể như một hình thức làm nhục, và bị tát vào mặt.

Tài liệu của BPSOS cũng kể chuyện công an phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam để tấn công, bôi nhọ Thiền Am, đe dọa, làm nhục các nữ tu qua các trò “kiểm tra trinh tiết” và cưỡng ép xét nghiệm ADN vì cáo buộc loạn luân ở Thiền Am.

Nhà nước Việt Nam không đưa ra được bằng chứng cho thấy có loạn luân, nhưng một số thành viên của Thiền Am, trong đó có phụ nữ, đang chịu án tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; các thành viên nữ phải chịu nhục nhã vì cáo buộc loạn luân và bị “kiểm tra trinh tiết”; và các trẻ em của Thiền Am vừa bị tách khỏi gia đình duy nhất mình từng biết là Thiền Am, vừa sợ hãi vì hành động của công an, vừa xẩu hổ vì dư luận.

Bản báo cáo có kèm khuyến nghị cho Ủy ban CEDAW.

Toàn bộ bản báo cáo có thể đọc ở đây: 

https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/01/BPSOS-et-al-joint-submission-on-human-trafficking-to-CEDAW-Vietnam-January-2024.pdf

Báo cáo về tình trạng phụ nữ H’mông: 

https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/01/Alternative-report-to-CEDAW-Hmong-in-Vietnam.docx.pdf

Báo cáo về tình trạng phụ nữ người Thượng: 

https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/01/BPSOS-MSFJ-joint-submission-to-CEDAW-Vietnam-January-2024.pdf


Nhân ngày tự do tôn giáo, khởi động chiến dịch đòi cơ sở tôn giáo Cao Đài

Kế đến: Vận động tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

Ngày 16 tháng 1, 2024

https://machsongmedia.org/

Tại buổi họp đặc biệt của Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Quốc Tế để đánh dấu ngày 16 tháng 1, được Toà Bạch Ốc tuyên bố là Ngày Tự Do Tôn Giáo, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, kêu gọi hơn 80 thành viên tham gia bàn tròn giúp tín đồ Cao Đài lấy lại các cơ sở tôn giáo đang bị một tổ chức tội phạm chiếm dụng.

“Năm tới đánh dấu 100 năm ngày khai đạo của tôn giáo Cao Đài, được thành lập năm 1926 ở Việt Nam. Hàng triệu tín đồ Cao Đài ở Việt Nam và trên thế giới kêu gọi quốc tế yểm trợ để lấy lại các nơi thờ phượng của họ kịp cho sự kiện quan trọng cả đời chỉ có một lần này,” Ts. Thắng phát biểu.

“Cơ sở trung ương, thường được gọi là Toà Thánh Tây Ninh, và 300 thánh thất địa phương, do các tín đồ Cao Đài xây dựng bằng mồ hôi và tiền bạc của mình, đang bị chiếm dụng bởi chi phái Cao Đài do nhà nước dựng lên năm 1997,” Ts. Thắng giải thích.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff3ca2b48-1b41-4119-9041-685319209ef6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1705641866&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cfa-0e0034015000&sig=bgMoQI2UyFpEuYF0UTiibg--~D

Hình 1 - Hai tín đồ Cao Đài đến thủ đô Hoa Kỳ vận động quốc tế áp lực Chi Phái 1997 trả lại cơ sở tôn giáo Cao Đài đang bị họ chiếm dụng, văn phòng BPSOS, ngày 07/12/2023 (ảnh BPSOS)

Cộng tác với một số người trẻ Cao Đài, BPSOS đang lập danh sách các cơ sở tôn giáo bị chiếm dụng cũng như liệt kê các hành vi tội phạm của Chi Phái 1997, như chiếm đoạt tài sản, xâm nhập gia cư bất hợp pháp, hành hung và thậm chí mưu sát.

“Tháng 8 vừa rồi, một toà án Hoa Kỳ đã phán quyết rằng Chi Phái do nhà nước dựng lên này là tổ chức tội phạm vì đã có nhiều hành vi tội phạm, bao gồm gian lận bưu chính và gian lận viễn thông, ở Hoa Kỳ.”

Phán quyết này chiếu theo luật Racketeer Influenced and Corrupt Organizations (RICO), là luật liên bang chống băng đảng Mafia. Ông Nguyễn Thành Tám, thủ lĩnh của Chi Phái 1997, cũng bị liệt vào thành phần cấu kết với tổ chức tội phạm. Trong phán quyết, toà án Texas ở Quận Dallas còn bắt ông ta và Chi Phái 1997 đồng trách nhiệm bồi thường 200,000 USD cho 3 thành phần bị hại đứng đơn kiện.

“Chúng tôi sẽ luân lưu một lá thư ký tên chung để kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và các chính phủ khác hỗ trợ các tín đồ Cao Đài lấy lại các cơ sở tôn giáo của họ để kịp kỷ niệm 100 năm khai đạo. Chúng tôi trông chờ sự ủng hộ của quý vị bằng những chữ ký.”

