Monday, April 18, 2022

20220418 Cong Dong Tham Luan-Tieng Thoi Gian

20220418 Cong Dong Tham Luan-Tieng Thoi Gian

 

Hai Phương Trời Cách Biệt (Hoàng Trọng) - Yến Vỹ (Pre.1975)

https://www.youtube.com/watch?v=56d6yjz_u58

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Ánh nắng chiều thoáng phai rồi

Hoàng hôn khơi thương nhớ tới xa xôi

Nhớ mãi nhớ muôn đời

Một chiều em khóc trong hồn tôi.

 

Góp hết lại những câu thề

Trả lại cho nhau lúc chia ly

Cố nuốt bao nhiêu lệ

Nhìn theo duyên kiếp đi không về.

 

Rồi hẹn đừng ước mơ

Mà tê tái cho người mong chờ

Một chiều nào cuối thu

Chợt xao xuyến thương tình xưa.

 

Dĩ vãng giờ đã xa rồi

Tình yêu qua như giấc mơ thôi

Nhắn gió trao đôi lời

Vì đâu hai đứa hai phương trời.

 

Góp hết lại những câu thề

Trả lại cho nhau lúc chia ly

Cố nuốt bao nhiêu lệ

Nhìn theo duyên kiếp đi không về...

HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT - HOÀNG TRỌNG

https://www.youtube.com/watch?v=56d6yjz_u58

# 01 - LỆ THANH -BÀ HOÀNG CỦA PHÒNG TRÀ SAIGON NHỮNG NGÀY CHƯA GIÔNG BÃO

https://music.youtube.com/watch?v=uYB8vhmwUVU&list=RDAMVMuYB8vhmwUVU

Lệ Thanh - Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông)

https://music.youtube.com/watch?v=E_rAro0lfbY&list=RDAMVMuYB8vhmwUVU

Tiếng hát Lệ Thanh (Vol.01) | JMPre75

https://www.youtube.com/watch?v=qPQPPwEyUn4

Phần 1: "TIẾNG TƠ ĐỒNG" ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA SAIGON -BAN NHẠC VIỆT XUẤT SẮC NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, một ban nhạc đặc biệt đã xuất hiện trên hệ thống truyền hình Việt Nam băng tần số 9. Với khoảng 40 ca nhạc sĩ trình diễn các ca khúc tiền chiến giá trị của: Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn... theo lối hợp xướng hết sức độc đáo đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn đối với giới thưởng ngoạn.

Đó là TIẾNG TƠ ĐỒNG - một đại ban "nặng ký" về cả PHẨM và LƯỢNG, chưa từng có tiền lệ và vô đối cho đến tận hôm nay. Ban nhạc này bao gồm đủ cả bộ gõ, dàn đồng (kèn), và dàn tơ (vĩ cầm, trung hồ cầm, đại hồ cầm…), lại được Hoàng Trọng phụ trách phối âm, hòa âm, viết thêm cho các phần phụ họa, song ca, tam ca… tạo nên sự khác lạ đầy tính nghệ thuật so với các ban nhạc trước đó.

Điểm đặc biệt nữa của ban nhạc này, chính là sự xuất hiện của hầu hết các giọng ca lừng lẫy, ăn khách nhất của Tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Thành phần nhạc công chủ yếu là các nhạc sĩ: Nghiêm Phú Phi (Piano), Hoàng Lang (Guitar), Văn Phụng (Clarinet), Đan Thọ (Violin), Xuân Tiên, Hoàng Vinh (Alto sax), Vũ Chân (Contre bass), Hoàng An (Tenor Saxophones), ngoài ra còn có: Nguyễn Quý Lãm, Đặng Văn Hiền, Cao Thanh Tùng, Dương Văn Tôn, Xuân Lôi, Vũ Đức Tuyết...

+ Thành phần ca sĩ được chia làm 2 nhóm:

Nhóm chủ lực (hát trên cả Đài phát thanh và Đài truyền hình): Hà Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Anh Ngọc, Ngọc Long, Thanh Vũ, Nhật Bằng...

Nhón tạm gọi là khách mời (chỉ hát trên Đài truyền hình): Thái Thanh, Duy Khánh, Nhật Trường, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan, Sĩ Phú, Xuân Thu, Bạch La, Tuyết Anh, Hồng Tước, Bạch Lan Hương, Tuyết Mai, Vũ Thanh Tuyền, Thanh Sơn, Tấn An, Hồng Dũ Trân, Trần Ngọc, Hoàng Tiến Long...

(Riêng Duy Trác, chỉ hát cho Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh, không xuất hiện trên đài truyền hình.)

Có những chương trình đặc biệt, thành phần nam nữ ca sĩ lên đến gần 100 người, và tất cả đều là các tên tuổi lớn hoặc "con nhà nòi" được đào tạo vững vàng về nhạc lý.

Là chương trình phát thanh và phát sóng định kỳ trên đài truyền hình hàng tuần, lại qui tụ rất nhiều các danh ca tên tuổi, nhưng họ đã cho thấy sự ăn ý và mượt mà trong việc phối hợp, không hề có sự giẫm chân nhau, vì với họ, nghệ thuật mới là thứ quan trọng, không phải hào quang cá nhân, được tham gia Tiếng Tơ Đồng đã là một niềm vui, vinh hạnh; nên việc ai hát chính, ai phụ họa cũng không còn mấy nặng nề.

Theo nữ ca sĩ Bạch La - Ái nữ cố nhạc sĩ Hoàng Trọng thì: "Tiếng Tơ Đồng là một ban trình diễn những bài ca tiền chiến của các tác giả cùng thời hoặc lớn tuổi hơn cha tôi nữa, và các ca sĩ cộng tác với Tiếng Tơ Đồng phần đông cũng là các người chuyên môn hát về các loại nhạc này, các cô chú cũng đã hát có tiếng tăm từ ngoài Bắc, hoặc ngoài Huế nên đều đã khá lớn tuổi như các cô: Mộc Lan, Kim Tước, Thái Thanh, Châu Hà, Hà Thanh, các chú Anh Ngọc, Nhật Bằng, Thanh Vũ.. các chị trẻ hơn thì cũng phải có trình độ nhạc lý vững vàng như chị Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Lan, anh Nhật Trường...

