Sunday, December 29, 2019

20191229 Ban tin bien Dong

20191229 Ban tin bien Dong

Ai là chổ dựa sau lưng Hoàng Kiều?
Nguồn tài chánh của Hoàng Kiều từ đâu?
Và tại sao cộng đồng Việt tại Nam California lại có thể ngây thơ như thế?
Hoàng Kiều liên lạc với tình báo Hoa Nam bằng cách nào?

Kieu Hoang produces wines rich in taste and good for health

Tỷ phú Hoàng Kiều thuê chuyên gia tư vấn chính trị Mỹ bãi nhiệm 3 dân cử gốc Việt

China nears completion of its GPS competitor, increasing the potential for Internet balkanization
Chinese man charged with photographing Navy base in Florida


'Quocviet V' via Conduongvui conduongvui@googlegroups.com
Dec 29 at 1:47 PM
----- Thư được chuyển tiếp -----
Từ: Hoang Nguyen hpnguyen16@hotmail.com         
                 
20191229 BTBD 01 
20191229 BTBD 02 
20191229 BTBD 03 
20191229 BTBD 04 
20191229 BTBD 05
TC đã chuẩn bị sẵn để ‘xâm lăng Việt Nam’ 
Tác giả David Archibald khuyến cáo “người bạn Việt Nam” về những gì “đồng chí anh em” khổng lồ phương Bắc của           họ đã và đang làm gì, dù bề ngoài vẫn đưa ra những lời lúc nào cũng muốn “làm sâu sắc hơn” mối quan hệ song phương, nhất là lại có sự ràng buộc cùng ý thức hệ Cộng Sản.

US Military's Plans to Fight China, Russia would Kill Millions
China celebrates 70th anniversary with biggest ever military parade
https://www.youtube.com/watch?v=Lmp51YN-7wc 
20191229 BTBD 06
Hỏa tiễn tầm xa trong ngày Trung Quốc mừng Quốc Khánh 1 Tháng Mười tại cuộc diễn binh khổng lồ, trình diễn đủ loại võ khí tối tân nhất, xe tăng, hỏa tiễn, phi cơ
Với nội dung trong bài viết của tác giả David Archibald trên báo điện tử American Thinker.
Trung Quốc đã lập căn cứ khổng lồ gần biên giới với Việt Nam để sửa soạn bắn hàng loạt hỏa tiễn vào “đồng chí anh em” phía Nam nếu chiến tranh xảy ra.
“Để xâm lăng Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ cách biên giới với Việt Nam 10 km (trong tỉnh Quảng Tây) với các nhà kho và doanh trại mà các mái nhà cộng lại bao trùm 50 mẫu.”
American Thinker trụ sở ở El Cerrito phía Đông Bắc vùng vịnh San Francisco phân tích các thông tin phục vụ dư luận nước Mỹ quan tâm về các vấn đề phức tạp của Hoa Kỳ và thế giới.
Theo tác giả, cơ sở doanh trại khổng lồ gần biên giới Việt Nam được dùng để che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh để vệ tinh do thám không nhìn thấy, di chuyển chúng vào ban đêm. Đồng thời, các vị trí pháo binh dọc theo biên giới giữa hai nước đã được chuẩn bị sẵn bãi tác xạ.
Khoảng hai cây số phía Bắc của căn cứ quân sự khổng lồ nói trên, Trung Quốc đã xây dựng những tòa nhà rộng trên 8 mẫu trông giống như chúng được dùng để che giấu những giàn hỏa tiễn tầm trung (IRBM, Intermediate Range Ballistic Missile) di động để từ đó đưa tới gần biên giới khi chuẩn bị tấn công.