Một số tổ chức có mặt đã liên lạc riêng với Ts. Thắng, hứa sẽ tiếp tay.

Và như thế, chiến dịch vận động đòi lại Toà Thánh và nhiều trăm thánh thất Cao Đài đã bắt đầu.

Một phái đoàn gồm gần chục tín đồ Cao Đài từ nhiều tiểu bang sẽ có mặt ở thủ đô Hoa Kỳ để tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế sẽ được tổ chức cuối tháng 1 này. Đây là cơ hội để vận động sự yểm trợ từ số khoảng 1500 tham dự viên, trong đó có nguyên thủ, ngoại trưởng và đại sứ của nhiều quốc gia cũng như một số giới chức LHQ.

Hai vị Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch của Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (International Religious Freedom or Belief Alliance, IRFBA) cũng sẽ có mặt. Đây là liên minh của 42 quốc gia mà năm nay Cộng Hoà Séc là Chủ Tịch.

Ngày 15 tháng 1, tại buổi họp của Hội Đồng Tư Vấn cho Liên Minh IRFBA, Ts. Thắng kêu gọi các quốc gia thành viên hậu thuẫn cho các tín đồ Cao Đài lấy lại cơ sở tôn giáo của họ.

Tuyên ngôn của Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden về Ngày Tự Do Tôn Giáo rất phù hợp với chiến dịch của các tín đồ Cao Đài vừa được khởi động:

“Vào ngày này, chúng tôi nhận thấy rằng công cuộc bảo vệ tự do tôn giáo là không bao giờ kết thúc. Trong nỗ lực xây dựng một liên minh hoàn hảo hơn, cầu mong đức tin và niềm tin của chúng ta có thể hàn gắn chia rẽ và khiến chúng ta cùng nhau bảo vệ quyền tự do căn bản này đã được ghi trong Hiến pháp, và bảo đảm mọi người thuộc bất kỳ tôn giáo hoặc không theo tôn giáo nào đều được tôn trọng."

*****

Phát biểu của Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi họp đặc biệt đánh dấu Ngày Tự Do Tôn Giáo:

Next year will mark the cetennial anniversary of the Cao Dai Religion, which was founded in 1926 in Vietnam. Millions of Cao Dai followers inside Vietnam and around the world seek international support to regain access to their places of worship in time for this important, once-in-a-lifetime occasion.  

Their central temple in Tây Ninh Province, popularly known as the Cao Dai Tay Ninh Holy See, and some 300 local temples built with their own sweat and money are now occupied by a Cao Dai Sect that the government created in 1997. Last August, a US court found this government-created Sect to be a “racketeering enterprise”, that is a criminal organization engaged in racketeering activities, including wire fraud and mail fraud, in the United States.

We are going to circulate a sign-on letter appealing to the US and other governments to help Cao Dai followers regain access to their temples in time for their religion’s Centennial. We count on your support with your signatures.


50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Việt Nam Cộng Hòa đã bị hy sinh'

https://bacaytruc.com/index.php/17618-50-nam-h-i-chi-n-hoang-sa-vi-t-nam-c-ng-hoa-da-b-hy-sinh-tac-gi-huy-n-tran-bbc

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/08c0/live/2c650890-b2ce-11ee-beb5-e1400df560f2.jpg

TRẦN CHÍ PHÚC- NGỤY VĂN THÀ LỜI THỀ CHIẾM LẠI HOÀNG SA- HỢP CA

https://www.youtube.com/watch?v=vvOmgAAM-50

https://www.youtube.com/watch?v=3wehTVT67Qk

Biển Đông: Trung Quốc, Philippines đồng ý "cải thiện đối thoại"

https://bacaytruc.com/index.php/17642-bi-n-dong-trung-qu-c-philippines-d-ng-y-c-i-thi-n-d-i-tho-i-tac-gi-thanh-ha-rfi

Lãnh đạo Hà Nội nhất quán chính sách “một Trung Quốc” còn người dân Việt Nam mừng cho Đài Loan tiếp tục có dân chủ

https://bacaytruc.com/index.php/17635-lanh-d-o-ha-n-i-nh-t-quan-chinh-sach-m-t-trung-qu-c-con-ng-i-dan-vi-t-nam-m-ng-cho-dai-loan-ti-p-t-c-co-dan-ch-ngu-n-voa-ti-ng-vi-t

Philippines chúc mừng tân tổng thống Đài Loan, Bắc Kinh cảnh cáo “đừng đùa với lửa”

https://bacaytruc.com/index.php/17627-philippines-chuc-m-ng-tan-t-ng-th-ng-dai-loan-b-c-kinh-c-nh-cao-d-ng-dua-v-i-l-a-tac-gi-tr-ng-thanh-rfi


No comments:

Post a Comment