...

Thật ra tôi không đau khổ vì vấn đề phải thuộc lòng bài cho lắm vì trong ban của ông tôi chỉ hát những bài hợp ca, hay tam tứ ca với đám ca sĩ nhí thôi chứ không hát đơn ca.

Thứ nhất là vì ban của ông toàn là ca sĩ "chiến’’ nên những bài đơn ca không đến lượt mình, thứ hai là tôi cũng bị bịnh run - ở sát bên ông thì càng "rét’’ hơn nữa, hát cho ông mà cứ sợ làm hỏng kiểu thôi... thà đừng hát còn hơn.''

Biến cố Mậu Thân 1968, đài phát thanh Saigon bị đốt phá, tất cả các bản thu âm bởi những giọng ca hàng đầu này đều bị tiêu hủy. Đó thật sự là một mất mát rất lớn của âm nhạc Miền Nam, dù sau đó, Tiếng Tơ Đồng (cũng như các ban nhạc khác) có cho ghi âm lại nhưng cũng chỉ một phần nào và khó lòng bằng được những bản ghi âm năm xưa.

Đến năm 1975, theo thời cuộc, ban nhạc tan rã. Khép lại quá khứ huy hoàng của một đại ban và... của cả nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

BAN NHẠC TIẾNG TƠ ĐỒNG

(Đài phát thanh)

01) GIỚI THIỆU - 00:00

02)  NHẠC SẦU TƯƠNG TƯ (Hoàng Trọng) | HÀ THANH - 01:25

03) DỨT ĐƯỜNG TƠ (Văn Thủy & Doãn Cảnh) | HOÀNG OANH - 05:40

04) TIỄN EM (Phạm Duy) | DUY TRÁC - 08:44

05) CHIỀU MƠ (Vũ Đức Sao Biển) | NGỌC LONG - 12:35

06) MỘNG ĐẸP TÌNH XUÂN (Hoàng Trọng) | Thanh Thúy - 15:38

07) CÔ LÁI ĐÒ (Nguyễn Đình Phúc) | THANH VŨ - 18:27

08) HÒ CHÈO THUYỀN (Dân Ca Bắc Bộ) | MAI HƯƠNG - 20:45

09) MỘNG DU (Phạm Duy) | KIM TƯỚC - 23:09

10) TIẾNG DƯƠNG CẦM (Văn Phụng) | ANH NGỌC - 26:19

11) HỘI HOA ĐĂNG (Dương Thiệu Tước) | QUỲNH GIAO - 31:36

12) CHÙA HƯƠNG (Hoàng Qúy) | HÀ THANH, ANH NGỌC & TOÀN BAN PHỤ HỌA - 35:09

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhactinh #HoangTrong

Phần 2: "TIẾNG TƠ ĐỒNG" ĐÀI TRUYỀN HÌNH SỐ 9 -BAN NHẠC VIỆT XUẤT SẮC NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

https://www.youtube.com/watch?v=gaCMTkgPprE

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến Tiếng Tơ Ðồng, và ngược lại. Ông đã để lại cho lịch sử âm nhạc Việt Nam một ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của các nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang.

Tiếng Tơ Ðồng đánh dấu giai đoạn vàng son của nền âm nhạc Việt Nam, khán thính giả khắp nơi có dịp thưởng ngoạn những nhạc phẩm giá trị của thời tiền chiến, âm nhạc bán cổ điển, êm dịu, mượt mà, và mang âm hưởng của thời kỳ lãng mạn Tây phương.

===================================

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, một ban nhạc đặc biệt đã xuất hiện trên hệ thống truyền hình Việt Nam băng tần số 9. Với khoảng 40 ca nhạc sĩ trình diễn các ca khúc tiền chiến giá trị của: Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn... theo lối hợp xướng hết sức độc đáo đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn đối với giới thưởng ngoạn.

Đó là TIẾNG TƠ ĐỒNG - một đại ban "nặng ký" về cả PHẨM và LƯỢNG, chưa từng có tiền lệ và vô đối cho đến tận hôm nay. Ban nhạc này bao gồm đủ cả bộ gõ, dàn đồng (kèn), và dàn tơ (vĩ cầm, trung hồ cầm, đại hồ cầm…), lại được Hoàng Trọng phụ trách phối âm, hòa âm, viết thêm cho các phần phụ họa, song ca, tam ca… tạo nên sự khác lạ đầy tính nghệ thuật so với các ban nhạc trước đó.

Điểm đặc biệt nữa của ban nhạc này, chính là sự xuất hiện của hầu hết các giọng ca lừng lẫy, ăn khách nhất của Tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Thành phần nhạc công chủ yếu là các nhạc sĩ: Nghiêm Phú Phi (Piano), Hoàng Lang (Guitar), Văn Phụng (Clarinet), Đan Thọ (Violin), Xuân Tiên, Hoàng Vinh (Alto sax), Vũ Chân (Contre bass), Hoàng An (Tenor Saxophones), ngoài ra còn có: Nguyễn Quý Lãm, Đặng Văn Hiền, Cao Thanh Tùng, Dương Văn Tôn, Xuân Lôi, Vũ Đức Tuyết...

+ Thành phần ca sĩ được chia làm 2 nhóm:

Nhóm chủ lực (hát trên cả Đài phát thanh và Đài truyền hình): Hà Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Anh Ngọc, Ngọc Long, Thanh Vũ, Nhật Bằng...

Nhón tạm gọi là khách mời (chỉ hát trên Đài truyền hình): Thái Thanh, Duy Khánh, Nhật Trường, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan, Sĩ Phú, Xuân Thu, Bạch La, Tuyết Anh, Hồng Tước, Bạch Lan Hương, Tuyết Mai, Vũ Thanh Tuyền, Thanh Sơn, Tấn An, Hồng Dũ Trân, Trần Ngọc, Hoàng Tiến Long...

