Thursday, June 4, 2020

20200605 Ban tin bien Dong

20200605 Ban tin bien Dong

Pompeo says China's action on India border part of behaviour of ruling Communist Party

https://www.outlookindia.com/newsscroll/pompeo-says-chinas-action-on-india-border-part-of-behaviour-of-ruling-communist-party/1853564

US protests China’s East Sea claims at UN

https://e.vnexpress.net/news/news/us-protests-china-s-east-sea-claims-at-un-4109651.html

US, India need to build a strategic relationship that can lead the world: Burns

https://www.livemint.com/news/india/us-india-need-to-build-a-strategic-relationship-that-can-lead-the-world-burns-11591113652917.html

Indonesia Cites 2016 South China Sea Arbitral Tribunal Award at UN. Is That a Big Deal?

https://thediplomat.com/2020/06/indonesia-cites-2016-south-china-sea-arbitral-tribunal-award-at-un-is-that-a-big-deal/

India playing ''important part'' in stabilising Indo-Pacific region: Morrison

https://www.outlookindia.com/newsscroll/india-playing-important-part-in-stabilising-indopacific-region-morrison/1855677

TT Donald Trump gửi tối hậu thư đến phe cực tả, người Việt lợi dụng biểu tình để hôi của

https://www.youtube.com/watch?v=7x0xvSpppaM&feature=youtu.be

Người biểu tình Mỹ cầu cứu Trung Quốc! Sự thật được phơi bày.


20200605 BTBD 01

https://trithucvn.net/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-my-cau-cuu-trung-quoc-su-that-duoc-phoi-bay.html

Lac Viet lacviet2109@gmail.com

Thu, Jun 4 at 12:07 PM

Công hàm của Hoa Kỳ và thế trận Biển Đông

20200605 BTBD 02

Công hàm của Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc về Biển Đông và Đại sứ Mỹ tại LHQ Kerry Craft   Photo: RFA

 https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/us-diplomatic-note-about-scs-06032020111442.html

Nguyên Sa 2020-06-03

“Cuộc chiến công hàm" tiếp diễn

Ngày 1/6/2020, Đại sứ Kelly Craft - Trưởng phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối các luận điệu sai trái của Trung Quốc khi ban hành công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019.

Chúng ta còn nhớ, ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một Báo cáo về thềm lục địa mở rộng lên Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (Viết tắt là CLCS) để yêu sách một phần thềm lục địa mở rộng của họ tại phía Bắc biển Đông, theo quy định tại Điều 76 (8) của Công ước Luật biển 1982 (Viết tắt là UNCLOS).

Cũng trong ngày này, Trung Quốc đã gửi ngay công hàm CML/14/2019 để phản đối Báo cáo của Malaysia, đồng thời lặp lại các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông.

Công hàm của Hoa Kỳ có nội dung gì?

Phần mở đầu, công hàm của Hoa Kỳ khẳng định, văn bản này không nhằm đáp lại Báo cáo lên CLCS của Malaysia. Trong khi đó, văn bản này tập trung vào các “yêu sách biển quá đáng” của Trung Quốc, các yêu sách này không phù hợp với luật biển quốc tế, vốn được quy định trong UNCLOS.

Chính các “yêu sách biển quá đáng” của Trung Quốc đã “can thiệp một cách phi lý” tới các quyền và sự tự do trên biển của Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do đó, Hoa Kỳ thấy cần phải thể hiện sự phản đối thông qua công hàm này.

Tiếp theo, công hàm của Hoa Kỳ cũng liệt kê các khẳng định về yêu sách của Trung Quốc, bao gồm:

  • Trung Quốc có chủ quyền tại Nam Hải Chư Đảo, bao gồm Pratas, Hoàng Sa, Bãi Macclefield và Trường Sa.
  • Trung Quốc có nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải đối với Nam Hải Chư Đảo.
  • Trung Quốc có Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) đối với Nam Hải Chư Đảo.
  • Trung Quốc có quyền lịch sử ở biển Đông.

Trung Quốc cũng đã đưa ra quan điểm này, ngay sau Phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng đã phản đối quan điểm này của Trung Quốc trong công hàm ngày 28/12/2016 của mình, (mà Hoa Kỳ gửi kèm cùng với văn bản ngày 1/6/2020 này). 

20200605 BTBD 03

Hình minh hoạ. Bản đồ Biển Đông có đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra AFP

Phần tiếp theo, công hàm của Hoa Kỳ phân tích rõ từng vấn đề mà Hoa Kỳ phản đối các yêu sách của Trung Quốc.

Thứ nhất, Hoa kỳ phản đối yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc tại biển Đông mà Trung Quốc mở rộng yêu sách này đối với các quyền lợi biển mà Trung Quốc khẳng định là phù hợp với luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS. Hoa Kỳ nhắc lại rằng trong Phán quyết năm 2016 - Phán quyết này là chung thẩm và ràng buộc pháp lý với Trung Quốc. Theo đó, yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông không thể vượt quá các vùng biển của mỗi quốc gia, được quy định trong UNCLOS.

