Saturday, April 16, 2022

20220417 Cong Dong Tham Luan

20220417 Cong Dong Tham Luan

 

Tình Lính | Trình bày: Angel Gia Hân | Sáng tác: Y Vân | Hoà âm: Vũ Keys

TRÚC HỒ MUSIC

Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTN #SBTNgo

https://www.youtube.com/watch?v=9W3_7u6fW_4

Tạ Từ Trong Đêm [Trần Thiện Thanh] - Huỳnh Phi Tiễn ft. Ái Ni [Official MV]

Huỳnh Phi Tiễn Musique

Huỳnh Phi Tiễn Musique's music is licensed. If you have any question please contact Huỳnh Phi Tiễn for more information.

Bài hát này Huỳnh Phi Tiễn Musique đã được phép quyền sử dụng. Mọi sự thắc mắc xin liên lạc trực tiếp với Huỳnh Phi Tiễn.

---o-o-o---

Trách nhiệm của người trai thời chiến loạn là một sự hy sinh lớn lao cho đất nước, nhưng người con gái hậu phương phải cùng đồng hành với hy sinh đó cũng không hề nhỏ chút nào. Khi sương mù giăng ngập cả bầu trời, khói súng khắp quê hương, che cả lối về thì ánh sáng của tình yêu đôi lứa là ngọn đuốc soi đường cho những mối tình thời chinh chiến. Lời tạ từ trong đêm chia tay còn chưa nói hết, thật nhiều hứa hẹn chất chứa trong tim.  Nhưng khi đôi tim cùng nhịp đập thì những lời nói hoa mị trong thời gian ngắn ngủi không làm sao tô đẹp cho những hứa hẹn tương lai. Chỉ cần em, khi ngày ấy anh về, che giấu lệ mừng. Anh sẽ về...

---o-o-o---

Để ủng hộ "Huỳnh Phi Tiễn Musique" và những cống hiến cho dòng nhạc vàng, xin quý vị ủng hộ qua Zelle:

Huỳnh Phi Tiễn, phitienasia@gmail.com

---o-o-o---

Huỳnh Phi Tiễn

presents

Tạ Từ Trong Đêm 

Sáng tác: Trần Thiện Thanh

Trình bày: Huỳnh Phi Tiễn

Featuring: Ca sỹ Ái Ni

Recording and Mixing: TVT Music

Screen Play & Directing: Thông Đoàn

Camera: Thông Đoàn Photography

Make up: Ái Ni

Filming location: Southern California

Executive Producer: Huỳnh Phi Tiễn

Specials thanks to Thảo Vũ & Thái Vũ

© 2022 Huỳnh Phi Tiễn Musique. All Rights Reserved.

---o-o-o---

Để trợ giúp Huỳnh Phi Tiễn trong dòng nhạc vàng:

https://www.paypal.me/phitienfund

FOLLOW Huỳnh Phi Tiễn:

Facebook - https://www.facebook.com/HuynhPhiTien/

Youtube - https://www.youtube.com/huynhphitienm...

---o-o-o---

Thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi sao trời đưa lối

Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bồi hồi

Hẹn gặp nhau đây đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ

Đã gặp nhau rổi, sao em không nói, sao em cúi mặt, em giận hờn anh chăng?

 

Anh hiểu rồi đây khuya nay em về trăng gầy soi bóng

Nên em cúi mặt ngăn giòng nước mắt phút giây tạ từ

Đừng buồn nghe em, tuy anh biết rằng xa xôi vẫn làm tâm tư héo hon

Nếu em đã trọn thương anh xa vắng

Xin em chớ buồn cho nặng lòng chinh nhân

 

Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về

Mang lời thề lên miền sơn khê

từng đêm địa đầu hun hút gió sâu

Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm

Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông

Thì duyên tình mình có nghĩa gì không?

 

Anh hỏi một câu khi trong đêm dài vọng về tiếng súng

Sao em cúi mặt không nhìn đôi mắt hứa thương em trọn đời

Đầu đường chia phôi anh không nói gì

Nên phong kín lời hẹn tình lứa đôi

Nếu anh có về khi tan chinh chiến

Xin em cúi mặt dấu lệ mừng nghe em

https://www.youtube.com/watch?v=j6HkDKbzbX0

Thương Về Vùng Hoả Tuyến | Trình bày: Ái Ni | Sáng tác: Vũ Chương & Anh Bằng | Hoà âm: Trúc Sinh

TRÚC HỒ MUSIC

Ủng hộ TRÚC HỒ MUSIC - Bảo tồn âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại

Mail: P.O Box 127, Garden Grove, CA 92843

Paypal, Credit Card: www.benemdangcota.com  | info@benemdangcota.com

Patreon: patreon.com/TrucHoMusic  

Youtube membership: Bấm vào JOIN để vào Youtube membership

Để mua sản phẩm của Trúc Hồ Music: www.truchomusic.comcom

Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTN #SBTNgo

https://www.youtube.com/watch?v=Ad3_1l2fvqg&list=PLmOHtP0preVGRoySHadsPEc8ku3A_Tjtv

Hoa Nở Về Đêm [Mạnh Phát] - Ái Ni - Huỳnh Phi Tiễn [Official Music Video]

Huỳnh Phi Tiễn Musique

Ca khúc Hoa Nở Về Đêm này đã được nữ danh ca Phương Hồng Quế đem phần hòa âm của danh ca đã từng thực hiện tặng lại cho nữ ca sĩ Ái Ni trong lần Ái Ni đến thăm Hoa Kỳ vào cuối năm năm 2020. Thiết nghĩ bài hát sẽ trở nên thu hút hơn cho nhiều thế hệ yêu Nhạc Vàng, nữ ca sĩ Ái Ni đã mời Huỳnh Phi Tiễn cùng thực hiện ca khúc bất hủ này trong phần đối đáp thật lãng mạn của những mối tình thời chinh chiến. 

Hoa Nở Về Đêm

Sáng Tác: Mạnh Phát

Hòa Âm: Tuấn Trinh Studio

Recording, Mix, and Mastering: TVT Music  

Executive Producer: Huỳnh Phi Tiễn Musique 

Quân Phục: Vũ Quang Thảo

Filming & Editing: Thông Hồ

Directing: Thông Hồ

Filming locations: Southern California  

© COPYRIGHT 2021 Huỳnh Phi Tiễn Musique - All rights reserved

*  *  *

Cảm ơn sự ủng hộ của quý vị cho Huỳnh Phi Tiễn Musique cho những projects kế tiếp:

Venmo: TienHuynh@phitienfund   

Zelle: phitienasia@gmail.com

*  *  *

Lời bài hát:

Chuyện từ một đêm cuối nẻo một người tiễn một người đi

Đẹp tựa bài thơ nở giữa đêm sương nở tận tâm hồn

Chuyện một mình tôi chép dòng tâm tình tặng người chưa biết một lần

Vì giây phút ấy tôi tình cờ hiểu rằng:

tình yêu đẹp nghìn đời là tình yêu khi đơn côi.

 

Vào chuyện từ một đêm khoác bờ vai một mảnh áo dạ đường khuya

Bồi hồi người trai hướng nẻo đêm sâu, dấu tình yêu đầu

Vì còn tìm nhau lối về ngõ hẹp còn chờ in dấu chân anh

Niềm thương mến đó bây giờ và nghìn đời

Dù gió đùa dạt dào còn đẹp như khi quen nhau.