(Riêng Duy Trác, chỉ hát cho Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh, không xuất hiện trên đài truyền hình.)

Có những chương trình đặc biệt, thành phần nam nữ ca sĩ lên đến gần 100 người, và tất cả đều là các tên tuổi lớn hoặc "con nhà nòi" được đào tạo vững vàng về nhạc lý.

Theo nữ ca sĩ Bạch La - Ái nữ cố nhạc sĩ Hoàng Trọng thì: "Tiếng Tơ Đồng là một ban trình diễn những bài ca tiền chiến của các tác giả cùng thời hoặc lớn tuổi hơn cha tôi nữa, và các ca sĩ cộng tác với Tiếng Tơ Đồng phần đông cũng là các người chuyên môn hát về các loại nhạc này, các cô chú cũng đã hát có tiếng tăm từ ngoài Bắc, hoặc ngoài Huế nên đều đã khá lớn tuổi như các cô: Mộc Lan, Kim Tước, Thái Thanh, Châu Hà, Hà Thanh, các chú Anh Ngọc, Nhật Bằng, Thanh Vũ.. các chị trẻ hơn thì cũng phải có trình độ nhạc lý vững vàng như chị Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Lan, anh Nhật Trường...

...

Thứ nhất là vì ban của ông toàn là ca sĩ "chiến’’ nên những bài đơn ca không đến lượt mình, thứ hai là tôi cũng bị bịnh run - ở sát bên ông thì càng "rét’’ hơn nữa, hát cho ông mà cứ sợ làm hỏng kiểu thôi... thà đừng hát còn hơn.''

Biến cố Mậu Thân 1968, đài phát thanh Saigon bị đốt phá, tất cả các bản thu âm bởi những giọng ca hàng đầu này đều bị tiêu hủy. Đó thật sự là một mất mát rất lớn của âm nhạc Miền Nam, dù sau đó, Tiếng Tơ Đồng (cũng như các ban nhạc khác) có cho ghi âm lại nhưng cũng chỉ một phần nào và khó lòng bằng được những bản ghi âm năm xưa.

Đến năm 1975, theo thời cuộc, ban nhạc tan rã. Khép lại quá khứ huy hoàng của một đại ban và... của cả nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

BAN NHẠC TIẾNG TƠ ĐỒNG

(Đài truyền hình Việt Nam - Đài số 9)

01) GIỚI THIỆU - 00:00

02)  SUỐI MƠ (Văn Cao) | HÀ THANH (Đơn ca giọng nữ có phụ họa) - 01:01

03) HẸN GIÓ XUÂN VỀ (Hoàng Trọng) | BẠCH LAN HƯƠNG (Đơn ca nữ) - 04:42

04) NỖI LÒNG (Nguyễn Văn Khánh) | ANH NGỌC (Đơn ca giọng nam có phụ họa) - 09:00

05) SÓNG VÀNG (Văn Chung) | QUỲNH GIAO & MAI HƯƠNG (Song ca) - 13:20

06) CÔ HÁI MƠ (Phạm Duy) | BẠCH LA, BẠCH LAN HƯƠNG, THU THẢO (Tam ca) - 19:39

07) XUÂN VỀ (Hoàng Qúy) | BÙI THIỆN (Đơn ca nam) - 23:27

08) TIẾNG HÁT QUAY TƠ (Tử Phác) | TOÀN BAN HỢP CA - 26:24

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhactinh #HoangTrong

Tiếng Tơ Đồng 3 Những Tình Khúc Tango Ưa Thích Nhất Thu Âm Trước 1975

https://www.youtube.com/watch?v=gaCMTkgPprE

Tuyển Tập Tam Ca MỘC - KIM - CHÂU (Mộc Lan - Kim Tước - Châu Hà)

https://www.youtube.com/watch?v=6Sl0Ks1H9_M

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Tam ca MỘC - KIM - CHÂU (Mộc Lan - Kim Tước - Châu Hà) được sự hướng dẫn của nhạc sĩ Hoàng Trọng và đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng biệt trong vườn hoa tân nhạc Việt Nam. 3 giọng ca của 3 danh ca Mộc Lan, Kim Tước và Châu Hà mang 3 cá tính khác nhau nhưng khi hát chung thì lại hòa quyện vào nhau thành một nhờ vào cách hòa thanh độc đáo của người nhạc sĩ cũng như kỹ thuật hát bè điêu luyện của cả mỗi người.

Bộ ba này đã hợp tác với nhau một thời gian dài trong những chương trình phát thanh và truyền hình - nhiều hơn cả là trong chương trình của các nhạc sĩ Hoàng Trọng và Văn Phụng - nhưng ít khi họ trình diễn trên sân khấu. Với khả năng vững vàng về nhạc lý, Mộc Lan, Kim Tước và Châu Hà đã giữ phần hát bè cho rất nhiều ca sĩ, trong số có Thái Thanh, Khánh Ly, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Thanh Vũ,... để thu âm.

Tuy vậy ban tam ca Mộc Lan, Kim Tước và Châu chưa từng thu thanh chung với nhau trên một đĩa nhạc nào...