Thứ hai, Hoa Kỳ phản đối việc Trung Quốc áp dụng một cách phi lý trong việc tự ý tuyên bố đường cơ sở thẳng bao quanh các cấu trúc nằm rải rác tại biển Đông như trong trường hợp một quốc gia quần đảo. Theo đó, đường cơ sở này biến các vùng nước bên trong đường cơ sở (được thiết lập một cách phi lý) này trở thành vùng nội thuỷ của Trung Quốc.

Chúng ta còn nhớ, năm 1996, Trung Quốc đã tự ý tuyên bố một đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam đã phản đối điều này. Trong công hàm ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ cũng đã phản đối nội dung này.

Thứ ba, Hoa Kỳ cũng phản đối các yêu sách về các quyền lợi biển mà Trung Quốc tuyên bố dựa trên các cấu trúc tại biển Đông. Trong khi các cấu trúc này không đáp ứng được yêu cầu là “đảo” như quy định tại Điều 121 (1) của UNCLOS. Theo đó, các cấu trúc này vì không đáp ứng được yêu cầu là “đảo” cho nên sẽ không thể có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) kèm theo. Trung Quốc cũng không thể yêu sách chủ quyền hay các vùng biển kèm theo đối với các bãi ngầm luôn chìm dưới mặt nước biển như Bãi Macclefield hay là Bãi James Shoal. Tương tự, Trung Quốc cũng không thể yêu sách chủ quyền và các vùng biển kèm theo đối với các cấu trúc lúc chìm lúc nổi như Bãi Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây. Các cấu trúc này không thể tạo thành một phần của lãnh thổ đất liền của một quốc gia. Do đó, các cấu trúc này không thể là đối tượng yêu sách chủ quyền và có các vùng biển kèm theo như Trung Quốc đã tuyên bố được. Tất cả các vấn đề này đã được Toà Trọng tài giải thích rõ ràng trong Phán quyết năm 2016.

Thứ tư, khi khẳng định các “yêu sách biển quá đáng” của mình, Trung Quốc đã hàm ý hạn chế các quyền và sự tự do, bao gồm quyền hải hành và tự do hải hành cho tất cả các quốc gia khác. Hoa Kỳ phản đối các yêu sách biển dẫn đến sự mở rộng các quyền lợi biển này của Trung Quốc, mà Trung Quốc luôn khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Tương đồng quan điểm

Hoa Kỳ cũng lưu ý thêm là các chính phủ, bao gồm: Philippines, Việt Nam và Indonesia đã có các công hàm riêng rẽ cũng để phản đối các yêu sách biển của Trung Quốc được thể hiện trong công hàm CML/14/2019 ngày 12/12/2019. Hoa Kỳ cũng yêu cầu Trung Quốc thực hiện các yêu sách phù hợp với luật quốc tế, trong đó có UNCLOS và Trung Quốc cần tuân thủ Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài, cũng như dừng lại các hoạt động khiêu khích trên biển Đông.

Philippines đã gửi công hàm ngày 6/3/2020; Việt Nam gửi công hàm ngày 30/3/2020.

Mới đây, ngày 26/5/2020, Indonesia cũng đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách biển của Trung Quốc.

Cho đến nay, cả 4 quốc gia Philippines, Việt Nam, Indonesia, Hoa Kỳ đã chính thức thể hiện quan điểm về vấn đế này. Theo đó, cả 4 quốc gia trên đều tập trung phản đối cái gọi là “yêu sách đường lưỡi bò” của Trung Quốc được thể hiện dưới dạng “quyền lịch sử” và quyền đối các vùng biển dựa trên các nhóm cấu trúc trên biển Đông. 

20200605 BTBD 04

Công hàm của Việt Nam gửi LHQ về Biển Đông tháng 4 năm 2020 Photo: RFA

Ngoài ra, cả 4 quốc gia này đều tỏ ý thừa nhận và viện dẫn các giải thích từ Phán quyết năm 2016 của Toà Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Malaysia dù chưa đưa ra quan điểm chính thức, nhưng với Báo cáo thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019 cũng mang hàm ý tuân thủ Phán quyết năm 2016.

Với việc đưa ra quan điểm vào thời điểm này, Hoa Kỳ dường như gửi đi một thông điệp quan trọng đó là Hoa Kỳ ủng hộ và sát cánh cùng các quốc gia ASEAN để chống lại các yêu sách quá đáng của Trung Quốc, các yêu sách này đi ngược lại luật biển quốc tế, bao gồm cả UNCLOS và Phán quyết năm 2016.

Việt Nam cần làm gì?

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ lên tiếng chính thức thông qua việc gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để ủng hộ lập trường của các quốc gia ASEAN trong việc chống lại các yêu sách biển phi lý cũng như các hành động hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông.