Các giàn hỏa tiễn IRBM có tầm bắn từ 3,000 km đến 5,500 km sẽ bao trùm cả nước Việt Nam. Từ kinh nghiệm tiếp vận khó khăn của cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã làm một xa lộ dài 85 km từ phía Nam thị trấn Chongzuo (trong khu Quảng Tây Choang) dẫn đến biên giới Việt Nam.
Theo tác giả bài viết, căn cứ trên hình ảnh vệ tinh của Planet Labs, trục lộ này vẫn chưa hoàn tất nên nhiều phần Trung Quốc sẽ chưa tấn công nếu nó chưa xong.
Tác giả cho hay, có hai lý do để Trung Quốc tấn công Việt Nam khi hai nước xảy ra chiến tranh. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn cho các đơn vị lục quân cũng được hưởng hào quang chiến thắng thay vì chỉ để cho hải quân và không quân cái vinh dự. Thứ hai, buộc Việt Nam phải từ bỏ 17 căn cứ trên các đảo tại quần đảo Trường Sa.
Tuy còn cả Philippines, Malaysia, Brunei cũng tranh chấp và cũng có quân đóng một số đảo, nhưng chỉ có Việt Nam là tổ chức chuẩn bị chống trả cứng rắn nhất. Nếu cho các đơn vị đổ bộ tới đánh chiếm thì khó tránh tổn thất nghiêm trọng. Nếu Trung Quốc thành công khi đánh chiếm được một số tỉnh phía Bắc, nhiều phần họ sẽ buộc Hà Nội rút bỏ các đảo ở Trường Sa như điều kiện để ngưng chiến và lấy lại các tỉnh đã bị chiếm đóng.
Đấy chỉ là những suy luận của tác giả David Archibald dựa trên những gì ông thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị tại khu vực biên giới với Việt Nam trong tỉnh Quảng Tây.
Suốt ba tháng qua, Trung Quốc đưa các đoàn tàu tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam liên tục khiêu khích, cản trở và đe dọa các hoạt động khai thác và dò tìm dầu khí của Việt Nam dù Hà Nội đã nhiều lần phản đối.
Mới đây, thấy có tin Bắc Kinh đang cho giàn khoan nước sâu tối tân và lớn nhất của họ, Haiyang Shiyou 982 tới Biển Đông. Báo chí Trung Quốc khi đưa tin này không cho biết nó sẽ cắm ở vùng nào. Một số nhà phân tích cho rằng nếu nó đến vùng biển tranh chấp, nó sẽ tạo thêm căng thẳng hơn nữa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Và biết đâu nếu không phải là Bắc Kinh cố chọc cho Hà Nội tức đến độ không nhịn được nữa thì chiến tranh sẽ xảy đến.
Trước đó, hôm 8 Tháng Bảy, 2019, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội CSVN, dẫn đầu một phái đoàn đông đảo chức sắc cấp cao thăm viếng Trung Quốc. Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin nói rằng chuyến đi của bà sang Bắc Kinh gặp Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là để “tăng sự tin cậy chính trị.”
Bà đến gặp ông Tập Cận Bình, hai bên chụp tấm hình bắt tay tươi cười để tuyên truyền, cũng là lúc các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đang phải chống đỡ khó khăn với các tàu hải giám hải cảnh của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính.