TUYỂN TẬP BAO GỒM CÁC NHẠC PHẨM:

1) PHỐ BUỒN - PHẠM DUY

2) NGƯỜI VỀ TRÊN MÂY - TỪ CÔNG PHỤNG

3) BÓNG NGƯỜI ĐI - VĂN PHỤNG

4) CÒN MỘT BUỔI CHIỀU - TỪ CÔNG PHỤNG

PHỤ HỌA:

5) HÌNH ẢNH MỘT BUỔI CHIỀU (Duy Trác ca) - LÂM TUYỀN

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhacvang #Bolero

https://www.youtube.com/watch?v=6Sl0Ks1H9_M

Ảo Ảnh (Y Vân) - Hà Thanh & Ban Đại Hợp Xướng TIẾNG TƠ ĐỒNG.

https://www.youtube.com/watch?v=2LCaerrJzL4

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Yêu cho biết bao đêm dài

Cho quen với nồng cay

Yêu cho thấy bao lâu đài

Chỉ còn vài trang giấy

 

Dòng mực xanh còn đấy

Hứa cho nhiều dù bao lời nói

Đã phai tàn thành mây thành khói

Cũng xem như không mà thôi

 

Những ân tình em đong bằng nước mắt

Khóc cho đầy hai chữ tình yêu

Phấn hương nồng anh xem tựa tấm áo

Đã thay màu ân ái từ lâu...

 

Những neo thuyền yêu đương thường dễ đứt

Khiến bao chiều trên bến tịch liêu

Vắng con tàu sân ga thường héo hắt

Thiếu anh lòng em thấy quạnh hiu...

 

Xưa đêm vắng, đưa nhau về

Nay đơn bóng đường khuya

Khi vui thấy trăng không mờ

Lòng buồn nên trăng úa

 

Kìa phồn hoa còn đó

Những con đường buồn vui lộng gió

Những ân tình chìm trong lòng phố

Cũng theo hư không mà đi ...

ẢO ẢNH - Y VÂN

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhacvang #Bolero

https://www.youtube.com/watch?v=2LCaerrJzL4

Lk: Nhớ Thành Đô - Thanh Phong, Phương Dung, Lệ Thanh.

https://www.youtube.com/watch?v=cDUUX0vlOvU

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Bạn ơi! Quan hà xin cạn chén ly bôi

Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi.

Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi

trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi

kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi.

 

Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi

Bạn ơi! Hãy nói "khoác chiến y" rồi.

Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên

giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền

có về là khi nước non vui bình yên...

NẾU MỘT MAI ANH BIỆT KINH KỲ - MINH KỲ & HOÀI LINH

BIỆT KINH KỲ - MINH KỲ & HOÀI LINH

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhacvang #Bolero

https://www.youtube.com/watch?v=cDUUX0vlOvU

MỘC LAN, NHƯ THỦY, THÁI THANH, HÀ THANH, CHÂU HÀ, MAI HƯƠNG, QUỲNH GIAO -Những Bà Hoàng Radio

https://www.youtube.com/watch?v=S37jWUgEgmI&t=71s

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Trong môi trường phát thanh chuyên nghiệp TRƯỚC 1975, các ca sĩ phần lớn sẽ không được phép tự do lựa chọn ca khúc mà mình muốn thể hiện. Hát bài nào, của ai, đơn ca hay tam tứ ca phụ họa,... cơ bản, sẽ do nhạc trưởng và chủ sự phòng văn nghệ cân nhắc.

Đứng trước tình thế bắt buộc phải trình bày những bản nhạc có hòa âm sẵn theo yêu cầu tại chỗ của nhạc trưởng. Ngoài giọng hát, thì điều tất yếu cần có, là người ca sĩ phải biết ký âm pháp, và giỏi nhạc lý.

Vì một ngày phải (ứng khẩu) hát rất nhiều bản nhạc khác nhau (cả mới lẫn cũ) trước máy vi âm được phát thanh trực tiếp. Không thể có chuyện, nhận bài mới về xem, từ từ học và hát sau. Nên so ra, với đại đa số ca sĩ còn lại. Có thể khẳng định, GIỚI CA SĨ ĐÀI PHÁT THANH có trình độ và kỹ thuật vượt trội hơn rất nhiều!

Minh Trang, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Thái Thanh, Hà Thanh, Tuyết Hằng, Mai Hương, Quỳnh Giao... là những ca sỹ tiêu biểu cho GIỚI CA SĨ này. Họ chính là những cánh chim đầu đàn, là những giọng hát chủ lực làm nền tảng giúp cân bằng giữa tính đại chúng và nghệ thuật, giúp cho âm nhạc của miền Nam trước 1975 không phát triển thiên lệch và thiếu đi giá trị thẩm mỹ.

TUYỂN TẬP NHỮNG GIỌNG CA NỮ CHỦ LỰC CỦA ĐÀI PHÁT THANH

01) BIỆT LY (Dzoãn Mẫn) - 00:00

02) LẠNH LÙNG (Đinh Việt Lang) - 03:15

03) ĐÊM CUỐI CÙNG (Phạm Đình Chương)  - 07:02

04) NGƯỜI BẠN VỪA QUEN (Hoài Linh) - 10:56

05) LỠ CUNG ĐÀN (Hoàng Gíac) - 14:21

06) NÀNG HÀ TIÊN 2 (Lê Thương) - 17:05

07) TIẾNG CHUÔNG CHIỀU THU (Tô Vũ) - 21:52

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #DaiPhatThanh #LanSongDien

https://www.youtube.com/watch?v=S37jWUgEgmI&t=71s

Phần 3: Phỏng vấn KIM TƯỚC - MAI HƯƠNG - HÀ THANH - XUÂN THU - N/s HOÀNG TRỌNG ban "TIẾNG TƠ ĐỒNG"

https://www.youtube.com/watch?v=iNeMjFgC6bA&t=10s

Sài Gòn Nhạc Tuyển

"Lúc bấy giờ, Chủ sự phòng Văn Nghệ của đài là Vũ Thành. Vốn là Nhạc sĩ chân chính và cẩn trọng, ông chú ý đến phẩm chất nghệ thuật nên dành nhiều đặc ân cho các nhạc sĩ có chân tài như Hoàng Trọng, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng, Nhật Bằng. Ông xin trả thù lao rất cao cho phần hòa âm công phu, nhờ đó mà các ca khúc nghệ thuật của chúng ta được thăng hoa và tồn tại mãi trong lòng người yêu nhạc. Và ông vua tango Hoàng Trọng còn là vua hòa âm thời đó. Ông hòa âm cho dàn nhạc đã hay mà viết cho hợp ca càng xuất sắc. Hát bè phụ của ông là dùng hết công phu để nâng giọng solist, để làm nổi giọng chính. Bè ông viết không rườm rà mà đan lượn uyển chuyển đầy nghệ thuật.