Đây cũng có thể hiểu là một tín hiệu từ Hoa Kỳ thể hiện, đặc biệt đối với Việt Nam - quốc gia đã gặp rất nhiều sự khiêu khích, quấy rối từ Trung Quốc trên biển Đông, rằng Hoa Kỳ sẽ và muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam lên một tầm cao mới. Chúng ta còn nhớ, gần đây, Mỹ đã mời Việt Nam tham dự vào cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương”. Ngoài ra, báo chí cũng cho biết Việt Nam đã được đánh tiếng mời vào nhóm “The Quad Plus” (Bộ Tứ mở rộng). Một chuyên gia cũng cho biết, Mỹ muốn cho máy bay P8 được xuất hiện trên bầu trời Việt Nam như một chỉ dấu cho việc tăng cường quan hệ “ngoại giao quốc phòng” đối với Việt Nam. Tuy nhiên, thái độ của Việt Nam vẫn còn chần chừ vì “sợ oai hùm” từ Bắc Kinh.

Nếu Việt Nam thực sự muốn thoát khỏi “sự đe doạ” từ Trung Quốc, thì đây chính là một thời điểm thật sự thích hợp để Việt Nam có thể chuyển mình, tạo những bước đi và thế đứng mới trước một Trung Quốc “hung hăng và xấu xí”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

 

Lac Viet lacviet2109@gmail.com

Tue, Jun 2 at 10:58 PM

Steve Bannon là con bài quân sự 

“Trung Quốc, họ Tập là một tên tội phạm, chúng ta phải chấp nhận sự thật cắt đứt hết liên hệ với Trung Cộng và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quân sự"

"Họ Tập tàn ác xem mạng người dân Trung Cộng không ra gì xem mạng dân trên thế giới như là không. Trung Quốc là mọi rợ và cần phải học lại làm con người”

Steve Bannon

........................

Steve Bannon là con bài quân sư át chủ của Trump chỉ huy những trận đánh vào Trung Cộng gần đây.

Steve Bannon là một người bạn và cũng là người cố vấn quân sư nồng cốt của Trump vào cuối năm 2016.

Vào năm 2017 vì một vài vấn đề xích mích với con rễ của Trump nên ông bị sa thải. Cho dầu bị sa thải ông vẫn còn là một cố vấn của Trump trong bóng tối ít ai biết đến.

Vào đầu năm 2017, Steve Bannon đưa ra nhiều điều cố vấn nhắm vào Trung Cộng rất tiêu cực. Nói vòng vo là ông muốn tiêu diệt Trung Quốc tận gốc rễ lẫn kinh tế và quân sự đã làm cho Trump không mấy hài lòng về kế sách này vì trong Nhà Trắng cũng còn nhiều cố vấn không thích làm chuyện này vì Mỹ vẫn còn nhiều cốt lõi quyền lợi với Trung Quốc

Nhưng gần đây sau vụ coronavirus đã làm Mỹ thức tỉnh về những âm mưu xấu xa của Trung Cộng và là những gì Steve Bannon đã cố vấn đã dự đoán trước kia tới đúng nhanh hơn là đã dự đoán.

Ông Trump không ngần ngại đã bí mật mời ông ta trở lại làm việc và có luôn một văn phòng trong nhà trắng mà không có chính thức công khai.

Cuộc sum họp giữa Trump và Steve Bannon là một cơn ác mộng cho Trung Quốc.

Gần đây Steve Bannon công khai với những lời nói rất tiêu cực.

“Trung Quốc, họ Tập là một tên tội phạm, chúng ta phải chấp nhận sự thật cắt đứt hết liên hệ với Trung Cộng và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quân sự".

“Họ Tập tàn ác xem mạng người dân Trung Cộng không ra gì xem mạng dân trên thế giới như là không. Trung Quốc là mọi rợ và cần phải học lại làm con người”.

Trước khi Trump cắt đứt WHO, Steve Bannon lên Ti Vi Đài Loan nói “chúng ta phải cắt đứt WHO dụng cụ làm lợi cho Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc không hơn không kém”. Ba ngày sau Trump đã lên ti vi loan báo cắt đứt liên hệ với WHO.

Steve Bannon còn nói

“Đài Loan cái gai trước mắt của Trung Cộng. Một nước Trung Cộng tự do đã đánh gục Tập Cận Bình nhiều lần trước quốc tế qua đường bang giao. Trung Cộng bất chấp sẽ đánh Đài Loan nay mai”.

Ông còn tiếp câu này

“Nước Mỹ sẽ nối lại bang giao Đài Loan một ngày gần đây”

Còn Biển Đông

“Chúng ta sẽ không cho Trung Quốc muốn bắt nạt những nước xung quanh và không cho họ quân sự hoá”.

Còn về thương mại

“Chúng ta phải quyết liệt đối mặt với họ trên lãnh vực kinh tế và đánh vào chúng mãnh liệt và đánh vào những cái gì chúng đau đớn nhất. Nhất là cúp hết ưu tiên cho Hồng Kông và Hồng Kông phải là khu tài chánh thế giới và nó sẽ không còn giúp gì cho TQ hùng mạnh”.

Cầu cho Steve Bannon trở lại chính thức. Nếu ông ta thật sự trở lại và là cơn ác mộng cho Trung Quốc nay mai.

Jason Nguyen

fwd fr: NGUYỄN VÂN TÙNG  nguyenvantung0347@hotmail.com

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Thu, Jun 4 at 10:49 AM

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều là những công trình nổi tiếng cho đến tận ngày nay, và tất cả đều do một tay kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tài ba thiết kế .