 

Ai lớn lên không từng hẹn hò không từng yêu thương

Nhưng có mấy người tìm được một tình yêu ngát hương

Mến những người chưa quen

Một người ở lại đèn trăng gối mộng

Yêu ai anh băng sông dài cho đẹp lòng trai

 

Một người tìm vui mãi tận trời nào giá lạnh hồn đông

Một người chợt nghe gió giữa mênh mông rót vào trong lòng

Và một mình tôi chép dòng tâm tình tặng người chưa biết một lần

Vì trong phút ấy tôi tìm mình thì thầm giờ đã gặp được một nụ hoa nở về đêm.

https://www.youtube.com/watch?v=sUxPcyWq3rM

Lá Thư Người Lính Chiến | Trình bày: Nam Trân | Sáng tác: Nguyễn Văn Đông | Hoà âm: Sỹ Đan

TRÚC HỒ MUSIC

Ủng hộ TRÚC HỒ MUSIC - Bảo tồn âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại

Mail: P.O Box 127, Garden Grove, CA 92843

Paypal, Credit Card: www.benemdangcota.com  | info@benemdangcota.com

Patreon: patreon.com/TrucHoMusic

Youtube membership: Bấm vào JOIN để vào Youtube membership

Để mua sản phẩm của Trúc Hồ Music: www.truchomusic.comcom

Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTN #SBTNgo

https://www.youtube.com/watch?v=rUjJ9nhGNZc

Lưu đày | Trình bày: Quốc Khanh | Tác giả: Lê Minh Đảo | Hòa âm: Trúc Hồ

TRÚC HỒ MUSIC

Lưu đày | Trình bày: Quốc Khanh | Tác giả: Lê Minh Đảo | Hòa âm: Trúc Hồ

Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTN #SBTNgo

https://www.youtube.com/watch?v=BFcLkV49KUc

"CÁM ƠN ANH" Đằng Sau Tác Phẩm | Behind The Song - Trúc Hồ Music

TRÚC HỒ MUSIC

Ủng hộ TRÚC HỒ MUSIC - Bảo tồn âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại

Mail: P.O Box 127, Garden Grove, CA 92843

Paypal, Credit Card: www.benemdangcota.com  | info@benemdangcota.com

Patreon: patreon.com/TrucHoMusic

Youtube membership: Bấm vào JOIN để vào Youtube membership

Để mua sản phẩm của Trúc Hồ Music: www.truchomusic.com

Subscribe - Ghi Danh TRUC HO MUSIC Channel: https://bit.ly/3b5Vs4L

Follow TRÚC HỒ MUSIC - Nghe nhạc từ Trúc Hồ Music miễn phí

Spotify: https://open.spotify.com/artist/70REu...

Apple Music: https://music.apple.com/us/artist/trú...

Amazon Music: https://music.amazon.com/artists/B09B...

Tidal Music: https://tidal.com/browse/artist/27420008

Youtube Music: https://www.youtube.com/channel/UC6We...

© Truc Ho Music Inc., All Rights Reserved.

#TrucHoMusic #SBTNgo #TrungTamAsia

https://www.youtube.com/watch?v=SGJSIslHpZA&t=374s

Tiếng Tơ Đồng 3 Những Tình Khúc Tango Ưa Thích Nhất Thu Âm Trước 1975

https://www.youtube.com/watch?v=gaCMTkgPprE

Nhạc Xưa Tuyển Chọn: Âm Xưa 05: Tiếng Tơ Đồng

#NhạcXưaTuyểnChọn #ÂmXưa

Các bản thu được tuyển chọn trong chương trình Âm Xưa này đa phần của ban Tiếng Tơ Đồng, được người sưu tập chọn lại và thu vào băng nghe đến nhão băng, sau này mới thu vào đĩa CD và số hóa nó, vì vậy chất lượng âm thanh có phần sút giảm, mong quý vị thông cảm.

Nhạc Xưa Tuyển Chọn: Âm Xưa 05: Tiếng Tơ Đồng

01. Giới thiệu

02. Bóng Chiến Y (Đan Thọ) Kim Tước

03. Hình Ảnh Một Đêm Trăng (Văn Phụng) hợp ca

04. Suối Mơ (Văn Cao) Hà Thanh

05. Bạn Lòng (Hoàng Trọng) Thanh Vũ, Mai Hương

06. Nha Trang Ngày Về (Phạm Duy) Ngọc Long

07. Huyền (Thanh Trang) Quỳnh Dao

08. Mơ Hoa (Hoàng Giác) Anh Ngọc

09. Nhớ Về Đà Lạt (Hoàng Trọng) Thanh Thúy (có vocal)

10. Lá Đổ Muôn Chiều (Đoàn Chuẩn) Thanh Vũ

11. Chiều (Hồ Dzếnh, Dương Thiệu Tước) Hoàng Oanh

12. Dạ Khúc (Hoàng Mai Lưu) Mai Hương

13. Tan Tác (Tu My) Kim Tước

14. Ảo Ảnh (Y Vân) Hà Thanh

15. Trách Người Đi (Đan Trường) Anh Ngọc

16. Ánh Sáng Đồng Quê (Nhật Bằng) Bạch La, Bạch Lan Hương, Thu Thảo

Nhạc Xưa Tuyển Chọn

Nhạc tiền chiến & Tình ca trước 75

https://www.facebook.com/nhacxua

https://www.youtube.com/watch?v=IOC692HNSgE

Nhạc sĩ Hoàng Trọng và Ban Tiếng Tơ Đồng

https://www.youtube.com/watch?v=PXxZyzDoE4g

09 Nhạc Sĩ Hoàng Trọng Các Bài Hát Chọn Lọc Hay Nhất Thu Âm Trước 1975

https://www.youtube.com/watch?v=QVJ-VVqjjsE

Phần 1: "TIẾNG TƠ ĐỒNG" ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA SAIGON -BAN NHẠC VIỆT XUẤT SẮC NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, một ban nhạc đặc biệt đã xuất hiện trên hệ thống truyền hình Việt Nam băng tần số 9. Với khoảng 40 ca nhạc sĩ trình diễn các ca khúc tiền chiến giá trị của: Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn... theo lối hợp xướng hết sức độc đáo đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn đối với giới thưởng ngoạn.

Đó là TIẾNG TƠ ĐỒNG - một đại ban "nặng ký" về cả PHẨM và LƯỢNG, chưa từng có tiền lệ và vô đối cho đến tận hôm nay. Ban nhạc này bao gồm đủ cả bộ gõ, dàn đồng (kèn), và dàn tơ (vĩ cầm, trung hồ cầm, đại hồ cầm…), lại được Hoàng Trọng phụ trách phối âm, hòa âm, viết thêm cho các phần phụ họa, song ca, tam ca… tạo nên sự khác lạ đầy tính nghệ thuật so với các ban nhạc trước đó.

Điểm đặc biệt nữa của ban nhạc này, chính là sự xuất hiện của hầu hết các giọng ca lừng lẫy, ăn khách nhất của Tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Thành phần nhạc công chủ yếu là các nhạc sĩ: Nghiêm Phú Phi (Piano), Hoàng Lang (Guitar), Văn Phụng (Clarinet), Đan Thọ (Violin), Xuân Tiên, Hoàng Vinh (Alto sax), Vũ Chân (Contre bass), Hoàng An (Tenor Saxophones), ngoài ra còn có: Nguyễn Quý Lãm, Đặng Văn Hiền, Cao Thanh Tùng, Dương Văn Tôn, Xuân Lôi, Vũ Đức Tuyết...