Hát trong ban của ông, ngoài đơn ca, tôi còn song ca, tam ca, hợp ca, rồi phụ họa, bài nào cũng tân kỳ và độc đáo. Vì vậy mà tôi thường háo hức trước ngày thu thanh, như chờ ngày hội vậy. Tính ông cẩn thận, thường đưa bài trước để tập dượt, ngoài xấp bài hát còn kèm miếng giấy nhỏ ghi chú, mà giờ đây tôi như còn thấy rõ trước mắt:

1/ Mưa trên phím ngà (đơn ca)

2/ Tình Xuân (tam ca) QG bè nữ 1

3/ Thương về quê cũ (hợp ca)

4/ Bạn Lòng (song ca vơí An)

5/ Thiên Thai (phụ hoạ)

...

Vào thời kỳ bắt đầu có truyền hình, Hoàng Trọng lập Ban Tiếng Tơ Đồng, mỗi lần đi thu mất cả một ngày thật vất vả cho giới nghệ sĩ chúng tôi. Ông chọn và mua vải bắt may đồng phục cả nam lẫn nữ, và thành phần ca sĩ thì mời thật đông. Chúng tôi biết chắc là ông lỗ vốn. Vậy mà Hoàng Trọng say mê, không mỏi mệt,…

Hoàng Trọng viết nhạc từ thời còn thanh niên cho tới gần đây, và tôi ít thấy nhạc sĩ nào có trí nhớ hơn ông. Sau 1975, phần lớn các nhạc sĩ mất hết tài liệu và tác phẩm của mình. Người nào may mắn có tác phẩm trình bày trong tape, được người khác mang theo khi di tản, thì mới còn mong ghi lại lời ca ý nhạc của mình. Nhưng, nhạc thì không quên được, chứ lời thường bị quên. Phần lớn các nhạc sĩ còn phải hỏi ca sĩ về lời của bài hát mình viết. Các nhạc sĩ như Văn Phụng, Ngọc Bích, Tuấn Khanh, v..v..thường gọi chúng tôi hỏi lời bài hát, Cô Châu Hà cũng còn quên lời nhạc của chú Văn Phụng, và mẹ tôi không nhớ lời các ca khúc Dương Thiệu Tước bằng chính tôi, vì mình vẫn hát mãi… Chính các ca sĩ chúng tôi đã tiếp tục đem lại sự sống cho các ca khúc và giữ chúng tồn tại ở ngay trong tim mình. Cho nên, với thời gian thì quên lời là sự thường, đó là trường hợp chung. Chỉ riêng chú Hoàng Trọng thì có lẽ ông quên tất cả để chỉ nhớ nhạc, nhớ lời.

Khi qua Mỹ năm 1992, Hoàng Trọng mang theo một cuốn sách nhạc nhỏ, giấy rất xấu, tự chép tay tất cả các tác phẩm của mình, từ bài đầu tiên cho đến về sau, từ lời tim óc của mình đến lời ca của người khác, với đầy đủ năm sáng tác nữa… Ông đã in lại tặng cho vài người trong chúng tôi mấy bản chép tay thật tỉ mỉ công phu đó. Đối với tôi, đây là món quà vô giá."

- - -

Quỳnh Giao

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhactinh #HoangTrong

https://www.youtube.com/watch?v=iNeMjFgC6bA&t=10s

# 02 - MỘC LAN -ĐÓA HOA HƯƠNG SẮC KIÊU HÃNH TRƯỚC THỜI GIAN VÀ ĐỊNH MỆNH

https://www.youtube.com/watch?v=WmwB6mqJh4s&t=5s

Sài Gòn Nhạc Tuyển

“Tất cả cực khổ tôi đều chịu đựng được, chỉ có nỗi nhục mới làm đau tôi. Bạn bè, thân hữu ở hải ngoại có nhiều nhưng tôi không muốn làm phiền ai, vì lòng tự trọng''.

=================================

Mộc Lan tên thật là Phạm Thị Ngà, sinh năm 1931 tại Hải Phòng, là một trong những nữ danh ca tài sắc vẹn toàn nổi tiếng nhất Sài Gòn từ cuối thập niên 1940. Bà không chỉ sở hữu giọng hát đẹp chuẩn mực, mà còn có sắc nước hương trời, từng một thời được những tao nhân mặc khách cùng những nhạc sĩ tên tuổi theo đuổi.

Vì gia cảnh khó khăn, đầu những năm 1940, bà cùng với một người anh trai (tên Long) và cô em gái (tên Ngọc) đã rời Hải Phòng vào Sài Gòn “tha phương cầu thực” tìm kế mưu sinh.

Chính tại đô thành phồn hoa, Phạm Thị Ngà may mắn gặp được nhạc sĩ Lê Thương - người sớm nhận ra tài năng, và dìu dắt bà trở thành một danh ca tầm cỡ với nghệ danh Mộc Lan. Ngoài Lê Thương hướng dẫn về nhạc lý, bà còn được Giáo sư nhạc sĩ Trần Văn Khê hướng dẫn về kỹ thuật hát. Trong bài phỏng vấn với Hà Đình Nguyên, chính Mộc Lan đã chia sẻ: ''Nghe nói ông Khê về nước mấy năm nay rồi, lẽ ra tôi phải đến thăm ông vì cái ơn hồi đó ông uốn nắn cho giọng hát của tôi từng chút một, nhưng giờ cả hai đều già yếu. Tôi nhớ dạo ông ấy còn ở bên Tây, tôi đã từng về quê của ông ấy ở xã Vĩnh Kim (Cái Bè, Mỹ Tho) hát. Mới đó mà đã hơn 50 năm rồi...''.