Tuổi thơ nghèo khó cùng mối nhân duyên tiền định

Ngô Viết Thụ sinh năm 1926 trong một gia đình nghèo khó ở Thừa Thiên Huế, tuổi thơ nhọc nhằn vất vả, ở với ông ngoại và được dạy kèm chữ Hán.

Học xong trung học, cậu học trò nghèo xứ Huế đến Đà Lạt để nhập học vào trường Cao đẳng Kiến trúc Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt lúc ấy còn rất xa lạ với cậu học trò, và người đầu tiên mà Ngô Viết Thụ hỏi đường là cô gái Võ Thị Cơ.

Sau này cha của Võ Thị Cơ muốn tìm một sinh viên thật giỏi và có đạo đức, để làm gia sư dạy kèm cho con cô con gái cùng mấy đứa em trong nhà. Và chàng sinh viên mà ông ưng ý lại chính là Ngô Viết Thụ.

Như một mối nhân duyên tiền định, Ngô Viết Thụ nhận ngay ra người con gái mà mình đã hỏi đường vào lần đầu đến Đà Lạt. Từ đó, hai người đã phát triển tình cảm và quyết định làm đám cưới vào năm 1948. 

20200605 BTBD 05

Vợ chồng Ngô Viết Thụ.

Nhận thấy con rể của mình rất có tài, gia đình bên vợ muốn để Ngô Viết Thụ sang Pháp du học để có thể phát triển sở học hơn nữa. Nhưng Ngô Viết Thụ vẫn luôn áy náy vì gia cảnh quá nghèo, không muốn sống dựa vào nhà vợ.

Hiểu rõ điều đó, vợ ông quyết định nghỉ học ở nhà buôn bán cùng cha mẹ để có tiền cho ông đi du học. Lấy lý do là ông sẽ dùng tiền của vợ chứ không phải của gia đình nhà vợ, bà Võ Thị Cơ đã thuyết phục được chồng đi Pháp vào năm 1950.

Con đường đến với giải “Khôi nguyên La Mã”

Tại Pháp, Ngô Viết Thụ miệt mài học tập ở trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Trong quá trình đó, Ngô Viết Thụ đã xuất sắc đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức. Năm 1955, ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G.

Cũng năm 1955, Học viện Hội họa và Điêu khắc tổ chức “Giải thưởng lớn Rôma” thường được gọi là giải “Khôi nguyên La Mã”. Đây là giải thường có truyền thống lâu đời từ năm 1663 ở Pháp dưới thời vua Louis XIV, dành cho những tài năng trẻ trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Vì là giải thưởng rất danh giá và lâu đời nên cuộc thi quy tụ được hàng trăm thí sinh xuất sắc nhất châu Âu.

Ngô Viết Thụ được ưu tiên mời tham gia cuộc thi này. Vì trước đó ông đã đoạt giải Paul Bigot do Viện Hàn lâm tổ chức nên không cần tham gia vòng ngoài mà trực tiếp vào thi 3 vòng sau cùng. Ngô Viết Thụ đã xuất sắc vượt qua 2 vòng liền để lọt vào vòng chung kết với 10 thí sinh còn lại.

Để chuẩn bị cho bài thi của mình, Ngô Viết Thụ đã miệt mài vẽ kiến trúc công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải. Đến lúc chỉ còn 1 tuần nữa là hết hạn thì ông mới nhận ra rằng mình đã mắc sai lầm khi chọn phương án thiết kế theo phong cách cổ điển.

Thời gian rất gấp, nhưng Ngô Viết Thụ vẫn quyết định mạo hiểm bỏ luôn bản cũ mà vẽ lại toàn bộ theo phong cách hiện đại với tư duy mới đột phá. Cuối cùng bản vẽ thiết kế của ông cũng kịp hoàn thành đúng hạn.

Bài thi của Ngô Viết Thụ được hội đồng đánh giá cao nhất. Nhưng họ vẫn chất vấn ông là vì sao Ngôi thánh đường không xoay về hướng Đông, hướng về Jerusalem như thông lệ, mà lại xoay về hướng dòng nước. Ông giải thích rằng dựa trên giáo lý Ki Tô thì Thiên Chúa hiện hữu ở khắp mọi nơi chứ không chỉ hiện hữu tại thánh địa Jerusalem; hơn nữa hướng của Giáo Đường cần xoay về hướng tốt nhất cho thiết kế.

Giải thích của ông làm giám khảo cười, sau đó ông nhận được 28 phiếu thuận, 1 phiếu nghịch từ hội đồng giám khảo. Điều này giúp ông đoạt giải nhất về lĩnh vực kiến trúc.

Ngày hôm sau, báo chí Pháp đăng tin: Một người Vệt Nam đoạt giải “khôi nguyên La Mã” với số phiếu 28/29. Cánh nhà báo lúc đó còn điều tra và giải thích rằng 1 phiếu nghịch mà Ngô Viết Thụ nhận được là do trong số 29 vị giám khảo có 1 vị có học trò cùng tranh tài, nên ông ta chỉ bỏ phiếu thuận duy nhất cho học trò của mình.