Quyết tâm chống bọn Trung cộng xâm lược cùng Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã rứơc Tầu Cộng vào Đất Nước Việt.
Đảng và Nhà Nước CSVN" đã im lặng trước chính sách đồng hóa nhân dân và Đất Nưóc Việt của Tầu Cộng??
Đảng và Nhà Nước CSVN" đã dâng hiến Đất Nước cho Trung Cộng.
To strongly oppose the Expansionist Red China Government and the Communist Party of Vietnam and its puppet regime who secretely and gradually occupy, dominate and assimilate the Country of Vietnam and its citizens.
The Comunist Party of Vietnam and its puppet government has totally muted to the enslavement of the Country of Vietnam and its citizens from the Politburo of the Communist Party of Red China.
The Communist Party of Vietnam and its puppet government has agreed, offered and sold its land and territories to the Communist Party of China!
Hoang Nguyen/NPH/Nguyễn Phi Hoàng

Bất ngờ điểm yếu của cơ sở quân sự Tàu cộng ở biển Đông.
·         Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Dec 29 at 1:33 PM
20191229 BTBD 07       
(PLO)- Các công trình quân sự Trung cộng xây dựng trái phép trên biển Đông được cảnh cáo khó duy trì được khả năng liên lạc, tiếp tếvà bảo vệ một khi xung đột nổ ra và kéo dài. 
Trong một bài viết cho tạp chí The National Interest ngày 28-12, GS Robert Farley thuộc ĐH Kentucky (Mỹ) nhận định: Trung cộng từ nhiều năm nay muốn tăng cường sức mạnh quân sự ở biển Đông thông qua việc mở rộng và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép.
Các công trình quân sự này sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kiểm soát toàn bộ biển Đông của Bắc Kinh. 
20191229 BTBD 08
 Các công trình quân sự Tàu cộng xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh do tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cung cấp)
Tuy nhiên, chuyên gia Farley cho rằng các “căn cứ nổi” này không thật sự có giá trị như Bắc Kinh vẫn dự liệu và chỉ có ý nghĩa chính trị nhất thời hơn là mang lại lợi thế quân sự vượt trội.
“Khi sở hữu những căn cứ trên biển Đông, không thể phủ nhận Tàu cộng có thể khiến hoạt động tuần tra, tự do hàng hải của Mỹ gặp khó khăn. Nhưng nếu xung đột xảy ra, sẽ không quá khó để Không quân và Hải quân Mỹ tiêu diệt những cơ sở này” - GS Robert Farley nhận định.
Dẫn ra trường hợp các căn cứ quân sự mà Nhật Bản xây dựng trên Thái Bình Dương trong Thế chiến II, GS Robert Farley cho rằng một khi bị cô lập, các “bàn đạp quân sự” trên biển Đông của Tàu cộng tốn công, tốn của xây dựng sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn.
Lúc đó Nhật Bản - như Trung cộng bây giờ_ cũng nhận ra việc kiểm soát các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương sẽ đem lại lợi thế quân sự quan trọng. Tuy nhiên đến phút cuối cùng, chính những hòn đảo này đã trở thành gánh nặng cho Nhật Bản khi Mỹ và đồng minh tập trung lực lượng đánh chiếm từng đảo một, buộc nước này phải từ bỏ tham vọng và cuối cùng thất bại. 
Hiện Trung cộng đã cho thiết lập hệ thống bệ phóng hỏa tiễn ở các bãi đá Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Phú Lâm nhằm mục đích đặt phần lớn khu vực biển Đông vào tầm tấn công của nước này.
Loại hỏa tiễn mà Tàu cộng đưa ra biển Đông là hệ thống đất đối không (như HQ-9 và rất có thể sẽ là tổ hợp S-400 của Nga trong tương lai) cùng hỏa tiễn hành trình trên bộ. Đây là những vũ khí có thể đe dọa nhiều loại tàu chiến, chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hệ thống hỏa tiễn của Tàu đang được đặt trên các thực thể nhân tạo giữa biển mà không có bất kỳ biện pháp phòng thủ nào. 
“Hỏa tiễn phóng từ đất liền sở dĩ có thể sống sót trước các cuộc không kích vì chúng được sự che chắn của thiên nhiên từ cây cối, núi đồi. Còn trong trường hợp này khi thiếu các lớp phòng thủ thiên nhiên nên các thực thể nhân tạo trên sẽ khó lòng trụ nổi trước một đợt tấn công phối hợp” - GS Farley phân tích. 
20191229 BTBD 09
Lính Tàu hiện diện trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: REUTERS
Về lý thuyết, bên cạnh hỏa tiễn, một số phi trường mà Tàu xây dựng trái phép ở biển Đông cũng có thể  trợ giúp quân đội nước này dễ dàng định vị và tiêu diệt mục tiêu từ xa với khoảng cách tương đương hỏa tiễn hành trình nhờ vào hệ thống máy bay tuần tra, chiến đấu dày đặc.
Dù vậy, những lợi thế này một lần nữa rất dễ vô hiệu hóa một khi có xung đột bằng một đợt tấn công phủ đầu với hỏa tiễn tầm xa và các đợt tấn công hỗn hợp.
Trong môi trường tác chiến giữa biển, việc khai triển các đơn vị công binh từ đại lục ra vừa sửa chữa các phi trường vừa phải chống đỡ những đợt tấn công sẽ rất khó khăn trong điều kiện nguồn lực có hạn của Tàu.
Ngoài ra, việc phải luôn luôn giữ cho các công trình quân sự này đầy đủ đạn dược và nhu yếu phẩm sẽ là một gánh nặng cho quân đội Tàu cộng trong xung đột kéo dài khi các tàu tiếp tế hoàn toàn có thể bị Hải quân Mỹ đánh chìm giữa biển.
So với các bệ phóng hỏa tiễn hay phi trường, tổ hợp radar của Tàu cộng trên biển Đông thậm chí còn dễ bị tấn công hơn. Với các điểm yếu cố hữu như khó di chuyển, khó che giấu, radar dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công của quân đội Mỹ như phóng hỏa tiễn (từ tàu ngầm và máy bay tàng hình), tấn công mạng hoặc tác chiến điện tử.
Như vậy, toàn bộ năng lực quân sự của những thực thể nhân tạo mà Tàu cộng xây dựng ở biển Đông bị phụ thuộc nặng nề vào công tác tiếp tế vận chuyển từ đại lục. Các căn cứ tưởng chừng “bất khả xâm phạm” này lại rất dễ cô lập vì hầu hết đều không có kho dự trữ đủ lớn.
Khi xung đột xảy ra, việc duy trì khả năng liên lạc, tiếp tế và vận chuyển sẽ là rủi ro và thách thức lớn cho Tàu cộng. 
20191229 BTBD 10
VĨ CƯỜNG



No comments:

Post a Comment