Mộc Lan đi hát từ sớm, lúc mới chỉ 14, 15 tuổi, ở Đài Pháp Á. Nhưng cú hít thật sự chỉ đến sau khi bà thể hiện thành công ĐI CHƠI CHÙA HƯƠNG. Ca khúc này được Trần Văn Khê viết khá kỳ công, nên rất kén người hát. Sau bước ngoặc đó, danh tiếng Mộc Lan vang khắp Việt Nam. Danh ca Kim Tước kể lại rằng, khi Mộc Lan và Châu Kỳ xuất hiện tại Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng và khán giả nào cũng bị chinh phục, chỉ còn biết ngắm và nghe.

(Mộc Lan gặp ca nhạc sĩ Châu Kỳ vào năm 1947. Hai người trở thành đôi trai tài gái sắc hợp ý cả trên sân khấu lẫn ngoài đời, họ đã làm mưa làm gió tại các sân khấu từ Nam ra Bắc, hay trong các chương trình phụ diễn tân nhạc tại các rạp: Văn Cầm, Aristo, Thanh Bình, Quốc Thanh,… ).

Giọng hát Mộc Lan khác hẳn những giọng nữ cao tiền chiến ở độ dày và ấm. Đó là một giọng hát mang đậm hơi hướm Tây phương, sắc bén nhưng vẫn lả lơi jazzy trong lối nhả chữ rất thành thị.

Nếu như những tiếng hát kia là đàn violon thì Mộc Lan ắt hẳn là viola. Ngay cả những giọng soprano hàn lâm của miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh sau này, tuy kỹ thuật rất tuyệt vời nhưng chất giọng vẫn mỏng và lanh lảnh. Đó hoàn toàn không phải lỗi của họ vì sự tròn trịa và đầy đặn trong chất giọng là một món quà thiên phú.

Thập niên 1950, Mộc Lan là cái tên nổi tiếng khắp làng giải trí. Bà không chỉ là nữ ca sĩ có mặt ở mọi đại nhạc hội mà còn là gương mặt tràn ngập các kệ đĩa. Ngày ấy, cái tên Mộc Lan là bảo chứng doanh thu của mọi đêm nhạc, các đĩa hát có tên cô luôn trong tình trạng cháy kệ. Không một sân khấu đại nhạc hội nào vắng bóng Mộc Lan. Các ban nhạc trên đài phát thanh, các câu lạc bộ, phòng trà,… nơi nào cũng muốn có Mộc Lan hiện diện.

Ngoài Đi chơi chùa Hương, Mộc Lan còn thành công với các nhạc phẩm: Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền); Chuyển bến (Đoàn Chuẩn); Nhớ nhung (Thẩm Oánh); Phố buồn (Phạm Duy)...

Đầu thập niên 1970, Mộc Lan vẫn xuất hiện trên đài truyền hình và tham gia các chương trình nhạc Văn Phụng, Đại hòa tấu Vũ Thành nhưng tần suất bắt đầu giảm dần do đảm trách nhiều công việc khác.

Bi kịch chỉ thực sự đến vào khúc quanh định mệnh năm 1975. Mọi thứ dường như đã chấm hết với Mộc Lan. Tiếp sau đó là những chuỗi ngày tan vỡ, chồng bị đưa vào trại cải tạo, bà ở lại, nhưng không còn nhà (đã bị tịch thu). Ban đầu Mộc Lan sống nhờ trong nhà bếp của một tư gia nọ, và sau nhiều lần trôi giạt, đã lưu lại trong một mái nhà lụp xụp chìm sâu trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sĩ.

Trong sự nghiệp ca hát của mình, Mộc Lan từng thu âm rất nhiều tác phẩm trong các đĩa đá, đĩa nhựa, băng akai... nhưng vì các yếu tố khách quan, con số còn giữ được đến hôm nay chỉ đôi mươi bản.

Bà qua đời năm 2015, trong cảnh nghèo túng và neo đơn. Khép lại một quá khứ đầy huy hoàng nhưng cũng lắm tủi nhục của giọng hát thượng thặng năm xưa. Nếu không nhắc lại, mấy ai còn nhớ !!!

TIẾNG HÁT MỘC LAN

01) CHUYỂN BẾN (ĐOÀN CHUẨN & TỪ LINH) - 00:00

02) EM ĐẾN THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA (TÔ VŨ) - 03:41

03) MỘNG ĐẸP NGÀY XANH (HOÀNG TRỌNG) - 08:30

04) NHỚ NHUNG (THẨM OÁNH) - 13:16

05) BIỆT LY (DZOÃN MẪN) - 18:43

06) CHIỀU (DƯƠNG THIỆU TƯỚC) - 22:01

07) NGÀY TRỞ LẠI (THANH HIẾU) - 25:13

08) DẠ KHÚC (NGUYỄN MỸ CA) - 28:21

09) CÒN MỘT BUỔI CHIỀU (TỪ CÔNG PHỤNG) - 31:01

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhacvang #ChanDungNhungTiengHat

https://www.youtube.com/watch?v=WmwB6mqJh4s&t=5s

NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA -TIẾNG SÁO THẦN

https://www.youtube.com/watch?v=UpzHL7pqjNY&t=4s

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Nguyễn Đình Nghĩa (1940 - 2005). Thuở nhỏ học trường Tây Lycée Yersin. Mặc dù được học trường Tây, nhưng ông yêu thích âm nhạc dân tộc Việt Nam từ nhỏ, biết đến sáo từ một nghệ nhân người Tàu.

Từ năm 1958-1960 đã rất nổi tiếng và được mệnh danh là "Tiếng Sáo Thần". Ông chuyên sử dụng động tiêu, sáo trúc, đàn bầu, đàn tranh, và đàn T'rưng.