Khi kết quả được công bố, bạn bè của Ngô Viết Thụ, chủ yếu là người Pháp, đã sung sướng công kênh ông lên vai trên những con phố ở Paris trong niềm vui sướng vô hạn. Cho đến tận hôm nay, ông là người châu Á duy nhất đoạt được giải thưởng “Khôi nguyên La Mã” này.

Dành được giải thưởng danh giá, Ngô Viết Thụ được làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc ở cung điện Medicis tại Rome do phía Pháp tài trợ. Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông cùng những người đoạt giải “Khôi nguyên La Mã” đều được Tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.

Trở về phụng sự cho đất nước

Lúc này danh tiếng của Ngô Viết Thụ đã bay xa. Rất nhiều công ty ở Pháp, Ý và châu Âu mời ông về làm việc với mức thu nhập rất cao. Ông cũng hoàn toàn có thể cùng vợ và gia đình đến định cư ở châu Âu.

Thế nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm mở lời mời ông trở về giúp đất nước. Bản thân ông cũng nhận được thư nhà mong ông trở về. Ngô Viết Thụ quyết định trở về phụng sự cho đất nước vào năm 1960.

Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới, thế nhưng do kinh phí eo hẹp, dự án của ông không thực hiện được.

Không màng danh lợi

Tuy thế Ngô Viết Thụ được đánh giá rất cao, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mời ông nhận chức Bộ trưởng bộ Xây Dựng. Bộ này vào thời ấy nắm luôn cả Xổ số Kiến thiết vốn đang hái ra tiền.

Vốn không quen với việc mới này, Ngô Viết Thụ rất băn khoăn và chia sẻ điều này với vợ. Vợ khuyên ông không nên nhận vì ông vốn là người giỏi nghệ thuật sáng tạo chứ không phải là chính khách.

Ông từ chối vị trí này, nhưng trước thịnh tình của Tổng thống, ông nhận làm cố vấn và sẽ mở “Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” cho phủ tổng thống. Từ đó Việt Nam Cộng Hòa không có Bộ Xây dựng, việc quy hoạch do ông Ngô Viết Thụ cùng văn phòng của ông nghiên cứu phát triển, rồi Tổng nha Kiến Thiết nghiên cứu thực hiện.

“Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn như: Dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), Công trường Mê Linh (1961), cùng một số công trình lớn nhưng không thể xây dựng do thời cuộc. Ngoài ra ông còn thiết kế hàng chục công trình cho các tỉnh thành khác.

Một số công trình quan trọng của ông khi xây dựng bất đắc dĩ phải thay đổi so với thiết kế bởi kinh phí hay các vấn đề khác, có công trình không thể xây hết mà phải bỏ đi 1 phần, đây cũng là điều rất đáng tiếc.

Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A.) cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.

Những công trình nổi tiếng

Một trong những công trình lớn đầu tiên của ông được xây dựng là Dinh Độc Lập – biểu tượng của Sài Gòn lúc đó. Ông không chỉ thiết kế theo phương tây hiện đại mà còn kết hợp với cả kiến thức và văn hóa phương đông. 

20200605 BTBD 06

Dinh Độc Lập do Ngô Viết Thụ thiết kế.

Ông luôn muốn kết hợp văn hóa và nghi lễ cổ truyền của dân tộc vào công trình. 

20200605 BTBD 07

Toàn thể dinh Độc Lập được làm theo hình chữ (CÁT).

Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ khẩu () mang ý nghĩa đề cao tự do ngôn luận và giáo dục. Giữa chữ khẩu () có cột cờ tạo thành chữ (TRUNG) mang ý nghĩa tận trung với đất nước.

Trước tiền sảnh, Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên 3 lầu tứ phương, cùng bao lơn danh dự tạo thành 3 nét gạch ngang như chữ (TAM), nối liền với nét sổ xuống tạo thành chữ VƯƠNG ().

Ngay ở giữa tầng cuối, có một tầng thượng nhỏ khiến chữ VƯƠNG () thành chữ (CHỦ), với ý nghĩa người chủ của Dinh Độc Lập chỉ là Chủ trong nhiệm kỳ của mình, sau có thể sẽ lại đổi Chủ.

Cũng ngay trước tiền sảnh, các bao lơn lần 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ () (HƯNG). 

20200605 BTBD 08

Chợ Đà Lạt năm 1970. (Ảnh từ designs.vn)

Ngô Viết Thụ cũng thiết kế chợ Đà Lạt với 3 tầng lầu, bố cục hình chữ H hài hòa, đẹp mắt, khiến chợ Đà Lạt luôn là điểm đến của khách du lịch thập phương. 

20200605 BTBD 09

Mô hình ĐH Nông Lâm.

 Đại học Nông Lâm được thiết kế theo hình chữ (NÔNG) nhắc nhở “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc. Đại học Nông Lâm trước đây có khắc tên của người thiết kế là ông Ngô Viết Thụ, tuy nhiên sau này đã bị dời đi. 

20200605 BTBD 10

Viện nguyên tử Đà Lạt.

Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung. 