+ Thành phần ca sĩ được chia làm 2 nhóm:

Nhóm chủ lực (hát trên cả Đài phát thanh và Đài truyền hình): Hà Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Anh Ngọc, Ngọc Long, Thanh Vũ, Nhật Bằng...

Nhón tạm gọi là khách mời (chỉ hát trên Đài truyền hình): Thái Thanh, Duy Khánh, Nhật Trường, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan, Sĩ Phú, Xuân Thu, Bạch La, Tuyết Anh, Hồng Tước, Bạch Lan Hương, Tuyết Mai, Vũ Thanh Tuyền, Thanh Sơn, Tấn An, Hồng Dũ Trân, Trần Ngọc, Hoàng Tiến Long...

(Riêng Duy Trác, chỉ hát cho Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh, không xuất hiện trên đài truyền hình.)

Có những chương trình đặc biệt, thành phần nam nữ ca sĩ lên đến gần 100 người, và tất cả đều là các tên tuổi lớn hoặc "con nhà nòi" được đào tạo vững vàng về nhạc lý.

Là chương trình phát thanh và phát sóng định kỳ trên đài truyền hình hàng tuần, lại qui tụ rất nhiều các danh ca tên tuổi, nhưng họ đã cho thấy sự ăn ý và mượt mà trong việc phối hợp, không hề có sự giẫm chân nhau, vì với họ, nghệ thuật mới là thứ quan trọng, không phải hào quang cá nhân, được tham gia Tiếng Tơ Đồng đã là một niềm vui, vinh hạnh; nên việc ai hát chính, ai phụ họa cũng không còn mấy nặng nề.

Theo nữ ca sĩ Bạch La - Ái nữ cố nhạc sĩ Hoàng Trọng thì: "Tiếng Tơ Đồng là một ban trình diễn những bài ca tiền chiến của các tác giả cùng thời hoặc lớn tuổi hơn cha tôi nữa, và các ca sĩ cộng tác với Tiếng Tơ Đồng phần đông cũng là các người chuyên môn hát về các loại nhạc này, các cô chú cũng đã hát có tiếng tăm từ ngoài Bắc, hoặc ngoài Huế nên đều đã khá lớn tuổi như các cô: Mộc Lan, Kim Tước, Thái Thanh, Châu Hà, Hà Thanh, các chú Anh Ngọc, Nhật Bằng, Thanh Vũ.. các chị trẻ hơn thì cũng phải có trình độ nhạc lý vững vàng như chị Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Lan, anh Nhật Trường...

...

Thật ra tôi không đau khổ vì vấn đề phải thuộc lòng bài cho lắm vì trong ban của ông tôi chỉ hát những bài hợp ca, hay tam tứ ca với đám ca sĩ nhí thôi chứ không hát đơn ca.

Thứ nhất là vì ban của ông toàn là ca sĩ "chiến’’ nên những bài đơn ca không đến lượt mình, thứ hai là tôi cũng bị bịnh run - ở sát bên ông thì càng "rét’’ hơn nữa, hát cho ông mà cứ sợ làm hỏng kiểu thôi... thà đừng hát còn hơn.''

Biến cố Mậu Thân 1968, đài phát thanh Saigon bị đốt phá, tất cả các bản thu âm bởi những giọng ca hàng đầu này đều bị tiêu hủy. Đó thật sự là một mất mát rất lớn của âm nhạc Miền Nam, dù sau đó, Tiếng Tơ Đồng (cũng như các ban nhạc khác) có cho ghi âm lại nhưng cũng chỉ một phần nào và khó lòng bằng được những bản ghi âm năm xưa.

Đến năm 1975, theo thời cuộc, ban nhạc tan rã. Khép lại quá khứ huy hoàng của một đại ban và... của cả nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

BAN NHẠC TIẾNG TƠ ĐỒNG

(Đài phát thanh)

01) GIỚI THIỆU - 00:00

02)  NHẠC SẦU TƯƠNG TƯ (Hoàng Trọng) | HÀ THANH - 01:25

03) DỨT ĐƯỜNG TƠ (Văn Thủy & Doãn Cảnh) | HOÀNG OANH - 05:40

04) TIỄN EM (Phạm Duy) | DUY TRÁC - 08:44

05) CHIỀU MƠ (Vũ Đức Sao Biển) | NGỌC LONG - 12:35

06) MỘNG ĐẸP TÌNH XUÂN (Hoàng Trọng) | Thanh Thúy - 15:38

07) CÔ LÁI ĐÒ (Nguyễn Đình Phúc) | THANH VŨ - 18:27

08) HÒ CHÈO THUYỀN (Dân Ca Bắc Bộ) | MAI HƯƠNG - 20:45

09) MỘNG DU (Phạm Duy) | KIM TƯỚC - 23:09

10) TIẾNG DƯƠNG CẦM (Văn Phụng) | ANH NGỌC - 26:19

11) HỘI HOA ĐĂNG (Dương Thiệu Tước) | QUỲNH GIAO - 31:36

12) CHÙA HƯƠNG (Hoàng Qúy) | HÀ THANH, ANH NGỌC & TOÀN BAN PHỤ HỌA - 35:09

===================================

SÀI GÒN NHẠC TUYỂN

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

=================================

#SaigonNhacTuyen #Nhactinh #HoangTrong

https://www.youtube.com/watch?v=iy6W3FLYQWc

Phần 2: "TIẾNG TƠ ĐỒNG" ĐÀI TRUYỀN HÌNH SỐ 9 -BAN NHẠC VIỆT XUẤT SẮC NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Sài Gòn Nhạc Tuyển

Nói đến Hoàng Trọng, phải nói đến Tiếng Tơ Ðồng, và ngược lại. Ông đã để lại cho lịch sử âm nhạc Việt Nam một ban nhạc nổi danh, tạo dựng nhiều tiếng hát tên tuổi, đưa nhiều sáng tác của các nhạc sĩ lên đỉnh vinh quang.

Tiếng Tơ Ðồng đánh dấu giai đoạn vàng son của nền âm nhạc Việt Nam, khán thính giả khắp nơi có dịp thưởng ngoạn những nhạc phẩm giá trị của thời tiền chiến, âm nhạc bán cổ điển, êm dịu, mượt mà, và mang âm hưởng của thời kỳ lãng mạn Tây phương.

===================================

Ngày 30 tháng 8 năm 1967, một ban nhạc đặc biệt đã xuất hiện trên hệ thống truyền hình Việt Nam băng tần số 9. Với khoảng 40 ca nhạc sĩ trình diễn các ca khúc tiền chiến giá trị của: Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác, Đoàn Chuẩn... theo lối hợp xướng hết sức độc đáo đã gây nên tiếng vang cực kỳ lớn đối với giới thưởng ngoạn.

Đó là TIẾNG TƠ ĐỒNG - một đại ban "nặng ký" về cả PHẨM và LƯỢNG, chưa từng có tiền lệ và vô đối cho đến tận hôm nay. Ban nhạc này bao gồm đủ cả bộ gõ, dàn đồng (kèn), và dàn tơ (vĩ cầm, trung hồ cầm, đại hồ cầm…), lại được Hoàng Trọng phụ trách phối âm, hòa âm, viết thêm cho các phần phụ họa, song ca, tam ca… tạo nên sự khác lạ đầy tính nghệ thuật so với các ban nhạc trước đó.