Ngoài là một nghệ sĩ trình diễn, ông còn tham gia sáng tác: nổi tiếng nhất phải kể đến là 2 bài độc tấu sáo Phụng Vũ và Thần Triều (Bài "Phụng Vũ" đã từng đoạt giải âm nhạc của Đại Hội Âm Nhạc của các đảo Á Châu năm 1963). Đồng thời, ông cùng vợ là nhà văn Trịnh Thị Diệu Tân có sáng tác chung một số ca khúc Tân nhạc như: Sương Khuya, Giọt Lệ Tình, Nỗi Buồn Thiếu Phụ...

Ông cũng tham gia giảng dạy tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và môn Quốc Nhạc trường Đại Học Vạn Hạnh. Hoạt động trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, phụ trách nhiều chương trình thơ nhạc của các đài phát thanh.

Nguyễn Đình Nghĩa thường xuyên đại diện cho phái đoàn âm nhạc Việt Nam tham gia trình diễn tại các nước Á Châu và Âu Châu. Chẳng hạn như:

+ Singapore năm 1964, International Folk Music Asian Festival.

+ Thailand năm 1966 (được Hoàng Gia Thái với lời mời của Hoàng Hậu Sarakit sang trình diễn tại Palais Royal).

+ Năm 1966, trình diễn tại Kulalam (Malaysia).

+ Năm 1969 tại Paris và Âu châu: Toulouse, Nice, Marseille, Bordeau, Pesencon, Lille, và Sweaden (Suisse).

+ Năm 1972 tại Phillipines - National House of the President Marcos.

+ Năm 1972 đại diện Quốc Gia trình diễn tại Cambodia.

+ Năm 1973 được Quốc Vương Lào mời trình diễn tại That Luong.

Nguyễn Đình Nghĩa còn tham gia nhiều lĩnh vực khác liên quan nền âm nhạc và nghệ thuật như:

+ Sản xuất sáo trúc và sáo gỗ.

+ Sản xuất băng nhạc, băng sáo, cải lương

+ Viết sách Tự Học Thổi Sáo, tái bản nhiều lần, dịch sách Tự Học Harmonica.

+ Đóng kịch phim: "Đời Võ Sĩ", "Đời Phóng Viên"...

+ Mở lớp dạy nhạc, đào tạo nhiều môn sinh.

+ Hợp tác với bác sĩ Đào Duy Anh thành lập ban nhạc Bách Việt.

Sau năm 1975, vì là thành phần miền Nam, không được trình diễn, ông chuyển sang nghiên cứu, lên vùng Cao tìm tòi các nhạc cụ dân tộc.

Cải tiến đàn T'rưng một cột hơi ra hai cột hơi, mở rộng từ 1 bát độ nguyên thủy thành 4 bát độ, đàn T'rưng bass, mở 3 âm vực, 3 bát độ.

Cải tiến sáo trúc từ 6 lỗ bấm ra 11 lỗ, 16 lỗ, có thể trình tấu nhạc cổ điển, note thăng giáng, đồng thời vẫn thổi được nhạc ngũ cung mà không mất âm sắc của cây sáo nguyên thủy...

Ông sang Mỹ tháng 7 năm 1984, và nhanh chóng được giới truyền thông giới thiệu trên NBC News, CBS News. Ký giả Mỹ Stella Dawson của Northern Virginia Sun ví ông như Jean-Pierre Rampal (Nghệ Sĩ Độc Tấu Sáo người Pháp) của âm nhạc Việt Nam.

Cùng gia đình biểu diễn và giảng dạy nhiều niên khoá học của Visual Arts Program thuộc Arlington County và Fairfax County Virginia. Trình diễn nhiều show trên đài số 26, 33, 50, 54.

Nhận 4 giải thưởng của Maryland State Council dành riêng cho Nghệ Sĩ Cá Nhân Xuất Sắc năm 1994, 1998, 2000, 2002.

Về sau Ông chuyển qua sáng tác nhạc Thiền: Cầu Vòng Ngũ Sắc, Hành Vân, Lời Của Một Giòng Sông (bài thiền của vua Lý Thái Tôn), Tiếng Kệ Bên Trời, Lời Hát Kệ...

SÁO THẦN NGUYỄN ĐÌNH NGHĨA

https://www.youtube.com/watch?v=UpzHL7pqjNY&t=4s

01) ÁNH TRĂNG TRÊN LÂU ĐÀI HOANG PHẾ (Khuyết Danh) - 00:00

02) BADINERIE - TRÒ ĐÙA (Johann Sebastian Bach) - 02:38

03) BIỆT LY (Dzoãn Mẩn)  - 04:09

04) SUỐI MƠ (Văn Cao) - 07:29

05) TÌNH CA (Phạm Duy) - 12:28

06) PHỤNG VŨ (Nguyễn Đình Nghĩa) - 18:58

07) SERENATA - CHIỀU TÀ (Enrico Toselli) - 22:22

08) LÝ NGỰA Ô (Dân Ca Nam Bộ) - 26:22

09) LÀNG TÔI (Chung Quân) - 30:30

10) CON THUYỀN KHÔNG BẾN (Đặng Thế Phong) - 35:06

11) TURKISH MARCH - HÀNH KHÚC THỔ NHĨ KỲ (Mozart) - 42:06

12) THẦN TRIỀU (Nguyễn Đình Nghĩa) - 46:00

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Sao #NguyenDinhNghia

https://www.youtube.com/watch?v=UpzHL7pqjNY&t=4s

Băng nhạc Tiếng Chiều Rơi (1983) | Lệ Thu, Mai Hương, Kim Tước, Sơn Ca | Lê Văn Khoa

https://www.youtube.com/watch?v=G3WIHTwLsrI&t=1s

N.

Băng nhạc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa thực hiện và hòa âm cho dàn nhạc hòa tấu Hoa Kỳ, 1983. Đây là một trong những chương trình thực hiện cầu kỳ nhất thời bấy giờ.