20200605 BTBD 11

Trường Đại học Sư phạm Huế. 

20200605 BTBD 12

Mô hình Quần thể Việt Nam Quốc Tự, chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc.

Năm 1975 Việt Nam cộng hòa mất, Ngô Viết Thụ phải đi tập trung cải tạo 1 năm. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Lâm Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con. Đến lúc Ngô Viết Thụ được thả về nhà thì vợ ông đã rất yếu vì vất vả, bà ra đi năm 1977 trong sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình.

Năm đó ông Thụ 51 tuổi. Bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác nhưng ông vẫn quyết ở vậy cho đến khi qua đời vào năm 2000.

(Hết)

Trần Hưng

Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập 

https://groups.google.com/d/msgid/PhungSuXaHoi/F811DFA627AA42E0BE909E2EB552B35E%40LanNga.

Google Groups

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Wed, Jun 3 at 12:13 PM

Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump trong bầu cử

02/06/2020  

20200605 BTBD 13

Lực lượng cảnh sát ở Minneapolis (Minnesota, Hoa Kỳ) đối phó với người biểu tình phản đối cảnh sát về cái chết của George Floyd, ngày 31/05/2020. © REUTERS/Leah Millis

Bạo loạn lan tràn tại nước Mỹ sau cái chết của một người da đen tên George Floyd là chủ đề chính của các báo Paris hôm nay, bên cạnh đó là việc dỡ bỏ phong tỏa ở Pháp bước vào giai đoạn hai. Le Figaro chạy tựa « Một nước Pháp muốn lại cất bước tiến lên », trong khi ảnh biểu tình ở Mỹ chiếm trang nhất của các tờ báo khác. « Hoa Kỳ: Làn sóng phẫn nộ trước bạo lực cảnh sát », tựa chính của Le Monde. « Hoa Kỳ: Nổi loạn », tít trang nhất của Libération, La Croix nói về « Tiếng kêu của nước Mỹ da đen », còn Les Echos coi đây là « Thách thức cho tổng thống Donald Trump ».

« Xin đừng phóng hỏa », « Chủ là người da màu »…

Về tình hình tại chỗ, Le Figaro trong bài phóng sự « Tại Minneapolis đang trong tình trạng giới nghiêm, cư dân tổ chức phòng vệ » ghi nhận, do cảnh sát bị quá tải, người dân đang phải làm mồi cho bạo lực và cướp bóc.

Khi màn đêm buông xuống, đường phố không còn ai, tiếng rì rì từ cánh quạt trực thăng trên bầu trời góp thêm vào không khí ảm đạm. Trên đại lộ East Franklin, tất cả cửa kính tiệm buôn đều được che chắn chống đập phá, một số tiệm sơn lên những hàng chữ như « Xin đừng phóng hỏa, có người sống ngay bên cạnh ». Hoặc ghi rõ chủ nhân là người sắc tộc: « POC » (person of colour, người da màu ». Nhiều khu vườn nhà cắm tấm bảng « BLM » (Black Lives Matter, mạng sống của người da đen phải được tôn trọng).

Máy ATM trong một siêu thị bị phá hủy, một cửa hàng rượu bị lấy sạch hàng hóa và đốt cháy, một tiệm giặt bị cướp ngay thanh thiên bạch nhật…Tổng đài điện thoại của cảnh sát không còn trả lời, cư dân bèn tổ chức luân phiên canh gác ngày đêm. Có đến 90% người dân tại đây bầu cho Dân Chủ, nhưng nay họ giận dữ tố cáo thống đốc và thị trưởng Minneapolis, đều thuộc đảng Dân Chủ, đã thất bại trong việc bảo vệ dân. Một người thổ lộ, các cuộc biểu tình dù chính đáng đã giúp cho các phần tử xấu gieo rắc hỗn loạn. Các vụ cướp bóc này có nguy cơ làm cho Dân Chủ bị thua trong cuộc bầu cử tổng thống.

Libération cho biết ở Minneapolis, ảnh chân dung nạn nhân George Floyd và câu nói cuối cùng của ông xuất hiện khắp nơi. Việc tương trợ gia tăng, nhất là nơi ngã tư mà Floyd đã chết, thực phẩm, khẩu trang và các mặt hàng thiết yếu từ khắp nơi gởi đến được phân phát tại đây. Hết phong tỏa vì dịch rồi đến giới nghiêm, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, khó mua được thức ăn. Một thanh niên tuy đi biểu tình nhưng cũng giắt súng bên hông để tham gia chống cướp phá, tỏ ra bi quan: « Phong trào không thể dừng lại được nữa rồi, đã quá trễ và ở khắp nơi ».

Từ cung trăng đến bạo lực trên mặt đất

Trong bài xã luận mang tựa đề tạm dịch « Nước Mỹ và mãi mãi », Les Echos nhận định, Hoa Kỳ lại bước vào công cuộc chinh phục không gian, nhưng lại không thể bảo đảm được trật tự trên lãnh thổ của mình – một thực tế giống một cách kỳ lạ với tình hình đầu thập niên 60.

Việc phóng hỏa tiễn của SpaceX hôm thứ Bảy vừa rồi khẳng định sự táo bạo và sức sống kỳ diệu của lãnh vực tư nhân Mỹ. Khi đưa hai phi hành gia lên trạm quỹ đạo với chi phí tối thiểu cho NASA, công ty của tỉ phú Elon Musk mà cách đây 15 năm chưa biết gì về hỏa tiễn, đã cắt đứt mọi lệ thuộc vào các tàu con thoi Nga. Việc phóng phi thuyền đầu tiên kể từ 10 năm qua gieo hy vọng cho nước Mỹ quay lại với chị Hằng từ nay đến năm 2024.

Nhưng cuối tuần qua, những vụ nổi loạn ở Minneapolis và các tiểu bang khác đã thô bạo đưa chúng ta từ cung trăng xuống sự thật trần trụi trên mặt đất, với cảnh một cảnh sát da trắng dùng đầu gối đè nghẹt thở một người da đen, trước sự dửng dưng của các đồng nghiệp. Nạn kỳ thị vẫn tồn tại trong nền dân chủ hàng đầu thế giới, và theo chính lời thú nhận của Barack Obama, đây là thất bại lớn nhất trong hai nhiệm kỳ của ông ở Nhà Trắng.

Đối với Donald Trump, đây có thể là cá cược cho việc tái đắc cử. Sau khi để dịch bệnh lan tràn, tổng thống Mỹ lấy lại giọng điệu độc đoán gây chia rẽ, đã giúp ông thành công năm 2016, trong lúc đối thủ Joe Biden im lặng. Còn 5 tháng nữa đến kỳ bầu cử, khó thể đoán được ai sẽ hưởng lợi trong vụ bạo động này. Cần nhắc lại rằng những vụ nổi loạn chủng tộc của năm 1967 đã giúp Richard Nixon chiến thắng với lời hứa lập lại trật tự. Donald Trump quá rõ điều ấy, nên khuyến khích cảnh sát và quân đội sử dụng quyền lực.

Vấn đề chủng tộc trong chiến dịch tranh cử

Les Echos cũng nêu ra « Vấn đề chủng tộc nảy sinh trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ ». Donald Trump muốn thu hút sự quan ngại của đa số da trắng đã giúp ông đắc cử năm 2016. Còn đối với Joe Biden, vấn đề là không làm thất vọng một cộng đồng đã đóng góp lớn cho chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử sơ bộ.

Câu khẩu hiệu tranh cử cách đây năm tháng của ông Donald Trump đã được thay thế vào phút chót bằng một thông điệp thực tế hơn: « Luật pháp và trật tự », được ông viết bằng chữ in hoa trên Twitter. Không được hưởng lợi bao nhiêu từ cuộc tái chinh phục không gian mới đây, Donald Trump quay lại với chiến lược tiến công quen thuộc. Ngoài Trung Quốc, kẻ chịu trách nhiệm gây ra 100.000 cái chết với đại dịch virus corona, ông còn đả kích « Antifa », phe cực tả đã cổ súy cho bạo lực.

Về phía ông Joe Biden chỉ đưa ra lời kêu gọi hòa dịu, mà trong tình hình này thì chưa thấm vào đâu. Câu nói của ông với một công dân da đen cách đây mười ngày: « Nếu bầu cho Trump thì bạn không phải là người da đen » đã gây bất bình ngay trong đảng Dân Chủ. Một số khuôn mặt đại diện người Mỹ gốc Phi đòi hỏi nên đưa ông Bernie Sanders hay Stacey Abrams vào danh sách ứng cử viên phó tổng thống.

Luật pháp và trật tự

Trong bài «Donal dTrump, một tổng thống lắm lời nhưng vắng bóng», La Croix chú ý đến những lời kêu gọi ông Trump nên có tuyên bố với quốc dân, nhưng ông vẫn im lặng, ngoại trừ trên mạng xã hội Twitter.

Cũng nhấn mạnh đến chủ trương «Luật pháp và trật tự» của tổng thống, La Croix dẫn lời Didier Combeau, chuyên gia về Hoa Kỳ nhắc lại, ngay từ khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump đã cho biết ông đứng về phía cảnh sát. Một đạo luật năm 1994 cho phép Nhà nước liên bang đưa các cảnh sát địa phương ra tòa nếu lạm dụng bạo lực. Barack Obama đã sử dụng luật này, còn bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions của ông Trump khẳng định đó không phải là việc của chính quyền liên bang.

Theo chuyên gia Combeau, vụ George Floyd không phải là hiếm hoi, cảnh sát Mỹ làm 1.000 đến 1.200 người chết mỗi năm. Và câu khẩu hiệu biểu tình «Tôi không thở được» đã từng được hô lên sau cái chết của Eric Garner tại New York năm 2014. Nhưng vụ George Floyd là dịp để đặt lại vấn đề sắc tộc vào trung tâm tranh luận, nhất là chủ đề này ít được đề cập đến trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân Chủ. Đó là cuộc tranh tài giữa các ứng cử viên da trắng: đối thủ chính của Joe Biden là Bernie Sanders, Pete Buttigieg và Elizabeth Warren.

Ngược với ông Trump, ông Biden chịu khó lắng nghe hơn, nhưng cộng đồng người Mỹ gốc Phi đòi hỏi còn phải hành động. Sau cái chết của George Floyd, áp lực đè nặng lên vai ứng cử viên Dân Chủ, sẽ phải công bố tên người phó của mình trước ngày 1 tháng Tám. Hồi giữa tháng Ba, ông cam kết sẽ chọn một phụ nữ. Nhưng nay đang có nhiều tiếng nói gay gắt đòi hỏi phải chỉ định một người da đen làm phó cho nhân vật có thể là tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Mỹ khi đặt chân vào Nhà Trắng.

Bài xã luận của La Croix nhấn mạnh đến sự tương phản giữa nạn kỳ thị với Tuyên ngôn độc lập năm 1776, theo đó «tất cả mọi người đều bình đắng, có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc». Đó là « tội tổ tông » vẫn ám ảnh nước Mỹ, nhưng cũng đừng quên từ đó đã sinh ra chủ trương phi bạo lực với phong trào dân quyền của Martin Luther King.

Trump cứng rắn về Hồng Kông và WHO, muốn mở cửa G7

Trong khi đó, Les Echos ghi nhận « Ông Trump tập trung cho các vấn đề quốc tế ». Hồng Kông, G7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): tổng thống Mỹ liên tục có những tuyên bố về các hồ sơ lớn, một cách để hiện diện liên tục trên truyền thông, đồng thời duy trì áp lực lên các đối tác.

Sau nhiều tuần lễ dồn sức cho cuộc khủng hoảng virus corona, giờ đây các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ chỉ là một trong những mối quan tâm của tổng thống, ông Donald Trump bao quát các hồ sơ quốc tế. Ông gây ngạc nhiên khi quyết định dời lại ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7, có lẽ do thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Canada Justin Trudeau từ chối đến Mỹ vì lý do dịch tễ. Donald Trump đề nghị mở rộng cho các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương như Úc và Ấn, đồng thời còn nêu ra Hàn Quốc và Nga. Matxcơva đã bị trục xuất khỏi khối G7 sau khi sáp nhập Crimée của Ukraina năm 2014.

Tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, tổng thống Mỹ nhấn mạnh do Hồng Kông không còn quyền tự quyết, Hoa Kỳ buộc lòng phải xem xét lại chế độ ưu đãi thương mại lâu nay cho đặc khu. Tuy không có phản ứng chính thức, Bắc Kinh cho biết từ hôm qua 01/06 các công ty quốc doanh không còn được mua thịt heo và đậu nành của Mỹ. Ông Donald Trump khẳng định Hoa Kỳ cắt đứt mọi quan hệ với WHO, mà theo ông « đang bị Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát ».

Vì Hồng Kông, Hoa Vi khó vào được Anh, Pháp, Đức

Liên quan đến Trung Quốc trên lãnh vực công nghệ, Les Echos cho biết « 5G, áp lực tăng lên đối với Hoa Vi tại châu Âu ».

Theo tờ Times, Anh quốc muốn lập ra một nhóm 10 quốc gia dân chủ, gồm G7 cộng thêm Úc, Ấn Độ và Hàn Quốc tức D10, để chống lại tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Sự nghi ngờ của châu Ấu đối với tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) ngày càng tăng, và viễn cảnh tham gia mạng lưới 5G tương lai trở nên bất định hơn bao giờ hết.

Luân Đôn đang xích lại gần Washington vốn đang tiến hành cuộc thập tự chinh chống lại Hoa Vi, hiện đang chiếm 1/3 thị trường thế giới về thiết bị điện thoại di động. Hồi đầu tháng Năm, một liên minh gồm 31 công ty công nghệ trong đó có Facebook, Google, Microsoft và nhiều nhà mạng các nước, ủng hộ giải pháp 5G « mở », có nghĩa là phù hợp với tất cả các thiết bị.

Đề nghị « D10 » được đưa ra vào lúc Anh chuẩn bị gỡ bỏ các ăng-ten Trung Quốc khỏi các mạng di động của mình trong ba năm tới, với bối cảnh căng thẳng giữa châu Âu và Bắc Kinh do đại dịch virus corona và quyết định bóp nghẹt tự do của Hồng Kông mới đây. Khi trả lời hãng tin Bloomberg, ông Reinhard Bütikofer, trưởng phái đoàn Nghị Viện Châu Âu về quan hệ với Trung Quốc đã tuyên bố, châu Ấu có thể xét lại việc để cho Hoa Vi tham gia xây dựng mạng lưới 5G do hành động mới đây của Trung Quốc đối với Hồng Kông.

Về mặt chính thức, quan điểm của Paris và Berlin về Hoa Vi không thay đổi: tập đoàn Trung Quốc vẫn được vào, với các biện pháp củng cố. Nhưng Đức phải hoàn tất dự luật về an ninh của mạng viễn thông trong những tuần tới, còn tại Pháp thì văn bản cho phép Hoa Vi triển khai vẫn luôn nằm yên trong ngăn kéo.


No comments:

Post a Comment