Điểm đặc biệt nữa của ban nhạc này, chính là sự xuất hiện của hầu hết các giọng ca lừng lẫy, ăn khách nhất của Tân nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

+ Thành phần nhạc công chủ yếu là các nhạc sĩ: Nghiêm Phú Phi (Piano), Hoàng Lang (Guitar), Văn Phụng (Clarinet), Đan Thọ (Violin), Xuân Tiên, Hoàng Vinh (Alto sax), Vũ Chân (Contre bass), Hoàng An (Tenor Saxophones), ngoài ra còn có: Nguyễn Quý Lãm, Đặng Văn Hiền, Cao Thanh Tùng, Dương Văn Tôn, Xuân Lôi, Vũ Đức Tuyết...

+ Thành phần ca sĩ được chia làm 2 nhóm:

Nhóm chủ lực (hát trên cả Đài phát thanh và Đài truyền hình): Hà Thanh, Mộc Lan, Kim Tước, Châu Hà, Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, Anh Ngọc, Ngọc Long, Thanh Vũ, Nhật Bằng...

Nhón tạm gọi là khách mời (chỉ hát trên Đài truyền hình): Thái Thanh, Duy Khánh, Nhật Trường, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan, Sĩ Phú, Xuân Thu, Bạch La, Tuyết Anh, Hồng Tước, Bạch Lan Hương, Tuyết Mai, Vũ Thanh Tuyền, Thanh Sơn, Tấn An, Hồng Dũ Trân, Trần Ngọc, Hoàng Tiến Long...

(Riêng Duy Trác, chỉ hát cho Tiếng Tơ Đồng trên đài phát thanh, không xuất hiện trên đài truyền hình.)

Có những chương trình đặc biệt, thành phần nam nữ ca sĩ lên đến gần 100 người, và tất cả đều là các tên tuổi lớn hoặc "con nhà nòi" được đào tạo vững vàng về nhạc lý.

Theo nữ ca sĩ Bạch La - Ái nữ cố nhạc sĩ Hoàng Trọng thì: "Tiếng Tơ Đồng là một ban trình diễn những bài ca tiền chiến của các tác giả cùng thời hoặc lớn tuổi hơn cha tôi nữa, và các ca sĩ cộng tác với Tiếng Tơ Đồng phần đông cũng là các người chuyên môn hát về các loại nhạc này, các cô chú cũng đã hát có tiếng tăm từ ngoài Bắc, hoặc ngoài Huế nên đều đã khá lớn tuổi như các cô: Mộc Lan, Kim Tước, Thái Thanh, Châu Hà, Hà Thanh, các chú Anh Ngọc, Nhật Bằng, Thanh Vũ.. các chị trẻ hơn thì cũng phải có trình độ nhạc lý vững vàng như chị Mai Hương, Quỳnh Giao, Hoàng Oanh, Thanh Lan, anh Nhật Trường...

...

Thứ nhất là vì ban của ông toàn là ca sĩ "chiến’’ nên những bài đơn ca không đến lượt mình, thứ hai là tôi cũng bị bịnh run - ở sát bên ông thì càng "rét’’ hơn nữa, hát cho ông mà cứ sợ làm hỏng kiểu thôi... thà đừng hát còn hơn.''

Biến cố Mậu Thân 1968, đài phát thanh Saigon bị đốt phá, tất cả các bản thu âm bởi những giọng ca hàng đầu này đều bị tiêu hủy. Đó thật sự là một mất mát rất lớn của âm nhạc Miền Nam, dù sau đó, Tiếng Tơ Đồng (cũng như các ban nhạc khác) có cho ghi âm lại nhưng cũng chỉ một phần nào và khó lòng bằng được những bản ghi âm năm xưa.

Đến năm 1975, theo thời cuộc, ban nhạc tan rã. Khép lại quá khứ huy hoàng của một đại ban và... của cả nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.

BAN NHẠC TIẾNG TƠ ĐỒNG

(Đài truyền hình Việt Nam - Đài số 9)

01) GIỚI THIỆU - 00:00

02)  SUỐI MƠ (Văn Cao) | HÀ THANH (Đơn ca giọng nữ có phụ họa) - 01:01

03) HẸN GIÓ XUÂN VỀ (Hoàng Trọng) | BẠCH LAN HƯƠNG (Đơn ca nữ) - 04:42

04) NỖI LÒNG (Nguyễn Văn Khánh) | ANH NGỌC (Đơn ca giọng nam có phụ họa) - 09:00

05) SÓNG VÀNG (Văn Chung) | QUỲNH GIAO & MAI HƯƠNG (Song ca) - 13:20

06) CÔ HÁI MƠ (Phạm Duy) | BẠCH LA, BẠCH LAN HƯƠNG, THU THẢO (Tam ca) - 19:39

07) XUÂN VỀ (Hoàng Qúy) | BÙI THIỆN (Đơn ca nam) - 23:27

08) TIẾNG HÁT QUAY TƠ (Tử Phác) | TOÀN BAN HỢP CA - 26:24

Ghi Danh Kênh Youtube:

https://bitly.com.vn/lvw9uz

Facebook

https://www.facebook.com/S%C3%A0i-G%C...

Instagram

https://www.instagram.com/saigonnhact...

https://www.youtube.com/watch?v=6trYLA_Ain8

Văn Phụng I - Bóng người đi - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 066

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam. Giòng nhạc của ông chứa đựng một nhân sinh quan trong sáng, lành mạnh. Nhạc phẩm đầu tay "Ô mê ly" đã như một bước khởi đầu cho hầu hết các sáng tác sau này. Giới yêu nhạc đã nồng nhiệt đón nhận những nhạc phẩm tươi vui, với âm hưởng trẻ trung đầy phấn chấn của ông. Giòng nhạc Văn Phụng mượt mà, đẹp từ những lời nhạc được trau chuốt, gạn lọc, cho đến những cung bậc đằm thắm, sang cả…

 Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, chào đời tại Hà Nội năm 1930, trong một gia đình có 8 người con. Sinh trưởng trong giai đoạn mà nền âm nhạc cải cách tức tân nhạc vừa du nhập tới Việt Nam, Văn Phụng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự phát triển này. Từ thuở nhỏ, ông đã chứng tỏ mình có một năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Ông rất may mắn được các giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng tận tình hướng dẫn.

 Năm 15 tuổi, Văn Phụng đã nổi tiếng khi đoạt giải nhất độc tấu dương cầm nhạc phẩm La Pirière D’une Viege tại nhà hát Lớn Hà Nội.

 Năm 16 tuổi, Văn Phụng thi đậu tú tài. Thân phụ của ông vốn là một thầy Thông phán, vẫn mong mỏi thấy ông trở thành bác sĩ y khoa, và không chấp nhận cho ông bước vào giới "Xướng ca vô loài". Đây là một trở ngại cho ông trong ý hướng theo đuổi con đường nghệ thuật. Chiều ý cha, ông theo học ngành y, nhưng chỉ vỏn vẹn một năm, ông bỏ học và đi theo tiếng gọi của âm nhạc.

https://www.youtube.com/watch?v=Rocojkdd250

Hoàng Trọng - Dừng bước giang hồ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 034

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương.

 Năm 1933, Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc với người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường thày dòng “Saint Thomas Nam Định”.

 Năm 1940, Hoàng Trọng mở lớp dạy nhạc tại Nam Định.

 Năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở,  và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Khi mới 15 tuổi, Hoàng Trọng đã cùng các anh em trong gia đình  và một số bạn bè như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ... lập một ban nhạc. Ban đầu ban nhạc không có tên và gần như chỉ để giải trí. Nhưng sự khởi đầu rất sớm này, đã giúp Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Thái Bình năm 1945, và ban nhạc từ ấy mang tên Thiên Thai. Thiên Thai trình diễn mỗi đêm và chỉ ngưng hoạt động vào năm 1946, vì chiến tranh Việt-Pháp lan rộng.

 Cuối thập niên 1930, khi nền tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, trong thời gian ấy Hoàng Trọng cũng có sáng tác đầu tay “Đêm trăng” được viết năm 1938, khi ông còn rất trẻ,  mới 16 tuổi. Nhạc phẩm này còn có tên khác là “Vầng trăng sáng”. Ông cũng còn một sáng tác rất được yêu chuộng là "Một thuở yêu đàn".

 Năm 1947, ông định cư tại Hà Nội sau khi vì hoàn cảnh chiến tranh phải rời Nam Định, rồi tới phủ Nho Quan, Phát Diệm. Thời gian này ông đã sáng tác “Phút chia ly”, một nhạc phẩm Tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời. Trong thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng có mối kết giao với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến.

 Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông được giữ chức vụ trưởng ban quân nhạc “Bảo Chính Đoàn”, trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh bưu điện Hà Nội. Giai đoạn này, ông sáng tác rất mạnh. Một trong những nhạc phẩm được biết đến khá nhiều là “Gió mùa xuân tới”.

  Năm 1953, tên tuổi Hoàng Trọng thực sự được mọi người biết đến với “Nhạc sầu tương tư”. Cùng năm đó ông còn viết thêm một ca khúc giá trị nữa là “Dừng bước giang hồ”. Năm 1954, Hoàng Trọng theo làn sóng di cư vào miền Nam. 

 Tuy là một nhạc sĩ có tài, nhưng không hiểu sao đa số những ca khúc nổi tiếng của ông, lại đều do người khác đặt lời. Cụ thể như 3 nhạc phẩm phổ biến là ""Dừng bước giang hồ", "Phút chia ly" và "Nhạc sầu tương tư" đều có lời do Hoàng Dương đặt. Ca khúc "Nhạc sầu tương tư" sáng tác năm 1953, phổ biến đến nỗi gần như ngày nào nó cũng được phát thanh trên làn sóng điện, và đã đưa tên tuổi của Hoàng Trọng đến  đỉnh vinh quang.

   Năm 1967, ông thành lập ban nhạc "Tiếng Tơ Đồng". Các ca khúc tiền chiến có giá trị đã được ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, qua sự hợp tác của rất nhiều ca sĩ và nhạc sĩ trình bày, tạo nên một tiếng vang và rất được giới thưởng ngoạn yêu thích.

  Sống ở miền Nam tự do, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh. Nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Ngàn thu áo tím”, “Lạnh lùng”, “Bạn lòng”, “Mộng lành”, “Tiễn bước sang ngang”, “Ngỡ ngàng”… đã được phổ biến khắp nơi.

Với chủ đề ca ngợi tình yêu, tình quê hương, ông sáng tác có tới khoảng 200 nhạc phẩm. Vì dùng điệu Tango trong hầu hết các nhạc khúc của mình một cách bay bướm, điêu luyện nên ông được xem như người thành công nhất với thể điệu này, và được trao danh hiệu "Vua Tango".

 Tuy nổi tiếng với các nhạc phẩm Tango, nhưng không vì thế mà các ca khúc mang những thể điệu khác như Paso, Rumba, Valse của ông không thành công. Ông sáng tác mọi thể điệu đều hay nhờ vào khả năng thiên phú về âm nhạc, cùng với rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề hòa âm.

 Song song với việc sáng tác, Hoàng Trọng còn hoạt động trong lãnh vực viết nhạc phim. Sáng tác của ông được dùng trong vài phim khá nổi tiếng như “Xin nhận nơi này làm quê hương”, “Giã từ bóng tối”, “Người tình không chân dung… Với nhạc trong bộ phim "Triệu phú bất đắc dĩ", Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1972 - 1973.

 Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ còn sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến. “Chiều rơi đó em” là nhạc phẩm cuối cùng của ông.

 Sự nghiệp sáng tác của Hoàng Trọng có thể nói là khá đồ sộ, khi ông để lại cho đời nhiều nhạc phẩm giá trị, nổi tiếng với nhiều thể loại khác nhau.

 Năm 1992, Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ. Ngày 16 tháng 7 năm 1998, ông đã vĩnh viễn ra đi, cũng có thể nói Hoàng Trọng đã thực sự... “Dừng bước giang hồ” trên bước đường âm nhạc, để lại cho chúng ta một kho tàng sáng tác đáng nể phục.

https://www.youtube.com/watch?v=sLD-Ug3kyzg

TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

1 / 106

https://www.youtube.com/watch?v=pfgzNiB-CUM&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA

Lê Thương - Hòn vọng phu - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 006

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Lê Thương sinh năm 1914, tại phố Hàm Long, Hà Nội. Ông tên thật là Ngô Đình Hộ, tác giả của trường ca “Hòn Vọng Phu” bất hủ. Lê Thương từng theo học trường Nhân Bắc tại Hà Nội. Ông nguyên là một tu sĩ hoàn tục.

 Năm 1935, Lê Thương là một nhà giáo. Bố mẹ ông đều là những nghệ sĩ cổ nhạc, nhờ vậy Lê Thương yêu thích âm nhạc từ khi còn bé, tập tành ca hát ngay từ thời còn ngồi ghế nhà trường. Ca khúc đầu tay của Lê Thương, có thể là bản “Tiếng đàn âm thầm” viết năm 1934.

 Tại Hải Phòng, Lê Thương cùng các nhạc sĩ Văn Cao, Hoàng Phú, Phạm Ngữ, Canh Thân, Hoàng Quý, lập nhóm nhạc Đồng Vọng. Tính theo tuổi tác, cũng như cả thời gian hoạt động cho tân nhạc, ông được coi như người anh cả của nhóm Đồng Vọng.

 Năm 1940, Lê Thương rời Hải Phòng vào Bến Tre, rồi Sài Gòn. Ông dạy Sử Địa tại một số trường trung học, sau đó trở thành công chức, làm việc tại trung tâm Học Liệu, thuộc bộ Quốc Gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời ông còn dạy nhạc sử tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn.

 Trong giai đoạn mà nền âm nhạc Việt Nam vừa bắt đầu phát triển, đa số các nhạc sĩ tiên phong lúc ấy thường có khuynh hướng sáng tác nhạc về quê hương, tả tình,  tả cảnh, hay hơn thế nữa, viết về lòng yêu nước     v v... thì Lê Thương đã bắt đầu sáng tác những bản nhạc tình.

 Giới thưởng ngoạn sau này mỗi khi nhắc đến Lê Thương, người ta đều nghĩ ngay đến trường ca "Hòn Vọng Phu" bất hủ. Và nếu đi xa hơn, người ta sẽ nhắc đến những ca khúc dành cho thiếu nhi như: "Tuổi thơ", "Thằng Cuội", "Ông Ninh ông Nang". Hay những ca khúc dân gian như "Người chơi độc huyền", "Bà Tư bán hàng", "Hoa Thủy Tiên", "Nàng Hà Tiên"...

 Nói đến đường lối sáng tác về hình thức, hầu hết những ca khúc của nền tân nhạc Việt Nam lúc ấy, là một sự dung hòa giữa hệ thống ngũ cung của nhạc cổ truyền dân tộc, và thất cung của Tây Phương. Nói chính xác hơn thì nhiều nhạc sĩ lúc bấy giờ vẫn còn lúng túng giữa ngũ cung và thất cung. Vậy mà Lê Thương đã vượt qua thử thách ấy một cách tài tình. Bằng chứng là ông đã áp dụng một âm giai đặc biệt để soạn nhạc phẩm "Thu trên đảo Kinh Châu".

 Thời ấy và ngay cả sau này, nhiều nguồn dư luận cho rằng, khi sáng tác “Thu trên đảo Kinh Châu”, Lê Thương đã bị ảnh hưởng, hay nói trắng ra rằng đã đạo nhạc từ bản nhạc nào đó của xứ Phù Tang. Nhưng nếu xét về tình hình chính trị lúc ấy, thì lập luận trên không có cơ sở vững chắc. Bởi thời gian Lê Thương cho ra đời nhạc phẩm này, quân đội Nhật chưa hề có mặt tại bán đảo Đông Dương.

 Những ca khúc của Lê Thương rất đa dạng về nội dung, ông sáng tác với nhiều chủ đề: Thiếu nhi, tình quê hương, tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, truyện ca và hài hước, ở lãnh vực nào ông cũng thành công và để lại những ca khúc bất tử.

 Lê Thương là một trong những nhạc sĩ Việt Nam tiên phong viết tân nhạc với bài “Bản đàn xuân”. Ngoài ra, trong thời kỳ ở miền Bắc, Lê Thương còn sáng tác những tác phẩm khác như “Tiếng đàn đêm khuya”, “Một ngày xanh”, “Trên sông Dương Tử”...

 Năm 1941, sau khi vào miền Nam, Lê Thương phổ thơ nhiều bài như: “Lời kỹ nữ” (thơ Xuân Diệu), “Lời vũ nữ” (thơ Nguyễn Hoàng Tư), “Bông hoa rừng” (thơ Thế Lữ), “Tiếng thùy dương” (thơ Huy Cận) và “Tiếng thu” (thơ Lưu Trọng Lư)...

 Trong giai đoạn kháng chiến, ông có soạn một ca khúc rất nổi tiếng “Lòng mẹ Việt Nam” (hay Bà Tư bán hàng), nói về một bà mẹ thành phố, có các con tham gia kháng chiến. Cũng vì bài hát này mà Lê Thương bị Pháp bắt giam vào khám Catinat, cùng Phạm Duy và Trần Văn Trạch năm 1951.

 Lê Thương cũng là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc hài hước. Những ca khúc này được nghệ sĩ Trần Văn Trạch trình diễn nhiều lần trong thập niên 1940. Điển hình là những bản “Hòa bình 48” có nội dung phê phán sự mỵ dân đội lốt hòa bình. “Làng báo Sài Gòn” nhằm đả kích báo giới bồi bút, bất tài và ham tiền...

 Lê Thương còn đặt lời cho những bản nhạc ngoại quốc ngắn như “Nhớ Lào” (nhạc Lào), “Bông hoa dại” tức “Ô Đuồng Chăm Pá” (nhạc Lào), “Lòng trẻ trai” (nhạc Hoa Kỳ), “Hoa Anh Đào” (nhạc Nhật Bản), “Màn Brúc đánh giặc” (dân ca Pháp)...

 Có một thời gian, Lê Thương cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan, phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng.

 Cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như nhạc sĩ mở đầu của giòng nhạc dành cho thiếu nhi, với những bản “Tuổi thơ”, “Cô bán bánh”, “Con mèo trèo cây cau”, “Thằng bé tí non”, “Ông Nhang bà Nhang”, “Truyền kỳ Việt Sử”, “Học sinh hành khúc”... Nổi tiếng hơn cả là bài “Thằng Cuội”, thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu:

Bóng trăng trắng ngà

Có cây đa to

Có thằng Cuội già

Ôm một mối mơ

 Ngoài âm nhạc, Lê Thương còn gia nhập vào ban kịch của Thế Lữ năm 1930, và ban kịch Sầm Giang của Trần Văn Trạch ở Sài Gòn. Lê Thương đã sáng tác ca khúc cho nhiều kịch bản, và viết nhạc phim cho hãng phim Mỹ Vân.

 Sau 1975, Lê Thương bi kẹt lại quê nhà, ông không còn tham gia sinh hoạt văn nghệ. Vào thập niên 1990, ông bị mất hẳn trí nhớ và qua đời năm 1996 tại Sài Gòn, hưởng thọ 83 tuổi.

https://www.youtube.com/watch?v=5U_-fXgbu-Q&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA&index=7

Dương Thiệu Tước - Bóng chiều xưa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 007

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 tại làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, Bắc Việt. Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội của cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên đốc học Nam Định.

 Khoảng năm 1930, ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis tức là nhóm hoa Lưu Ly, gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Dzoãn Mẫn, Vũ Khánh.

 Dương Thiệu Tước là người có sáng kiến soạn các nhạc phẩm thuộc loại "Bài Tây theo điệu Ta". Phần lớn nhạc của ông lúc đầu đều bằng tiếng Pháp, đó là một trong những thể loại nhạc đầu tiên ở nước ta, và chính nó đã mở ra một hướng mới cho nền tân nhạc Việt Nam.

 Thanh niên Việt Nam lúc đó ưa chuộng nhạc của Pháp qua những bài hát do các ca sĩ như Tino Rossi, Josephine Becker... trình bày. Họ cũng tập tành theo học các vũ điệu như Tango, Foxtrott, Valse... Phong trào học sử dụng nhạc khí như Dương Cầm, Vỹ Cầm, Lục Huyền Cầm, Banjo, Mandoline... cũng rầm rộ phát triển.

 Những năm đầu của thập niên 1930, ảnh hưởng văn hóa Âu Châu, nhất là của Pháp, lan tràn khắp Việt Nam. Về lãnh vực văn chương có nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Mỹ thuật có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật được mở năm 1926. Về âm nhạc thì các nhạc sĩ Việt Nam thời đó, tuy chịu ảnh hưởng của âm nhạc Pháp, nhưng vẫn cố tìm một đường hướng riêng, trong việc sáng tác một giòng nhạc mới. Giòng âm nhạc mới này được gọi là nhạc “Cải Cách”, sau này đổi thành “Tân Nhạc”.

 Dương Thiệu Tước là một trong những nhạc sĩ tài hoa nhất của thế hệ tiên phong. Không chỉ sáng tác nhạc, ông còn sử dụng được nhiều nhạc cụ khác nhau. Thính giả yêu nhạc của Sài Gòn vào những thập niên 1950 - 1960, chắc hẳn không quên tiếng Hạ Uy Cầm ngọt ngào, điêu luyện của người nhạc sĩ tài ba này.

 Ông bắt đầu sáng tác rất sớm, vào khoảng đầu thập niên 1930. Trước cả khi Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc, phát động phong trào âm nhạc Cải Cách. Thế nhưng những nhạc phẩm lúc ban đầu ấy của ông thường được đặt lời bằng tiếng Pháp. Mãi đến năm 1936, ông mới bắt đầu sáng tác nhạc lời Việt.

 Là người chủ trương soạn nhạc theo âm hưởng Phương Tây, nhưng Dương Thiệu Tước lại có một sự hiểu biết rất vững vàng về âm nhạc dân tộc. Ông còn có khả năng sử dụng đàn Tranh, đàn Bầu một cách điêu luyện. Tất cả những tinh hoa ấy, đã được ông kết hợp một cách tài tình, để soạn thành những ca khúc có âm hưởng Tây Phương, nhưng vẫn giữ được sự đặc thù của âm nhạc dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý:

 “Theo tôi, tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Ðể đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.

 Dù viết theo thể điệu và đề tài gì, nhạc của Dương Thiệu Tước cũng luôn mang dáng nét trau chuốt, trang trọng. Vì thế, Phạm Duy đã xếp nhạc Dương Thiệu Tước vào loại nhạc "Quý phái", trong âm nhạc Việt Nam.

 Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét chi tiết hơn:

 "Trong các ca khúc của Dương Thiệu Tước, tình thường lẫn với cảnh. Người ta không biết ông yêu người hay yêu cảnh hơn? Cũng có thể vì yêu người nên yêu cảnh và ngược lại".

 Từ giòng nhạc của Dương Thiệu Tước, người ta thấy thấp thoáng hình ảnh một phụ nữ, người ấy chính là nữ ca sĩ Minh Trang. Trong một lần nữ ca sĩ này ra Hà Nội trình diễn, quen biết Dương Thiệu Tước, đã ở lại trao thân gửi phận một đời. Minh Trang cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhạc phẩm “Ngọc Lan”, một trong những nhạc phẩm hay nhất của Dương Thiệu Tước.

 Sau khi hai người thành hôn, Dương Thiệu Tước đã cho ra đời nhạc phẩm “Bóng chiều xưa” do Minh Trang đặt lời, rồi cùng trình tấu trên đài phát thanh Pháp Á. Tưởng cũng cần nói thêm, ngoài tài soạn nhạc, Dương Thiệu Tước còn có khả năng ca hát, khi trình diễn, ông có tên Vân Hải.

 Năm 1954 lúc đất nước chia đôi, Dương Thiệu Tước cùng vợ vào Sài Gòn sinh sống. Từ giữa thập niên 1960 qua thập niên 1970 trở đi, ông bớt sáng tác. Ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại đài phát thanh Sài Gòn, đồng thời được mời làm giáo sư dạy Lục Huyền Cầm, tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

 Ấp ủ ý nguyện hội nhập cá tính và hồn Việt Nam vào tân nhạc. Ông cho ra đời một chương trình có tên là “Cổ Kim Hòa Điệu”, phát thanh thường xuyên tại đài phát thanh Sài Gòn vào những năm cuối thập niên 1950. Trong chương trình này, ông sử dụng cả hai nhạc cụ Tây Phương và cổ truyền Việt Nam để trình diễn tân nhạc.

 Biến cố năm 1975 đánh dấu một khúc quanh trọng đại, trong sự nghiệp của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Các tác phẩm của ông bị Cộng Sản coi là nhạc lãng mạn, ủy mị nên bị cấm, không cho ai trình diễn. Ông cũng ngưng dậy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Ít lâu sau đó, ca sĩ Minh Trang cùng các con vượt biên qua Mỹ. Ông ở lại Sài Gòn vì không muốn xa quê hương.

 Đầu thập niên 1980, ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga, nguyên là một học trò theo học đàn Lục Huyền Cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc nơi ông dậy học. Bà Nga hết lòng lo lắng, chăm sóc cho ông lúc tuổi xế chiều. Ngày 1 tháng 8 năm 1995, ông đã vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 80 tuổi.

https://www.youtube.com/watch?v=Dw432DJ7yZ4&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA&index=8

Thẩm Oánh - Tôi bán đường tơ - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 008

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Chào đời năm 1916 tại Hà Nội, Thẩm Oánh tên thật là Thẩm Ngọc Oánh, là một nhạc sĩ kỳ cựu từ buổi bình minh của nền Tân Nhạc. Ông mê nhạc từ khi mới 6 tuổi, nhờ học vỡ lòng với một thầy đồ sử dụng đàn Tàu khá giỏi. Nhưng khi ông được 10 tuổi, thì phải xa thầy vì tình hình chiến tranh.

 Năm 1934 ông đã bắt đầu dạy nhạc, nhờ đã học nhạc từ một số tài liệu bằng tiếng Pháp, và nhờ học xong bậc trung học tại các trường Clémenceaux, Albert Sarraut và Puginier… khi ấy ông vừa mới 18 tuổi.

Những sáng tác của Thẩm Oánh gói gọn trong 4 chủ đề: Anh hùng ca, Phật Giáo, tình ca và nhi đồng ca.

 Thẩm Oánh sáng tác rất mạnh với hơn 1,000 bản nhạc. Tuy nhiên những ca khúc được phổ biến rộng rãi lại không hơn vài chục bài. Ngoài việc sáng tác nhạc, Thẩm Oánh còn viết 3 vở nhạc kịch: "Quán giang hồ", "Bá Nha - Tử Kỳ", "Đoàn kết là sức mạnh".

 Thẩm Oánh còn là một cây bút lừng danh. Ông hợp tác với các tạp chí: Việt Báo, tiểu thuyết Thứ Bẩy. Trong lãnh vực này, ông còn là chủ bút nguyệt san Việt Nhạc. Song song với việc sáng tác, ông còn đảm đương các chức vụ như: Giám đốc đài phát thanh Hà Nội, giám đốc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông (thuộc bộ Thông Tin và Thanh Niên), phó hội trưởng Việt Nam Nhạc Hội. Và tại một số trường Trung học, ông còn là giáo sư dạy nhạc và ngoại ngữ.

 Trong lúc thế hệ thanh niên thời ấy hầu như mê say với việc phát triển sự nghiệp, danh vọng, thì Thẩm Oánh lại theo đuổi con đường nghệ thuật vì niềm đam mê âm nhạc. Ông cùng Nguyễn Xuân Khoát và Dương Thiệu Tước rất chú trọng đến âm giai ngũ cung trong nền âm nhạc cổ truyền, và cùng nhau nghiên cứu để rồi ta thấy điều này thể hiện rất rõ trong phong cách sáng tác của ông.

 Thẩm Oánh và Dương Thiệu Tước, Lê Yên, Vũ Khánh thành lập nhóm Myosotis, cùng nhau phát triển âm nhạc theo lời kêu gọi cải cách âm nhạc của Nguyễn Văn Tuyên.

 Họ thường tập họp tại nhà riêng để tập dợt, trau dồi tài năng và chỉ khi cần tiền gây quỹ hoặc làm việc từ thiện mới biểu diễn tại các rạp hát. Thời gian này, ngoài Hà Nội với nhóm Myosotis, còn có nhóm Hải Phòng, hoạt động tại Hải Phòng, sau chuyển thành nhóm Đồng Vọng. Sau này, Đồng Vọng cũng là một tập hợp những nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Canh Thân, Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận…

 Myosotis là nhóm công khai chủ trương sáng tác nhạc mới trên âm giai thất cung của ngoại quốc, hay thang âm ngũ cung cổ truyền. Họ viết những bài bày tỏ phương hướng sáng tác của nhóm trên tờ báo về âm nhạc, và một số nhạc phẩm của họ được tung ra trong hai năm 1938 và 1939.

 Cũng còn một đường lối sáng tác khác là kết hợp cả hai hệ thống âm giai ngũ cung và thất cung. Một trong số các nhạc sĩ  của nhóm Myosotis là Thẩm Oánh quyết tâm muốn sáng tác dựa theo ngũ cung. Cụ thể là nhạc phẩm "Khúc yêu đương" ra đời vào cuối năm 1938, được đăng trên báo Ngày Nay. Ca khúc này cũng là sáng tác đầu tay của ông:

 Giai điệu của "Khúc yêu đương" mang âm hưởng nhạc ngũ cung của giòng nhạc Việt cổ truyền với 5 thang âm Do, Ré, Fa, Sol, La. Ông đã thực hiện được những lời đã nói: "Âm nhạc cải cách phải theo ý nhạc Việt Nam, và phải có cảm tưởng thuần túy Á Đông".

Sau đó ông sáng tác "Xuân về". Có lẽ khi ấy ông muốn nhạc phẩm của mình hoàn toàn dựa trên ý nhạc Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của thời thơ ấu cùng người thầy dạy vỡ lòng, nên "Xuân về" lại có âm hưởng của nhạc ngũ cung Trung Hoa:

          Tuy vậy, nhạc phẩm này dù mang âm hưởng nào đi nữa vẫn được phổ biến rộng rãi, và được yêu chuộng cũng như được trình bày trên các làn sóng phát thanh miền Nam cho đến khi miền Nam bị sụp đổ về tay Cộng Sản.

 Sự nghiệp của Thẩm Oánh không chỉ giới hạn ở đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tân nhạc, ông đã cống hiến cho nền âm nhạc rất nhiều nhạc phẩm khác mới lạ, đặc sắc về mọi thể loại, nhất là trong thời gian ông nắm giữ vị trí khá cao trong đài phát thanh Sài Gòn.

 Từ 1953 đến 1954, nền tân nhạc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển kế tiếp, Thẩm Oánh đã có hàng chục sáng tác bao gồm cả hai thể loại nhạc tình và nhạc hùng. Giai đoạn này ông cũng soạn truyện ca "Thiếu phụ Nam Xương" như một thăm dò cho một đường hướng sáng tác mới.

 Với hơn một ngàn bản nhạc đủ loại, sự nghiệp âm nhạc của Thẩm Oánh có thể được coi là rất "đồ sộ". Tuy vậy, với thời gian thì đa số hầu hết đều đã bị thất lạc, ngoại trừ những ca khúc được phổ biến rất rộng rãi, như "Nhà Việt Nam", sáng tác vào năm 1939. Hầu như ai cũng đều có dịp nghe qua nhạc phẩm này.

 Nhạc của Thẩm Oánh không phải là loại nhạc dễ dàng cho người biểu diễn gặt hái được thành công. Thế nên ít có ca sĩ nào dám chọn, vì nó đòi hỏi người trình diễn phải có một kỹ thuật, cũng như phong cách đặc biệt.

 Nhạc của Thẩm Oánh với những sắc thái khác lạ, một phong thái riêng… Do đó nó cũng rất kén người thưởng ngoạn.

 Sau biến cố năm 1975, Thẩm Oánh ở lại Việt Nam. Năm 1990, ông sang định cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, và qua đời vào năm 1995.

https://www.youtube.com/watch?v=sHlFu_CY5vM&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA&index=9

Xuân Lôi - Nhạt nắng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 011

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Xuân Lôi tên thật là Phạm Xuân Lôi sinh ngày 17 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội. Cha ông là Phạm Xuân Trang, một nhạc sĩ theo học cổ nhạc với các ban nhạc Trung Quốc và cũng có lập ban nhạc riêng đi trình diễn.

https://www.youtube.com/watch?v=Y4-MPCAhbQg&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA&index=12

https://www.youtube.com/playlist?list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA

Nguyễn Văn Tuyên - Một kiếp hoa - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 001

TRẦN GIA HẢI NGOẠI

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên được coi là người khai sinh ra nền tân nhạc Việt Nam. Tuy trước khi ông trình diễn bằng những sáng tác của chính mình, đã có một số nhạc phẩm được lưu truyền. Nhưng không thể phủ nhận được rằng: “Tân nhạc chỉ thực sự hình thành vào năm 1938, từ những buổi biểu diễn của ông”. Nguyễn Văn Tuyên sinh năm 1909 tại Huế. Năm 1936, ông dời vào sinh sống tại Sài Gòn. Tại đây, ông trở thành người Việt duy nhất tham gia hội Ái Nhạc (Philharmonique) ở Sài Gòn.

                  Nhạc phẩm có thể coi là ca khúc đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam có tên “Cùng nhau đi Hồng Binh”, đã được Nguyễn Văn Tuyên viết vào năm 1937. Nhân một buổi trình diễn, thống đốc Nam Kỳ (Cochinechina) khi đó là Pagès (có tài liệu ghi là Rivoal) nghe ông hát, nhận thấy ông là người có tài, nên có nhã ý mời ông du lịch tới Pháp để tiếp tục trau dồi âm nhạc. Nhưng vì quá bận rộn với gia đình, Nguyễn Văn Tuyên đã từ chối. Ông chỉ xin thống đốc Pagès tài trợ tài chánh để ông có điều kiện quảng bá những bài nhạc mới này tại Việt Nam. tiếc rằng số người tham gia có hơi ít, chỉ khoảng hai mươi người.    

                  Nguyễn Văn Tuyên tiếp tục trình diễn ở Hải Phòng và Nam Định, mong gieo rắc tinh thần yêu âm nhạc cho những khán giả nhiệt tình. Ông sinh hoạt không ngừng nghỉ, mặc dù tuổi ông lúc ấy đã xế chiều. Một số nhạc phẩm của ông đã được tờ báo Ngày Nay của Nhất Linh xuất bản. Trong số đó có: “Anh hùng ca”, “Một kiếp hoa”, “Bông cúc vàng”.

                   Về già, Nguyễn Văn Tuyên vẫn minh mẫn và yêu đời, có lẽ chính âm nhạc đã giúp ông có được tinh thần trẻ trung như thế. Nguyễn Văn Tuyên từ giã cõi đời năm 2009 tại Việt Nam. Ở thời ấy, sống đến 70 tuổi đã được coi là thọ, thế mà ông đã sống được đúng 100 năm, quả là một kỳ tích. Nhưng quan trọng hơn cả, khi nói về những nǎm tháng hình thành nền nhạc mới Việt Nam. Người ta sẽ không thể không nhắc đến Nguyễn Văn Tuyên. Con chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam. Dĩ nhiên ở bước đầu phôi thai ấy, những sáng tác của Nguyễn Văn Tuyên không thực sự có giá trị nghệ thuật cao. Và không thể tránh khỏi bị lãng quên theo thời gian. Nhưng dù sao đi nữa, những ca khúc của Nguyễn Văn Tuyên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Là những viên đá đầu tiên được đặt xuống, mở đầu cho một giai đoạn phát triển của nền tân nhạc Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=pfgzNiB-CUM&list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA

 

 

 

No comments:

Post a Comment