Xem thêm các bìa băng ở Instagram

http://instagr.am/quannhaccu

và lời giới thiệu ở Bãi rác

http://fb.com/bairackhonghoi

00:00 1. Mùa thu không trở lại (Phạm Trọng Cầu) Trần Chúc

04:53 2. Nhớ tiếng xưa (Lê Văn Khoa) Hà Bích Hợp

10:17 3. Hoài cảm (Cung Tiến) Lệ Thu

15:25 4. Thụy khúc (Vũ Thành) Kim Tước

21:26 5. Ngàn năm mây bay (Nguyễn Hiền) Mai Hương & Trần Chúc

25:00 6. Mùa thu cho em (Thụy Anh - Ngô Thụy Miên) Sơn Ca

30:12 7. Chiều tím (Đinh Hùng - Đan Thọ) Hợp ca

34:10 8. Hương xưa (Cung Tiến) Trần Chúc

39:07 9. Dạ lai hương (Phạm Duy) Hà Bích Hợp

45:15 10. Gọi nhớ (Lê Văn Khoa) Kim Tước

https://www.youtube.com/watch?v=G3WIHTwLsrI&t=1s

Nhạc tuyển Đài Phát Thanh Saigon | Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan

https://www.youtube.com/watch?v=VxuveW_utts&t=817s

N.

Không có nhiều thông tin về băng nhạc này, có lẽ là nhạc tuyển từ Đài phát thanh Saigon trước '75 với 4 giọng ca: Duy Trác, Châu Hà, Kim Tước, Mộc Lan. Toàn bộ ca khúc được thu với đại hòa tấu, hòa âm có lẽ có Hoàng Trọng, Nhật Bằng, Vũ Thành.

Nguồn âm từ hotmit và đã qua chỉnh sửa, N. không tìm lại được người chia sẻ. Ảnh chụp Nhật Bằng, Kim Tước, Mộc Lan, Châu Hà tại đài, nguồn từ @ong8ba8.

0:00 1. Tiếng Thời Gian (Dạ Chung - Lâm Tuyền) Châu Hà

04:31 2. Một Đời Hoa (Đào Duy) Mộc Lan

09:11 3. Mơ Tiên (Dương Thiệu Tước) Kim Tước

14:33 4. Chiều (Dương Thiệu Tước) Kim Tước

17:48 5. Hình Ảnh Một Buổi Chiều (Dạ Chung - Lâm Tuyền) Duy Trác & Kim Tước - Mộc Lan - Châu Hà

21:17 6. Anh Sẽ Về (Hoàng Giác) Mộc Lan

24:15 7. Ngăn Cách (Y Vân) Duy Trác

30:00 8. Mùa Hoa Thắm (Hoàng Trọng) Mộc Lan

35:34 9. Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước) Mộc Lan

39:18 10. Bóng Người Đi (Văn Phụng) Kim Tước - Mộc Lan - Châu Hà

43:45 11. Tha Hương (Hoàng Trọng) Mộc Lan

48:03 12. Dạ Khúc (Nguyễn Mỹ Ca) Mộc Lan

50:50 13. Suối Tóc (Văn Phụng) Mộc Lan

57:00 14. Em Gắng Chờ (Huỳnh Anh) Duy Trác

01:01:15 15. Chuyển Bến (Đoàn Chuẩn - Từ Linh) Mộc Lan

01:05:04 16. Đẹp Một Tình Thương (Hoàng Trọng) Châu Hà

01:08:05 17. Ngày Trở Lại (Thanh Hiếu) Mộc Lan

01:11:20 18. Phố Buồn (Phạm Duy) Kim Tước - Mộc Lan - Châu Hà

01:14:22 19. Tình Nghệ Sĩ (Đoàn Chuẩn - Từ Linh) Mộc Lan

01:18:03 20. Chung Thủy (Văn Phụng) Mộc Lan

01:22:19 21. Mộng Đẹp Ngày Xanh (Hoàng Trọng) Mộc Lan

Xem thêm các bìa băng ở Instagram

http://instagr.am/quannhaccu

https://www.youtube.com/watch?v=VxuveW_utts&t=817s

Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao | Dưới Nắng Hồng

https://www.youtube.com/watch?v=XZ5QfS4wTt4

The JIMMY Show

Dưới Nắng Hồng

Nhạc và Lời: Dương Thiệu Tước

Tiếng hát Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao

https://www.youtube.com/watch?v=XZ5QfS4wTt4

Khúc Ca Mùa Hè - Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao

https://www.youtube.com/watch?v=r9fuMeGYRzQ

NGÀN NĂM MÂY BAY- Tiếng hát Kim Tước

https://www.youtube.com/watch?v=QURsnFgJkJY

HONG NGUYEN

NGÀN NĂM MÂY BAY

Nhạc và lời: Nguyễn Hiền

Tiếng hát: Kim Tước

ÔI QUÊ XƯA - Kim Tước

ÔI QUÊ XƯA - Kim Tước

Nhac va loi:  Duong Thieu Tước

https://www.youtube.com/watch?v=tBgtkyQ20HY

Ngọc Lan

Kim Tước - Topic

Provided to YouTube by BH Media

Ngọc Lan · Kim Tước

Đêm Tàn Bến Ngự - Tình Khúc Dương Thiệu Tước

℗ 1993 Mai Ngọc Khánh Productions

Released on: 1993-01-01

Main Artist: Kim Tước

https://www.youtube.com/watch?v=bHS0sbkAhhQ

TIẾNG DƯƠNG CẦM - KIM TƯỚC

https://www.youtube.com/watch?v=ZNBqffQ3phY

Bóng chiều xưa | Ca sĩ: Ngọc Đan Thanh | Tác giả: Dương Thiệu Tước & Minh Trang | Hòa âm: Trúc Sinh

https://www.youtube.com/watch?v=FFW88ijSmWU

TRÚC HỒ MUSIC

Bóng chiều xưa  | Ca sĩ: Ngọc Đan Thanh | Tác giả: Dương Thiệu Tước & Minh Trang | Hòa âm: Trúc Sinh

► Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

► Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTN #SBTNgo

https://www.youtube.com/watch?v=FFW88ijSmWU

 

 

 

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment